Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Bài thảo luận NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 1 (Quy luật Lượng – Chất – Vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời sống học tập của sinh viên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.89 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
--------------------

BÀI THẢO LUẬN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
1

Đề tài: Quy luật Lượng – Chất – Vận dụng quy luật vào lĩnh vực đời
sống học tập của sinh viên.

Thầy hướng dẫn: PGS.TS Phương Kỳ Sơn
Nhóm thực hiện : 11
Lớp học phần

: H2002MLNP0111

Hà Nội – 2020
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ NHÓM 11


STT Họ và tên

Chức
danh

Công việc

101

Phạm Diệu Linh


Thành
viên

Quy luật chuyển hóa từ những
sự thay đổi về lượng thành sự
thay đổi về chất và ngược lại.

102

Phạm Thị Diệu Linh

103

Trần Thị Mỹ Linh

104

Võ Hà Linh

105

Nguyễn Thanh Loan

106

Nguyễn Xuân Lộc

107

Phan Vương Lộc


108

Đào Hoàng Long

109

Lương Quốc Long

Nhóm
trưởng

110

Phạm Hải Long

Thành
viên

Thành
viên
Thành
viên
Thư kí
Thành
viên
Thành
viên
Thành
viên

Thành
viên

Nhóm trưởng

2

Tự
đánh giá

Nhóm
đánh giá

Làm phần kết luận.
Lập bảng đánh giá; viết lời hay
ý đẹp.
Tổng hợp và sửa bài các thành
viên theo dàn bài đã lập.
Viết lời mở đầu.
Làm phần lý thuyết: Khái niệm
chất và lượng.
Ý nghĩa của phương pháp luận.
Quan hệ biện chứng giữa chất
và lượng.
Lập dàn ý phân công nhiệm
vụ, đọc và chỉnh sửa toàn bộ
bản word; in bản word; viết lời
cảm ơn; viết lời cam đoan.
Quan hệ biện chứng giữa chất
và lượng.


Thư kí

Kết
luận


Trên bước đường thành
công

không

có dấu chân của kẻ lười
biếng!

- Lỗ Tấn -

3


4


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS
Phương Kỳ Sơn đã truyền dạy những
kiến thức quý báu trong chương trình
học, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
kinh nghiệm cho bài thảo luận được
hoàn thành thuận lợi.


5


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan nội dung
của Bài thảo luận này hoàn toàn được
hình thành và phát triển từ chính các
thành viên trong nhóm, được thực hiện
trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên
cứu khảo sát tình hình thực tiễn, dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS
Phương Kỳ Sơn.

6


LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hằng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn màu muôn vẻ,
con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của sự
vật hiện tượng, từ đó hình thành nên các quy luật về thế giới quan. Theo phạm trù
của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học phản
ánh mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng và tinh chỉnh thể của chúng.
Các quy luật của tự nhiên, xã hội cũng như của tư duy con người đều có tính
khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật mà chỉ có thể
nhận thức và vận dụng chúng vào thực tế. Quy luật “chuyển hóa từ những sự thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy
luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động và
phát triển. Việc nhận thức quy luật này có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn khi chúng
ta xem xét các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người.

Trong bài thảo luận này, nhóm 11 chúng em mong muốn tiếp cận và làm sáng
tỏ nội dung về quy luật lượng chất của Triết học. Từ đó hiểu và nắm được những ý
nghĩa của quy luật quan trọng này và vận dụng nó trong đời sống học tập của bản
thân.
Với kiến thức của bản thân còn hạn chế, chắc chắn bài thảo luận của chúng
em không tránh khỏi thiếu sót, nhóm 11 chúng em rất mong nhận được sự góp ý và
chia sẻ của thầy và các bạn để đề tài nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm
2020

