Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số kinh nghiệm khai thác tác phẩm vợ nhặt của kim lân theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.81 KB, 23 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Văn học là tinh hoa văn hoá nhân loại, lưu truyền những điều tốt đẹp của
con người qua các thời đại, mà con người bao giờ cũng hướng về cái đẹp, tìm
đến cái đẹp trong cuộc sống. Mác từng nói: “ Con người sản xuất theo quy luật
của cái đẹp” [1]. Văn học nhận thức, phản ánh đời sống theo quy luật của cái
đẹp nhằm thỏa mãn những nhu cầu về tình cảm vô cùng phong phú của con
người”[2]. Ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác nhau cơ bản giữa môn Văn và các
môn học khác: nếu các môn Sử, Địa, Lý, Hóa, Sinh… được viết ra bằng tư duy
khoa học thì tác phẩm văn chương lại được viết ra bằng tư duy nghệ thuật. Tư
duy khoa học bao giờ cũng cung cấp kiến thức cho người học, còn tư duy nghệ
thuật thì đem đến cho họ Cái Đẹp. Xét về bản chất môn Văn, ta thấy có hai đặc
điểm: môn Văn vừa là môn học nghệ thuật lại vừa là môn công cụ. Môn học
nghệ thuật là môn học về Cái Đẹp, nhằm đem đến Cái Đẹp cho học sinh để giáo
dục óc thẩm mỹ và bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho các em. Nhưng từ Cái Đẹp
đó, nó sẽ mang đến cho thế hệ trẻ nhiều tố chất để làm người, hoàn thiện nhân
cách như lòng yêu nước, thương dân, vị tha, nhân ái, trung thực, dũng cảm… Từ
trong Cái Đẹp đã chứa đựng biết bao tư tưởng và tình cảm mà nhà văn muốn gửi
tới người đọc. Cái Đẹp của văn chương đã trở thành cái đẹp của con người và
cuộc sống. Môn công cụ là môn học mang ý nghĩa thực hành, mà ở đây chính là
cách đọc hiểu văn bản, cách tạo lập văn bản, cách diễn đạt sao cho đúng, cho
hay (cả nói và viết). Nó phải trở thành mẫu mực, phải nâng lên mức kỹ năng
thuần thục để có thể hỗ trợ cho các môn khác một cách dễ dàng, tự nhiên. Chức
năng công cụ của môn Văn trong việc hỗ trợ cách diễn đạt cho các môn khác là
không thể thiếu được.
Với hai đặc điểm trên đây, môn Văn giữ một vị trí quan trọng đặc biệt trong
hệ thống các môn học ở trường phổ thông, kể cả về nội dung tiếp nhận cũng như
về thực hành kỹ năng. Là môn học nghệ thuật, nó vượt xa các môn nghệ thuật
khác như Âm nhạc và Mỹ thuật vốn chỉ nặng về mặt thực hành và cũng chỉ có ở
bậc tiểu học và trung học cơ sở; là môn công cụ, nó có thể sánh ngang với môn
Toán: một bên là công cụ để diễn đạt, một bên là công cụ để tính toán. Với lợi


thế đó, chắc chắn môn Văn sẽ phát huy tiềm năng và tác dụng của nó trong việc
giáo dục tư tưởng, tình cảm và hình thành, phát triển năng lực văn học cho thế
hệ trẻ, trong đó đáng chú ý nhất là năng lực thẩm mỹ, biết phát hiện và khám
phá Cái Đẹp và năng lực biết đọc hiểu, biết tạo lập văn bản - những năng lực
cần phải có của con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Đề án đổi mới Chương trình và Sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau
2015 nêu rõ một trong những quan điểm nổi bật là phát triển Chương trình theo
định hướng năng lực. Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt
và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, …
nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất
định[3].Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của
1


người lao động, kiến thức và kĩ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của
cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó.
Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông nêu rõ mục tiêu “chuyển nền giáo dục nặng
về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất
và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm
năng của mỗi học sinh” và yêu cầu “đổi mới toàn diện mục tiêu, nội
dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra, đánh
giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng
lực học sinh; khắc phục tình trạng quá tải; tăng cường thực hành và gắn
với thực tiễn cuộc sống”.
Chương trình Ngữ văn 12 có nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó Vợ nhặt - Là
tác phẩm tiêu biểu của một trong những nhà văn “thuộc hàng những cây bút
truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại”. Vợ nhặt ra đời bởi nỗi ám
ảnh của Kim Lân về nạn đói lịch sử Ất Dậu (1945) và tác phẩm cũng đã tạo nên
nỗi ám ảnh cũng như làm dấy lên nhiều nỗi niềm cảm xúc trong lòng người đọc.

Qua quá trình khảo sát, dự giờ thực tế, tôi nhận thấy các giáo án của giáo
viên hay các phương pháp được sử dụng trong giờ học mới chỉ dừng lại ở
việc dạy học theo một vài thiết kế bài học quen thuộc. Dạy học vẫn mang tính
hàn lâm, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo. Để một tác phẩm văn học
thực sự hấp dẫn, phát huy được năng lực của người học, tôi chọn đề tài “Một số
kinh nghiệm khai thác tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân theo định hướng phát
triển năng lực học sinh”nhằm đề xuất một số giải pháp dạy học tác phẩm Vợ
nhặt phát huy sự sáng tạo, năng lực của học sinh, giáo dục ý thức đạo đức, lòng
nhân ái, sự sẻ chia…
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài :
– Giúp người dạy văn , học văn tìm ra một hướng khai thác sâu hơn, thú vị
và hiệu quả hơn đối với tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân.
– Giúp học sinh tiếp cận tác phẩm theo khuynh hướng “ mở”– Học ít hơn nhưng
tiếp cận tri thức được nhiều hơn nhằm hỗ trợ phát triển năng lực của bản thân.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài :
- Tác phẩm “Vợ nhặt”của Kim Lân trong chương trình sách giáo khoa Ngữ
văn lớp 12
– Học sinh lớp 12 cấp THPT
4. Phương pháp nghiên cứu :
4.1. Nghiên cứu lý thuyết :
* Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về phát triển năng lực của
học sinh và khả năng phát triển năng lực của học sinh đối với môn Ngữ văn.
* Đọc nghiên cứu tác phẩm “Vợ nhặt”của Kim Lân trong chương trình
sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12
4. 2. Nghiên cứu thực tiễn :
2


