Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

quan hệ ngữ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.3 KB, 1 trang )

7. Anh/ chị hiểu như thế nào về quan hệ ngữ nghĩa? Hãy giải thích các
mối quan hệ ngữ nghĩa sau: Đồng nghĩa, Trái nghĩa, Bao hàm nghĩa, Đa
nghĩa, Đồng âm/ đồng tự, Ẩn dụ, Hoán dụ, Ngoa dụ
• Quan hệ ngữ nghĩa: Các từ trong vốn từ vựng không tồn tại một cách cô lập
mà tạo thành những loại, những nhóm cùng loại có tính chất hệ thống nào đó, cùng
với một số từ khác.
• Đồng nghĩa: là hiện tượng các từ có hình thức khác nhau nhưng giống nhau
về ý nghĩa và phản ánh mối quan hệ đồng nhất giữa các từ có cùng ý nghĩa biểu
niệm
• Trái nghĩa: thì trái nghĩa lại là "hiện tượng những từ khác nhau về ngữ âm,
đối lập về ý nghĩa, biểu hiện các khái niệm tương phản về logic, nhưng tương liên
lẫn nhau.
• Bao hàm nghĩa: Quan hệ bao hàm nghĩa xảy ra khi phạm vi nghĩa của một
từ bao hàm phạm vi nghĩa của một từ khác.
• Đa nghĩa: Đa nghĩa là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa, các nghĩa này có
thể có liên hệ với nhau về mặt lịch sử - dẫn đến sự phân biệt nghĩa gốc / nghĩa phái
sinh, hoặc liên hệ về logic - có nghĩa cụ thể / nghĩa trừu tượng, nghĩa chính / nghĩa
phụ; các mối liên hệ này lại tạo nên tính hệ thống chặt chẽ giữa các nghĩa trong từ
đa nghĩa.
• Đồng âm/đồng tự: đồng âm là hiện tượng nhiều từ có nghĩa khác nhau
nhưng có vỏ ngữ âm giống nhau.
• Ẩn dụ: là một hình thái một cụm từ được dùng để thể hiện một cụm từ khác
có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa.
• Hoán dụ: biện pháp dùng tên gọi của sự vật này để chỉ sự vật khác, như lấy
tên gọi cái toàn thể để chỉ cái bộ phận, lấy tên gọi cái chứa đựng để chỉ cái được
chứa đựng, hoặc ngược lại, v.v.
• Ngoa dụ: cách nói so sánh phóng đại nhằm diễn đạt ý một cách mạnh mẽ
(vd: đội trời đạp đất)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×