Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tình hình tài chính công ty ELC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.67 KB, 14 trang )

TIỂU LUẬN:
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG (ELC) NĂM 2016 VÀ 2017

1


LỜI MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi theo hướng kinh tế thị trường,
mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn thế giới. Từ đó, đặt ra yêu cầu cấp
thiết đối với nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực tài
chính vì nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động và thúc đẩy sự phát triển
của doanh nghiệp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp
doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh trong
ký, từ đó xác định một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố để giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính
xác nhằm nâng cao công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp, em đã lựa chọn đề tài: “Tình hình tài chính của Công ty CP Đầu tư Phát triển
công nghệ điện tử Viễn Thông (ELC) năm 2016-2017”
2, Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty CP ĐT và PT Công nghệ
điện tử Viễn Thông (ELC), để nắm được khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được các đề xuất và giải pháp để cải thiện cho
doanh nghiệp.
3, Kết cấu tiểu luận:
Tiểu luận gồm có 3 chương chính như sau:
-


Chương 1: Khái quát về tình hình tài chính của công ty
Chương 2: Tình hình tài chính của Công ty CP ĐT và PT Công nghệ điện tử Viễn

-

Thông
Chương 3: Một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp

2


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
1.1 Khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp:
1.1.1 Khái quát quy mô tài chính doanh nghiệp:
Để đo lường quy mô tài chính của doanh nghiệp ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Tổng tài sản của doanh nghiệp (TS - Assets):
TS = TSNH + TSDH = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh khái quát tình hình về tài sản doanh nghiệp đã huy động vào
phục vụ các hoạt động kinh doanh của đơn vị.
+ Vốn chủ sở hữu (Equity):
VC = TS - Nợ phải trả
Chỉ tiêu này cho biết quy mô sản nghiệp của các chủ sở hữu doanh nghiệp hay còn
gọi là vốn chủ sở hữu, vốn cổ phần, giá trị sổ sách của doanh nghiệp, giá trị tài sản ròng
(thuần) của doanh nghiệp. Khi quy mô sản nghiệp càng lớn thì khả năng độc lập tài chính
của doanh nghiệp càng cao, sự đảm bảo về tài chính của doanh nghiệp với các bên có liên
quan càng chắc chắn. Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu là cơ sở để doanh nghiệp xác định khả
năng tự tài trợ hay năng lực tài chính hiện có trong quan hệ với các bên có liên quan.
+Tổng luân chuyển thuần (LCT):
LCT = Doanh thu thuần bán hàng + Doanh thu tài chính + Thu nhập khác
Phản ánh quy mô giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ và các giao dịch khác mà doanh

nghiệp đã thực hiện đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường, cung cấp cơ sở phản
ánh phạm vi hoạt động, tính chất ngành nghề kinh doanh, cơ sở để xác định tốc độ luân
chuyển vốn kinh doanh và trình độ quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông thường, khi doanh nghiệp không có hoạt động tài chính và các hoạt động bất

3


thường khác thì theo thông lệ chỉ tiêu này chính là doanh thu (Reveneu) của doanh
nghiệp
+ Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT – Earning Before Interest and Taxes)
EBIT = Tổng lợi nhuận trƣớc thuế (EBT) + Chi phí lãi vay(I)
Chỉ tiêu này cho biết quy mô lãi doanh nghiệp tạo ra sau mỗi thời kỳ hoạt động kinh
doanh nhất định chưa tính bất cứ khoản chi phí vốn nào hay không quan tâm đến nguồn
hình thành vốn, chỉ tiêu này thường là mối quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các nhà
quản trị doanh nghiệp khi phải ra quyết định huy động và đầu tư vốn.
+ Lợi nhuận sau thuế (Net Profit)
Lợi nhuận sau thuế (LNST) = LCT – Tổng chi phí
LNST = EBIT – I – Chi phí thuế thu nhập
Chỉ tiêu lợi nhuận ròng cho biết quy mô lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu của doanh
nghiệp qua mỗi thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này cung cấp cơ sở cho việc đánh giá các
chính sách kế toán của doanh nghiệp, trình độ quản trị chi phí hoạt động , năng lực sinh
lời hoạt động của doanh nghiệp và nguồn gốc tăng trưởng bền vững về tài chính của
doanh nghiệp
+ Dòng tiền thu về trong kỳ (Tv hoặc IF- Inflows):
IF = IFo+ IFi + IFf
Tổng dòng tiền thu về của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ được xác định thông qua
sự tổng hợp dòng tiền thu về từ tất cả các hoạt động tạo tiền của doanh nghiệp trong kỳ.
Tổng dòng tiền thu về bao gồm: dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền thu
về từ hoạt động đầu tư và dòng tiền thu về từ hoạt động tài chính

