Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Áp dụng giáo dục STEM vào dạy học chủ đề xây dựng quy trình muối chua rau quả sinh học 10 ban cơ bản THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.73 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NHƯ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ÁP DỤNG GIÁO DỤC STEM VÀO DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH MUỐI CHUA
RAU QUẢ SINH HỌC 10 BAN CƠ BẢN THPT

Người thực hiện: Phạm Thị Nga
Chức vụ: TTCM
SKKN thuộc môn: Sinh học

THANH HÓA NĂM 2020


MỤC LỤC
TRANG
MỤC LỤC……………………………………………………………………. 1
1. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………... 2
1.1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………… 2
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………. 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………… 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...............................................
4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...........................................
3
2.2. Thực trạng của đề tài........................................................................
5


2.3. Giải pháp giải quyết vấn đề..............................................................
5
2.3.1. Xác định các bước cần thực hiện để xây dựng chủ đề/ bài học
STEM…………………………………………………………………… 5
2.3.2. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề “Xây dựng quy trình muối
chua rau quả”…………………………………………………………… 6
2.3.3. Biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực học sinh thông qua
dạy học “Chủ đề Xây dựng quy trình muối chua rau quả”....................... 15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...................................................
16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................
18
3.1. Kết luận...............................................................................................
18
3.2. Kiến nghị...........................................................................................
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................
19

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đem lại những
phát triển vượt bậc, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc
gia, nhất là các nước đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến
đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường,
mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra
những thách thức có tính toàn cầu. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững nhiều

quốc gia, trong đó có nước ta đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững
chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội.
Bởi vậy, đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết, là yêu cầu bắt buộc và
là xu thế chung của toàn cầu [8].
Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ XIII Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW
ngày 4/1/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày
27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê
duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông [8].
Cùng với đổi mới chương trình giáo dục thì phương pháp dạy học cũng là
một yêu cầu cấp thiết. Đặc trưng cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học là tổ
chức liên tiếp các hoạt động học tập để từ đó giúp học sinh (HS) tự khám phá
những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được
sắp đặt sẵn. Trong đó, giáo viên (GV) là người tổ chức và chỉ đạo, HS tiến hành
các hoạt động học tập nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng
sáng tạo các kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc thực tiễn. Như
vậy, đổi mới phương pháp dạy học giúp HS rèn luyện phương pháp tự học, HS
chủ động, tích cực sáng tạo trong học tập. Từ đó phát triển toàn diện năng lực,
phẩm chất người học, tạo cho HS tư duy độc lập để giải quyết những vấn đề đặt
ra trong thực tiễn [6].
Trong những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo đã liên tục tổ chức các
đợt tập huấn cho giáo viên về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học,
có rất nhiều các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học đã được triển khai.
Trong năm học 2019 – 2020 Sở GD & ĐT Thanh hóa đã tổ chức đợt tập huấn
chuyên đề “Tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên về xây dựng chủ đề giáo dục

STEM trong giáo dục trung học”. Bản thân tôi nhận thức được khi học STEM
các kiến thức và kỹ năng liên quan đến 4 lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật
và toán học được tích hợp, lồng ghép, bổ trợ cho nhau giúp HS vừa nắm vững lí
thuyết, vừa thực hành tạo ra sản phẩm thực tế ứng dụng vào cuộc sống. Giáo dục
STEM còn cung cấp cho HS những kỹ năng mềm như giải quyết vấn đề, tư duy
phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp,.... Sau khi làm thí nghiệm tạo ra
một sản phẩm, HS phải suy nghĩ cách trình bày, giới thiệu sản phẩm sao cho hấp
2


dẫn, thuyết phục người nghe. Điều này giúp tăng khả năng thuyết trình, phản
biện tư duy khoa học. STEM là kết hợp những cái cũ, ứng dụng thêm thiết bị
công nghệ theo cách thông minh và hiệu quả.
Tuy nhiên, tài liệu tập huấn này chỉ mang tính khái quát chung chung mà
chưa có nhiều kế hoạch giáo dục cụ thể, chi tiết cho từng chủ đề. Vì vậy, bản
thân tôi nhận thấy việc biên soạn tài liệu chi tiết cụ thể và xây dựng kế hoạch
dạy học các chủ đề/bài học STEM cho từng chủ đề là hết sức cần thiết để tổ
chức triển khai thực hiện các chủ đề giáo dục STEM trong chương trình giáo
dục phổ thông. Từ đó làm tài liệu để các đồng ngiệp tham khảo, vận dụng từng
bước nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển toàn diện phẩm chất người học dần
đáp ứng được nhu cầu của xã hội ngày càng phát triển như ngày nay.
Từ những lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“Áp dụng giáo dục STEM vào dạy học Chủ đề Xây dựng quy trình muối chua
rau quả Sinh học 10 Ban cơ bản THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định các bước cần thực hiện để xây dựng chủ đề/ bài học STEM.
- Xây dựng kế hoạch dạy học STEM chủ đề “Xây dựng quy trình muối chua rau
quả” Sinh học 10 Ban cơ bản THPT.
- Tổ chức triển khai dạy học STEM chủ đề “Xây dựng quy trình muối chua rau
quả” Sinh học 10 Ban cơ bản THPT.

- Biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực học sinh thông qua dạy học
STEM chủ đề “Xây dựng quy trình muối chua rau quả”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Áp dụng giáo dục STEM vào dạy học Chủ đề “Xây dựng quy trình muối
chua rau quả” Sinh học 10 Ban cơ bản THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp thực nghiệm
- Thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trước hết chúng ta cần hiểu STEM là gì? Giáo dục STEM là gì? STEM là
thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ),
Engineering (Kĩ thuật), Mathematics (Toán học), thường được sử dụng khi bàn
đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học của
mỗi Quốc gia. Còn giáo dục STEM được hiểu là mô hình giáo dục dựa trên cách
tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật
và toán học vào giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn trong bối cảnh lịch sử
cụ thể [3].
Tuy nhiên, đối với HS của tôi ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, là một
huyện Miền núi nghèo, đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn thì
giáo dục STEM đối với các em vẫn đang còn xa lạ, ít được tiếp cận bởi cơ sở vật
chất nơi đây, trang thiết bị để thực hiện giáo dục STEM còn nhiều hạn chế.
Nhưng trên thực tế không ai có thể phủ nhận những ưu điểm của giáo dục
STEM và sau đây là ba ưu điểm lớn mà giáo dục STEM đem lại cho người học

[7]:
+ Thứ nhất: Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp
cận liên môn và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy 4 môn học như các
đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập
gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, HS vừa học được kiến thức khoa
học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Giáo dục STEM
phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng
lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những
công việc đỏi hỏi trí óc của thế kỉ 21.
+ Thứ hai: Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực
giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, HS
được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến
các kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề đó HS phải tìm tòi, nghiên cứu
những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo
khoa, học liệu, các thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để
giải quyết vấn đề đặt ra.
+ Thứ ba: Giáo dục STEM đề cao một hình thức học tập mới cho người học, đó
là hình thức học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một “nhà phát
minh”, người học sẽ phải hiểu được thực chất của các kiến thức được trang bị,
phải biết cách mở rộng kiến thức, phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng
cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.
Như vậy, khi được giáo dục STEM người học sẽ được phát triển toàn diện
về phẩm chất và năng lực. Từ đó, giúp tạo ra một nguồn nhân lực thích nghi tốt
nhất với sự phát triển và biến đổi nhanh chóng của xã hội ngày nay.
Bởi những ưu điểm lớn lao mà giáo dục STEM mang lại thì việc tổ chức
dạy học các chủ đề/bài học STEM là điều cấp thiết của giáo dục hiện nay ở tất
cả các vùng miền của Tổ quốc.

4



2.2. Thực trạng của vấn đề
Hiện nay, cùng với sự đổi mới của chương trình giáo dục thì đổi mới
phương pháp dạy học đang được chú trọng. Đã có rất nhiều phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học mới được ra đời như: Kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn
phủ bàn, kĩ thuật động não, kĩ thuật “Bể cá”, kĩ thuật sơ đồ tư duy, dạy học gắn
với sản xuất kinh doanh, kĩ thuật bàn tay nặn bột,…Đã mang lại những hiệu quả
giáo dục nhất định.
Tuy nhiên, dưới góc độ giáo dục và vận dụng trong bối cảnh Việt Nam thì
giáo dục STEM một mặt thực hiện đầy đủ mục tiêu giáo dục đã nêu trong
chương trình giáo dục phổ thông, mặt khác giáo dục STEM còn giúp [3]:
+ Phát triển các năng lực chung cho HS: Giáo dục STEM nhằm chuẩn bị cho HS
những cơ hội, cũng như những thách thức trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu
của thế kỉ 21. Bên cạnh những hiểu biết về các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ,
Kĩ thuật, Toán học HS sẽ được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
+ Định hướng nghề nghiệp cho HS: Giáo dục STEM sẽ tạo cho HS những kiến
thức, kỹ năng mang tính nền tảng cho việc học tập ở các bậc học cao hơn cũng
như cho nghề nghiệp tương lai của HS. Từ đó, góp phần xây dựng lực lượng lao
động có năng lực, có phẩm chất tốt, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực STEM
nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước.
Theo một dự báo từ Cục thống kê lao động Hoa Kỳ lực lượng lao động
STEM sẽ tăng 23% trong vòng ba năm tới với tỉ lệ các nghề nghiệp STEM sẽ là:
Khoa học máy tính 71%; Kỹ thuật truyền thông 16%; Khoa học vật lí 7%; Khoa
học đời sống 4%; Toán học 2%. Nhu cầu tuyển dụng các công việc liên quan
đến STEM không chỉ tăng ở Hoa Kỳ mà còn tăng ở nhiều nước trên thế giới.
Như tại Vương quốc Anh, Học viện Kỹ thuật Hoàng Gia dự báo năm 2020 sẽ
cần 100.000 sinh viên chuyên ngành STEM mỗi năm đề đáp ứng nhu cầu lao
động, hay ở Đức đang thiếu hụt 210.000 công nhân lĩnh vực STEM,…Còn tại
Việt Nam nhu cầu lao động STEM ngày càng cao [5].

Như vậy, giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay
là rất cần thiết để tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc
của thế kỉ 21, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và tác động tích
cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa.
2.3. Giải pháp để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xác định các bước cần thực hiện để xây dựng chủ đề/ bài học STEM
Bước 1: Lựa chọn chủ đề
Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình sinh học 10 và các hiện
tượng, quá trình gắn các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công
nghệ có sử dụng kiến thức đó trong thực tiễn… để lựa chọn chủ đề của bài học.
Cụ thể ứng dụng đó là: Sữa chua/dưa muối – Vi sinh vật – Quy trình làm sữa
chua/dưa muối. Từ đó tôi lựa chọn chủ đề “Xây dựng quy trình làm dưa chua”
để dạy học STEM.
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết
Sau khi đã lựa chọn được chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải
quyết để giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh
5


phải học được những kiến thức, kỹ năng cần dạy học trong chương trình môn
học đã được lựa chọn.
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của sản phẩm cần chế tạo
Sau khi đã xác định được sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ tiêu chí
của sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất giải pháp giải
quyết vấn đề. Các tiêu chí cần hướng tới định hướng quá trình học tập và vận
dụng kiến thức nền của học sinh chứ không chỉ tập trung đánh giá sản phẩm vật
chất.
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp
và kỹ thuật dạy học tích cực. Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục

