Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giải pháp giáo dục học sinh ứng phó với biến đổi khí hậu qua bài 3 một số vấn đề mang tính toàn cầu mục II môi trường (địa lí 11 chương trình cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.94 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài: GIẢI PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH ỨNG PHÓ VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU QUA BÀI 3. MỤC II. MÔI TRƯỜNG
(Địa lí 11 - Chương trình cơ bản)

Người thực hiện:

Lê Thị Đắng

Chức vụ:

Phó Hiệu trưởng

SKKN thuộc lĩnh vực: Địa lí

THANH HOÁ NĂM 2020
0


MỤC LỤC
TT
1

Nội dung
Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài



2

Trang
1-2

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3 Đối tượng nghiên cứu

2

1.4 Phương pháp nghiên cứu

2

1.5. Những điểm mới của SKKN

9

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN

12-13

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN

13-14


2.3. Các SKKN hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

14

2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục với bản thân,

15

đồng nghiệp nhà trường
3

Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận

15

3.2. Kiến nghị

15

Tài liệu tham khảo
Danh mục SKKN được Hội đồng đánh giá cấp Sở GD&ĐT xếp loại
C trở lên.

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:

Nhân loại hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng mang
tính chất toàn cầu như: Xung đột sắc tộc, khủng hoảng kinh tế, hòa bình thế giới,
vấn đề dân số,....Trong đó nổi lên vấn đề gay gắt nhất là vấn đề môi trường, do
áp lực của dân số ngày càng lớn, tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, môi trường
toàn cầu ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái dẫn đến khí hậu trái đất đang bị biến
đổi theo chiều hướng xấu làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và
gián tiếp đến tất cả các quốc gia trên thế giới, vì vậy để ứng phó với biến đổi khí
hậu không chỉ là trách nhiệm của một khu vực hay của một quốc gia mà của
toàn thế giới trong đó tất cả mọi người cần có ý thức để chung tay hành động. Vì
vậy vào ngày 09/5/1992 liên hiệp quốc đã có công ước khung về biến đổi khí
hậu và hội nghị lần thứ 3 của các bên công ước họp tại Kyoto Nhật Bản từ ngày
01 đến ngày 11/12/1997 nghị định thư được mở để ký với mỗi quốc gia và các tổ
chức hợp tác khu vực và các bên liên quan về biến đổi khí hậu. Việt Nam là
nước dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Theo đánh giá hàng
năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực
đoan giai đoạn 1997-2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn
cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn.
Những diễn biến của biến đổi khí hậu tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng
thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán.
Lượng mưa tháng cao nhất tăng từ 270 mm trong giai đoạn 1901-1930 lên 281
mm trong giai đoạn 1991-2015, trong khi nhiệt độ tháng cao nhất tăng từ
27,1°C (1901-1930) lên 27,5°C (1991-2015).
Những kỷ lục mới vẫn được thiết lập mỗi năm. Các cụm từ “mưa lớn kỷ
lục”, “nắng nóng kỷ lục”, “kỷ lục về lũ lụt” đã và đang xuất hiện ngày càng phổ
biến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam trong những năm gần
đây. Năm 2017 được coi là năm kỷ lục về thảm họa thiên tai tại Việt Nam, với
hơn 16 cơn bão, lũ lịch sử trái quy luật. Nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc
Trung Bộ Việt Nam hiện tại cao hơn từ 0,5 -1,0°C so với nhiệt độ trung bình của
các năm trước theo tính toán dựa trên dữ liệu cập nhật của 30 năm trở lại đây. Sự
thay đổi trong tần suất xuất hiện các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ngày càng rõ

rệt.
Vì vậy nhận thức rõ được những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí
hậu đến sự phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ đã sớm tham gia và phê
chuẩn công ước khung của liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư
Kyoto, đây là một sự nỗ lực quan trọng của Chính phủ cùng với sự hỗ trợ của
cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
2


