Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong các hoạt động dạy học Địa lý tạo hứng thú học tập cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 33 trang )

Sáng kiến 2018-2019

THPT Nguyễn Hữu Cảnh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Chợ Mới, ngày 11 tháng 2 năm 2019.

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp,
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Lương Thu Hà.

Nam, nữ: nữ.

- Ngày tháng năm sinh: 03/12/1987.
- Nơi thường trú: Ấp Thị, Thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, An Giang.
- Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Hữu Cảnh.
- Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng tổ Địa lý.
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm.
- Lĩnh vực công tác: Giáo dục.
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
- Thuận lợi: giáo viên được sự quan tâm, lãnh đạo của Ban Lãnh đạo nhà trường, giáo
viên nhiệt tình tâm huyết, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; cơ sở vật chất
khá đầy đủ phục vụ yêu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh.
- Tên sáng kiến: Tổ chức trò chơi trong các hoạt động dạy học Địa lý tạo hứng thú


học tập cho học sinh.
- Lĩnh vực: Giáo dục.
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Như chúng ta đã biết, hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cuộc
cách mạng khoa học kĩ thuật, sự tiến bộ không ngừng của tất cả các lĩnh vực trong
cuộc sống; đòi hỏi các ngành nói chung , và ngành giáo dục đào tạo nói riêng phải có
tiến bộ vượt bậc, yêu cầu đặt ra đối với ngành giáo dục – đào tạo đó là cải cách
chương trình và phương pháp giáo dục nhằm nâng cao về chất và lượng con người
trong thời đại mới.
Khối lượng tri thức ngày một tăng, nhưng sự tiếp thu của con người là có giới
hạn. Muốn nâng cao sự sáng tạo, hứng thú trong quá trình thu nhận kiến thức của con
người thì ngành giáo dục đào tạo giữ vai trò quan trọng, vì vậy nhiệm vụ và trách
Người thực hiện: Lương Thu Hà

Trang 1


Sáng kiến 2018-2019

THPT Nguyễn Hữu Cảnh

nhiệm của người giáo viên khá cao, người giáo viên phải không ngừng bồi dưỡng kiến
thức chuyên môn, cải tiến phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục để đáp
ứng yêu cầu của tình hình mới.
Quá trình dạy học không đơn giản là giáo viên lên lớp thực hiện giờ dạy theo
giáo án và học sinh chỉ ngồi nghe, ghi chép một cách thụ động. Mà quá trình dạy học
là cả một quá trình nghệ thuật của giáo viên được kết hợp nhần nhuyễn giữa tính sư
phạm, tính khoa học, tính chính xác và tính thực tiễn nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy
học cũng như thực hiện mục tiêu của quá trình dạy học. Để dạy học đạt kết quả, quá

trình dạy học mà cụ thể là phương pháp dạy học của giáo viên phải thật sự hiệu quả.
Vì thế, trong quá trình giảng dạy tôi cũng nghiên cứu, đúc kết nhiều phương
pháp dạy học, cố gắng tìm tòi, học hỏi những cái hay, tiếp thu những cái mới và cũng
trăn trở phải làm thế nào tạo được hứng thú trong học tập của học sinh, giúp học sinh
tự tin, thái độ đúng đắn khi học tập bộ môn, để dù không phải là môn lựa chọn cho
ngành nghề trong tương lai nhưng các em vẫn có kết quả khả quan.
Từ thực trạng trên, tôi - với tư cách là giáo viên giảng dạy ở trường phổ thông
nhận thức được việc làm thế nào nâng cao chất lượng con người mới là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu, việc cần thiết phải xây dựng cho mình một phương pháp giảng dạy
đúng đắn và phù hợp với thời đại, bên cạnh những phương pháp như đàm thoại, gợi
mở, phương pháp nhóm, phương pháp tranh luận,… thì phương pháp tổ chức các trò
chơi trên lớp cho học sinh cũng được tôi quan tâm, để làm thế nào cho học sinh thật sự
yêu thích bộ môn của mình phụ trách.
Trước khi thực hiện phương pháp này, tôi nhận thấy cả giáo viên và học sinh
cũng có những thuận lợi, và gặp nhiều khó khăn khi thực hiện.
1.1 Thuận lợi:

