Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Úng dụng RS và GIS để lập Bản đồ xác định khu tái định cư lưu vực sông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 90 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tác giả: Bounying VANTHACHACK
Học viên cao học: 22V21
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Thanh Tùng
TS. Nguyễn Hoàng Sơn
Tên đề tài Luận văn: “Ứng dụng RS và GIS để lập bản đồ xác định khu tái
định cư lưu vực sông Nậm Nghiệp, tỉnh Xiêng khoảng, nước CHDCND Lào”.
Tác giả xin cam đoan đề tài Luận văn được làm trên các số liệu, tư liệu được
thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan nhà nước … để
tính toán ra các kết quả, từ đó đánh giá và đưa ra một số giải pháp. Tác giả không sao
chép bất kỳ một Luận văn hoặc một đề tài nghiên cứu nào trước đó.

Tác giả

Bounying VANTHACHACK

i


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình thực hiện, dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Hoàng Thanh
Tùng và TS. Nguyễn Hoàng Sơn được sự ủng hộ động viên của gia đình, bạn bè, cùng
với sự phấn đấu của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Thủy Văn Học đúng thời hạn và nhiệm vụ với đề tài: “Ứng dụng RS và GIS để lập
bản đồ xác định khu tái định cư lưu vực sông Nậm Nghiệp, tỉnh Xiêng khoảng,
nước CHDCND Lào”.
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã có cơ hội học hỏi và tích lũy thêm
được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc của bản thân.
Tuy nhiên thời gian có hạn, số liệu và công tác xử lý số liệu với khối lượng lớn nên
vẫn còn những thiếu sót trong Luận văn. Vì vậy tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự
chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè.


Qua đây tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng
Thanh Tùng và TS. Nguyễn Hoàng Sơn, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết cho tác giả hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy cô giáo Khoa
Thủy Văn, các thầy cô trong bộ môn đã truyền đạt kiến thức chuyên môn trong suốt
quá trình học tập.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ và khích lệ tác giả trong suốt quá trình hoàn thiện Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2016
Tác giả

Bounying VANTHACHACK

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁI ĐỊNH CƯ ............................4
1.1. Tổng quan quan điểm chung của tái định cư ............................................................4
1.1.1. Định nghĩa chung về tái định cư............................................................................4
1.1.2. Các loại tái định cư ...............................................................................................4
1.2. Môi trường phù hợp của các khu tái định cư............................................................5
1. 3. Phân tích không gian đa chỉ tiêu và ra quyết định...................................................6
1.4. Vai trò của viễn thám và GIS trong phân tích môi trường phù hợp khu tái định cư 7
1.4.1. Viễn thám trong phân tích môi trường phù hợp ....................................................7
1.4.2 GIS trong phân tích môi trường phù hợp ...............................................................8
1.5. Hướng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu trong luận văn. .............................9
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................18

2.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Bo lị khăn. .....................................................................18
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................18
2.1.2. Đặc điểm địa hình, độ dốc ...................................................................................19
2.1.3.Tài nguyên nước và hệ thống thoát nước .............................................................19
2.1.4.Các yếu tố khí tượng thủy văn ..............................................................................19
2.1.5. Loại đất ................................................................................................................21
2.1.6. Hiện trạng sử dụng đất/thảm phủ đất..................................................................21
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội..........................................................................................22
2.2.1.Các hoạt động kinh tế ...........................................................................................22
2.2.2. Dân số ..................................................................................................................23
2. 2.3. Cơ sở hạ tầng......................................................................................................23
2.3. Giới thiệu về dự án thủy điện Nậm Nghiệp 1 và ảnh hưởng của dự án. ................24
2.3.1. Giới thiệu về dự án thủy điện Nậm Nghiệp 1. .....................................................24
2.3.2. Tình hình ảnh hưởng của dự án Nậm Nghiệp 1. .................................................25
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QỦA NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS VÀ
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA CHỈ TIÊU LỰA CHỌN KHU VỰC PHÙ
HỢP CHO TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN NẬM NGHIỆP 1. ..................................29
iii


3.1. Thu thập số liệu. ..................................................................................................... 29
3.1.1. Dữ liệu sơ cấp ..................................................................................................... 29
3.1.2 Dữ liệu thứ cấp ..................................................................................................... 29
3.2. Phân tích dữ liệu ..................................................................................................... 30
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất / thảm phủ ..................................................................... 30
3.2.2. Các yếu tố khí hậu. .............................................................................................. 31
3.2.3. Các yếu tố địa hình.............................................................................................. 36
3.2.4. Các yếu tố đất ...................................................................................................... 39
3.2.5. Yếu tố Sức khỏe ................................................................................................... 45
3.2.6. Các yếu tố cơ sở hạ tầng ..................................................................................... 47

3.2.7. Sự gần gũi và dễ tới gần ...................................................................................... 51
3.2.8. Mật độ dân số ...................................................................................................... 52
3.3. Yêu cầu phù hợp của khu tái định cư ..................................................................... 56
3.3.1. Yêu cầu lý sinh..................................................................................................... 56
3.3.2. Yêu cầu kinh tế xã hội ......................................................................................... 56
3.4. Xếp hạng yếu tố / tiêu chí....................................................................................... 57
3.5. Tiêu chí tiêu chuẩn ................................................................................................. 58
3.6. Phân chia trọng số các tiêu chí ............................................................................... 59
3.7. Bản đồ tập hợp các trọng số tiêu chí và tiêu chuẩn hóa ......................................... 62
3.8. Kết quả và thảo luận sự phù hợp môi trường của khu tái định cư ......................... 62
3.8.1. Sự phù hợp lý sinh ............................................................................................... 62
3.8.2. Kinh tế - xã hội phù hợp ...................................................................................... 68
3.9. So sánh kết qủa nghiên cứu với phương án của dự án. .......................................... 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 76
1. Kết luận ..................................................................................................................... 76
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 77
TÀI LỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 79

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình1.1

Sơ đồ phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 11

Hình 1.2

Thang điểm so sánh các chỉ tiêu ....................................................................... 15


Hình 2.1.

Vị trí huyện Bo lị khăn, Laos .......................................................................... 18

Hình 2.2.

Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng của 5 trạm đo khí tượng. ........................... 20

Hình 2.3.

Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng của 5 trạm đo từ năm 2005-2014 ......... 21

Hình 2.4.

Bản đồ dự án Thủy điện Nậm Nghiệp 1. ......................................................... 27

Hình 2.5.

Bản đồ ảnh hưởng của dự án. .......................................................................... 28

Hình 3.1

Bản đồ sử dụng đất / thảm phủ đất………………………………….…..……32

Hình 3.2.

