Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nông cống 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 33 trang )

MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5 Những điểm mới của SKKN
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng của công tác ôn thi tốt nghiệp THPT
môn GDCD nói chung và ở trường THPT Nông Cống 3
nói riêng
2.3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi


tốt nghiệp THPT môn GDCD ở trường THPT Nông
Cống 3
2.4. Kết quả đạt được
3. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Những đề tài SKKN đã đạt giải
DANH MỤC VIẾT TẮT

Giáo dục công dân
Trung học phổ thông
Sáng kiến kinh nghiệm

GDCD
THPT
SKKN

Số trang
2
2
2
2
2
2
4
4
4
6
18
19

21
32
33


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ năm học 2016 – 2017 đến nay môn Giáo dục công dân (GDCD) được
chọn lựa để thi trung học phổ thông Quốc gia. Với bản thân tôi nói riêng và giáo
viên giảng dạy GDCD nói chung, việc này thực sự là niềm vui bởi nó sẽ góp phần
to lớn trong việc thay đổi và nâng tầm vị thế môn học trong hệ thống giáo dục quốc
dân, đồng thời vị thế giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD cũng được xã hội, phụ
huynh, đồng nghiệp nhìn nhận một cách tích cực hơn. Học sinh cũng nhờ đó mà
yêu mến quan tâm nhiều hơn đến môn học mà trước đây các em vẫn cho nó là
“môn phụ”. Lựa chọn môn GDCD vào tổ hợp môn thi Khoa học xã hội trong kỳ thi
THPT quốc gia cũng thấy được một bước đi quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào
tạo trong việc cụ thể hóa các kế hoạch, hành động để thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn
diện Giáo dục và Đào tạo. Coi trọng việc giáo dục đạo đức, nhân cách, rèn luyện
kỹ năng sống, giáo dục ý thức tuân thủ và thượng tôn pháp luật, các kiến thức về
kinh tế, chính trị xã hội của đất nước, của địa phương cho học sinh cần có một
thước đo để làm động lực cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD tiếp tục
phấn đấu.
Khi được đưa vào chương trình thi THPT Quốc gia, môn GDCD được xem
là môn “sinh sau, đẻ muộn”. Vì vậy sách, tài liệu và mạng Intenet chưa có nhiều
bài viết nêu bật được các phương pháp ôn thi, giáo viên bộ môn thì chưa đưa ra
giải pháp hiệu quả về vấn đề này. Qua đi cái cảm giác vui sướng ban đầu, người
giảng dạy bộ môn như tôi bắt đầu băn khoan, trăn trở. Làm thế nào để dạy tốt môn
GDCD, đáp ứng tốt nhất cho các em chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để tham
gia thi và thi tốt môn GDCD? Tài liệu ở đâu? Học như thế nào?...Từ chỗ trước đây
dạy những gì các em thích, thì giờ đây còn phải dạy những gì các em cần. Nhất là

trong điều kiện chương trình kiến thức pháp luật lớp 12 lại tương đối khó với nhận
thức lứa tuổi các em, thời lượng ít ỏi chỉ có 1 tiết/tuần, số lượng giáo viên thì ít
(bình quân mỗi trường chỉ có khoảng 2 đến 3 giáo viên, mỗi giáo viên lại phải dạy
đến 13, 14 lớp). Đây thực sự là một thách thức rất lớn với đội ngũ giáo viên giảng
dạy bộ môn GCDC trong nhiều trường THPT hiện nay.
Qua thực tế công tác nhiều năm tại trường THPT Nông Cống 3 là một giáo
viên giảng dạy bô môn giáo dục công dân. Tôi nhận thấy mặc dù kết quả thi THPT
quốc gia môn GDCD có cao hơn so với những môn học khác nhưng vẫn không ít
giáo viên chưa tìm được cho mình một phương pháp ôn thi hiệu quả và có thể định
hướng cho học sinh cách học để có thể gặt hái được kết quả cao, đặc biệt là đối với
các em có nhu cầu xét tuyển đại học môn GDCD. Một số giáo viên cho rằng đây là
môn thi tốt nghiệp nên chỉ cần giúp học sinh lấy được điểm 5, điểm 6 là được
không cần tìm hiểu nhiều phương pháp và bỏ nhiều công sức. Chính điều này làm
kết quả nhiều trường chưa đạt được như mong muốn và còn giảm nhu cầu học tập
ở học sinh.
Từ thực trạng đó Tôi xin đề xuất một số giải pháp được rút ra từ kinh
nghiệm giảng dạy của bản thân mà theo Tôi đã đem lại hiệu quả thiết thực đó là:
“Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn
Giáo dục công dân ở trường THPT Nông Cống 3”.
2


1.2. Mục đích nghiên cứu
Được chia sẻ với đồng nghiệp ở trường THPT Nông Cống 3 nói riêng và
trên toàn tỉnh nói chung một số giải pháp giúp nâng cao kết quả thi THPT môn
GDCD từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
Giúp giáo viên thấy được thực trạng của việc ôn thi THPT quốc gia môn
GDCD hiện nay. Từ đó tìm cho minh một phương pháp giảng dạy hiệu quả, điều
chỉnh việc dạy học cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Giúp học
sinh yêu thích môn học, thấy được lợi ích từ việc đạt kết quả cao môn GDCD trong

góp phần nâng khả năng đậu tốt nghiệp và xét tuyển đại học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác ôn thi THPT
môn giáo dục công dân ở trường THPT nói chung và ở trường THPT Nông Cống 3
nói riêng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra, khảo sát và xử lý thu thập thông tin
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
1.5 Những điểm mới của SKKN
- Đề tài của tác giải không đi sâu vào mặt lý thuyết mà đi sâu vào những giải
pháp cụ thế, thiết thực, có số liệu khảo sát thực tế được nghiên cứu và theo dõi
trong hai năm học 2017-2018 và 2018-2019 vì thế đem lại hiệu quả tốt hơn cho
công tác giảng dạy.
- Đã có một số bài viết chia sẻ về kinh nghiệm ôn thi môn GDCD trên mạng
Ineternet. Tuy nhiên những bài viết đó thường chung chung không có giải pháp cụ
thể và được áp dụng trên đối tượng học sinh toàn quốc chính vì thế hiệu quả chưa
cao.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến
Ngày 28 tháng 9 năm 2016 Bộ giáo dục và Đào tạo chính thức công bố
phương án thi, xét tuyển sinh năm 2017, theo đó, môn giáo dục công dân chính thức
đưa vào tổ hợp thi Khoa học xã hội cùng với môn Lịch sử và Địa lý. Đây là một đổi
mới tạo ra một bước chuyển không chỉ trong nhận thức dạy và học mà còn cả hệ
thống giáo dục nước nhà.Từ trước tới nay, môn Giáo dục công dân trong chương
trình phổ thông luôn bị xem nhẹ, đươc xem là môn phụ trong giảng dạy và học tập;

đó phải chăng là một cách nhìn chưa đúng.
Chúng ta đã biết, một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học là
"học để làm người". Trong mục đích cao cả ấy, sự hoàn thiện về mặt nhân cách,
nâng cao sự hiểu biết và vốn sống được đặt lên hàng đầu. Giáo dục Việt Nam trong
một thời gian dài được xem là nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, nặng về "dạy
chữ" mà nhẹ về "dạy người". Những mục tiêu phát triển lớn của giáo dục mà Đảng
và Nhà nước ta đề ra và ghi nhận trong Hiến pháp là "nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dường nhân tài"; môn học Giáo dục công có vai trò không hề nhỏ
trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI, từng có quan điểm chỉ đạo được quy định tại Nghị quyết số 29 về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục: "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu
trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học
đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo
dục gia đình và giáo dục xã hội". Ở đây, cần thiết phải phân tích vai trò của môn
học Giáo dục công dân trong tổng thể các môn học thuộc chương trình giáo dục
phổ thông.
Việc thay đổi trong kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2017 được
xem là khá tích cực, tuy còn những điều cần bàn nhưng cũng đã tạo hiệu ứng đồng
thuận đối với xã hội, đặc biệt là đặt ra yêu cầu về giáo dục toàn diện. Cùng với việc
môn Giáo dục công dân là một môn thi chính thức trong kỳ thi thì có thể xem đây
là một khởi đầu mới trong giáo dục, với yêu cầu giáo dục thiết thực và toàn diện.
Vì thế, đã đến lúc chúng ta cần thiết xem xét lại đối với cơ cấu của nền giáo dục
quốc dân. Đặc biệt, cần rà soát lại những nội dung của môn học Giáo dục công đân
để cho hoàn chỉnh với đúng tên của môn học này.
Bản thân người giáo viên giảng dạy môn GDCD như tôi đây cũng cần có cái
nhìn mới về môn học, thấy mình phải có trách nhiệm hơn, đối với nhân cách và
tương lai của học sinh, thay đổi phương pháp giảng dạy, để môn học trở nên ngày
càng sinh động và hữu ích, bớt đi phần khô cứng và trừu tượng và cũng để đáp ứng
yêu cầu thi tốt nghiệp THPT hiện nay.
2.2 Thực trạng của công tác ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công

