Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TL chính sách công Phân tích tính sáng tạo trong thực hiện chính sách công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.11 KB, 11 trang )

Phân tích tính sáng tạo trong thực hiện chính sách công
Trả lời
Sáng tạo trong thực hiện chính sách?
- Sáng tạo là cách thức hiện đối lập với cách suy nghĩ và hành động máy móc,
thụ động để hướng vào giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội
của con người.
- Sáng tạo trong việc thực hiện chính sách là việc thực hiện chnhs sách một cách
linh hoạt, chủ động thích ứng cho phù hợp với những biến đổi gặp phải trong
quá trình thực hiện chính sách; không tư duy một cách máy móc, áp đặt, lối
mòn ảnh hưởng nhiều mặt đến hoạt động thực hiện chính sách.
Tại sao cần sáng tạo trong thực hiện chính sách?
- Lý do chung: Sáng tạo là yêu cầu cần thiết trong mọi hoạt động của con người,
vì đó là yếu tố quyết định mọi sự phát triển và nên hoạt động chính sách cũng
không nằm ngoài tính phổ biến đó
- Lý do cụ thể:
+ Suy cho cùng, các chính sách cũng là sản phẩm của nhận thức chủ quan của con
người, và chúng luôn được thể hiện dưới những hình thức cố định và cụ thể. Song
trên thực tế, các chính sách không phải lúc nào cũng có thể phản ánh đầy đủ hiện
thực phong phú và sinh động của đời sống. Mặt khác, thực thế khách quan cho
thấy, các hiện tượng kinh tế xã hội luôn biến đổi không ngừng, nhiều yếu tố mới
xuất hiện cùng có yếu tố mất đi, không còn tác dụng. Vì vậy chính sách dù được
hoạch định tốt, cũng thường bị lạc hâu với thực tế dẫn tới sai lệch. Do đó trong quá
trình thực hiện, các chủ thể chính sách phải biết xử lý một cách linh hoạt.
+ Các chính sách ở tầm vĩ mô hay chính sách mới thường chỉ nêu ra những mục
tiêu cơ bản và những phương thức chủ yếu để cải tạo hiện thực, nội dung nó mới
chỉ là nhận thức chung. Vì thế trong triển khai thực hiện ở các cơ quan, các địa
phương có thể phải diễn giải chính sách theo nhận thức chủ quan, và và nhiều tình
huống thực tế không thể lường trước được trong giai đoạn hoạch định, vì vậy cần
giải quyết sáng tạo, kịp thời. Nhưng hoạt động sáng tạo phải đảm bảo sự thống
nhất giữa tính nguyên tắc chung với hoạt động cụ thể sáng tạo ở mỗi đơn vị địa
phương.


+ Ngoài ra, sáng tạo- không cứng nhắc còn để đáp ứng những đòi hỏi đặt ra, hướng
vào giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội, con người. Vì thế,
sáng tạo trong thực hiện chính sách cũng được coi là một chỉ tiêu để đánh giá chính
quyền đó hoạt động như thế nào, năng lực tư duy vận động ra sao.