đích, nội dung và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành.
2.3.2. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề “Xây dựng quy trình muối chua
rau quả” [1], [2], [3], [4]
A. Tên chủ đề
XÂY DỰNG QUY TRÌNH MUỐI CHUA RAU QUẢ
(Số tiết: 03 – Lớp 10)
B. Mô tả chủ đề
Các loại rau quả muối chua như: Dưa rau cải, dưa bắp cải, cà muối,
hành muối, dưa chuột muối chua,… là món ăn phổ biến, được nhiều người yêu
thích. Rau quả muối chua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và lợi khuẩn tốt cho hệ
tiêu hóa. Theo phân tích của các nhà khoa học cứ 1 chén rau cải muối chua có
chứa: 27 calo, 4g chất xơ, 1g prôtêin, giàu sắt, vitamin C, K, B 6 cùng các
khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt trong quá trình lên men hàm lượng
đường tự nhiên trong rau cải được giảm đáng kể, thay vào đó là các axit hữu cơ
tốt cho sức khỏe tạo điều kiện cho lợi khuẩn probiotic phát triển. Như vậy, khi
bổ sung thêm rau quả muối chua vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ đem lại những
lợi ích đáng kể như: Cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cân,
giải tỏa căng thẳng, giảm nguy cơ mắc ung thư,…
Bản chất của quá trình muối chua rau quả là quá trình lên men lactic,
trong đó các hợp chất hữu cơ như đường, prôtêin được phân giải thành axit
lactic và các axit amin. Các yếu tố như nồng độ muối, nhiệt độ có thể ảnh hưởng
đến tốc độ của quá trình lên men. Trong chủ đề này HS thực hiện nghiên cứu
xây dựng quy trình muối chua rau quả, theo đó HS học được kiến thức về
chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Sinh học lớp 10 Ban cơ bản
(Bao gồm các bài: 22, 23 (mục II) và bài 24) và vận dụng các kiến thức có liên
quan như:
Môn Hóa học: Bài 44. Lên men êtylic (Hóa học lớp 9)
Môn Công nghệ: Bài 47. Thực hành: Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành
bằng phương pháp đơn giản (Công nghệ lớp 10)
Môn Toán học: Tính toán thống kê.

C. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Nêu được khái niệm vi sinh vật, các loại môi trường cơ bản và các kiểu dinh
dưỡng.
6


- Nêu và phân biệt được hô hấp kị khí với sự hô hấp hiếu khí và quá trình lên
men.
- Nêu được các quá trình phân giải prôtêin, pôlisacacrit và ứng dụng của chúng.
b. Kỹ năng
- Đọc, thu thập thông tin từ tài liệu.
- Tiến hành và mô tả được hiện tượng của thí nghiệm lên men êtylic.
- Lập kế hoạch, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố
đến quá trình lên men lactic (muối chua rau quả), ghi chép, đánh giá và đề xuất
quy trình muối chua rau quả theo các tiêu chí cần đạt của sản phẩm.
- Hợp tác nhóm.
- Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình, lắng nghe, nhận xét và phản biện
được ý kiến của người khác.
- Tự đánh giá được quá trình làm việc của cá nhân và các nhóm theo các tiêu chí
của GV đưa ra.
c. Phát triển phẩm chất
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ cá nhân, thảo luận nhóm
xây dựng sản phẩm chung của cả nhóm.
- Yêu thích, khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải
quyết các nhiệm vụ được giao.
- Hòa đồng, giúp đỡ người khác.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật, giữ gìn vệ sinh chung khi tiến hành thực
nghiệm.
d. Định hướng phát triển năng lực

Dự án giúp HS phát triển một số năng lực:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy logic và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực thuyết trình.
- Năng lực tự chủ và tự học.
D. Thiết bị
- Máy tính, máy chiếu, các công cụ hỗ trợ khác.
- Dụng cụ và hóa chất tiến hành thí nghiệm lên men êtylic: Ống nghiệm, giá ống
nghiệm, dung dịch đường glucôzơ 10%, nước lọc, bánh men,…
- Dụng cụ và nguyên liệu muối chua rau quả:
+ Dụng cụ: lọ nhựa, dao, thớt, rổ, chậu nhựa, …
+ Nguyên liệu: rau cải, quả cà, hành củ, muối, đường, nước, …
E. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU XÂY DỰNG QUY TRÌNH MUỐI
CHUA RAU QUẢ
(Tiết 1 – 45 phút)
a. Mục đích
- HS tiến hành được thí nghiệm lên men êtylic, quan sát mô tả được hiện tượng
từ đó đặt ra các câu hỏi về quá trình lên men rượu cũng như các quá trình lên
men, phân giải prôtêin, cacbohiđrat nói chung và các ứng dụng của quá trình
này.
7


- HS tiếp nhận nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng quy trình muối chua rau quả
theo các tiêu chí về sản phẩm, dựa trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của một số
yếu tố đến quá trình lên men.
b. Nội dung
- HS tiến hành thí nghiệm lên men êtylic và đặt các câu hỏi về quá trình lên