Đối với Ngành giáo dục, nhiệm vụ giáo dục học sinh nâng cao nhận thức,
khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu rất quan trọng, góp phần thực hiện mục
tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Chương trình Địa lí có nhiều bài
học liên quan đến các vấn đề môi trường trong đó có biến đổi khí hậu, việc giao
dục người học về ứng phó với biến đổi khí hậu không những có thêm kiến thức
hiểu biết mà còn là một kênh tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng có hiệu
quả và sức lan tỏa lớn. Xuất phát từ tình hình thực tế như trên tôi mạnh dạn lựa
chọn đề tài: "Giải pháp giáo dục học sinh ứng phó với biến đổi khí hậu qua
Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu. Mục II. Môi trường - Địa lí 11CTCB".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm giáo dục người học hiểu biết được thực trạng, nguyên nhân, hậu
quả của biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay.
- Giúp người học có những nhận thức đúng, hành động cụ thể để ứng phó
với biến đổi khí hậu, từ đó có trách nhiệm tuyên truyền cho cộng đồng biết và có
ý thức cùng ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả
của biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam hiện nay, các giải pháp ứng phó
với biến đổi khí hậu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong khuôn khổ thời gian tiết học, chỉ tích hợp giáo dục trong 1 mục, nên
xin được giới thiệu 2 phương pháp giáo dục có thể đem lại hiệu quả cao nhất:

Phương pháp trực quan và Phương pháp dùng lời. Đặc trưng là học sinh miền
núi, nên khả năng tiếp cận và ý thức tìm hiểu thế giới còn nhiều hạn chế, nên
giảng dạy nội dung này đi sâu vào sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
- Phương pháp trực quan: Là học sinh lớp 11, các em đã nhận thức được
những vấn đề đang diễn ra xung quanh như hiện tượng mưa lớn, lũ ống, lũ quét,
hạn hán, nhiệt độ mỗi ngày dường như cào cao hơn những năm trước, những
vấn đề đó diễn ra ngay tại địa phương của các em đang sinh sông. Để nhấn mạnh
thêm, ở mục II của bài giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh để học
sinh thấy được hậu quả khủng khiếp đối với cuộc sống con người và có những
hành động đúng với thiên nhiên nhằm giảm bớt sự khắc nghiệt của tự nhiên (GV
cung cấp hình ảnh).
- Phương pháp dùng lời:
Bước 1: Từ những hình ảnh giáo viên cung cấp, giáo viên gọi 2 học sinh
nói lên suy nghĩ và đưa ra những nguyên nhân dẫn đến các hậu quả và tìm một
số giải pháp để hạn chế những khó khăn như hình ảnh trên.
Bước 2: Giáo viên nhận xét học sinh, khuyến khích cho điểm.
Bước 3: Kết luận của giáo viên:
3


Môi trường rất quan trọng với chúng ta, tuy nhiên đang bị chính chúng ta
tác động tiêu cực ngày càng mạnh như: Chất thải từ các nhà máy xuống các
dòng sông, ống khói của các nhà máy xả vào bầu khí quyển, chặt phá rừng làm
mất đi lớp phủ thực vật,...từ những nguyên nhân trên đã làm cho môi trường
chúng ta ngày càng bị tác động mạnh mẽ, đó là nguyên nhân chính làm cho khí
hậu biến đổi, nhiệt độ Trái đất ngày càng nóng lên, băng ở cực tan ra, lũ lụt, hạn
hán ngày càng nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống chúng ta hiện nay. Vì vậy
chúng ta cần phải suy nghĩ đúng về vấn đề bảo vệ môi trường nhằm giảm bớt sự
biến đổi khí hậu và mỗi chúng ta cần có những hành động đúng, cần tuyên
truyền cho mọi người xung quanh cùng bảo vệ môi trường để có không gian

sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Giáo án minh họa:
Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát
triển và già hóa dân số ở các nước phát triển.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm
môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
- Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình và chống nguy cơ chiến
tranh.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được các tranh ảnh, tư liệu
- Kỹ năng khai thác và xử lí bảng số liệu để rút ra kiến thức. Liên hệ thực
tế.
- Kỹ năng trình bày, báo cáo, giải quyết một số vấn đề.
- Thu thập và xử lí thông tin, viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang
tính toàn cầu: bùng nổ dân số, già hoá dân số, ô nhiễm môi trường...
3. Thái độ: Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần có sự
đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại.
4. Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.
- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng các số liệu thống kê.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên:
- Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường.
- Một số tin, ảnh về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
4