7


MỤC LỤC

8


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY LUẬT LƯỢNG
CHẤT
Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về
chất và ngược lại là qui luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá
trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo qui luật này,
phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về
chất của sự vật có cơ sở tất yếu từ những sự thay đổi về lượng của sự vật và ngược
lại, những sự thay đổi về chất của sự vật lại tạo ra những biến đổi mới về lượng
của sự vật trên các phương diện khác nhau,... Đó là mối liên hệ tất yếu, khách
quan, phổ biến, lặp lại lặp đi trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật,
thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
1.1. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự

thay đổi về chất và ngược lại
1.1.1. Khái niệm về chất
Trong phép biện chứng, khái niệm chất dùng để chỉ tính qui định khách quan
vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó,
phân biệt nó với cái khác.
Như vậy, tạo thành chất của sự vật chính là các thuộc tính khách quan vốn có
của sự vật, nhưng khái niệm chất không đồng nhất với khái niệm thuộc tính. Mỗi
sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những
thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi những thuộc tính
cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi. Việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không
cơ bản của sự vật phải tùy theo quan hệ cụ thể của sự phân tích; cùng một thuộc
tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác có thể là không cơ bản.
Mặt khác, chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất
của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng,
thông qua các mối liên hệ cụ thể. Vì vậy, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không
cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Mỗi sự vật, hiện tượng
không chỉ có một chất, mà có nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của
9


nó với những cái khác. Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, biểu hiện tính
ổn định tương đối của nó.
Ví dụ với C,H,O thì ta khi chúng liên kết ắt hẳn ta sẽ có chất khác so với
khi các nguyên tố P,O khi chúng liên kết. Ngoài ra, với 3 chất C, H, O nếu chúng
liên kết theo nhiều kiểu khác nhau ta lại được các chất khác nhau như CH3–CH2–
COOH và CH3-COO-CH3,…
1.1.2. Khái niệm về lượng
Khác với khái niệm chất, khái niệm lượng dùng để chỉ tính qui định khách
quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, qui mô
của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật.

Với khái niệm này cho thấy: một sự vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau,
được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng của
cụ thể của sự vật. Nói đến lượng là nói đến chiều dài, ngắn; quy mô lớn, nhỏ; trình
độ cao thấp,… của sự vật, hiện tượng. Lượng thường được đo bởi các đơn vị đo cụ
thể ( cao 166cm, vận tốc là 1m/s,…) nhưng cũng có thể được hiểu một cách trừu
tượng hóa ( trình độ văn hóa cao hay thấp,….).
Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật,
hiện tượng hay một quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội hay tư duy. Hai phương
diện đó đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong
quá trình nhận thức về sự vật chỉ có ý nghĩa tương đối; có cái trong mối quan hệ
này đóng vai trò là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng.
1.2. Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các
quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quy luật này.
phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về
chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đôi về lượng của sự
vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại
10


tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện
khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi
quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên,
xã hội và tư duy.
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất và ngược lại là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho
biết phương thức của sự vận động và phát triển. Việc nhận thức quy luật này có ý
nghĩa to lớn trong thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng.
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và

lượng. Hai mặt đó không thể tách rời mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng.
Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: chất, lượng, thuộc
tính, độ, điểm nút, bước nhảy để diễn đạt mối quan hệ giữa chất và lượng trong sự
vận động và phát triển của sự vật hiện tượng- cách thức vận động phát triển.
Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện
tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự
thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự
thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được
gọi là độ.
Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là
khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất
của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là
nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về
lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự
thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi dật tới
điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới.
Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng.
Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện
tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được
11


quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước
nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác…
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đông thời, dó
cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận
động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng. Trong thế giới luôn luôn diễn ra
quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy vè chất, tạo ra một đường

nút vô tận, thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao.
Ăngghen đã khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến
một mức độ nào nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”.
Khi chất mới ra đời lại có sự tác động ngược trở lại lượng của sự vật. Chất
mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện như: làm
thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự
vật, hiện tượng.
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa
hai mặt lượng và chất. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn
đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở
lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó
liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất và ngược lại giúp chúng ta nhận thức được phương thức vận động và
phát triển của sự vật. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn.
1.3.1. Nhận thức cả mặt lượng và mặt chất để có tri thức đầy đủ về sự
vật.
Những nhận thức ban đầu về chất của các sự vật chỉ trở nên đúng đắn và sâu
sắc hơn khi đạt tới tri thức về sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật đó.
Để nhận thức được sự vật, ta phải nhận thức trong mối quan hệ tác động qua
lại giữa sự vật đó với những sự vật khác, cũng như giữa các mặt, thuộc tính của sự
vật đó. Vì chỉ khi đó, mặt lượng và mặt chất của sự vật mới bộc lộ ra.
12


