Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Mẫu giáo 45 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 21 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Phú Ninh
Tên sáng kiến (SK): “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho
trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi”.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
- Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2019 -2020
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Như chúng ta đã biết trong những di sản văn hóa truyền thống của người
Việt Nam có trò chơi dân gian, đây là loại trò chơi nhưng mang tính giáo dục
cao và là nét đặc trưng của dân tộc, cứ thế trò chơi dân gian được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác, trò chơi dân gian được xem là hình thức giáo dục
đơn giản giúp hình thành nhân cách cũng như sự phát triển thể chất cho trẻ, đặc
biệt đối với trẻ mầm non hoạt động của trẻ chính là hoạt động vui chơi.
Đối với trẻ Mẫu giáo, hoạt động vui chơi được xem là hoạt động chủ đạo,
trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng tạo điều kiện cho trẻ
vừa học, vừa gần gũi, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc,
mọi nơi, dụng cụ dễ tìm kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên. Nó được
kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm
vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ trò chơi dân gian
không đơn thuần là một trò chơi của trẻ mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân
tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc, nó không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ,
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ, phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các
em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
Những trò chơi dân gian hồn nhiên hấp dẫn ngày nay đang bị mai một.
Hiện nay trong nhà trường có dạy những trò chơi nhưng còn nặng về mục đích
“học”, nhẹ về “chơi”, gia đình học sinh thì quá bận bịu với công việc khác nên


thiếu quan tâm hướng dẫn cho trẻ chơi. Vì vậy chúng ta rất hiếm khi bắt gặp
hình ảnh các trẻ tụm năm, tụm bảy rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê… Chính vì
1


vậy các trò chơi dân gian dường như đã bị lãng quên, có những trẻ không biết gì
về các trò chơi dân gian hay bài đồng dao, các câu thành ngữ như: (Trò chơi Ô
ăn quan). Bài đồng dao, trò chơi “Mèo đuổi chuột”, trò chơi “Rồng rắn lên
mây”, “Thả đỉa ba ba”, “Bịt mắt bắt dê”… không được nhắc đến. Nhưng chúng
ta đã quên đi một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta có sẵn đó là
kho tàng đồng dao và trò chơi dân gian, về lĩnh vực giáo dục thì kho tàng này đã
cung cấp nội dung và phương pháp giáo dục “Không thầy, không sách” tương
đối phong phú và hiệu quả.
4.1. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: " Xây dựng trường học
thân thiện - Học sinh tích cực" trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào
trường học. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có
hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc
biệt là các giáo viên mầm non. ( Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non
còn thấp. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ
cuộc ).
Ngày nay khoa học càng phát triển trong một xã hội công nghiệp chỉ
quen với máy móc hiện đại thì hàng loạt các phương tiện nghe nhìn hiện đại ra
đời và trẻ rất nhanh tiếp cận như: Điện thoại, đồ chơi, trò chơi điện tử, trò chơi
siêu nhân...dần thay thế các trò chơi dân gian mà có sự dần lãng quên những trò
chơi dân gian truyền thống. Phải chăng với trẻ trò chơi dân gian không còn là sự
thu hút, hấp dẫn.
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc phối kết hợp với nhà
trường để nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, ít quan tâm đến trò chơi dân gian vì họ
nghĩ trò chơi dân gian không cần thiết với con em mình nên phụ huynh cho trẻ

hướng tới trò chơi hiện đại
Việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh chưa sâu sát, chặt chẽ
từ đó dẫn đến tình trạng phụ huynh chưa quan tâm đồng đều. Một số giáo viên
khi tổ chức trò chơi đa số là trò chơi vận động, trò chơi học tập..vì thế trò chơi
dân gian đối với trẻ còn xa lạ, mới mẻ.
Từ những thực tế trên tôi nhận thấy việc tổ chức tốt trò chơi dân gian
chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Điều này cần có nhiều nguyên
nhân từ chủ quan đến khách quan, chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự
hứng thú chơi trong trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn
2