Bản đồ lượng mưa. .......................................................................................... 35

Hình 3.3.


Bản đồ nhiệt độ. ............................................................................................... 35

Hình3.4

Bản đồ độ dốc…………………………………………………………...……38

Hình 3.5.

Bản đồ độ cao .................................................................................................. 39

Hình 3.6

Bản đồ các đơn vị đất ...................................................................................... 39

Hình 3.7

Bản đồ độ sâu đất ............................................................................................ 41

Hình 3.8

Bản đồ cấu tạo đất ........................................................................................... 42

Hình 3.9

Bản đồ độ chua của đất (PH). .......................................................................... 44

Hình 3.10 Bản đồ hàm lượng hữu cơ của đất (OM). ........................................................ 45
Hình 3.11 Bản đồ nguy cơ bị sốt suất huyết. .................................................................... 46
Hình 3.13 Bản đồ tiếp cận trường học phù hợp................................................................ 49
Hình 3.14 Bản đồ tiếp cận trung tâm y tế phù hợp. .......................................................... 50

Hình 3.15 Bản đồ tiếp cận mạng lưới đường Khô và mọi thời tiết phù hợp .................... 51
Hình 3.16 Bản đồ sự gần gũi và dễ tiếp cận phù hợp. ..................................................... 52
Hình 3.17 Bản đồ mật độ nông nghiệp phù hợp ............................................................... 55
Hình 3.18 Phương pháp dẫn xuất trọng lượng AHP cho các thông số phù hợp……..…..59
Hình 3.19

Bản đồ khí hậu phù hợp. ................................................................................. 63

Hình 3.20. Bản đồ địa hình phù hợp................................................................................. 65
Hình 3.21. Bản đồ đất phù hợp ......................................................................................... 67
Hình 3.22. Bản đồ cơ sở hạ tầng phù hợp. ....................................................................... 70
Hình 3.23. Bản đồ môi trường phù hợp cho tái định cư. .................................................. 73

Hình 3.24. Bản đồ so sánh kết qủa nghiên cứu và phương án của dự án.....................74

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu và cách tính trọng số ........................... 16
Bảng 1.2 Giá trị RI ứng với từng số lượng chỉ tiêu....................................................... 17
Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình hàng tháng trong 5 trạm đo từ năm 2005-2014 (o C). . 20
Bảng 3.1. Lượng mưa trung bình năm(mm) của 5 trạm đo giữa 10 năm (2005-2014).33
Bảng 3.2. Nhiệt độ trung bình năm(oC) của 5 trạm đo giữa 10 năm (2005-2014). ...... 35
Bảng 3.3. Kết qủa thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của các mẫu đất ở độ dốc ...... 40
Bảng 3.4. Mật độ nông nghiệp mỗi làng trong huyện .................................................. 54
Bảng 3.5. Yêu cầu thích hợp sử dụng trong phân tích .................................................. 57
Bảng 3.6. Phân chia trọng số cho từng tham số phù hợp .............................................. 59
Bảng 3.7. Diện tích và phần trăm của các yếu tố lượng mưa và nhiệt độ..................... 63
Bảng 3.8. Diện tích và tỷ lệ phần trăm của các lớp khí hậu phù hợp. .......................... 65

Bảng 3.9. Diện tích và phần trăm của các yếu tố độ dốc và độ cao. ............................ 64
Bảng 3.10. Diện tích và tỷ lệ phần trăm của các lớp địa hình phù hợp. ....................... 65
Bảng 3.11 Diện tích và phần trăm của từng các yếu tố phù hợp đất............................. 66
Bảng 3.12 Diện tích và phần trăm của mức độ phù hợp đất. ........................................ 67
Bảng 3.13. Diện tích và phần trăm của các lớp nguy cơ bị sốt suất huyết phù hợp. .... 68
Bảng 3.14. Diện tích và phần trăm của các yếu tố sử dụng đất / thảm phủ đất ........... 69
Bảng 3.15. Diện tích và phần trăm của các yếu tố tiếp cận cơ sở hạ tầng. .................. 69
Bảng 3.16. Diện tích và phần trăm các lớp tiếp cận cơ sở hạ tầng phù hợp. ................ 69
Bảng 3.17. Diện tích và phần trăm về mật độ nông nghiệp phù hợp. ........................... 71
Bảng 3.18. Mức độ thích hợp và diện tích của mỗi yếu tố môi trường ........................ 71
Bảng 3.19. Diện tích và phần trăm của mỗi mức độ phù hợp ....................................... 72

vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

AHP

Quá trình Phân tích Phân cấp

Analytic Hieracy Process

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CHDCND
DEM

Digital Elevation Model


Mô hình độ cao kỹ thuật số

ESA

Environment Suitability Analysis

Phân tích sự phù hợp môi trường

FAO

Food and Agriculture Organization

Tổ chức Lương thực và Nông Nghiệp
Liên Hiệp Quốc

GIS

Geographic Information System

Hệ thống thông tin địa lý

MCDM

Multi Criteria Decision Making

Ra quyết định đa chỉ tiêu

MCE

Multi Criteria Evaluation


Đánh giá đa chỉ tiêu

MC-SDSS

Multi Criteria - Spatail Decision Hệ thống hỗ trợ ra quyết định không gian

OM

Support System

đa chỉ tiêu

Organic metter

Hàm lượng chất hữu cơ

OWWDSE Oromia Water Works Design and
Supervision Enterprise
Độ chua/Bazơ

PH
RS

Remote Sensing

Viễn thám

SDSS


Spatail Decision Support System

Hệ thống hỗ trợ ra quyết định không gian

SMCA

Spatial Multi Criteria Analysis

Phân tích không gian đa chỉ tiêu

SRTM

Shuttle Radar Topography Mission

TĐC

Tái định cư

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Bo Lị Khăn là một huyện giàu tài nguyên nước, đó là một cơ sở quan trọng có
lợi thế lớn để phát triển thủy điện của huyện. Phát triển thủy điện là một phần quan
trọng không thể tách rời cùng với tiến bộ xã hội, vì có lợi ích tổng thể rất tốt, phát triển
thủy điện là một cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. Tuy nhiên, vì
rất nhiều yếu tố kinh tế xã hội có liên quan trong việc xây dựng các nhà máy điện, có
rất nhiều vấn đề cần được giải quyết, trong đó tái định cư của người dân bị ảnh hưởng