* Dự một số tiết dạy tác phẩm “Vợ nhặt” của đồng nghiệp .
* Khảo sát các đề thi trung học phổ thông Quốc Gia, đề thi học sinh giỏi

của tỉnh Thanh Hoá trong các năm học.
* Chọn 2 lớp cơ bản có trình độ ngang nhau , một lớp chú ý rèn luyện năng
lực của học sinh trong các giờ học và một lớp không nhấn mạnh đến vấn đề đó.
So sánh, đối chiếu kết quả để rút ra kết luận .
5. Những luận điểm bảo vệ :
* Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
người học
* Nội dung đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa
* Thực trạng dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THPT hiện nay.
* Một số phương pháp, kĩ thuật khai thác tác phẩm Vợ nhặt theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh
* Kết quả thực nghiệm .
* Kết luận
6. Những đóng góp cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .
* Đối với giáo viên :
– Đề tài sẽ đem đến một phương pháp mới giúp giáo viên trong quá trình
dạy văn tự sự hướng dẫn học sinh nắm vững tác phẩm hiểu được ý nghĩa tư
tưởng của câu truyện, từ đó giúp học sinh phát triển năng lực của bản thân, và để
cho giờ học văn sinh động , thú vị hơn.
* Đối với học sinh :
– Nhằm nâng cao năng lực trong việc chiếm lĩnh tác phẩm, phát huy tiềm
năng và tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và hình thành, phát
triển năng lực văn học, trong đó đáng chú ý nhất là năng lực thẩm mỹ, biết phát
hiện và khám phá Cái Đẹp và năng lực biết đọc hiểu, biết tạo lập văn bản.
– Tăng tính thực hành của học sinh .
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
1.1. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực và phẩm
chất người học
1.1.1.Năng lực và phẩm chất người học

+ Năng lực: Năng lực là một khái niệm then chốt chi phối việc đổi mới căn
bản chương trình giáo dục mới. Nội hàm khái niệm năng lực cũng tùy vào cách
tiếp cận và lĩnh vực áp dụng mà hiểu khác nhau. Từ điển tiếng Việt do Hoàng
Phê chủ biên có giải thích: Năng lực là:“ Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự
nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo
cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng
cao” [4].
3


Tài liệu tập huấn về dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 nhấn
mạnh: “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ
chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm
đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất
định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của
người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động
của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các
yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là
các năng lực chung,cốt lõi”.
Định hướng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã xác định
một số năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có như:
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: Năng lực tự học, năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lý bản thân.
- Năng lực xã hội, bao gồm: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực công cụ, bao gồm: Năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ICT).
+ Về phẩm chất: Phẩm chất (giá trị) của cá nhân là động
cơ, ý thức trách nhiệm, hứng thú hành động, đạo đức, niềm
tin….của cá nhân đó. Những phẩm chất cần rèn luyện cho người

học bao gồm: Yêu đất nước; Yêu con người; Chăm học, chăm làm;
Trung thực, trách nhiệm.
1.1.2. Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực và phẩm
chất người học
Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực nghĩa là thông qua bộ
môn, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt kiến thức, kỹ năng với
thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu
phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định.
Trong định hướng phát triển chương trình sau 2015, môn Ngữ văn được coi
là môn học công cụ, theo đó, năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng
thức văn học, cảm thụ thẩm mỹ là các năng lực mang tính đặc thù của môn học.
Ngoài ra, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân (là các năng lực chung) cũng
đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các nội dung dạy học của môn học.
Ngoài những năng lực chung mà môn Ngữ văn cũng như các môn học khác đều
hướng đến, môn Ngữ văn còn hướng đến những năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản : Đọc hiểu văn bản chỉ hoạt động tiếp nhận
văn bản của bạn đọc là học sinh, trong môi trường lớp học, có hướng dẫn và
đánh giá. Có 4 cấp độ yêu cầu cơ bản của hoạt động đọc hiểu:
Cấp độ
Mô tả
Nhận biết
Kể lại câu chuyện, tóm tắt cổ truyện, nhớ tên nhân vật, tên
4


tác giả, thuộc lòng bài thơ, đoạn thơ...
Thông hiểu
Hiểu được đặc điểm thể loại, hình thức, bố cục,tình huống,
tư tưởng, nội dung, nghệ thuật tác phẩm...

Vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề
Vận dụng trong phạm vi nhà trường, cuộc sống... với yêu cầu ở mức
độ bình thường.
Vận
dụng
Vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề
Vận dụng
tương đối khó trong phạm vi cuộc sống cá nhân, gia đình
cao
và xã hội với yêu cầu sáng tạo cao có chủ kiến cá nhân.
+ Năng lực tạo lập văn bản: Năng lực tạo lập văn bản chính là khả năng tự
tạo nên một chỉnh thể văn bản đạt được mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp rõ
ràng và có thái độ của người giao tiếp.
+ Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ : Năng lực cảm thụ
thẩm mĩ thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc nhận ra ñược các giá trị
thẩm mĩ của sự vật, hiện tượng, con người và cuộc sống, thông qua những cảm
nhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó biết hướng những suy nghĩ,
hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện.
Như vậy, quá trình dạy học Ngữ văn đồng thời giúp học sinh hình thành và
phát triển các năng lực đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, thông qua việc
rèn luyện và phát triển các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói. Với đặc trưng của môn
học, môn Ngữ văn triển khai các mạch nội dung bao gồm các phân môn Văn
học, Tiếng Việt, Tập làm văn nhằm hướng dẫn học sinh đọc hiểu các văn bản và
tạo lập được các văn bản theo các kiểu loại khác nhau.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Nội dung đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa
Một trong những định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng lần
thứ XI đã nêu là “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát
triển nhanh giáo dục đào tạo”, trong đó nhấn mạnh vào việc đổi mới mãnh mẽ nội
dung và phương pháp, chương trình dạy và học ở tất cả các cấp, các bậc học.