nên tôi đã trăn trở nên làm gì để trẻ thực hiện tốt trò chơi dân gian, một nội dung
được coi là điểm nhấn là đưa trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động
trong ngày của trẻ. Để tổ chức tốt trò chơi dân gian tôi phải đạt được những mục
tiêu như:
Nắm và hiểu rõ đặc điểm đặc trưng của một số trò chơi dân gian dành cho
trẻ mầm non.
Tạo cho trẻ có cơ hội thường xuyên được trải nghiệm về trò chơi dân gian
một cách có ý nghĩa và hiệu quả, phối hợp cùng phụ huynh cùng sưu tầm, sáng
tác trò chơi dân gian.
Biết cách tổ chức tốt, lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động
hàng ngày của trẻ.
Giáo viên phải có hiểu biết và vốn kiến thức phong phú về các trò chơi
dân gian.
Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và
tính sáng tạo cao.
Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau. Có những trò
chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi trẻ chơi
phải tư duy sáng tạo trong quá trình chơi.

Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn
ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích
hợp vào các hoạt động mà thôi.
Song việc tổ chức các trò chơi dân gian vẫn gặp những hạn chế như khả
năng cảm nhận các trò chơi vẫn còn hạn chế, chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn
hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ
chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú
ý, hiệu quả trên tiết dạy chưa cao. Chính vì thế dẫn đến những ưu và nhược điểm
như sau.
* Ưu điểm:
Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn đã xây
dựng đổi mới hình thức tổ chức hoạt động mầm non, tổ chức mở các chuyên đề,
tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt.
Bản thân đã sưu tầm được một số trò chơi dân gian, những bài đồng dao,
những câu ca dao, tục ngữ còn lưu truyền trong dân gian.

3


Trẻ được phân theo độ tuổi nên thuận lợi cho việc xây dựng kế hoạch
giảng dạy và các trò chơi trò chơi dân gian phù hợp với mọi lứa tuổi.
Cơ sở vật chất của lớp được khang trang đầy đủ.
Bản thân giáo viên yêu nghề mến trẻ, có tinh thần học hỏi, luôn được các
đồng nghiệp trao đổi chuyên môn và giúp đỡ.
Trẻ học ngoan, biết vâng lời, mạnh dạn tự tin khi tham gia vào các trò
chơi
* Nhược điểm:
Trẻ còn ở độ tuổi nhỏ nên việc tiếp cận các trò chơi dân gian còn hạn chế.
Trẻ đi học một năm chưa qua lớp bé, một số trẻ đến lớp còn rụt rè chưa
mạnh dạn thiếu tự tin khi tham gia vào các trò chơi.

Đa số phụ huynh là công nhân nên ít có thời gian quan tâm đến trẻ.
Chính vì tất cả những những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải
làm thế nào để giúp trẻ tiếp cận và hứng thú tham gia trò chơi dân gian, tôi đã
không ngừng suy nghĩ, học tập và sưu tầm, để tìm ra những phương pháp, hình
thức tổ chức các trò chơi, tạo ra môi trường tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ
lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy một phần nào ý nguyện của mình đã thực hiện
được qua đề tài này.
4.2. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của giải pháp đã biết:
Đối với trẻ nhỏ trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát
triển của trẻ. Trò chơi dân gian trong trường Mầm non đã trở thành hoạt động
hứng thú, hấp dẫn trẻ. Nhưng việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi
phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao. Bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao
các trò chơi dân gian cho trẻ là rất cần thiết, cần được nghiên cứu, áp dụng cho
phù hợp và hiệu quả. Mặc dù đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề giáo
dục phát triển thể chất cho trẻ, nhưng chưa có đề tài nghiên cứu để phát triển trò
chơi dân gian cho trẻ được ứng dụng hiệu quả. Đề tài: “Một số biện pháp tổ
chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại lớp nhỡ 3 Trường mẫu giáo
Tuổi Thơ”. Đã giúp trẻ biết hứng thú tham gia vào các trò chơi dân gian bằng
những khả năng của mình. Tôi đã nghiên cứu, học hỏi và tìm ra các giải pháp để
nâng cao chất lượng phát triển trò chơi dân gian cho trẻ, với mỗi giải pháp tôi đã
nghiên cứu, lồng ghép nhiều những ví dụ và dẫn dắt riêng. Thông qua các trò
chơi dân gian gần gũi mà hấp dẫn để trẻ phát triển về mọi mặt như đạo đức,
4


