Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào việc dạy học môn địa lí lớp 12 ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.94 KB, 22 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới kéo theo nhu cầu
ngày càng lớn trong kinh tế và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nói
chung và nguồn năng lượng nói riêng, khiến các loại tài nguyên đặc biệt là
khoáng sản năng lượng đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Do đó để đảm bảo cho sự
phát triển bền vững thì việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng
là một yêu cầu thiết yếu được đặt ra trên toàn thế giới. Việt Nam là quốc gia
đang phát triển chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Vậy làm thế nào để
mỗi người dân đều có ý thức cao trong việc sử dụng năng lượng? Điều đó đòi
hỏi phải có sự chung tay của cộng đồng, trong đó ngành giáo dục là lực lượng
nòng cốt, bởi không một đối tượng giáo dục nào có thể tốt hơn học sinh- thế hệ
tương lai của đất nước. Việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
được thực hiện dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên do đây không phải là một môn
học độc lập nên phổ biến nhất là tích hợp nội dung này thông qua môn học trong
trường phổ thông. Là một giáo viên dạy bộ môn Địa lí- qua nhiều năm giảng dạy
tôi thấy môn Địa lí là một môn khoa học có thể dạy học tích hợp cho học sinh kĩ
năng bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong nhà trường, gia đình và
xã hội có hiệu quả. Trong quá trình dạy học Địa lí tôi luôn chú trọng vào việc
tích hợp nội dung sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả.
Hơn nữa học sinh trường THPT Như Xuân nơi tôi đang giảng dạy trực tiếp
tôi thấy đây là trường thuộc miền núi, ý thức học sinh còn hạn chế về việc vận
dụng kiến thức khoa học vào việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Chính vì những lí do trên nên tôi lựa chọn đề tài ‘‘Tích hợp sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả vào việc dạy học môn Địa lí lớp 12 ở trường
THPT’’. Là một vấn đề cần thiết mong muốn sẽ đóng góp một phần nhằm thực
hiện chủ trương sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả mà quốc hội khoá XII đã
đề ra.
Qua đề tài này đòi hỏi mỗi giáo viên và học sinh cần phải nắm vững các kiến
thức cơ bản của môn học từ đó biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày.
* Điểm mới của sáng kiến này là:


- Xác định được nội dung cần tích hợp cho học sinh trong quá trình giảng
dạy môn Địa lí phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và vận dụng một
cách hợp lý.
- Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách cụ
thể mà không làm mất đi đặc thù của môn học, không làm quá tải nội dung cần
giảng dạy.
- Nâng cao được ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các
em.
1.2. Mục đích nghiên cứu
* Đối với giáo viên:
Tôi đã đưa ra đề tài nghiên cứu này nhằm nhắc nhở bản thân mình phải sử
dụng phương pháp sư phạm, các kĩ năng sống để giáo dục học sinh thấy rõ trách
1


nhiệm của cá nhân mình trong việc sử dụng tiết kiệm và hiểu quả nguồn năng
lượng.
* Đối với học sinh:
Đồng thời gây hứng thú cho học sinh trong những giờ học Địa lí vốn bản
chất rất khô khan này. Hơn nữa bản thân tôi mong muốn sáng kiến kinh nghiệm
này là một tài liệu tham khảo hữu ích cho người dạy và người học, góp phần vào
phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu của đề tài:
Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn năng lượng tại địa phương nơi các
em học sinh đang sinh hoạt, học tập, trong chương trình địa lí 12 THPT.
1.4. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THPT lớp 12 Trường THPT Như
Xuân – Thanh Hóa.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm đạt kết quả cao trong công tác nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã
sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể đó là các

phương pháp:
- Phương pháp quan sát: qua dự giờ thao giảng và hội giảng của trường.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Thu thập, phân tích và xử lí tài liệu.
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh.
- Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
- Phương pháp thực hành, rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .
2.1. Cơ sở lí luận
Giáo dục năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp hữu hiệu để tiết
kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Nó là một quá trình lâu dài, phải được
thực hiện đồng bộ . Trường học là nơi tập trung nguồn lực cơ bản cho tương lai,
là môi trường giáo dục tốt nhất cho mọi nội dung chương trình. Trường học là
nơi tạo nguồn, tuyên truyền viên phong phú, hiệu quả cho cộng đồng.
Như vậy, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một nội
dung hết sức cần thiết trong cuộc sống. Do vậy lồng ghép giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả vào việc dạy học môn Địa lí 12 ở trường THPT
nhằm thực hiện chủ trương giảm tải chương trình giáo dục phổ thông, vừa tạo
hứng thú cho học sinh và nâng cao hiệu quả giáo dục.
Địa lí là môn khoa học vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính xã hội hơn
nữa chương trình Địa lí THPT nghiên cứu các vấn đề tự nhiên, kinh tế- xã hội
rất phong phú và đa dạng gần gủi với cuộc sống thực tế.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
* Thực trạng học sinh.
Nhìn chung đa số học sinh trường THPT Như xuân có sự yêu thích môn Địa
lí, có khả năng tư duy. Tuy nhiên vận dụng các kiến thức Địa lí vào cuộc sống
thực tế để tích hợp với các môn khoa học khác để sử dụng tiết kiệm và có hiệu
2