- Yêu cầu với sáng tạo: kiên trì quán triệt mục tiêu và quan điểm của chính sách;
xử lý linh hoạt mâu thuẫn giữa quan ddiemr của chính sách với tình hình thực
tế.
Liên hệ thực tiễn Việt Nam
Vấn đề thực hiện chính sách ở Việt Nam hiện nay không tránh khỏi những khúc
mắc gặp phải trong gia đoạn thực hiện, lý do này xuất phatstuwf các yếu tố khách
quan và chủ quan, sự mâu thuẫn giữa hoạch định và thực hiện là do quá trình
hoạch định không thể tính hết đến những biến động sảy ra trong thực tế, và chính
thực tế cũng ko bất biến mà luôn luôn biến đổi không ngừng. Điều này dẫn đến
tình trạng, chính sách để thực hiện được phải chỉnh sửa nhiều lần, hoặc cả trường
hợp chính sách không thể thực thi trong thực tế cho dù nó được hoạch định đúng
trong thời điểm nào đó. Vì vậy, các nhà thực hiện chính sách Việt Nam đã luôn coi
trọng việc cần thiết phải sáng tạo trong quá trình thực hiện để giải quyết được mâu
thuẫn giữa quan điểm chính sách với thực tế nhưng vẫn duy trì đảm bảo được sự
nhất quán của mục tiêu quan điểm. Điều này đặt cho chúng ta những nhiệm vụ như
sau, phải tăng cường nghiên cứu thực tế trước và ngay trong khi hoạch định chính
sách, xây dung quy tác cho việc vận dụng sáng tạo trong thực hiện, hình thành cách
làm việc chủ động linh hoạt, không tư duy rập khuôn máy móc, chú trọng sáng tạo
là yếu tố hàng đầu trong việc thực hiện chính sách sao cho vẫn đảm bảo được mục
tiêu chin sách đề ra.


Câu 5: Trình bày tiêu chí đánh giá chính sách công. Sắp xếp các tiêu chí này theo
thứ tự ưu tiên?

- Tiêu chí: là thước đo, chuẩn mực đặt ra trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ
thể, làm công cuộc để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án và các giải
pháp chính sách.
1. Tính hiệu lực: Phản ánh mức độ tác động, làm biến đổi hoặc duy trì tồn tại xã
hội của mình trên thực tế theo mong muốn của chính phỉ. Đánh giá hiệu lực của
chính sách trả lời cho câu hỏi chính sách có đạt được kết quả có giá trị hay
không ? Hiệu lực chính sách gồm hiệu lực lý thuyết và hiệu
lực thực tế. Hiệu lực lý thuyết được nhà nước công nhận để đưa vào thực tiễn.
Hiệu lực thực tế là hiệu lực biến đổi sau khi triển khai chính sách. Giữa hai hiệu
lực này không trùng hợp với nhau. Vì triển khai ra thực tế có nhiều biến đổi?
Hiệu lực của một chính sách phản ánh tính đúng đắn về cả lý thuyết cũng như
hoạt động thực tế và là kết quả tác động tổng hợp của cả hiệu lực lý thuyết lẫn
thực tế.
2. Tính hiệu quả của chính sách.
Hiệu quả của chính sách được xem xét ở mức độ đạt được của chính sách so với mức độ
đạt tới mục tiêu và thành công của một chính sách. Đánh giá hiệu quả trả lời cho câu hỏi:
cần bao nhiêu nỗ lực để đạt được các kết quả có giá trị?
3. Tính hữu dụng của chính sách: Phản ánh mức độ của chính sách đã được giải
quyết đến đâu? Ví dụ xem chương trình vay vốn để tạo việc làm cho người
nghèo với mục đích giảm nghèo nhờ thu nhập từ việc làm không đáp ứng mục
tiêu đặt ra do không giải quyết đúng vấn đề theo mục tiêu đặt ra.
4. Tính công bằng của chính sách. Công bằng là khái niệm dùng để đánh giá về
việc những cái mà đối tượng nào đó được hưởng là xứng đáng trên cơ sở những
điều kiện vốn có của đối tượng trong sự so sánh với một hay nhiều đối tượng
trong sự so sánh với một hay nhiều đối tượng khác. Nội dung cơ bản của công
bằng xã hội là xử lý hợp lý nhất mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ trong
một điều kiện nhất định.
Công bằng gồm: công bằng theo chiều dọc và công bằng chiều ngang.
+ Công bằng chiều dọc: là đối xử khác nhau với những người có khác biệt bẩm
sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau.

+ Công bằng theo chiều ngang: là sự đối xử như nhau đối với những người có
tăng trưởng kinh tế như nhau.
Công bằng chiều ngang, được điều tiết bởi thị trường. Còn công bằng theo
chiều dọc phải được điều tiết bởi nhà nước.