dân nói chung và ở trường THPT Nông Cống 3 nói riêng.
Môn học Giáo dục công dân (GDCD) trong chương trình giáo dục phổ thông
đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục học sinh về ý thức và
hành vi, góp phần trang bị cho học sinh kỹ năng sống, rèn luyện ý thức sống của
người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất và
năng lực cần thiết của công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Đây là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơn
giản trước những làn sóng văn hóa của thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế thị
4


trường. Đặc biệt là khi chúng ta đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả
việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát
triển phẩm chất, năng lực của người học, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ
yếu trang bị kiến thức sang phát triển con người toàn diện thì hơn bao giờ hết, bộ
môn GDCD giữ một vị trí vô cùng quan trọng, là môn học cần thiết, không chỉ
trang bị cho người học những tri thức mà điều quan trọng là rèn luyện cho học sinh
thói quen, kỹ năng và thực hiện hành vi quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp với
chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.
Từ năm học 2016-2017 đến nay Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa chương trình
môn giáo dục công dân vào chương trình thi THPT, vai trò của bộ môn đã được
nâng lên. Tuy nhiên trong cách nghỉ của một bộ phận giáo viên và học sinh thì môn
học vẫn chỉ phục vụ cho thi tốt nghiệp, chính vì thế nhiều giáo viên vẫn chưa thực
sự nhiệt tình trong giảng dạy và học sinh thì chưa dành nhiều tâm huyết cho việc
học. Nhiều trường THPT Ban giám hiệu nhà trường chủ yếu ưu tiên việc ôn tập
cho các môn thi đại học mà chưa chú trọng đến dành thời gian cho môn học này.
Một số trường THPT nếu có ôn tập thì thời lượng ôn tập rất ít và phải cuối năm khi
học sinh chuẩn bị thi mới ôn. Bên cạnh đó nhiều trường đại học cũng chưa đưa kết
quả môn GDCD vào trở thành môn chính trong xét tuyển đại học vì vây phần nào
cũng làm cho học sinh thờ ơ với môn học này.

Dù nhà trường đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong việc ôn thi mới phương
pháp giảng dạy nhưng vẫn còn “bó khung” trong khuôn khổ của lớp học, giờ dạy
nặng tính lý thuyết, thiếu những tư liệu, trích đoạn “người thật việc thật”, những
tình huống “thật”… cho nên sức thuyết phục, độ cảm xúc của bài dạy chưa cao.
Hơn nữa thời lượng dành cho môn GDCD chỉ có 1 tiết/ tuần mà lượng kiến thức
thì khá nhiều, không chỉ riêng nội dung chính thức mà nhiều nội dung giáo dục
khác nhau cũng "bị giao" cho môn GDCD để “tích hợp” nên việc dạy học mang
nặng tính khái quát, giáo viên không có nhiều thời gian giảng dạy cặn kẽ cho học
sinh những nội dung, vấn đề nào đó mà học sinh có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn. Tài
liệu ôn thi của bộ môn còn hạn chế, ít ỏi chưa cấp nhật nhiều dạng đề mới.
Chính những hạn chế trên đã dẫn đến kết quả ôn thi THPT quốc gia môn
GDCD ở nhiều trường THPT nói chung và ở trường THPT Nông Cống 3 hai năm
học 2016-2017 và 2017-2018 nói riêng còn thấp chưa thể hiên được năng lực của
giáo viên cũng như phát huy được khả năng của học sinh.
Kết quả của thực trạng trên
Kết quả thi THPT Quốc gia môn GDCD năm học 2017-2018
Stt
1
2
3
4
5
6

Lớp
12A1
12A2
12A3
12A4
12A5

12A6

Sỹ số
0
0
0
23
51
49

10
điểm
0
0
0
0
0
0

9
điểm
0
0
0
0
4
1

8
điểm

0
0
0
3
15
16
5

7
điểm
0
0
0
11
17
10

6
điểm
0
0
0
7
10
17

5
điểm
0
0

0
1
3
4

Dưới
5
0
0
0
1
2
1


7
12A7 50
0
2
8
17
11
7
5
8
12A8 38
0
0
1
15

8
4
10
9
Tổng 211
0
7
43
70
53
19
19
Kết quả thi THPT Quốc gia năm học 2017-2018 kết quả môn GDCD của
Trường THPT Nông Cống 3 có điểm trung bình thấp hơn điểm trung bình
của cả nước (điểm trung bình môn GDCD của cả nước là 7.13. Điểm trung
bình môn GDCD của trường THPT Nông Cống 3 là 6.9 điểm)
Từ thực trạng trên, là một giáo viên giảng dạy môn GDCD đã nhiều năm, tôi
băn khoăn, trăn trở rất nhiều, cần phải làm gì để góp phần vào công tác giáo dục nói
chung và cho bộ môn nói rêng để góp phần nâng cao vị thế môn học, nâng cao vị thế
của bản thân so với đồng nghiệp trong nhà trường. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đặt ra
mục tiêu cho bản thân và cho môn học, đề ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng
cao kết quả môn học và áp dụng ở các lớp tôi ôn thi trong năm học 2018-2019 bước
đầu đã gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận, bộ môn GDCD do tôi phụ trách đã
xếp thứ 3 toàn tỉnh. Những kinh nghiệm nhỏ của tôi xin chia sẻ cùng đồng nghiệp
trong SKKN “Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp
THPT môn Giáo dục công dân ở trường THPT Nông Cống 3”.
2.3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp
THPT môn Giáo dục công dân ở trường THPT Nông Cống 3
2.3.1. Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức sách giáo khoa tránh
học vẹt, học tủ.

Nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là một trong những yêu cầu cơ bản giúp
học sinh làm bài và học bài đầy đủ. Đặc biệt là học sinh có học lực trung bình càng
cần phải học kiến thức sách giáo khoa. Nếu các em nắm chắc kiến thức SGK các
em có thể lấy đến điểm 7, điểm 8. Tôi thường hay nói với học sinh là “Kiến thức
trong sách giáo khoa giống như tâm của vòng tròn. Người ta có thể vẻ vòng tròn
to, vòng tròn nhỏ nhưng đều phải xoay quanh tâm của nó. Việc ra đề cũng thế có
thể biến tấu nhiều dạng đề khác nhau nhưng tựu trung lại vẫn dựa trên nền tảng
kiến thức sách giáo khoa”. Đối với những lớp có học lực khá, giỏi thì ngoài kiến
thức sách giáo khoa phải mở rộng thêm nhiều câu hỏi mới, hay, lạ, độc đáo để các
em có thể lấy 8,9.10. Đôi khi còn phải có chiến lược riêng đối với một số em để
các em tránh điểm dưới trung bình hoạc có điểm trên 9.
Ở trên lớp các em chỉ cần chú ý nghe giảng, ghi chép và đánh dấu những
nội dung cần lưu ý vào sách, ghi lại các ý cơ bản, chú ý các ví dụ minh họa của
giáo viên và lấy được các ví dụ tương tự để vận dụng phần lý thuyết.
Chẳng hạn, với câu 1 trong đề thi: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp
luật thể hiện ở…? Với câu hỏi này, trong quá trình học các em đã được tôi phân
tích khái niệm và nhấn mạnh yếu tố tính quyền lực (vì pháp luật do nhà nước ban
hành) và tính bắt buộc chung (ai cũng phải xử sự theo pháp luật). Khi nắm vững lý
thuyết thì đọc đáp án lên các em dễ dàng nhận ra đáp án đúng mà không lo đáp án
nhiễu.
Khi học các em không cần phải học thuộc từng khái niệm, định nghĩa như
trong sách giáo khoa, mà phải phải học kĩ từng đơn vị kiến thức trong bài để nhận
biết và hiều được nội dung kiến thức đó. Một nội dung kiến thức có thể được hỏi ở
6