quả nguồn năng lượng là không dễ dàng. Tôi nhận định hầu hết các em còn gặp
nhiều khó khăn khi rèn luyện kĩ năng này.
- Kĩ năng liên hệ, vận dụng kiến thức trong bài học áp dụng vào thực tế
còn hạn chế.
- Trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu và khả năng vận dụng kiến thức
không đồng đều. Nhiều học sinh chưa tập trung chú ý, chưa tích cực trong giờ
học.
- Vấn đề khó khăn về kiến thức cộng thêm cộng thêm ý tưởng nghèo nàn
dẫn đến nhiều học sinh còn rụt rè , thiếu tự tin khi lấy ví dụ.
- Học sinh chưa thực sự bị lôi cuốn và hào hứng.
- Một số ít học sinh ý thức công dân rất kém, cho rằng sự thay đổi hành vi
nhỏ sẽ không có tác dụng đến tầm vĩ mô.
- Ý thức tự giác về giữ gìn vệ sinh trường lớp của đa số học sinh còn quá
kém, các em chỉ làm việc theo sự phân công và mang tính chiếu lệ. Hiện tượng
xả rác bừa bãi còn rất nhiều.
- Học sinh chưa thực sự tự giác trong việc sử dụng điện ở lớp, ở phòng
thực hành, việc sử dụng nước ở nơi công cộng còn tùy tiện, bừa bãi.
- Việc tham gia lao động vệ sinh giữ gìn khuôn viên nhà trường Xanh –
Sạch – Đẹp và giữ gìn vệ sinh thôn xóm của học sinh chưa thực sự mang tính tự
giác.
* Kết quả:
Sau khi dạy xong học kỳ I năm học 2019 – 2020 tôi tiến hành khảo sát
một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng năng lượng trong nhà trường, kết quả
như sau:
+ Trên 80% không hiểu được sử dụng năng lượng tiết kiệm là gì.
+ Trên 80% không quan tâm đến việc sử dụng năng lượng ra sao.
+ Gần 20% học sinh có hiểu biết về tiết kiệm năng lượng nhưng xem ra
còn lơ mơ, chưa hiểu được bản chất.
+ 60% học sinh không quan tâm đến việc tiết kiệm điện, nước và bảo vệ
môi trường, đa phần các em thực hiện công việc chỉ vì mệnh lệnh hay vì những

lý do khác mà thôi.
Với những nguyên nhân trên, đã dẫn đến việc dạy học theo kiểu tích hợp
vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong dạy học môn Địa lí ở
trường THPT chưa đạt được kết quả như mong muốn. Thực tế là tôi đã tiến
hành khảo sát ý thức học sinh lớp 12B5 và 12B6 qua kiểm tra hiểu biết của các
em về vấn đề sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong năm học 20192020 và thu được kết quả sau:
*Bảng đánh giá ý thức về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Lớp 12B5
Sĩ số lớp
Co ý thức
33
19 HS

Trong đo
Chưa co ý thức
Co ý thức nhưng lười
biếng
6 HS
8 HS
3


( đạt 57,6%)

( đạt 18,2%)

( đạt 24,2%)

- Lớp 12B6
Sĩ số lớp

Co ý thức
35

Trong đo
Chưa co ý thức
Co ý thức nhưng lười
biếng
5 HS
7 HS
( đạt 14,3%)
( đạt 20,0%)

23 HS
( đạt 65,7%)
* Thực trạng giáo viên
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ không ngừng học hỏi nhưng việc trao đổi
kinh nghiệm giảng dạy chưa đạt hiệu quả
- Bản thân ít được tham gia các lớp tập huấn của Sở Giáo Dục Đào Tạo nên
chưa thể tích hợp được nhiều môn học liên quan đến vấn đề sử dụng tiết kiệm và
có hiệu quả nguồn năng lượng.
- Do sự hạn chế về thời gian của tiết học, nên trong quá trình giảng dạy ít lấy
được ví dụ.
- Chưa mạnh dạn đề xuất các chương trình ngoại khoá về bảo vệ môi trường và
sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Đứng trước thực trạng như vậy nên tôi chọn đề tài giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả để nghiên cứu.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Xác định các địa chỉ được lồng ghép
Địa lí được coi là môn học có nhiều cơ hội giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả. Và nội dung môn học có nhiều vấn đề liên quan chặt chẽ đến