5. Tính đáp ứng yêu cầu của đối tượng chính sách. Việc thực hiện chính sách để
đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của các nhóm đối tượng của chính
sách hay không ?
6. Kết hợp giữa hợp lý hiệu quả và công bằng ( Tính thích đáng của chính sách).
Trong quá trình thực hiện một chính sách, người ta thường gặp mâu thuẫn giữa
việc tạo ra hiệu quả kinh tế và tính công bằng xã hội. Vì vậy cần phải tạo ra sự
phối hợp trong sự điều tiết giữa thị trường và nhà nước. Phát triển kinh tế luôn
phải đi đôi với công bằng xã hội. Mối quan hệ giữa tính hiệu quả và công bằng
được phản ánh tương quan trong mối quan hệ giũa mục tiêu kinh tế và mục tiêu
xã hội. Như vậy mỗi chính sách kinh tế đều phải nhằm mục tiêu phát triển xã
hội, mỗi chính sách xã hội hàm chứa nội dung trực tiếp và gián tiếp.
-


Câu 2: Phân tích thực trạng đánh giá chính sách công ở Việt Nam hiên nay .
Thực trạng chính sách công ở Việt Nam hiện nay.
Thành tựu :
- Các chính sách là sản phẩm và công cụ trong quá trình lãnh đạo và quản lí của
Đảng và Nhà nước đề thực hiện các mục tiêu cách mạng.
+ Hơn nửa thế kỉ hình thành và phát triển, dưới sự lãnh ðạo của ĐCSVN nước ta
đã đánh thắng giặc ngoại xâm và xây dựng nước Việt Nam hòa bình, ổn định và
phát triển.
+ Sau hơn 20 năm đổi mới trên cơ sở đường lối và những định hướng chính sách
của Đảng, Nhà nước ta đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, đạt được tốc độ

tăng trưởng cao, đảm bảo sự ổn định và phất triển về mặt xã hội.
- Để có được những quyết sách chính trị đúng đắn, Đảng và nhà nước luôn tôn trọng
nguyên tắc tập trung dân chủ, nhờ đó phát huy được trí tuệ tập thể của toàn Đảng,
toàn dân.
+ Nhiều chủ trương chính sách được phát hiện, hình thành từ sáng kiến của quần
chúng. Đội ngũ các nhà khoa học ngày càng được huy động rộng rãi vào trong quá
trình xây dựng chính sách.
+ Trong xây dựng chính sách Đàng và Nhà nước luôn chú ý tham khảo, tiếp thu
những tri thức và kinh nghiệm của các nước tiên tiến cũng như các chuyên gia, nhà
hoạch định chính sách có trình độ và kinh nghiệm cao của thế giới.
- Hệ thống đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước có thể tháy được những chủ
trương, chính sách có ý nghĩa quyết định như:
+ Nghị quyết Trung ương 6 khóa IV(1979) với những chính sách cho sản xuất
“bung ra”.
+ Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (khóa IV) cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoan
sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp
……
- Đảng ta luôn đua ra những chủ trương, đường lối đúng đán, định hướng chính sách
luôn sát với thực tiễn, do đó chúng ta tránh được những sai lầm đáng tiếc nhất là về
chính trị.
- Xây dựng đường lối và chính sách là quá trình đang ngày càng đi đên thống nhất
và tập trung.
- Hệ thống chính sách ở nước ta ngày càng được thể chế hóa bằng pháp luật nhiều
hơn.


Câu 4
Hạn chế trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách công ở VN hiện nay
- Thứ nhất, có nhiều chủ thể tham gia vào hoạch định chính sách dẫn đến tình trạng
phức tạp, chồng chéo và thiếu thống nhất, thậm chí mâu thuẫn nhau.

