Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh COVID 19 đối với học sinh lớp 10d trường THCSTHPT quan hóa năm học 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.46 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THCS&THPT QUAN HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 10D
TRƯỜNG THCS&THPT QUAN HÓA NĂM HỌC 2019 - 2020

Người thực hiện:Lê Văn Thành
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: công tác chủ nhiệm lớp.

THANH HOÁ, NĂM 2020


Mục lục
Mục
1

2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3
3.1
3.2



Nội dung
Mở đầu
- Lí do chọn đề tài.
- Mục đích nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện trạng dịch bệnh Covid-19 trên Thế Giới và Việt Nam
Tình hình thực tế địa phương trường THCS & THPT Quan Hóa
Biện pháp thực hiện
Kết quả thực hiện
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
2
2
2-4
4
5
5-10
10-11
11-12
12




1. Phần mở đầu :
1.1 Lý do chọn đề tài :
Xuất phát từ mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT hiện
nay, bên cạnh việc các nhà trường tổ chức tốt việc giảng dạy của giáo viên và học
tập của học sinh thì việc nâng cao ý thức của học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh cá
nhân tăng cường sức khỏe phòng chống dịch bệnh, duy trì sĩ số học sinh có ảnh
hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các nhà trường.
Trước tình hình hiện nay dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp thì việc tổ
chức giáo dục tuyên truyền nhằn nâng cao hiểu biết của học sinh về dịch bệnh, các
con đường lây nhiễm để các em phòng tránh, cũng như việc hướng dẫn cho các em
có thói quen tích cực trong việc giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt cá nhân,
tăng cường chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cho các em phòng
chống được dịch bệnh Covid19 đảm bảo tốt sức khỏe cho việc học tập…
Năm học 2018 – 2019, là giáo viên được điều động tăng cường làm nghĩa vụ
hai năm tại trường THCS&THPT Quan Hóa, tôi được BGH Nhà trường giao cho
công tác kiêm nhiệm là chủ nhiệm lớp 10D thay cho đồng chí Lê thị Thu nghỉ thai
sản. Điều mà tôi quan tâm khi tiếp nhận công tác chủ nhiệm tại lớp 10D là xây
dựng một tập thể lớp đoàn kết, mạnh khỏe có ý thức tốt trong sinh hoạt, giữ gìn vệ
sinh cá nhân, tập thể và cộng đồng…đảm bảo sức khỏe cho việc học tập và rèn
luyện đạt kết quả cao nhất trong năm học 2019 – 2020.
Chính vì vậy, tôi nhận thức rằng việc áp dụng : “ Một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh Covid-19 đối với học sinh lớp 10D trường
THCS & THPT Quan Hóa năm học 2019 – 2020 ” là điều rất cần thiết. Điều này
có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh lớp 10D nói riêng mà còn giúp các đồng nghiệp
tham khảo hoặc áp dụng ở các lớp khác của nhà trường nói chung, góp phần tạo
nên môi trường Nhà trường ổn định, an toàn và phát triển.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa ý thức của

học sinh trong lớp chủ nhiệm trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 là rất cần
thiết. Bởi vì:
Đối với học sinh: Giúp các em hiểu biết rõ hơn tình trạng dịch bệnh covid-19,
sự nguy hiểm và mức độ lây lan của dịch bệnh… từ đó hình thành cho các em
những thói quen tích cực trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân trong ăn uống sinh
hoạt… nhằm nâng cao sức khỏe để phòng chống dịch bệnh… từ đó góp phần xây
dựng một môi trường tập thể lớp sạch sẽ an toàn, mọi thành viên có ý thức cao
trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Đối với nhà trường: Học sinh là nguồn sống quan trọng nhất, có học sinh khỏe
mạnh biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, tập thể và môi trường thì mới có môi trường
nhà trường lành mạnh sạch sẽ an toàn. Vì vậy việc nâng cao ý thức bảo vệ sức
khỏe, phòng chống dịch bệnh cho từng học sinh, từng lớp, từng thầy cô giáo sẽ
1


góp phần xây dựng thành công môi trường tập thể trường học văn minh, an toàn và
phát triển.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài này, tôi chỉ đưa ra một số biện pháp mà bản thân thu thập và tìm
hiểu được thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và kinh nghiệm thực tế
trong cuộc sống của bản thân để áp dụng cho lớp chủ nhiệm 10D nhằm giúp cho
các em nâng cao được ý thức trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19, đảm
bảo sức khỏe để học tập và rèn luyện năm học 2019-2020.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp trực quan, thu thập thông tin:
Đây là phương pháp quan sát trực tiếp bằng các giác quan về môi trường học
tập của học sinh trong lớp, của nhà trường và xã hội.
Thu thập các thông tin từ việc tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại
chúng từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 một cách hiệu
quả.

*Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Sau khi giáo viên quan sát và thu thập được thông tin sẽ tiến hành phân tích
tổng hợp để tìm ra nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và tình hình lây lan của dịch
bệnh từ đó đưa ra các giải pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 một cách phù
hợp với thực tế địa phương của nhà trường.
* Phương pháp thực tế :
Giáo viên chủ nhiệm tranh thủ thời gian đến đến từng gia đình của học sinh,
địa bàn của các thôn bản để tìm hiểu về điều kiện sinh hoạt của học sinh, hoàn cảnh
sinh sống của gia đình và môi trường sống xung quanh để từ đó đưa ra những
phương pháp phòng chống dịch bệnh hợp lí, giúp các em vừa thích nghi với môi
trường sống của gia đình, địa phương vừa cải thiện môi trường sống an toàn, lành
mạnh.
*Phương pháp tuyên truyền:
Giáo viên chủ nhiệm tiến hành các biện pháp tuyên truyền cho tập thể lớp thông
qua các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ để các em hiểu được nguyên nhân, mức độ
nguy hiểm và biện pháp chống dịch hiệu quả. Qua đó cũng giáo dục các em thói
quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày như súc miệng bằng nước muối thường xuyên,
đánh răng trước khi đi ngủ và mỗi sáng thức dậy, giữ gìn vệ sinh lớp học, nơi ở để
bảo vệ môi trường, tăng cường sức khỏe để phòng chống dịch bệnh.
2. Nội dung:
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1 Khái quát chung về dịch bệnh covid-19:
- Covid-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virút SARS-COV2 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn từ tháng 12/2019 với tâm dịch
đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền trung Trung Quốc. Bắt
nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân.
2


- Giới chức Y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc với
những người thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ hải sản Hoa Nam, nơi được

cho là địa điểm bùng phát dịch đầu tiên. Sau đấy dịch bệnh lây lan nhanh chóng
sang các khu vực khác.
2.1.2 Mức độ nguy hiểm:
- Loại Coronavirus ở Vũ hán Trung Quốc là một loại dịch bệnh mới chưa bao
giờ tìm thấy trước đây được tổ chức y tế thế giới WHO đặt tên là 2019-n Cov hay
SARS-COV-2 (gọi là Covid-19).
- Đây là một loại vi rút nguy hiểm có khả năng lây nhiễm từ người sang người
một cách nhanh chóng, đường đi của nó có thể đột biến gây ra viêm phổi cấp có thể
dẫn đến tử vong.
- Người nhiễm Covid-19 có nguy cơ gây ra các triệu chứng ban đầu là cảm
nhẹ, ho, sốt, khó thở sau đó gây ra các tổn thương về đường hô hấp. Trường hợp
nặng gây viêm phổi và làm suy giảm hệ miễn dịch ở nhiều cơ quan khác trong cơ
thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền.
2.1.3. Mức độ lây lan:
- Dịch bệnh Covid-19 được ghi nhận đầu tiên ở Thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh
Hồ Bắc của Trung Quốc vào tháng 12/2019.
- Virus corona chủng mới chủ yếu lây lan qua các giọt bắn trong không khí khi
một cá nhân bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi trong phạm vi khoảng 0,91 mét đến 1,8
mét. Trong số 41 trường hợp ban đầu thì 2/3 số người nhiễm bệnh là có tiền sử tiếp
xúc với Chợ buôn bán hải sản Hoa Nam.
- Khả năng lây lan của Virus corona chủng mới ( hay gọi Covid-19 ) giữa người
với người khá đa dạng, có người mắc nhưng không truyền vi rút, có người lại có
khả năng truyền bệnh cho nhiều người.
- Hệ số lây nhiễm cơ bản R 0 ( hay gọi là hệ số sinh sản cơ bản hoặc hệ số sinh
sản cơ sở ) chỉ ra khả năng truyền vi rút từ người này sang người khác được ước
tính là từ 2 đến 4 ( R0 = 2 ÷ 4 ). Con số này có nghĩa: trong quần thể người, một
người mới nhiễm có khả năng truyền vi rút cho bao nhiêu người khác và khiến họ
mắc bệnh. Như vậy, theo các báo cáo hiện nay, một người mắc Covid-19 có thể lan
truyền cho 4 người khác.
- Tình hình dịch bệnh bùng phát và lây lan nhanh chóng từ người sang người.