1.3.2. Tổ chức hoạt động thực tiễn dựa trên sự hiểu biết đúng đắn vị trí,
vai trò và ý nghĩa của sự thay đổi về lượng cũng như sự thay đổi về chất trong

sự phát triển xã hội.
Ta phải biết kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất, từ những thay đổi mang tính tiến hóa sang thay đổi mang tính cách mạng.
Để xây dựng chiến lược và sách lược cách mạng, ta phải xem xét tiến hóa và
cách mạng trong mối quan hệ biện chứng của chúng. Hiểu đúng đắn mối quan hệ
này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn nghiêm khắc với chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa
xét lại và chủ nghĩa tả khuynh.
1.3.3. Kiên trì đổi mới trên từng lĩnh vực để tiến tới đổi mới toàn diện
đời sống xã hội.
Nắm được quy luật lượng – chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan, toàn
diện và xác định đúng phương pháp, lộ trình thực hiện công cuộc đổi mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam hiện nay.
Theo tính chất, ý nghĩa và phạm vi bao quát của nó, đổi mới là một quá trình
mang tính cách mạng. Ta cần phải thực hiện đổi mới thành công trên từng lĩnh vực
của đời sống xã hội để tạo ra bước nhảy về chất ở đó. Với sự thành công trên nhiều
lĩnh vực, ta có cơ sở thực tế để đổi mới thành công toàn diện đất nước Việt Nam.
Đó là khi ta tạo được bước nhảy về chất của toàn bộ xã hội nói chung.
Những bước nhảy trong quá trình đổi mới hiện nay chỉ có thể là kết quả của
qúa trình thay đổi về lượng thích hợp. Do đó, bất kỳ sự nôn nóng, chủ quan, ảo
tưởng nào đều có thể gây ra những tổn thất lớn cho đất nước.

13


14


CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀO LĨNH
VỰC ĐỜI SỐNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
STT 101 – Phạm Diệu Linh – MSV 18D170174

Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê Hải Hậu Nam Định với truyền thống
hiếu học nên em nhận thấy việc học tập là vô cùng quan trọng. Để trở thành sinh
viên đại học Thương Mại, em đã phải trải qua quá trình học tập bậc học phổ thông
kéo dài suốt 12 năm. Trong suốt những năm ngồi ghế nhà trường, thông qua sự chỉ
dạy tận tình của các thầy cô, em đã trang bị được cho mình kiến thức các môn học
thuộc hai lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, em cũng tự trang bị cho mình
các kĩ năng, hiểu biết riêng về tự nhiên, đời sống và xã hội. Quá trình tích lũy tri
thức (lượng) là quá trình dài, cần nhiều nỗ lực và phấn đấu của chính bản thân mỗi
người. Quy luật lượng chất trong quá trình học tập thể hiện ở chỗ, em dần tích lũy
khối lượng kiến thức nhất định qua việc học trên lớp, việc làm bài ôn bài và chuẩn
bị bài học ở nhà. Việc tích lũy kiến thức được đánh giá trước hết là qua các bài
kiểm tra, kỳ thi học kỳ sau đó là kỳ thi tốt nghiệp. Việc tích lũy đủ lượng kiến thức
cần thiết giúp em vượt qua kỳ thi, chuyển sang giai đoạn học cao hơn. Em nhận
thấy rằng quá trình học tập tích lũy kiến thức là độ, kỳ thi là điểm nút, việc vượt
qua kỳ thi là bước nhảy làm cho việc tiếp thu kiến thức bước sang giai đoạn mới,
tức là có sự thay đổi về chất.
Trong suốt 12 năm học phổ thông, em phải tích lũy đủ khối lượng kiến thức
để vượt qua điểm nút khác nhau, điểm nút quan trọng nhất, đánh dấu bước nhảy
vọt về chất và lượng là vượt qua kỳ thi đại học và trở thành sinh viên Thương Mại.
Các kiến thức mà em tích lũy được trong thời gian dài đòi hỏi em cần có nỗ lực
quyết tâm cao. Việc vượt qua điểm nút chứng tỏ em có tích lũy đầy đủ về lượng,
tạo nên bước nhảy vọt, mở ra thời kỳ phát triển lượng và chất mới, từ học sinh
chuyển thành sinh viên. Cũng giống như ở phổ thông, để có tấm bằng đại học, em
phải tích lũy đủ học phần theo quy định. Ở bậc đại học, việc học tập có khác biệt
hẳn về chất so với phổ thông. Các kiến thức lúc này không còn đơn giản mà
chuyên sâu hơn không chỉ đòi hỏi em chú ý lắng nghe giảng viên mà còn phải tự
15


