1
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO
CHO TRẺ MẪU GIÁO.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn
đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm
tốt việc chăm sóc - giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết
sức khó khăn, phức tạp. Vì vậy, Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng
sản Việt Nam về "Định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề ra mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang
bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn
diện.
Như các bạn đã biết, trong điều kiện kinh tế phát triển, đang trên con
đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hoá khác
nhau. Làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta "Hoà nhập mà không hoà
tan" - trong mỗi chúng ta vẫn giữ được những gì gọi là "Vốn văn hoá của dân
tộc Việt trong thời đại mới thì việc giáo dục cho trẻ phát triển về trí tuệ thôi
không đủ mà phải giáo dục trẻ biết giữ được truyền thống văn hoá vốn có của
cha ông ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần và cập nhật nhất trong các mục tiêu
phát triển con người toàn diện hiện nay.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu
tiên của mỗi con người phải là "Tiên học lễ, hậu học văn" lễ phép là nét đẹp
văn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà
chúng ta thường bàn luận. Trong thời đại hiện nay tiếp thu nhiều nền văn hoá
khác nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức lễ
2
giáo của con người, việc mà tôi và các bạn đã nghe và thấy trên thông tin đại
chúng, trong cuộc sống hằng ngày.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục là người giáo viên Mầm non
tôi nguyện góp sức một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho
trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.
Năm nay tôi được phân công đứng lớp ghép thôn Thái Sơn bao gồm nhiều độ
tuổi lớn, nhỡ, bé, hầu hết các cháu chưa làm quen với môi trường sư phạm, đa
số cháu chưa đến trường, lớp. Phần lớn bố mẹ của các cháu làm nông nên
việc quan tâm đến con em còn hạn chế.
Bên cạnh đó vì mục tiêu của giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi
gia đình ít đi, thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá. Một số phụ huynh
chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm
non, nên thường khoán trắng cho giáo viên.
Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, hay nói lêu, trả lời có
những câu cụt, câu què, ra vào lớp tự nhiên...
Đứng trước tình hình như vậy, tôi rất lo lắng phải dạy trẻ như thế nào và
bằng những biện pháp gì để tất cả trẻ lớp tôi có những thói quen và hành vi
đạo đức và phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Đầu tiên cô giáo cần giáo dục trẻ những hành vi văn hoá trong cuộc sống
hằng ngày có thái độ đúng với cô giáo và người lớn, bạn bè, có tình yêu đối
với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Giáo dục lễ giáo nhằm hình thành cho
trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vì thế mỗi cô giáo chúng ta có trách nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ những
con người phát triển toàn diện về nhân cách - trí tuệ.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
3
Trong năm học này tôi quyết tâm thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành
phát động và luôn lấy mục tiêu giáo dục lễ giáo cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu
trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, để góp một phần nhỏ bé của mình vào quá
trình hình thành cho trẻ một nhân cách theo mục tiêu của ngành, của toàn xã
hội.
1. Giáo dục lễ giáo thông qua tiết học:
Lồng nội dung giáo dục lễ giáo vào các môn học có nhiều ưu thế nhằm
hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá.
Ví dụ: Qua giờ khám phá khoa học "Cây xanh và môi trường sống".
Cô giáo có thể đàm thoại: Cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như
thế nào?
Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
Qua lợi ích của cây xanh, cô giáo dục cháu không ngắt ngọn bỏ cành, mà
phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều lợi ích.
+ Đối với giờ học phát triển thể chất:
Cô giáo dục trẻ siêng năng thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh,
trong lúc tập các con không chen lấn, không xô đẩy nhau.
+ Đối với giờ học tạo hình: "Vẽ người thân trong gia đình".
Cô có thể đàm thoại.
Gia đình cháu gồm có những ai?
Gia đình cháu thuộc gia đình nhỏ hay gia đình lớn?
Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau?
Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, anh chị,
biết nhường nhịn em bé.
+ Giờ học Làm quen chữ cái:
4
Nhắc nhở cháu ngồi ngay ngắn, cất đồ dùng gọn gàng , ngăn nắp, biết
giữ gìn bảo quản đồ dùng.
+ Giờ làm quen văn học: Qua chuyện "Tấm Cám".
Cô đàm thoại cùng trẻ:
Tấm là người như thế nào?
Mẹ con Cám là người như thế nào?
