Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giáo dục nề nếp, học tập cho học sinh lớp hai B trường Tiểu học Ngũ Phúc năm học 2016 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.96 KB, 8 trang )

BM 01-Bia SKKN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRẢNG BOM
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGŨ PHÚC
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC NỀ NẾP, HỌC TẬP
CHO HỌC SINH LỚP HAI B TRƯỜNG TIỂU HỌC
NGŨ PHÚC NĂM HỌC 2016 - 2017

Người thực hiện: MAI THỊ HƯỜNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: ......................



-Lĩnh vực khác: ......................................... 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2016 - 2017


BM02-LLKHSKKN



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên:

MAI THỊ HƯỜNG

2. Ngày tháng năm sinh: 14/04/1972
3. Nam, nữ:
Nữ
4. Địa chỉ: 546A, Ngũ Phúc xã Hố Nai 3 huyện Trảng Bom
5. Điện thoại: 0916461119
6. Fax:
7. Chức vụ:

(CQ)/
E-mail:

Giáo viên

8. Nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp
9. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngũ Phúc
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
-Học vị cao nhất: Cử nhân Tiểu học
- Năm nhận bằng: 2008
-Chuyên ngành đào tạo: Giáo viên tiểu học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:
Số năm có kinh nghiệm: 20 năm


(NR); ĐTDĐ:


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC NỀ NẾP, HỌC TẬP CHO HỌC SINH
LỚP HAI B TRƯỜNG TIỂU HỌC NGŨ PHÚC NĂM HỌC 2016- 2017
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc
hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh phát
triển toàn diện.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên
chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong
các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh.
Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là vô cùng quan
trọng.
Là một giáo viên được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2/B, tôi thấy
đây là một trọng trách lớn cần phải giáo dục học sinh phát triển toàn diện và làm
theo 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Với
trọng trách như vậy đòi hỏi người giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, quan
tâm đến từng đối tượng học sinh, biết tổ chức các hoạt động dạy học và hoạt động
ngoại khóa để thu hút học sinh đến trường. Để các em không cảm thấy nhàm chán
mà thích thú đi học và thấy được: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Ngoài
ra người giáo viên chủ nhiệm lớp đòi hỏi phải có phẩm chất đạo đức, có năng lực
và có uy tín đối với cha mẹ và học sinh. Đặc biệt phải có biện pháp xây dựng nề
nếp học tập cũng như sinh hoạt lớp hợp lí. Khi được phân công và nhận lớp tôi đã
xác định được nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên chủ nhiệm lớp là quan trọng trong
Nhà trường.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu

học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định
rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân
tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao. Liên tục nhiều năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số 100%, chất
lượng học tập cũng như hạnh kiểm của học sinh . Đó là lí do tôi chọn để viết sang
kiến kinh nghiệm năm học này : “Một số
giải pháp giáo dục nề nếp, học tập cho học sinh lớp hai B trường Tiểu học Ngũ
Phúc năm học 2016 – 2017”
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
- Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm lớp
phải hiểu rõ mục đích, vai trò nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm, tác động của hoạt
động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đến phong trào lớp và chất lượng


giáo dục đó là: giáo dục thiếu niên nhi đồng làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu
trở thành con ngoan , trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan của Bác Hồ. (Theo “Sổ tay
đội viên” Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh).
- Người học sinh tiểu học muốn trở thành một công dân tốt cho đất nước phải
thực hiện tốt 5 nhiệm vụ cơ bản được quy định tại điều 38 chương 5 – Điều lệ
trường tiểu học năm 2007.
- Như chúng ta đều biết, mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh:
“Hình thành những cơ sở ban đầu về sự phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để làm hành trang cho các em bước
tiếp vào bậc học trên” (khoản 2, điều 27, mục 2, chương II - Luật giáo dục 2005) .
Đất nước có phồn vinh, thịnh vượng hay không đều phụ thuộc vào lớp trẻ. Đầu tư
cho tương lai tức là đầu tư vào thế hệ trẻ, giáo dục cho các em thành người có tri
thức, có đạo đức, có tình nghĩa. Để các em lớn lên hội đủ những phẩm chất cao quí
đó, ngay từ bậc tiểu học các em phải có ý thức học tập, học tập có nề nếp. Có như