nhiều câu, theo nhiều cách khác nhau, nếu học sinh hiểu được vấn đề thì sẽ trả lời
được câu hỏi theo các cách thức và các mức độ khác nhau, từ nhận biết đến thông
hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.
Tôi cũng dạy cho các em không cần nhớ tên các luật và các điều khoản trong

các luật, cùng như nội dưng các điều khoản, các hình phạt và mức độ xử phạt được
quy định trong Bộ luật Hình sụ và các luật khác.
Đề thi GDCD sẽ có 40 câu, thí sinh làm trong thời gian 50 phút. Thông
thường khi nhận đề thi, thí sinh sẽ thấy hơi "hoảng" vì nhìn đề khá dài. Tuy nhiên,
môn GDCD gần như không có sự đánh đố quá cao siêu cho học sinh, nên thí sinh
chỉ cần nắm vững tất cả các kiến thức trong sách giáo khoa là sẽ có thể làm tốt
được bài thi.Trong đó kiến thức trong sách giáo khoa sẽ chiếm khoảng 70% và
kiến thức liên hệ bên ngoài sẽ chiếm khoảng 30%.Thí sinh chỉ cần học trong sách
giáo khoa là có thể đạt được điểm 7. Còn nếu muốn đạt điểm cao hơn, đòi hỏi thí
sinh tích cực theo dõi, cập nhật thông tin trên phương tiện truyền thông đại chúng
về các sự việc xảy ra hằng ngày trong đời sống-xã hội.
Bảng cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn GDCD năm 2020

Ngoài việc nắm chắc kiến thức sách giáo khoa học sinh không được học tủ,
học lệch, không được chỉ chú trọng đến một số nội dung mà lơi là những nội dung
khác. Bởi đề trắc nghiệm sẽ dàn trải toàn bộ chương trình. Với 40 câu hỏi trắc
nghiệm khách quan của môn Giáo dục công dân (GDCD), mỗi câu hỏi có 4
phương án trả lời và có duy nhất 1 phương án trả lời đúng. Xét tổng thể trong đề
thi minh họa có các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản, phục vụ mục đích xét công nhận
tốt nghiệp THPT (nhận biết: 40%, thông hiểu: 20%) và các câu hỏi phân hóa (vận
dụng bậc thấp: 30%, vận dụng bậc cao: 10%) phục vụ mục đích xét tuyển đại học,
cao đẳng (ĐH, CĐ). Đề thi này đòi hỏi muốn đạt mục tiêu vào Đại học, Cao đẳng,
học sinh phải nắm thật chắc kiến thức, đặc biệt là kiến thức để làm những câu hỏi
dạng phân hóa.
7


2.3.2 Bám sát cấu trúc đề thi minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo.
Đối với việc ôn thi tốt nghiệp THPT để giúp học sinh ôn tập đúng trọng tâm
kiến thức giáo viên cần bám sát cấu trức ôn tập của Bộ giáo dục và Đào tạo. Theo

cấu trúc của Bộ phần thi tốt nghiệp bao gồm GDCD lớp 11 phần kinh tế ( từ bài 1
đến bài số 7); GDCD lớp 12 từ bài 1 đến hết nội dung bài 9 (không học bài 10 và
phần giảm tải Covit 19). Trước mỗi kỳ thi Bộ Giáo dục và Đào tạo bao giờ cũng ra
đề thi tham khảo đó là căn cứ quan trọng để giáo viên giảng dạy và thí sinh ôn tập
chuẩn bị kiến thức tốt nhất cho kỳ thi.
Đề thi tham khảo GDCD năm 2019 và năm 2020 có10% nội dung kiến thức
thuộc chương trình lớp 11, tập trung ở một số nội dung trong chuyên đề đầu tiên
của chương trình: Công dân với kinh tế, hoàn toàn không có câu hỏi thuộc chuyên
đề Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội. Các câu hỏi vận dụng tình huống
thực tế đề cập đến các vấn đề thời sự “nóng” trong dư luận xã hội như: Hoạt động
tổ chức đánh bạc, bảo kê, tín dụng đen, cho vay nặng lãi, sử dụng bằng đại học
giả...Các câu hỏi thi trong bài ở các mức độ khác nhau, trong đó câu hỏi nhận biết
và thông hiểu sẽ có ở tất cả các bài học của lớp 12; các câu vận dụng thấp và vận
dụng cao sẽ có trong nội dung ở một số bài nhất định ( bài 2, bài 3, bài 5, bài 6).
Ở mức độ nhận biết và thông hiểu, học sinh cần học để nhận biết, hiểu và
làm quen với kiến thức cơ bản của bài học. Tổng câu hỏi nhận biết thường là 12
câu (3 điểm), câu hỏi Thông hiểu khoảng 12 câu (3 điểm). Với 2 phần chiếm tời 6
điểm vì thế tôi thường dành nhiều thời gian ôn tập cho các em ở nội dung này. Yêu
cầu các em học đầy đủ và học kĩ các bài trong chương trình thi, từ các định nghĩa,
đặc điểm đến nội dung kiến thức của từng mục, nhưng cần chú ý hơn đến các nội
dung chính (chiếm phần lớn các đơn vị kiến thức), bỏ qua những nội dung phụ như
các câu dẫn (Ví dụ bài 6 : Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận
trong Hiến pháp và luật, quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân)
hoặc các câu giải thích thêm nội dung chính.
Ở mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao, trên cơ sở hiểu kiến thức đã học,
tôi giúp học sinh vận dụng vào một hoàn cảnh cụ thể để nhận xét, đánh giá được
các hành vi đúng - sai, giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống. Các câu
hỏi trắc nghiệm ở mức độ vận dụng chính là các tình huống thực tiễn mà các em đã
gặp, chứng kiến hoặc biết được trong thực tiễn đời sống ở nhà, trong khu dân cư ở
trường học hoặc ở ngoài xã hội. Các phương án trả lời cho những tình huống này

được thể hiện ở thể loại trắc nghiệm khách quan.
2.3.3. Phân loại học sinh trong quá trình giảng dạy
Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có sự phân loại học sinh. Phân loại
học sinh giữa các lớp và ngay trong một lớp. Nếu giáo viên không phân loại được
học sinh sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến việc đề ra phương pháp và mục tiêu cho từng
đối tượng.
Để có thể phân loại được học sinh, khi mới vào giáo viên có thể thông qua
kết quả kiểm tra môn học và xem qua kết quả kiểm tra các môn học khác thông
qua giáo viên chủ nhiệm. Đối với những lớp có nhiều học sinh học yếu, kết quả các
bài kiểm tra thấp giáo viên nên dạy chậm, chú ý đến nội dung kiến thức nhận biết
và thông hiểu, bám sát kiến thức sách giáo khoa. Giao cho học sinh những bài tập
nhỏ yêu cầu học sinh làm đi, làm lại nhiều lần chắc chắn sẽ có kết quả tốt.
8


Đối với các lớp học sinh có lực học khá, giỏi ngoài kiến thức sách giáo khoa
giáo viên mở rộng các kiến thức thực tế. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải
nắm bắt được năng lực, khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh. Theo
dõi việc khắc phục nhược của các em qua mỗi bài làm. Căn cứ vào kết quả làm bài
nhận xét đánh giá các em từ cao xuống thấp để học sinh thấy được mình đang đứng
ở vị trí nào mà cố gắng. Tạo một không khí thi đua học tập trong lớp và giữa các
lớp trong khối với nhau. Nếu làm tốt được điều này giáo viên sẽ phân loại được
học sinh và có phương pháp giảng dạy hiệu quả.
Đối với những học sinh chăm chỉ, chịu khó nhưng khả năng tư duy của các
em chậm. Bài làm thường hay lựa chọn đáp án sai. Những học sinh này tôi giúp
các em khắc phục bằng cách cho các em làm bài tập về nhà thường xuyên với số
lượng câu hỏi ít. Làm như vậy nhiều lần các em đã khắc phục được hạn chế của
mình, xác định đúng yêu cầu đề ra, số câu trả lời đúng sẽ nhiều hơn.
Đối với những học sinh có kiến thức, nhớ lâu nắm bắt nhanh vấn đề nhưng
không chăm chỉ, khi làm bài hay chủ quan nóng vội, khoanh sai. Đối với những