men, ứng dụng của các quá trình lên men.
- GV giới thiệu về tác dụng của rau quả muối chua. Sau đó GV đặt vấn đề: “Làm
thế nào để có thể tự làm rau quả muối chua thơm ngon, đảm bảo vệ sinh?”. GV
giao nhiệm vụ cho HS xây dựng quy trình muối chua rau quả từ việc nghiên cứu
ảnh hưởng của một số yếu tố như: lượng muối, lượng đường, nhiệt độ, …GV
nêu các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- GV hướng dẫn HS tự học kiến thức nền về chuyển hóa vật chất và năng lượng
ở vi sinh vật và tìm hiểu quy trình muối chau rau quả, lập kế hoạch nghiên cứu
ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình lên men, đề xuất quy trình muối chua
rau quả.
- HS thảo luận nhóm thống nhất kế hoạch thực hiện.
c. Dự kiến sản phẩm của HS
- Kết quả thí nghiệm lên men êtylic.
- Các câu hỏi về quá trình lên men.
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm (nghiên cứu kiến thức nền, thảo luận
phương án nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố và phân tích, thảo luận đưa ra
quy trình muối chua rau quả cuả nhóm), gồm: nhiệm vụ của các cá nhân, thời
gian, nội dung thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ tự học kiến thức nền và đề
xuất quy trình.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- GV chiếu một số hình ảnh liên quan đến quá trình lên men như: rượu gạo, sữa
chua, giấm ăn, hành muối chua.
- GV hỏi: Đặc điểm chung của các loại đồ ăn, đồ uống trên là gì?
- HS: Có thể trả lời “chúng đều tạo ra từ quá trình lên men” hoặc chưa trả lời
được.
- GV gợi ý để HS trả lời được nội dung: các sản phẩm trên đều tạo ra từ quá
trình lên men.
- GV đặt vấn đề: Vậy lên men là gì? Để hiểu hơn về quá trình lên men GV tổ
chức cho HS làm thí nghiệm lên men êtylic theo nhóm.
- GV phát phiếu học tập số 1 và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ 1: Tiến hành thí nghiệm lên men êtylic theo hướng dẫn
- Cho vào đáy ống nghiệm 2 và 3 mỗi ống 1g bột bánh men.
- Đổ nhẹ 10ml dung dịch đường theo thành ống nghiệm 1 và 2.
- Đổ nhẹ 10ml nước lọc theo thành ống nghiệm 3.
- Để các ống nghiệm ở nhiệt độ 30 – 320C, quan sát hiện tượng xảy ra trong 3
ống nghiệm và điền dấu (+) nếu có hiện tượng hoặc dấu (-) nếu không có hiện
tượng và bảng dưới đây:
8


Nhận xét

Có bọt khí

Có mùi rượu

Có mùi
đường

Có mùi men

Ống nghiệm 1
Ống nghiệm 2
Ống nghiệm 3
Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm chỉ ra các hiện tượng khác nhau trong các ống
nghiệm và giải thích tại sao có sự khác nhau đó? Dự đoán quá trình đã xảy ra ở
ống nghiệm số 2 là gì?
Lưu ý: GV cho nhóm khoa học chuẩn bị sẵn 1 bộ thí nghiệm đã làm
trước đó 4 giờ để hiện tượng được rõ hơn cho HS quan sát thêm.

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- HS báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi (nếu có) và nhận xét.
- GV nhận xét và kết luận.
Ở ống nghiệm 2 xảy ra quá trình lên men và các điều kiện cần để xảy ra
lên men là có đường và men. Quá trình trên tạo ra rượu êtylic và được gọi là lên
men êtylic.
- GV đặt câu hỏi: Ngoài quá trình lên men êtylic ra còn có quá trình lên men nào
khác nữa không?
- HS trả lời: Còn có quá trình lên men lactic.
- GV tiếp tục hỏi: Vậy em hãy kể ra một số sản phẩm của quá trình lên men
lactic?
- HS có thể kể: Các sản phẩm đó là sữa chua, cà muối, dưa cải chua, hành muối,
nem chua, …
- GV đặt vấn đề: Rau quả muối chua có chứa nhiều chất dinh dưỡng và lợi
khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Vậy làm thế nào để muối chua rau quả ngon nhất?
- HS trả lời dựa vào kiến thức thực tiễn của mình.
- GV tiếp tục đặt vấn đề và giao nhiệm vụ cho HS: Bằng cách nào để tìm ra các
điều kiện tối ưu nhất để muối chua ra quả thành công nhất? HS sẽ làm việc theo
nhóm để xây dựng quy trình muối chua ra quả và thi xem sản phẩm của nhóm
nào thành công nhất? Nhóm có sản phẩm thành công nhất sẽ được cô đặt hàng
và có phần thưởng.
- GV nêu chi tiết nhiệm vụ và các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
+ Sản phẩm cần thực hiện: Quy trình mô tả các bước muối chua rau quả và
thành phẩm của quy trình đó.
+ Tiêu chí đánh giá sản phẩm
STT

Tiêu chí

Điểm tối đa


Quy trình
1
2
3

Nêu được đủ các bước thực hiện quy trình muối chua rau
quả
Mô tả rõ thao tác thực hiện ở các bước
Mô tả rõ các loại nguyên liệu và tỉ lệ các loại nguyên liệu

10
20
20
9


Sản phẩm rau quả muối chua
4
Dưa rau cải có màu vàng, cà muối thì có màu trắng trông
20
đẹp mắt và hấp dẫn.
5
Độ chua vừa phải
20
6
Có mùi thơm đặc trưng
10
Tổng
100

- HS các nhóm thảo luận, đặt các câu hỏi làm rõ các tiêu chí.
- GV giao nhiệm vụ cho HS, hướng dẫn HS thực hiện và sản phẩm cần đạt được
ở hoạt động 2:
+ Nhiệm vụ:
 Tự học kiến thức về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật. Bao
gồm bài 22, bài 23 (mục II) Sinh học 10.
 Tìm hiểu quy trình muối chua rau quả.
 Tham khảo các điều kiện thực hiện muối chua rau quả thành công nhất. Cần
phân tích lý thuyết về quá trình lên men để tiến hành một số thí nghiệm thay đổi
các điều kiện như nhiệt độ, tỉ lệ các loại nguyên liệu, …
Đề xuất điều kiện tốt nhất cho quy trình muối chua rau quả.
+ Sản phẩm cần đạt được trong buổi học tiếp theo:
Cá nhân: Bản ghi chép nội dung kiến thức (phiếu học tập số 2 trong hoạt động
2).
Cả nhóm:
 Phiếu học tập số 2 trong hoạt động 2.
 Phiếu học tập số 2 trong đó phân chia nhiệm vụ, phương án thí nghiệm.
 Chuẩn bị trình bày phương án thí nghiệm trong hoạt động 2.
* Lưu ý: Mỗi nhóm tự lựa chọn một loại rau quả cụ thể (như: rau cải, bắp cải,
hành củ, dưa chuột, …) để xây dựng quy trình muối chua cho một loại rau quả
cụ thể đó.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU KIẾN THỨC NỀN VÀ NGHIÊN CỨU CÁC
ĐIỀU KIỆN CHO QUY TRÌNH MUỐI CHUA RAU QUẢ
(Ở nhà)
a. Mục đích
HS tự đọc sách, tài liệu, thảo luận tiến hành thí nghiệm để:
- Hình thành kiến thức mới về: Khái niệm vi sinh vật, các loại môi trường cơ
bản, các kiểu dinh dưỡng, hô hấp và lên men, quá trình phân giải prôtêin,
pôlisaccarit và ứng dụng.
- Nêu được các bước muối chua rau quả.