là một trong những vấn đề khó khăn nhất ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của nhiều
người. Dự án thủy điện Nậm Nghiệp 1 là dự án nằm ở huyện Bo Lị Khăn, dự án này
đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sinh sống trên phía thượng lưu của đập và
hồ chứa hơn 400 gia đình, gần 3.000 người bị mất nhà ở và đất canh tác vì bị ngập lụt
từ công trình thủy điện này. Do đó người dân phải di chuyển đi chỗ khác định cư.
Nhằm bù đắp những tổn thất mà người sử đụng đất phải gánh chịu, đồng thời là giải
quyết các vấn đề hậu qủa kinh tế – xã hội của việc nhà nước thu hồi đất gây ra. Mặt
khác, nhằm ổn định tình hình chính trị và bảo đảm cho người dân nhanh chóng có chỗ
ở mới để đảm bảo cuộc sống, giải quyết hài hòa giữa việc bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất. Cho nên việc tìm địa điểm
có môi trường thích hợp để tái định cư để đáp ứng di dân là việc cấp thiết.
Khu định cư của con người là trọng tâm đối với nhiều nền kinh tế - xã hội và quy trình
chính phủ. Trong một đất nước như Lào, nơi đa số người dân làm nông nghiệp và phụ
thuộc trực tiếp vào môi trường tự nhiên cho sinh kế của họ, cho nên việc phân tích môi
trường phù hợp là cần thiết để giải quyết vấn đề này. Do đó luận văn nghiên cứu này
đã sử dụng công cụ phân tích không gian của GIS như spatial overay analysis, buffer
analysis, network analysis để tìm những nơi tốt nhất, phù hợp nhất cho tái định cư của
con người.
Lựa chọn khu vực tái định cư trong nghiên cứu này chủ yếu xem xét các yếu tố sau:
(1) Gần thị trấn hoặc các đường chính, để tạo điều kiện cho tất cả các loại hỗ trợ xây
dựng và thực hiện các quan hệ đối ngoại; (2) Tài nguyên đất và điều kiện nước phát

1


triển phù hợp đủ (điều kiện đất tốt và nguồn nước dồi dào cho nông nghiệp); (3) Độ
dốc của khu vực này là nhỏ hơn 30 độ; (4) các khu tái định cư nên gần với các khu
hành chính để tạo điều kiện sinh sống và lao động sản xuất, tiếp thu được nền văn hóa
dễ dàng hơn; (5) khu tái định cư và bảo tồn thiên nhiên, trọng điểm quốc gia quy
hoạch sử dụng đất xây dựng không gặp vấn đề mâu thuẫn.

Để đánh giá những các yếu tố tích hợp này một cách khách quan, phân tích được sự
phù hợp của môi trường khu tái định cư, thì hiện nay áp dụng RS và GIS là công nghệ
tính toán tốt nhất. Nó giúp tích hợp nhiều chỉ tiêu môi trường để đánh giá tính bền
vững mức độ tái định cư của con người.
Vì thế luận văn này sử dụng công nghệ RS và GIS trong việc xác định vùng thích hợp
cho tái định cư của con người, đánh giá một cách khách quan và có hệ thống tích hợp
các yếu tố môi trường, kinh tế-xã hội, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự phù
hợp của các khu định cư của con người.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá sự phù hợp của các yếu tố môi trường đến
khu tái định cư , sử dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu và hệ thống thông tin địa
lý (GIS) để tính toán
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
Khu vực hạ du hồ thủy điện Nậm Nghiệp 1 trong ranh giới huyện Bo lị khăn.
Đối tượng nghiên cứu:
 Các chỉ tiêu lựa chọn khu tái định cư.
 Các phương pháp phân tích đa chỉ tiêu và GIS trong phân tích không gian.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong qúa trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
-

Phương pháp thu thập, phân tích, đánh giá, xử lý số liệu

-

Phương pháp kế thừa

-


Phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, ngoại suy, tổng hợp nhiều thành
phần

-

Phương pháp bản đồ, viễn thám
2


-

Phương pháp chuyên gia để đánh giá vai trò của các yếu tố ảnh hưởng

-

Phương pháp điều tra thực địa: để biết được thực tế của khu vực nghiên cứu và
thu thập thêm nguồn dữ liệu cho đề tài

-

Phương pháp đánh giá định lượng để đưa ra những số liệu có tính khách quan
cao phục vụ trợ giúp quyết định

-

Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố và tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá

-


Phương pháp phân tích không gian bằng GIS để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn địa điểm hợp lý cho tái định cư

-

Phương pháp thử nghiệm thực tế để kiểm chứng kết qủa nghiên cứu

5. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu (3 trang), kết luận và kiến nghị (3 trang); Luận văn được trình bày
trong 3 chương như sau:
-

Chương I: Tổng quan nghiên cứu về tái định cư. Chương này trình bày tổng quan
các nghiên cứu về tái định cư trên thế giới.

-

Chương II: Giới thiệu về khu vực nghiên cứu, chương này giới thiệu tổng quan về
khu vực nghiên cứu.

-

Chương III: Phân tích kết qủa nghiên cứu ứng dụng viễn thám và GIS kết hợp với
phương pháp phân tích đa chỉ tiêu lựa chọn khu vực phù hợp cho tái định cư thủy
điện Nậm Nghiệp 1. Chương này trình bày kết qủa nghiên cứu lựa chọn khu vực tái
định cư cho thủy điện Nậm Nghiệp 1.

-

Luận văn có 23 bảng; 30 hình; Phần tài liệu tham khảo gồm 40 tài liệu tiếng Anh.


3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁI ĐỊNH CƯ
1.1.

Tổng quan quan điểm chung của tái định cư

1.1.1. Định nghĩa chung về tái định cư
Tái Định Cư là một khái niệm mang một tầm vóc khá rộng, ảnh hưởng tác động trực
tiếp đến đời sống của người dân do bị mất tài sản, và nguồn thu nhập trong quá trình
dự án phát triển gây ra. Khi bất kể có phải di chuyển hoặc các chương trình có mục
đích khôi phục cuộc sống của họ.
Tái định cư là quá trình mà các cá nhân hoặc nhóm người để lại các địa điểm định cư
ban đầu của họ cả tự nguyện hoặc không tự nguyện để tái định cư tại các khu vực mới
nơi họ có thể bắt đầu các xu hướng mới của cuộc sống bằng cách thích ứng với yếu tố
sinh lý, hệ thống xã hội và hành chính của môi trường mới (Mengistu Wube, 1992).
1.1.2. Các loại tái định cư
Tái định cư có thể có nhiều hình thức khác nhau. Nó có thể là tự phát hoặc có kế
hoạch, tự nguyện hoặc không tự nguyện. Phân loại tái định cư tự phát hoặc có kế
hoạch dựa trên sự tham gia của chính phủ (trong hầu hết các trường hợp) và các bên
khác như các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và tư nhân (Ngân hàng Thế giới, năm
1999; 2001).
Sự khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm này là trong tái định cư tự phát không có trong
kế hoạch chương trình tái định cư, những người định cư không được phép sử dụng đất
theo pháp luật và không bảo đảm sự chiếm hữu đất.
Tái định cư cũng có thể được phân loại theo tự nguyện hoặc không tự nguyện dựa trên
sự hài lòng hay lợi ích của dân tái định cư. Tái định cư tự nguyện có tính hợp pháp, sự
đồng ý của người định cư và sự tham gia của người định cư về quy hoạch và thực hiện