Bệnh nhân mắc Covid-19 thường chảy nước mũi, đau họng, đau đầu, ho và sốt cao
trên 38,50C không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Covid-19 đặc biệt nguy hiểm với hệ miễn dịch yếu: như trẻ em, người lớn tuổi
bởi họ có sức đề kháng yếu, khả năng lây nhiễm cao, điều trị phức tạp, bệnh dễ
diễn biến nhanh và nguy hiểm cho tính mạng.
- Vi rút Covid-19 dễ lây nhiễm, mức độ lây nhiễm cao là vậy nhưng đến nay
các nhà khoa học, các phòng thí nghiệm hàng đầu trên thế gới vẫn chưa thể tìm ra
vắc xin điều trị, đây là mối lo ngại cho toàn nhân loại.
3


2.1.4 Nguyên nhân lây nhiễm Covid-19
Thông qua quá trình nghiên cứa các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới đã
đưa ra kết luận: Vius Covid-19 lây nhiễm qua các con đường sau:
- Đường không khí thông qua người mắc bệnh hắt hơi và ho
- Tiếp xúc với người đang mang bệnh thông qua bắt tay và ôm hôn
- Chạm tay vào bề mặt, đồ vật có vi rút ở trên đó và vô tình chạm tay vào mũi,
miệng mà không rữa tay sạch sẻ trước đó.
- Lây nhiễm qua đường phân, ô nhiễm phân… ( con đường này thường rất hiếm
khi xãy ra )
2.2 Hiện trạng dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và việt nam
2.2.1 Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới:
- Dịch bệnh Covid-19 được ghi nhận đầu tiên vào ngày 12/2019 tại Vũ Hán của
Trung Quốc sau đó lan rộng ra nhiều thành phố khác và các nước khác trên trế giới
- Qua gần 6 tháng dịch bệnh đã lây lan và bùng phát rộng rải.Tính đến ngày
1/6/2020 trên thế giới có 6.355.888 trường hợp mắc bệnh trên toàn thế giới, trong
đó có 376.826 người tử vong, có 2.888.529 mắc Covid-19 đã được chữa trị bình
phục.
- Tính đến ngày 1/6/2020 dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng ra trên 2010 quốc gia
và vùng lãnh thổ, trong đó có 6 nước có ghi nhận có số ca nhiễm covid-19 nhiều

nhất trên thế gới là:
STT
1
2
3
4
5
6

Quốc gia
Hoa Kỳ
Bra xin
Nga
Tây Ban Nha
Anh
Italya

Số ca nhiễm bệnh
1.857.865
525.307
414.878
286.718
276.332
233.197

Số ca tử vong
106.886
29.777
4.855
27.127

39.045
33.475

2.2.2 Tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam
- Việt Nam phát hiện ca dịch bệnh Covid-19 đầu tiên vào ngày 23/1/2020
nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của chủ tịch nước,thủ tướng chính phủ, các lượng
lượng chức năng như quân đội, công an, y tế, truyền thông, các nhà khoa học,
người dân thì dịch bệnh Covid-19 ở nước ta về cơ bản đã được khống chế, hạn chế
được sự lây lan trên phạm vi cả nước.
- Tính đến ngày 1/6/2020 tổng số người mắc Covid-19 là 238 người, trong đó
có 293 người được chữa khỏi bệnh.
- Trong tổng số 35 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại các cơ sở y tế trên
cả nước có 17 người có xét nghiệm âm tính với SAS-COV-2 từ một lần trở lên.
- Cho đến nay, ngày 1/6/2020 đã có 47 ngày Việt Nam không ghi nhận ca
nhiễm mới nào trong cộng đồng.
4