- Thứ hai, còn thiếu sự phân công rành mạch việc hoạch định chính sách giữa các cơ
quan Đảng và Nhà nước, Trung ương và địa phương.
- Thứ ba, một chủ trương, chính sách được xây dựng không dựa trên quy luật khách
quan và điều kiện cụ thể của đất nươc gây hậu quả nặng nề.
- Thứ tư, việc xây dựng một chính sách thường dựa trên tri thức kinh nghiệm, nhấn
manhj tính chính trị hơn là tính kĩ thuật, pháp lí ít khi tuân thủ một quy trình có
tính khoa học chặt chẽ.
- Thứ năm, vẫn còn hiện tượng những người làm chính sách thường có xu hướng
bảo vệ lợi ích của nhóm, ngành, địa phương mình hơn là quan tâm đến lợi ích
chung.
- Thứ sáu, trong quá trình xây dựng chính sách lợi ích vật chất và giá trị tinh thần,
lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân chưa thực sự được xem xét, cân nhắc một cách
thấu đáo, khi thì quá nhấn mạnh, lúc khác thì bị xem nhẹ, bỏ qua.
- Thứ bảy, nhiều chính sách được hình thành áp đặt từ bên trên nhưng không sát hợp
với thực tiễn, với những điều kiện khách quan ở cơ sở.
Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách công ở Việt Nam.
- Một là, thống nhất quan niệm về chính sách, từ đó nâng cao hiệu quả từ việc xây
dựng chính sách.
- Hai là, xây dựng quy trình công nghệ hoạt động chính sách.
- Ba là, có quan niệm đầy đủ về vòng đời của một chính sách.
- Bốn là, xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lí xã hội bằng pháp luật.
- Năm là, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện cho các chính sách được thực
hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
- Sáu là, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, có đủ năng lực giải quyết
những vấn đề KT-XH đặt ra, thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước.
Câu 3: QUY TRÌNH CHÍNH SÁCH CÔNG
Khái niệm:
Chính sách công cần được nhìn nhận như một quá trình từ hoạch định đến thực
hiện cho ra kết quả cuối cùng. Có nhiều cách thức để nhìn nhận các giai đọan của một

quá trình chính sách như vậy. Về tổng thể, chính sách công có thể được coi là một chu


trình gồm bốn giai đọan : 1) Xác lập nghị trình, 2) Xây dựng và ban hành, 3) Triển khai
thực hiện, và 4) Tổng kết và đánh giá tác động.
 Khái niệm:
 Các giai đoạn của quá trình chính sách công:
Hoạch định chính sách là một quá trình gồm nhiều bước nối tiếp nhau, với trọng tâm là
lực chọn mục tiêu và phương án chính sách. Xét về tổng thể, quy trình hoạch định chính
sách có hai giai đoạn lớn:
1, Lựa chọn vấn đề chính sách và xác lập chương trình nghị sự:
a, Lựa chọn vấn đề chính sách:
- Vấn đề chính sách, về mặt nội dung là những mâu thuẫn, về mặt hình thức đó
là những hiện tượng.
- Vấn đề xã hội: là những hiện tượng được xã hội quan tâm rộng rãi và đòi hỏi phải được
giải quyết.
+ Tại một thời điểm luôn xuất hiện một số vấn đề xã hội.
+ Vấn đề chính sách là một vấn đề xã hội, song không phải vấn đề xã hội nào cũng trở
thành vấn đề chính sách. Một vấn đề xã hội chỉ trở thành vấn đề chính sách khi hội đủ 3
điều kiện:
Vấn đề đó thuộc phạm vi quan tâm của các cơ quan nhà nước
Vấn đề đó thu hút sự quan tâm, chú ý rộng rãi của người dân.
Các cơ quan này có đủ năng lực để giải quyết vấn đề
- Vấn đề chính sách xuất hiện từ những nguồn gốc sau:
+ Hoạt động của nền kinh tế thị trường làm sảy sinh những mâu thuẫn kinh tế - xã hội,
đòi hỏi nhà nước phải giải quyết.
+ Lợi ích của những giai cấp hoặc những nhóm người nhất định trong xã hội đòi hỏi nhà
nước phải quan tâm điều tiết.
+ Những vấn đề xuất hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển hay
một kế hoạch dài hạn của quốc gia nói chung, hoặc trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.