chương trình. Tuy nhiên, tái định cư không tự nguyện có thể có tính hợp pháp nhưng
không phải là dựa vào sự hài lòng hay lợi ích của những người định cư (Scudder,
1982, 1993; Cernea, 1992, 1995, 1997; Downing, 1996;. Mathur et al, 1998).
Tương tự như vậy, ở những nơi có dân số đông và hạn chế về tài nguyên môi trường.
Tình trạng này sẽ buộc các cộng đồng nông thôn không có đất phải chọn tái định cư
vào môi trường mới.
4


1.2. Môi trường phù hợp của các khu tái định cư
Phân tích sự phù hợp của các yếu tố môi trường phụ thuộc rất lớn vào mục đích của
nghiên cứu cụ thể. Các môi trường thích hợp cho một loài thực vật nhất định nhưng có
thể lại không được thuận lợi cho các loài khác. Điều này phần lớn phụ thuộc vào sự
biến đổi sinh thái và các loài động vật.
Tình hình trở nên phức tạp hơn khi nói đến vấn đề phù hợp môi trường cho các khu
định cư của con người. Điều này là do sự tương tác giữa các yếu tố, không phải là một
chiều như trong trường hợp của các loài hệ thực vật và động vật khác. Tất cả các cơ
cấu trong hệ sinh thái của con người đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bằng
cách này hay cách khác hoặc ảnh hưởng đến bản thân con người và các thành phần
khác của môi trường tự nhiên.
Do đó, sự phù hợp của môi trường đối với khu dân cư đã được đánh giá dựa trên phân
tích cá nhân của chính con người cũng như các yếu tố môi trường tự nhiên ảnh hưởng
đến hệ sinh thái của con người. Một số các yếu tố tự nhiên và vật lý, sinh học bao gồm
sử dụng đất/ thảm phủ đất, biến khí hậu (như lượng mưa và nhiệt độ), yếu tố địa hình
(độ dốc và độ cao), các yếu tố thủy văn (bao gồm tài nguyên nước sẵn có, khả năng
tiếp cận nước và hệ thống thoát nước), cũng như yếu tố địa chất địa mạo. Tương tự,
các thông số về kinh tế-xã hội, đặc điểm văn hóa, xã hội và các giá trị tinh thần cũng là
các yếu tố quan trọng quyết định đến môi trường phù hợp với tái định cư.
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO (1985), sự phù hợp
của môi trường chủ yếu được đánh giá dựa trên chất lượng đất. Chất lượng đất đai là

một thuộc tính phức tạp của môi trường mà có ảnh hưởng trực tiếp sử dụng đất (FAO,
1993). Ngoài đất ra, các yếu tố môi trường như khí hậu, độ dốc, địa hình, sử dụng đất
đai/thảm phủ đất, sự lan truyền của nhiễm trùng sốt suất huyết cho phép tính toán các
giá trị định lượng ảnh hưởng tới sinh thái của các khu định cư con người. Giá trị của
các yếu tố môi trường có chức năng đánh giá và phân nhóm các yếu tố theo thứ tự và
các lớp trong khuôn khổ.
FAO đã phát minh ra một phương pháp đánh giá bổ sung phân tích sự phù hợp của
môi trường chính là phụ thuộc vào khả năng của đất (cũng coi như thích hợp của đất).

5


Theo phương pháp này, môi trường đất phù hợp chủ yếu dựa vào năng suất sinh học
tiềm năng đất đai để đủ đáp ứng nhu cầu của con người (FAO, 1985). Do đó năng suất
của đất có thể được xác định bằng các thành phần chính của môi trường như khí hậu,
độ dốc và địa hình, loại đất và thực vật hiện có. Do đó, đánh giá tính phù hợp môi
trường không chỉ liên quan đến việc xác định mô hình quyền sử dụng đất, mà còn tính
khả thi về kinh tế và môi trường và tính bền vững sử dụng của nó.
1. 3. Phân tích không gian đa chỉ tiêu và ra quyết định.
Quyết định là sự lựa chọn có hệ thống giữa các biến lựa chọn có năng lực, có thể đại
diện cho hướng đi khác nhau của công việc, sự giả thuyết khác nhau về đặc điểm của
đặc tính và phân loại khác nhau.
Trước đây, do khả năng tiếp cận các địa điểm trong không gian rất khó khăn, các quyết
định về dữ liệu địa lý rất khó có thể thực hiện. Nhưng hiện nay, hệ thống hỗ trợ quyết
định không gian (SDSS) góp phần to lớn trong việc giải quyết những vấn đề này và
trong việc đưa ra quyết định không gian tham chiếu.
Hệ thống hỗ trợ quyết định không gian đề cập đến hệ thống máy tính hỗ trợ kết hợp
các ứng dụng của công nghệ GIS với các yếu tố môi trường không gian tham chiếu để
thực hiện ra quyết định đúng đắn. Nó cung cấp phương tiện để phân tích khách quan
các biến tương ưng. Dựa trên tất cả các kết quả phân tích, hệ thống sẽ giúp đưa ra

quyết định về sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường hạn chế.
Ra quyết định đa chỉ tiêu (MCDM) là một phương pháp có phạm vi rộng, nó cung cấp
kỹ thuật và thực hành để phát hiện ra các vấn đề quản lý thế giới thực dựa trên ứng
dụng của GIS. Ra quyết định đa chỉ để lựa chọn biến đánh giá theo nhiều quyết định
hoặc các tiêu chí (Pereira et al., 1993). Nó là ứng dụng đặc biệt của phân tích đa tiêu
chí với vấn đề quyết định không gian (Chakhar et al., 2008). Vấn đề ra quyết định
không gian là những thách thức trong sự lựa chọn giữa một số biến lựa chọn tiềm năng
với một số địa điểm cụ thể trong không gian.
Phân tích không gian đa tiêu chí (SMCA) khác với kỹ thuật ra quyết định đa chỉ tiêu
thông thường (MCDM), phân tích không gian đa chỉ tiêu (SMCA) đòi hỏi thông tin về
giá trị tiêu chí và vị trí địa lý của giải pháp thay thế. Điều này có nghĩa là kết quả phân