học sinh này phải thường xuyên nhắc nhở, động viên để các em không lơi là việc
học. Khi trả bài tôi thường trao đổi riêng với các em, chỉ ra cho các em thấy mình
thường mất điểm ở những ý nào. Đến thời điểm thi tôi thấy các em đã khắc phục
được tình trạng này rõ rệt.
Đối với những em thi THPT có xét tuyển môn GDCD vào các trường Đại
học, cao đẳng tôi cung cấp thêm cho những em đó tài liệu tham khảo, ra nhiều đề ở
mức độ khó để các em làm thêm ở nhà.
2.3.4. Thường xuyên ra đề, kiểm tra, đánh giá và tổ chức luyện đề cho học
sinh cấp nhật cho học sinh hệ thống đề và các tài liệu ôn thi mới nhất.
Thường xuyên kiểm tra miệng và kiểm tra vấn đáp nhanh học sinh trong giờ
học. Việc kiểm tra thường xuyên 15 phút đầu giờ vừa là để lấy điểm miệng vừa là
động thái để học sinh phải học bài cũ ở nhà. Câu hỏi kiểm tra miệng rất ngắn gọn,
có thể chia thành nhiều câu hỏi nhỏ, học sinh trả lời nhanh và lại bao quát hết nội
dung của bài học.

Giáo viên thường xuyên tiến hành kiểm tra vấn đáp đối với học sinh
9


Ngoài việc kiểm tra miệng, các bài kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra một tiết
tôi ra đề một cách cẩn thận, bám sát nội dung chương trình thi của Bộ giáo dục và
đào tạo. Có chấm, trả bài nghiêm túc, sủa lỗi cho học sinh, nhất là đối với những
câu hỏi khó. Bên cạnh đó tôi giao đề trắc nghiệm về nhà cho học sinh làm nhắm
mục đích để củng cố kiến thức đã học, có thể làm theo từng bài hoặc theo từng chủ
đề. Việc kiểm tra đánh giá tiến hành ngăn gọn vì thời lượng dành cho bộ môn
không nhiều, nếu giáo viên dành nhiều thời gian cho việc kiểm tra sẽ ảnh hưởng
đến việc giảng bài học mới.
Khi luyện tập trắc nghiệm ở nhà để có thể sử dụng được đề nhiều lần, tôi
yêu cầu mỗi học sinh phải có một cuốn vở luyện đề riêng, được đánh số đề, số thứ
tự các câu sau đó học sinh ghi đáp án vào, hôm sau sẽ đối chiếu với đáp án tôi sửa

trên lớp. Những câu trả lời sai yêu cầu học sinh làm lại, cứ như thế một tờ đề học
sinh có thể sử dụng được nhiều lần, vừa là để tiết kiệm tiền phô tô, vừa là cách
giúp các em ghi nhớ những câu hỏi thường xuyên sai, để các em dành thời gian
học kỹ hơn. Việc đọc câu hỏi được tôi hướng dẫn học sinh chi tiết làm sao để xác
định đúng vấn đề cần trả lời, vừa nhanh mà vẫn chính xác. Với câu hỏi bài tập tình
huống học sinh cần đọc yêu cầu của câu hỏi trước sau đó mới đến đọc tình huống
sau. Đọc đến đâu ghi ra giấy nháp đến đó sẽ không bị nhầm lẫn khi trả lời và
đương nhiên sẽ cho kết quả chính xác.

Học sinh thường xuyên luyện
đề sẽ giúp tăng tốc độ làm bài và kết quả của bài thi sẽ tốt hơn
Ví dụ: Anh B là cảnh sát giao thông đề nghị chị A đưa cho anh ba triệu đồng
để bỏ qua lỗi chị đã điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định. Vì bị chị A từ
chối, anh B đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà chị không vi phạm. Sau đó,
chị A phát hiện vợ anh B là chị N đang công tác tại sở X nơi anh D chồng mình
10


làm giám đốc nên chị đã xúi giục chồng điều chuyển công tác chị N. Đúng lúc anh
D vừa nhận của anh K năm mươi triệu đồng nên đã chuyển chị N đến công tác ở
vùng khó khăn hơn rồi bổ nhiệm anh K vào vị trí của chị. Những ai dưới đây là đối
tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Anh B và anh D.
B. Anh D, chị A và anh K.
C. Anh B, chị A và anh D.
D. Anh B và chị A.
Trong quá trình luyện đề cũng như kiểm tra đánh giá ngoài các câu hỏi kiểm
tra kiến thức cơ bản còn có các câu hỏi vận dụng, nhằm phân hóa học sinh, thường
rơi vào 5 câu hỏi cuối đề thi. Đây là phần vận dụng cao các kiến thức đã học vào
thực tiễn, do đó, ngoài học các kiến thức cơ bản của sách giáo khoa, các em cần

chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng để
vận dụng giải quyết các câu hỏi tình huống mang tính thực tiễn.
Quá trình luyện đề còn phải luyện cả tốc độ làm bài 40 câu hỏi trong thời
gian 50 phút. Điều đó có nghĩa là trung bình 1 phút các em sẽ phải vừa đọc đề, vừa
lựa chọn đáp án, vừa tô. Nếu đọc chậm, không biết cách đọc học sinh sẽ dễ bị lựa
chọn sai đáp án hoặc hết giờ mà vẫn chưa xong được bài.

Bài làm của học sinh
trong quá trình luyện đề và làm bài kiểm tra trên lớp
11


Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng, đảm bảo hiệu quả của quá trình
dạy học cho học sinh. Yêu cầu của kiểm tra là phải nắm bắt tình hình thực tế về kết
quả học tập, mức độ tiếp thu kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào
làm đề và xử lý các bài tập tình huống, đánh giá đúng khả năng thực tế của các em.
Từ đó, kịp thời điều chỉnh việc giảng dạy của bản thân giáo viên cũng như điều
chỉnh phương pháp học tập của học sinh. Đồng thời, biểu dương những học sinh có
bài làm tốt, có tiến bộ qua từng bài làm. Ví dụ: Sau mỗi bài làm của học sinh tôi
thường thống kê những em có điểm 7.8.9.10 và những em có điểm 3.4 để xem mức
độ tiến bộ của các em như thế nào.
Để quá trình này đạt hiệu quả cao cần phải lưu ý các yêu cầu sau:
Yêu cầu quá trình đánh giá: Đánh giá đúng quá trình học tập của học sinh.
Đối với học sinh học lực yếu, phải thường xuyên quan tâm giáo dục kịp thời. Bên
cạnh những biện pháp như giảng kỹ hơn, kèm cặp các em sau giờ, còn cần phải
gần gũi, tin cậy, tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu.
Yêu cầu quá trình xử lí học sinh lười học, giao bài không làm, hoặc làm
không hết. Phải có biện pháp cứng rắn đối với các em, có thể thông báo cho giáo
viên chủ nhiệm hoặc phụ huynh. Đây chỉ là biện pháp bất đắc dĩ. Xử lí phải tiến
hành kịp thời, chính xác, công bằng, đúng quy trình, lấy giáo dục uốn nắn là chính,

giúp học sinh tự giác học tập và làm bài tập ở nhà.

Tôi thường xuyên cập nhật những tài liệu ôn thi tốt nghiệp
THPT mới nhất làm tài liệu giảng dạy và luyện đề cho học sinh
Để có thể có được nhiều đề cho học sinh luyện trên lớp cũng như ở nhà
người giáo viên còn phải chịu khó tìm tòi qua nhiều kênh khác nhau như thông qua
mạng Intennet (nhiều trang Wec có hệ thống đề rất hay như VnDoc.com, tuyển
sinh đại học 24/7...). Tôi còn thường xuyên liên hệ trao đổi đề với bạn bè từng học
12


đại học ở các tỉnh, đồng nghiệp trong tỉnh. Muôn làm được việc này mình phải làm
đề có chất lượng gủi cho họ, ngược lại họ sẽ gủi lại đề cho mình. Ngoài ra nếu có
thời gian tôi đi nhà sách hoặc đặt mua qua mạng các loại tài liệu ôn thi mới nhất
vừa dùng làm tài liệu giảng dạy, vừa phô tô chuyển cho học sinh ôn tập ở nhà. Mặc
dù bộ môn GDCD mới được đưa vào chương trình thi chưa được bao lâu nhưng
bản thân tôi đã cập nhất được không ít tài liệu của môn học, phục vụ hiệu quả cho
việc giảng dạy và ôn tập cho học sinh.
2.3.5 Sử dựng phần mềm ứng dụng SHub Classroom để giao bài tập về
nhà cho học sinh.
Không phải đến thời điểm dịch bệnh vừa rồi tôi mới biết đến phần mềm ứng
dụng này mà trước đó qua một đồng nghiệp cùng trường dạy khối A tôi đã biết đến
nó. Được đồng nghiệp hướng dẫn tôi nhận thấy tính năng ưu việt của phần mềm
trong dạy học, đặc biệt là giao bài tập về nhà cho học sinh. Phần mềm giúp cung
cấp các công cụ giúp tạo nhanh và dễ dàng các bài tập trực tuyến, nó giống với các
bài thi, nhanh kiểm tra trên máy tính hiện nay.

