Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Xây dựng phần mềm quản lý thư viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.04 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ HOÀN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ THƯ VIỆN

Người thực hiện: Lê Thị Nghĩa
Chức vụ: Nhân viên Thiết bị-Thí nghiệm
SKKN thuộc lĩnh vực: Thư viện trường học

1


THANH HOÁ NĂM 2020

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................1
1.3.

Đối

tượng

nghiên

cứu.........................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................2


1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm..................................2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..............................2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.........................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.......3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...............................5
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân
đồng nghiệp và nhà trường....................................................................14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..................................................................15
4.1. Kết luận............................................................................................15
4.2. Kiến nghị...........................................................................................16

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Đối với bất kỳ quốc gia nào, sự phát triển kinh tế - xã hội đều dựa trên
nền tảng tri thức, và muốn có tri thức chúng ta phải thông quá trình học và tự
học, trong đó quá trình tự học đóng vai trò không nhỏ trong việc tiếp nhận, lĩnh
hội tri thức.
Sách là kho tàng vô giá chứa đựng tri thức của nhân loại. Barack Obama
đã từng nói: “Việc đọc rất quan trọng, nếu bạn biết đọc cả thế giới sẽ mở ra cho
bạn”. Đọc sách để nghiên cứu, học tập, nâng cao nghề nghiệp, mở rộng tầm hiểu
biết là phương pháp phổ biến nhất của việc tự học.
Thư viện có thể nói là ngôi trường thứ hai của học sinh cũng như đội ngũ
giáo viên và tất cả những ai có nhu cầu tự học. Thư viện đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc giúp đỡ, hướng dẫn cho học sinh trong việc tự học, tự
nghiên cứu. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thư viện, một cơ
quan văn hoá giáo dục ngoài nhà trường.
Hiện nay Trường THPT Lê Hoàn đã có thư viện phục vụ cho việc tham

khảo, tự học của học sinh cũng như giáo viên của nhà trường với hơn ba nghìn
đầu sách. Tuy nhiên việc quản lý vẫn còn thủ công thông qua sổ sách gây nhiều
bất cập như: mất nhiều thời gian, sổ sách nhiều, dễ sai sót trong thống kê,… Bên
cạnh đó là sự phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu ứng dụng công nghệ
vào trong quản lý ngày càng phát triển mạnh và đem lại rất nhiều lợi ích. Vì vậy,
cần phải xây dựng một chương trình quản lý để đáp ứng nhu cầu quản lý và
mượn trả sách được dễ dàng và thuận tiện. Từ những yêu cầu trên, tôi quyết định
chọn sáng kiến kinh nghiệm của mình là “Xây dựng phần mềm quản lý thư
viện” cho Trường THPT Lê Hoàn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thư viện trường là một bộ phận thuộc Trường THPT Lê Hoàn, nhiệm vụ
của thư viện là quản lý tốt thư viện nhằm phục vụ có hiệu quả việc khai thác
thông tin của cán bộ giáo viên và học sinh. Tăng cường cập nhật các thông tin
khoa học, công nghệ và tổ chức giới thiệu, hướng dẫn bạn đọc khai thác sử dụng
thông tin.
Vì vậy, để dễ dàng trong công tác quản lý tài liệu, sách cũng như thông tin
về độc giả cần có một hệ thống chuyên biệt để quản lý thư viện, đem lại cho
người quản lý những thuận lợi về thời gian, dễ dàng cập nhật, sửa đổi thông tin
cũng như tra cứu thông tin về sách, độc giả và tiết kiệm được chi phí.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Công tác quản lý thư viện Trường THPT Lê Hoàn
- Địa điểm: Thư viện Trường THPT Lê Hoàn.
3


