Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

Bài giảng Ngữ văn 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.2 KB, 27 trang )

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC
THẦY CÔ GIÁO ĐẾN THĂM LỚP
DỰ GIỜ


Tiết 33

Khái quát văn học Việt Nam
từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8
năm 1945


I/ Đặc điểm cơ bản của văn học
Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
Cách mạng tháng 8 năm 1945.
1/ Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá.


Câu hỏi thảo luận

Em hãy cho biết vì sao lại có sự đổi mới trong
văn học?
Vì bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá thay đổi.
Cụ thể:+ Về lịch sử: - Thực dân Pháp xâm lược.
- Đảng cộng sản Việt Nam
ra đời, lãnh đạo cách mạng.
+ Về xã hội: Thực dân nửa phong kiến
với các giai cấp tầng lớp mới.
+ Về văn hoá: Công chúng - bạn đọc mới;
chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây;Chữ
Quốc Ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm; Báo


chí, nghề in, nghề xuất bản phát triển mạnh….


Thế nào là hiện đại hoá?
Hiện đại hoá: là quá trình làm cho văn
học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp của
VHTĐ và đổi mới theo hình thức của văn
học phương Tây, có thể hoà nhập với nền
VHHĐ trên thế giới.
Nội dung hiện đại hoá văn học diễn ra
trên mọi mặt ở nhiều phương diện như
quan niệm về văn học, thi pháp, chủ thể
sáng tạo, công chúng thưởng thức….


Quá trình HĐH diễn ra qua 3 giai đoạn:
Quá trình
Hiện Đại Hoá

Giai đoạn 1
(Từ đầu TK XX
đến năm 1920)

Giai đoạn 2
(Từ năm 1920 đến
năm 1930)

Giai đoạn 3
(Từ năm 1930 đến
năm 1945)



Câu hỏi thảo luận, thời gian 5 phút:
Kể tên những tác giả, tác phẩm tiêu
biểu trong các giai đoạn văn học mà em
biết?
Qua các tác giả, tác phẩm đó em có
nhận xét gì về quá trình hiện đại hoá nền
văn học?
Nhóm 1: giai đoạn 1( từ đầu thế kỉ XX đến
khoảng năm 1920)
Nhóm 2: giai đoạn 2 ( từ năm 1920 đến
năm 1930)
Nhóm 3,4: giai đoạn 3 ( từ năm 1930 đến
năm 1945)


* Giai đoạn 1( từ đầu thế kỉ XX đến khoảng
năm 1920)
- Thành tựu chủ yếu: Thơ văn yêu nước
và cách mạng của Phan Bội Châu, Phan
châu Trinh.
-> Đây là giai đoạn chuẩn bị : chữ Quốc
Ngữ được phổ biến rộng rãi; VH có sự
đổi mới về tư tưởng chính trị, xã hội, tư
tưởng học thuật nhưng chưa có sự đổi
mới về tư tưởng thẩm mĩ.


Giai đoạn 2 ( từ năm 1920 đến năm 1930)

- Thành tựu: + Tiểu thuyết, truyện ngắn của Hồ
Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn.
+ Thơ của Tản Đà, á Nam Trần Tuấn
Khải.
+ Truyện kí, văn chính luận viết bằng
tiếng Pháp của Nguyễn ái Quốc.

-> Quá trình HĐH đạt được những thành tựu
đáng kể nhưng vẫn chưa đổi mới toàn diện sâu
sắc; Do các trí thức Tây học đầu tiên đảm
nhiệm.


Giai đoạn 3 ( từ năm 1930 đến năm
-Thành tựu:
1945)
+ Truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại của Nguyễn Công
Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Thạch
Lam….
+ Phong trào thơ mới: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận,
Chế Lan Viên, Nguyễn Bính….
+ Thơ cách mạng: Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Sóng Hồng...
+ Phóng sự, tuỳ bút: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân…
+ Kịch nói: Vi Huyền Bắc…
+ Phê bình lí luận: Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan.
-> VH phát triển mạnh mẽ hoàn tất quá trình HĐH với
nhiều đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực.


Quá trình

Hiện Đại Hoá

Giai đoạn 1
(Từ đầu TKXX đến
khoảng năm 1920)

Giai đoạn 2

Giai đoạn 3

(Từ năm 1920 đến
1930)

(Từ năm 1930 đến
1945)

Văn học
giao thời
Vì văn học ở 2 giai
đoạn này vẫn chịu
ảnh hưởng, ràng
buộc của VHTĐ.

Tại sao văn học
giai đoạn 1,2 lại
được gọi là văn
học giao thời?


2/ Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá

thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh vừa bổ
xung cho nhau để cùng phát triển.

Thảo luận nhóm, thời gian 5 phút
Câu hỏi:
Em hãy cho biết vì sao văn học có đặc điểm
này?
Căn cứ vào đâu để phân chia văn học như
vậy?