Giáo viên ứng dụng phần mềm
SHub Classroom để giao bài tập cho học sinh
Sau khi giao bài tập cho các em, tôi sẽ cung cấp cho các em mã lớp để các em

truy cập vào. Mỗi một tuần tôi chỉ gủi lên hai bài tập yêu cầu các em về nhà làm.
Sau khi làm các bài tập, ngoài việc phần mềm sẽ thay giáo viên cho điểm ngay lập
tức, ứng dụng giúp đưa ra các số liệu thống kê tổng thể như số câu đúng, số câu sai,
đâu là lỗi mà các các em thường mắc... thông qua hệ thống này, tôi có thể kiểm soát
được những học sinh nào tích cực vào làm bài tập, những học sinh nào vào không
làm, hoặc không vào trong khi có điều kiện, thay vì trước đây chỉ có thời gian kiểm
13


tra vở của một, hai học sinh trong giờ dạy giờ tôi có thể kiểm tra được nhiều hơn…
Nhưng nội dung học sinh hay sai, những câu hỏi khó tôi thường cững cố và giảng
dạy lại ở những bài học tiếp theo
Bên cạnh đó SHub Classroom còn tạo môi trường giúp học sinh có thể học hỏi
lẫn nhau nhờ vào nền tảng giống như các mạng xã hội ngày nay, nhưng thay vì viết
các dòng trạng thái trên Facebook hay Twitter, học sinh sẽ đăng tải các câu hỏi,
những thắc mắc từ các bài tập, bài kiểm tra và cộng đồng sẽ hỗ trợ tìm ra lời giải.
2.3.6 Hướng dẫn học sinh cách làm bài trong phòng thi
Để có kết quả học tập và kết quả thi THPT tốt nhất thì ngoài việc nổ lực cố
gắng phấn đấu trong học tập, học sinh còn phải biết cách làm bài trong phòng thi.
Vậy làm thế nào làm bài thi đạt kết quả tốt nhất các em cần
Thứ nhất: đọc kỹ đề và tìm được từ "khóa" trong câu hỏi
Muốn trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nhanh thì học sinh phải tìm được từ
“chìa khóa” trong câu hỏi, đặc biệt là với câu hỏi bài tập tình huống. Từ chìa khóa
trong mỗi câu hỏi chính là mấu chốt để thí sinh giải quyết vấn đề. Điều đó sẽ giúp
các em định hướng được câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với
từ khóa ấy.Thường thì từ khóa này sẽ in đậm, nếu không in đậm, học sinh phải tìm
và gạch chân.
Ví dụ 1: Anh P kinh doanh dược phẩm đã nhờ và được chị B, chủ một
phòng khám tư nhân đồng ý bán giúp 50 hộp thuốc tăng chiều cao do anh sản xuất
nhưng chưa được cấp phép lưu hành. Đang tư vấn cho khách về cách sử dụng

thuốc đó, chị B bị thanh tra liên ngành phát hiện và tịch thu 50 hộp thuốc. Vì chị B
đã khai báo anh P là chủ nhân của số thuốc này, anh P bị cán bộ chức năng là ông
C lập biên bản và ra quyết định xử phạt. Biết chuyện, chị H đã thông tin sự việc
trên trong cuộc họp tổ dân phố. Những sai sau đây không tuân thủ pháp luật?
A. Anh P, chị H và ông C
B. Chị H và ông C
C. Anh P và chị B.
D. Anh P, chị B và chị H.
Vậy từ chìa khóa trong câu hỏi trên chính là từ “không” câu trả lời là đáp án
C (Anh P và chị B). Giả sử nếu không có từ “Không” này thì đáp án đúng sẽ là đáp
án B.
Ví dụ 2: Chị B cho chị N mượn 100 triệu đồng để kinh doanh và giao hẹn 2
năm sau phải trả. Nợ đến hẹn phải trả nhưng chị N chưa trả nợ được do việc kinh
doanh đổ bể. Chị B nhiều lần đến đòi nợ nhưng không lấy được bèn thuê C đến đe
dọa giết con gái chị N, thuê D đập phá đồ đạc và lấy xe máy của chị N để xiết nợ.
Ông H là hàng xóm sang can ngăn thì bị C lấy gậy đuổi đánh nhưng ông H tránh
được. Hành vi của người nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Chị B, C, D.
B. Chị B, chị N, C, D.
C. Chị B, chị N.
D. Chị B
Từ khóa trong câu hỏi trên chính là từ “Vi phạm hình sự” trong câu có hai
loại vi phạm ( Dân sự và Hình sự) nhưng học sinh chỉ cần quan tâm đến những
người vi phạm Hình sự mà thôi.
Ví dụ 3: Công dân T tham gia thảo luận cho dự án định canh, định cư, giải
phóng mặt bằng, tái định cư của huyện Y và đưa ra những góp ý xác đang cho dự
án. Điều này cho thấy công dân T đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây?
A. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B. Được cung cấp thông tin nội bộ
14



C. Đóng góp ý kiến
D. Tự do ngôn luận
Từ khóa trong ví dụ 3 chính là từ “quyền dân chủ”, nếu không học sinh rất
dễ nhầm với quyền “Tự do ngôn luận”. Nhờ từ đân chủ mà học sinh sẽ chọn được
đáp án đúng là đáp án A. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Quyền tự do ngôn
luận thuộc quyền tự do cá nhân.
Như vậy, nắm chắc từ khóa, giúp học sinh định hướng được rằng câu hỏi
liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy. Đó được xem là
cách để các em giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm
dữ liệu đáp án.
Thứ hai: Học sinh sử dụng phương pháp loại trừ
Trong quá trình làm bài thi khi chưa xác định được một đáp án đúng thì
phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu để tìm ra câu trả lời đúng. Mỗi câu
hỏi thường có 4 đáp án, các đáp án cũng thường không khác nhau nhiều lắm về
mặt nội dung. Tuy nhiên vẫn có cơ sở để bạn dùng phương án loại trừ bằng "mẹo".
Thay vì đi tìm đáp án đúng, bạn hãy thử tìm phương án sai, rồi loại trừ Khi không
còn đủ cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng cách phỏng đoán, nhận thấy phương án
nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời, đó là cách cuối cùng
dành cho học sinh.
Ví dụ 1: Do không làm chủ tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên anh K đã
va chạm vào ông L đang chở cháu bằng xe đạp điện đi ngược đường một chiều
khiến hai ông cháu bị ngã. Anh X là người bán vé số gần đấy thấy anh K không xin
lỗi ông L mà còn lớn tiếng quát tháo, liền lao vào đánh anh K trọng thương. Chị H
đi qua liền dừng lại để can ngăn hai người nhưng không được nên đã gọi điện cho
cảnh sát giao thông đến xử lí. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành
chính?
A. Anh X, chị H
B. Ông L và anh X, chị H