nghiên cứu dựa trên những kiến thức thầy cô cung cấp. Trở thành sinh viên đồng

nghĩa với việc em được tiếp cận nguồn tri thức mới cao hơn, phong phú hơn. Là
một sinh viên Thương Mại, trên nền tảng chất mới, tri thức mới, nhận thức của bản
thân em thay đổi làm cho em có tri thức cao hơn, có sự chín chắn trưởng thành hơn
so với một cô học sinh trung học. Giống bậc học phổ thông, quá trình tích lũy học
phần của sinh viên là độ, kỳ thi là điểm nút, và việc vượt qua kỳ thi là bước nhảy,
trong đó bước nhảy quan trọng chính là kỳ thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng
cử nhân và tìm được một công việc phù hợp với năng lực phẩm chất mà bản thân
đã không ngừng tích lũy. Vượt qua kỳ thi tốt nghiệp sẽ lại đưa bản thân em chuyển
sang giai đoạn mới, khác biệt về chất so với giai đoạn trước. Cứ như vậy, quá trình
nhận thức (tích lũy về lượng) không ngừng diễn ra, tạo nên sự vận động liên tục
trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi người, bao gồm cả bản thân em.
Từ việc học tập và tìm hiểu về quy luật lượng chất dưới sự hướng dẫn của
thầy Phương Kỳ Sơn, em đã tự rút ra cho mình các bài học như sau:
Thứ nhất, em cần từng bước tích lũy kiến thức một cách đầy đủ và chính xác.
Bởi vì sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng luôn diễn ra bằng cách tích
lũy dần dần về lượng đến giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về
chất. Việc học tập của bản thân em cũng phát triển như thế. Bằng sự tích lũy từ từ
các kiến thức mà em dần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức một cách khoa
học và chính xác để phục vụ bản thân, sau đó có thể giúp ích cho gia đình và đóng
góp cho xã hội. Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập em luôn nhắc nhở bản
thân phải biết từng bước tích lũy về lượng (tri thức) làm biến đổi chất (kết học tập)
theo quy luật.
Thứ hai, trong học tập cần đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tránh
nóng vội đốt cháy giai đoạn. Trong quá trình học tập, rèn luyện em cần phải tránh
tư tưởng tả khuynh, tức là khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước
nhảy. Sinh viên học đủ kiến thức cơ bản mới có thể tiếp thu kiến thức sâu hơn, khó
hơn. Cần phải học tập nghiên cứu từ dễ đến khó bởi vì đây là phương pháp học tập
mang tính khoa học và rất có hiệu quả. Em luôn nhắc nhở bản thân trong quá trình
học tập không được mất tập trung, mải mê vui chơi, dẫn đến chậm chễ học tập.
16