2.3 Tình hình thực tế địa phương trường THCS & THPT Quan Hóa
2.3.1 Tình hình thực tế nhà trường:
- Trường THCS & THPT Quan hóa được thành lập ngày 14/6/2013
- Địa chỉ: Bản Dôi, xã Thiên Phủ, Huyện Quan hóa
- Đối tượng tuyển sinh của nhà trường là học sinh các xã Thiên Phủ, Nam
Động, Nam tiến, Hiền Chung và Hiền Kiệt…
- Đây là các xã miền núi nơi tập trung của các đồng bào dân tộc thiểu số như:
Thái, Mường, Mông và một số người kinh lên làm ăn, định cư và sinh sống…
- Do đóng trên địa bàn các xã miền núi có điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp là chính nên
điều kiện sinh hoạt thiếu thốn như chủ yếu là cả gia đình sống chung trong một căn
nhà sàn, không có phòng riêng cho từng thành viên, chưa có nước sạch, chưa có

nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn…Nên các em học sinh từ lâu đã có những thói
quen sinh hoạt chưa thật sự tích cực như không thường xuyên đánh răng mỗi sáng
thức dậy và trước khi đi ngủ, chưa thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hay chất
khử trùng, chưa thường xuyên quét dọn nhà cửa, lau chùi bếp núc, cọ rửa nhà vệ
sinh, dọn vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh…đây là nguyên nhân dễ sinh
ra các bệnh tật từ đó đã ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kết quả học tập của các
em không tốt qua từng môn học.
- Trước tình hình dịch bênh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới
cũng như trong nước thì việc nâng cao ý thức, áp dụng các biện pháp cho học sinh
trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân trong sinh hoạt, ăn uống đi lại… cũng như công
tác tuyên truyền vận động cho các em nắm được các biện pháp cách ly phòng tránh
sẽ có ý nghĩa quan trong trong việc phòng tránh và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 ở
nhà trường, địa phương nơi trường đóng, cũng như toàn xã hội.
2.3.2 Tình hình thực tế lớp 10D:
- Trong năn học 2019 – 2020 lớp 10D có 40 học sinh, trong đó nam là 21 học
sinh, nữ là 19 học sinh.
- Phần lớn các em là người dân tộc ít người như: Thái, Mường, Mông và người
kinh lên làm ăn sinh sống…cư trú tại các xã Nam Động, Thiên Phủ, Nam Tiến,
Hiền Chung, Hiền Kiệt…nơi điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều
phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt cũ nên các em chưa có được thói quen tốt
trong việc giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh môi trường xung quanh
khu vực sinh sống …Điều này rất dễ là nguyên nhân tiềm ẩn cho việc phát sinh các
mầm bệnh và là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bênh lây lan.
- Việc nâng cao ý thức của các em trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp học,
nhà trường và cộng đồng dân cư nơi cư trú và sinh sống sẽ góp phần nâng cao sức
khỏe bản thân để hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập và rèn luyện trong năm học
2019 – 2020 từ đó sẽ góp phần nhỏ bé của mình cùng với xã hội trong việc phòng
chống và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
5



2.4 Biện pháp thực hiện
2.4.1 Biện pháp chung:
* Đối với người dân bình thường:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính ( sốt, ho,
khó thở ) khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên
02 mét khi tiếp xúc.
- Người có triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi
đông người. Thông báo ngay cho các cơ quan y tế khi có các triệu chứng nói trên.
Tùy theo tình hình sức khỏe cần thiết phải đến các cơ sở y tế có đủ năng lực để
được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong thời gian ít nhất 30
giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ
sinh tay có chứa cồn ( ít nhất 60 % cồn ); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc
nước xúc miệng, trách đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn
tay hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc
nhổ bừa bãi nơi công cộng.
- Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, uống nước sôi để nguội, ăn nhiều rau xanh, tăng cường thêm các loại thực
phẩm giàu chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe.
- Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung
đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện
các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rửa tay với xà phòng.
- Tránh mua bán tiếp xúc với các loại vật nuôi hoặc hoang dã.
- Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp
lý, luyện tập thể thao.
- Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, hạn
chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và các đồ vật trong
nhà bằng các chất rửa tay thông thường như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn

thông thường khác.
- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông tin báo
ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám điều trị kip thời. Gọi điện cho
cơ sở y tế trước khi đến để nghe thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di
chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
- Liên hệ với đường dây nóng của các bệnh viện, các cơ sở y tế có năng lực để
cung cấp thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
* Đối với ban quản lý hoặc người quản lý
- Phối hợp với các cơ sở y tế hoặc các đơn vị có liên quan tổ chức việc thực
hiện cách ly.
- Phân công cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng dịch Covid-19 và
công khai thông tin liên lạc ( tên, số điện thoại ) để mọi người biết liên hệ.
6