Theo Đề án được phê duyệt, chương trình mới, sách giáo khoa mới được
xây dựng theo hướng coi trọng dạy người với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả
phẩm chất và năng lực. Bên cạnh đó là chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước,
lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân cách, lối sống; phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho mỗi học sinh. Đồng thời tăng cường năng
lực ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống, làm việc trong điều kiện hội nhập quốc tế.
2.2. Thực trạng dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THPT hiện nay.
Thực tiễn đổi mới giáo dục ở nhiều quốc gia trong vài thập niên gần đây đã
khẳng định cách xây dựng chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng
lực là xu hướng tất yếu, đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo con người trong bối
cảnh khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ chưa từng có và nền kinh tế tri
thức đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với mọi quốc gia. Thế nhưng hiện
5


nay, nhiều môn học ở trường phổ thông tại Việt Nam, trong đó có môn Ngữ văn
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhân lực cho xã hội. Thực tế này đã được chỉ ra
từ nhiều năm nay, đòi hỏi các nhà giáo dục cần quan tâm thực hiện thay đổi nội
dung, đặc biệt là phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường hướng tới phát
triển các năng lực cần thiết trong cuộc sống cũng như tạo điều kiện thích nghi với
môi trường làm việc trong tương lai cho các em học sinh.
Về phương pháp giáo dục phổ thông, điều 28 luật giáo dục quy định:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh” (Luật giáo dục 2005).
Trong khi đó, thực trạng dạy học Ngữ văn tại Việt Nam trong thời gian gần
đây cho thấy cách dạy học Ngữ văn theo lối bình giảng và cung cấp cho học sinh
các kiến thức lí thuyết một cách tách biệt không đáp ứng được nhu cầu học tập

của giới trẻ ngày nay và không còn phù hợp với xu thế của giáo dục hiện đại.
Kinh nghiệm đổi mới chương trình theo hướng tích hợp và đa dạng hóa các
thể loại văn bản được đưa vào nhà trường trong chương trình giáo dục hiện hành
cũng đặt cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới chương trình theo hướng đó trong bối
cảnh xây dựng chương trình phát triển năng lực nói chung. Nhiều điểm tích cực,
tiến bộ của chương trình hiện hành sẽ phải được kế thừa và phát huy hơn nữa.
Như vậy, để có thể dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực,
đòi hỏi giáo viên phải có năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực
xã hội, năng lực cá thể. Giáo viên không chỉ là người nắm chắc văn bản, kiến
thức cần truyền thụ mà cần có khả năng định hướng, dẫn dắt học sinh giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn; đặc biệt trong xây dựng câu hỏi định hướng cho học
sinh chuẩn bị bài, tránh phụ thuộc quá nhiều vào câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Một số phương pháp, kĩ thuật khai thác tác phẩm Vợ nhặt theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh.
3.1. Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học.
Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho học sinh ý thức
được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập. Ngoài việc khai thác sự lí thú
trong chính nội dung dạy học, hứng thú của học sinh còn được hình thành và
phát triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp
với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ chức dạy học dưới dạng các trò thi
đố, các trò chơi, tổ chức hoạt động sắm vai, tổ chức hoạt động học theo nhóm, tổ
chức dạy học dự án, tổ chức dạy học ngoài không gian lớp học, xem các trích
đoạn phim, video clip...Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng
đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho
thấy, trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng, kích
thích sự phát triển trí tuệ của các em.

6



Nhà văn Kim Lân là một gương mặt quen thuộc với học sinh, bởi trong
chương trình Ngữ văn THCS các em đã được học truyện ngắn “Làng”, vì vậy,
thay bằng tạo ra trò chơi ô chữ, ghép hình đoán tên tác giả tôi sử dụng trích đoạn
phim tư liệu,hình ảnh về nạn đói năm 1945 và đặt câu hỏi để khởi động bài học.
Những hình ảnh, thước phim sống động đã lôi cuốn bước vào không gian ảm
đạm, cái đói bủa vây làm nền cho nhân vật xuất hiện của tác phẩm.
3.2. Khai thác thông tin từ nhan đề đặc biệt của tác phẩm.
Nhan đề tác phẩm là cửa sổ nhìn thế giới do nghệ sĩ mở ra, là “chìa khoá
nghệ thuật” giúp người đọc mở ra cánh cửa chìm của tác phẩm. Nhan đề như
một một mã của thông điệp thẩm mỹ, một mô hình nghệ thuật, nó là cái biểu
nghĩa của văn bản văn học, cho độc giả biết trước: văn bản này viết về cái gì, có
thể đọc nó hoặc nên đọc văn bản như thế nào. Vì vậy tìm hiểu ý nghĩa
nhan đề của tác phẩm là một cách hay để tạo sự chú ý, kích
thích hứng thú của các em.
Ở truyện ngắn “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân đã tạo sự tò mò ngay bởi nhan
đề tác phẩm vừa lạ lẫm vừa chứa dựng điều gì đó oái oăm, éo le, nghịch cảnh.
“Vợ nhặt” nghĩa là gì? Sao tác giả không gọi là “Nhặt vợ”? Cái
khác biệt là ở chỗ: “nhặt vợ” là một động từ, còn “vợ nhặt” là
một danh từ. Và đọc xong tác phẩm, người đọc mới thấy hết
được tính chất vừa hài hước, vừa xót xa, bi thảm trong cái nhan
đề ấy.
Với kỹ thuật dẫn dắt khéo léo, giáo viên có thể tạo ra một tình huống thảo
luận đầy hứng thú từ nhan đề qua một số câu hỏi hoặc để học sinh tự đặt câu hỏi,
chẳng hạn:
“Vợ nhặt” và “Nhặt vợ” khác nhau như thế nào?
Có thể đổi nhan đề thành “Nhặt vợ” không? Tại sao?
Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm qua nhan đề là gì?
“Vợ nhặt” vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa nhân đạo rất lớn. Nói
như nhà văn Kim Lân “Nhặt tức là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ. Trong cảnh đói năm
1945 người nông dân dường như khó ai thoát khỏi cái chết. Bóng tối của nó phủ

xuống mọi xóm làng.Trong hoàn cảnh ấy, giá trị một con người thật vô cùng rẻ
rúng, người ta có thể có vợ theo chỉ nhờ mấy bát bánh đúc ngoài chợ - đúng là
nhặt được vợ như tôi nói trong truyện”.
Đằng sau nhan đề ấy, Kim Lân muốn gửi gắm một thông điệp khác: “Khi
đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường
sống”[5].. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát
khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở
tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra con người.
Vợ nhặt là một nhan đề hàm súc. Nó có ý nghĩa tố cáo xã hội đã gây ra nạn
đói hủy diệt con người. Mặt khác, nhan đề ấy cũng nói lên rằng, trong hoàn cảnh
khắc nghiệt của cuộc sống, trên ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết,
con người vẫn hướng về sự sống, về hạnh phúc, tương lai. Tình yêu thương, khát
7