Chỉ tiêu này cho biết quy mô dòng tiền của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy
mô dòng tiền càng lớn trong khi có các yếu tố khác tương đồng với cácđối thủ cùng
ngành thì năng lực hoạt động tài chính càng cao, chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá hệ số
4


tạo tiền. Tuy nhiên, đểđảm bảo không ngừng tăng quy mô dòng tiền thì cầnđánh giá chỉ
tiêu dòng tiền lưu chuyển thuần (NC).
+ Dòng tiền thuần (NC- Net cash flow);
Dòng tiền lưu chuyển thuần phản ánh lượng tiền gia tăng trong kỳ từ các hoạt động
tạo tiền. Một doanh nghiệp có thể có dòng tiền thu về rất lớn nhưng khả năng tạo tiền vẫn
không thể đáp ứng được nhu cầu chi ra bằng tiền nên dòng tiền lưu chuyển thuầnâm, khi
dòng tiền lưu chuyển thuần âm liên tục là dấu hiệu suy thoái về năng lực tài chính rõ rệt
nhất của những doanh nghiệp đang hoạt động bình thường. Ngược lại, khi dòng tiền
thuần dương quá lớn và liên tục tức là khả năng tạo tiền trong mỗi kỳ đều dư thừa so với
nhu cầu chi trả làm tăng tiền dự trữ cuối kỳ cũng là dấu hiệu cho thấy ứ đọng tiền mặt.
Cần đánh giá dòng tiền thuần gia tăng từ hoạt động nào, có mục tiêu tạo tiền rõ hay
không để có nhữngđánh giá cụ thể. Xác định chỉ tiêu này dựa trên việc tổng hợp dòng
tiền thuần từ 3 loại hoạt động theo công thức:
NC = NCo + NCi + NCf
Khi doanh nghiệp duy trì và gia tăng được dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động
kinh doanh (NCo) tức là cơ hội tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp khá rõ rệt; nếu
lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (NCi) dương tức là doanh nghiệp thu hồi các
khoản đầu tư, thanh lý, nhượng bán các tài sản cố định lớn hơn lượng đầu tư, mua sắm
mới, đó là dấu hiệu thu hẹp quy mô tài sản; nếu dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính
(NCf) dương và tăng tức là huy động nguồn vốn tăng thêm nhiều hơn hoàn trả nguồn vốn
trong kỳ sẽ làm tăng thêm sự chia sẻ, “pha loãng” quyền lực của các chủ sở hữu, lệ thuộc
thêm về tài chính vào các chủ thể cấp vốn.
Bảng phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp được thể hiện chi tiết ở
Bảng 2.1

1.1.2 Khái quát cấu trúc tài chính cơ bản của doanh nghiệp
Cấu trúc tài chính cơ bản của doanh nghiệp phản ánh thông qua các chỉ tiêu:
5


* Cấu trúc tài sản : Thông thường cấu trúc tài sản của doanh nghiệp phản ánh qua 2
chỉ tiêu: Hệ số tự tài trợ (Ht) và hệ số tài trợ thường xuyên (Htx). Công thức xác định như
sau:
+ Hệ số tự tài trợ: Ht = = 1 - = 1 – Hệ số nợ (Hn)
+ Hệ số tài trợ thường xuyên: Htx =
+ Hệ số chi phí: Hcp =
+ Hệ số tạo tiền: Htt =
1.2 Khái quát tình hình tài sản của doanh nghiệp:
Tình hình tài sản của doanh nghiệp được thể hiện thông qua 2 nhóm chỉ tiêu:
- Các chỉ tiêu quy mô tài sản trên bảng cân đối kế toán;
- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản là tỷ trọng từng chỉ tiêu tài sản.
Tỷ trọng từng chỉ tiêu TS = x 100
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG (ELC)
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty CP Đầu tư và phát triển công nghệ điện tử
viễn thông:
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty:
Ngày 15/12/1995, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Công nghệ điện tử - viễn thông,
tiền thân của Elcom hiện nay, được thành lập với hoạt động chủ yếu là nghiên cứu công
nghệ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông.
Ngày 18/07/2003, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ điện tử - viễn thông
chính thức được thành lập với vốn điều lệ ban đầu 10 tỷ đồng với 5 cổ đông sáng lập.