- Nêu và giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men lactic từ đó
chọn điều kiện tối ưu để thiết lập quy trình muối chua rau quả ngon nhất.
b. Nội dung
- Các cá nhân tự học kiến thức nền, gồm: bài 22, bài 23 (mục II) Sinh học 10 và
tìm hiểu quy trình muối chua rau quả theo phần II bài 24 Sinh học 10 và từ các
tài liệu tham khảo trên internet (theo hướng dẫn của phiếu học tập số 2).
- Thảo luận nhóm đề xuất phương án và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh
hưởng của các yếu tố như nhiệt độ, độ nén, tỉ lệ nguyên liệu đến quá trình lên
10


men (phiếu học tập số 3).
- Phân tích kết quả thí nghiệm từ đó đề xuất quy trình muối chua rau quả chi tiết.
- Chuẩn bị bày trình bày trước lớp về quy trình muối chua rau quả và giải thích
được quy trình đó.
c. Dự kiến sản phẩm của HS
- Cá nhân: hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Nhóm: Hoàn thành nhật ký làm việc và bản vẽ sơ đồ mô tả quy trình muối
chua rau quả theo các bước. Trong mỗi bước mô tả chi tiết thao tác, nguyên liệu,
tỉ lệ và điều kiện thực hiện, bài trình bày trước lớp.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- GV hướng dẫn HS tự học kiến thức nền theo Phiếu học tập số 2. Đây là nhiệm
vụ cá nhân cần tự học trước khi làm việc nhóm lên phương án, thực hiện thí
nghiệm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Hướng dẫn HS tự học kiến thức nền và tìm hiểu quy trình muối chua rau quả)
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu nội dung bài 22, bài 23 (mục II) và trả lời các câu hỏi
sau:
1. Vi sinh vật là gì? Đặc điểm chung của vi sinh vật.
2. Phân biệt ba loại môi trường cơ bản.

3. Phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.
4. Phân biệt hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men. Lấy ví dụ minh họa.
5. Trình bày quá trình phân giải prôtêin.
6. Trình bày quá trình phân giải pôlisaccarit.
7. Kể tên các ứng dụng trong thực tiễn của các quá trình:
- Phân giải prôtêin.
- Lên men êtylic.
- Lên men lactic.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu quy trình muối chua rau quả ở mục II bài 24 Sinh học
10 và tìm hiểu quy trình muối chua rau quả từ các tài liệu khác, tài liệu trên
internet, … và chỉ ra được:
- Các bước muối chua rau quả.
- Các nguyên liệu và tỉ lệ.
- Nhiệt độ và thời gian thí nghiệm.
- Quá trình nào đã xảy ra khi muối chua rau quả? Tại sao rau quả muối chua có
vị chua và mùi thơm ngon đặc trưng?
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm lên phương án và tiến hành thực nghiệm
nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình muối chua rau quả.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Hướng dẫn HS thảo luận nhóm, tiến hành thí nghiệm nghiên cứu
ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng rau quả đã muối chua,
đưa ra quy trình muối chua rau quả)
Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm, thống nhất các bước muối chua rau quả và trả lời
các câu hỏi sau:
- Kể tên các nguyên liệu cần để muối chua một loại rau quả cụ thể?
- Quá trình nào đã xảy ra khi muối chua rau quả? Tại sao rau quả muối chua có
11


vị chua và mùi thơm ngon đặc trưng?

- Khi muối chua rau quả người ta cho thêm một chút đường vào để làm gì?
- Tỉ lệ muối/ nước, nhiệt độ và thời gian thí nghiệm ảnh hưởng như thế nào đến
quá trình lên men và chất lượng sản phẩm như thế nào?
Nhiệm vụ 2: Đề xuất phương án thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các
yếu tố sau đến quá trình lên men muối chua một loại rau quả cụ thể: Tỉ lệ
nguyên liệu, nhiệt độ, thời gian thí nghiệm.
Cách làm: Tham khảo và chọn một công thức muối chua rau quả cơ bản → sau
đó thay đổi một số yếu tố về tỉ lệ muối/ nước, nhiệt độ và thời gian thí nghiệm
(dựa trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của các yếu tố này đến chất lượng sản phẩm
Mà bản chất là ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ của phản ứng lên men) →
đề xuất phương án thay đổi các yếu tố đó → chia nhiệm vụ cho các cá nhân
thực hiện đề nghiên cứu ảnh hưởng của chúng.
Mỗi yếu tố chọn 2 – 3 thay đổi/ 2 – 3 phương án, khi thay đổi có thể lập
bảng theo dõi:
STT Yếu tố nghiên cứu Phương
Đặc điểm sản
Giải thích
án thực phẩm (màu sắc,
kết quả
nghiệm mùi vị, độ chua)
Tỉ lệ muối/nước
1
Lượng rau quả
Nhiệt độ
Thời gian muối
Tỉ lệ muối/nước
2
Lượng rau quả
Nhiệt độ
Thời gian muối