vậy các em mới vững vàng bước lên và tiếp tục theo học các lớp học trên.
2. Cơ sở thực tiễn:
Người thầy có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của Đảng.
Thời đại ngày nay, người giáo viên không chỉ có chức năng truyền đạt tri thức cho
học sinh mà còn có chức năng tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của
học sinh. Một giờ lên lớp không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ tri thức khoa học,
hình thành kĩ năng cụ thể mà phải hướng vào tạo dựng, phát triển nhân cách của
học sinh. Ở tiểu học, do uy tín của người thầy giáo mà toàn bộ hành vi cử chỉ của
thầy cô thường là mẫu mực cho hành vi của học sinh nói chung. Các em thường tin
tưởng tuyệt đối nơi thầy cô giáo của mình nên thường bắt chước những cử chỉ, tác
phong của thầy cô giáo mình. Với vị trí hết sức quan trọng như vậy, nên có thể nói
trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Bản thân tôi luôn xác
định là người mẹ thứ hai của các em, luôn quan tâm đến từng đối tượng học sinh,
có biện pháp giáo dục với từng đối tượng học sinh. Tìm ra những nguyên nhân, rút
ra những bài học để nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp.
Là giáo viên được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp nhiều năm liền, bản
thân tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh chưa đảm bảo theo mặt bằng
chung là do các nguyên nhân sau:
- Các em là hầu hết là con gia đình làm công nhân nên phụ huynh chưa thực sự
quan tâm đến việc học tập của con em.
- Do cuộc sống gia đình các em còn khó khăn về kinh tế, các em chưa được quan
tâm đầy đủ về thời gian và mọi thứ khác về học tập nên các em hay đi học trễ, nghỉ
học không có lý do, đi học thiếu đồ dùng học tập….
Các em bậc Tiểu học tuổi còn nhỏ nên thường ham chơi hơn ham học.Có ý
thức tự giác nhưng chưa cao.Các em nhỏ ít tập trung và rất dễ chán khi phải tập
trung lâu.Đa số thường hiếu động, rất khó chịu khi phải gò ép vào khuôn mẫu. Đó
chính là một số nguyên nhân mà giáo viên làm công tác chủ nhiệm cần nắm bắt để
có hướng giải quyết.



“ Xây dựng nề nếp học sinh đầu năm” là một mảng trong công tác chủ
nhiệm nhưng không thể thiếu được và cũng không kém phần quan trọng trong việc
quyết định chất lượng học tập, hạnh kiểm của học sinh trong suốt năm học: bởi lẽ
học sinh nói chuyện nhiều trong giờ học, mất trật tự khi ra vào lớp, học sinh lấy đồ
dùng học tập chậm…. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng học
tập, hạnh kiểm cuối năm.
Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, tôi đưa ra một số giải pháp thực hiện sau.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp 1: Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp
giáo dục phù hợp.
- Đầu năm tôi khảo sát từng học sinh thông qua hồ sơ học bạ, giáo viên chủ
nhiệm cũ, các học sinh trong lớp, phụ huynh học sinh…
- Tiến hành phân loại từng đối tượng học sinh cụ thể:
+ Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.
+ Học sinh khuyết tật.
+ Học sinh cá biệt về đạo đức.
+ Học sinh gặp khó khăn trong học tập.
+ Học sinh có những năng lực đặc biệt.
Sau khi đã phân loại cụ thể tôi đưa ra kế hoạch công tác chủ nhiệm:
• Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
Tìm hiểu nguyên nhân xem học sinh khó khăn như thế nào để giáo viên chủ
nhiệm kịp thời giúp đỡ trong quá trình học tập.
• Đối với học sinh khuyết tật.( không có)
• Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:
- Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình, bạn bè và phụ huynh học sinh xem học
sinh bị ảnh hưởng từ gia đình, có sự mâu thuẩn từ bố mẹ, hay gia đình thiếu quan
tâm hoặc bạn bè, kẻ xấu lôi kéo…hay trẻ có những tính xấu mà gia đình chưa giáo
dục được.
- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh, nhưng
không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi

học sinh và thường xuyên nhắc nhở động viên khen, kịp thời khi các em có tiến
bộ. Cho các em làm một chức vụ gì trong lớp để em phấn khởi, tự tin và có trách
nhiệm…
• Đối với học sinh gặp khó khăn trong học tập:
Qua tuần học đầu, tôi tìm hiểu nguyên nhân: vì sao em học yếu? Ở nhà em
không có thời gian học tập mà phải làm việc nhiều hay em mất căn bản từ lớp dưới
nên em chán nản?Từ đó giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ học sinh còn gặp khó khăn
trong học tập:
- Đối với những em mất căn bản,tôi sắp xếp thời gian phù hợp vào những tiết
ôn luyện buổi sáng để hệ thống lại kiến thức mà các em còn thiếu.
- Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để em có thể trả lời được nhằm tạo hứng
thú và niềm tin trong học tập cho các em.


- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra hàng ngày.
- Tổ chức cho các em học theo đôi bạn hoặc theo nhóm để cho các em khá giỏi
giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong học tập tiến bộ.
- Liên hệ phụ huynh đối với những em chưa có ý thức học tập tốt để trao đổi về
tình hình học tập, có biện pháp hỗ trợ giáo viên trong việc học ở nhà của các em để
giúp đỡ các em tiến bộ trong học tập.
2. Giải pháp 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý lớp giỏi.
Để xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý lớp giỏi là việc rất quan trọng của
người giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Cán bộ quản lý lớp cùng giáo viên chủ
nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là công việc
cần thiết.Giáo viên chủ nhiệm xây dựng nề nếp cho đội ngũ quản lý tốt thì các hoạt
động của lớp sẽ đạt kết quả cao.
Những học sinh được chọn làm cán sự lớp là những em gương mẫu về mọi
mặt, có tác phong nhanh nhẹn, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn hoàn thành tốt công
việc được giao. Giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên
cán sự lớp. Hàng ngày, hàng tuần cán sự lớp theo dõi về nề nếp, học tập. Cuối mỗi

tuần vào giáo chủ nhiệm hướng dẫn cán bộ lớp điều hành tiết sinh hoạt lớp:
- Các tổ trưởng báo cáo về học tập và nề nếp trong tổ của mình.
- Lớp phó học tập báo cáo chung về học tập của cả lớp.
- Lớp phó lao động báo cáo vệ sinh chung cả lớp.
- Lớp trưởng báo cáo chung về mọi mặt của cả lớp.
- Giáo viên tổng kết tuyên dương các mặt làm tốt, nhắc nhở để các em có vi
phạm trong tuần cũng kịp thời sửa đổi và kịp thời khen ngợi những học sinh
có tiến bộ rõ rệt động viên khích lệ để các em thực hiện tốt tuần kế tiếp.
3. Giải pháp 3: Phối hợp thường xuyên với phụ huynh.
• Ban đại diện cha mẹ phụ huynh học sinh.
Ngay từ những tuần đầu mới nhận lớp, tôi đã tìm hiểu và định hướng bầu chọn
Ban đại diện phụ huynh của lớp:
- Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn định, có tâm huyết, nhiệt tình vì con em
của mình, có hiểu biết về lĩnh vực giáo dục, con là học sinh ngoan, học khá giỏi.
- Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm theo dõi , động viên quá trình học tập, sinh
hoạt của học sinh. Đặc biệt quan tâm đến các phong trào lớp.
- Nắm rõ được hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời thăm
hỏi.
• Từng phụ huynh học sinh.
Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đưa ra một số biện pháp để phụ huynh cùng
giáo viên chủ nhiệm rèn nề nếp và học tập cho học sinh.
- Hằng ngày kiểm tra đồ dùng, sách vở của con em mình.
- Nhắc nhở con ôn lại bài và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, luyện đọc bài
nhiều để đọc lưu loát và viết chính tả đúng.
- Nhắc nhở con em chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập theo thời khóa biểu.
- Giáo dục các em ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.
- Sinh hoạt điều độ, đúng giờ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình
trạng vừa học, vừa chơi.



- Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để kịp thởi nhắc nhở, đôn
đốc học sinh nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
4. Giải pháp 4: Đầu tư các phong trào do nhà trường tổ chức.
Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm dựa vào kế hoạch của nhà trường và các
đoàn thể trong trường đề ra chỉ tiêu cụ thể cho lớp cùng phấn đấu trong các phong
trào chung của nhà trường như, các phong trào 20/11 … ,hoạt động NGLL, làm kế
hoạch nhỏ, trang trí lớp học.
Giáo viên chủ nhiệm phát hiện những em có năng lực đặc biệt qua học tập, vui
chơi…Để phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các
học sinh có năng khiếu và động viên để các em tham gia.
Bồi dưỡng khơi dậy ở các em có lòng say mê, hứng thú học tập thông qua
những hội thi, tổ chức sân chơi ở lớp, phát huy và chọn lọc những học sinh có năng
khiếu để tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua làm công tác chủ nhiệm tôi đã áp dụng các giải pháp nêu trên vào lớp 2/B
năm học 2016 – 2017, tôi thấy đạt kết quả cao.
* Chất lượng kiểm tra định kì cuối năm học:
Môn

TSHS

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

TS

Nữ

%


Tiếng Việt

33

33

17

100

Toán

33

33

17

100

TS

Nữ

%

• Kết quả các phong trào.
Lớp đạt giải cao các phong trào do nhà thường tổ chức như:
- Hoàn thành tốt phong trào thu gom giấy vụn làm kế hoạch

- Tham gia đầy đủ các phong trào do nhà trường đề ra, luôn được tuyên dương
dưới cờ vào các buổi tứ hai đầu tuần.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
(Không có đề xuất, khuyến nghị)
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Điều lệ trường tiểu học (ban hành theo quyết định số 21/2007/QĐ-BGDĐT
năm 2007) của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.
Ngũ Phúc, ngày 20 tháng 3 năm 2017
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ
(Ký, đóng dấu)

Người thực hiện


Mai Thị Hường



×