6



Năm 2007, Công ty tăng vốn điều lệ lên 97,5 tỷ đồng và hoàn tất đợt tăng vốn điều lệ
lên 122,7 tỷ đồng vào năm 2009.
Ngày 24/03/2010, Công ty hoàn tất đợt tăng vốn điều lệ lên 177 tỷ đồng, trong đó đã
phát hành riêng lẻ thành công tổng giá trị theo mệnh giá 29,76 tỷ đồng cho nhiều tổ chức
lớn như Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn, Quỹ Tầm nhìn SSI, Công ty CP Chứng
khoán SME...., tổng vốn huy động được từ đợt phát hành riêng lẻ này lên tới trên 177 tỷ
đồng.
Tháng 7 năm 2010, Công ty đã hoàn thành việc chia thặng dư và trả cổ tức năm 2009,
nâng vốn điều lệ lên 221,25 tỷ đồng.
Năm 2011, Nghiên cứu thành công việc thu và giải mã tín hiệu vệ tinh Inmasat C,
Inmasat B Ký Hợp đồng về hệ thống quản lý giao thông trên biển VTS Evision đáp ứng
qui mô Hội nghị truyền hình của Chính phủ trên cả nước và tương thích với hầu hết các
sản phẩm Hội nghị truyền hình trên thế giới.
Năm 2012, Khánh thành tòa nhà Elcom Corp.tại 15 Duy Tân, Hà Nội Thành lập Công
ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Thế hệ mới (NG.BIOTECH) Ra mắt sản phẩm eBop
Năm 2013, Nghiên cứu, thử nghiệm thành công sản phẩm Máy bay không người lái
(UAV) và Xuồng không người lái (USV)Chính thức ra mắt thiết bị giải trí truyền hình
eBop - sản phẩm mang tính cộng đồng có tính đột phá cao trong lĩnh vực giải trí gia đình.
Phát triển các hệ thống sản phẩm có qui mô lớn và độ phức tạp cao như: ITS - Hệ thống
giao thông thông minh, VTS - Hệ thống điều phối giao thông hàng hải.
Năm 2014: ELCOM nằm trong top 30 doanh nghiệp công nghệ thông tin tiêu biểu
năm 2014 do Hiệp hội phần mềm Vinasa trao tặng.
Năm 2015: Khẳng định sự thành công trong thị trường Giao thông vận tải (VTS,
WIM, Thu phí, ITS) ELCOM nằm trong Top 40 doanh nghiệp CNTT hàng đầu VN; Bằng
khen thủ tướng chính phủ.

7



Năm 2016: ELCOM nằm trong top 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam năm
2016 hạng mục Phần mềm, Giải pháp & Dịch vụ CNTT ELCOM nằm trong top 500
doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VNR500) năm 2016 ELCOM chính thức mở
rộng triển khai cung cấp dịch vụ sang thị trường châu Mỹ ELCOM hoàn thành triển khai
dự án quan trọng đường trục truyền dẫn Bắc Nam cho đối tác chiến lược MobiFone.
Năm 2017: ELCOM nằm trong top 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam năm
2016 hạng mục Phần mềm, Giải pháp & Dịch vụ CNTT. ELCOM nằm trong top 500
doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VNR500) năm 2017. ELCOM đứng trong top
500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500) năm 2017.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh:
 Sản xuất lắp ráp các sản phẩm điện tử - tin học
 Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa
 Các dịch vụ khoa học kỹ thuật
 Lắp ráp, bảo dưỡng các thiết bị viễn thông, tổng đài điện thoại thuê bao dung
lượng nhỏ, thiết bị phụ trợ, nguồn điện, lắp đặt các thiết bị truyền dẫn cho các
tuyến Viba và mạng cáp thông tin
 Sản xuất phần mềm máy tính; chuyển giao công nghệ thông tin; lắp đặt các hệ
thống, dây chuyền công nghệ cao
2.1.3. Địa chỉ, số điện thoại, email, website:
Địa chỉ: Tòa nhà Elcom, 15 Duy Tân, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, T.P.Hà Nội
Điện thoại: 84-(4) 383 593 59 Fax: 84-(4) 383 558 84
Người công bố thông tin: Ông Nguyễn Đức Thiện
Email:
Website:
8