thẩm mỹ, trí tuệ, ngôn ngữ. Mỗi giải pháp đều có mục đích rõ ràng, có khả năng
ứng dụng cao, không chỉ ứng dụng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại lớp nhỡ 3, mà
còn có thể ứng dụng cho tất cả trẻ cùng độ tuổi trong nhà trường Mầm non.
4.3. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải

pháp:
Ngay từ đầu năm học tôi nhận thấy cần phải quan tâm đến nhiệm vụ nội
dung để nâng cao chất lượng trong việc tổ chức các trò chơi dân gian, bản thân
tôi cũng như trẻ cần phải có sự thay đổi về phương pháp cũng như sự linh hoạt
về hình thức một cách phù hợp để cho trẻ tiếp cận với trò chơi dân gian một
cách nhanh nhất, sâu sắc nhất đối với trẻ. Vì thế từ những ưu và nhược điểm đó
là một giáo viên tôi cố gắng tìm tòi để lựa chọn những biện pháp, hình thức tổ
chức thích hợp giúp tất cả trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các trò chơi
được tốt hơn.
Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Tăng cường giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ.
Đổi mới phương pháp tổ chức cho trẻ, tham khảo sách trò chơi dân gian
cho trẻ mẫu giáo.
Cô giáo không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu chuyên môn, tham gia
các buổi sinh hoạt chuyên môn để nâng cao trình độ chuyên môn.
Cô giáo là người mẫu mực, luôn yêu nghề mến trẻ coi trẻ như con em
mình. Luôn tạo môi trường cho trẻ hoạt động tích cực.
4.4. Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Đối với trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhớ cũng rất mau quên, tư duy của trẻ
còn hạn chế, vốn kinh nghiệm chưa phát triển, sự hiểu biết về cuộc sống chưa có
kinh nghiệm. Vì vậy ta cần cho trẻ làm quen với trò chơi dân gian ở mọi lúc mọi
nơi và trong giờ học nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển lĩnh hội kiến thức
được dễ dàng.
4.4.1. Xây dựng kế hoạch giảng dạy:
Căn cứ vào khung thời gian năm học của nhà trường, tôi đã xây dựng kế
hoạch chủ đề,kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần đề căn cứ vào khả
năng nhận thức của lớp mình để vào kế hoạch thực hiện các hoạt động theo các


5


chủ đề, tôi đã lựa chọn sưu tầm những trò chơi dân gian phù hợp với từng chủ đề
như sau:
TT

Chủ đề

Trò chơi dân gian

1

Trường mầm non

2

Bản thân

Tập tầm vông, chuyền thẻ, kéo co, bỏ
khăn

3

Gia dình

Chi chi chành chành,ô ăn quan,đi chợ

4


Ngành nghề

Kéo cưa lừa xẻ, kéo co, rồng rắn lên
mây

5

Thế giới động vật

Rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, mèo
đuổi chuột, chấm ve ve

6

Tết mùa xuân

7

Thế giới thực vật

8

Hiện tượng tự nhiên

9

Phương tiện giao thong

10
11


Thả đỉa ba ba, kéo co,tập tầm vông

Cướp cờ, chơi đu, múa lân
Trồng nụ trồng hoa, đi chợ, rải ranh
Kéo co, lộn cầu vồng
Đua thuyền trên cạn, ném còn

Quê hương– Đất nước-Bác Hồ Kéo cưa lừa xẻ, chơi đu, rồng rắn lên
may
Tạm biệt lớp 4 tuổi

Nhảy dây, nhảy sạp

4.4.2. Lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi và khả năng
nhận thức của trẻ:
Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, không hẳn trò chơi nào cũng
phù hợp với trẻ. Vì thế, khi lựa chọn trò chơi dân gian tôi phải có sự cân nhắc và
lựa chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ đối với trẻ. Bên cạnh đó,
trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo các độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại
có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau, các trò chơi
cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Chính vì thế, ngay từ
đầu năm học tôi bám sát kế hoạch giáo dục năm học, trên cơ sở nhận thức, khả
6


năng của trẻ lớp tôi đã lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp đưa vào kế
hoạch thực hiện. Cụ thể như sau:
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ khả năng chú ý có chủ định còn thấp, nhận
thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản như: “

