Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: “Tổ chức hoạt động chuyên đề trong trường trung học cơ sở” doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.06 KB, 5 trang )



1


Sáng kiến kinh nghiệm: “Tổ chức hoạt động chuyên đề trong
trường trung học cơ sở”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1 Lý luận:
Mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác định trong điều 27 của
luật giáo dục “ Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo
đức, trí tuệ, phẩm chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh
tiếp tục học Trung học cơ sở”. Chính vì thế, giáo dục Tiểu học là
cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Do vậy, người
Giáo viên Tiểu học có vị trí, vai trò quan trọng, góp phần quyết
định trong trong việc thực hiện hoạt động dạy và học có chất lượng.
Vì lý do đó, người quản lý giáo dục phải đặt nhiệm vụ dạy tốt lên
hàng đầu. Có thế thì thế hệ học sinh được đào tạo mới có được
những kiến thức, kỹ năng, phát triển toàn diện và có đạo đức tốt.
Muốn đạt được mục tiêu này, trước hết người quản lý cần phải
nâng cao tay nghề chuyên môn cho đội ngũ người Thầy. Có rất
nhiều con đường để bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên như : cử


2

giáo viên đi học lớp đại học, cao đẳng, lớp thay sách, lớp dự án
phát triển giáo viên, thao giảng khối, chuyên đề…Trong đó có lẽ
hoạt động chuyên đề là hoạt động mũi nhọn vì nó giải quyết được
những vướng mắc về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề nảy sinh


trong quá trình thực hiện mục tiêu của nhà trường. Với mục đích
nâng cao chất lượng Trò, thì hoạt động chuyên đề không thể thiếu
được trong việc nâng cao chất lượng người Thầy.
1.2 Thực tiễn :
Từ năm 2002-2003 đến nay, Bộ Giáo dục đào tạo đã tiến hành
thay sách giáo khoa ở các lớp ở cấp Tiểu học phù hợp với yêu cầu
phát triển mới của xã hội. Nhìn chung, chương trình giáo dục đã coi
trọng thực hành, vận dụng chương trình tinh giảm, tập trung vào
các kỹ năng, kiến thức cơ bản và thiết thực, tích hợp được nhiều
mặt giáo dục. Giáo viên chủ động lựa chọn nội dung và phương
pháp thích hợp với từng đối tượng học sinh. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện giảng dạy thay sách giáo khoa mới thực tế đã cho
thấy nảy sinh những vấn đề cần phải giải quyết, không chỉ dừng lại
ở người Thầy mà lan toả ra ngoài xã hội, cần phải có biện pháp
khắc phục kịp thời. Vì vậy, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ giáo viên là rất cần thiết. Thực hiện hoạt động bồi dưỡng


3

này có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng vấn
đề đặt ra ở đây, biện pháp nào vừa hiệu quả vừa tiện lợi cho người
giáo viên nhất? Đó chính là hoạt động chuyên đề. Do vậy, phải tổ
chức chặt chẽ hoạt động này để giáo viên thật sự vận dụng được
phương pháp, hình thức của chuyên đề, giúp người giáo viên vận
dụng chủ động sáng tạo và đổi mới trong công tác giảng dạy.
1.3 Về bản thân người viết
Theo tôi, công tác nâng cao tay nghề cho giáo viên là điều mà
bất cứ nhà quản lý giáo dục nào cũng quan tâm. Bởi lẽ,yêu cầu xã
hội ngày càng không ngừng đòi hỏi chất lượng học sinh cao nên

người giáo viên cũng không ngừng nâng cao tay nghề để đáp ứng
nhu cầu đó. Với tư cách Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác
chuyên môn (năm học 2006-2007) vừa mới được bổ nhiệm, bản
thân tôi cần phải giải quyết một số lúng túng trong việc tổ chức, chỉ
đạo các hoạt động chuyên môn của trường. Trong suốt năm học
qua, tôi đã cùng với Hiệu trưởng tổ chức một số chuyên đề nhưng
khi tổng kết thì vẫn còn đôi chỗ chưa được như mong muốn. Thế
nhưng, trong tổ chức chỉ đạo hoạt động chuyên môn thực tế tôi
nhận thấy những khó khăn :


4

Đa số giáo viên trường tôi chưa qua thay sách lớp và giáo sinh
mới mà công tác tập huấn đã qua 5 năm nên chủ yếu là bồi dưỡng
tại trường.
Điều kiện thoát ly nhà trường để học tập còn quá khó khăn do
ngoài công tác chuyên môn, người giáo viên còn phải nhiều phần lo
toan cho cuộc sống bản thân và gia đình.
Một số giáo viên đã lớn tuổi nên việc tập trung đi học thực
chất chưa phù hợp.
Từ lý do đó, tôi thấy hoạt động chuyên đềkhông những là mũi
nhọn mà còn là một hoạt động phù hợp và hiệu quả nhất hiện nay
trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ. Do đó người
quản lý cần quan tâm đến hoạt động này thì mới thưc hiện thành
công mục tiêu của nhà trường. Ở đây, tôi xin chia sẻ một số kinh
nghiệm mở chuyên đề ở trường Tiểu học.
II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
Bước 1: Chọn đề tài ( Phù hợp với thực tế trường, khối)
Không phải mở chuyên đề là nói tràn lan những gì mà thay

sách đã đưa ra, không phải đề cập đến các nội dung của một môn
mà phải biết lựa chọn mảng đề tài. Muốn làm được điều đó thì Ban


5

giám hiệu, khối chuyên môn phải theo dõi sát sao việc dạy học của
giáo viên, học sinh thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các buổi
sinh hoạt chuyên môn để nắm bắt được những khó khăn, vướng
mắc ở khâu nào, sử dụng phương pháp dạy học ra sao? Tổ chức các
hình thức cho học sinh học thế nào? Từ đó phân tích, tổng hợp và
rút ra những tồn tại phổ biến để làm cơ sở cho chọn đề tài thích
hợp. Cũng có khi lựa chọn đề tài cho chuyên đề nên mạnh dạn để
cho tổ khối đề nghị, vì có như thế mới có được những đề tài thiết
thực, sát sườn với giáo viên.
Chẳng hạn ở trường tôi, trong quá trình theo dõi, tôi nhận thấy
giáo viên còn lúng túng trong việc dạy luyện nói cho học sinh ở lớp
1, xây dựng nề nếp lớp trong học tập, nên đã tổ chức chuyên đề đưa

×