2.1.4. Nhóm ngành, vốn điều lệ:
Nhóm ngành: Dịch vụ công nghệ thông tin
Vốn điều lệ: 509,282,430,000 đồng

KL CP đang niêm yết: 51,528,243 cp
KL CP đang lưu hành: 50,618,648 cp
2.2 Tính toán các chỉ tiêu tình hình tài chính của công ty 2 năm 2016 & 2017:
Bảng 2.1: Bảng phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
(ĐVT: triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2016 và 2017 đã được kiểm toán)
Bảng 2.2: Bảng phân tích cấu trúc tài chính cơ bản

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2016 và 2017 đã được kiểm toán)
Bảng 2.3: Bảng phân tích tình hình tài sản công ty
9


(ĐVT: triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2016 và 2017 đã được kiểm toán)
2.3 Nhận xét, đánh giá về tình hình dòng tiền của DN:

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỚI DOANH NGHIỆP
1, Bối cảnh kinh tế- xã hội:
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam năm 2019
tiếp tục tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%, vượt mọi dự báo,thuộc hàng cao nhất thế
giới và khu vực. Cùng với đó, kinh tế vĩ mô vẫn ổn định. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ
giá thịt lợn tăng cao, song chỉ số giá tiêu dùng cả năm vẫn sẽ nằm trong chỉ tiêu Quốc
hội giao. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta lần đầu tiên đạt mức 500 tỷ USD, chỉ
2 năm sau khi đạt thành tích 400 tỷ USD. Năm thứ tư xuất siêu liên tiếp, đạt 9,9 tỷ
USD. Thành tích này càng có ý nghĩa trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực và
thế giới suy giảm xuất nhập khẩu..
Đầu tư xã hội, năng lực sản xuất kinh doanh tăng mạnh; Doanh nghiệp thành lập mới

đạt con số 138.000 , mức kỷ lục với tổng số vốn đăng ký mới đạt khoảng 1,7 triệu tỷ
đồng.
Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt 38 tỷ USD, vốn FDI đạt mức kỷ lục 20,4 tỷ USD.
Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia.. Đặc biệt, với việc tăng 3,5 điểm và 10 bậc theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế

10


giới (WEF), Việt Nam trở thành quán quân trong cuộc đua cải thiện thứ hạng trong Bảng
xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019.
Thu ngân sách trong năm 2019, ước đạt trên 1.400 tỷ đồng. Các cân đối lớn của nền
kinh tế cơ bản được bảo đảm; kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước được tăng
cường; nợ công giảm mạnh. Thị trường tiền tệ ổn định; cán cân thanh toán quốc tế được
cải thiện; dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng cao.
Năm 2020, kinh tế thế giới được dự báo vẫn duy trì tăng trưởng nhưng với tốc độ
chậm. Khu vực ASEAN được dự báo vẫn là khu vực kinh tế tăng trưởng cao và năng
động nhất thế giới. Các nền kinh tế mới nổi tiếp tục là nơi tiếp nhận đầu tư FDI lớn. Các
nhà đầu tư vẫn đặt niềm tin vào việc phát triển của các quốc gia châu Á, trong đó, Việt
Nam là một trong những quốc gia có triển vọng tốt nhất trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài.
Tại khu vực EU, tăng trưởng kinh tế giảm chủ yếu liên quan đến vấn đề Brexit. Tại
Mỹ, hoạt động đầu tư bắt đầu giảm nhẹ từ cuối năm 2018 khi gói cắt giảm thuế giảm dần
tác dụng, trong khi chiến tranh thương mại với Trung Quốc gia tăng. Tại Trung Quốc, tốc
độ tăng trưởng kinh tế đã sụt giảm nhanh trong vòng 8 năm qua và chưa có dấu hiệu
dừng lại. Xu hướng giảm này nhiều khả năng sẽ tiếp tục kéo dài và có thể nhanh hơn do
tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ. Tại những thị trường mới nổi và các nền
kinh tế đang phát triển khác, hoạt động kinh tế chịu ảnh hưởng khi thị trường tài chính
xấu đi, nhiều nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina phải thắt chặt chính sách tài khóa để ổn
định tài chính; vấn đề nợ công tiếp tục mở rộng tại Mexico. Căng thẳng địa chính trị vẫn

