Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tập san chào mừng 20-11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 30 trang )


Lời Ngỏ
Cách đây 16 năm, ngày 6/12/ 1993 UBND Tỉnh Đồng Nai đã ký quyết định thành lập
Trường THPT BC Lê Hồng Phong và cho phép tuyển sinh khóa đầu tiên không lấy
điểm chuẩn, với số lượng tuyển sinh ban đầu là 6 lớp và chỉ có 300 học sinh. Đội ngũ
giáo viên của trường trong những ngày tháng mở đầu ấy còn rất mỏng, điều kiện cơ sở
vật chất rất sơ sài, thiếu đồng bộ. Vậy làm thế nào để trường tồn tại và phát triển? Đó
là những câu hỏi liên tiếp được đặt ra cho lãnh đạo nhà trường và đội ngũ thầy cô giáo.
Song bằng sự nỗ lực vượt mọi khó khăn cùng với sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, của
chính quyền địa phương, đến nay trường đã khẳng định được vị trí của mình trong hệ
thống các trường phổ thông của tỉnh với 42 lớp, trên 2000 học sinh và đội ngũ CB-
GV-CNV bao gồm 90 người.
Niềm vui lớn nhất đến với tập thể sư phạm nhà trường đó là ngày 23/10/2009
vừa qua, UBND Tỉnh Đồng Nai đã có Quyết định số 3090 chuyển đổi trường sang loại
hình công lập. Điều đó đã đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo nhân dân địa
phương đồng thời cũng đặt ra cho nhà trường một thử thách mới, một cuộc “cạnh
tranh” về chất lượng giáo dục đã thực sự bắt đầu. Để đưa con thuyền Lê Hồng Phong
vươn ra biển lớn không phải là điều dễ dàng bởi chất lượng tuyển sinh đầu vào vẫn
còn rất thấp. Bao băn khoăn, lo lắng đang đè nặng lên đôi vai đội ngũ thầy cô giáo và
cả những trăn trở của lãnh đạo nhà trường.
Hôm nay, nhân kỷ niệm 27 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, khi cả nước đang
hướng về đội ngũ thầy cô giáo, để tôn vinh, trân trọng những hy sinh thầm lặng của
người thầy. Lãnh đạo trường Lê Hồng Phong xin được cảm ơn sự đóng góp công sức
của tất cả quý thầy cô trong suốt 16 năm qua đã đồng hành cùng nhà trường vững
bước đi lên, giữ vững được những thành tích đáng tự hào. Mong rằng trong thời gian
sắp tới, quý thầy cô giáo tiếp tục vượt mọi khó khăn để ươm mầm, chăm sóc các thế
hệ nối tiếp để ngày mai đem đến cho cuộc đời những chùm quả ngọt ngào, những đóa
hoa tỏa ngát hương thơm. Đó mới thực sự là lúc chúng ta làm tròn thiên chức của một
người Thầy.
Chúc quý thầy cô giáo, các em học sinh sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt.


Ban Giám Hiệu
Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục” trong trường học.
Hiện nay tình trạng học sinh lười học đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm.
Một số học sinh ham chơi, lười học nhưng lại muốn có điểm cao nên tìm mọi cách để
quay cóp.
Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục” đã góp phần tích cực trong hoạt động dạy và học đạt kết quả cao.
Trước chủ trương đó, Chi bộ - Lãnh đạo nhà trường đã tổ chức thực hiện cuộc
vận động với nội dung như sau:
Với học sinh:
• Ngay từ đầu năm học nhà trường đã phát động thực hiện cuộc vận động “Hai
không”. Tổ chức ký cam kết giữa đại diện học sinh từng lớp với đại diện lãnh
đạo nhà trường vào buổi sinh hoạt dưới cờ tuần đầu tiên trong tháng 9.
• Vào buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm, thông qua giáo viên CN nhà trường
cũng đã phổ biến nội dung của cuộc vận động đến toàn thể phụ huynh học sinh
góp phần giáo dục học sinh có thái độ học tập đúng đắn, trung thực.
• Trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, cũng như 10 phút đầu giờ, giáo viên CN
thường xuyên tổ chức thảo luận để học sinh đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm
về tác hại của việc thiếu trung thực và gian lận trong thi cử để từ đó giúp các em
có nhận thức đúng đắn và thấy được sự cần thiết phải thực hiện nghiêm túc cuộc
vận động”Hai không”.
• Thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, Đoàn trường cũng thường xuyên tổ chức
tuyên truyền cuộc vận động dưới nhiều hình thức khác nhau. Đối với trường
hợp học sinh vi phạm kiểm tra, vi phạm thi thì đều bị hạ hạnh kiểm, thông báo
về cho gia đình học sinh và bị khiển trách trước toàn trường.
Với CB, GV, CNV:
• Lãnh đạo nhà trường phổ biến kế hoạch thực hiện cuộc vân động “Hai không”
đến toàn thể CB, GV,CNV của trường vào buổi họp hội đồng và họp công đoàn
đầu năm, đồng thời ký giao ước thực hiện cuộc vận động giữa đại diện tổ