vọng hạnh phúc vẫn mạnh hơn cái chết. Đó là ý nghĩa sâu sắc của nhan đề Vợ
nhặt
3.3. Sử dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học giúp học
sinh chiếm lĩnh nội dung và nghệ thuật tác phẩm
3.3.1. Hoạt động cặp đôi và hoạt động nhóm
Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố
một chủ đề đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới. Ở mức độ cao,
có thể đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm học sinh hoàn toàn độc lập xử lý các lĩnh
vực đề tài và trình bày kết quả của mình cho những học sinh khác ở dạng bài giảng.
Nhóm là hình thức học tập phát huy rất tốt khả năng sáng tạo nên
hình thức này dễ phù hợp với các hoạt động cần thu thập ý kiến và phát
huy sự sáng tạo. Điều quan trọng là học sinh cần phải biết mình làm gì
và làm như thế nào khi tham gia làm việc nhóm.
Tùy theo hoạt động học tập, có lúc học sinh sẽ làm việc theo cặp
trong nhóm. Hoạt động cặp đôi và hoạt động nhóm là những hoạt

động nhằm giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác, tăng cường
sự chia sẻ và tính cộng đồng.
Ví dụ: Giáo viên tổ chức thảo luận nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm, phát
phiếu học tập và cùng thảo luận một nội dung : Cảm nhận của anh (chị) về diễn
biến tâm trạng của nhân vật Tràng (lúc quyết định để người đàn bà theo về, trên
đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ).
Để tìm hiểu các nhân vật trong truyện, giáo viên chia lớp thành 3 nhóm,
mỗi nhóm tìm hiểu một nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ.Lần lượt đại
diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý bổ sung ( nhóm sau không nhắc
lại nội dung nhóm trước đã trình bày). Giáo viên định hướng, nhận xét và nhấn
mạnh những ý cơ bản.
3.3. 2. Thiết kế và sử dụng phiếu học tập
Sử dụng phiếu học tập cần kết hợp với các tài liệu và phương tiện dạy học
khác như sách giáo khoa, tranh ảnh, tài liệu tham khảo... Giáo viên công bố đáp
án kịp thời, đúng cách. Đặc biệt, không được lạm dụng phiếu học tập.
Nội dung phiếu học tập cần lựa chọn hình thức biểu hiện phù hợp, có
những dữ liệu nên trình bày bằng văn bản bình thường, có loại đưa vào sơ đồ,
biểu mẫu, bài tập thực hành, bài tập xử lí tình huống... Tất cả đều phải phù hợp
với đối tượng học sinh và nội dung bài học.
VD: Anh/ chị hãy điền vào khoảng trống các chi tiết miêu tả nhân vật thị :
PHIẾU HỌC TẬP
- Họ tên:………………........
- Tổ:.....……..nhóm…….....
Nhân vật thị

Đánh giá chung về
8


nhân vật

Lai lịch
………………………………………. …
……………………………
….
Ngoại
……………………………………….
hình.......... ……………………………………….
..................
............
…………
…………
……
..................
..................
....
…………
…………
……
..................
..................
....
…………
…………
……
..................
..................
....
…………
…………
……

..................
..................
....
…………
…………
……
..................
..................
....
Tính cách ……………………………………….
……………………………………….

9


Khát vọng ……………………………………….
hạnh phúc ……………………………………….
……………………………………….
Nhận xét của giáo viên:
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………....
.
3.3.3. Đặt học sinh vào những câu hỏi khám phá, tình huống có vấn đề
để giáo dục ý thức, phẩm chất.
Trong một giờ dạy học văn, câu hỏi đóng vai trò rất quan trọng. Nếu như
trước đây chúng ta quan niệm câu hỏi là sự đặt ra một cách ngẫu hứng để giáo
viên kiểm tra kiến thức của học sinh thì giờ đây câu hỏi được đưa ra để dẫn dắt
học sinh đi tìm hiểu ngọn nguồn của chân lí. Câu hỏi chính là sự trao đổi kiến
thức, các nguồn thông tin giữa giáo viên và học sinh tạo ra một cuộc đối thoại
trong văn chương giữa giáo viên - nhà văn (tác phẩm) - học sinh. Ở lứa tuổi

THPT, kiến thức, kinh nghiệm đời sống xã hội các em còn hạn chế cho nên
trong quá trình dạy học giáo viên cần đi từ cái có sẵn, dần dần tới mức độ cao
hơn. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi phục vụ cho bài học cũng cần tuân theo
nguyên lí đó. Với hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, giáo viên có thể xây dựng câu
hỏi ở các mức độ với các dạng như dạng câu hỏi tái hiện kiến thức; dạng câu hỏi
nêu vấn đề, mang tính nhận xét, khám phá.
Ví dụ : Có người nói rằng nhân vật người vợ nhặt theo không Tràng chỉ vì
miếng ăn, vì muốn thoát khỏi cảnh chết đói nhưng có người lại nói, người đàn
bà đó theo Tràng là đi theo tiếng gọi của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc?
Em nghiêng về ý kiến nào hơn? Vì sao?
Việc đưa câu hỏi nêu vấn đề này vào quá trình phân tích người vợ nhặt sẽ
giúp cho học sinh có cái nhìn đa chiều sự vật, sự việc, tránh việc nhìn nhận vấn
đề một cách phiến diện, từ đó có sự cảm thông cũng như phát hiện ra những khía
cạnh tốt đẹp trong phẩm chất của nhân vật này.
Tuy nhiên, để dẫn dắt được học hiểu và trả lời những câu hỏi mang tính
khám phá như thế này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững nội dung bài giảng và
trọng tâm bài dạy để đặt câu hỏi hướng vào nội dung bài học. Việc đặt câu hỏi
nêu vấn đề phải phù hợp với từng điều kiện có thể có. Tránh đặt câu hỏi máy
móc, đơn điệu. Nêu vấn đề phải hợp lí.
3.3.4. Phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh thông qua hình thức đối
thoại
Đối thoại - lắng nghe là một hình thức phổ biến trong mọi hoạt động sống
và làm việc trong xã hội hiện nay. Trong dạy học, đối thoại là cách tốt nhất để
giáo viên thu nhận thông tin ngược về những vấn đề có nhiều người học quan
tâm, mảng kiến thức người học còn thiếu, còn yếu,... Từ đó có những cơ sở đề