Thực hiện các công việc đã được giao.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 2 phút
Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn
cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?
3. Các hoạt động học tập:
A. Đặt vấn đề/ Khởi động/ Tình huống xuất phát
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV đưa các từ hoặc cụm từ (hoặc trình chiếu một số hình ảnh), yêu cầu học
sinh quan sát, sắp xếp theo ba chủ đề: bùng nổ dân số/ ô nhiễm nguồn nước
biển, đại dương/ khủng bố quốc tế. Trình bày suy nghĩ của bản thân về các vấn
đề trên.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ và ghi ra giấy nháp để chuẩn bị báo
cáo
Bước 3: HS báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá
GV nhận xét và đánh giá phần trả lời của HS GV dẫn dắt vào vấn đề
B. Hình thành kiến thức/ kĩ năng mới
Hoạt động 1. Tìm hiểu các vấn đề về dân số - 15 phút.
1. Mục tiêu:
Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát
triển và già hóa dân số ở các nước phát triển.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
Thảo luận nhóm.
3. Phương tiện:
- Bảng 3.1. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm.
- Bảng 3.2 cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, giai đoạn 2000- 2005.

4. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu về dân số.
I. Dân số
Bước 1: Giao nhiệm vụ
1. Bùng nổ dân số
GV chia HS thành 4 nhóm và giao
- Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là
nhiệm vụ cho từng nhóm
nửa sau thế kỷ XX.
- Nhóm 1 và 3: Đọc thông tin ở mục
- Dân số bùng nổ hiện nay chủ yếu ở
I.1. phân tích bảng 3.1 để trả lời các
các nước đang phát triển: (chiếm 80%
câu hỏi sau:
dân số và 95% số dân gia tăng hàng
+ So sánh tỉ suất gia tăng dân số tự
năm của thế giới).
nhiên của các nhóm nước với thế giới
- Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng
5


+ Hậu quả của việc gia tăng dân số: về nề đối với tài nguyên môi trường, phát
kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường triển kinh tế chất lượng cuộc sống.
- Nhóm 2 và 4: Đọc thông tin ở mục
2. Già hóa dân số
II.2. phân tích bảng 3.2, trả lười các
- Dân số thế giới có xu hướng già đi:

câu hỏi sau:
+ Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm.
+ So sánh cơ cấu dân số của hai nhóm
+ Tỉ lệ > 65 tuổi tăng.
nước: phát triển và đang phát triển.
- Hậu qủa của cơ cấu dân số già:
+ Hậu quả của vấn đề già hóa dân số
+ Thiếu lao động.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
+ Chi phí phúc lợi cho người già
HS trong nhóm thảo luận để thống nhất tăng.
ý kiến.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo
kết quả
Đại diện các nhóm trình bày, HS các
nhóm khác bổ sung ý kiến
Bước 4: Đánh giá: GV nhận xét ý kiến
của HS và chốt lại kiến thức. Kiên hệ
với việc gia tăng dân số ở VN và biện
giáp giải quyết.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các vấn đề về môi trường - 20 phút
1. Mục tiêu:
Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi
trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Thảo luận nhóm
- Cá nhân
3. Phương tiện:
- Phiếu học tập
- Một số hình ảnh về vấn đề môi trường.

4. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: GV sử dụng phương pháp
II. Môi trường.
trực quan (chiếu hình ảnh), học sinh
(Phụ lục)
quan sát.
GV yêu cầu HS ghi ra giấy các loại ô
nhiễm môi trường mà em biết, nguyên
nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường và
các hậu quả. Hoàn thành phiếu học tập.
PP dùng lời. HS nói ra những suy nghĩ
6


của bản thân. Liên hệ VN
Bước 2: GV nhận xét phần trả lời của
HS và chốt kiến thức.

Lũ quét ở Huyện Lang Chánh - Tỉnh Thanh Hóa năm 2019

Hạn hán, khô cằn ở Ninh Thuận

7


Ngập mặn thiếu nước ở ĐBSCL

Mưa đá, sương muối ở Tây Bắc

Một số hình ảnh các nhà máy công nghiệp

8


Chặt phá rừng ở miền núi

9


10


Phiếu học tập:
Một số vấn đề môi trường toàn cầu
Nguyên
Vấn đề môi trường
Hiện trạng
Hậu quả
nhân
Biến đổi khí hậu
Suy giám tầng ôzôn
Ô nhiểm nguồn nước ngọt,
biển và đại dương
Suy giảm đa dạng sinh học

11

Giải
pháp



Một số vấn đề môi trường toàn cầu
(Phụ lục)
Vấn đề
Hiện trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Giải pháp
Biến đổi Nhiệt độ khí
Khí CO2 tăng
Thời tiết thay đổi
Cắt giảm lượng
khí hậu
quyển tăng
gây hiệu ứng
thất thường, băng
CO2, NO2, SO2,
ngày càng lớn, nhà kính.
tan ở 2 cực. Ảnh
CH4... Trong
mưa axit
hưởng đến sức khỏe, sản xuất và
sinh hoạt, sản xuất. sinh hoạt
Suy giám Tầng ôzôn bị
Hoạt động công Gây nhiều tác hại
Cắt giảm lượng
tầng ôzôn thủng và lổ
nghiệp và đời
đến sức khỏe con

CFCS trong sản
thủng ngày
sống thải khí
người, mùa màng và xuất
càng lớn
CFCS,SO2...
các loại sinh vật
Ô nhiểm Ô nhiểm
Chất thải công
1,3 tỷ người thiếu
Tăng cường
nguồn
nghiêm trọng
nghiệp, nông
nước sạch ảnh
xây dựng các
nước
nguồn nước
nghiệp và sinh
hưởng đến sức khỏe, nhà máy xử lý
ngọt, biển ngọt.
hoạt.
sinh vật thủy sinh
nước thải. Đảm
và đại
Ô nhiểm biển
Vận chuyển dầu,
bảo an toàn
dương
và đại dương

tràn dầu, rác thải
hàng hải
trên biển
Suy giảm Nhiều loài sinh Khai thác quá
Mất đi nhiều loài
Xây dựng các
đa dạng
vật bị tuyệt
mức, thiếu hiểu sinh vật, xã hội mất vườn quốc gia
sinh học chủng, nhiều hệ biết trong sử
nhiều tiềm năng
và khu bảo tồn
sinh thái biến
dụng tự nhiên
phát triển kinh tế
thiên nhiên
mất
Hoạt động 3. Tìm hiểu một số vấn đề khác - 5 phút
1. Mục tiêu:
Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình và chống nguy cơ chiến tranh
2. Phương thức:
- Hoạt động cá nhân
- Phương tiện: Một số hình ảnh, video liên quan
3. Tổ chức hoạt động:
GV cho HS xem một số hình ảnh/ video về vấn đề
III. Một số vấn đề khác.
chiến tranh, xung đột đang diễn ra trên thế giới.
- Xung đột sắc tộc, khủng
HS nêu phát biểu cảm nghĩ của bản thân khi xem
bố,...

những hình ảnh/ video trên.
GV đặt câu hỏi: Theo em, biện pháp để giải quyết
chiến tranh, bảo vệ hòa bình là gì?
- Liên hệ những hành động chống phá hòa bình ở VN
và nêu trách nhiệm của bản thân
12