chuyên môn, tổ công đoàn với nhà trường.
• Công đoàn, Đoàn thanh niên xây dựng những tiêu chí đánh giá cụ thể về thi đua
của giáo viên và học sinh dựa trên kết quả của việc thực hiện cuộc vận động
“Hai không”.
• Thông qua tổ chức công đoàn tổ chức cho các CĐV trao đổi, thống nhất cách xử
lý những sai phạm của học sinh trong thi cử. Đồng thời xây dựng một tiêu
chuẩn cụ thể trong việc đánh giá học sinh nhằm đảm bảo sự công bằng, khách
quan và chính xác.
• Các tổ chuyên môn họp 2 lần trong một tháng để thống nhất nội dung ôn tập,
nội dung thi, báo cáo và đánh giá kết quả học tập của học sinh, tìm ra các biện
pháp giảng dạy phù hợp, đồng thời kiểm tra lẫn nhau về cách cho điểm, cách ra
đề, phương pháp giảng dạy...
• Việc tổ chức các buổi thi tập trung của học sinh được diễn ra rất nghiêm túc. Có
hội đồng coi thi, chấm thi và giáo viên coi thi phải học qui chế, thống nhất và
chấm đúng đáp án, bài làm của học sinh không ghi tên và lớp mà chỉ ghi số báo
danh để đảm bảo sự công bằng, chính xác trong việc đánh giá học sinh.
Nhà trường:
• Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của giáo viên và học sinh thông qua báo
cáo của các tổ chức từng tháng, từng quí và kịp thời có giải pháp phù hợp.
• Kiểm tra đột xuất việc thực hiện chương trình, hồ sơ giảng dạy của giáo viên, ra
đề, chấm thi, cho điểm, phương pháp giảng dạy, đánh giá xếp loại giáo viên,
học sinh...
• Đảm bảo công bằng trong việc đánh giá học sinh bằng cách đánh giá công khai
qua hội đồng giáo dục nhà trường.
• Phân công giáo viên coi thi, chấm thi hợp lý, đảm bảo sự nghiêm túc trong thi
cử.
Kết quả:
Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có cuộc vận động “Hai không” tập thể
cán bộ, giáo viên, CNV cùng toàn thể học sinh trường THPT Lê Hồng Phong đã
nghiêm túc thực hiện cuộc vận động “Hai không” và đạt được nhiều thành tích tốt.

Đa số CB, GV, CNV luôn có ý thức tự rèn luyện mình trở thành tấm gương
sáng cho học sinh noi theo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự nghiêm
túc, công bằng, chính xác, khách quan trong coi chấm thi, giảng dạy. Không có giáo
viên nào vi phạm về chuyên môn và đạo đức nhà giáo.
Đánh giá chính xác, công bằng lực học của học sinh, có kế hoạch giảng dạy phù hợp
nên đã tăng cường được tỷ lệ học sinh khá giỏi so với năm trước. Tỷ lệ học sinh yếu
kém giảm. Ý thức học tập và rèn luyện của học sinh được nâng cao, số lượng học sinh
vi phạm qui chế thi giảm đáng kể.

Cô Nguyễn Thúy Hằng- GV Toán
Ng i Th m L ngườ ầ ặ
Với đặc thù là trường ngoài công lập nên đầu vào của học sinh ở trường Lê
Hồng Phong khá thấp dẫn tới chất lượng đào tạo chưa được cao. Làm thế nào để nâng
cao chất lượng giáo dục của trường luôn là điều trăn trở suy tư của Ban Giám Hiệu
cũng như tập thể giáo viên của nhà trường. Chia sẻ với những khó khăn đó các thầy cô
giáo đã tìm cho mình những giải pháp phù hợp để giảng dạy cho đối tượng học sinh
yếu, có nhiều thầy cô đã chọn được phương pháp phù hợp đem lại hiệu quả góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, một trong những giáo viên đó phải nói
đến là cô giáo dạy toán Nguyễn Thị Thuý Hằng.
Môn toán là môn học mà học sinh mất căn bản khá phổ biến, việc giúp các em
lấy lại kiến thức căn bản rất khó khăn vì đối với môn Toán đỏi hỏi ở học sinh kĩ năng
biến đổi, hơn nữa đối với học sinh mất căn bản thì bản thân các em thường hay thiếu
tự tin, thiếu động lực để học tập. Do đó ngoài việc chọn phương pháp truyền thụ kiến
thức phù hợp, dễ hiểu thì việc nắm bắt tâm lí, khuyến khích động viên các em là một
phần quan trọng để góp nên thành công và Cô Hằng đã làm được điều này.
Trao đổi với cô tôi được biết: Khi dạy một lớp nào đó, cô thường tìm hiểu kĩ
lưỡng những em học sinh trong lớp nhất là những em có học lực yếu để biết được tính
cách cũng như những vướng mắc và khó khăn của các em khi học bộ môn Toán.
Biết được nhiều em học sinh 12 còn chưa thành thạo về những kĩ năng biến đổi
cơ bản của Toán học nên trước lúc đi vào một bài giảng mới thì cô đều lường trước