- Khử khuẩn tại khu dân cư bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc các dung
dịch khử trùng có chứa 0,05% clo hoạt tính hoặc 0,1% clo hoạt tính hoặc có chứa ít
nhất 60% độ cồn, ưu tiên việc khử trùng bằng chất lau rửa.
- Tổ chức quét rọn vệ sinh nơi làm việc, nơi ở và cư trú, thu gom rác thải và xử
lý hàng ngày.
- Thông báo cho các cơ quan y tế địa phương hoặc qua đường dây nóng của
chính quyền và y tế địa phương khi có trường hợp sốt hoặc ho, đau họng, khó thở.
- Tạo điều kiện động viên chia sẻ giúp đỡ người được cách ly để họ yên tâm
thực hiện việc cách ly.
* Nhân viên y tế hướng dẫn:
- Ban quản lý, người quản lý hướng dẫn chủ hộ, thành viên trong gia đình
người được cách ly cách thức khử trùng nơi ở như: lau nền nhà, bề mặt các vật
dụng, tay nắm cửa…nơi cách ly bằng cách chất tẩy rửa thông thường hoặc dung
dịch khử trùng.
- Hàng ngày đo thân nhiệt và theo dõi tình trạng sức khỏe người được cách ly.

Ghi chép kết quả giám sát vào phiếu theo dõi hàng ngày. Thông báo cho trạm y tế
cấp xã để thông báo cáo trung tâm y tế cấp huyện.
- Ứng xử tận tình, chia sẻ động viên và giúp đỡ người được cách ly thực hiện
nhiệm vụ tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng của người được cách ly trong suốt quá
trình theo dõi.
* Với người được cách ly:
- Chấp hành việc cách ly tại nơi ở, nơi lưu trú đúng thời gian quy định và có
cam kết với chính quyền địa phương.
- Tự đo thân nhiệt và tự theo dõi sức khỏe hàng ngày. Ghi lại kết quả đo và tình
trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày. Thông báo hàng ngày
cho nhân viên y tế cấp xã về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân
để được hỗ trợ kịp thời.
- Thông báo cho nhân viên y tế cấp xã được phân công phụ trách theo dõi ngay
khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như: sốt, ho, đau họng, khó
thở.
- Hạn chế ra khỏi phòng riêng và hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình, nơi
lưu trú cũng như những người khác.
2.4.2 Hướng dẫn cách ly tại nhà cho người nghi nhiễm Covid-19
* Về phòng của người cách ly:
- Tốt nhất là ở phòng riêng, nếu không có phòng riêng thì giường của người
của người được cách ly nên cách xa giường của các thành viên khác trong gia đình
hoặc trong cùng nơi ở, nơi lưu trú ít nhất 2 mét và xa khu sinh hoạt chung.
- Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, không sử dụng điều hòa nhiệt
độ, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng.
- Có nhà vệ sinh, xà phòng rửa tay, nước sạch.
- Có thùng rác có nắp đậy.
7


* Về tổ chức thực hiện cách ly:

- Chỉ đạo, tổ chức, giám sát việc thực hiện cach ly.
- Hỗ trợ nguồn lực đảm bảo việc thực hiện cách ly theo quy định.
- Không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong thời gian thực hiện cách ly.
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa
tay bằng xà phòng, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn khác. Không dùng chung
các đồ dùng, vật dụng cá nhân: bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt.
- Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng
rác thải riêng để xử lý theo quy định.
- Không ăn chung, ngủ chung với người khác trong gia đình, nơi lưu trú.
- Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ
nhàng tại chỗ.
* Đối với thành viên trông hộ gia đình, nơi ở, nơi lưu trú:
- Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang , giữ khoảng cách tối
thiểu ít nhất 2 mét khi cần phải tiếp xúc.
- Lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở nơi lưu trú hàng ngày bằng các
chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử trùng; cung cấp xuất ăn riêng cho
người được cách ly.
- Giúp đỡ động viên chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.
2.4.3 Biện pháp đối với học sinh:
* Đối với học sinh trung học phổ thông:
- Đối với các em học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đã trưởng thành, các
em đủ lớn, đã có ý thức để nhận biết và đưa ra những đánh giá về các vấn đề xãy ra
xung quang của cuộc sống.
- Khuyến khích học sinh đấu tranh ngăn chặn hành vi kì thị. Thảo luận về
những phản ứng của các em có thể gặp phải xung quanh vấn đề phân biệt đối xử,
giải thích cho các em hiểu đó là những phản ứng thường gặp trong các tình huống
khẩn cấp. Khuyến khích học sinh bày tỏ chia sẻ cảm giác của mình, nhưng cũng
giải thích cho các em rằng lo sợ và kì thị chỉ khiến tình hình trở nên xấu hơn. Lời
nói cũng rất quan trọng, việc sử dụng ngôn ngữ lan truyền những định kiến đang
tồn tại chỉ càng khiến người dân sao nhãng việc thực hiện các biện pháp cần thiết