6


tích phụ thuộc không chỉ vào sự phân bố địa lý của các thuộc tính, mà còn phụ thuộc
vào sự đánh giá giá trị tham gia trong quá trình ra quyết định. Vì vậy, hai vấn đề hết
sức quan trọng cho phân tích không gian đa chỉ tiêu : (1) các thành phần GIS (Ví dụ,
thu thập dữ liệu, lưu trữ, sử dụng, thao tác, và khả năng phân tích); và (2) phân tích
thành phần ra quyết định đa chỉ tiêu MCDM ( tập hợp các dữ liệu không gian và sự ưa
thích của người ra quyết định vào cách chọn ra quyết định).
Nói chung, các công cụ của hệ thống hỗ trợ ra quyết định không gian đa chỉ tiêu (MCSDSS) và phân tích ra quyết định đa chỉ tiêu (MCDA) cung cấp khả năng tự động hoá,
quản lý, phân tích, giúp người dùng ra quyết định không gian với số lượng lớn các
phương án khả thi và nhiều mâu thuẫn và tiêu chí đánh giá tương xứng. Ngoài ra nó
cung cấp một bộ sưu tập phong phú cho các vấn đề quyết định cấu trúc và thiết kế,
đánh giá và ưu tiên biến quyết định (Malczewski, 2006).
Phân tích môi trường phù hợp (ESA) có thể được coi như ra quyết định đa chỉ tiêu
(MCDM), mỗi thành phần của yếu tố môi trường trong một cơ sở dữ liệu được thực
hiện như là một biến được đánh giá chất lượng hoặc sự phù hợp của nó với mục đích
định cư. Tương tự như vậy, môi trường phù hợp của các khu tái định cư có thể được

phân tích bằng thao tác ra quyết định đa chỉ tiêu để chứng minh sự phù hợp của các địa
điểm cho con người định cư.
Có rất nhiều tiêu chí có hại đến môi trường cho định cư của con người. Do đó, phân
tích môi trường phù hợp liên quan đến việc tích hợp thông tin từ các nguồn khác nhau
của tự nhiên, kinh tế xã hội. Tiêu chí phải xét cả định tính và định lượng.
1.4. Vai trò của viễn thám và GIS trong phân tích môi trường phù hợp khu tái
định cư
1.4.1. Viễn thám trong phân tích môi trường phù hợp
Ứng dụng công nghệ viễn thám và sử dụng nguồn dữ liệu ảnh từ trạm thu ảnh viễn
thám hiện có là giải pháp hữu hiệu để có được bộ thông tin dữ liệu cơ bản và có độ tin
cậy cao về tài nguyên môi trường. Công nghệ viễn thám có ưu điểm vượt trội so với
các phương pháp truyền thống khác; là công cụ duy nhất có hiệu quả để giám sát môi
trường với thông tin không gian rộng, đa thời gian, chính xác, khách quan, nhanh

7


chóng. Dữ liệu này có thể cung cấp cho các nhà quản lý tài nguyên môi trường các
thông tin để giải quyết các vấn đề lâu dài và quyết định phát triển bền vững.
1.4.2 GIS trong phân tích môi trường phù hợp
GIS là một hệ thống dựa trên máy tính cung cấp một nền tảng thuận lợi thực hiện đánh
giá môi trường phù hợp. GIS là công cụ hữu hiệu cho các phân tích và quy hoạch môi
trường do có thể trữ các dữ liệu không gian của môi trường dưới dạng số. Các lớp
thông tin khác nhau có thể được chồng lớp để phân tích và xác định về các mối quan
hệ.
Đánh giá địa điểm phù hợp vốn là một vấn đề đa tiêu chuẩn có liên quan đến một số
yếu tố có thẩm quyền xuất hiện cùng một lúc. GIS phù hợp cho việc phân tích các lớp
phủ khác nhau, giảm bớt nhiệm vụ của người ra quyết định. Mặt khác, GIS có thể
thuận lợi cho việc phân tích không gian, sự thay đổi được phát hiện qua thời gian bằng
cách chồng các thành phần không gian của các tính năng tương tự trong hai hay nhiều

khoảng thời gian. Theo đó, vấn đề quyết định không gian GIS làm tăng sự phân tích đa
tiêu chí (Malczewski, 2006).
Do đó một lợi thế quan trọng của việc sử dụng công nghệ GIS là nghiên cứu ra quyết
định không gian đa chỉ tiêu. Thông qua ứng dụng này của GIS, các tiêu chí khác nhau
có thể được phát triển dựa trên các phân tích của từng yếu tố(Malczewski năm 1996;.
Pereira et al, 1993). Do đó, việc tích hợp các phương pháp đa tiêu chí đánh giá phù
hợp môi trường trong hệ thống GIS không chỉ có khả năng cung cấp dữ liệu không
gian mà còn là công cụ ra quyết định đa chỉ tiêu chính thức.
GIS có nhiều ứng dụng như vậy nhưng chỉ là công cụ, trong đó cung cấp phương tiện
để tính toán, phân tích. Nếu không có kiến thức chuyên môn và không có dữ liệu phù
hợp, chúng ta không thể đạt được kết quả như mong muốn(Carver, 1991). Tuy nhiên,
ứng dụng GIS và Đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) vào nghiên cứu môi trường phù hợp hiện
nay có tính mới mẻ, có thể phát triển hơn nữa trong tương lai.

8


1.5. Quy trình phân tích môi trường phù hợp tái định cư bằng viễn thám, GIS và
phương pháp phân tích đa chỉ tiêu.
Tái định cư của con người là một hiện tượng phức tạp, rất nhiều yếu tố khác nhau tác
động cùng một lúc, các thành phần sinh học vật lý và thành phần kinh tế xã hội tác
động trực tiếp tới con người. Vì vậy việc phân tích môi trường phù hợp trong một khu
tái định cư của con người cần thiết phải thành lập, xem xét tất cả các yếu tố quan trọng
có ảnh hưởng đến định cư của con người. Tuy nhiên, để phân tích đầy đủ của tất cả các
yếu tố này có thể tốn thời gian và đòi hỏi nguồn ngân sách tài chính lớn. Chính vì thế
đòi hỏi các nhà nghiên cứu tìm được phương pháp mới đảm bảo không tốn quá nhiều
thời gian, tài chính nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu, tìm được môi trường phù hợp để
tái định cư cho người dân. Các yếu tố chính từ môi trường vật lý sinh học như khí hậu,
sử dụng đất / thảm phủ đất, địa hình và khía cạnh sức khỏe về nguy cơ bị bệnh sốt suất
huyết, gần cơ sở hạ tầng, kinh tế-xã hội.