được những kiến thức, kĩ năng cơ bản phục vụ cho bài học mà có thể nhiều em học
sinh không còn nhớ. Khi bước vào bài mới cô thường tìm nhiều cách vào bài khác
nhau và đơn giản nhất để giúp các em nắm được kiến thức cơ bản nhất tạo hứng thú
cho các em học tập.
Các ví dụ nêu ra chủ yếu là học sinh làm dưới sự hướng dẫn của cô sau đó mới
cho những ví dụ tượng tự để các em tự làm, các em mất căn bản về kĩ năng biến đổi sẽ
được rèn luyện trong bước này, hơn nữa có sự hướng dẫn của cô các em dù ít nhiều
cũng giải quyết được một phần của bài toán nên các em có được sự tự tin với bản thân.
Tuy nhiên điều mà tạo nên thành công của cô trong công tác phụ đạo học sinh yếu là
nghệ thuật sự phạm, sự quan tâm, khích lệ và động viên các em. Những hành động
nhỏ nhưng sự ảnh hưởng của nó rất lớn đó là nhìn nhận sự tiến bộ, khích lệ các em,
nhẹ nhàng chỉ ra cái các em còn sai sót, điều đó đã tạo cho các em có được hứng thú
học tập đối với bộ môn. Vừa vai trò là cô giáo, vừa là người mẹ, vừa là người chị có
lúc lai là người bạn đối với học sinh nên cô nắm bắt được tâm tư tình cảm của các em
và tạo được sự yêu mến và niềm tin của học trò. Chia sẽ với những vất vả của cô trong
công việc đồng thời trân trọng những thành quả cô đã đem lại cho nhà trường.
Hôm nay nhân kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, chúc cô Thúy Hằng luôn
thành công trong công tác giáo dục học sinh, và tin rằng cô tiếp tục vượt mọi khó
khăn, mãi mãi là người thầy, người chị, người mẹ đối với học sinh. Và riêng với tôi cô
đã cho tôi 1 bài học quí giá về sự kiên nhẫn, tận tâm, yêu thương học trò.
Thầy Nguyễn Tất Thu- Bí thư Chi đoàn GV
C M Ả
XÚC
(Tặng các em học sinh khối
12
đã ra trường và sắp ra
trường)
Chiều hè vàng, ve ngân vang
Lay cành gió động, khẽ khàng phượng rơi.
Lòng nghe xao xuyến bồi hồi

Mái trường ơi ! Đã xa rồi - từ đây.
Tháng năm gắn bó bao ngày
Giờ chia biệt, những vơi đầy niềm thương.
Dù đi xa, mãi nhớ trường
Cùng bao kỉ niệm trên đường mai sau.
Thầy Nguyễn Văn Ưng
KÍ ỨC VỀ MỘT BÀI THƠ
Nguyễn Văn Ưng
Bạn đọc hãy tin rằng KÍ ỨC VỀ MỘT BÀI THƠ mãi
mãi là một kỉ niệm buồn của đời tôi, một bài học nghề
nghiệp, một nỗi day dứt, một sai lầm không lớn nhưng đã
mười năm trôi qua, mỗi lần nhớ lại, tôi vẫn chưa thể tự tha
thứ cho mình.
Là giáo viên dạy văn ở trường THPT, thỉnh thoảng tôi cũng có làm thơ nhưng
chỉ là để cho mình đọc. Viết được bài nào, tôi chép vào cuốn “Sổ Thơ”, cất kĩ, lâu lâu
lại đem ra xem lại; cũng không thường lắm, mỗi năm chỉ một vài lần. Đêm nay, rằm
tháng giêng năm Mậu Tý (21 - 2 - 2008) – ngày thơ Việt Nam – tôi đem “Sổ Thơ” ra.
Từng trang giấy lật mở. Và..., trước mắt tôi là bài thơ “CẢM TÁC”. Bài thơ đề: Đêm
Trung thu Mậu Dần, ngày 5-10 -1998. Tôi ngồi lặng đi..., mới đó mà đã mười năm, kí
ức về bài thơ lần lượt hiện về...
Đầu năm học, nhận chủ nhiệm lớp 12 C4, tôi đã để ý ngay đến cô học trò ấy: ít
nói, người nhỏ nhắn, áo hơi cũ, khuôn mặt dễ thương, đôi mi dài, đôi mắt đẹp nhưng
rất buồn ..., tên em là N.T.N.Tr.
Một tháng sau, đã hết hạn nộp học phí cho nhà trường, giờ sinh hoạt lớp, gọi Tr.
đứng lên, tôi nói: “Hết hạn nộp học phí rồi, cả lớp chỉ còn mình em là chưa nộp đủ,
còn 100.000 đ nữa, bao giờ thì nộp hết ?”. Tr. đứng cúi đầu không trả lời, tôi hỏi thêm
lần nữa, giọng hơi gắt “Bao giờ nộp tiền hả Tr”. Tr. vẫn cúi đầu, không nói. Tôi hỏi
lại, giọng chẳng còn ôn tồn “Nói đi chứ, bao giờ nộp ?”. Em ngẩng đầu lên, nhìn thẳng
vào tôi với cái nhìn của người có lỗi, đôi mắt long lanh, ngấn nước, vẫn không có một
lời nào. Xẵng giọng, tôi bảo “Ngồi xuống”. Tr. ngồi và gục đầu xuống bàn. Tôi nhắc