- Thời gian: Từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu tài liệu, hồ sơ sổ sách thực tế liên quan đến nội dung đề tài.
Trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp khái quát, rút ra những vấn đề cần thiết cho đề

tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Tham gia lấy ý kiến của giáo viên, học sinh ở trường. Từ đó xác định
được những khó khăn trong công tác mượn, trả sách, tra cứu tài liệu tại thư viện.
Thăm dò trao đổi ý kiến với giáo viên, học sinh về vấn đề đổi mới phương pháp
mượn, trả sách, nghiên cứu tài liệu. Tiếp thu ý kiến của các giáo viên, học sinh
khi tiến hành xây dựng các nội dung liên quan đến nội dung đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm
Trên cơ sở đề xuất ý tưởng đề tài sẽ giúp chúng ta giảm bớt được rất nhều
thời gian tra cứu. Công tác quản lý chặt chẽ. Phục vụ báo cáo số liệu nhanh
chóng, chính xác. Thực hiện việc thực nghiệm tại trường nhằm kiểm chứng kết
quả nghiên cứu và đề xuất của đề tài.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Thông qua kết quả khảo sát, phân tích, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của
việc tra cứu rồi rút ra những kết luận cần thiết.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Khắc phục những nhược điểm của việc quản lý thủ công của thư viện
Trường THPT Lê Hoàn:
- Khả năng lưu trữ thông tin lớn.
- Ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác quản lý thư viện (sách, độc
giả, quản lý mượn-trả sách).
- Giúp tìm kiếm, tra cứu thông tin dễ dàng, nhanh chóng (sách, độc giả,
thông báo quá hạn,…)
- Đáp ứng nhu cầu quản lý mượn, trả sách dễ dàng, nhanh chóng.
- Có khả năng phát triển và mở rộng phần mềm.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay đã ứng dụng vào mọi mặt của đời
sống kinh tế -xã hội với rất nhiều ưu điểm vượt trội: tốc độ xử lý nhanh, khả
năng lưu trữ lớn, khả năng cập nhật thông tin, cải tiến phần mềm dễ dàng.

Thư viện được biết đến như là một “kho lưu trữ” sách lớn, với đủ mọi thể
loại sách, báo, tài liệu,… hơn nữa số lượng, thể loại sách thay đổi liên tục. Việc
quản lý thủ công bằng sổ sách cùng với việc thống kê rời rạc bằng Excel tuy vẫn
cơ bản đáp ứng nhu cầu quản lý hiện nay, tuy nhiên chưa được tối ưu và còn
4


nhiều nhược điểm: tốn thời gian (nhập liệu, cập nhật thay đổi thông tin, đặc biệt
trong việc tra cứu tài liệu, sách báo), dễ mắc sai sót trong thống kê. Việc đem
ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thư viện là việc hoàn toàn hợp lý, hợp
thời.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3.1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
3.1.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật.
Thư viện Trường THPT Lê Hoàn có hơn 3.000 đầu sách, tài liệu (chủ yếu
là sách), được phân chia theo các ngành học. Cụ thể:
- Sách giáo khoa cơ bản: 675 đầu sách.
- Sách giáo khoa nâng cao: 693 đầu sách.
- Sách giáo viên: 102 đầu sách
- Sách tham khảo: 1.110 đầu sách.
- Sách nâng cao: 631 đầu sách
- Nghiệp vụ: 82 đầu sách
Và hơn 100 đầu sách và tài liệu khác.
Các đầu sách được chia theo từng khối, từng môn và được lưu trữ tại các
vị trí tương ứng.
Giá sách được chế tạo bằng sắt, mỗi giá có 5 tầng, gồm hai mặt trước và sau.
Hiện tại thư viện có một máy tính sử dụng hệ điều hành Windows nhưng
chưa có phần mềm chuyên biệt phục vụ cho việc quản lý thư viện.
3.1.2. Thực trạng quản lý thư viện.
Tất cả các dữ liệu về sách, báo, tạp chí,… đều được lưu trữ trên giấy tờ,