nguồn năng lượng.
Kiến thức nguồn năng lượng ở đây rất đầy đủ gồm nguồn năng lượng truyền
thống như Than, Dầu khí và nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt trời,
thuỷ triều, địa nhiệt, sức gió, điện nguyên tử. Vì thế khi khai thác để giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là rất tự nhiên, không gò bó, gượng ép.
Như vậy đối với môn Địa lí thì hầu như bài nào cũng có thể khai thác nội dung
giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở khía cạnh khác với mức độ
rộng hẹp khác nhau.
Dưới đây là địa chỉ tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả vào việc dạy học môn Địa lí lớp 12 ở trường THPT.
Lớ
p
12

Tên bài
Bài 7. Đất
nước nhiều
đồi núi.

Địa chỉ tích
hợp
Mục 3. Thế
mạnh và hạn
chế của các
khu vực địa
hình đối với
phát triển
kinh tế- xã

Nội dung tích hợp

- Vùng đồi núi tập trung
nhiều khoáng sản, nguồn
thuỷ năng dồi dào.
- Vùng đồng bằng là nơi tập
trung dân cư đông đúc, tập
trung các thành phố, các
KCN, tiêu thụ rất nhiều năng

Mức độ
tích hợp
Liên hệ.

4


12

12

12

12

lượng.
- Phân tích bản đồ phân bố
dân cư và bản đồ kinh tế để
hội.
thấy được mối quan hệ giữa
dân số và phát triển kinh tế
đối với sử dụng năng lượng.

Biển Đông có nhiều tài
nguyên khoáng sản, có giá trị
Bài 8. Thiên Mục 2. ảnh
hàng đầu là Dầu khí.
nhiên chịu
hưởng của
- Sức gió và thuỷ triều có khả
ảnh hưởng
Biển Đôngnăng tạo ra điện.
sâu sắc của
phần TNTN
- Việc xây dựng, khai thác
Biển
vùng biển.
nguồn năng lượng mới ở
nước ta.
- Tính chất khí hậu nhiệt đới
Mục 1. Khí
ẩm gió mùa với tổng bức xạ
hậu nhiệt đới lớn, cân bằng bức xạ dương
Bài 9. Thiên gió mùa.
quanh năm, lượng mưa lớn.
nhiên nhiệt
Mục 2. Các
- Địa hình miền núi chia cắt
thành phần tự mạnh, sông ngòi dày đặc có
đới ẩm gió
nhiên khác:
điều kiện phát triển công
mùa.

sông ngòi, địa nghiệp năng lượng: thuỷ
hình.
điện, điện sử dụng năng
lượng mặt trời.
-Suy thoái tài nguyên rừng
do khai thác và chất lượng
Mục 1. Sử
rừng kém, biện pháp bảo vệ
dụng và bảo
tài nguyên rừng.
Bài 14. Sử
vệ tài nguyên -Bảo vệ các tài nguyên khác
dụng và bảo
sinh vật.
như nước, khoáng sản. và
vệ tài
Mục 3. Sử
bảo vệ môi trường.
nguyên thiên
dụng và bảo
-Phân tích được biến đổi về
nhiên.
vệ tài nguyên tài nguyên thiên nhiên, có ý
khác.
thức sử dụng tiết kiệm và
hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
Bài 16. Đặc
điểm dân số
và phân bố
dân cư nước

ta.

Mục 2. Dân
số còn tăng
nhanh, cơ cấu
dân số trẻ.

- Dân số đông và tăng nhanh,
chất lượng cuộc sống của
nhân dân ngày càng tăng,
nhu cầu sử dụng năng lượng
ngày càng nhiều gây sức ép
tới tài nguyên, môi trường.
-Nhận xét mối quan hệ giữa
gia tăng dân sốvới vấn đề sử

Liên hệ.

Liên hệ.

Liên hệ.

Liên hệ.