Con thích nhân vật nào nhất? vì sao?
Cô giáo dục cháu lòng thật thà, chăm lo lao động, dạy cháu yêu cái thiện,
ghét cái ác, hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh.
+ Giờ học âm nhạc: Bài "Bông hoa Mừng Cô".
Đàm thoại:
Đối với cô giáo các con phải như thế nào?
Khi tặng hoa cho cô, các con tặng bằng mấy tay?
Thông qua đó giáo dục trẻ khi nhận hoặc trao vật gì với người lớn nên
trao hoặc nhận phải bằng hai tay, khi nhận các con nói lời cảm ơn.
Sau một thời gian thực hiện những thói quen về lễ giáo chất lượng lớp
tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, thưa trình, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, yêu
mến cô giáo, đoàn kết với bạn bè, tôi thấy vui mừng và tiếp tục áp dụng.
2. Giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi:
Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ
được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người
lớn, tôi tiến hành lồng lễ giáo vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại những câu
chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi theo dõi quan
sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó
giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
5
Ví dụ: Qua trò chơi phân vai - y tá - bác sĩ.
Bác sĩ biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng hô, cô, chú, bác, cháu đau
chỗ nào? Đau ra sao?
Y tá phát thuốc dặn bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân
nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá,
bác sĩ.
+ Trẻ chơi bán hàng:
Người bán hàng: Cô, chú mua gì ạ?
Người mua: Bao nhiêu một cân cá vậy cô?
Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao
tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình.
Từ đây trẻ lớp tôi đã hết nói trổng, câu cụt, câu què. Trẻ biết nói và trả
lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mục lên đến 65%.
Từ kết quả có được như vậy tôi tiếp tục áp dụng.
3. Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi:
Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố
mẹ trẻ, tôi tập trẻ đến lớp chào cô, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học.
Trong giờ chơi tự do, hay giờ lao động, sinh hoạt ngoài trời nếu cháu
làm việc gì sai đối với bạn, với cô thì phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, ai cho gì
thì nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn.
Giờ chơi cháu đoàn kết với bạn bè, không tranh giành đồ chơi.
Giờ dạo chơi sinh hoạt ngoài trời.
Ví dụ: Tham quan vườn cây ăn quả.
Đàm thoại: Muốn có nhiều quả ngon ta phải làm gì?
Khi ăn quả các con nhớ đến ai?
6
Giáo dục cháu kính trọng, yêu những người lao động, khi ăn phải từ tốn,
chậm rãi không vứt vỏ và hạt bừa bãi. Giáo dục cháu giữ gìn vệ sinh môi
trường, vệ sinh lớp, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh, qua
nhiều lần như vậy, cháu lớp tôi có những thói quen đó khoản 70%, tôi tiếp tục
áp dụng.
4. Xây dựng lễ giáo, góc tuyên truyền:
Góc lễ giáo của lớp không thể thiếu đây là biện pháp rất hữu hiệu đối với
chuyên đề lễ giáo bởi lẽ trẻ có đặc điểm dễ nhớ nhưng lại mau quên. Song, trẻ
được trực quan bằng hình ảnh những gương tốt hoặc qua thơ, chuyện thì trẻ
dễ tiếp thu, dễ phân biệt việc làm nào tốt, việc làm nào xấu.
Để có một kết quả tốt về giáo dục lễ giáo cho trẻ, đầu năm học tôi đã lên
kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ theo từng tháng và nội dung sau:
Thời gian Nội dung giáo dục Yêu cầu đạt
Tháng 9
- Trẻ đi học gọn gàng
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Biết xin phép cô khi ra vào lớp
75%
Tháng 10
- Biết xưng hô bạn với ban bè
- Biết chào hỏi khi có khách đến thăm
80%
Tháng 11
- Biết giúp đỡ cô và bạn trong các hoạt động
- Khi trả lời, hoặc thưa cô thì xưng hô lễ phép
85%
Từng tháng tôi lên kế hoạch có yêu cầu nội dung cao hơn, góc lễ giáo
thường để ngoài cửa sổ để phụ huynh dễ nhìn, biết được kế hoạch chăm sóc
của nhà trường để có hướng nhắc nhở con cái.
Ở góc này tôi sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo dán
vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với hình ảnh,
thời gian rảnh tôi cho trẻ đến xem và trò chuyện, đàm thoại với trẻ những
hành vi văn minh.