Tỉ lệ muối/nước
3
Lượng rau quả
Nhiệt độ
Thời gian muối
Sau khi đề xuất phương án nên phân công mỗi thành viên trong nhóm thực
hiện các phương án ứng với một yếu tố nghiên cứu, mỗi yếu tố nghiên cứu 2 HS
thực hiện.
Nhiệm vụ 3: Thảo luận nhóm đánh giá kết quả thử nghiệm các phương án, giải
thích và chọn phương án tốt nhất để muối chua rau quả thành công nhất.
Vẽ sơ đồ quy trình có các chú thích chi tiết từng bước, chuẩn bị báo cáo
trước lớp từ 3 – 5 phút và giải thích được lí do lựa chọn các điều kiện mô tả
trong quy trình.
Lưu ý: quá trình thảo luận nhóm cần ghi chép nhật ký nhật ký làm việc
nhóm (theo mẫu giáo viên yêu cầu).

12


STT

Tiêu chí đánh giá bản vẽ sơ đồ và bài trình bày:
Tiêu chí

Điểm tối
đa

Bản vẽ quy trình
1 Nêu được đủ các bước thực hiện quy trình muối chua rau quả
10

2 Mô tả rõ thao tác thực hiện ở các bước
20
3 Mô tả rõ các loại nguyên liệu và tỉ lệ các loại nguyên liệu
20
Trình bày
4 Nêu được đầy đủ các bước của quy trình to và rõ ràng
10
5 Đúng thời gian cho phép từ 3 – 5 phút
5
6 Nêu được các phương án đã thực hiện thí nghiệm và kết quả
10
thí nghiệm
7 Giải thích lí do quyết định chọn điều kiện cho từng yếu tố
15
nghiên cứu trong đề xuất
8 Trả lời đúng ít nhất 1 câu hỏi phản biện của GV và các bạn
10
nhóm khác
Tổng
100
Hoạt động 3: TRÌNH BÀY, BẢO VỆ QUY TRÌNH MUỐI CHUA RAU
QUẢ
(Tiết 2 – 45 phút)
a. Mục đích
HS bảo vệ và hoàn thiện được quy trình muối chua rau quả của nhóm.
b. Nội dung:
- HS trình bày, giải thích, bảo vệ quy trình muối chua rau quả.
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện quy trình của các nhóm.
- Các nhóm ghi lại, để thảo luận thống nhất quy trình đề xuất để thử nghiệm.
- Phân công công việc, lên kế hoạch thực hiện thử nghiệm quy trình muối chua

rau quả.
c. Dự kiến sản phẩm của HS
Quy trình muối chua rau quả đã hoàn thiện.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- GV nêu các yêu cầu cho bài trình bày:
+ Nội dung cần trình bày: Các bước, điều kiện cụ thể trong từng bước, sơ sở đề
xuất (chi tiết theo tiêu chí đánh giá bài trình bày).
+ Thời gian báo cáo: Từ 3 – 5 phút.
+ Các nhóm lắng nghe, ghi chép và so sánh với nhóm mình, nêu câu hỏi phản
biện.
- Đại diện HS các nhóm báo cáo, các nhóm sau nếu trùng các bước thực hiện thì
chỉ nêu những điều kiện khác nhau và giải thích.
- GV tổ chức thảo luận và đặt một số câu hỏi để làm rõ kiến thức như:
+ Bản chất của quá trình muối chua rau quả là gì?
+ Tại sao nên cho thêm một chút đường khi muối chua rau quả?
+ Điều chỉnh lượng muối có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng sản phẩm?
+ Thời gian thí nghiệm bao nhiêu là phù hợp?
13


+ Khi thay đổi nhiệt độ thì ảnh hưởng như thế nào đến sản phẩm?
+ Vi sinh vật lên men rau quả muối thuộc loại nào?
+ Tại sao sản phẩm có vị chua, mùi thơm, hương vị hấp dẫn?
- GV hướng dẫn nhiệm vụ và yêu cầu tiếp theo: Các nhóm về nhà muối chua rau
quả theo quy trình đã đề xuất, có quay lại video mô tả tiến trình thực hiện.
Hoạt động 4: THỰC HIỆN QUY TRÌNH MUỐI CHUA RAU QUẢ
(Ở nhà)
a. Mục đích:
- HS dựa vào quy trình muối chua rau quả đề xuất để thử nghiệm, giải quyết các
vấn đề gặp phải để điều chỉnh quy trình.

- Tạo ra được sản phẩm minh họa cho quy trình sản xuất.
b. Nội dung:
- HS sử dụng các nguyên liệu và dụng cụ đã chuẩn bị để tiến hành muối chua
rau quả theo quy trình, quay lại video quy trình thực hiện.
- Trong quá trình thực hiện, HS quan sát, đánh giá và điều chỉnh (nếu cần).
- Chuẩn bị bài báo cáo sản phẩm trước lớp và chia sẻ những khó khăn gặp phải
trong quá trình thử nghiệm, cách giải quyết và kết quả.
c. Dự kiến sản phẩm của HS:
- Mỗi nhóm có một sản phẩm rau quả đã muối chua, video tiến hành thực hiện,
quy trình muối chua rau quả mới nếu có điều chỉnh.
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
Các nhóm tự lập kế hoạch và làm việc ở nhà, quay video, ghi nhật ký
làm việc theo mẫu.
Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM VÀ THẢO LUẬN
(Tiết 3 – 45 phút)
a. Mục đích
Các nhóm HS giới thiệu quy trình muối chua rau quả trước lớp, chia sẻ
quá trình trải nghiệm.
b. Nội dung
- Các nhóm trình diễn mô tả sản phẩm và quy trình muối chua rau quả tương
ứng với sản phẩm đó trước lớp, trình bày những thay đổi trong quy trình và lí
do.
- Thảo luận nhận xét, đánh giá sản phẩm, phân tích các khó khăn các nhóm gặp
phải trong quá trình thực hiện.
- GV gợi ý việc phát triển sản phẩm tiếp theo với các nguyên liệu khác nhau.
- GV tổng kết và công bố nhóm xuất sắc nhất được đặt hàng, phát phần thưởng.
c. Dự kiến sản phẩm của HS
Quy trình muối chua rau quả hoàn chỉnh và sản phẩm rau quả đã muối
chua thơm, ngon, hấp dẫn.
d. Cách thức tổ chức hoạt động