5


12

12


12

dụng năng lượng.
- Ủng hộ chính sách dân số
của địa phương, nhà nước.
-Kiến thức:
+biết được cơ cấu ngành
công nghiệp năng lượng
nước ta cũng như nguồn lực
tự nhiên, tình hình sản xuất
và phân bố của từng phân
ngành.
+Các giải pháp sử dụng hợp
Bài 27. Vấn
lí các nguồn lực tự nhiên đối
đề phát triển
với ngành công nghiệp năng
Mục 1. Công
một số
lượng.
nghiệp năng
ngành công
+Cần sử dụng các nguồn
lượng.
nghiệp trọng
năng lượng sạch thay thế
điểm.
năng lượng hoá thạch.
-Kĩ năng: phân tích bản đồ

sản lượng khai thác than, dầu
mỏ và tình hình sản xuất điện
ở nước ta.
Nhận xét và phân tích bản đồ
công nghiệp năng lượng.
-Thái độ: có ý thức sử dụng
tiết kiệm năng lượng.
Giao thông vận tải là ngành
sử dụng rất nhiều xăng, dầu,
than đồng thời còn gây ô
Bài 30. Vấn
nhiễm môi trường. việc sử
đề phát triển
dụng các phương tiện hiện
giao thông
Mục 1. Giao
đại tiết kiệm nhiên liệu và sử
vận tải và
thông vận tải. dụng các nguồn năng lượng
thông tin
mới thay thế dần cho các
liên lạc.
nhiên liệu truyền thống đồng
thời với việc cải thiện kết cấu
hạ tầng là vấn đề hết sức cần
thiết.
Bài 31. Vấn Mục 1:thương -Các mặt hàng xuất khẩu của
đề phát triển mại- phần b.
nước ta ngày càng phong
thương mại ngoại thương. phú, trong đó khoáng sản

và du lịch.
như than, dầu khí là mặt
hàng xuất khẩu chủ lực. Việc
xuất khẩu khoáng sản sẽ
mang lại ngoại tệ cho đất

Bộ phận.

Liên hệ

Liên hệ.

6


12

12

12

nước. tuy nhiên sẽ dẫn đến
cạn kiệt tài nguyên.
Thấy được hậu quả của việc
tiếp tục xuất khẩu nhiên liệu
đối với nền kinh tế, môi
trường đất nước.
- Đây là vùng có nhiều thế
mạnh về khoáng sản nhiên
liệu như than và thuỷ điện.

Bài 32. Vấn
- Việc khai thác tài nguyên
đề khai thác Mục 2. Khai
khoáng sản và xây dựng các
thế mạnh ở
thác, chế biến
nhà máy thuỷ điện cần chú ý
Trung Du
khoáng sản và
tới vấn đề môi trường và
Miền Núi
thuỷ điện.
phát triển bền vững.
Bắc Bộ.
- Phân tích bản đồ khai thác
một số thế mạnh chủ yếu của
vùng.
- Kiến thức: Tây Nguyên có
nhiều thế mạnh phát triển
Bài 37. Vấn Mục 4. Khai
công nghiệp năng lượng,
đề khai thác thác thuỷ
nhiều nhà máy thuỷ điện
thế mạnh ở
năng kết hợp được xây dựng.
Tây Nguyên. với thuỷ lợi.
- Kĩ năng: phân tích bản đồ
các bậc thang thuỷ điện trên
Tây Nguyên.
Bài 39. Vấn Mục 2. Các

- Kiến thức: Đông Nam Bộ
đề khai thác thế mạnh và
là vùng kinh tế phát triển
lãnh thổ theo hạn chế
nhất nước ta. Dân số đông,
chiều sâu ở
nhu cầu sử dụng điện là rất
Đông Nam
lớn.
Bộ.
- ĐNB có nhiều tiềm năng
để phát triển công nghiệp
năng lượng.(có nhiều dầu
khí, tiềm năng thuỷ điện
lớn.)
- Để khai thác lãnh thổ theo
chiều sâu vấn đề đặt ra là nhu
cầu sử dụng năng lượng rất
lớn, chú ý vấn đề môi
trường.
- Kĩ năng: phân tích bản đồ
kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
- Sưu tầm một số tranh ảnh
lien quan tới ngành công

Liên hệ.

Bộ phận.

Bộ phận


7


12

12

Bài 40. Thực
hành.

Bài tập số 1

Bài 42

Mục 1. Vùng
biển và thềm
lục địa nước
ta giàu tiềm
năng.

nghiệp năng lượng ở vùng
này.
-Thấy được tiềm năng Dầu
khí của vùng.
-Sự phát triển của công
nghiệp khai thác Dầu khí.
-Tác động của công nghiệp
khai thác Dầu khí đến phát
triển kinh tế.

-Vùng biển và thềm lục địa
nước ta có nhiều tiềm năng
phát triển ngành công nghiệp
năng lượng như Dầu khí, sức
gió, thuỷ triều.
-Dựa vào bản đồ phân tích
các thế mạnh của vùng biển
nước ta.

Bộ phận.

Liên hệ.