Thứ nhất, trang thiết bị, phương tiện dạy học đầy đủ hơn, được trang bị tốt hơn
trước.
Thứ hai, một số học sinh thật sự yêu thích bộ môn Địa lý nên việc giảng dạy
các em sẽ thuận lợi hơn.
Thứ ba, giáo viên được Ban lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện đổi mới phương
pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Thứ tư, bộ môn địa lý có nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu, giáo viên có thể tham
khảo trong việc tổ chức các hoạt động cho học sinh.
Người thực hiện: Lương Thu Hà

Trang 2



Sáng kiến 2018-2019

THPT Nguyễn Hữu Cảnh

1.2 Khó khăn:
Thứ nhất, theo quan niệm của xã hội, của cha mẹ học sinh và một số bộ môn
khác thì đây là môn học phụ. Cho nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan
trọng của môn học, không khuyến khích học sinh học tốt môn Địa lý. Học sinh nhiều
em học lệch, không quan tâm nhiều đến môn học. Vì vậy trong suốt quá trình học bộ
môn trên lớp các em không chú ý nhiều.
Thứ hai, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy được đầu tư nhưng chưa đảm bảo
được không gian tổ chức các hoạt động cho học sinh.
Thứ ba, do giới hạn thời gian và cần đảm bảo nội dung kiến thức bộ môn trong
tiết lên lớp, nên giáo viên không tổ chức được hoạt động trò chơi cho học sinh , giáo
viên còn khá cứng nhắc trong các phương pháp dạy, chưa tạo điều kiện cho học sinh
tham gia các hoạt động vui chơi liên quan đến kiến thức bộ môn như các hoạt động
ngoài trời, cũng như trên lớp, không quan tâm đến tâm lý học sinh, làm học sinh bị
nhàm chán, căng thẳng, không hoạt động hiệu qủa.
Thứ tư, việc áp dụng đôi khi chưa phù hợp, không thường xuyên hoặc tốn thời
gian cũng không hiệu quả, một số giáo viên sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi tuy
nhiên không phù hợp nên không đạt hiệu qủa cao.
Với thực trạng trên, tôi bắt đầu nghiên cứu, thực hiện đề tài “Tổ chức trò chơi
trong các hoạt động dạy học Địa lý tạo hứng thú học tập cho học sinh” nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục của bản thân, tạo sự hào hứng trong học tập bộ môn của học
sinh, đáp ứng yêu cầu của đơn vị và sự đổi mới trong ngành giáo dục.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Cùng với các bộ môn khác, xu thế đổi mới phương pháp dạy học trong môn địa
lý đang diễn ra rất sôi nổi để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học. Nhiều
phương pháp tích cực đang được áp dụng trong môn này giúp học sinh tránh lối học
vẹt như trước đây.Cho dù sử dụng phương pháp nào thì trong mỗi tiết lên lớp vai trò

của người thầy vẫn hết sức quan trọng. Để học sinh hào hứng suốt 1 tiết học và hướng
các em qg thời gian, hình thức dạy học theo quan điểm mới trong
ngành giáo dục và đào tạo, không còn nặng nề về lý thuyết như trước đây; Giáo viên
biết linh hoạt, ứng phó với tình hình thực tế, do đặc điểm ở mỗi lớp có sự khác nhau,
do đó đòi hỏi ở mỗi giáo viên phải biết áp dụng sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả
cao trong việc tổ chức các trò chơi. Giáo viên tự trải nghiệm những phương pháp, hình
thức dựa trên ý tưởng của bản thân từ đó người giáo viên tích lũy nhiều kinh nghiệm
cho bản thân, đồng thời chia sẻ với đồng nghiệp, để tạo niềm vui cho học sinh mỗi khi
đến lớp, nâng cao chất lượng bộ môn và nâng cao vị thế đơn vị trong ngành giáo dục.