Lộn cầu vồng”, “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “ Nu na nu nống”, “
Dung dăng dung dẻ” “Kéo co”, “Mèo đuổi chuột”, “Rồng rắn lên mây”, “Bịt
mắt bắt dê”, “Đi cầu đi quán”, “ Kéo cưa lừa xẻ”, “Thả đĩa ba ba”, “Oẳn tù tì”,

4.4.3. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời đồng dao và địa điểm trước khi
tổ chức cho trẻ chơi:
* Chuẩn bị đồ dùng:
Muốn trẻ tham gia vào chơi trò chơi dân gian có sự hứng thú và đạt kết
quả cao ngoài việc tạo tình huống lôi cuốn sự tò mò của trẻ thì công việc chuẩn
bị các nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động cũng là một việc làm vô cùng quan
trọng. Đồ dùng đồ chơi của trò chơi dân gian cũng thật sự phong phú và mang
đặc thù riêng biệt, mỗi trò chơi có mỗi loại đồ dùng tương ứng mà khi thiếu nó
thì chúng ta không thể thực hiện được. Ví dụ như: Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”, nếu
thiếu tấm vải bịt mắt thì không thể thực hiện được, hay trò chơi “Kéo co” nếu
không có dây thì cũng không thể tổ chức được… Chính vì vậy, trước khi tổ chức
cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo viên cần phải tìm hiểu trước về
cách chơi và luật chơi, cũng như các đồ dùng trong trò chơi cần đến, để từ đó có
thể chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng cần thiết cho một trò chơi.
Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong trò chơi:
Khác với các trò chơi vận động và các trò chơi khác, trò chơi dân gian trong quá
trình chơi trẻ vừa hát hoặc đọc bài đồng dao nào đó. Các bài đồng dao mang đến
sự vui tươi và nhí nhảnh nhộn nhịp ở trẻ. Mặc dù, không phải bài đồng dao nào
cũng mang lại ý nghĩa cho trẻ, song bài nào cũng phù hợp với tư duy trẻ và hồn
nhiên của trẻ. Ví dụ như: Trò chơi “Chi chi chành chành” trẻ đọc:
“ Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập….”

7


Tuy rằng lời của bài đồng dao chẳng có ý nghĩa rõ ràng, thế nhưng khi
thiếu đi thì trò chơi không thể diễn ra được. Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi
trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng
dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm
trong ngày của trẻ như: Chơi hoạt động theo ý thích, chơi ngoài trời, trò chuyện
buổi sáng. Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi
tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia
vào trò chơi.
* Chuẩn bị địa điểm:
Đồ dùng và lời đồng dao đã thuộc rồi nhưng nếu thiếu đi một địa điểm để
tổ chức trò chơi thì trò chơi cũng không thể diễn ra. Với loại hình trò chơi dân
gian mang tính tập thể cao, thì số lượng trẻ chơi đông nên đòi hỏi địa diểm phải
có diện tích rộng, như: “Kéo co, cướp cờ, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây,
chồng nụ chồng hoa…”Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo
các nhóm nhỏ như ” Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”,….Chính vì vậy tôi
cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn
địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi. Với những trò chơi động
tôi chon địa điểm ngoài sân trường để có không gian rộng cho trẻ chơi, trò chơi
tĩnh tôi có thể lồng ghép vào giờ hoạt động học và hoạt động góc cho trẻ chơi.
4.4.4. Lồng ghép các trò chơi dân gian trên giờ hoạt động học:(Hình 1)
Do đặc điểm của từng lứa tuổi cần tiến hành theo phương châm “ Học mà
chơi, chơi bằng học” theo chương trình đổi mới hình thức dạy học. Một giờ
hoạt động học cần lồng ghép các trò chơi, đặc biệt là một số trò chơi dân gian để
tạo sự vui vẻ, hứng thú và giúp cho tiết học có sự xem kẽ giữa động và tĩnh làm
cho tiết học sinh động hơn.
Vào đầu giờ học tôi có thể cho trẻ đọc bài đồng dao để trò chuyện với trẻ
theo nội dung bài dạy, hoặc cho trẻ xem tranh ảnh đồng thời trò chuyện theo nội