3.2. Ưng dụng tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả trong dạy học Địa Lí ở trường THPT.
3.2.1. Loại bài kiến thức năng lượng được lồng ghép thành một mục
trong bài học.
Giáo viên phải có ý thức làm rõ kiến thức về năng lượng chọn những nội
dung, phương pháp thể hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả sách giáo khoa.
3.2.2. Loại bài kiến thức năng lượng được lồng ghép vào kiến thức Địa
Lí.
Có rất nhiều kiến thức được lồng ghép tích hợp trong môn Địa Lí. Có
được những kiến thức này trên cơ sở giáo viên quan tâm, lưu ý đến việc kết hợp,
bổ sung, thêm vào một cách linh hoạt, khéo léo những kiến thức sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả ở trường THPT. Ở đây thường liên quan đến những
hậu quả của việc khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên, phát triển dân số, phát
triển kinh tế… hoặc những đường lối chính sách, biện pháp của các thời kì khác
nhau đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3.3.Các biện pháp tổ chức thực hiện.
3.3.1. Biện pháp thứ nhất: lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết

kiệm và hiệu quả thành một mục trong bài học.
3.3.2. Biện pháp thứ hai: kiến thức năng lượng được lồng ghép vào
kiến thức Địa Lí.
Ví dụ: Địa lí 12
Bài 27. Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.
- Nội dung tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .
+ Biết được cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta cũng như nguồn
lực tự nhiên , tình hình sản xuất và phân bố từng phân ngành.
8


+ Các giải pháp sử dụng các nguồn lực tự nhiên đối với ngành công nghiệp năng
lượng.
+ Cần sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế năng lượng hoá thạch.
+ Phân tích biểu đồ sản lượng khai thác than, Dầu mỏ và tình hình sản xuất điện
ở nước ta.
+ Nhận xét và phân tích bản đồ công nghiệp năng lượng.
+ Có ý thức sử dụng tiết kiệm điện, xăng dầu, than.
Bài 30. Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Nội dung tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Giao thông vận tải là ngành sử dụng rất nhiều xăng, dầu, than đồng thời còn
gây ô nhiễm môi trường.
- Việc sử dụng các phương tiện hiện đại tiết kiệm nhiên liệu và sử dụng các
nguồn năng lượng mới thay thế dần cho các nhiên liệu truyền thống đồng thời
với việc cải thiện kết cấu hạ tầng là vấn đề hết sức cần thiết.
3.4. Kiểm nghiệm- kết quả của việc ứng dụng.
Qua việc thực hiện giải pháp trên ở một số lớp tính đến năm học 2019- 2020
tôi có kiểm tra kiến thức hiểu biết về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
của học sinh lớp 12 đạt kết quả như sau:
- Lớp 12B5

Trong đo

Sĩ số lớp
33

Co ý thức tốt

Chưa co ý thức

29 HS
( đạt 87,9%)

0 HS

Co ý thức nhưng lười
biếng
4 HS
( đạt 12,1%)

- Lớp 12B6
Sĩ số lớp
35

Trong đo
Co ý thức tốt Chưa co ý thức
Co ý thức nhưng lười
biếng
31 HS
0 HS
4 HS

(đạt 88,6%)
( đạt 11,4%)
Các em nhận thức sâu sắc được phần lớn các nguồn tài nguyên có hạn nên
cần khai thác và sử dụng hợp lí, tuyên truyền cho mọi người cần sử dụng hợp lí
và tiết kiệm, có hiệu quả nguồn năng lượng.
Ở nhà các em có ý thức nhắc nhở người thân trong gia đình sử dụng tiết
kiệm điện. Đến trường các em luôn có ý thức tiết kiệm điện như tắt quạt, điện
khi ra khỏi lớp.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
4.1.Kết luận:
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở trường THPT là một
vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết nhằm hình thành cho các em thói quen sử
dụng nguồn năng lượng thật tiết kiệm và hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày,
9


cũng như nhận thức được sâu sắc phần lớn nguồn tài nguyên là có hạn nên cần
khai thác và sử dụng hợp lí, đảm bảo được sự phát triển bền vững.
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở trường THPT không
chỉ áp dụng với môn Địa lí mà còn có thể áp dụng với nhiều môn học khác. Đã
đến lúc “ Mỗi giáo viên phải trở thành một nhà giáo dục môi trường để giảng
dạy các môn trong nhà trường”( giáo sư tiến sĩ Vũ Ngọc Hải).
4.2. Kiến nghị và đề xuất.
Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đổi mới công tác quản lí và
đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào
chiều sâu để khai thác những lợi ích của nó.
- Cần có những kế hoạch và hành động cụ thể trong việc sử dụng tiết kiệm
năng lượng điện ở các phòng ban, phòng học.
- Khuôn viên nhà trường cũng cần có những câu khẩu hiệu băng dôn về
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Đưa giải pháp dạy học tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả” áp dụng cho nhiều cấp trong trường học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày 01 tháng 07năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội nung của người
khác