Người thực hiện: Lương Thu Hà

Trang 28


Sáng kiến 2018-2019

THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Về phía người học, học sinh tự tin hơn, và được trải nghiệm các trò chơi mà
giáo viên tổ chức từ đó học sinh cảm thấy tự tin hơn, hứng thú và yêu thích môn học
hơn, yêu thích người thầy hơn, và làm chuyển biến, thay đổi thái độ học tập của học
sinh, bên cạnh đó còn rèn được cho học sinh nhiều kĩ năng mà người công dân hiện
đại cần có, như hợp tác, nhanh nhạy, năng động, tư duy chính xác…
* Kết quả học tập bộ môn của các lớp tôi được phân công giảng dạy:
- Đối với những năm học chưa tiến hành thực nghiệm:
NĂM

GIỎI


KHÁ

TRUNG BÌNH

YẾU

2014-2015

57,74 %

30,53 %

11,06 %

0,66 %

2015-2016

75,36 %

21,20 %

3,44 %

HỌC

- Đối với những năm học tiến hành thực nghiệm và học kì I của năm học 20182019 (chưa thống kê)
NĂM

GIỎI


KHÁ

TRUNG BÌNH

YẾU

2016-2017

81,76%

18,24 %

-

-

2017-2018

85,85 %

14,15 %

-

HỌC

Người thực hiện: Lương Thu Hà

Trang 29



Sáng kiến 2018-2019

THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Như vậy qua số liệu thống kê, qua cá năm chất lượng bộ môn của bản thân ngày
càng được nâng cao, tỉ lệ học sinh giỏi ngày càng tăng, tỉ lệ học sinh khá ngày càng
giảm và không có tỉ lệ học sinh trung bình và yếu.
Đạt được tỉ lệ khả quan như vậy chứng tỏ bên cạnh những phương pháp khác
thì phương pháp tổ chức trò chơi cũng đạt hiệu quả, đó là học sinh có hứng thú say mê
học tập hơn, dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh có ý thức trách nhiệm hơn và
hình thành thái độ đúng đắn trong học tập, từ đó cũng tạo động lực và định hướng cho
học sinh trong các năm học tiếp theo có niềm tin đối với bộ môn Địa lý.
V. Mức độ ảnh hưởng:
1. Lĩnh vực áp dụng:
Qua năm học 2016-2017, 2017-2018 và học kì I của năm học 2018-2019, sau
thời gian áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong các hoạt động dạy học như trên ,
tôi nhận thấy kết quả đạt được khá cao; vì vậy, tôi sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp
này trong những năm tiếp theo.
Đây là phương pháp tương đối dễ thực hiện đối với tất cả giáo viên, nếu người
giáo viên biết cách cải tiến, linh hoạt tùy theo năng lực học sinh, tùy từng lớp học và
đặc biệt là tùy vào nội dung, đơn vị kiến thức thì đây sẽ là biện pháp rất tích cực, có
hiệu quả cao.
Có thể triển khai, ứng dụng trong tất cả các môn học, các khối lớp, cấp học
trong các hoạt động dạy của giáo viên hoặc làm tài liệu tham khảo trong việc giảng
dạy địa lí, và đối với tất cả các bộ môn khác.
2. Địa chỉ áp dụng của biện pháp:
Giáo viên bộ môn có thể tham khảo sáng kiến này để áp dụng cho việc tổ chức
trò chơi trong giảng dạy ở địa chỉ sau:

- Cách tiến hành trên lớp trong các hoạt động từ khởi động đến hình thành kiến
thức và luyện tập cho học sinh.
3. Những điều kiện cần thiết để áp dụng:
Qua thời gian áp dụng phương pháp này, bản thân tôi thấy để phát huy hiệu quả
phương pháp này cần phải:

Người thực hiện: Lương Thu Hà

Trang 30


Sáng kiến 2018-2019

THPT Nguyễn Hữu Cảnh

- Trước khi tổ chức các trò chơi cho học sinh, giáo viên phải lên kế hoạch, lựa
chọn nội dung, hình thức cho phù hợp, không “tham lam” quá, tùy theo nội dung kiến
thức mà thực hiện.
- Trong suốt quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên phải làm chủ mặt thời gian,
quản lý nề nếp lớp học, tránh “làm ồn”, nhưng phải tạo được bầu khí vui tươi, sôi
động, tạo tâm lý tò mò muốn giải quyết vấn đề.
- Giáo viên phải bao quát lớp, ưu tiên cho những học sinh rụt rè để tham gia
cùng các bạn, để giúp các em tự tin hơn.
- Khi tổ chức hoạt động trò chơi thì phải có “thưởng” và có “phạt”, như vậy
mới có động lực cho học sinh tham gia.
- Học sinh vui vẻ, tích cực tham gia trò chơi do giáo viên hướng dẫn.

VI. Kết luận:
Việc sử dụng phương pháp dạy học tổ chức trò chơi trong các hoạt động cho
học sinh trong giảng dạy môn địa lý đã có hiệu quả, là một phương pháp hữu ích cho

cả giáo viên và học sinh, taọ niềm vui cho học sinh cũng như tạo điều kiện cho học
sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng. Tuy nhiên nó cần có sự hợp tác tích cực giữa giáo viên
bộ môn và học sinh. Bên cạnh đó, mỗi lớp đều có những đặc điểm khác nhau, vì vậy
đòi hỏi giáo viên cần nắm được tình hình của mỗi lớp mà áp dụng sao cho có hiệu quả
nhất.
Với mục đích đó và trong khuôn khổ của đề tài này chắc chắn không thể đáp
ứng được hết những yêu cầu của quý thầy, cô và học sinh. Tuy nhiên phần nào mở ra
được những hướng gợi mở cần thiết để chúng ta tiếp tục hoàn thiện thêm những
phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn và rèn luyện thêm được kỹ năng cần thiết
cho các em học sinh.
Mục đích đề tài không lớn nhưng nó rất quan trọng đối với giáo viên và học
sinh. Đối với riêng bản thân tôi, mục đích đề tài thực sự rất quan trọng. Tôi hy vọng
với sáng kiến “Tổ chức trò chơi trong các hoạt động dạy học Địa lý tạo hứng thú
học tập cho học sinh” sẽ tiếp tục mang lại kết quả khả quan, và giúp ích cho nhiều
giáo viên khác.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
Người thực hiện: Lương Thu Hà

Trang 31


Sáng kiến 2018-2019
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Người viết sáng kiến

Lương Thu Hà

Người thực hiện: Lương Thu Hà


Trang 32


Sáng kiến 2018-2019

THPT Nguyễn Hữu Cảnh

MỤC LỤC
Trang

NỘI DUNG
I- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ ......................................................1
II- SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ.............................1
III- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU SÁNG KIẾN ....................................... 1
1................................................................................................... Thực
trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến .................................... 1
2................................................................................................... Sự
cần thiết phải áp dụng sáng kiến ................................................... 3
3................................................................................................... Nội
dung sáng kiến ............................................................................... 4
3.1 Tiến trình thực hiện ................................................................. 4
3.2 Thời gian thực hiện .................................................................. 4
3.3 Biện pháp thực hiện ................................................................. 5
IV- HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ......................................................... 28
V- MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG .......................................................... 30
VI- KẾT LUẬN ............................................................................... 31

Người thực hiện: Lương Thu Hà


Trang 33



×