Biến khí hậu quan trọng nhất là lượng mưa được sử dụng cho phân tích lượng mưa và
phát triển thành yếu tố chính của biến động khí hậu và cuối cùng để lập bản đồ phù
hợp khí hậu. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nội suy Inverse Distant Weighted
(IDW) trong GIS để phân tích.
Những yếu tố của các biến khí hậu đã được phân loại lại và chuẩn hóa. Để tìm ra tầm
quan trọng tương đối của họ và cung cấp cho họ một trọng lượng trong phân tích họ so
sánh với nhau bằng cách sử dụng một phương pháp so sánh cặp. Do đó, kết quả tổng
hợp được sử dụng như là một trong những các thông số phù hợp môi trường lớn dưới
tên của các yếu tố khí hậu.
Các thành phần khác của môi trường vật lý sinh học được sử dụng trong môi trường
phân tích phù hợp là sử dụng đất / thảm phủ đất. Bản đồ sử dụng đất/ thảm phủ đất
được sử dụng để phân loại mô hình sử dụng đất / thảm phủ đất của khu vực. Để duy trì
khả năng tương thích các dữ liệu này với các bản đồ khác nó đã được chuẩn hóa bằng
cách sử dụng phương pháp phân loại lại của công cụ phân tích không gian ArcGIS.
Các dữ liệu ảnh vệ tinh đã được sử dụng trong phân tích sau khi lỗi phóng xạ và hình
học đã được sửa chữa.

9


Các dữ liệu địa hình được sử dụng trong nghiên cứu này đã được tạo ra từ dữ liệu
SRTM & DEM, cũng như bản đồ địa hình. Các yếu tố chính của các yếu tố địa hình
như độ dốc và độ cao đã được sử dụng sau khi đã được phân loại lại bằng cách sử
dụng công cụ phân tích không gian của ArcGIS. Do đó địa hình phù hợp đã được ánh
xạ từ độ dốc và độ cao, kỹ thuật overay sau khi họ được so sánh với nhau và trọng theo
tầm quan trọng tương đối của họ sử dụng phần mềm IDRISI Andes GIS.
Các dữ liệu đất được sử dụng trong nghiên cứu này đã được phân tích dựa trên tính
chất hóa học và vật lý của đất. Các tính chất hóa học như: PH và hàm lượng chất hữu
cơ và các tính chất vật lý như độ sâu và kết cấu đã được phân loại lại và tiêu chuẩn hóa
bằng cách sử dụng công cụ phân tích không gian của ArcGIS. Bên cạnh đó parewise

comparision matric được áp dụng cho đo biến phù hợp đất sử dụng phần mềm IDRISI
Andes GIS. Theo đó, bốn tính chất chính của đất là xếp hạng và ánh xạ dựa trên trọng
lượng tương ứng của họ.
Cuối cùng, Weight Overlay Analysist trong GIS được sử dụng để lập bản đồ sự phù
hợp đất đai cho từng các yếu tố môi trường phù hợp sau khi tính toán trọng số trong
quá trình phân tích thứ bậc (AHP) module cân nguồn gốc của IDRISI Andes 15.0.
Cuối cùng bản đồ phù hợp môi trường của khu vực nghiên cứu là xây dựng sử dụng
phân tích lớp phủ véc tơ trong GIS môi trường.
Tương tự như vậy các yếu tố của các yếu tố kinh tế-xã hội như cơ sở hạ tầng, gần gũi
và mật độ dân số đã được lựa chọn và sử dụng để phân tích các phù hợp môi trường đi
qua cùng quy trình phân loại lại, tiêu chuẩn hóa, so sánh parewise và trọng đè nối tiếp.
Các phương pháp tổng thể và thủ tục áp dụng trong nghiên cứu này được chỉ định
trong biểu đồ thể hiện trong hình 1.1.

10


Bản đồ hiện trạng
sử dụng đất

Tích hợp
dữ liệu

Tích hợp
dữ liệu

Bản đồ
khí hậu

Bản đồ

địa hình

Bản đồ nguy cơ
bị sốt suất huyết

Phân loại lại

buffer

Tích hợp
dữ liệu

Tích hợp
dữ liệu

Bản đồ
tính chất đất

Bản đồ khả năng
tiếp cận các
cơ sở hạ tầng

Tích hợp
các chỉ tiêu

Bản đồ môi trường phù hợp
tái định cư
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình lập bản đồ cho từng chỉ tiêu

11


Mạng lưới
đường bộ

Trung tâm
y tế

Trường học

Cơ sở nước

Hàm lượng chất
hữu cơ

Độ chua đất

Cấu tạo đất

Phân loại lại

Mật độ đất nông
nghiệp

Phân tích bề mặt

Thị trấn

Nội suy

Độ sâu đất


Độ cao

Độ dốc

Nhiệt độ

Lượng mưa

Ảnh viễn thám
Phân loại ảnh

buffer

Phân loại

Bản đồ khả
năng tiếp
cận thị trấn

Bản đồ mật độ
đất nông nghiệp


Vào hướng tiếp cận này luận văn sẽ trình bày phương pháp phân tích đa chỉ tiêu
trong bài toán hỗ trợ ra quyết định:
Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu – MCA ( Multi-Criteria Analysis ) là một phép
phân tích tổ hợp các chỉ tiêu khác nhau để cho ra một kết qủa cuối cùng. Các ứng dụng
của MCA chủ yếu là đánh giá tác động của một qúa trình đến môi trường, hỗ trợ bài
toán quy hoạch để lựa chọn vị trí phù hợp nhất cho một mục đích xác định...các bước

cơ bản của MCA như sau:
a) Xác định chỉ tiêu
Tiêu chí là những căn cứ trên mà quyết định về tính phù hợp sẽ được đo (Eastman et
al., 1995). Tiêu chí đánh giá bao gồm các thuộc tính và mục tiêu của họ cần được thiết
kế sau khi xác định các vấn đề (Keeney và Raiffa, 1976; như trích dẫn ở Jankowiski,
1995). Giai đoạn này bao gồm chỉ định một tập toàn diện các mục tiêu phản ánh tất cả
các mối quan tâm liên quan đến các quyết định vấn đề và biện pháp để đạt được những
mục tiêu được định nghĩa là thuộc tính. Kể từ khi các tiêu chí đánh giá có liên quan
đến các thực thể địa lý với mối quan hệ giữa họ, họ có thể được trình bày với các dạng
bản đồ mà có thể được gọi là bản đồ thuộc tính. Khả năng của GIS để xử lý và phân
tích dữ liệu không gian có thể được sử dụng để tạo đầu vào cho việc ra quyết định
không gian (Malczewski, 1999).
Bước đầu tiên trong phân tích đa chỉ tiêu là định ra các chỉ tiêu khác nhau được tính
đến. Đa số các trường hợp một chỉ tiêu không phải là một biến đơn giản mà là tổ hợp
của các dữ liệu thuộc tính và hình học khác nhau.
Xác định các tiêu chí là một hoạt động kỹ thuật mà là dựa trên lý thuyết, nghiên cứu
thực nghiệm hoặc ý thức chung. Tiêu chí đánh giá, phản đối và các thuộc tính của họ
nên được xác định liên quan đến tình hình của vấn đề. Một tập hợp các tiêu chí lựa
chọn phải đại diện cho độ môi trường ra quyết định và họ phải đóng góp vào mục tiêu
cuối cùng. Do đó, việc xác định các tiêu chí có thể được thực hiện thông qua thảo luận
với chuyên gia trong các lĩnh vực tương ứng, thêm vào kết quả nghiên cứu khoa học.
theo đó, các tạp chí khoa học, văn học và ý kiến của các chuyên gia được sử dụng để
lựa chọn. Tiêu chuẩn hóa và đánh giá các tiêu chí phù hợp sử dụng trong nghiên cứu