Mai Thị Thơm

10


PHỤ LỤC GIÁO ÁN MINH HỌA
BÀI 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
TRỌNG ĐIỂM
I. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, năng lực
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành công
nghiệp trọng điểm ở nước ta.
2. Kĩ năng:
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, sơ đồ về các ngành công nghiệp.
- Sử dụng bản đồ và Atlat để phân tích cơ cấu ngành của một số trung tâm công
nghiệp và phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm.
3. Thái độ : Có ý thức tích cực đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao

tiếp; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực riêng: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Năng lực sử dụng bản
đồ, số liệu thống kê
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị cuả giáo viên
- Bản đồ công nghiệp chung.
- Bản đồ công nghiệp năng lượng.
- Sơ đồ cơ cấu công nghiệp năng lượng.
- Atlat Địa lí VN.
- Phiếu học tập, bảng biểu, hình ảnh.
2. Chuẩn bị của HS
SGK, Atlats, các đồ dùng học tập
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp đàm thoại gợi mở; nêu và giải quyết vấn đề; dạy học theo nhóm;
- Kĩ thuật đặt câu hỏi; đồ dùng trực quan; Sơ đồ tư duy.
IV. Hoạt động học tập
A. Tình huống xuất phát
1. Mục tiêu
- Giúp hs nhớ lại được khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm và kể tên được
các ngành CN trọng điểm.
- Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến
thức của bài học cho học sinh.
2. Phương thức: Cá nhân/cả lớp
3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân nhắc lại khái
niệm ngành công nghiệp trọng điểm. Kể tên các ngành CN trọng điểm. Tại sao
các ngành đó lại được xem là ngành CN trọng điểm?
11



Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào kiến thức bài cũ để trả lời câu
hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả: GV gọi HS trả lời, HS khác
bổ sung. Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài học.
Bước 4: Đánh giá: GV quan sát, đánh giá hoạt động của HS.
B. Hình thành kiến thức mới
1. Tìm hiểu ngành công nghiệp năng lượng
 Mục tiêu:
- Trình bày được cơ cấu của ngành công nghiệp năng lượng.
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp khai
thác than và dầu khí của nước ta.
- Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày được đặc điểm phân bố của ngành
công nghiệp khai thác than và dầu khí của nước ta.
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp điện
lực của nước ta.
- Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày được đặc điểm phân bố của
ngành công nghiệp điện lực của nước ta.
a. Cơ cấu công nghiệp năng lượng (cá nhân/cả lớp) 5’
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân dựa vào sơ đồ SGK
trình bày cơ cấu của ngành công nghiệp năng lượng. Lấy ví dụ các loại khác.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào sơ đồ trong SGK hiểu biết của bản
thân để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả: GV gọi HS trả lời, HS khác bổ
sung. Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài học.
Chốt kiến thức
Công nghiệp năng lượng gồm :
- Khai thác nguyên, nhiên liệu : Than ; Dầu khí ; Các loại khác (Củi gỗ, nhiên
liệu phóng xạ)
- Sản xuất điện : Thủy điện, nhiệt điện, các loại khác (nguyên tử, gió, mặt trời,
thủy triều...)

Bước 4: Đánh giá: GV quan sát, đánh giá hoạt động của HS.
b. Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu (cặp/cả lớp) 10’
Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để hoàn thành phiếu học tập số 1 và
số 2.
Phiếu học tập số 1
Các loại

Trữ lượng

Phân bố

Tình hình sản xuất

antraxit
Than nâu
Than bùn
Than mỡ
12


Phiếu học tập số 2
Trữ lượng

Phân bố

Tình hình sản xuất

Dầu
Khí tự nhiên


Bước 2: HS dựa vào kênh chữ, hình 27.2, 27.3 trong SGK (trang 118, 119, 120)
Atslat Địa lí VN (trang.....) để hoàn thành phiếu học tập. GV quan sát, hướng
dẫn HS.
Bước 3: Các cặp trao đổi thảo luận và hoàn thành phiếu học tập, báo cáo kết quả:
GV gọi đại diện của 2 cặp trả lời, các cặp khác so sánh với kết quả làm việc của
mình sau đó góp ý và bổ sung. Trên cơ sở đó GV chốt kiến thức.
Chốt kiến thức
Phiếu học tập số 1
- Công nghiệp khai thác than :
Các loại

Trữ lượng

Phân bố

Tình hình sản xuất

antraxit

Hơn 3 tỉ tấn

Vùng Đông Bắc, nhất là
Quảng Ninh

Than nâu Hàng chục tỉ
tấn

Đồng bằng sông Hồng

Than bùn Lớn


- Có ở nhiều nơi.