- GV nêu các yêu cầu cho bài trình bày:
+ Nội dung cần trình bày: Mô tả sản phẩm, các bước thực hiện, điều kiện cụ thể
trong từng bước, những thay đổi so với đề xuất ban đầu, lí do.
+ Thời gian báo cáo: Từ 3 – 5 phút.
+ Các nhóm nghe và đánh giá sản phẩm.
14


- Đại diện HS các nhóm báo cáo (có thể quay video để làm tài liệu tham khảo).
- GV tổ chức thảo luận về các vấn đề mà các nhóm gặp phải trong quá trình thực
hiện.
- Tổng kết về kiến thức: Khái niệm vi sinh vật; đặc điểm chung của vi sinh vật;
các loại môi trường cơ bản; các kiểu dinh dưỡng; phân biệt quá trình hô hấp hiếu
khí, hô hấp kị khí và lên men; quá trình phân giải prôtêin và ứng dụng; quá trình
phân giải pôlisaccarit và ứng dụng trong thực tiễn.
- GV tổng kết đánh giá điểm của các nhóm theo tiêu chí đã đặt ra ban đầu. Công
bố nhóm xuất sắc nhất được đặt hàng và được tặng phần thưởng (phần thưởng
có thể là điểm số và sách vở).
2.3.3. Biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực học sinh thông qua dạy
học “Chủ đề Xây dựng quy trình muối chua rau quả”
Câu 1. Khi nói về đặc điểm của vi sinh vật thì đặc điểm nào sau đây không
đúng? [1], [2]
A. Kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi.
B. Vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
C. Tất cả vi sinh vật có cơ thể đơn bào.
D. Vi sinh vật có nhiều nhóm phân loại khác nhau.
Câu 2. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật mà đã biết rõ về thành phần hóa học và
khối lượng của các thành phần đó được gọi là
A. môi trường dùng chất tự nhiên.
B. môi trường nhân tạo.

C. môi trường bán tổng hợp.
D. môi trường tổng hợp.
Câu 3. Trong các vi sinh vật sau: Vi khuẩn lam, tảo lục đơn bào, vi khuẩn nitrat
hóa, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục. Loài vi sinh vật nào có kiểu dinh dưỡng khác
với các vi sinh vật còn lại? [1], [2]
A. Vi khuẩn lam.
B. Tảo lục đơn bào.
C. Vi khuẩn nitrat hóa.
D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục.
Câu 4. Nem chua được tạo ra nhờ quá trình nào sau đây?
A. Lên men lactic.
B. Lên men êtylic.
C. Phân giải hiếu khí prôtêin.
D. Phân giải hiếu khí và kỵ khí prôtêin.
Câu 5. Cho sơ đồ biểu diễn quá trình lên men rượu:
Đường Nấm men
Êtanol + X + Năng lượng. Chất X trong sơ đồ là chất gì? [9]
A. khí O2.
B. khí CO2.
C. axit lactic.
D. axit axêtic.
Câu 6. Ý nào sau đây sai khi nói về quá trình phân giải prôtêin? [9]
A. Khi môi trường thiếu nitơ, vi sinh vật khử amin của axit amin, do đó có
hiện tượng khí amôniac bay ra.
B. Quá trình phân giải prôtêin phức tạp thành các axit amin được thực
hiện nhờ enzim prôtêaza.
C. Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nitơ, vi sinh vật khử amin của
axit amin, do đó có hiện tượng khí amôniac bay ra.
D. Nhờ có tác dụng của prôtêaza của vi sinh vật mà prôtêin của đậu tương
được phân giải tạo ra các axit amin.

15


Câu 7. Nấm và động vật nguyên sinh không thể sinh trưởng trong môi trường
thiếu nhân tố nào? [1]
A. Chất vô cơ.
B. Chất hữu cơ.
C. Ánh sáng mặt trời.
D. Khí CO2.
Câu 8. Sản phẩm nào sau đây được tạo ra nhờ quá trình lên men lactic? [1], [2]
A. Nước mắm.
B. Rượu êtylic.
C. Nước tương. D. Nem chua.
Câu 9. Trong quá trình làm sữa chua, vì sao sữa đang ở trạng thái lỏng trở thành
sệt?
A. Vì axit lactic tạo ra, pH dung dịch sữa giảm, prôtêin của sữa kết tủa.
B. Vì axit lactic tạo ra, pH dung dịch sữa tăng, prôtêin của sữa kết tủa.
C. Vì axit axêtic tạo ra, pH dung dịch sữa giảm, prôtêin của sữa kết tủa.
D. Vì axit lactic tạo ra, pH dung dịch sữa giảm, đường của sữa kết tủa.
Câu 10. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về quá trình muối chua
rau quả?
1. Thực chất của quá trình muối chua rau quả là quá trình lên men lactic.
2. Muối chua rau quả xảy ra trong điều kiện hiếu khí.
3. Trong quá trình muối chua rau quả vi khuẩn lactic đã chuyển hóa
đường trong rau, củ, quả thành axit lactic.
4. Trong quá trình muối chua rau quả thì độ pH tăng lên.
5. Trong quá trình muối chua rau quả chất dinh dưỡng từ trong rau quả
khuếch tán ra môi trường.
A. 2
B. 3