Hoạt động 4. Luyện tập/ Củng cố. 2 phút
1. Mục tiêu: Hình thành cho HS năng lực thuyết trình trước đám đông
2. Phương thức: Nhóm/ cá nhân
3. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Sau khi học xong các nội dung cơ bản của bài học. Các em hãy chọn ra một
nội dung khiến em thấy ấn tượng, quan tâm nhất. Sau đó viết một bài thuyết
trình về vấn đề đó.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ và thuyết trình trước lớp
Bước 3: GV nhận xét và đánh giá điểm để khích lệ.
Hoạt động 5. Vận dụng/ Bài tập về nhà. 1 phút.
1. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức lí thuyết để vận dụng tìm
hiểu vấn đề ô nhiễm tại địa phương
2. Nội dung: Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường/ dân số của địa phương
trong những năm vừa qua.
3. Đánh giá: …
Giáo viên khuyến khích, động viên các học sinh làm bài và nhận xét sản
phẩm của học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Biến đổi khí hậu thường được biết đến như một hiện tượng ấm lên của toàn
cầu, là một sự thay đổi các trạng thái thời tiết lâu dài, bao gồm các hiện tượng

nhiệt độ ấm lên, các thay đổi lượng mưa, gió, bão. Theo IPCC, sự ấm lên của
hành tinh là điều không phải tranh cãi và nó tăng nhanh trong những thập kỷ gần
đây. Biến đổi khí hậu là điều chúng ta có thể nhận biết được bằng quan sát từ
việc tăng nhiệt độ của trái đất và đại dương: Băng và tuyết tan, nước biển dâng,
mưa lớn, lũ lụt,...đã và đang xảy ra đe dọa môi trường, kinh tế- xã hội lớn nhất
mà con người đang phải đối mặt. Vậy tại sao biến đổi khí hậu! Bầu khí quyển
giống như một chiếc chăn khổng lồ, biến đổi khí hậu xảy ra bởi sự tích tụ của
nồng độ khí thải nhà kính trong bầu khí quyển, sự gia tăng nồng độ tích tự khí
thải hiệu ứng nhà kính làm dày cái chăn này lên do đó mà nhiều hơi nóng của
mặt trời bị giữ lại nhiều hơn và làm ấm trái đất dần lên. Khi nhà kính được giải
phóng từ việc đốt nóng các nguồn nguyên liệu hóa thạch, khai phá đất rừng để
trồng trọt và làm nông nghiệp, khí nhà kính được biết đến nhiều nhất là CO2,
các hoạt động của con người là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu hiện
nay, điều đó chúng ta có thể giảm bớt được điều tệ hại này.
Người dân trên toàn thế giới đang hành động vì biến đổi khí hậu gây tác
động nghiêm trọng đến sự đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên thiên nhiên,
nước, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tình trạng sức khỏe con người. Khí
13


hậu càng biến đổi, thì rủi ro với con người và hệ sinh thái mà chúng ta sống dựa
vào càng lớn. Khi trái đất nóng lên, mực nước biển được dự đoán sẽ tăng lên 1m
vào năm 2100, làm ngập các vùng đồng bằng châu thổ và các vùng trũng khác,
làm hàng triệu người phải di chuyển nơi cư trú và tác động tiêu cực tới kinh tế
quốc gia, các ngành chính như nông nghiệp, cơ sở hạ tầng. Ở vùng châu thổ
nhiệt độ ấm lên cũng làm tăng mùa mưa, gây ra các trận bão, hạn hán khắc
nghiệt và thường xuyên hơn. các hiện tượng này dẫn đến các thảm họa về thời
tiết. Trong các hệ sinh thái tự nhiên, các loài sẽ phản ứng theo cách riêng của
mình và dẫn đến các hệ sinh thái hoàn toàn mới và không quen thuộc sẽ xuất
hiện. các loài đó có khả năng dự đoán thích nghi hoặc có khả năng bị tuyệt