nhở các em việc thực hiện nội qui. Vài tiếng nấc nhỏ vang lên. Cả lớp im lặng nhìn về
phía Tr. ngồi, không khí nặng nề. Giờ sinh hoạt kết thúc sớm hơn mọi khi. Lớp ra về
hết, chỉ còn Tr. và đứa bạn ngồi cạnh như còn chưa muốn về. Tôi chuẩn bị bước ra
cửa. Tr. bước nhanh lên chỗ tôi, giọng đầy nước mắt: “Thưa thầy!... Em nộp tiền ạ!”.
Em đặt vội lên bàn 100.000 đ rồi cùng bạn, hai đứa bước nhanh ra cửa. Tôi nhìn theo
ngạc nhiên, một thoáng ân hận, định hôm nào sẽ gặp riêng và nói với Tr. vài lời.
Nhưng dự định của tôi đã chẳng bao giờ thực hiện được nữa. Bởi ngay hôm sau,
thày trò tôi đã phải đi đám tang của Tr. Chiều qua, trên đường từ chợ về nhà, một
chiếc xe máy ngược chiều lấn trái, đã làm chiếc xe đạp của em gãy đôi, còn em thì
văng ra xa, đập đầu xuống đường, bất tỉnh và chẳng bao giờ tỉnh lại nữa. Mẹ em nói
với tôi trong nước mắt “Nhà nghèo, nó phải phụ với mẹ bán rau ngoài chợ. Chiều qua,
nó xin 100.000 đ, bảo để mai trả bạn, hôm qua nó mượn để đóng cho xong học phí”.
Tôi chợt hiểu thái độ của Tr. trong giờ sinh hoạt lớp, và đó cũng là câu trả lời cho sự
ngạc nhiên của tôi: Vì sao Tr lại có100,000 đ để nộp cho tôi lúc ấy.
Tôi thấy cay nơi sống mũi, từ từ bước tới bên chiếc quan tài chưa đậy kín nắp:
vẫn khuôn mặt dễ thương, hai hàng mi dài, nhưng đôi mắt đẹp mà buồn của em thì đã
vĩnh viễn khép kín. “Tội nghiệp em quá Tr. ơi! Thầy xin lỗi vì sự vô tình đối với em!”
– Tôi nói thầm dù biết em chẳng còn nghe được. Một nỗi ân hận muộn màng.
Hai tuần trôi đi, chấm bài làm văn của lớp 12 C4. Đặt sấp bài của học sinh trước
mặt, tôi vội tìm... Đây rồi!... Họ và tên: N.T.N.Tr. Đề bài: Phân tích hình ảnh bà Tú
trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương. Tôi đọc nhanh, bài chưa làm xong,
dòng chữ cuối cùng: “... cảm thương cho bà Tú, người phụ nữ bạc phận, cuộc đời vất
vả, vui ít, buồn nhiều....”.
Trang giấy nhòe đi, tôi chỉ còn thấy bóng hình mờ ảo của một thiếu nữ nhỏ
nhắn, áo hơi cũ, khuôn mặt dễ thương, đôi hàng mi dài và đôi mắt đẹp nhưng rất
buồn..., đôi mắt ngấn lệ..., đôi mắt với hai hàng mi khép chặt...!
Tôi lại thấy cay nơi sống mũi. Không thể chấm được bài văn nào, tôi lấy “Sổ
thơ” và viết:
CẢM TÁC
Thương tặng hương hồn N.T.N.Tr.