dung bài dạy để dẫn dắt trẻ đến nội dung bài day. Khi trò chuyện tôi có thể gợi
hỏi trẻ nói về cảm xúc của mình. Qua đó tôi có thể lồng ghép một số trò chơi
dân gian vào trong các hoạt động như: Làm quen với toán, Khám phá khoa học,
Văn học, Tạo hình, thẻ dục một cách nhẹ nhàng để giờ học thêm sinh động
phong phú.
Trong giờ học hoạt động học tôi có thể lồng ghép các trò chơi dân gian nếu
trẻ chơi hứng thú, sôi nổi tôi thường xuyên tuyên dương kịp thời để khuyến
8


khích động viên trẻ tốt chơi tốt hơn. Tuyệt đối tôi không chê trẻ, tôi nhẹ nhàng
sửa sai đối với những trẻ chưa thực hiện đúng. Việc lồng ghép trò chơi dân gian
còn phụ thuộc vào phương pháp giáo dục. Vì vậy tôi luôn quan sát và nhận xét
trong quá trình chơi của trẻ có hoạt động hay không?. Tôi tìm hiểu nguyên nhân
vì sao trẻ không hòa đồng với bạn bè để từ đó tôi mới có hướng tìm cách đưa trẻ
cùng hòa nhập.
Các trò chơi dân gian được lồng ghép vào các môn học khác:
Theo phương pháp dạy học tích hợp tôi có thể lồng ghép trò chơi dân gian
vào trong các môn học khác giúp cho bộ môn thêm sinh động hơn.
Đặc biệt khi lồng ghép trò chơi dân gian trong hoạt động chung, tôi cần
lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học theo từng chủ đề.
Với hoạt động thể dục: nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn
luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải
mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có
thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động
chẳng hạn:
Với trò chơi "Rồng rắn lên mây", khi trẻ hát xong câu cuối: " Xin khúc
đuôi tha hồ thày đuổi", lập tức trẻ làm “ đuôi" (đứng sau cùng) phải chạy thật
nhanh, nếu không sẽ bị "thầy" tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác.
Hoạt động làm quen MTXQ: Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ, tôi có

thể lồng ghép trò chơi nhằm phát triển nhận thức, cung cấp những kĩ năng cần
thiết cho trẻ như: trò chơi “Đi chợ”: Tất cả mọi người chơi “Oẳn tù tì” ai thua sẽ
là người đi chợ, trẻ còn lại đứng thành vòng tròn mỗi người đóng vai một loại
thức ăn (Thịt, cá, rau muống, rau cải, cà rốt..) Người đi chợ hô to: “Đi chợ, Đi
chợ” trẻ đứng xung quanh hô “Mua gì? Mua gì?” người đi chợ gọi tên thức ăn
nào thì người chơi đóng vai loại thức ăn đó sẽ nắm áo người đi chợ, cứ như thế
khi mua đủ thì sẽ nói: “Về chợ về chợ” Tất cả đứng vào trong vòng tròn ai chaỵ
chậm sẽ chơi lượt tiếp theo.
Hoạt động làm quen văn học: Ổn định lớp tôi có thể dùng trò chơi “ Tập
tầm vông” hay “ Nu na nu nống” trẻ vừa đọc lời vừa đập vào đùi bạn luyện phát
âm, tiếng cuối cùng của bài đến bạn nào thì trẻ nào thì trẻ đó phải nói được từ có
chứa yêu cầu của cô, hoặc trò chơi “ Rồng rắn lên mây” có tác dụng giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ, khả năng đối đáp, sự nhanh nhẹn, cuối cùng trẻ nào cô bắt
được cũng phải nói tên của đồ vật, con vật theo yêu cầu của cô.
9