để bảo vệ bản thân mình mà thôi.
- Nâng cao tinh thần chủ động của học sinh trong việc tuyên truyền những
thông tin xác thực về y tế cộng đồng.
- Lồng ghép nội dung giáo dục sức khỏe liên quan vào các môn học khác. Các
môn khoa học tự nhiên có thể dạy các em học về vi rút, cơ chế truyền bệnh và tầm
quan trọng của vắc xin. Các môn khoa học xã hội có thể tập trung vào lịch sử của
các đại dịch và quá trình xây dựng về chính sách đảm bảo an toàn sức khỏe cho
người dân.
- Cho học sinh thực hiện hoạt động tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh,
kênh thông tin của nhà trường hay làm áp phích.
8


- Cho học sinh thực hiện các hoạt động tuyên truyền thông qua các mạng xã hội,
đài phát thanh hoặc truyền hình địa phương.
- Áp dụng các bài học nâng cao hiểu biết về phương tiện truyền thông, có thể
khuyến kích học sinh phát triển tư duy bản biện, giao tiếp hiệu quả và trở thành
công dân tích cực trong việc tuyên truyền và phòng chống dịch bệnh Covid-19.
- Nên thông qua các tiết sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên nhắc
nhở, nhấn mạnh cho các em hiểu để thực hiện các điều kiện cần thiết để bảo vệ bản
thân mình và những người xung quanh như; khái niệm về khoảng cách an toàn,
cách hình thành thói quen tốt trong sinh hoạt, ăn uống…là rất cần thiết.
*Đối với học sinh lớp 10 D:
Qua thực tế tìm hiểu hoàn cảnh kinh tế, điều kiện sinh hoạt, phong tục tập
quán và môi trường sống của các em học sinh trong lớp tôi đã đưa ra một số biện
pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 áp dụng cho lớp chủ nhiệm 10D như sau:
- Không sử dụng nón, trang phục có tấm chắn giọt bắn cá nhân, không bắt buộc
phải đeo khẩu trang trong lớp học nhưng tiếp tục thực hiện đeo khẩu trang trên
đường đến trường, trước khi vào lớp, trong giờ ra chơi, khi ra khỏi lớp và từ trên
đường về nhà.

- Không cần áp dụng giản cách trong lớp học nhưng hạn chế tiếp xúc giữa học
sinh các lớp với nhau, tiếp xúc chỗ đông người.
- Luôn mở cửa phòng học thông thoáng, tăng cường lau khử bề mặt bàn học,
tay nắm cửa ra vào, vệ sinh sạch sẽ phòng học, nhà vệ sinh, khu vực xung quanh
lớp học.
- Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi, động vật hoang dã khi không cần thiết.
- Học sinh cần được đo thân nhiệt trước khi đến trường. Nếu có những biểu hiện
ho, sốt, khó thở…học sinh cần chủ động nghỉ học ở nhà, nếu cần thiết nên đến các
cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị.
- Nhà trường và lớp học cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sinh hoạt cá nhân cho
học sinh sử dụng khi đến lớp như: mỗi học sinh có một cốc uống nước riêng, khăn
lau mặt, giấy lau tay, xà phòng hoặc nước khử trùng …
- Nhà trường và tập thể lớp không tổ chức các hoạt động tập thể có tập trung
đông người như thăm quan, thực tế, dã ngoại, tổ chức chào cờ tập trung. Mỗi lớp tự
chào cờ và sinh hoạt tại lớp.
- Hàng ngày đến lớp giáo viên chủ nhiệm điểm danh, hỏi học sinh có bị cảm,
ho, sốt hay đau họng không, nhằm nắm bắt tình hình sức khỏe của học sinh. Nếu có
học sinh có một trong các biểu hiện trên, giáo viên chủ nhiệm cần đưa học sinh
xuống phòng y tế để được kiểm tra theo dõi.
- Tổ chức cho học sinh vệ sinh ngoại cảnh như phát quang bụi rậm, không để
nước đọng ở trong dụng cụ chứa nước, khơi thông cống rãnh mỗi tuần một lần.
- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với gia đình để thường xuyên hướng dẫn, nhắc
nhở học sinh hằng ngày các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của
bộ y tế, biết rèn luyện thói quen tích cực trong sinh hoạt hàng ngày.
9


- Kiểm soát và thực hiện cách phòng chống dịch khi đưa đón học sinh.Nếu đưa
đón học sinh bằng phương tiện ô tô thì phải khử trùng cửa xe, tay viện, nghế
ngồi…để đảm bảo an toàn cho các em.