sổ sách. Tài liệu chủ yếu của thư viện là sách.
3.1.2.1. Quy trình nhập sách.
Sau khi nhập sách về, người quản lý (thủ thư) phải nhập các thông tin về
đầu sách vào sổ và cất giữ các chứng từ liên quan.
Thủ thư đánh mã cho từng đầu sách và xếp chúng vào đúng vị trí lưu trữ.
3.1.2.2. Quy trình mượn sách.
Đối với học sinh: Học sinh có thể mượn sách đọc tại chỗ hoặc mượn về.
Khi cần mượn sách học sinh mang thẻ học sinh để tại quầy kiểm tra của thủ thư,
sau đó vào bên trong để tìm sách cần mượn. Sau khi tìm được sách cần mượn,
học sinh đem sách ra quầy kiểm tra để yêu cầu mượn sách, tại đây thủ thư yêu
cầu cung cấp thông tin họ tên, lớp. Sau khi đã ghi thông tin đầy đủ thì thủ thư
đưa sách và thẻ học sinh.
Đối với cán bộ, giáo viên: Cán bộ, giáo viên cũng được mượn sách đọc tại
chỗ hoặc mượn về. Khi mượn thì thủ thư sẽ ghi tên giáo viên và tên sách vào trong
sổ.
3.1.2.3. Quy trình trả sách.
Sau khi đọc xong, độc giả phải trả đúng sách đã mượn, thủ thư dùng
thông tin của độc giả (Khóa học, lớp, tên (đối với đối tượng là học sinh); họ tên
5


giáo viên (đối với đối tượng mượn sách là giáo viên). Thủ thư sẽ đánh dấu vào
sổ lưu trữ thông tin mượn trả sách.
3.1.2.4. Thống kê báo cáo, in ấn.
Thư viện thực hiện thống kê theo định kỳ vào cuối năm. Việc thống kê
sách theo từng ngành và theo các tiêu chí sau:
Thống kê sách nhập mới.
Thống kê sách đang được mượn.
Thống kê sách còn trong thư viện.
Thống kê sách thanh lý.

Việc thống kê được thực hiện rời rạc bằng sổ sách và phần mềm Excel.
3.1.2.5. Xử lý sách thanh lý.
Thông thường, sách để quá lâu, bị mục nát, hư hỏng nặng nề sẽ được tiến
hành thanh lý.
3.1.3. Ưu, nhược điểm của hệ thống hiện tại.
Ưu điểm:
- Không tốn nhiều chi phí cho cơ sở vật chất.
- Việc quản lý đơn giản, người quản lý không cần hiểu biết về tin học
cũng có thể thực hiện được.
Nhược điểm:
- Thông tin ghi trên sổ sách, giấy tờ dễ bị mất mát, không lưu trữ được lâu
dài. Tốn số lượng lớn sổ sách giấy tờ phục vụ cho việc nhập liệu.
- Quá trình tìm kiếm sách phục vụ cho việc mượn sách phải làm thủ công,
do đó gây mất nhiều thời gian.
- Nhân viên phải tốn nhiều thời gian, công sức vào việc thống kê sách.
- Không quản lý được thông tin độc giả triệt để nên việc mất sách, tài liệu
vẫn xảy ra.
- Tất cả các công việc của nhân viên thư viện đều tiến hành một cách thủ
công, không khoa học
3.1.4. Yêu cầu về hệ thống mới.
Qua quá trình khảo sát thực tế tại thư viện trường, tôi thấy quá trình quản
lý thư viện tại trường còn thủ công, chưa khoa học, tốn nhiều thời gian và công
sức của nhân viên thư viện. Do đó cần phải có một phần mềm quản lý nhằm
khắc phục được các nhược điểm của quy trình quản lý hiện tại, đảm bảo các yêu
cầu mà người dùng mong muốn.
Hệ thống mới cần đạt được những chức năng sau:
- Cho phép nhập các thông tin về sách, báo, tạp chí của cả thư viện hiện
tại và mở rộng số lượng tài liệu về sau.
- Quản lý thông tin độc giả.
- Cập nhật thông tin:

+ Thông tin về sách, báo, tạp chí.
+ Thông tin về độc giả (bao gồm học sinh và giáo viên).
- Quản lý quá trình mượn trả tài liệu của độc giả.
6