10


vach ra hng iờu chnh phng phỏp, gii phỏp cho phự hp vi s phỏt trin

t duy, kin thc va nhu cu cua ngi hoc..
Giỏo viờn cú th t chc cho hoc sinh ụi thoai vờ cỏc vn ờ ma tỏc phm
t ra nh: nhan ờ, tỡnh huụng truyn, giỏ tr hin thc va nhõn ao cua tỏc
phm hoc ụi thoai vờ cỏc nhõn vt, cỏc vn ờ nhõn vn t ra trong truyn
ngn V nht nhm tao bu khụng khớ thõn thin, khụng gian m cht vn hoc.
Vi phng phỏp nay, hoc sinh c tha sc tranh lun , trỡnh bay ý kin, quan
im cua mỡnh, giỳp phỏt trin nng lc giao tip, t duy, kh nng hựng bin,
s t tin khi trỡnh bay quan im cỏ nhõn.
3.3.5. Phỏt trin nng lc t duy, sỏng to bng Bn t duy.
Bn t duy la cụng c lý tng cho vic ging day va trỡnh bay cỏc khỏi
nim trong lp hoc. Bn t duy giỳp giỏo viờn tp trung vao vn ờ cn trao
i cho sinh viờn, cung cp mt cỏi nhỡn tng quan vờ chu ờ ma khụng cú
thụng tin tha. Sinh viờn s khụng phi tp trung vao vic oc ni dung trờn
Slide,thay vao ú s lng nghe nhng gỡ giỏo viờn din at. Hiu qu ging bai
s c tng lờn.
Bn t duy cú th thc hin bng phn mờm trờn mỏy tớnh hoc cú th
sỏng tao trờn giy, kt hp trang trớ nhng hỡnh nh, mau sc sụng ng, thu hỳt
s quan tõm cua hoc sinh trong quỏ trỡnh day hoc
4. Giỏo ỏn th nghim
Ngay soan: 27/1/2020
Ngay day: 31/1/2020
Tit 58-59-60
V NHT
-Kim Lõn-

I. Mc tiờu bi hc:
1. Kiến thức: Giỳp hoc sinh :
- Hiu c tỡnh cm thờ thm cua ngi nụng dõn nc ta trong nan úi
khung khip nm 1945 do thc dõn Phỏp va phỏt xớt Nht gõy ra.
- Hiu c niờm khỏt khao hanh phỳc gia ỡnh, niờm tin bt dit vao cuc

sụng va tỡnh thng yờu ựm boc ln nhau gia nhng con ngi lao ng ngốo
kh ngay trờn b vc thm cua cỏi cht.
2. Kĩ năng:
- Nm c nhng nột c sc vờ ngh thut cua thiờn truyn: sỏng tao tỡnh
huụng, gi khụng khớ, miờu t tõm lớ, dng ụi thoai.... từ đó biết đọc một
truyện ngắn hiện đại.
3. Thái độ:
- Trõn trong. cm thụng trc khỏt vong hanh phỳc cua con ngi; bit n
cỏch mang ó em lai s i i cho nhng ngi nghốo kh, nan nhõn cua ch
c
11


4. Phát triển năng lực :
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Kim Lân
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn
1945-1975.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về giá trị tư tưởng và
nghệ thuật của truyện.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công nội dung, nghệ
thuật truyện Vợ nhặt .
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các nhân vật trong truyện, các
nhân vật có cùng đề tài với các tác giả khác;
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;
II. Cách thức tiến hành:
Gợi mở, phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
III. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, TLTK, giáo án ...
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc điểm nhân vật Mị trong đoạn trích
“Vợ chồng A Phủ”?(5 phút)
3. Tổ chức dạy và học bài mới:
 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Chuẩn kiến thức
kĩ năng cần đạt,
Hoạt động của Thầy và trò
năng lực cần phát
triển
- GV giao nhiệm vụ:
- Nhận thức được
+Trình chiếu tranh ảnh,phim tài liệu về nạn đói năm
nhiệm vụ cần giải
1945, cho học sinh xem tranh ảnh.
quyết của bài học.
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:
- Tập trung cao và
+ Nhìn hình đoán tác giả Kim Lân
hợp tác tốt để giải
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
quyết nhiệm vụ.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Phát xít Nhật bắt - Có thái độ tích
nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên chỉ trong vài tháng cực, hứng thú.
đầu năm 1945, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu
đồng bào ta chết đói. Nhà văn Kim Lân đã kể với ta một
câu chuyện bi hài đã diễn ra trong bối cảnh ấy bằng một

truyện ngắn rất xúc động-truyện Vợ nhặt.
12


 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 105 phút)

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Năng lực
cần hình
thành

Họat động 1: TÌM HIỂU CHUNG
I. Tiểu dẫn.
-Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả, tác
1. Tác giả:
phẩm
Giáo viên yêu cầu một HS đọc phần - Kim Lân (1920-2007).
-Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài.
Tiểu dẫn SGK.
Năng lực
GV: Yêu cầu HS nêu những nét -Quê: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng,
thu thập
huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
chính về:
-Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn thông tin.
+Nhà văn Kim Lân.
+ Xuất xứ truyện ngắn Vợ nhặt. học nghệ thuật năm 2001.

-Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng
+ Bối cảnh xã hội của truyện.
(1955), Con chó xấu xí (1962).
=> Kim Lân là cây bút truyện ngắn.
Thế giới nghệ thuật của ông thường
là khung cảnh nông thôn hình tượng
người nông dân.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác;
-Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ
lúa trồng đay nên tháng 3 năm 1945
GV sưu tầm thêm một số tư liệu,nạn đói khủng khiếp đã xảy ra. Chỉ
tranh ảnh để giới thiệu cho HS hiểu trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị
thêm về bối cảnh xã hội Việt Nam đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào Năng lực
giao tiếp
ta chết đói.
năm 1945, nhất là nạn đói.
-Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc intiếng Việt
trong tập truyện Con chó xấu xí
(1962). TP được viết dựa trên một
phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết
Xóm ngụ cư.
Thao tác 2: Tóm tắt tác phẩm
b. Tóm tắt cốt truyện:
Học sinh đọc và tóm tắt tác phẩm.
Họat động 2: Đọc - hiểu văn bản:
Thao tác 1: Tìm hiểu ý nghĩa II. Đọc - hiểu văn bản:
nhan đề và tình huống truyện
1.Ý nghĩa nhan đề và tình huống
truyện.