Học sinh 12 C4 năm học 1998 - 1999
Bài kiểm tra cuối cùng,
Kết luận còn dang dở,
Từng lời văn nức nở,
Như chính cuộc đời em.
Đi về cõi linh thiêng,
Hồn em đâu thanh thản,
Còn đây, tình thầy bạn,
An ủi cõi lòng em.
Phấn trắng và bảng đen,
Vẫn hàng ngày trên lớp,
Nhưng đâu còn em nữa,
Ôi còn đâu Ngọc Tr...!
Đêm Trung thu Mậu Dần
Ngày 5 – 10 – 1998
Cảm nghĩ về ngày khai giảng năm học mới
Trường THPT Lê Hồng Phong, đó là tên ngôi trường cấp 3 của tôi, cũng là
những dòng chữ đầu tiên tôi đọc khi lần đầu tôi đến trường vào ngày khai giảng –
ngày 5 tháng 9.
Tôi cảm thấy có một điều gì đó rất lạ nhưng cũng hết sức thân thương. Khi tôi
bước vào trường trong bộ áo dài trắng, với tư cách là một học sinh của trường, tôi cảm
thấy bồi hồi, vui mừng và có một chút gì đó ngại ngùng trong khung cảnh đông vui
của ngày khai trường.
Lễ khai giảng diễn ra không giống như tôi tưởng tượng. Dưới một bầu trời
không có những tia nắng sáng chói, nhảy múa trên những tán lá, cả ông mặt trời vui vẻ
mọi hôm cũng trốn đâu mất, trên trời chỉ có rất nhiều những đám mây xám và những
cơn gió nhè nhẹ thổi qua những vòm cây xanh, thế nhưng buổi lễ cũng đã diễn ra trong
một khung cảnh đẹp “lạ thường”. Trời không ánh nắng chói chang, gay gắt như mọi
năm nữa mà là một bầu trời hết sức dịu dàng, thêm nhiều cơn gió nhẹ làm lay động
những đám lá cây phượng lớn trong sân trường, càng làm cho lời diễn văn của Thầy

hiệu trưởng đọc trở nên truyền cảm.
Lễ khai giảng lẽ ra sẽ diễn ra theo một trật tự vốn có của nó. Hát xong Quốc Ca,
giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ. Thầy hiệu trưởng đọc bài diễn văn, tóm tắt
thành quả của năm học trước, phát biểu của đại biểu, đánh tiếng trống chào mừng năm
học mới... Nhưng vì trời mưa nên tiếng trống đành phải cất lên sớm hơn, ngay sau bài
diễn văn của Thầy hiệu trưởng.
Người ta thường nói: “Mưa là hiện thân của nỗi buồn”. Nhưng cơn mưa ngày
mùng 5 tháng 9, mưa ngày tựu trường này lại khiến cho tiếng trống khai giảng trở nên
thôi thúc lạ thường. Tiếng trống vang lên, xen lẫn những hạt mưa, dường như đang
đánh thẳng vào trái tim từng cô cậu học trò nhỏ đầy bỡ ngỡ, bồi hồi như muốn nhắn
gửi điều gì đó.
Rồi buổi lễ cũng kết thúc, sân trường cũng thưa dần và chỉ còn lại bác bảo vệ.
Những cảm xúc lạ thường, những hy vọng và những khó khăn đang đón chờ sự cố
gắng ở phía trước dành cho những học sinh mới của ngôi trường.
Đến ngày nào đó, lớp lớp học sinh cũng rời trường, những em nhỏ hơn lại thay vào đó.
Rồi cũng sẽ cảm nhận được những hồ hởi, phấn khích của ngày khai giảng. Riêng tôi,
không biết khi rời ngôi trường Lê Hồng Phong này, rời xa những gì sẽ trở nên thân
thuộc với tôi thì tôi sẽ có cảm giác thế nào đây? Có phải vui vẻ, bồi hồi và đầy bỡ ngỡ
nữa hay không? Nhưng tôi sẽ cố gắng để hưởng thụ những cảm xúc mà tôi đã có, đang
có và sẽ có, để khi xa mái trường thân thương này, tôi sẽ không phải hối tiếc điều gì.
Phạm Nguyễn Kiều Uyên, Lớp 10C6

MÁI TRƯỜNG TÔI
Từ công viên 30 – 04 rẽ về bên phải rồi đi thẳng, có một ngôi trường mà tôi
đang theo học – trường THPT Lê Hồng Phong. Đó là một ngôi trường thật đẹp, thật
khang trang.
Tôi nhớ ngày đầu tiên đến trường, mọi thứ đều mới, làm tôi có cảm giác lạ đến
khó tả. Vừa vui mừng, vừa hãnh diện, vừa rụt rè, bỡ ngỡ khi đứng trước cổng trường.
Trong những năm trước, sau ba tháng hè, tôi trở lại mái trường cũ, gặp lại bạn
bè cũ, còn năm nay, tôi đã vào cấp ba, đó là một khung trời mới hoàn toàn.