- Trước năm 2000 tăng
với tốc độ bình thường
(năm 1990 là 4,6 triệu
tấn, năm 1995 là8,4
triệu tấn, năm 2000 là
11,6 triệu tấn.

- Tập trung chủ yếu ở
đồng bằng sông Cửu
Long (nhất là khu vực U
Minh)

-- Những năm gần đây
tăng với tốc độ rất
nhanh (năm 2005 đạt
hơn 34 triệu tấn)

Than mỡ

Nhỏ

Thái Nguyên
Phiếu học tập số 2

- Công nghiệp dầu khí :
Trữ lượng


Phân bố

Tình hình sản xuất

- Vài tỉ tấn
dầu mỏ.

- Các bể trầm tích ngoài thềm
lục địa.

- Hàng trăm tỉ
m3 khí

- Bể trầm tích Cửu Long và
Nam Côn Sơn có triển vọng về

- Năm 1986, tấn dầu thô đầu
tiên được khai thác. Từ đó đến
nay, sản lượng khai thác liên
tục tăng (năm 2005 đạt 18,5
13


trữ lượng và khả năng khai
thác.
- Ngoài ra dầu, khí còn có ở
bể trầm tích sông Hồng, trung
Bộ, Thổ Chu - Mã Lai.

triệu tấn).

- Khí tự nhiên đã được khai
thác phục vụ cho nhà máy
điện và sản xuất phân đạm.
- Chuẩn bị cho ra đời ngành
công nghiệp lọc - hóa dầu
(Dung Quất).

Bước 4: GV quan sát, đánh giá hoạt động và kết quả làm việc của HS .
C. Công nghiệp điện lực
1. Mục tiêu
Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp điện lực
của nước ta.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày và giải thích được đặc điểm phân bố
của ngành công nghiệp điện lực của nước ta.
2. Phương thức: cá nhân/cả lớp
3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân dựa vào kênh chữ SGK trang 121,
Atlat Địa lí Việt Nam và hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi sau :
+ Phân tích khái quát những thế mạnh về tự nhiên đối với việc phát triển
ngành công nghiệp điện lực nước ta.
+ Trình bày hiện trạng phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta.
+ Kể tên các nhà máy thủy điện và nhiệt điện của nước ta.
Bước 2: HS dựa vào kênh chữ, hình 27.3 trong SGK (trang120, 121) Atslat Địa
lí VN (trang.....) để trả lời các câu hỏi. GV quan sát, hướng dẫn HS.
Bước 3: HS hoàn thành nhiệm vụ cá nhân. GV gọi HS trả lời, các HS khác sánh
với kết quả làm việc của mình sau đó góp ý và bổ sung. Trên cơ sở đó GV chốt
kiến thức.
Chốt kiến thức
* Khái quát chung:
- Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực

- Sản lượng điện tăng rất nhanh
- Cơ cấu sản lương điện phân theo nguồn có sự thay đổi:
+ Giai đoạn 1991-1996 thủy điện chiếm hơn 70%.
+ Đến năm 2005 nhiệt điện chiếm khoảng 70%.
- Mạng lưới tải điện đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp 500kW
* Ngành thủy điện và ngành nhiệt điện:
- Thủy điện:
+ Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trugn ở hệ thống sông Hòng và
sông Đồng Nai
+ Hàng loạt các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động: Hòa Bình,
Yaly
+ Nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng: Sơn la, Na Hang
14


- Nhiệt điện:
+ Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí; nguồn nhiên liệu tiềm tàng: năng lượng
mặt trời, sức gió…
+ Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh, các
nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí
+ Hàng loạt nhà máy nhiệt điện có công suất lớn đi vào hoạt động: Phả Lại,
Uông Bí và Uông Bí mở rộng, Phú Mĩ 1, 2, 3, 4…
+ Một số nhà máy đang được xây dựng
Bước 4: GV quan sát, đánh giá hoạt động của HS.
Câu hỏi mở rộng : Tại sao nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không được xây
dựng ở miền Nam? (GV gợi ý HS trả lời)
* TÍCH HỢP: Ngành CN điện lực của nước ta những năm gần đây có những
nét khởi sắc khi đáp ứng được nhu cầu trong nước và 1 phần hỗ trợ cho nước
bạn. Tuy nhiên, chính việc xây dựng nhà máy thủy điện đã gây ra những hậu quả
khôn lường đôi khi đi ngược lại sự phát triển của xã hội. Để xây dựng nên