Hoạt động làm quen với toán: Tôi chọn những trò chơi nhằm phát triển
nhận thức, cung cấp những kĩ năng cần thiết cho trẻ như: Kĩ năng hoạt động
theo nhóm có trò chơi: “Kết bạn”…rèn luyện khả năng ghi nhớ và tư duy cho
trẻ.
Ví dụ: Có thể sử dụng trò chơi “nhảy cạnh” để cho trẻ vừa nhảy qua từng
cạnh vừa đếm số cạnh mà mình đã nhảy qua hay như để lồng ghép củng cố kiến
thức về toán: Cao - thấp, ôn số lượng..có thể sử dụng trò chơi: “Trồng nụ trồng
hoa”.
Hoạt động tạo hình: Trong trò chơi dân gian còn có loại trò chơi sáng tạo,
trò chơi này tôi hướng dẫn trẻ làm những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên
như làm chong chóng, con châu chấu, con cào cào bằng lá dừa, xếp con trâu
bằng lá mít, trò chơi này giúp trẻ phải tư duy sang tạo, khéo tay phát huy sáng
kiến, phát triển năng khiếu thẩm mỹ.

Hoạt động âm nhạc: Nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các
trò chơi: “Tập tầm vông”, “Vuốt ve vuốt vẻ”…Tôi luôn lựa chọn những trò chơi
dân gian nhẹ nhàng đề lồng ghép, chuyển tiếp từ hoạt động này sang hoạt động
khác nhằm gây hứng thú cho trẻ. Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian
trong hoạt động chung, một điều cần đặc biệt lưu ý đó là phải lựa chọn trò chơi
phù hợp với đề tài và chủ đề của bài dạy.
Đối với chủ đề “Thế giới động vật” có thể tổ chức các trò chơi: ” Bịt mắt
bắt dê”, “ Mèo đuổi chuột”…
Đối với chủ đề “Thế giới thực vật” có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “
Trồng nụ trồng hoa” …
Chủ đề “Tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ các
trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ tết như: “Kéo co”; “Cướp cờ”…
riêng những trò chơi mới trẻ chưa biết thì tôi tổ chức hướng dẫn cho trẻ vào các
hoạt động chiều.
4.4.5. Tổ chức trò chơi dân gian ở mọi lúc mọi nơi:
* Đón trả trẻ:
Vào buổi sáng trong việc đón trẻ tôi có thể mở nhạc cho trẻ nghe những
những bài đồng dao có nội dung về chủ đề để cho trẻ làm quen.
* Giờ hoạt động ngoài trời: (hình 2a, 2b,2c)
Hoạt động ngoài trời, hoạt động mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm
quen với các trò chơi dân gian. Tôi tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc và cũng
10


cố tích lũy những biểu tượng mà tôi đã cung cấp cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi như
dạo chơi ngoài trời, xem tranh ảnh, cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng thiên
nhiên trong cuộc sống, trong các môn học khác, trong vui chơi tôi thường trao
đổi, trò chuyện với trẻ theo chủ đề của chương trình học đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi cho trẻ nghe những bài đồng dao trong và ngoài chương trình phù hợp với
lứa tuổi Mẫu giáo. Trẻ được nghe nhiều lần để thuộc lời bài đồng dao và tự đọc

lại được.
Ví dụ: Chủ đề động vật, tôi cho trẻ chơi trò chơi “ bịt mắt bắt dê” qua đó
tôi có thể trò chuyện với trẻ về một số con vật.
*Hoạt động góc: (Hình 3)
Trong một giờ hoạt động chung tôi có thể lồng ghép các trò chơi dân gian
vào trong tiết học, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên. Ta cần cho
trẻ làm quen với trò chơi dân gian ở mọi lúc mọi nơi và giờ hoạt động góc. Vì
vậy, giờ hoạt động góc là một giờ rất cần thiết cho trẻ tham gia vào các trò chơi
được tốt hơn.
Để đến với trò chơi dân gian này trẻ có hứng thú với các trò chơi này thì
biện pháp cho trẻ làm quen với trò chơi thật sự thu hút trẻ, giúp trẻ tiếp xúc với
trò chơi một cách tự giác, tự tin, mạnh dạn hơn.
Góc học tập tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm nhỏ trong một không gian
hẹp như trò chơi: “Ô ăn quan”, “chuyền thẻ”
Góc nghệ thuật: Trong trò chơi dân gian còn có trò chơi sáng tạo, trò chơi
này tôi hướng dẫn trẻ làm chong chóng, con cào cào bằng lá dừa, con trâu bằng
lá mít.
*Hoạt động chiều: Vào giờ hoạt động chiều tôi cho trẻ ôn lại những trò
chơi, đọc những bài đồng dao theo từng chủ đề trẻ sẽ khắc sâu hơn và tập
những trò chơi, bài đồng dao mới cho trẻ.
4.4.6. Tổ chức trò chơi dân gian, đồng dao cho trẻ trong các ngày hội
ngày lễ ở trường mầm non (Hình 4):
Từ lâu các hoạt động lễ hội trong trường mầm non đã là hoạt động không
thể thiếu đối với trẻ, đây là một món ăn tinh thần trong cuộc sống cũng như
trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, nó đáp ứng nhu cầu cảm xúc, giao lưu và là
một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn.
Tôi ôn luyện mọi lúc, mọi nơi cũng là biện pháp giúp trẻ ổn định thông