- Các đặc trưng của vấn đề chính sách:
+ Sự phụ thuộc lẫn nhau của các vấn đề chính sách: một vấn đề chính sách là môt phần
của hệ thống chính sách, một vẫn đề chính sách luôn có sự thay đổi, có sự phụ thuộc lẫn
nhau về mặt lợi ích giữa các nhóm lợi ích.
+ Các vấn đề chính sách là sản phẩm của sự phán xét chủ quan của con người: đó là sự
chủ quan trong cách nhình nhận và đánh giá, môt vấn đề đối với người này là đúng nhưng
đối với người khác là chưa hoàn toàn đúng,…
+ Sự năng động của vấn đề chính sách: đó là sự năng động trong việc xác định mực tiêu,
việc đưa ra giải pháp giải quyết một vấn đề chính sách có nhiều cách khác nhau.
- Từ các quan niệm trêm có thể quan niệm vấn đề chính sách: là một mâu thuẫn xuất hiện
trong đời sống kinh tế - xã hội hoặc một nhu cầu thay đổi hoặc duy trì hiện trạng, đòi hỏi
nhà nước ban hành chinh sách công để giải quyết theo những mục tiêu mong muốn.
- Lựa chọn vấn đề chính sách:


+ Các vấn đề chính sách không tự nhiên xuất hiện trong óc các nhà hoạch định mà nó đã
tồn tại trong một lĩnh vưc nào đó của đời sống xã hội.
+ Sự phát triển của môi trương và các yếu tố tác động có thể làm cho vấn đề chính sách
trở thành vật cản của sự phát triển, từ đó nảy sinh nhu cầu cần được giải quyết vấn đề.
+ Chỉ khi nào nhu cầu xuất hiện mới đòi hỏi sự ra đời của chính sách tương ứng.
+ Nhà nước không thể đề ra quá nhiều chính sách trong cũng một thời gian, vì mỗi chính
sách luôn đòi hỏi những nguồn lực tương ứng đi kèm, do đó nhà nước phải lực chọn ra
những vấn đề cần thiết.
- Tiêu chuẩn lực chọn vấn đè chính sách:
+ Vấn đề trở thành một mâu thuẫn ngày cáng gay gắt, hoặc thành một rào cản cản cho sự
phát triển của đất nước ( nghèo đói ), tức là vấn đề có tính nghiêm trọng.
+ Là mối quan tâm chú ý của nhiều người và có ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của
đời sống kinh tế - xã hội, tức là khi vấn đề xã hội được đại chúng hóa.
+ Môi trường và điều kiện KT – XH sẽ làm cho vấn đề ngày càng trở nên sâu sắc trong
tương lai.

b, Xác lập chương trình nghị sự:
- Chương trình nghị sự: là danh mục các vấn đề mà các chủ thể có ảnh hưởng tới việc
hình thành chính sách phải dành sự quan tâm nghiêm túc để tìm các giải pháp cho chúng.
- Phân loại: có 2 loại chương trình nghị sự:
+ Chương trình nghị sự mạng tính hệ thống: gồm những vấn đề đươc coi là cơ bản của hệ
thống chính trị, có sự chú ý của công chúng và nằm trong quyền hạn hợp pháp của chính
phủ.
+ CTNS mang tính thể chế: bao gồm tất cả các vấn đề cụ thể được đặt ra cho các cơ quan
có thẩm quyền xem xét một cách nghiêm túc và tương đối chi tiết.
- Ngoài ra, có thể phân loại chương trình gồm: chương trình nghị sự chính thức và
chương trình nghị sự không chính thức;
CTNS giả tạo và CTNS ẩn.
- Xác lập chương trình nghị sự:
Là việc nêu và tập hợp các vấn đề cần bàn bạc, đưa vào chương trình để thảo luận.
+ Điều kiện để một vấn đề được đưa vào chương trình nghị sự: đó là tầm quan trọng của
vấn đề; hoàn cảnh chính trị thích hợp và sự ủng hộ của các nhà chính trị có ảnh hưởng
quan trọng.
+ Nguyên nhân khiến một vấn đề không được đưa ra bàn luận: vấn đề mang tính tầm
thường; vấn đề chưa thích hợp với hoàn cảnh chính trị; và không được các nhân vật chính
trị quan trọng.
+ Có 4 cách mà theo đó vấn đề được đưa ra thảo luận:
1- Những nhà chính trị đưa ra.
2- Vấn đề được một nhóm người đưa ra vì chính quyền lợi của họ
3- Vấn đề được đưa ra do một sự kiện bất ngờ không lường trước được như: thiên tai,
bùng nổ dân số, …