C. 4
D. 5
* Đáp án:
Câu 1 – C; Câu 2 – D; Câu 3 – C; Câu 4 – A; Câu 5 – B; Câu 6 – A; Câu 7 – B;
Câu 8 – D; Câu 9 – A; Câu 10 – B.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với hoạt động giáo dục: Tôi đã dạy học thực nghiệm trên lớp 10A2 bằng
các phương pháp và hình thức tổ chức như đã nêu ở trên và cho học sinh trả lời
các câu hỏi để kiểm tra năng lực. Tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ
như: Đa số các em rất hứng thú học tập, bởi vì với giáo dục STEM các em được
hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức đối với cuộc sống. Các
em HS vô cùng thích thú khi chính bản thân mình đã tạo ra được sản phẩm sử
dụng được ngay trong cuộc sống hàng ngày.
Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú học tập của HS cao hơn hẳn so với
HS lớp đối chứng 10A5 cụ thể như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú học tập của HS
Lớp
10A2
10A5

Sĩ số
36
38

Rất hứng thú,
tích cực
Số
%
lượng
21

58,33
11
28,95

Hứng thú, tích cực
Số lượng

%

15
15

41,67
39,47

Không hứng thú,
tích cực
Số lượng
%
0
12

0
31,58
16


Đặc biệt bài học STEM này được tổ chức tại một trường thuộc huyện
miền núi còn nghèo như huyện Như Xuân, tưởng chừng như giáo dục STEM
còn xa lạ. Nhưng thực tế sau khi triển khai chuyên đề giáo dục STEM đã cho

thấy giáo dục STEM gần hơn qua các thí nghiệm ngay trong thực tiễn cuộc sống
hàng ngày.
Kết quả trả lời các câu hỏi kiểm tra năng lực cũng có nhiều tiến bộ so với
HS các lớp đối chứng 10A5 cụ thể như sau:
Bảng 2: Kết quả kiểm tra năng lực của HS
Giỏi
Lớp

Sĩ số

10A2
10A5

36
38

Số
lượn
g
11
5

Khá
%

30,56
13,16

Số
lượn

g
16
10

%
44,44
26,32

Trung bình
Số
%
lượn
g
9
25,00
18
47,36

Yếu
Số
lượn
g
0
5

%
0
13,16

- Đối với bản thân: Tích lũy thêm những hiểu biết về giáo dục STEM và cách

vận dụng giáo dục STEM vào dạy học ở bộ môn Sinh học. Điều này vô cùng
quan trọng và cần thiết đối với mỗi giáo viên của thời đại ngày nay.
- Đối với đồng nghiệp và nhà trường: Là tài liệu chi tiết để các đồng nghiệp
tham khảo và vận dụng.

17


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau khi triển khai thực hiện đề tài, đã thu được các kết quả như:
- Xác định được các bước cần thực hiện để xây dựng chủ đề/ bài học STEM.
- Xây dựng được kế hoạch dạy học STEM chủ đề “Xây dựng quy trình muối
chua rau quả” Sinh học 10 Ban cơ bản THPT.
- Đã tổ chức triển khai dạy học STEM chủ đề “Xây dựng quy trình muối chua
rau quả” Sinh học 10 Ban cơ bản THPT thành công tại lớp 10A2 và thu được
những kết quả trên cả sự mong đợi.
- Biên soạn được câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực học sinh thông qua dạy học
STEM chủ đề “Xây dựng quy trình muối chua rau quả”.
Việc được giáo dục STEM đã làm cho các em HS nhận thấy Khoa học,
Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học không còn xa lại nữa mà trở nên trực quan
sinh động hơn qua các thí nghiệm trong thực tiễn. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả
giáo dục thể hiện qua kết quả kiểm tra năng lực của HS được nâng cao hơn hẳn
so với các em HS ở lớp đối chứng, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực
của HS đáp ứng được nhu cầu nhân lực của thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay.
3.2. Kiến nghị
- Trong các nhà trường cần tổ chức các chuyên đề về giáo dục STEM ở để giúp
giáo viên có thêm điều kiện học hỏi nâng cao hiểu biết về giáo dục STEM. Từ
đó, nhiều giáo viên cùng tham gia dạy học STEM và cùng trao đổi thảo luận, rút
kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện.

- Tất cả các bộ môn có thể thực hiện triển khai giáo dục STEM như Vật lí, Hóa
học, Công nghệ, Toán, Tin học và Sinh học đều cần tham gia giáo dục STEM đề
giáo dục STEM không còn xa lạ nữa. Từ đó, cũng giúp hình thành kỹ năng tự
chủ, tìm tòi và sáng tạo của HS.
- Các cấp quản lí giáo dục cần xây dựng tài liệu chi tiết hơn, cụ thể hơn ở từng
chủ đề trong từng môn học để đảm bảo sự thống nhất, sự đồng bộ để hiệu quả
giáo dục ngày càng cao hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót vậy rất
mong sự quan tâm đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện
hơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, Ngày 25 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của mình
không sao chép nội dung của người khác
Tác giả

Phạm Thị Nga
18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa Sinh học 10 - Ban cơ bản – Bộ giáo dục và đào tạo - Nhà
xuất bản giáo dục, năm 2008.
[2]. Sách giáo khoa Sinh học 10 - Ban nâng cao – Bộ giáo dục và đào tạo - Nhà
xuất bản giáo dục, năm 2008.
[3]. Tài liệu tập huấn “Tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên về xây dựng chủ đề
giáo dục STEM trong giáo dục trung học” – Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2019.
[4]. Tài liệu tham khảo trên trang web

[5]. Tài liệu tham khảo trên trang web
[6]. Tài liệu tham khảo trên trang web
[7]. Tài liệu tham khảo trên trang web
[8]. Tài liệu tham khảo trên trang web
[9]. Tài liệu tham khảo trên trang web

19



×