chủng. Rất nhiều loài trong số này ở vùng nhiệt đới và một số mới chỉ được phát
hiện ở vùng Mê Kong gần đây trong đó có Việt nam.
Việt Nam là nước dễ bị tổn thương nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu vì
có đường bờ biển dài và thấp, dễ bị tác động của bão nhiệt đới, lượng mưa lớn
gây ngập úng ở đồng bằng, lũ quét ở vùng miền núi. Nhiệt độ trung bình tăng
0,5 độ c và mực nước biển dâng cao 20cm so với 50 năm trước, các hiện tượng
khí hậu khắc nghiệt như mưa to, hạn hán, ngập lụt trở nên thường xuyên hơn,
bão nhiệt đới với cường độ mạnh giờ đã xảy ra ở Việt nam. Biến đổi khí hậu ở
Việt Nam được dự đoán bao gồm các hiện tượng như gia tăng nhiệt độ, thay đổi
lượng mưa, thay đổi tần suất và cường độ của các dòng khí lạnh, nhiều hiện
tượng thời tiết cực đoan xảy ra, và mực nước biển ngày càng dâng thể hiện rõ
khí hậu trên thế giới và Việt Nam đang có biến đổi và nhân loại phải ứng phó.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Đối với học sinh: Là học sinh miền núi, nhận thức chậm, ham chơi, chưa
có ý thức về những biến đổi môi trường xung quanh, vẫn cho là thiên tai chỉ ở
nơi khác không liên quan đến bản thân.
- Đối với phụ huynh: Chưa thực sự quan tâm, mải làm kinh tế ít quan tâm
đến con em mình, ít xem tivi, đọc sách báo, hạn chế trong việc nắm bắt thông tin
về tác hại do biến đổi khí hậu như bệnh hiểm nghèo, bệnh theo mùa, thiên tai
khắp nơi.
- Phương pháp giảng dạy, phục vụ cho việc giáo dục biến đổi khí hậu chưa
được đầu tư nhiều như tranh ảnh, thông tin truyền thông, phim tài liệu,...
- Khảo sát về thực trạng kiến thức hiểu biết về biến đổi khí hậu ở một số
lớp trước, sau khi áp dụng sáng kiến, thấy được sự thay đổi trong nhận thức của
học sinh về vấn đề môi trường, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến đời
sống của con người trên Trái đất.
+ Trước khi áp dụng sáng kiến:

14



Năm học 2017-2018 kết quả cụ thể như sau:
Lớp

Sĩ số

Quan tâm

Không quan tâm Tỷ lệ quan tâm %

11A5

42

10

32

28.8%

11A6

43

15

28

34.9%


11A7

39

12

27

33.3%

11A8

36

14

22

38.9%

+ Sau khi áp dụng sáng kiến:
Năm học 2018-2019 kết quả cụ thể như sau:
Lớp

Sĩ số

Quan tâm

Không quan tâm


Tỷ lệ quan tâm%

11A1

29

28

1

95.6%

11A2

43

40

3

90.0%

11A3

41

38

3


92.7%

11A4
40
36
4
90.0%
Qua bảng so sánh, đối chứng trước khi áp dụng và sau khi áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm thể hiện rõ: Số học sinh quan tâm đến vấn đề nhiều hơn. Từ đó
sẽ giúp cho bài giảng đạt được mục tiêu đề ra.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề.
- Các phương pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Trong SKKN đã sử
dụng 2 phương pháp, đó là:
+ Phương pháp trực quan: Sử dụng những hình ảnh thực tế có liên quan
đến đề tài để minh chứng, nhằm khơi dậy sự hứng thú học tập của học sinh,
đồng thời hình ảnh trực quan để học sinh quan sát thực tế sẽ dễ dàng đạt được
mục đích hơn.
+ Phương pháp dùng lời: Sử dụng phương pháp dùng lời, trước hết phát
huy được khả năng tư duy, trình bày suy nghĩ, hiểu biết của học sinh về vấn đề
đang cần giải quyết. Đồng thời dùng phương pháp này đưa học sinh vào vị trí
trung tâm, không phụ thuộc vào giáo viên. Giáo viên chỉ có vai trò cố vấn, trọng
tài, điều chỉnh nội dung chưa thực sự phù hợp.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Đối với bản thân: Sử dụng các phương pháp này vào trong giảng dạy, với
nội dung của bài dạy dễ dàng truyền tải kiến thức, khơi gợi được niềm đam mê
ham học bộ môn Địa lí của học sinh, phát huy được khả năng tự tìm tòi kiến
15