4- Vấn đề xuất hiện bởi một nhóm người không vì lợi ích riêng của họ.
2, Ra quyết định chính sách
Có 2 tác động để đưa ra một chính sách:

Một là, hình thành các tư tưởng chủ đạo và đồng thời xây dựng các dự thảo chính sách.
Hai là, dự thảo chính sách được chính thức phê chuẩn bởi các cơ quan có thẩm quyền.
a, Xác định mục tiêu chính sách:
- Mục tiêu chính sách là cái đich đặt ra mà việc thực hiện hướng tới và cấn phải đạt được
(thể hiện về số lượng, chất lượng, quy mô, cơ cấu và thời hạn).
+ Mục tiêu chính sách vừa nằm trong văn kiện vừa nừm trong tiến trình
+ Mục tiêu chính sách rất đa dạng và nhiều cấp độ: sự ổn định CT-XH, sự liên kết của
nền kinh tế quốc dân, có thể trong phạm vi địa phương hoặc quốc gia.
- Các nguyên tắc xác định mục tiêu:
+ Tính bức thiết, tính hiệu lực: đòi hòi việc đưa ra chính sách phải cân nhắc kỹ lưỡng, đó
phải là những vấn đề bức xúc không làm không được, nhưng đã làm thì phải hiệu quả.
+ Cân nhắc lợi hại: một chính sách đưa ra phải tính toán chi tiêt hiệu quả của nó, dự tính
các khả năng tốt nhất và xấu nhất có thể.
+ Trọn gói: một mục tiêu phải giải quyết được một vấn đề, tính toán đầy đủ các yếu tố
phương tiện, giải pháp, đội ngũ người thực thi.
+ Bám sát định hướng xã hội: mục tiêu của chính sách phải được xác định trên nền tảng
định hướng chính trị của đất nước, tránh trường hợp chệch hướng mục tiêu.
- Mục tiêu chính sách phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Mục tiêu phải rõ rang, cụ thể (tường minh): nghĩa là phải được xác định rõ ràng, sao
cho mọi người đều có thể hiểu được mục tiêu đó và hiểu theo một cách thống nhất.
+ Mục tiêu phải đo lường được: tại một thời điểm nào đó trong tương lai, người ta có thể
căn cứ vào những chuẩn mực khách quan để xác định mức độ đạt được các mục tiêu của
chính sách.
+ Không đề ra quá nhiều mục tiêu: sẽ dẫn tới phân tán trong quá trình thực hiện,
+ Mục tiêu phải có tính hiện thưc ( tính khả thi ): mục tiêu đưa ra phải hợp lý, tương ứng
với các nguồn lực, điều kiện và khả năng giải quyết vấn đề.
+ Mục tiêu đề ra phải có tính thời gian: mỗi mục tiêu phải gắn với thời gian cần thiết để
thực hiện, đề ra mục tiêu phải có thêm thời gian cho mục tiêu.
+ Mục tiêu chính sách phải hài hòa, không mâu thuẫn với những mục tiêu các chính sách
khác. Hệ thống chính sách càng lớn, càng phức tạp thì càng có nhiều mục tiêu, cần xác

định tương quan giữa chúng, tránh mục tiêu này triệt tiêu mục tiêu kia.
+ Phải có sự thống nhất giữa mục tiêu và biện pháp: mục tiêu nào biện pháp ấy, cũn có
nhiều biện pháp để thực hiện một mục tiêu.
- Các bước xác định mục tiêu:
1. Tiến hành phân tích thực trạng: thực trạng chính sách đang ở mức độ nào?
2. Dự đoán các biến động trong và ngoài nước với những tác động đến việc thực hiện
chính sách.