Đặc biệt, giai đoạn ôn thi là lúc củng cố lại kiến thức đã học nên trước đó em cần
nắm bắt các kiến thức đã học để đảm bảo đủ kiến thức vượt qua kì thi. Thêm nữa,
khi em có ý thức học từ đầu thì bản thân không được nóng vội, không vì muốn học
nhanh, học nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản đã học đến nâng cao. Điều
này sẽ rất dễ làm bản thân bị hổng kiến thức, nắm bắt một cách sơ sài thiếu chính
xác các kiến thức cần thiết.
Thứ ba, trong học tập em cần chủ động linh hoạt tiếp thu kiến thức, tránh tư
tưởng hữu khuynh bảo thủ trì trệ. Em xác định cho mình các phương pháp học tập
phù hợp để tiếp thu kiến thức tốt hơn, từ đó có thể vận dụng đúng đắn và sáng tạo
những kiến thức vào trong thực tiễn đời sống. Em nhận thấy rằng, chủ động tự giác
trong học tập sẽ giúp em vui vẻ, nhiệt tình say mê để tiếp thu kiến thức hơn. Đồng
thời nó cũng giúp em phát hiện, khám phá ra nhiều cách giải quyết vấn đề một
cách dễ hơn, tạo cho bản thân em niềm hăng hái đam mê hơn trong học tập và
cuộc sống.
Như vậy, quy luật lượng chất là quy luật vô cùng cần thiết để mỗi người và cả
bản thân em nắm bắt. Việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng
giữa lượng và chất cùng ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn việc
học tập rèn luyện. Hiểu được quy luật này và vận dụng vào đời sống học tập để đạt
được nhiều mục tiêu hơn. Em luôn tự nhắc nhở bản thân rằng muốn tiếp thu tri
thức ngày càng nhiều và đạt kết quả cao thì cần phải học tập hàng ngày, học từ
thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất. Phải tích lũy dần về lượng
đồng thời phải biết thực hiện kịp thời bước nhảy khi có điều kiện chín muồi để
biến đổi về chất. Bản thân mỗi người phải tích cực học tập, chủ động trong công
việc học tập rèn đức luyện tài, để trở thành người phát triển toàn diện, tránh tư
tưởng chủ quan nóng vội, bảo thủ trì trệ khi tích lũy kiến thức. Làm được điều đó
thì mỗi người và cả bản thân em sẽ trở thành những con người có ích hơn, phục vụ
tốt bản thân, gia đình mình và góp phần nào đó cho sự phát triển của xã hội.


17


STT 102 – Phạm Thị Diệu Linh – MSV 17D160201
Thông qua việc nghiên cứu nội dung quy luật chuyển hóa từ những sự thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại em có thể vận dụng quy
luật này trong quá trình học tập và rèn luyện của em như sau:
Thế giới ngày một phát triển, để không thụt lùi so với thế giới Việt Nam đã
không ngừng hội nhập tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Thế giới đang có sự
biến đổi không ngừng, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Để thích ứng với xu
hướng đó đòi hỏi chúng ta phải có một “nội lực” đủ mạnh, một “tâm thế” vững
vàng mới hội nhập tốt, nhằm đưa đất nước sánh vai với bạn bè quốc tế. Để đạt
được điều đó thì tầng lớp tri thức chính là điểm mấu chốt, cho nên việc áp dụng tối
đa quy luật lượng chất với sinh viên nói chung và bản thân em nói riêng là vô cùng
cần thiết.
Theo nội dụng quy luật thì sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng
diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định thực hiện
bước nhảy để chuyển về chất mới với quá trình học tập của em cũng vậy. Với hầu
hết tất cả mọi người nói chung và em nói riêng đều trải qua 12 năm là học sinh phổ
thông 12 cần mẫn miệt mài đèn sách, ngày ngày đến trường học tập và rèn luyện
tiếp thu tích lũy kiến thức, vượt qua vô số bài kiểm tra để đánh giá năng lực trước
khi tham gia một kỳ thi có thể nói đó là một kỳ thi quan trọng nhất của học sinh đó
là kỳ thi đại học, vượt qua kỳ thi này em đã bước sang một trang hoàn toàn mới
hay nói đúng theo ngôn từ của quy luật lượng chất là em đã có sự biến đổi về chất
từ một học sinh chuyển thành môt sinh viên đại học với điểm nút ở đây chính là
việc vượt qua kỳ thi đại học và được nhận giấy báo trúng tuyển nhập học, quá trình
học tập suốt 12 năm chính là độ. Trong khoảng giới hạn độ tuy em cũng có sự biến
đổi về lượng như vượt qua các kỳ thi cũng như tăng dần cấp học nhưng em vẫn là
một học sinh phổ thông cho đến khi đến điểm nút là đỗ đại học thì em mới hoàn
toàn có sự biến đổi về chất chở thành một sinh viên đại học. Sau khi đỗ đại học em

lại tiếp tục trên con đường học tập của mình trải qua 4 năm học tập rèn luyện tại
môi trường hoàn toàn mới mẻ đó là đại học Thương Mại, khác với học ở phổ thông
ngoài việc học tập để tích lũy kiến thức chuyên ngành thông qua các môn học, thì
18