Vì văn học phát triển trong hoàn cảnh đất nước
thuộc địa, chịu ảnh hưởng của chính sách kinh
tế và văn hoá của thực dân Pháp; Đặc biệt chịu
ảnh hưởng sâu sắc của các phong trào yêu
nước đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc
diễn ra suốt gần nửa thế kỉ cho đến Cách mạng
tháng 8 năm1945.
Căn cứ: + Vào thái độ chính trị của các nhà
văn ( chống Pháp trực tiếp hay không trực
tiếp) để chia thành hai bộ phận: Văn học
công khai và Văn học không công khai.
+ Vào phương thức phản ánh hiện
thực cuộc sống để chia thành các xu
hướng lãng mạn hay hiện thực.


a) Bộ phận văn học công khai
- Là văn học hợp pháp, tồn tại và phát triển
trong vòng pháp luật của chính quyền

thực dân phong kiến.
- Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và
khuynh hướng thẩm mĩ nên bộ phận văn
học này lại phân hoá thành nhiều xu
hướng, trong đó nổi lên hai xu hướng
chính là văn học lãng mạn và văn học hiện
thực.


•Văn học lãng mạn
+ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
Nhóm
tự lực
văn
đoàn


* Văn học lãng mạn
+ Đặc trưng:
- Tiếng nói cá nhân tràn đầy cảm xúc, phát
huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những
khát vọng, ước mơ; Nó coi con người là trung
tâm của vũ trụ, khẳng định và đề cao cái tôi
cá nhân riêng tư.
- Bất hoà trước thực tại, tìm cách thoát li vào
đời sống nội tâm, vào thiên nhiên, vào tình
yêu, vào tôn giáo, vào quá khứ.
- Chú trọng diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ,
tương phản gay gắt, những biến thái tinh vi
trong tâm hồn con người.

=> VHLM khá phức tạp, không thuần nhất.


+ Giá trị:
- Thức tỉnh ý thức cá nhân, chống luân lí lễ
giáo phong kiến cổ hủ, giải phóng cá nhân,
giành quyền hạnh phúc cá nhân trong tùnh
yêu, hôn nhân, gia đình.
- Làm cho tâm hồn người đọc tinh tế, phong
phú, khiến cho họ thêm yêu quê hương, đất
nước, tiếng mẹ đẻ, tự hào về truyền thống văn
hoá dân tộc.
+ Hạn chế: ít gắn với đời sống chính trị của đất
nước, đôi khi còn xa vào khuynh hướng đề
cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan.


* Văn học hiện thực
+Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:


* Văn học hiện thực
+ Đặc trưng:
- Thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc, phơi
bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội
đương thời, phản ánh tình cảnh và cuộc sống
khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức,
bóc lột với sự cảm thông sâu nặng.
- Đấu tranh chống áp bức bóc lột; Phản ánh
mâu thuẫn giàu nghèo, mâu thuẫn xã hội, phê

phán thế sự trên tinh thần nhân đạo và dân chủ.
+ Giá trị: Phản ánh một cách khách quan, cụ thể,
tỉ mỉ; Xây dựng được những tính cách điển hình
trong những hoàn cảnh điển hình.
+ Hạn chế: Chưa thấy được tiền đồ của nhân dân
và tương lai của dân tộc.


Chú ý: Hai xu hướng VHLM & VHHT
cùng tồn tại và phát triển song song vừa
ảnh hưởng, tác động qua lại, diễn biến,
đổi thay không có sự phân biệt rạch ròi
đối lập về giá trị. Xu hướng nào cũng có
những cây bút tài năng, những tác phẩm
xuất sắc.


b) Bộ phận văn học không công khai
- Là văn học bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải
lưu hành bí mật. Đó là bộ phận văn học cách
mạng của các chí sĩ, các chiến sĩ và cán bộ cách
mạng được sáng tác ở trong tù, ở nước ngoài.
- Đặc trưng: + Văn học được coi là vũ khí tư
tưởng sắc bén chiến đấu với kẻ thù dân tộc, là
phương tiện để truyền bá tư tưởng yêu nước và
cách mạng.
- Giá trị: Đánh thẳng vào thực dân phong kiến,
nói lên tình yêu nước nồng nàn, khát vọng chiến
đấu, hi sinh để giành độc lập, tự do cho tổ quốc
và niềm tin tất thắng vào tương lai đất nước và

cách mạng.


Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh
Tố Hữu


Chú ý: - Quá trình HĐH gắn liền với quá
trình cách mạng hoá văn học.
- Hai bộ phận văn học công khai
và không công khai rất khác nhau, thậm
chí đối lập từ những khuynh hướng tư
tưởng đến quan điểm nghệ thuật. Nhưng
trong thực tế chúng vẫn ít nhiều tác
động, có khi chuyển hoá lẫn nhau điều
đó tạo nên tính chất phong phú và đa
dạng, phức tạp của văn học Việt Nam
trong một thời kì lịch sử.


Sơ đồ các bộ phận, xu hướng văn học
VH Việt Nam
Từ TK XX đến CM tháng 8/45

VH công khai

Văn học lãng mạn


VH không công khai
(Văn học cách mạng)

Văn học hiện thực


3/ Văn học phát triển với nhịp
độ hết sức nhanh chóng.


×