13


a. Nhan đề:
Giáo viên gợi ý. Giáo viên nhận xét - Nhan đề đã thâu tóm giá trị nộiNăng lực
và nhấn mạnh một số ý cơ bản.
dung tư tưởng tác phẩm.

- Nhan đề “ Vợ nhặt” gợi cho em  Nhan đề vừa thể hiện thảm cảnh
duy
suy nghĩ gì?
của người dân trong nạn đói 1945,
- Nhà văn đã xây dựng tình huống vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và
truyện như thế nào? Tình huống đó khát vọng hướng tới cuộc sống tốt
có những ý nghĩa gì?
hơn và niềm tin của con người trong

Mẫu phiếu học tập
Nhân Ngạc
vật
nhiên
Trẻ
con
Những
người
dân
Bà cụ
Tứ
Anh

Tràng

Lo
lắng
Anh
Tràng
nhặt
được
vợ

cảnh khốn cùng.
b. Tình huống truyện:
Năng lực
+ Tràng là một nhân vật có ngoại
hợp tác,
hình xấu. Đã thế còn dở người. Gia
trao đổi,
cảnh của Tràng cũng rất ái ngại.
thảo luận.
Nguy cơ "ế vợ" đã rõ. Đã vậy lại
gặp năm đói khủng khiếp, cái chết
luôn luôn đeo bám. Trong lúc
không một ai (kể cả Tràng) nghĩ
đến chuyện vợ con của anh ta thì
đột nhiên Tràng có vợ. Trong hoàn
cảnh đó, Tràng "nhặt" được vợ là
nhặt thêm một miệng ăn cũng đồng
thời là nhặt thêm tai họa cho mình,
đẩy mình đến gần hơn với cái chết.
Vì vậy, việc Tràng có vợ là một

nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn,
Năng lực
cười ra nước mắt.
hợp tác,
trao đổi,
+ Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên. thảo luận.
+ Bà cụ Tứ, mẹ Tràng lại càng
ngạc nhiên hơn.
+ Bản thân Tràng cũng bất ngờ
Năng
với chính hạnh phúc của mình
lực
sử

dụng
 Tình huống truyện được xâyngôn ngữ.
dựng bất ngờ, hợp lí. Qua đó, thể
hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo. Năng lực
Thao tác 2: Tìm hiểu nhân vật 2. Nhân vật Tràng:
hợp tác.
Tràng
- Lai lịch, ngoại hình
-GV phát phiếu học tập và tổ chức- Tính cách, phẩm chất
thảo luận nhóm:
- Khát vọng hạnh phúc
Năng lực
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu
 Bên ngoài là sự liều lĩnh, nông hợp tác,
học tập và cùng thảo luận một nội


14


dung : Cảm nhận của anh (chị) về nổi, nhưng bên trong chính là sự trao đổi,
diễn biến tâm trạng của nhân vật khao khát hạnh phúc lứa đôi. Quyết thảo luận.
Tràng (lúc quyết định để người đàn định có vẻ giản đơn nhưng chứa
bà theo về, trên đường về xóm ngụ đựng tình thương đối với người gặp
cư, buổi sáng đầu tiên có vợ).
cảnh khốn cùng.
* Trên đường về:Anh rất vui, lòng
- Lần lượt đại diện từng nhóm trình lâng lâng khó tả.
bày, các nhóm khác góp ý bổ sung *Buổi sáng đầu tiên có vợ:+ Tràng
( nhóm sau không nhắc lại nội dungthay đổi hẳn:
nhóm trước đã trình bày)
=> Những con người đói khát gần kề
Giáo viên định hướng, nhận xét và cái chết vẫn khao khát hạnh phúc gia
đình, vẫn cưu mang đùm bọc lẫn
nhấn mạnh những ý cơ bản.
Thao tác 3: Tìm hiểu nhân vật nhau và luôn có niềm tin vào tương
lai.
người vợ nhặt
3. Người vợ nhặt
GV: cho HS thảo luận cặp đôi.
Cảm nhận của anh (chị) về người- Là cô gái không tên, không gia
vợ nhặt (tư thế, bước đi, tiếng nói,đình, quê hương, bị cái đói đẩy ra lề Năng lực
đường: có số phận nhỏ nhoi, đáng
giải
tâm trạng,…).
thương.
quyế

Giáo viên nhận xét và chốt lại
- Thị theo Tràng sau lời nói nửa đùa
t
những ý cơ bản.
nửa
thật
để
chạy
trốn
cái
đói.
vấn
- Trên đường theo Tràng về nhà cái
đề
vẻ "cong cớn" biến mất, chỉ còn - Cái đói đã làm thị trở nên chao
người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngùng chát, đanh đá, liều lĩnh, đánh mất sĩ
và cũng đầy nữ tính (đi sau Tràng ba diện, sự e thẹn, bản chất dịu dàng:
bốn bước, cái nón rách che nghiêng,gợi ý để được ăn, “cắm đầu ăn một
chặp bốn bả bánh đúc chẳng truyện
ngồi mớm ở mép giường,…).
- Sau khi tìm hiểu về nhân vật trò gì”.
thị, học sinh điền vào phiếu học tập => Thị đã tìm thấy được sự đầm ấm
mẫu như ở phần 3.3. 2. Thiết kế vàcủa gia đình nên hoàn toàn thay đổi:
trở thành một người vợ đảm đang,
sử dụng phiếu học tập
người con dâu ngoan khi tham gia
- Có người nói rằng nhân vật
công việc nhà chồng một cách tự Năng lực
người vợ nhặt theo không Tràng
sáng tạo

nguyện, chăm chỉ.
chỉ vì miếng ăn, vì muốn thoát
=> Góp phần tô đậm hiện thực nạn
khỏi cảnh chết đói nhưng có người
đói và đặc biệt là giá trị nhân đạo
lại nói, người đàn bà đó theo Tràng
của tác phẩm(dù trong hoàn cảnh
là đi theo tiếng gọi của khát vọng
nào, người phụ nữ vẫn khát khao
sống, khát vọng hạnh phúc? Emmột mái ấm gia đình hạnh phúc).
nghiêng về ý kiến nào hơn? Vì
sao?
Giáo viên nhận xét và chốt lại
những ý cơ bản
Thao tác 4: Tìm hiểu nhân vật bà