em còn được rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng tin học,… quá trình
học tập rèn luyện tích lũy kiến thức của em diễn ra trong vòng 4 năm học cho đến
khi em nhận bằng tốt nghiệp lúc này bản thân em cũng có sự biến đổi về chất đó là
từ một sinh viên đại học trở thành cử nhân kinh tế. Thông qua đây, em cũng rút ra
được những bài học kinh nghiệp cho bản thân trong việc học tập tích lũy kiến thức
đó là cần phải biếc từng bước tích lũy về lượng (kiến thức) để làm biến đổi về
chất. Như ông cha ta đã từng nói “năng nhặt chặt bị” hay “tay làm hàm nhai”, quá
trình tiếp thu kiến thức của học sinh, sinh viên đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong sự phát triển của đất nước. Bởi chính quá trình này tạo ra những con người
có đủ năng lực để tiếp quản đất nước. Vì vậy với bản thân em nói riêng và học
sinh, sinh viên nói chung cần phải có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về vấn đề này
phải tích lũy đủ lượng tới giới hạn điểm nút thì mới thực hiện bước nhảy, không
được nôn nóng đốt cháy giai đoạn. Việc học ở đại học khác hoàn toàn với việc học
ở phổ thông, việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở đại học Thương Mại đòi hỏi ở
bản thân em năng lực tự học tự tìm hiểu tự tích lũy cao thông qua những giờ giảng
bài của thầy Phương Kỳ Sơn- giảng viên cao cấp của đại học Thương Mại về quy
luật lượng chất giúp em áp dụng một cách đúng đắn quy luật này trong học tập: em
phải tích lũy đủ lượng ( tri thức) thì mới có thể thực hiện bước nhảy, em luôn nhắc
nhở bản thân tri thức là vô hạn ta không thể tiếp thu hết được tuy nhiên bản thân
em sẽ phải chắt lọc và tiếp thu những chi thức phục vụ cho việc học tập cũng như
xa hơn là cho công việc của em sau này để ngày càng hoàn thiện bản thân trở
thành một người có ích cho xã hội, trở thành một niềm tự hào cho cha mẹ, khiến
bố mẹ đỡ vất vả hơn vì bao năm gồng gánh nuôi em ăn học. Giống như một câu

nói của thầy SƠN trong một giờ giảng bài trên lớp khiến em nhớ mãi đó là: hãy cố
gắng trở nên có ích để lưng cha mẹ bớt còng hơn.

19


STT 103 – Trần Thị Mỹ Linh – MSV 17D100201
Quá trình học tập của mỗi sinh viên là một quá trình dài, khó khăn và cần sự
cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi sinh viên. Quy
luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ:
mỗi sinh viên tích lũy lượng kiến thức cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng
trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của quá trình
tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi
tốt nghiệp. Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, sinh viên sẽ được chuyển
sang một cấp học mới cao hơn. Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ,
các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc sinh viên được sang một cấp học
cao hơn là bước nhảy. Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên, chất mới trong mỗi
người được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối
suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng
thành hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ thông. Và tại đây,
một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình này
khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ thông. Bởi đó
không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mả phần
lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong
sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động
trong những câu lạc bộ. Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên
sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là
vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một công
việc. Cứ như vậy, quá trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên
sự vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con người,


20


giúp con người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát
triển.
Về phương pháp thảo luận: Áp dụng vào việc học tập nghiên cứu nhất là
trong các giờ thảo luận tại trường Đại học Thương mại, em học được tinh thần
đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, coi những kinh nghiệm của bạn bè đã được
phân tích chọn lọc là những bài học quý báu, không phải cứ chờ đến bài giảng của
thầy mới cả là học. Trong cuộc sống hàng ngày, em phấn đấu không để cho tính cá
nhân, tích ích kỉ của bản thân phát triển. Trong học tập cần có sự đoàn kết nhưng
điều đó không có nghĩa là chúng ta bao che, giấu điểm cho nhau những khuyết
điểm sai sót mà ngược lại chúng ta phải đấu tranh thẳng thắn với những sai lầm
thiếu sót đó. Ngoài ra chúng ta mỗi người cần làm tốt công tác phê bình và tự phê
bình và phải luôn có tinh thần vươn lên. Sinh viên phải sẵn sàng tạo ra những điều
kiện thuận lợi cho bạn trong học tập cũng như nghiên cứu, đảm nhận phần khó về
mình. Những tình bạn như vậy chắc chắn sẽ tạo nên một sự cổ vũ, một sức mạnh
cho mỗi người. Ngoài ra trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần
tránh tư tưởng tả khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực
hiện bước nhảy. Sinh viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về
chất mới có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn.
Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi sinh
viên nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi tranh luận. Quá trình này chỉ thật sự
bắt đầu khi mình chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận
môn học như: đọc trước giáo trình, tim tài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị này càng
trở nên hiệu quả hơn khi gắn liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thể để có
thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này,
em có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi có liên quan đến nội
dung được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung tri thức”