những hồ chứa nước khổng lồ đòi hỏi phải phá một diện tích rừng rất lớn- ảnh
hưởng đến hệ sinh thái và mọi trường xung quanh hồ→ làm biến đổi tự nhiên.
Bên cạnh đó việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện sử dụng 1 lượng lớn năng
lượng hóa thạch làm suy kiệt tài nguyên, thải ra khí gây ô nhiễm môi trường,
góp phần cộng hưởng làm thủng tầng ozon và hiệu ứng nhà kính? Giải pháp?
2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
1. Mục tiêu
Trình bày được cơ cấu và tình hình phát triển, phân bố của ngành công nghiệp
chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta.
Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày được đặc điểm phân bố của ngành
công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta. Giải thích được đặc
điểm phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước
ta.
2. Phương thức: cặp/cả lớp
3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau :
+ Chứng minh cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP đa dạng
+ Giải thích vì sao CN chế biến LT-TP là ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Trình bày tình hình phát triển và sự phân bố của ngành CN chế biến LT-TP.
+ Tại sao nói: việc phân bố CN chế biến LT-TP mang tính qui luật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào bản đồ nông nghiệp, sơ đồ, bảng biểu
trong SGK, Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Bước 3: HS hoàn thành nhiệm vụ cá nhân. GV gọi HS trả lời, các HS khác sánh
với kết quả làm việc của mình sau đó góp ý và bổ sung. Trên cơ sở đó GV chốt
kiến thức.
Chốt kiến thức
- Cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành
chính và nhiều phân ngành khác
15



- Dựa vào nguồn nguyên liệu của ngành trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi
tròng thủy hải sản
- Hàng năm sản xuất một lượng rất lớn.
- Việc phân bố ngành CN này mang tính chất qui luật. Nó phụ thuộc vào tính
chất nguôn nguyên liệu , thị trường tiêu thụ.
Bước 4: Đánh giá: GV quan sát, đánh giá hoạt động của HS.
C. Luyện tập
1. Mục tiêu : Củng cố khắc sâu kiến thức của bài học vấn đề phát triển các
ngành công nghiệp trọng điểm.
2. Phương thức : Cả lớp
3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy :
+ Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Xác định các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ và giải
thích sự phân bố của chúng ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiên vụ cá nhân. GV quan sát giúp
đỡ.
Bước 3: HS hoàn thành nhiệm vụ cá nhân. GV gọi HS trả lời, các HS khác sánh
với kết quả làm việc của mình sau đó góp ý và bổ sung. Trên cơ sở đó GV chốt
kiến thức.
Bước 4: Đánh giá: GV quan sát, đánh giá hoạt động của HS và đánh giá kết quả
hoạt động cuối cùng của HS.
D. Vận dụng
1. Mục tiêu : Vân dụng kiến thức của bài học vấn đề phát triển các ngành công
nghiệp trọng điểm liên hệ với việc phát triển một số ngành công nghiệp trọng
điểm ở địa phương.
2. Phương thức : Cá nhân
3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy :

+ Kể tên các ngành công nghiêp trọng điểm ở địa phương. Tại sao lại
phân bố ở địa phương em ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiên vụ cá nhân. GV quan sát giúp
đỡ.
Bước 3: HS hoàn thành nhiệm vụ cá nhân ở nhà.
Bước 4: Đánh giá: GV đánh giá hoạt động của HS và đánh giá kết quả hoạt động
cuối cùng của HS

16


PHỤ LỤC TRANH ẢNH VỀ NGUỒN NĂNG LƯỢNG
- Năng lượng Than

- Năng lượng Dầu khí

- Năng lượng Thủy điện

17


*Nguồn năng lượng thay thế
- Năng lượng Song

- Năng lượng Địa nhiệt

- Năng lượng Gio
18



- Năng lượng Mặt trời

- Năng lượng Thủy triều

- Năng lượng Hạt nhân

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
2.Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn
2019- 2020.
3. Các văn bản bàn về sử dụng năng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt Nam ngày
05.03.2019- PGS,TS: Nguyễn Cảnh Nam.
4.Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
5.Sách giáo khoa Địa lí 12- NXB.

20


MỤC LỤC

NỘI DUNG

Trang

1. MỞ ĐẦU

1


1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Giới hạn nghiên cứu

2

1.4. Đối tượng nghiên cứu

2

1.5. Phương pháp nghiên cứu

2

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2

2.1. Cơ sở lí luận

2

2.2. Thực trạng của vấn đề


2

3.Giải pháp và tổ chức thực hiện

4

3.1. Xác định địa chỉ được lồng ghép

4

3.2. Ứng dụng tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trong dạy học địa lí 12 ở trường THPT

8

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

9
21


3.1. Kết luận

9

3.2. Kiến nghị và đề xuất

10


Phụ lục giáo án minh họa

11

Phụ lục tranh ảnh

17

Tài liệu tham khảo

20

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GV
SGK
HS
CN
LT – TP

Giáo viên
Sách giáo khoa
Học sinh
Công nghiệp
Lương thực – Thực phẩm

22




×