11



qua các hoạt động tổ chức ngày hội, ngày lễ, tổ chức cho trẻ hoạt động cho trẻ
theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà tất cả các trẻ đều được tham gia,
nhằm giúp trẻ được hứng thú hơn .
Trong các ngày hội, ngày lễ tôi hay bàn bạc trao đổi với nhà trường nên
dành nhiều thời gian cho các cháu tham gia chương trình biểu diễn văn nghệ
nhân các ngày hội, ngày lễ để tất cả trẻ được tham gia. Đó là một hình thức
tuyên truyền rất lớn, trẻ rất thích tự làm và được khen, giúp trẻ phát triển về
thẫm mĩ, nhanh nhẹn, mạnh dạn trước mọi người, như kịch bản trung thu, ngày
quốc tế thiếu nhi.
4.4.7. Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi.
Đặc điểm nổi bật của trò chơi dân gian không quy định số người chơi. Vì
vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông
càng vui. Nếu chơi “Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một trẻ vào thêm, vòng chỉ rộng
ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi “ Rồng rắn lên mây” thì
thêm một trẻ, “cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi trẻ đều được chơi, được
chạy như nhau. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau, được gần gũi
và chia sẻ, qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều.
4.4.6. Phối kết hợp với phụ huynh:
Để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong việc tổ chức các trò chơi dân gian,
việc tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy tôi
thường tuyên truyền với phụ huynh để phụ huynh hiểu được vai trò và tầm quan
trọng của trò chơi dân gian đối với sự phát triển toàn diện ở trẻ thông qua buổi
họp phụ huynh, các ngày hội, ngày lễ. Vào đầu giờ đón trả trẻ tôi trao đổi về trẻ
với phụ huynh để phối hợp giúp trẻ. Bởi vì trẻ cần được ôn luyện mọi lúc, mọi
nơi tôi đã tuyên truyền cho phụ huynh nắm được hôm nay con em mình chơi
được trò chơi gì?. Những kỹ năng nào trẻ chưa thành thạo cần phụ huynh phối
hợp hướng dẫn ở nhà cho trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ vừa học, vừa chơi phụ huynh
không gò ép trẻ học mà dành thơi gian cho trẻ chơi.
Thông qua góc tuyên truyền, khi phụ huynh đón trả trẻ giáo viên trao đổi

với phụ huynh, cho phụ huynh biết tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với
trẻ. Nhờ phụ huynh bày cho trẻ lời đồng dao, lời nói, lời thơ của các trò chơi dân
gian. … Thường xuyên mời phụ huynh đến tham dự giờ dạy mẫu của cô và các
hội thi của bé, các ngày lễ lớn của trường... Có bảng tin về chương trình dạy
theo chủ đề, hay tin hàng tuần để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn
12


luyện thêm cho trẻ. Những bài đồng dao mới tôi đặt tại góc tuyên truyền để phụ
huynh nắm được.
Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu: thùng giấy, ống lon, hộp sữa, bảng,
chai nhựa, ống tre, mo cau...
Luôn trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để có biện pháp
tác động phù hợp, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Kinh nghiệm được rút ra từ thực tế dạy học, trong thời gian qua của học
kỳ I năm học 2019-2020 này tôi đã chú ý vận dụng các biện pháp trên một cách
hợp lý và hiệu quả. Lớp học do tôi phụ trách chất lượng các trò chơi dân gian
tăng lên khá rõ, trẻ rất say mê, hứng thú trở nên mạnh dạn, tự tin khi tham gia
vào trò chơi.
Qua một số biện pháp tổ chưc các trò chơi dân gian đã đạt được những kết
quả như sau:
Kết quả

Số
lượng
trẻ

Khảo sát đầu năm
chưa áp dụng các

biện pháp
SL

Khảo sát khi áp
dụng
các biện pháp học
kỳ I

TL%

SL

TL%

- Kỹ năng chơi.