Bước vào trường, tất cả hiện ra trong mắt tôi. Nào là cây xanh, cột cờ cao chót
vót với lá cờ tung bay trong nắng, nào là dãy phòng học ba lầu uy nghi, đẹp đẽ khiến
tôi phải thốt lên: “Wow! Ngôi trường thật tuyệt vời...”
Được phân công về lớp, lúc này, tôi ước sao được học chung với đám bạn cũ.
Tiếc thay, ước mơ cũng chỉ là mơ ước. Tôi mạnh dạn bước vào lớp, chao ôi! cái gì
cũng mới! Từ những bộ bàn ghế, cái bảng đen, cho đến hơn bốn mươi người bạn mới,
các bạn nữ thì xinh xắn trong bộ áo dài trắng, còn các bạn nam thì cao lớn và thân
thiện với nụ cười luôn ở trên môi.
Lúc sau, thầy giáo bước vào và ngay lập tức tôi nhận ra rằng đây chính là giáo viên
chủ nhiệm của mình thông qua lời giới thiệu của thầy.
Sau khi giao lưu, trò chuyện với lớp, thầy chỉ dẫn nội quy của trường, của lớp
trong quá trình học tập và rèn luyện, thầy hi vọng lớp chúng tôi sẽ đạt được kết quả
cao ở năm học này.
Tôi biết từ hôm nay, tôi đã là một thành viên của trường, một ngôi trường có
truyền thống “dạy tốt – học tốt” hơn thập kỷ nay nên tôi rất tự hào. Chính vì vậy, tôi sẽ
cố gắng học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với ngôi trường mình đang theo học.
Những cảm xúc và hình ảnh đẹp đẽ về ngôi trường mới này sẽ luôn ở mãi trong tâm trí
tôi.
Nguyễn Tiến Đạt -Lớp 10C8.
NGÔI NHÀ MỚI CỦA EM
Luôn tự hào mình là một học sinh khá giỏi nhiều năm liền, tôi tự tin nộp đơn xin thi tuyển
vào ngôi trường cấp ba mà bất cứ một học sinh nào cũng muốn được bước chân vào và là một học sinh
ở đó – trường THPT Ngô Quyền.
Bước vào phòng thi với vốn kiến thức mình có được, tôi bắt đầu bài làm của mình với mục tiêu mà tôi
đã đặt ra trước đó. Hoàn thành ba bài làm của mình, tôi khá hài lòng với chúng và nộp bài cho các thầy
cô giám thị, chờ đợi đến ngày thông báo kết quả và công bố điểm chuẩn để nộp đơn xin nhập học vào
trường.
Một tuần trôi đi đối với tôi như dài hàng thế kỉ vậy. Tôi lo lắng, hồi hộp đợi kết quả rồi không
biết sẽ ra sao vì tôi phát hiện ra rất nhiều sai sót trong bài làm của chính mình mà tôi đã mắc phải. Kết
quả rồi cũng có, 29.5 là số điểm mà tôi đạt được cho ba môn thi. Thất vọng với chính bản thân mình,