3. Tính toán các khả năng có thể diễn ra trong hệ thống cơ cấu các mục tiêu.
4. Xác định các mức độ của mục tiêu: dựa trên việc huy động tất cả các phương tiện
theo mức thấp nhất, cao nhất và khả năng trung gian.
5. Lập mô hình: dựa trên cơ sở tính toán hiệu quả của chính sách để chọn phương án
tối ưu và ra quyết định về các mục tiêu cần đạt.
6. Tính toán dự phòng: bằng việc xác đinh sai số cho phép các mục tiêu với các kết
quả tối đa – tối thiểu, thời gian thực hiện mục tiêu.
7. Điều chỉnh chính sách cho phù hợp với các biến động của môi trường hoặc sách
thay bằng chính sách mới.chấm dứt chính
- Các phương tiện thực hiện mục tiêu:
Các mục tiêu chỉ có thể thành hiện thưc khi thực hiện với các đảm bảo về vật chất, gọi là
phương tiện, bao gôm: pháp luật, ngân sách, biện pháp tổ chức và tuyên truyền vận động.
- Sắp xếp mục tiêu ưu tiên theo những tiêu chuẩn cụ thể:
+ Tiêu chuẩn nội tại: là xác định khả năng của tổ chức trong thực hiện chính sách để đạt
muc tiêu đề ra.
+ Mức độ yêu cầu: mà mức độ mà người sử dụng hoặc khách hàng sẵn sang chi trả cho
dịch vụ đó.
+ Mức độ nhu cầu: là nhu cầu khách quan của khách hang khi nhận dịch vụ.
b, Xây dựng các phương án chính sách:
- Khái niệm: Là quá trình huy động mọi cố gắng sang tạo của các nhà phân tich để cung
cấp các phương án chính sách cho người có thẩm quyền quyết định.

- Quá trình này thường chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn tìm tòi: để hình thành ý tưởng sơ bộ trong việc xây dựng phương án, dựa trên
những kinh nghiệm và tri thức đã có để đưa ra phương án chính sách thực hiện mục tiêu.
+ Giai đoạn thiết kế: cụ thể hóa các phương án đã chuẩn bi và đánh giá hiệu quả của
phương án.
- Xác định nội dung các phương án có thể chia làm 2 loại:
+ Phương án có tính liên tục và đứt đoạn
+ Phương án mạng tính kỹ thuật và phương án mang tính lựa chọn chính trị.
- Được coi là một bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị chính sách, bao gồm phân
tích các tham số triển khai, dự báo kết quả của phương án và ước định xác xuất triển khai
các phương án đó.
- Tính khả thi được xem xét theo các phương tiện kỹ thuật, kinh tế, chính tri. Đồng thời
lợi ích của các phương án chính sách cũng được xem xét cụ thể.
- Việc trao đổi thường xuyên và thông báo các phương án chính sách có ý nghĩa quan
trọng trong xây dung chính sách, bởi nó đảm bảo cho chính sách được thông qua một
cách sát thực.
- Các nhà hoạch định thường không có nhiều thời gian cho việc tìm hiểu vấn đề, nên cung
cấp các phương án dưới dạng rất ngắn gọn và chỉ một số ít phương án được trình bày một
cách tỷ mỷ. Chỉ cần bao gồm hai mục đích chính:


Một là, quá trình tiến hành các hoạt động
Hai là, chi phý và lợi ích nhận được dưới dạng tóm lược.



×