C. Anh K và anh X, chị H
D. Anh K và ông L.
Như vậy trong câu hỏi trên học sinh có thể phân vân giữa các đáp án có thể làm
phương pháp loại trừ, đó là Chị H không vi phạm pháp luật mà 4 đáp án có 3 đáp
án là có chị H như vậy 3 đáp án đều không đúng, đáp án còn lại là đáp án đúng.
Ví dụ 2: Học sinh A đi xe máy dưới 50cm3 đội mũ bảo hiểm đúng quy định.
Trong trường hợp này học sinh A đã:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Loại trừ 2 phương án sai nhất là A, D, sẽ có học sinh nhầm lẫn giữa đáp án B, C.
Học sinh nhớ lại, tuân thủ pháp luật là không làm những điều cấm, vậy trường hợp này
học sinh A đi xe máy dưới 50 cm khối là đúng nên không phải xâm phạm vào điều pháp
luật cấm, đó là quy định của pháp luật phải thực hiện. Vậy thì A đang thi hành pháp luật
(đáp án B): làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
Bên cạnh đó đối với những câu hỏi tình huống nếu không biết cách xử trí thì
các em hãy xử sự bằng góc độ đạo đức. Pháp luật có nền tảng từ đạo đức, nhiều
người làm đúng theo pháp luật không phải vì họ thực sự am hiểu pháp luật mà là vì
hành vi của họ phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Hãy đặt mình vào vị trí của người
15


bị hại, thông thường phương án đúng là phương án phù hợp với số đông xã hội
đồng tình.
Thứ ba: Phân bổ thời gian và nhớ không được bỏ trống đáp án
Khi làm bài với 40 câu hỏi trăc nghiệm những câu nào đã chắc chắn học sinh
nên khoanh ngay vào phần trả lời. Những câu nào chưa chắc chắn đánh dấu lại và
chuyển sang câu khác, sau đó đọc kỹ lại sau.
Cách phân bổ thời gian khi làm bài thi là "câu nào biết làm trước, câu nào

khó làm sau". Sau khi làm hết những câu hỏi "trúng tủ" của mình, thì tiếp tục chọn
những câu hỏi đơn giản làm trước, vì bài thi trắc nghiệm các câu hỏi đều có thang
điểm như nhau chứ không giống như bài thi tự luận. Bình quân mỗi câu chỉ được
làm trong 1 phút (40 câu/40 phút), 10 phút còn lại để tô đáp án... Nếu dừng lại quá
lâu ở một câu sẽ không có thời gian làm các câu khác.

Các tiết kiểm tra môn GDCD được học sinh nghiêm túc làm bài.
Chính vì vậy câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên hãy làm
câu dễ trước, để đảm bảo đạt tối đa số điểm. Chú ý phân bổ thời gian để không bỏ
sót câu hỏi nào, nếu không biết chính xác đáp án thì hãy dùng phỏng đoán. Tuyệt
đối không nên bỏ trống đáp án vì đó cũng là một cơ hội dành cho thí sinh.
2.3.6. Giáo viên gần gũi, quan tâm đến học sinh, thường xuyên động
viên học sinh bằng những lời chân thành và bằng những việc làm cụ thể.
Đây là những điều tưởng chừng không liên quan đến chuyên môn nhưng
thực ra vô cùng quan trọng và hiệu quả. Chính những lời động viên kịp thời, sự
khích lệ của giáo viên đã giúp các em cố gắng hết mình để học tập đạt kết quả cao,
không phụ lòng thầy cô, gia đình và bạn bè.
Ngoài việc chú trọng cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tôi còn chú ý
đến việc động viên khích lệ tinh thần cho các em nhất là việc ôn thi thường diễn ra
trong thời gian nắng nóng, áp lực từ thi, từ gia đình và thầy cô luôn khiến các em
16


mệt mỏi. Chính vì thế nếu có thời gian tôi thường xuyên gặp gỡ, trao đổi tìm hiểu
ước mơ, nguyện vọng cả hoàn cảnh gia đình, những khó khăn khúc mắc trong cuộc
sống để giúp đỡ các em như: tôi dành thời gian tìm hiểu trên mạng những thông tin
cần thiết liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp để tư vấn cho các em chọn
ngành, chọn trường thi, nhất là đới với những trường có xét tuyển môn GDCD. Đôi
khi có những em chăm chỉ, gia đình có hoàn cảnh thực sự khó khăn tôi tặng các em
tài liệu tham khảo, sách những điều cần biết. Khi các em ốm đau tôi tới tận nhà để

động viên thăm hỏi. Sau mỗi lần thi khối tôi điều nhắn tin hỏi xem các em có làm
bài được không….?. Việc làm tuy là nhỏ nhưng lại có ý nghĩa to lớn giúp các em
có thêm niềm tin, nghị lực và quyết tâm trong học tập. Các em sẽ học môn GDCD
không chỉ vì điểm thi mà còn vì sự yêu thích và trân trọng những gì cô giáo đã làm.
7. Sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp và phụ
huynh học sinh.
Có thể nói để có được thành công trong công tác ôn thi THPT ngoài sự nổ
lực cố gắng của giáo viên bộ môn. Còn phải có sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của
nhà trường. Sự quan tâm động viên khích lệ của phụ huynh học sinh. Sự hỗ trợ từ
phía giáo viên chủ nhiệm lớp, đó là một hoat động mang tính tập thể.
Trước hết về phía Ban giám hiệu nhà trường. Đường lối, chủ trương, kế
hoạch phải được Ban giám hiệu nhà trường xây dựng và triển khai được tập thể
giáo viên và các em học sinh đồng tình hưởng ứng. Kinh nghiệm ôn thi THPT của
từng cá nhân được tổng kết đúc rút và trở thành bài học cho cả tập thể, trong các
hội nghị trao đổi kinh nghiệm do nhà trường tổ chức.

Giáo viên có thành tích cao trong kỳ thi THPT Quốc gia
sẽ được nhà trường tuyên dương, khen thưởng xứng đáng

17


Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu trường THPT Nông Cống 3 đã đưa ra
nhiều chủ trương, vạch ra nhiều giải pháp để khơi dậy được trí tuệ và sức mạnh
của đội ngũ giáo viên nhà trường, đánh thức tiềm năng sáng tạo và tâm huyết của
mỗi cá nhân thầy và trò. Trước khi năm học mới bắt đầu, BGH chỉ đạo các bộ môn
phải có kế hoạch ôn tập rõ ràng. Sau khi có kế hoạch cụ thể việc ôn tập được bắt
đầu và thực hiện đều đặn theo kế hoạch của các tổ chuyên môn. Đây phải được xác
định là hoạt động thường xuyên trong suốt năm học, chứ không phải mang tính
thời vụ. BGH thường xuyên trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở . Nhà trường

thường xuyên đứng ra tổ chức các kỳ thi khối, thi học kỳ chung cho cả trường để
học sinh thấy được vai trò của kỳ thi mà lo học, cũng thông qua đó các em sẽ thấy
được mình đang đứng ở đâu, bao nhiêu điểm sau mỗi lần thi để có kế hoạch ôn tập
và cố gắng.
Thấu hiểu mọi gian nan vất vả của thấy cô giáo và các em học sinh. Nên
thành tích của giáo viên và học sinh bao giờ cũng được nhà trường ghi nhận và tôn
vinh một cách xứng đáng. Ngay sau khi có kết quả thi THPT, nhà trường sẽ khen
thưởng cho giáo viên có thành tích tốt (mỗi điểm 9 sẽ được thưởng 500.000, tổ có
kết quả thi THPT cao nhất sẽ được thưởng 10.000.000; Tổ có kết quả xếp thứ hai
sẽ được thưởng 8000.000; Tố có kết quả xếp thứ ba sẽ được thưởng 6000.000).
Ngoài ra kết quả thi THPT sẽ là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại thi
đua cuối năm của giáo viên. Chính sự động viên kịp thời cả về vật chất lẫn tinh
thần của nhà trường là một yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của thầy trò
trong lĩnh vực này.
Về phía giáo viên chủ nhiệm. Phải tạo mọi điều kiện cho các em học sinh
được học tập, không có sự phân biệt đối xử giữa các môn học, động viên các em
học nhóm, học sau giờ, nâng cao tinh thần tự học. Giáo viên chủ nhiệm thường
xuyên nắm bắt tình hình học sinh, trao đổi cùng phụ huynh và giáo viên bộ môn
nếu thấy kết quả học tập của các em chưa đạt được như mong muốn.
Về phía phụ huynh học sinh. Giáo viên phải gặp gỡ trao đổi với phụ huynh
và lấy số điện thoại của phụ huynh các em để tiện cho việc liên lạc khi cần thiết.
Có thể nói không ai đứng ngoài cuộc, tất cả đều phải được tham gia với một tinh
thần tích cực, tự giác, tự nguyện. Đó là nền móng quan trọng để làm nên thành quả
thúc đẩy sự vươn lên mạnh mẽ của nhà trường trong nhiều phương diện, trong đó
có phương diện thi THPT.
2.4 Kết quả đạt được của SKKN
Kết quả thi THPT Quốc gia môn GDCD năm học 2018-2019