30

19

63,3

25

83,3

-Trẻ tự tổ chức chơi với
bạn.

30


20

66,6

26

86,6

-Tinh thần đoàn kết.

30

18

60,0

26

86,6

-Sự hứng thú của trẻ.

30

17

56,0

26


86,6

-Phát triển thể lực

30

20

66,6

27

90,0

Như vậy, trong thời gian từ khảo sát đầu năm đến cuối học kỳ I qua việc
trẻ thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian về nhận thức và thể

13


lực của trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn, năng động, mạnh
dạn, tự tin trong khi chơi trò chơi.
5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian vào trong các hoạt động trong
ngày mang nhiều ý nghĩa thiết thực, nó có vị trí rất quan trọng trong đời sống
vui chơi của tuổi thơ. Trẻ được tiếp cận và trực tiếp tham gia chơi các trò chơi
dân gian sẽ giúp cho trẻ sớm hoàn thành các thói quen hoạt động có hệ thống,
tính tập thể cao giúp trẻ tự tin, linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng như sự

phát triển sau này của trẻ. Thông qua trò chơi dân gian, trẻ phát triển được các
giác quan, phát triển trí nhớ, tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ…Trò chơi dân
gian thực sự góp phần giáo dục trẻ về truyền thống văn hóa của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, nhận thức sâu sắc về giá trị của trò chơi dân gian. Với những
biện pháp như trên, tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế trong việc tổ chức lồng
ghép vào các hoạt động của trẻ và mang lại kết quả cao. Từ đó tôi nhận thấy
sáng kiến của mình đã phần nào góp phần vào công việc đổi mới phương pháp
dạy học. Đổi mới phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, với điều kiện lớp
học và khả năng nhận thức của trẻ. Mặt khác giúp trẻ phát triển một cách toàn
diện về đức, trí, thể, mỹ thông qua các trò chơi dân gian..
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử.
Nhận được sự đồng tình ủng hộ của ban giám hiệu trường, đồng nghiệp,
hội cha mẹ trẻ của lớp.
Tổ chức các trò chơi cho trẻ cũng như các hoạt động khác được hiệu quả
hơn.
Giáo viên phối hợp với cha mẹ trẻ ở lớp học của mình đã tạo môi trường
học tập phong phú, an toàn và hiệu quả, lựa chọn trò chơi dân gian cho trẻ phù
hợp tạo sự thống nhất theo một phương pháp khoa học.
Năng lực chuyên môn của bản thân và một số đồng nghiệp được nâng cao
thêm kiến thức về phương pháp và hình thức tổ chức có lồng ghép trò chơi dân
gian vào các hoạt động tạo cho trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt
động giáo dục và làm cho hoạt động dân gian càng phong phú hơn.

14


Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Phú Ninh, ngày 20 tháng 4 năm 2020

15


MỤC PHỤ LỤC HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Hình 1. Giờ hoạt động học

Hình 2a. Giờ hoạt động ngoài trời.

16


Hình2b. Hoạt động ngoài trời

Hình2c. Hoạt động ngoài trời

17


Hình3 .Giờ hoạt động góc

Hình 4. Bé tham gia ngày lể, ngày hội.

18


19



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ NINH

TRƯỜNG MẪU GIÁO TUỔI THƠ

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

(MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN
GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI)

Tác giả: Huỳnh Thị Danh
Chức vụ: Giáo viên – Tổ trưởng CM tổ nhỡ
Nơi công tác: Trường MG Tuổi Thơ
Điện thoại liên hệ: 0347895552

Tam Thành, tháng 4 năm 2019
20


21



×