vì sự kì vọng của gia đình vào tôi, tôi buồn rầu, không biết rồi đây mình sẽ phải nộp đơn vào trường
cấp ba nào, mình sẽ hòa nhập với bạn bè mới ra sao, …Ba mẹ cho tôi ba ngày để quyết định chọn
trường mới cho mình. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều đến các trường Dân lập và Bán công trên thành phố
mà tôi sinh sống. Sau cùng, tôi quyết định nộp đơn vào trường THPT Lê Hồng Phong. Không còn suy
nghĩ gì nữa đến việc thi rớt, tôi chuẩn bị thật kĩ lưỡng cho ba năm cấp ba của mình tại ngôi trường mới
này, vì tôi đã xác định được cho mình đại học chính là đích đến trong tương lai của tôi.
Không có một khái niệm gì về trường, tôi tưởng tượng đó phải là một ngôi trường khá là cổ
kính, rộng lớn với một vài cây bàng hay phượng gì đó và đương nhiên là phải có cả ghế đá nữa. Nhưng
trường lại hiện ra trước mắt tôi vào ngày tựu trường thì hoàn toàn khác. Trường không hoàn toàn cổ
kính như tôi tưởng tượng nhưng được pha trộn một chút ít của cái gì đó hơi cổ kính, một chút của
thiên nhiên với thật nhiều cây xanh, luôn tạo bóng mát và gió cho dù trời đang oi bức, và chắc chắn sẽ
còn rất nhiều cái đẹp khác của trường mà tôi cũng chưa khám phá ra được.
Tôi được nhà trường xếp vào lớp 10C15, lớp học cuối cùng của khối 10. Ban đầu, tôi không
thích lớp học này cho lắm, vì theo tôi nghĩ với khả năng của mình, cơ hội tôi được vào các lớp đầu của
khối 10 là rất cao, nhưng vậy đó, tôi học lớp 10C15. Tuy hơi bất ngờ về việc đó, nhưng tôi đã đặt mục
tiêu cho năm lớp 10 là phải phấn đấu học cho thật tốt để năm sau có thể sẽ được chuyển vào một trong
ba lớp chọn của trường. Tôi chăm chút cho việc học của mình ngay từ đầu năm học, những cố gắng
của tôi đã được đáp trả xứng đáng khi tôi liên tiếp dành được những điểm tốt cho mình. Nhưng bù lại,
tôi nhận ra hình như mình đã hơi xa cách với bạn bè mới. Vào những giờ ra chơi, tôi hoàn toàn tách
biệt với cả lớp, chỉ ngồi đó ôn bài, ôn bài và ôn bài. Tôi chán khi phải đến lớp, khi phải đến trường, tôi
chỉ muốn ở nhà. Trong khi đó, tôi lại ao ước cho thời gian quay trở lại, để tôi có thể làm quen với mọi
người. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, tại sao tôi lại ước cho thời gian quay trở lại trong khi đó tôi còn rất
nhiều thời gian ở phía trước, … Tôi quyết định thay đổi tất cả, tôi sẽ mạnh dạn hơn khi giao tiếp với
bạn bè. Tôi chọn cho mình một kiểu tóc mới, tập cho nụ cười luôn nở trên môi mỗi khi bắt chuyện với
ai đó…
Bắt đầu tuần mới, tôi đến trường và mọi sự chú ý của mọi người nhanh chóng được tập trung
vào tôi, mọi người khen tôi nhìn xinh hơn trước, tôi mạnh dạn nói lời cảm ơn với mọi người và không
quên kèm theo một nụ cười tỏ thiện ý tốt. Và cuối cùng tôi đã thành công, tôi có thêm rất nhiều bạn
mới, việc học của tôi không còn áp lực như trước nữa. Tôi thoải mái hơn khi đến lớp, hăng hái phát
biểu trong các giờ học. Tôi nhận ra lớp 10C15 của tôi thật đặc biệt, tôi hãnh diện khi được các bạn lớp

khác nói lớp tôi vui và hòa đồng. Còn các bạn trong lớp thì thật là tuyệt vời: lớp trưởng Huệ thì luôn
chan hòa với các bạn khác, tất cả các bài tập về Tin học Huệ đều giải quyết một cách nhanh, gọn, lẹ.
Còn Khang và Hải thì luôn là trung tâm gây cười cho cả lớp, chỉ khi nói chuyện với hai bạn đó thì mới
thấy hết được tính hài hước trong họ, còn lớp phó Nhiệm thì luôn hoàn thành trách nhiệm được giao,
Thắng và Phúc thì là hai cây giỏi Toán của lớp. Minh Thy thì giỏi môn Anh Văn, Giang luôn hăng hái
phát biểu trong các tiết học. My, Huyền, Toán và Trí mới quen nhau nhưng cứ như đã quen từ lâu rồi,
… Thầy cô bộ môn và GVCN luôn quan tâm đến lớp: cô chủ nhiệm dạy Toán dễ hiểu, cô luôn muốn
học sinh của mình học thật tốt. Thầy Quốc dạy Lý kiên nhẫn dạy học và nhắc nhở lớp tập trung vào bài
học mới. Cô A.Văn luôn làm cả lớp đứng tim vào lúc trả bài. Thầy Đông dạy Hóa dễ hiểu, luôn
nghiêm khắc trong giờ học nhưng đôi khi vẫn làm cả lớp cười để giảm bớt căng thẳng. Sợ nhất có lẽ là
tiết Văn, Văn cấp ba thì khỏi nói, khó kinh khủng, nhưng cô Trang dạy Văn luôn làm cho bài học của
chúng tôi dễ hiểu bằng cách dùng ví dụ cụ thể để minh họa cho bài học,… Tất cả mọi người như là
người thân của tôi mà trong đó bạn bè như là những người anh người chị của tôi, còn Thầy cô thì như
người cha người mẹ, luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho học sinh của mình.
Bây giờ thì tôi yêu lớp của tôi lắm, cả trường của tôi nữa, nếu như tôi được xếp vào lớp chọn
thì không biết làm sao tôi có thể quen được các bạn trong lớp 10C15, làm sao tôi có thể học được
những bài học do các Thầy cô đang dạy ở lớp? Tôi của thì hiện tại không còn hối hận về việc thi rớt
Ngô Quyền nữa, không còn bực tức vì không được xếp vào lớp chọn nữa mà đang cố gắng tận hưởng
khoảng thời gian này cùng với gia đình thứ hai này của mình, để cho dù năm sau nếu lớp tôi có bị chia
vào những lớp khác thì tôi cũng đã có cho riêng mình những kỉ niệm đẹp với lớp…