12


này.
Ví dụ: địa điểm thích hợp cho tái định cư có những chỉ tiêu sau: chỉ tiêu về môi trường
lý sinh (khí hậu, đất, địa hình, sử dụng đất... ), chỉ tiêu về kinh tế - xã hội (gần trường

học, gần trung tâm dịch vụ sức khỏe, gần đường giao thông chính, dễ tiếp cận thị
trấn...)
Các chỉ tiêu này phục vụ cho việc thu thập các dữ liệu đầu vào hay chính là các bản đồ
xuất phát đầu tiên. Qua các chức năng phân tích không gian của GIS, chúng ta sẽ có
các thông tin cần thiết hay là bản đồ chiết xuất.
b) Phân khỏang các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu có tầm quan trọng khác nhau đối với một mục đích nhất định và trong
từng chỉ tiêu , mức độ thích hợp cũng khác nhau. Vì vậy mà chúng phải được xếp theo
thứ tự cho mục đích riêng biệt. Có hai cách tiếp cận để thực hiện sự phân hạng này là
cách tiếp cận kiểu Boolean và cách tiếp cận theo nhân tố phân loại hoặc liên tục.


Cách tiếp cận kiểu Boolean

Cách tiếp cận này dựa trên việc phân vùng ra thành 2 nhóm: vùng thích hợp (giá trị 1)
và vùng không thích hợp (giá trị 0). Ví dụ với chỉ tiêu là TĐC phải nằm cách đường
giao thông chính không qúa 9 km, điều đó có nghĩa là những vùng nằm ngoài khoảng
cách 9 km từ đường giao thông chính là không thích hợp, các vùng nằm trong khoảng
cách 9 km là thích hợp. Trong cách tiếp cận này, các chỉ tiêu đều cần được chuyển
sang kiểu giới hạn Boolean. Cuối cùng chúng được giải mã thành những bản đồ và
chồng ghép để cho ra các vùng thỏa mãn tất cả các giới hạn (các giới hạn còn được gọi
là constraint criteria). Cách tiếp cận này rất có ích khi chúng ta biết được mức độ thích
hợp trong một vài mục đích nhất định và thường là đơn giản. Trong trường hợp các chỉ
tiêu phức tạp và có mức quan trọng khác nhau thì phương pháp Boolean không thích
hợp vì nhược điểm của nó là xem xét các nhân tố với mức độ quan trọng như nhau.


Cách tiếp cận nhân tố phân loại hoặc liên tục

Khi các chỉ tiêu có mức độ ảnh hưởng khác nhau về vấn đề nghiên cứu thì phương

pháp nên sử dụng là theo cách tiếp cận nhân tố phân loại hoặc liên tục.

13


Nếu các giá trị của các chỉ tiêu thể hiện mức độ biến thiên liên tục và có sự tương quan
rõ ràng với nhau thì một thang tỷ lệ liên tục được xác lập. Để tạo thang tỷ lệ này thì dữ
liệu giá trị cần được lập lại tỷ lệ. Phương pháp được sử dụng là phép định lại tỷ lệ kiểu
tuyến tính:
Xi = (xi - xmin i)/(xmax i – xmin i)
Xi : định lại điểm số của nhân tố i
xi : điểm gốc
xmin i: điểm nhỏ nhất
xmax i: điểm lớn nhất
khi điểm số có giá trị tỷ lệ nghịch với mức độ thích hợp tức là giá trị càng thấp thì
càng có điểm cao thì công thức sẽ được chuyển thành:
Xi = ( xmax i - x i)/(xmax i – xmin i)
Ví dụ như khoảng cách từ khu tái định cư càng gần đường giao thông chính càng tốt
thì điểm càng cao để thuận lợi giao dịch đối ngoại.
Nếu các giá trị của các chỉ tiêu là giá trị số liên tục nhưng không có tương quan rõ ràng
với mức độ thích hợp hoặc khi các giá trị không được thể hiện dưới dạng số thì các giá
trị đó có thể được xếp hạng theo thang tỷ lệ phân loại. Ví dụ như chỉ tiêu về hiện trạng
sử dụng đất cho mục đích TĐC có thể phân loại như sau: 3 điểm = đất thổ cư (rất thích
hợp), 2 điểm = đất nông nghiệp (thích hợp), 1điểm = đất đồng cỏ (ít thích hợp), 0 điểm
= rừng (không thích hợp).
Phân loại như vậy có thể thực hiện cho bất kỳ nhân tố nào để làm cho chúng có thể so
sánh được với nhau.
c) Xác định trọng số
Khi các chỉ tiêu khác nhau mà có cùng mức độ quan trọng, trọng số của từng nhân tố
bằng 1. Tuy nhiên, trong đại đa số các trường hợp là khác nhau và cần phải xác định

14


mức độ quan trọng tương đối của chúng. Trọng số của các chỉ tiêu có thể tính thông
qua thuật toán thống kê, phép đo, hoặc dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết chủ quan của
chuyên gia. Qúa trình phân tích phân cấp (Analytical Hierarchy Process – AHP) là một
trong số kỹ thuật tính trọng số. Đây là kỹ thuật do GS.Saaty nghiên cứu và sau đó phát
triển từ những năm 80. Qúa trình này bao gồm 4 bước chính:
-