18



Số HS
dự thi
0
27
5
23
49
45
44
38

9.75
điểm
0
0
0
0
1
2
0
0

9
điểm
0
0
0
0
4

15
8
2

8
điểm
0
4
2
3
18
13
21
20

7
6
5
Dưới 5
Stt Lớp
điểm
điểm
điểm
điểm
1 12B1
0
0
0
0
2 12B2

15
5
3
0
3 12B3
2
1
0
0
4 12B4
11
7
1
1
5 12B5
16
5
5
0
6 12B6
10
3
2
0
7 12B7
10
2
3
0
8 12B8

10
3
3
0
64
240
3
35
94
26
17
1
9 Tổng
(26.6
(100%) (1.2%) (14.5 %) (39.1%)
(10.8%) (7.4%) (0.4%)
%)
Kết quả thi THPT Quốc gia năm học 2018-2019 kết quả môn GDCD của Trường
THPT Nông Cống 3 xếp thứ 3 toàn tỉnh, sau trường THPT Chuyên Lam Sơn và THPT
Nông Cống 1. Cao hơn điểm trung bình môn GDCD của tỉnh Thanh Hóa và của cả
nước (điểm trung bình môn GDCD của cả nước là 7.37 điểm trung bình môn GDCD
của tỉnh Thanh Hóa là 6.89. Điểm trung bình môn GDCD của trường THPT Nông
Cống 3 là 7.45 điểm)
Nhìn vào kết quả đạt được cho thấy hiệu quả của cách làm là rất khả quan.
Cùng một nội dung kiến thức nhưng với phương pháp và cách giảng dạy khác nhau
sẽ cho ra kết quả giáo dục khác nhau. Ở năm học 2016-2017 và năm học 20172018 tôi chưa áp dụng các biện pháp giảng dạy cụ thể như trên. Đến năm học
2018-2019 khi tôi đã áp dụng một số biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối
tượng học sinh, kết quả đạt được là vô cùng khả quan, môn Giáo dục công dân của
trường THPT Nông Cống 3 xếp thứ 3 toàn tỉnh sau THPT Chuyên Lam Sơn và
THPT Nông Cống 1.

Ngày càng nhiều học sinh chủ đông, tích cực, hăng hái sôi nổi trong các giờ
học GDCD. Bản thân tôi thấy vui mừng và say mê, yêu nghề hơn, cũng cố thêm
niềm tin và sức mạnh cho những giáo viên GDCD như tôi tiếp tục bền bỉ phấn đấu,
cố gắng vì sự nghiệp trồng người cao cả.
Với những kinh nghiệm của bản thân, tôi mong rằng có thể giúp các đồng
nghiệp làm tài liệu tham khảo và hy vọng các bạn đồng nghiệp có thể vận dụng
một cách linh hoạt, sáng tạo để đem lại hiệu quả trong giảng dạy. Rất mong nhận
được sự chia sẽ, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Đề tài lồng “Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt
nghiệp THPT môn Giáo dục công dân ở trường THPT Nông Cống 3”. là mô
hình hoạt động mang tính lâu dài và bền vững, bởi chúng ta đang hướng đến một
nền giáo dục phát triển toàn diện, trong đó môn giáo dục công dân đóng vai trò to
lớn trong phát huy nguồn lực con người sẽ giúp học sinh hình thành và điều chỉnh
những hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, góp phần hình
thành nhân cách tốt đẹp hơn. Xuyên suốt từ khi ngồi vào ghế nhà trường cho đến
19


khi tốt nghiệp, học sinh đã được thầy cô dạy những điều hay lẽ phải phù hợp với xã
hội. Và từ khi được đưa vào kỳ thi THPT, môn GDCD càng cho thấy ý nghĩa và
tầm quan trọng của nó.
Đã có nhiều học sinh trong những năm qua ở trường THPT Nông Cống 3 đã
lựa chọn tổ hợp xã hội trong đó có môn GDCD là môn thi THPT, đồng thời lấy kết
quả của môn thi để xét đại học. Như em Lê Duy Trường, học sinh lớp 12B6 đã thi
đậu vào Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh với điểm xét tuyển môn GDCd là
9.75, hay em Mạch Thị Hà học sinh lớp 12B5 đậu Đại học Huế với kết quả môn
GDCD là 9.5 và còn nhiều học sinh có kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia
năm 2019 vừa rồi chính điều này phần nào nói lên kinh nghiệm mà bản thân tôi áp

dụng đã mang lại hiệu quả tốt. Cũng đồng thời cho thấy học sinh yêu mên môn học
hơn, vị trí của môn học từ đó mà được nâng lên rõ rệt.
Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm Tôi xin trình bày một sáng
kiến nhỏ của Tôi trong lĩnh vực chủ nhiệm. Rất mong được các đồng nghiệp tham
khảo và góp ý thêm cho đề tài, để mô hình này có thể đạt hiệu quả cao hơn.
3.2. Kiến nghị
a. Với Bộ Giáo dục - Đào tạo
Cần biên soạn, xuất bản thay đổi chương trình GDCD cho phù hợp với giai
đoạn hiện nay.
Xây dựng kế hoạch thống nhất, phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội
nhằm huy động các lực lượng giáo dục.
Có hướng dẫn cụ thể các tiêu chí đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Đưa kết quả môn thi GDCD vào xét tuyển đại học của nhiều trường.
b. Với Sở Giáo dục - Đào tạo
- Có kế hoạch thường kỳ chỉ đạo công tác ôn thi THPT hiện nay. Phải đặt vị
trí, vai trò môn GDCD như các môn văn hóa khác.
Chỉ đạo điểm một số mô hình rút kinh nghiệm ôn thi THPT và phổ biến cho
các trường khác học tập.
c. Với các trường THPT
- Có kế hoạch ôn thi THPT nói chung và môn GDCD nói riêng ngay từ đầu
năm học, ngay từ đầu lớp 10.
- Thường xuyên tổ chức các kỳ thi kháo sát chất lượng hoặc thi thủ tốt
nghiệp trong toàn tỉnh.
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGƯỜI THỰC HIỆN
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của

người khác

Phạm Thị Thanh
20


PHỤ LỤC
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3
BÀI THI KHOA HỌC XÃ HỘI LẦN 1
TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD
NĂM HỌC 2019-2020
Môn thi thành phần: Giáo dục công dân
ĐÁP ÁN CHI TIẾT
Câu 1: Giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là
a. công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
b. công dụng thỏa mãn nhu cầu vật chất chân chính, lành mạnh của con người
c. công dụng thỏa mãn nhu cầu tinh thần chân chính, lành mạnh của con người
d. công dụng thỏa mãn nhu cầu trao đổi mua bàn trên thị trường
Câu ĐA Diễn giải
Hàng hóa có hai thuộc tính đó là giá trị sử dụng và giá trị của hàng
hóa
- Thuộc tính thứ nhất là: Gia trị sử dụng là: công dụng của sản phẩm
có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
1
A
- Thuộc tính thứ hai: Giá trị của hàng hóa: lao động xã hội của người
sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
- Vì thế đáp án a là chính xác, ba đáp án còn lại đúng nhưng không
đủ
Câu 2: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ

a. do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường.
b. đang lưu thông trên thị trường.
c. đã có mặt trên thị trường chờ tiêu thụ
d. hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra trên thị trường
Câu
ĐA Diễn giải
Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và
2
D
chuẩn bị đưa ra trên thị trường trong một thời kỳ nhất định tương
ứng với giá cả khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
Câu 3: Mọi công dân nam, nữ thuộc các tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác
nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và
chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. Là thuộc nội dung nào dưới
đây?
a. Công dân bình đẳng trước pháp luật
b. Công dân bình đẳng về quyền của mình
c. Công dân bình đẳng về trách nhiệm của mình
d. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
Câu ĐA Diễn giải
Công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là: Mọi công dân nam,
nữ thuộc các tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không
3
A
bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và
chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật
Câu 4 : Pháp luật là
a. hệ thống các văn bản và Nghị định do các cấp ban hành và thực hiện
b. những Luật và Điều luật cụ thể được áp dụng trong thực tế
21