thức và khả năng ứng dụng vào thực tế của học sinh, từ đó sẽ đạt được mục tiêu
của bài học và hiệu quả sẽ cao hơn.
- Đối với đồng nghiệp: Áp dụng sáng kiến sẽ giúp cho bài giảng đỡ nhàm
chán, dễ dàng đạt được mục tiêu đặt ra.
- Đối với nhà trường: Chất lượng bộ môn Địa lí trong nhà trường sẽ cao
hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1: Kết luận:
Biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính toàn cầu, diễn ra chậm đòi hỏi con
người phải có kiến thức và hiểu biết về nó và cần có thời gian để con người nhận
thức và hành động đúng đắn. Vì vậy từ nhận thức đến hành động cần phải qua
một quá trình lâu dài, kết hợp nhiều cách, trong đó có giáo dục.
Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động rất cần thiết để cung
cấp kiến thức và những hiểu biết cũng như giáo dục cho thế hệ trẻ những kỹ
năng cần thiết trong giáo dục bảo vệ môi trưởng giảm thiểu biến đổi khí hậu
ngày nay. Trong khuôn khổ một mục của một tiết dạy, không thể đưa được nhiều
phương pháp để sáng kiến kinh nghiệm có thể ứng dụng được nhiều đối tượng
học sinh hơn nữa. Tuy nhiên, với 2 phương pháp nêu trong nội dung sáng kiến
kinh nghiệm nếu áp dụng vào trong giảng dạy sẽ đạt được hiệu quả cao, đặc biệt
là học sinh ở các vùng miền núi, hải đảo điều kiện tiếp cận thông tin đại chúng
còn nhiều khó khăn. Thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm bản thân trong giáo
dục môi trường để ứng phó với biến đổi khí hậu cũng còn nhiều hạn chế, chưa
thực sự sâu sắc, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để sáng
kiến được ứng dụng rộng rãi hơn.
3.2. Kiến nghị:
- Đối với Sở giáo dục và Đào tạo: Cần tập huấn cho giáo viên công tác tích
hợp giáo dục môi trường để ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Đối với nhà trường THPT Lang Chánh: Cần trang bị đủ cơ sở vật chất để
giáo viên thực hiện bài giảng thuận lợi nhất;

- Đối với đồng nghiệp: Tăng cường sử dụng CNTT trong giảng dạy để đạt
được hiệu quả cao của SKKN.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Lê Thị Đắng
16


Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa Địa lí 11- CTCB Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Tổng
chủ biên Lê Thông.
2. Kết nối sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu - Báo điện tử Bộ Tài
nguyên và Môi trường đăng ngày 16/12/2019.
3. Nguồn ảnh: internet.

17


DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CẤP SỞ
GD&ĐT XẾP GIẢI C TRỞ LÊN
Họ Và Tên:

Lê Thị Đắng

Chức vụ:


Phó Hiệu trưởng

Đơn vị:

Trường THPT Lang Chánh, Lang Chánh, Thanh Hóa.

TT
1

Tên đề tài

Cấp đánh giá Kết quả

Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong
dạy học Địa lí 12

2

Năm học

Sở GD&ĐT

C

2010-2011

Sở GD&ĐT

C


2015-2016

Sở GD&ĐT

B

2016-2017

Một số phương pháp dạy học nhằm
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
trong bài 42- Môi trường và sự phát
triển bền vững (Địa lí 10)

3

Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để
soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm
khách quan-Phần Địa lí tự nhiên
(Địa lí 12-CTCB)

18



×