Nguyễn Tuyết Nhung - Lớp 10C15

XA
Mới ngày nào còn là một học sinh lớp mười, bỡ ngỡ bước vào ngôi trường cấp ba, mà thấm
thoát đã hai năm rồi. Hơn hai năm em là học sinh dưới mái trường Lê Hồng Phong, một khoảng thời
gian không dài nhưng cũng đủ để viết nên một câu chuyện, một kỉ niệm đẹp với biết bao chuyện vui,
buồn của tuổi học trò, chuyện về trường lớp, thầy cô, bạn bè. Dưới mái trường Lê Hồng Phong này đã
đào tạo ra biết bao nhiêu nhân tài cho đất nước, phải nói rằng: “không đi đâu để có thể tìm được những
Thầy, cô giáo như thầy cô trường Lê Hồng Phong: hết lòng quan tâm, tận tụy vì học sinh. Có những

lúc chúng em lười học, vi phạm hay vấp ngã, Thầy cô luôn bên cạnh khuyên nhủ, che chở, và động
viên chúng em cố gắng vượt qua, cố gắng học tập để sau này ra đời thành người có ích cho đất nước”
Nhưng, chỉ còn vài tháng nữa thôi! Chúng em phải rời xa mái trường, Thầy cô, bạn bè - những
hình ảnh đã gắn bó quen thuộc hằng ngày với chúng em. Không biết rồi sau này cuộc đời của mỗi
người sẽ ra sao??? Ai cũng sẽ có những thành công và thất bại, nhưng quan trọng hơn cả là bài học mà
mỗi chúng ta học được sau những lần vấp ngã, để rồi lại nhớ những lời khuyên của Thầy cô năm
xưa…
Năm nay là năm cuối em được dự lễ 20/11 ở ngôi trường cấp III thân yêu, cho em được kính
chúc các Thầy, cô giáo - những “người lái đò” luôn có thật nhiều sức khỏe, để dìu dắt chúng em và
những thế hệ học trò sau đi đến bến bờ thành công.
Lớp12A13
Người lái đò
Là người Việt Nam, ai cũng nhớ truyền thống “Tôn sư trọng đạo” mà ông cha ta đã dạy từ bao
đời nay. Thầy cô là người chắp cánh cho ước mơ của chúng ta bay cao, bay xa, cho chúng ta hành
trang tri thức vào đời và trở thành người hữu ích cho xã hội. Ngày 20/11, ngày vui của hàng triệu nhà
giáo trên đất nước Việt Nam và cũng là ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người cha,
người mẹ thứ hai của mình. Thầy cô có một tấm lòng yêu thương học sinh bao la, mỗi người một cách
biểu lộ khác nhau và chỉ khi tiếp xúc ta mới nhận thấy điều đó. Thầy cô như những người lái đò, đã
đưa không biết bao nhiêu hành khách qua sông tới bến bờ của cuộc đời để từ đó mỗi học sinh của họ
phải tự chứng tỏ bản thân mình trước cuộc sống.
Một đời người một dòng sông
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ
Muốn qua sông thì phải lụy đò
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa
Cuộc đời người làm Thầy đã đưa biết bao người qua dòng sông tri thức, dòng sông vẫn cứ êm
trôi, tóc Thầy bạc đi, mắt Thầy nheo lại nhưng vẫn luôn vững tay chèo và hết lòng với thế hệ trẻ. Bao
nhiêu người khách đã sang sông, bao nhiêu khát vọng đã vào bờ, bao nhiêu ước mơ đã thành sự thật,
nhưng Thầy vẫn đó “dõi theo bước em trong cuộc đời”
Ai cũng đã biết ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ và cũng là ngày vui của các nhà giáo, ngày này
cũng là một dịp để cho chúng ta bày tỏ lòng biết ơn của mình đến với các Thầy cô, đến những người

cha người mẹ đã dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô là những người chắp cánh cho ước mơ của chúng
ta bay cao, bay xa, cho chúng ta hành trang tri thức vào đời và trở thành người hữu ích cho xã hội.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×