để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách hệ thống. Với cách chuẩn bị tri
thức mà em có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía
người dạy mà còn do chính mình tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực tế

21


và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức. Bởi vậy có thể nói rằng học là quá
trình hợp tác” giữa người dạy và người học
Về phương pháp giảng dạy: Thầy Phương Kỳ Sơn trang bị tri thức đầy đủ về
phương pháp luận biện chứng duy vật cho chúng em. Tập trung cho sinh viên nắm
vững phương pháp luận được rút ra từ lý luận phép biện chứng duy vật: quan điểm
toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển, quan điểm thực tiễn;
phương pháp luận được rút ra từ các cặp phạm trù, các quy luật cơ bản của phép
biện chứng duy vật… Trong quá trình giảng dạy thầy đã so sánh, phân tích lý luận,
nêu vấn đề cho sinh viên giải quyết, sau đó kết luận. Thầy luôn đổi mới phòng
cách giảng dạy phù hợp với từng môi trường để người học tiếp thu một cách hiệu
quả nhất
Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa
lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong
việc học tập và rèn luyện của sinh viên trường Đại học Thương mại nói chung và
bản thân em nói riêng. Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật,
chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất đinh mới làm thay đổi về chất, do
đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của sinh viên phải tích lũy dần về
lượng và đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi
có điều kiện chín muồi để biến đổi về chất. Những việc làm vĩ đại của con người
bao giờ cũng tổng hợp những việc làm bình thường. Vì vậy mỗi sinh viên phải
luôn tích cực học tập, chủ động trong công việc học tập và rèn luyện của mình cả
đức và tài, để trở thành một con người phát triển toàn diện, tránh tư tưởng chủ
quan, nóng vội mà không chịu tích lũy về kiến thức (lượng).


22


STT 104 – Võ Hà Linh – MSV 17D130024
Bản thân em tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc lên giảng đường
để tiếp thu bài giảng của thầy cô, sự tự nghiên cứu, tìm tòi; bên cạnh những kiến
thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ
hoạt động trong đội tình nguyện khoa. Với lượng kiến thức vô cùng lớn ở đại học
thì ta phải học từ từ từng bài một. Học từ dễ đến khó để có thể hiểu thấu được bài
học. Do kiến thức khó nên ta sẽ lâu thấy sự tiến bộ. Đơn giản vì bản thân chưa
cung cấp đủ lượng kiến thức cần thiết để có thể thấu hiểu được tri thức ấy. Có
nghĩa là ta đang trong khoảng giới hạn (độ) của tri thức ấy. Vậy nên ta cần kiên trì
học hỏi, không được chán nản để có thể cung cấp đủ lượng làm chuyển hóa chất.
Thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra,
các kỳ thi. Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết sẽ được chuyển sang một cấp
học mới cao hơn.
Bản thân em đã trải qua việc chưa tích lũy đủ về lượng đến giới hạn điểm nút
mà đã thực hiện bước nhảy, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. Dẫn đến hậu quả đăng
kí học vượt nhưng không đủ khả năng để theo và phải học lại chính những môn đã
23


đăng kí học vượt. Có thể thấy hậu quả tất yếu của việc đi ngược lại với quy luật
lượng – chất là sự thất bại.
Với bộn bề công việc hằng ngày cùng với bài tập về nhà thì em đã có một kế
hoạch học tập cụ thể cho mình để giải quyết vấn đề dễ dàng và toàn diện hơn. Lập
kế hoạch cụ thể cho từng công việc trong một ngày một cách rõ ràng. Xây dựng kế
hoạch học tập dựa trên thời gian mình có và khả năng thực hiện được.
Những việc làm vĩ đại đều xuất phát từ những việc làm nhỏ bé. Bởi vậy xây