Phân rã một tình huống phi cấu trúc thành các phần nhỏ

-

Sắp xếp các thành phần hay các chỉ tiêu theo một thứ tự
Gán giá trị số cho những so sánh chủ quan về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu. Việc
so sánh này được thực hiện giữa các cặp chỉ tiêu với nhau và tổng hợp lại thành một
ma trận gồm n dòng và n cột (n là số chỉ tiêu). Phần tử aij thể hiện mức độ quan trọng
của chỉ tiêu hàng i so với chỉ tiêu cột j. Mức độ quan trọng tương đối của chỉ tiêu i so
với j được tính theo tỷ lệ k (k từ 1 đến 9), ngược lại của chỉ tiêu j so với i là 1/k. Như
vậy aij >0, aij = 1/aji, aii = 1. Hình 1.2. thể hiện thang điểm so sánh mức độ ưu tiên
(mức độ quan trọng) của các chỉ tiêu. Bảng 1.1a. minh họa cho ma trận mức độ quan
trọng với số chỉ tiêu n = 4. X là tên các chỉ tiêu
- Tính toán và tổng hợp các kết qủa để chọn ra chỉ tiêu có mức độ quan trọng cao
nhất thông qua 2 bước:
+ chuẩn hoá ma trận mức độ quan trọng của các chỉ tiêu bằng cách lấy giá trị của mỗi
ô trong một cột chia cho giá trị tổng của cột đó (Bảng 1.1b).
+ Tính giá trị trung bình của từng dòng trong ma trận cho ra trọng số tương ứng của
từng chỉ tiêu (Bảng 1.1c).


1/9

1/7

Vô cùng

Rất

Ít quan

ít

trọng

1/5

1/3

1

3

Ít quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Quan
nhiều hơn

hơn

như nhau

quan trọng


trọng

5

Quan trọng Rất

9
Vô cùng

nhiều hơn quan trọng

hơn

Hình 1.2 thang điểm so sánh các chỉ tiêu

15

7

hơn

quan
trọng hơn


a. Mức độ quan trọng của
các chỉ tiêu

b.Chuẩn hóa ma trận


X1

X2

X3

X4

X1

1

2

1/3

1/2

X2

1/2

1

1/3

X3

3


3

X4

2

Sum

6.5

c. Trọng số của các chỉ tiêu

X1

X2

X3

X4

X1

0.154

0.25

0.154

0.125


X1

0.171

1/2

X2

0.077

0.125

0.154

0.125

X2

0.120

1

2

X3

0.461

0.375


0.461

0.5

X3

0.450

2

1/2

1

X4

0.308

0.25

0.231

0.25

X4

0.259

8


2.1
67

4

Sum

1

1

1

1

Bảng 1.1 Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu và cách tính trọng số
Ma trận mức độ quan trọng của các chỉ tiêu thường được xây dựng dựa trên ý kiến
chuyên gia. Đối với ma trận này cần chú ý các vấn đề sau:
- Thứ nhất: Đây là ma trận phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người ra quyết định.
Ví dụ chỉ tiêu X1 quan trọng hơn chỉ tiêu X2 nhưng giá trị quan trọng gấp bao nhiêu
lần thì có thể tùy từng người.
- Thứ hai: Cần phải xem xét đến tính nhất quán của dữ liệu. Tức là nếu chỉ tiêu X1
quan trọng gấp 2 lần chỉ tiêu X2, chỉ tiêu X2 quan trọng gấp 3lần chỉ tiêu X3, thì về
toán học, chỉ tiêu X1 sẽ quan trọng gấp 6 lần chỉ tiêu X3. Tuy nhiên, ý kiến chuyên gia
trong thực tế sẽ không phải như vậy do họ không bao quát được tính logic của ma trận
so sánh (và cũng không nên cố gắng bao quát nhằm đảm bảo tính khách quan của đánh
giá).
Vậy có phương pháp nào đánh giá tính hợp lý của các giá trị mức độ quan trọng của các
chỉ tiêu ? Theo Saaty, ta có thể sử dụng chỉ số nhất quán của dữ liệu (Consistency RatioCR). Tỷ số này so sánh mức độ nhất quán với tính khách quan(ngẫu nhiên) của dữ liệu;

𝐶𝑅 =

𝐶𝐼
𝑅𝐼

CI: chỉ số nhất quán (Consistency Index)
RI: chỉ số ngẫu nhiên (Random Index)

λmax: giá trị đặc trưng của ma trận

𝐶𝐼 =

16

𝜆𝑚𝑎𝑥 − 𝑛
𝑛−1


n: số chỉ tiêu (trong ví dụ trên n=4)
∑4𝑛=1 𝑤1𝑛 ∑4𝑛=1 𝑤2𝑛 ∑4𝑛=1 𝑤3𝑛 ∑4𝑛=1 𝑤4𝑛
1

𝜆𝑚𝑎𝑥 = × �
+
+
+
𝑤11
𝑤22
𝑤33
𝑤44

𝑛

Đối với mỗi một ma trận so sánh cấp n, Saaty đã thử nghiệm tạo ra các ma trận ngẫu
nhiên và tính chỉ số CI trung bình của chúng và gọi là RI
n

1

2

3

4

5

6

7

8

RI

0

0

0.52


0.89

1.11

1.25

1.35 1.40

9

10

1.45

1.49

Bảng 1.2. Giá trị RI ứng với từng số lượng chỉ tiêu n
Nếu giá trị chỉ số nhất quán CR<0.1 là chấp nhận được, nếu nhiều hơn đòi hỏi người
ra quyết định thu giảm sự không đồng nhất bằng cách thay đổi giá trị mức độ quan
trọng giữa các cặp chỉ tiêu.
Theo ví dụ bảng 1.1, ta có các giá trị tính toán kiểm tra tính nhất quán của dữ
liệu là:
n = 4 → 𝑅𝐼 = 0.89
𝜆𝑚𝑎𝑥 = 4.083 � → 𝐶𝑅 = 0.031(< 0.1 → 𝑡ℎ𝑜𝑎 𝑚𝑎𝑛)
𝐶𝐼 = 0.028

d) Tích hợp các chỉ tiêu

Sau khi đã phân khoảng và tính trọng số của các chỉ tiêu thì việc tích hợp chúng cho ta
tính được chỉ số thích hợp hay kết qủa cuối cùng của các chỉ tiêu. Đây thực chất là một

tổ hợp của các chỉ tiêu khác nhau. Công thức tính chỉ số cuối cùng là:
S=∑𝑛𝑖=1(𝑤𝑖 × 𝑥𝑖 )

S: chỉ số thích hợp
n:tổng số chỉ tiêu
wi: trọng số của chỉ tiêu i
xi: điểm của chỉ tiêu i
kết qủa cuối cùng của phân tích đa chỉ tiêu là bản đồ với tỷ số thích hợp cho từng vị
trí. Trên cơ sở đó, người ra quyết định sẽ lựa chọn phương án thích hợp nhất là một
trong số các phương án có chỉ số cao nhất.

17


×