c. hệ thống các quy tắc xử xự chung do Nhà nước ban hành
d. hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể
Câu ĐA Diễn giải
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử xự chung do Nhà nước ban hành và
4
C
được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
Câu 5: Pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức
mạnh của quyền lực nhà nước. Những người xử sự không đúng với quy định của
pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc họ phải tuân theo là thể hiện
đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
a. Tính phù hợp về mặt nội dung
b. Tính quy phạm phổ biến
c. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
d. Tính quyền lực, bắt buộc chung
Câu
ĐA Diễn giải
Pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng
sức mạnh của quyền lực nhà nước. Những người xử sự không đúng
5
D
với quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền
buộc họ phải tuân theo là thể hiện đặc trưng Tính quyền lực, bắt
buộc chung
Câu 6: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai
cấp cầm quyền mà Nhà nước đó là đại diện là thể hiện?
a. Bản chất xã hội của pháp luật
b. Bản chất dân tộc của pháp luật

c. Bản chất giai cấp của pháp luật
d. Bản chất nhân dân của pháp
luật
Câu ĐA Diễn giải
Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí
6
C
của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước đó là đại diện.
Câu 7: Khả năng của một người đạt đến độ tuổi nhất định, có thể nhận thức và
điều khiển được hành vi của mình, độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực
hiện được gọi là
a. Năng lực trách nhiệm pháp lý
b. Khả năng trách nhiệm pháp lý
c. Năng lực trách nhiệm dân sự
d. Trách nhiệm pháp lý
Câu

ĐA

7

A

Diễn giải
Người có năng lực trách nhiệm pháp lý được hiểu là khả năng của
một người đạt đến độ tuổi nhất định, có thể nhận thức và điều khiển
được hành vi của mình, độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực
hiện.

Câu 8: Công dân có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ lao động,

công vụ của Nhà nước là vi phạm pháp luật nào ?
a. Hình sự
b. Hành chính
c. Dân sự
d. Kỷ luật
Câu
8

ĐA
D

Diễn giải
- Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội
phạm quy định tại Bộ luật Hình sự.
22


- Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy
hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà
nước .
- Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm pháp luật , xâm phạm tới các
quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng…) và quan hệ
nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao
cho người khác
- Vi phạm kỷ luật: là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao
động, công vụ nhà nước … do pháp luật lao động, pháp luật hành
chính bảo vệ.
Câu 9: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá
trình sản xuất và lưu thông phải căn cứ vào đâu?
a. Thời gian lao động xã hội cần thiết để tạo ra hàng hóa

b. Thời gian lao động cá biệt của từng người công nhân
c. Thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa
d. Thời gian cần thiết để tạo ra hàng hóa
Câu ĐA Diễn giải
Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong
9
A
quá trình sản xuất và lưu thông phải căn cứ vào thời gian lao động xã
hội cần thiết để tạo ra hàng hóa đó.
Câu 10: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành
vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thuộc nội
dung.
a. Công dân bình đẳng trước pháp luật
b. Công dân bình đẳng về quyền của mình
c. Công dân bình đẳng về trách nhiệm của mình
d. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
Câu ĐA Diễn giải
Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về
10
D
hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp
luật
Câu 11: Khi cầu giảm dẫn đến sản xuất kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa
giảm xuống là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu ?
a. Cung cầu tác động lẫn nhau
b. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả
c. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu
d. Thị trường chi phối cung cầu
Câu
ĐA Diễn giải

Khi cầu giảm dẫn đến sản xuất kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng
hóa giảm xuống là nội dung của biểu hiện quan hệ Cung cầu tác động
11
A
lẫn nhau
+ Cầu tăng nhà sản xuất mở rộng sản xuất dẫn đến cung tăng
+ Cầu giảm nhà sản xuất thu hẹp sản xuất dẫn đến cung giảm
Câu 12: Tiền tệ được dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán là thuộc chức năng
nào của tiền tệ?
a. Thước đo giá trị
b. Phương tiện lưu thông
c. Phương tiện cất trữ
d. Phương tiện thanh toán
23


Câu

ĐA

Diễn giải
Tiền tệ thực hiện chức năng Phương tiện thanh toán khi được dùng để
12
D
chi trả sau khi giao dịch mua bán là thuộc chức năng
Câu 13: Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau
đây?
a. Quan hệ vợ chồng với họ hàng nội, ngoại
b. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội
c. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

d. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống
Câu
ĐA Diễn giải
Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ Quan
13
C
hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
Câu 14: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư
trú, tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; tôn trong quyền tụ
do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau là thuộc nội dung nào của quyền bình đẳng giữa
vợ và chồng.
a. Tài sản
b. Nhân thân
c. Thân nhân
d. Tình cảm
Câu ĐA Diễn giải
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Trong quan hệ nhân
thân Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn
14
B
nơi cư trú, tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau;
tôn trong quyền tụ do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau tạo điều kiện cho
nhau phát triển về mọi mặt.
Câu 15: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công
dân trước pháp luật là
A. đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
B. đổi mới bổ sung và sữa chữa pháp luật.
C. đổi mới ban hành và phổ biến pháp luật.
D. đổi mới cải tổ các cơ quan pháp luật.
Câu ĐA Diễn giải

Để đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý, Nhà
nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp
15
A
với từng thời kỳ nhất định, làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý mọi hành
vi vi phạm pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, của Nhà nước và xã hội.
Câu 16: Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và
thực hiện nghĩa vụ của công dân đến đâu lại phụ thuộc vào
A. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người.
B. điều kiện, khả năng và ý thức của mỗi người.
C. khả năng, hoàn cảnh và trách nhiệm của mỗi người
D. năng lực, điều kiện và nhu cầu của mỗi người.

Câu

ĐA

16

A

Diễn giải
Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền
và thực hiện nghĩa vụ của công dân đến đâu lại phụ thuộc vào khả
năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người.
24


Câu 17: Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 độ tuổi được phép kết

hôn đối với nam, nữ thanh niên Việt Nam là từ bao nhiêu tuổi trở lên?
A. Nữ 18 tuổi, nam 20 tuổi trở lên
B. Nữ từ đủ 18 tuổi, nam từ đủ 20 tuổi trở lên
C. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên
D. Nữ từ đủ 18 tuổi, nam 20 tuổi trở lên

Câu

ĐA

Diễn giải
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 độ tuổi được
17
B
phép kết hôn đối với nam, nữ thanh niên Việt Nam là Nữ từ đủ 18
tuổi, nam từ đủ 20 tuổi trở lên
Câu 18: Cạnh tranh lành mạnh giữ vai trò gì trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Một động lực kinh tế.
B. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá.
C. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
D. Một đòn bẩy kinh tế.
Câu ĐA Diễn giải
Cạnh tranh lành mạnh giữ vai trò là một động lực kinh tế trong sản
18
A
xuất và lưu thông hàng hoá
Câu 19: Người bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm hành chính cố ý mà mình
gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:
a. Từ đủ 18 tuổi trở lên
b. Từ đủ 14 đến chưa đủ 16 tuổi

c. Từ đủ 16 tuổi trở lên
d. Từ đủ 14 đến 16 tuổi
Câu
ĐA Diễn giải
Theo quy định của pháp luật người vi phạm phải chịu trách nhiệm
hành chính theo quy định của pháp luật .Cụ thể: Người từ đủ 14 đến
19
B
chưa đủ 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố
ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm
hành chính do mình gây ra
Câu 20 : Để phân biệt hành vi vi phạm pháp luật này với hành vi vi phạm pháp
luật khác cần căn cứ vào đâu?
a. hành vi đó lá cố ý hay vô ý
b. đối tượng, mức độ xâm phạm
c. tính chất nguy hiểm do hành vi gây ra cho xã hội
d. đối tượng, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi gây ra
Câu

ĐA

Diễn giải
Để phân biệt hành vi vi phạm pháp luật này với hành vi vi phạm
pháp luật khác cần căn cứ vào đối tượng, mức độ, tính chất nguy
20
D
hiểm do hành vi gây ra. VD cùng một hành vi vi phạm pháp luật
nhưng đối tượng xâm hại là người bình thường, khác với trẻ vị thành
niên với phụ nữ mang thai…
Câu 21: Khi nhà hàng không đáp ứng đủ thức ăn theo thực đơn đã thỏa thuận với

khách hàng là thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?
a. Hành chính.
b. Hình sự.
c. Dân sự.
d. Kỉ luật.
Câu
ĐA Diễn giải
21
C
Khi nhà hàng không đáp ứng đủ thức ăn theo thực đơn đã thỏa thuận
25


×