15


4.Bà cụ Tứ
- Một bà lão già nua, ốm yếu, lưng
còng vì tuổi tác.
cụ Tứ
GV: Phân tích diễn biến tâm trạng - Tâm trạng bà cụ Tứ:
của bà Tứ khi về đến nhà? Tác giả+ Khi nghe tiếng reo, nhận thấy thái
đã diễn tả diễn biến tâm lí của bà độ vồn vã khác thường của con:
phấp phỏng, biết có điều bất thường
như thế nào?
+ Tâm trạng ngạc nhiên ấy được thểđang chờ đợi.
hiện qua động tác đứng sững lại của + Đến giữa sân nhà, “bà lão đứng

sững lại, càng ngạc nhiên hơn”, đặt
bà cụ.
+ Qua hàng loạt các câu hỏi: (…) ra hàng loạt câu hỏi:
GV: Khi hiểu ra cơ sự: từ tâm trạng + Bà lập cập bước vào nhà, càng
ngạc nhiên đến ai oán, xót thương,ngạc nhiên hơn khi nghe tiếng người
đàn bà xa lạ chào mình bằng u.
tủi phận:
+ Thương cho con trai vì phải nhờ+ Sau lời giãi bày của Tràng, bà cúi
đầu nín lặng, không nói và hiểu ra.
vào nạn đói mà mới có được vợ.
+ Ai oán cho thân phận không loTrong lòng chất chứa biết bao suy
nghĩ:
được cho con mình.
- Vì sao từ ngạc nhiên đến mừng, lo Bà an ủi động viên, gieo vào lòng
buồn tủi... lẫn lộn? Vì sao bà thấy con dâu niềm tin.
Năng lực
thương ngay người đàn bà trẻ xa lạ? + Cũng như những bà mẹ nhân từ thu thập
GV: Bà là người nhiều tuổi nhất khác, lòng bà đầy thương xót cho thông tin
nhưng lại nghĩ như thế nào về tương con dâu và mong sao cho con dâu
mình hoà thuận: “Cốt làm sao
lai?
chúng mày hoà thuận là u mừng
- Câu nói nào của bà cụ làm em cảm
rồi”
động nhất? Vì sao?
 Xót thương, lo lắng cho cảnh ngộ
của dâu con.
- Trong bữa cơm đầu tiên bà cụ Tứ
nói những chuyện gì? Qua đó cho ta - Bữa cơm ngày đói thật thảm hại
có cảm nhận gì về suy nghĩ củanhưng “cả nhà ăn rất ngon lành”

- Bà toàn nói đến chuyện tương lai,
người mẹ nghèo này?
chuyện vui, chuyện làm ăn với con
dâu : "khi nào có tiền ta mua lấy đôi
gài, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy
mà có đàn gà cho xem".
Giáo viên nhận xét và chốt lại  tìm mọi cách để nhen nhóm niềm
những ý cơ bản.
tin, niềm hi vọng cho các con.
=> Bà là một người mẹ có tấm lòng
nhân hậu, bao dung, đầy hi sinh, tiêu
biểu của người mẹ nghèo VN.
Họat động 3: Tổng kết:

16


- GV: Hãy khái quát lại bài 1. Nội dung:
Năng lực
học và tổng kết trên hai mặt: - Giá trị hiện thực: Truyện thể hiện được hợp tác.
nội dung và hình thức
thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói
- HS: Dựa vào gợi ý của GV,năm 1945.
suy nghĩ, xem lại toàn bài và- Giá trị nhân đạo: Đặc biệt thể hiện được Năng lực
phát biểu
tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con hợp tác,
người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết trao đổi,
+ GV: Nhận xét về nghệvẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm thảo luận.
thuật viết truyện của Kimgia đình.
Lân?

2. Nghệ thuật:
(cách kể chuyện, cách dựng - Vợ nhặt tạo được một tình huống truyện Năng lực
cảnh, đối thoại, nghệ thuậtđộc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả
sử
miêu tả tâm lí ngân vật, ngôntâm lí nhân vật tinh tế, đối thoại sinh động.
dụn
ngữ,…)
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp
g
+ HS: Thảo luận và trả lời dẫn.
ngô
theo những gợi ý, định hướng- Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp
n
của GV
dẫn.
ngữ.
- Dựng cảnh chân thật, sinh động, đặc sắc:
cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,… Năng lực
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc giải
lộ tự nhiên, chân thật.
quyết vấn
- Ngôn ngữ nông thôn mộc mạc, giản dị, đề:
gần với khẩu ngữ nhưng được chọn lọc kĩ,
toạ nên sức gợi.

 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt


GV giao nhiệm vụ:

ĐÁP ÁN

Câu hỏi 1: Nhân vật Tràng
trong truyện không có thói
quen nào sau đây?
a. Vừa đi vừa tủm tỉm cười
b. Vừa đi vừa nói.
c. Vừa đi vừa lầu bầu chửi
d. Vừa đi vừa than thở

[1]='c'

Năng lực cần hình
thành

Năng lực giải quyết
vấn đề

[2]='d'
[3]='a'

Câu hỏi2: Chi tiết nào sau
đây của Kim Lân không dùng
17


để giới thiệu về gia cảnh của
Tràng?

a. Là người dân xóm ngụ cư.
b. Sống với người mẹ già
c. Ngôi nhà đứng rúm ró trên
mảnh vườn lổn nhổn cỏ dại.
d. Gia tài duy nhất là mấy con
gà gầy xơ xác..
Câu hỏi 3: Dòng nào sau đây
chưa nói đúng về đặc điểm
nghệ thuật của truyện "Vợ
nhặt"?
a. Ngôn ngữ truyện giàu màu
sắc trào phúng.
b. Tạo tình huống truyện độc
đáo.
c. cách kể chuyện tự nhiên,
ngôn ngữ gần với khẩu ngữ,
giàu biểu cảm.
d. Khắc hoạ được những nhân
vật sinh động, giàu tâm trạng.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ:
 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS
GV giao nhiệm vụ:
Nhìn theo bóng Tràng
……………………………………
.
Họ cùng nín lặng.
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân)

1. Đoạn văn trên được viết theo
phong cách ngôn ngữ nào?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn
văn bản là gì ?
3. Câu văn Những khuôn mặt
hốc hác u tối của họ bỗng

Kiến thức cần đạt
Câu 1 : Đoạn văn được viết
theo phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật, phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt.
Câu 2 : Đoạn văn kể về những
lời bàn tán của dân xóm ngụ cư
khi nhân vật Tràng dẫn thị
( người vợ nhặt) về.
Câu 3: Câu văn sử dụng biện
pháp tu từ đối lập : khuôn mặt
hốc hác u tối-rạng rỡ ; đói
khát, tăm tối -lạ lùng và tươi

Năng lực
cần hình
thành
Năng lực
giải quyết
vấn đề

18



dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái
gì lạ lùng và tươi mát thổi vào
cuộc sống đói khát, tăm tối ấy
của họ được sử dụng biện pháp
tu từ gì? Ý nghĩa nghệ thuật
biện pháp tu từ đó?
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ:

mát . Ý nghĩa nghệ thuật: Nhà
văn khẳng định: chính khát
vọng sống còn và khát vọng
hạnh phúc trước mọi ý thức
tuyệt vọng và tê liệt vì nạn đói,
có tác dụng làm cho tâm hồn
của người dân đói khổ, chết
chóc đã rạng rỡ hẳn lên.

TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS
GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Tìm đọc thêm một số
truyện ngắn của Kim lân
-HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ:


Kiến thức cần đạt

Năng lực cần
hình thành
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy
Năng lực tự
+ Tìm đọc qua thư viện, mạng học.
internet…

4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.( 5 phút)
Họat động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - DẶN DÒ
- Vẽ sơ đồ tư duy về tác phẩm
- Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ.
- Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Soạn bài : Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
5. Kết quả thực nghiệm :
Với những suy nghĩ trên và bằng thể nghiệm của chính mình, khai thác tác
phẩm Vợ nhặt theo định hướng phát triển năng lực của học sinh đã giúp tôi đạt
được những kết quả nhất định. Những học trò trong lớp dạy của tôi đã quan tâm
hơn đến giờ học Văn và có hứng thú trong quá trình học. Trên cơ sở đó, từ
những lớp bình thường có thể chọn những học sinh có khả năng học văn để bồi
dưỡng.
5. 1 So sánh kết quả giờ học :
*Lớp 12A8 : Tập trung rèn luyện khai thác tác phẩm Vợ nhặt theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh : Tiết học sinh động, tạo tâm lí thoải mái

19


học sinh hứng thú trong học tập làm cho tiết học sôi nổi , có chiều sâu và có hiệu

quả hơn .
-Thời gian dành cho học sinh học trên lớp được nhiều hơn
– Năng lực giao tiếp, ứng xử thu thập thông tin và phát triển bản thân, năng
lực tư duy hợp tác, trao đổi, thảo luận, giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo của
học sinh được nâng lên một bước.
*Lớp 12A9 : Không chú ý rèn luyện khai thác tác phẩm Vợ nhặt theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh -Tiết học trầm, học sinh ít hứng thú tìm
hiểu bài
– Giáo viên phải làm việc nhiều hơn. Học sinh hoạt động ít hơn, kiến thức
học sinh tự tìm hiểu nhiều chỗ còn hời hợt , chưa sâu .
5. 2. So sánh kết quả bài kiểm tra :
Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng trong học kì 2 ở hai lớp , thông qua
kết quả kiểm tra chất lượng học kì 2, với đề bài kiểm tra : Giá trị hiện thực và
nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt?. Kết quả kiểm tra tính trung bình như sau :
Điểm 0- 4

Điểm 5 – 6

Điểm 7- 10

Lớp

Số
bài

Số bài

12A8
Thực nghiệm


40

3

7.5

17

42.5

20

50.0

12A9
Đối chứng

40

7

17.5

19

47.5

14

35.0


%

Số bài

% Số bài %

Căn cứ vào sự đối chứng trên , có thể thấy rằng: Rèn luyện năng lực cho
học sinh trong học văn là công việc cần thiết của người giáo viên dạy văn. Bởi
sẽ dành nhiều thời gian cho học sinh hoạt động lại vừa mang đến hiệu quả giờ
dạy cao hơn , học sinh thực sự hứng thú trong học tập và phát triển năng lực của
bản thân.
C. KẾT LUẬN
Mục đích của giáo dục là hoàn thiện nhân cách và phát triển tri thức của
con người, để làm được điều đó người giáo viên cần đánh thức năng lực nhạy
cảm , phán đoán đúng nhất … và tìm ra một phương pháp cho phép giáo viên
dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn.
Với những suy nghĩ trên và bằng thể nghiệm của chính mình , qua cách
khai thác khai thác tác phẩm Vợ nhặt theo định hướng phát triển năng lực của
học sinh đã giúp tôi có được những kết quả nhất định .
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra từ thực tế giảng dạy.
Tuy nhiên những điều đúc rút ấy chưa hẳn đã phù hợp với mọi người , mọi nơi
và mọi điều kiện. Nhưng với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và
20


học của bộ môn Ngữ văn, xin được trao đổi và rất mong nhận được sự góp ý của
đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 7 năm 2020
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Trần Thị Bình

21


Danh mục đề tài SKKN đã được Hội đồng Cấp Sở GD&ĐT đánh giá
Tên đề tài
Năm học
Đạt giải Đơn vị đánh giá
Tiếp cận truyền thuyết 2006 - 2007
C
Hội đồng thẩm định
truyện An Dương Vương
SKNN
Sở
và Mị Châu – Trọng
GD&ĐT
tỉnh
Thủy theo đặc trưng thể
Thanh Hóa
loại.
Khai thác tác phẩm
2017 - 2018
C

Hội đồng thẩm định
SKNN
Sở
“ Chữ người tử tù” của
GD&ĐT
tỉnh
Nguyễn Tuân dưới góc
Thanh Hóa
độ tình huống truyện

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1.C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
2. Phùng Minh Hiến (2002), Tác phẩm văn chương một sinh thể nghệ
thuật, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
3. Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở
trường phổ thông – Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội, NXB Đại học sư
phạm, 2014.
4.Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê NXB Đà Nẵng -2005
5. Hương Giang (1993), Nhà văn Kim Lân nói về chuyện Vợ nhặt”, Báo Văn
Nghệ.
6. Đỗ Kim Hồi (2000), Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục.
7. Đặng Thị Huy Lam, Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, Luận văn thạc sĩ,
Đại học sư phạm. TP. Hồ Chí Minh.
8. Phan Trọng Luận tổng chủ biên (2007), Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 2,
Nxb Giáo dục.
9. Phan Trọng Luận (2002), Thiết kế bài học tích tác phẩm văn học ở nhà
trường phổ thông tập 1, 2, 3, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Bảo Nguyên (1997), Sử dụng ngôn ngữ - nghệ thuật đặc sắc của truyện
ngắn Kim Lân, TC Ngữ học trẻ, Nxb Hội ngôn ngữ học Việt Nam.

23



×