- Tìm kiếm tài liệu, độc giả theo nhiều tiêu chí khác nhau.
- Thống kê và in ấn theo nhiều tiêu chí.
- Phục hồi và sao lưu dữ liệu.
3.2. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.2.1. Các giải pháp thực hiện.
3.2.1.1 Quy trình khảo sát:
- Địa điểm khảo sát: Thư viện Trường THPT Lê Hoàn
- Lịch trình khảo sát:
+ Tìm hiểu về cơ sở vật chất và quy trình hoạt động của thư viện trường.
+ Thu thập thông tin, số liệu về các đầu sách của trường.
3.2.1.2 Phân tích quy trình hoạt động của hệ thống.
3.2.1.2.1. Quy trình nhập sách.
- Thực hiện mỗi khi nhập tài liệu mới về. Tài liệu nhập về bao gồm: sách,
báo, tạo chí, tài liệu tham khảo,…Trong đó sách là tài liệu chính.
- Các bước tiến hành: Sau khi nhập sách về sẽ tiến hành các bước:
+ Phân loại: Theo môn
+ Đánh mã sách.
+ Sắp xếp: theo giá sách và vị trí tương ứng của từng khoa.
3.2.1.2.2. Quy trình mượn sách.
- Thực hiện khi có độc giả đến mượn sách.
- Các bước tiến hành:
+ Thủ thư kiểm tra thẻ học sinh của độc giả.
+ Độc giả tìm tài liệu mình cần, đem ra quầy để yêu cầu mượn tài liệu.
+ Thủ thư kiểm tra thông tin độc giả (Khối, lớp, khoá, hạn của thẻ), nếu

hợp lý thì tiến hành cho mượn sách.
+ Thủ thư cập nhật thông tin độc giả và tài liệu vừa mượn. Nếu mượn về
ghi rõ hạn trả. Nếu đọc tại chỗ thì không có hạn.
+ Giao tài liệu và trả thẻ cho độc giả.
3.2.1.2.3. Quy trình trả sách.
- Thực hiện khi có độc giả đến trả sách tại thư viện.
- Các bước tiến hành:
+ Độc giả đưa tài liệu đã mượn cho thủ thư
+ Thủ thư yêu cầu thông tin từ độc giả (khối, lớp) để kiểm tra danh sách
tài liệu mà độc giả chưa trả.
+ Trường hợp thông tin đúng thì cập nhập ngày trả thực tế và đánh dấu đã
được xử lý.
+ Trường hợp độc giả vi phạm quy định của thư viện như trả tài liệu trễ
hạn (đối với độc giả mượn về), tài liệu bị rách nát, hư hỏng thì bị xử phạt theo
quy định của thư viện.
+ Sau khi nhận tài liệu độc giả trả, thủ thư phân loại và sắp xếp tài liệu
vào đúng vị trí lưu trữ của nó.
3.2.1.2.4. Quy trình tìm kiếm thông tin.
7


- Thực hiện khi có yêu cầu tìm kiếm thông tin về sách (tên sách, tác giả,
nhà xuất bản,…)
- Vai trò của việc tìm kiếm thông tin:
+ Biết đầy đủ thông tin về tài liệu (sách) cần tìm.
+ Tìm kiếm nhanh, chính xác. Nâng cao hiệu quả làm việc.
- Các bước tiến hành:
+ Lựa chọn các tiêu chí tìm kiếm:
Tìm theo mã sách
Tìm theo tên sách