- Kiểm soát chặt chẽ người ra vào khuôn viên nhà trường. Mỗi khi kết thúc buổi
học phải thực hiện vệ sinh, tẩy rửa, khử trùng lớp học để chuẩn bị cho các buổi học
tiếp theo.
2.5 Kết quả thực hiện:
2.5.1 Trước khi thực hiện đề tài:
Qua thực tế điều tra về điều kiện sống, thói quen trong sinh hoạt và môi trường
địa phương nơi cư trú, sinh sống của các em học sinh lớp 10D trước khi tiến hành
nghiên cứa đề tài này cho thấy:
Bảng khảo sát về một số thói quen sinh hoạt hàng ngày của học sinh lớp 10D
trước khi thực hiện đề tài:
Những thói quen sinh hoạt hàng ngày
Mức độ thực hiện
1. Quét dọn nhà cửa, phòng ngủ, sân vườn, vệ sinh xung Không thường xuyên
quanh khu vực sinh sống, cư trú.
2. Lau chùi bàn ghế, bếp nấu, nhà vệ sinh gia đình.
Không thường xuyên
3. Đánh răng, súc miệng nước muối trước khi đi ngủ.
Có 30 %
4. Đánh răng, súc miệng nước muối sáng mai thức dậy.
Có 60 %
5. Đeo khẩu trang từ nhà đến trường và từ trường về nhà. Có 50 %
6. Đeo khẩu trang trong giờ ra chơi.
Có 10 %
7. Tụ tập nơi đong người, đi dã ngoại, đi chơi với bạn bè. Thường xuyên
8. Số học sinh được gia đình tăng cường chế độ dinh 20 %
dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe trong mùa dịch Covid-19.
9. Số học sinh rửa tay bằng xà phòng, nước khử trùng Có 50 %
trong mùa dịch.
10. Số học sinh đến lớp có sử dụng chung cốc uống nước. Có 60 %
11. Số học sinh vận động, luyện tập thể dục thể thao tại Có 30 %

nhà để nâng cao sức khỏe.
12. Số học sinh có ý thức tuyên truyền, chia sẻ các thông Có 30 %
tin, biện pháp mà mình biết với bạn bè, gia đình…
13. Ý thức của học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh lớp Bình thường
học, trường học…
2.5.2 Sau khi áp dụng các biện pháp của đề tài:
Qua thực tế điều tra về điều kiện sống, thói quen trong sinh hoạt trong gia đình
và môi trường địa phương nơi cư trú, sinh sống của các em học sinh lớp 10D sau
khi tiến hành áp dụng các biện pháp của đề tài này cho thấy:

Bảng khảo sát về một số thói quen sinh hoạt hàng ngày của học sinh lớp 10D
10


sau khi thực hiện đề tài:
Những thói quen sinh hoạt hàng ngày
Mức độ thực hiện
1. Quét dọn nhà cửa, phòng ngủ, sân vườn, vệ sinh xung Thường xuyên
quanh khu vực sinh sống, cư trú.
2. Lau chùi bàn ghế, bếp nấu, nhà vệ sinh gia đình.
Thường xuyên
3. Đánh răng, súc miệng nước muối trước khi đi ngủ.
Có: 90 %
4. Đánh răng, súc miệng nước muối sáng mai thức dậy.
Có: 100 %
5. Đeo khẩu trang từ nhà đến trường và từ trường về nhà. Có: 100 %
6. Đeo khẩu trang trong giờ ra chơi.
Có: 90 %
7. Tụ tập nơi đong người, đi dã ngoại, đi chơi với bạn bè. Chỉ khi cần thiết
8. Số học sinh được gia đình tăng cường chế độ dinh Có: 70 %

dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe trong mùa dịch Covid-19.
9. Số học sinh rửa tay bằng xà phòng, nước khử trùng Có: 100 %
trong mùa dịch.
10. Số học sinh đến lớp có sử dụng chung cốc uống nước. Có: 0 %
11. Số học sinh vận động, luyện tập thể dục thể thao tại Có: 80 %
nhà để nâng cao sức khỏe.
12. Số học sinh có ý thức tuyên truyền, chia sẻ các thông Có 80 %
tin, biện pháp mà mình biết với bạn bè, gia đình…
13. Ý thức của học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh lớp Có ý thức cao
học, trường học…
Qua khảo sát định kỳ hàng tháng của giáo viên chủ nhiệm cho thấy: Tất cả các
học sinh trong lớp 10D đều có ý thức cao trong việc nâng cao sức khỏe, nắm vững
được các biện pháp phòng chống dịch bệnh, 100% học sinh trong lớp có sức khỏe
tốt, không có những biểu hiện như ho, sốt, đau họng…giúp cho các em duy trì được
sỉ số đi học đều đặn chuyên cần, tiếp thu tốt bài học…điều này có ý nghĩa quạn
trọng để các em hoàn thành tốt và đạt kết quả cao trong năm học 2019 – 2020.

3. Phần kết luận, kiến nghị:
3.1 Kết luận:
Như vậy để góp phần cùng với nhà Trường THCS&THPT Quan Hóa hoàn
thành tốt nhiệm vụ năm học 2019 – 2020. Tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằn
nâng cao ý thức của học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng và các em học sinh trong nhà
trường nói chung có được những hiểu biết cơ bản tình hình dịch bệnh, nguyên nhân
lây lan và biện pháp phòng chống giúp các em bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân.
Từ những hiểu biết đúng đắn về dịch bệnh các em sẽ tích cực tham gia các hoạt
động tuyên truyền cho bạn bè, người thân trong gia đình và nơi cư trú biết cách
phòng chống dịch bệnh, mang lại môi trường giáo dục sạch sẽ, an toàn, lành mạnh
đem đến niềm vui, hạnh phúc và tương lai tốt đẹp cho học sinh, là niềm vui của các
thầy cô giáo trong hội đồng giáo dục nhà trường . Đây là điều mà tôi cảm thấy
mình cần phải góp một phần sức lực nhỏ bé của mình cho Nhà trường, đặc biệt là

11


các em học sinh vùng cao của huyện Quan Hóa, bởi là giáo viên được điều động
lên công tác tại Nhà trường, thực sự tôi rất yêu mếm học sinh nơi đây. Tôi mong
với đề tài này của tôi sẽ được đồng nghiệp tham khảo và áp dụng cho các lớp khác
trong Nhà trường, giúp cho tất cả các em đều có nhận thức đúng đắn về dịch bệnh,
nguyên nhân lây lan và biện pháp phòng chống, cũng như giúp cho các em hình
thành được những thói quen tốt trong sinh hoạt cá nhân, gia đình và cộng đồng để
vừa nâng cao sức khỏe vừa bảo vệ môi trường lớp học, trường học và môi trường
sống nơi cư trú tạo nên môi trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn và lành mạnh nhất.
Giúp các em có đầy đủ nhất các kỹ năng sống, có sức khẻo tốt nhất cho việc học
tập và rèn luyện, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ năm học 2019- 2020.
3.2 Kiến nghị: Vì đây là đề tài mà tôi tập trung nhiều thời gian, công sức
nghiên cứu nên đối với lớp 10D do tôi chủ nhiệm thì các giải pháp đưa áp
dụng nhằm nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng
chống dịch bênh covid-19 một cách hiệu quả. Tôi xin có một số đề nghị là:
- Ban giám hiệu quan tâm đề tài và tạo điều kiện để phạm vi của đề tài không
chỉ dừng lại ở lớp 10D mà còn nhân rộng ra nhiều lớp khác trong nhà trường.
- Nhà trường cần tổ chức các buổi ngoại khóa về việc nâng cao ý thức giữ gìn
vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường sống, môi trường học tập góp phần tăng cường
sức khỏe cho các em học sinh, các thầy cô và mọi người xung quang tạo nên môi
trường sống, môi trường giáo dục trong lành, sạch sẽ, an toàn, lành mạnh góp phần
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2019 – 2020.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 6 năm
2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của

người khác.

Lê Văn Thành

Tài liệu tham khảo phục vụ cho đề tài
12


1. Siêu tầm các tài liệu về dịch bệnh Corona
2. Thu thập các thông tin về dịch bệnh từ các phương tiện thông tin đại
chúng ti vi, báo chí..
3.Tìm hiểu thông qua các trang Wed, mạng Internet..
4. Các tài liệu về giáo dục môi trường
5.Tài liệu về giáo dục kỹ năng sông cho học sinh
6.Tiềm hiểu thông qua thâm nhập thực tế địa phương

13



×