Trường MN Sơn Ca Lớp: Lá 1
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Chủ đề: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Chủ đề nhánh: CÔN TRÙNG
Đề tài: NHỮNG CHÚ BƯỚM XINH
I. Mục đích – yêu cầu:
- Biết được khái niệm về côn trùng: có 6 chân, cơ thể có ba phần : đầu, thân ( ngực, bụng),
cánh, các chân được gắn với ngực, có 2 sợi râu gắn ở đầu.
- Biết được vòng đời của bướm: Trứng nở thành sâu, sâu thành kén nhộng, nhộng thành
bướm con.
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc: hát và vận động theo bài hát gọi bướm, kìa con
bướm vàng.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong việc sử dụng ngôn ngữ của mình để diễn đạt
sự hiểu biết về côn trùng.
- Củng cố kỹ năng tạo hình bằng nguyên vật liệu mở.
- Giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn đối với côn trùng và cảnh vật xung quanh.
II. Chuẩn bị:
Cho cô Cho trẻ
Máy vi tính.
Powerpoint bài giảng.
Truyện chú sâu háu ăn.
Đĩa nhạc: Kìa con bướm vàng, gọi bướm.
Video clip: Vòng đời của bướm.
Tranh về vòng đời của bướm.
Thẻ từ, viết lông bảng.
Nguyên vật liệu mở: lá cây, kim sa, giấy báo,
giấy màu, bao rác màu, quạt giấy….
Keo hồ, kéo, rỗ.
Kim kẹp, kim bấm tập, keo 2 mặt.
III. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: “CHÚ SÂU HAM ĂN ”
- Cô đàm thoại cùng trẻ:
+ Con biết gì về con bướm?
GV: Trần Ngọc Bích Thanh Sơn
Trường MN Sơn Ca Lớp: Lá 1
+ Có bạn nào thấy hoặc nghe kể về con bướm ra đời như thế nào không?
+ Bây giờ, cô sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện về bướm “ CHÚ SÂU HAM ĂN”.
- Cô kể chuyện bằng powerpoint.
+ Vậy bướm sinh ra con hay trứng?
+ Từ trứng nở thành sâu, vậy các bạn có biết làm sao sâu lớn lên không?
+ Khi lớn lên sâu làm như thế nào để thành bướm xinh đẹp?
+ Từ cái kén chuyện gì đã xảy ra?
+ Nhân vật sâu bướm cô vừa kể cho các con nghe, các con có biết người ta gọi chúng 1 cái
tên chung là gì không?( côn trùng)
+ Vì sao người ta gọi chúng là côn trùng? ( cơ thể có 3 phần: đầu, ngực, và bụng, phần ngực
có 6 chân.)
2. Hoạt động 2: “ VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN CỦA BƯỚM”
- Cô cho trẻ xem phim vòng đời của bướm để củng cố lại kiến thức cho trẻ.
• Cô khái quát: Bướm mẹ đẻ trứng trên cây, trứng sẽ lớn lên và nở thành sâu con, khi sâu
già sẽ đóng kén nằm trong tổ gọi là nhộng. Tổ kén khô đi nứt vỏ ra và 1 chú bướm chui
ra hóa thành con bướm với đầy đủ chân và cánh.
+ Vậy để trở thành con bướm xinh đẹp thì bướm phải trải qua mấy giai đoạn? ( 4 giai đoạn)
3. Hoạt động 3: “ AI NHANH HƠN”
- Cô cho trẻ xếp đúng trình tự vòng đời của bướm và sao chép chữ: trứng bướm, sâu non,
nhộng, bướm trưởng thành.
- Cô cho trẻ xem power point về các loại bướm khác nhau.
4. Hoạt động 4: “NHỮNG ĐỘI TAY KÌ DIỆU”
- Cho trẻ trang trí cánh bướm theo sở thích, khả năng sáng tạo của trẻ bằng nguyên vật liệu
mở ( lá cây, hạt kim sa……)
5. Hoạt động 5: “VŨ HỘI BƯỚM XINH”
- Trẻ sẽ hóa trang thành những chú bướm và vận động tự do theo nhạc “ Gọi bướm”
GV: Trần Ngọc Bích Thanh Sơn