Tìm theo tác giả
Tìm theo môn
+ Thủ thư sẽ dựa vào các tiêu chí tìm kiếm được lựa chọn để tìm
kiếm các thông tin liên quan đến tài liệu được yêu cầu.
3.2.1.2.5. Quy trình xử lý tài liệu quá hạn.
- Thực hiện khi tài liệu quá cũ, mục nát cần thanh lý.
- Các bước tiến hành: Mỗi năm thư viện tiến hành phân loại, loại bỏ
những tài liệu mục nát, quá cũ không còn khả năng sử dụng. Sau khi thanh lý,
thủ thư sẽ sắp xếp lại tài liệu sao cho thuận tiện cho quá trình tìm kiếm, mượn –
trả.
3.2.1.2.6. Quy trình xử lý quá hạn.
- Thực hiện khi có độc giả mượn tài liệu quá hạn trả mà không trả hoặc gia hạn.
- Các bước tiến hành:
+ Thủ thư kiểm tra hạn trả của tài liệu đã mượn.
+ Đối chiếu độc giả mượn.
+ Thông báo tới lớp của độc giả mượn quá hạn.
+ Tiến hành xử phạt theo quy định của thư viện.
3.2.1.3. Xây dựng phần mềm.
Với lượng đầu sách và các yêu cầu xử lý như trên của thư viện Trường
THPT Lê Hoàn, tôi quyết định chọn ứng dụng Microsoft Access 2016 để xây
dựng phần mềm quản lý thư viện.
3.2.2. Kết quả đạt được.
3.2.2.1. Form đăng nhập.

8


Hình 1. Form đăng nhập quản lý người dùng.
 Người dùng nhập Tên tài khoản và Mật khẩu, nhấn Đăng nhập để tiếp tục
sử dụng phần mềm.

3.2.2.2. Giao diện chính của phần mềm.

Hình 2. Form main
Form main thể hiện toàn bộ các chức năng chính của phần mềm
* Chức năng Quản lý sách:

9


Hình 2.1. Form Quản lý nhập liệu
- Nhập sách:

Hình 2.1.1. Form Nhập thông tin sách
- Sửa thông tin sách:

Hình 2.1.2. Form sửa thông tin sách.
- Xóa thông tin sách:
10


Hình 2.1.3. Form xóa thông tin sách
* Chức năng Quản lý thông tin bạn đọc:

Hình 2.2. Form quản lý thông tin bạn đọc
- Nhập Danh sách bạn đọc:

Hình 2.2.1. Form nhập thông tin bạn đọc
- Sửa thông tin bạn đọc:
11



Hình 2.2.2. Form sửa thông tin bạn đọc.
- Xóa thông tin bạn đọc:

Hình 2.2.3. Form xóa thông tin bạn đọc
* Chức năng Quản lý mượn – trả sách:

Hình 2.3. Form Quản lý mượn – trả sách.
- Thông tin mượn sách:

12


Hình 2.3.1. Form Mượn sách.
- Thông tin trả sách:

Hình 2.3.2. Form Trả sách.
* Chức năng tìm kiếm thông tin:

Hình 2.4. Form Tìm kiếm thông tin sách
- Tìm kiếm theo mã sách:

13


Hình 2.4.1. Form Tìm kiếm sách theo mã.
- Tìm kiếm theo khối:

Hình 2.4.2. Form Tìm kiếm sách theo khối
- Tìm kiếm sách theo tên tác giả:


Hình 2.4.3. Form tìm kiếm sách theo tên tác giả.
- Tìm kiếm sách theo tên sách:

14


Hình 2.4.4. Form Tìm kiếm sách theo tên sách.
* Chức năng Thống kê dữ liệu:

Hình 2.5. Form Thống kê dữ liệu.
- Thống kê sách:

Hình 2.5.1. Thống kê sách
- Thống kê bạn đọc:

15


Hình 2.5.2. Thống kê danh sách bạn đọc.
- Thống kê mượn sách:

Hình 2.5.3. Thống kê mượn sách
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Đối với bản thân và đồng nghiệp:
Với việc ứng dụng đề tài SKKN đã góp phần tích cực trong việc tạo hứng
khởi cho việc mở rộng kiến thức hữu ích, tạo không khí làm việc năng động,
hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Đối với học sinh:

Sau khi triển khai các giải pháp đã nêu tại Trường THPT Lê Hoàn, qua
quan sát thực tế tôi thấy rằng hiệu quả mang lại không chỉ ở việc học sinh thay
đổi quan điểm đối với việc mượn tài liệu tại thư viện. Nó thực sự rất có ích cho
bản thân các em, các em đã tìm được niềm đam mê thực sự trong học tập và thấy
16


rằng không chỉ học để biết mà còn học để làm “người”. Một kết quả quan trọng
nữa là các em đã chủ động trong việc tìm kiếm kho tàng kiến thức khổng lồ,
trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng thiết thực cho bạn bè, người thân và
những người xung quanh.
Để đánh giá khách quan hiệu quả của đề tài tôi đã sử dụng phiếu điều tra về
hứng thú đọc tài liệu tham khảo tại thư viện ở một số lớp sau khi ứng dụng phần
mềm. Kết quả đạt được:

Mức độ
Rất thích
Bình thường
Không thích
Tổng

Năm học 2019 - 2020
Lớp 10A1
Lớp 10A2
SL
%
SL
%
33 71,7
29 64,44

4
12 26,0
16 35,36
9
1
2,17
0
0
46
100
45
100

Tổng
SL
62

%
68,13

28

30,77

1
91

1,1
100


Từ kết quả điều tra cho thấy, với các tính năng hữu ích của phần mềm,
việc tra cứu tài liệu, quy trình mượn, trả nhanh chóng và chính xác đã dần tạo cơ
sở, tiền đề lôi cuốn số lượng lớn học sinh đam mê hứng khởi với nguồn kiến
thức vô cùng to lớn. Số lượng giáo viên và học sinh đến với thư viện ngày một
nhiều hơn.
Như vậy, có thể khẳng định rằng việc ứng dụng đề tài sáng kiến kinh
nghiệm vào công tác thư viện là một trong những biện pháp có hiệu quả trong
việc nâng cao hứng thú học tập và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của
nhà trường.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Trong thời gian khảo sát, tìm hiểu cơ sở vật chất và quy trình hoạt động
của thư viện Trường THPT Lê Hoàn, tôi đã xây dựng được phần mềm đáp ứng
được các chức năng của thư viện:
- Quản lý thông tin của tài liệu, độc giả.
- Hệ thống được thiết kế logic và liên kết chặt chẽ nên việc sửa đổi thông
tin mà không làm ảnh hưởng đến tính liên tục của hệ thống.
- Giúp tra cứu, tìm kiếm thông tin nhanh gọn, chính xác, hỗ trợ tốt cho
người làm công tác quản lý cũng như độc giả.
- Giao diện phần mềm dễ nhìn, dễ sử dụng, tương thích với hệ điều hành
Windows.
17


- Thống kê dữ liệu nhanh chóng, có thể in ấn. Đặc biệt đối với các trường
hợp mượn sách quá hạn có thể in thông báo quá hạn gửi đến độc giả vi phạm.
3.2. Kiến nghị.
Đề nghị Hội đồng Nhà trường áp dụng phần mềm vào công tác quản lý
thư viện.
Nâng cấp cấu hình hệ thống máy tính tại Thư viện trường để phần mềm

hoạt động hiệu quả hơn.
Do thời gian thực hiện có hạn, phần mềm có thể còn những thiếu sót, nên
sau khi phần mềm được đưa vào áp dụng thực tế, tôi mong muốn được tiếp tục
nghiên cứu, khắc phục và phát triển thêm để phần mềm ngày càng hoàn thiện
hơn.

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 06 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Nghĩa

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lập trình quản lý với Microsoft Access 2013 toàn tập - Ths.
Huỳnh Tôn Nghĩa, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
2. Tự học Microsotf Access 2010 – Đỗ Trọng Danh – Nguyễn Vũ Ngọc
Tùng, NXB Đại học sư phạm.
3. Lập trình cơ bản PHP và My SQL - Joel Murach - Ray Harris, NXB
Khoa học và kỹ thuật.
4. Giáo trình Phân tích thiết kế các hệ thống thông tin – Nguyễn Văn Vỵ,
NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Giáo trình Cơ sở dữ liệu - Đồng thị Bích Thủy - Phạm Thị Bạch Huệ Nguyễn Trần Minh Thư, NXB Khoa học và kỹ thuật.
6. Kênh Youtube Trác Hoàng Ẩn: Hướng dẫn sử dụng Access 2010 từ A-Z,

link:

/>
lbDdz6ew4X8PZ0grs47b5zQPP1orQA

19



×