dựng mô hình học tập thật tốt và cố gắng thực hiện để biến đổi “chất” trong mỗi
con người chúng ta là việc làm cần thiết, cấp bách của thời sinh viên.
Gia đình em sống ở Hà Nội và gồm có 4 người; bố, mẹ, em trai và em. Bố mẹ
em đều có việc làm với mức lương đủ để trang trải cuộc sống sinh hoạt của gia
đình và chu cấp đầy đủ cho việc học tập của hai chị em. Bản thân em nhận thấy
ảnh hưởng của gia đình đến việc học tập là rất lớn. Ngay từ nhỏ bố mẹ đã cho em
học tập ở những môi trường tốt, kèm theo những lớp học thêm ngoại ngữ, kỹ năng
sống. Cho đến bây giờ là một sinh viên đại học em cũng không cần phải tự trang
trải cho việc học tập. Điều này khiến cho quỹ thời gian của bản thân em có nhiều
hơn, từ đó có thể tập trung hơn cho việc học và trang bị cho bản thân các kỹ năng
cần thiết cho việc ra trường như ngoại ngữ, vi tính. Bên cạnh đó, em vẫn có thể
dành thời gian tham gia đội tình nguyện và làm những công việc part-time linh
động về thời gian giúp tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân. Đời sống gia đình
đầy đủ giúp bản thân em trang bị kiến thức và kỹ năng một cách đồng thời, rút
ngắn thời gian tích lũy về lượng; nếu trong trường hợp ngược lại, có lẽ sau khi
hoàn thành việc học ở trường em sẽ phải dành thêm thời gian để trang bị đủ kỹ
năng cho bản thân. Từ đó em nhận thấy khi được chu cấp đầy đủ cho việc học tập
giúp bản thân tiến nhanh hơn đến các mục tiêu trong cuộc sống.
Lần này em được tham gia học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lenin I với sự giảng dạy của thầy Phương Kỳ Sơn. Thầy rất thông cảm cho
sinh viên khi đây là một môn học mang nhiều tính trừu tượng, do đó thầy đã giải
thích và tóm gọn các kiến thức triết học gắn với cuộc sống hàng ngày giúp chúng
em cách xa những kiến thức khô khan trong giáo trình. Mặc dù thầy có nhiều quy
24


định khắt khe nhưng các tiết học của thầy đều được xen kẽ bằng những câu chuyện
hài hước, tạo cảm hứng cho sinh viên. Phương pháp thảo luận của thầy khác biệt
so với các thầy cô khác, việc có thêm phần bài cá nhân và quá trình thảo luận các
thành viên đều có nhiệm vụ đứng lên phát biểu bài làm của mình khiến cho không

bạn nào phải đảm nhận công việc giúp bạn khác và điểm số được đánh giá đúng
theo khả năng hoàn thành bài của bản thân. Đây là một cách làm việc tạo sự công
bằng giữa các sinh viên, giúp cho chúng em không còn sợ và đùn đẩy nhau công
việc mỗi khi đến kì thảo luận.
Em cảm ơn thầy đã cho em học tập và trải nghiệm một học phần tưởng như
khô khan nhưng lại đầy triết lý sống và bổ ích.

STT 105 – Nguyễn Thanh Loan – MSV 17D120021
Em may mắn là một sinh viên đại học, được sinh ra và lớn lên tại vùng quê
“chị Hai năm tấn” - Thái Bình. Thật tự hào là người dân nơi đây, em hiểu rõ người
dân quê mình đã kiên cường, vất vả như thế nào trong các cuộc đấu tranh dân tộc
sau đó là xây dựng phát triển quê hương đất nước. Để góp phần cho xây dựng quê
hương mình, em biết rằng mình cần phải cố gắng thật nhiều để trau dồi các kiến
thức, tích cực học tập tích lũy nhiều tri thức, kĩ năng để phát triển bản thân.
Quy luật lượng chất vẫn bất biến trong mọi sự vật, hiện tượng. Cả trong suốt
hành trình học tập - quá trình trau dồi biển tri thức vô tận của nhân loại, bởi vì dù
nhanh hay chậm thì sớm muộn sự tích lũy về tri thức cũng làm con người có được
những thay đổi nhất định, đó chính là sự biến đổi về chất khi tích lũy đủ lượng
kiến thức đến điểm nút để thực hiện bước nhảy.

25


×