tiếp diễn tại các nước Trung Đông. Ngoài ra, xu hướng bảo hộ thương mại, chiến tranh
thương mại và chủ nghĩa dân túy, chống toàn cầu hóa cũng sẽ tiếp tục cản trở đà tăng
trưởng kinh tế thế giới.
Bối cảnh thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo, trong đó nổi lên
các vấn đề như:
1) Tình hình địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Quan hệ giữa các nước
lớn thay đổi, cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt, nhất
11


là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đồng thời vai trò của châu Á - Thái Bình Dương và khối
ASEAN, Ấn Độ, Trung Quốc ngày càng lớn. Hoà bình và hợp tác phát triển là xu thế lớn
nhưng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố tiếp
tục gia tăng.
2) Xu hướng đan xen giữa tự do hóa thương mại với bảo hộ mậu dịch tiếp tục kéo dài;
vai trò của các thể chế kinh tế quốc tế bị suy yếu. Các hiệp định thương mại sẽ giúp thúc
đẩy tự do hóa thương mại đi liền với việc gia tăng các hàng rào bảo hộ thương mại phi
thuế quan. Hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ gặp nhiều khó khăn, vai trò
của các định chế thương mại đa phương (như Tổ chức thương mại thế giới) ngày càng
mờ nhạt. Xu hướng ký kết các FTA song phương đang và sẽ tiếp tục trong giai đoạn tới.
Phạm vi điều chỉnh của các FTA cũng rộng hơn, không chỉ là cắt giảm thuế quan và thuận
lợi hóa thương mại mà còn các lĩnh vực liên quan đến cách thức sản xuất hàng hóa (dịch
vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, mua sắm công), mức độ tự do hóa cao và
hình thành trên cơ sở liên kết giữa các đối tác thuộc các khu vực địa lý khác nhau, đặc
biệt là giữa các nước phát triển và đang phát triển. Các thể chế đa phương sẽ phải chịu
sức ép cải tổ trong thời gian tới.
3) Cạnh tranh công nghệ đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranh chiến lược, là nhân
tố quyết định trong kinh tế toàn cầu. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự kết
hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học tạo ra những khả năng
mới và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới.

Công nghệ số và nền kinh tế chia sẻ có thể dẫn đến dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu,
dòng chảy thương mại và những ngành dựa vào xuất khẩu. Nó có thể làm chậm, thậm chí
làm đảo ngược xu hướng hội tụ phát triển, trong đó các nước kém phát triển có xu hướng
ngày càng gặp nhiều bất lợi. Tiêu chí để trở thành điểm sản xuất có thể thay đổi, yếu tố
chi phí lao động thấp ít quan trọng hơn so với sự sẵn có của lao động kỹ năng, hay cơ sở
hạ tầng. Bên cạnh đó, những tác động bất lợi của việc thay đổi công nghệ sản xuất đối
với việc làm (tự động hóa làm tăng thất nghiệp lao động có trình độ kỹ năng thấp) có thể
được bù đắp bằng tăng năng suất và tăng sản xuất toàn cầu (do tăng nhu cầu về đầu vào
và hàng hóa cuối cùng).
12


Song song với đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đang đối mặt với một số thách thức
không nhỏ, đó là:
Thứ nhất, cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều
rộng sang chiều sâu. Chỉ số đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, tốc độ
tăng trưởng chưa vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Thứ hai, cơ cấu nhập khẩu cô đọng,
đặc biệt là nhập khẩu quá nhiều từ thị trường Trung Quốc. Thương mại với Trung Quốc
duy trì tình trạng thâm hụt từ nhiều năm nay, lên đến khoảng 10% GDP.
Thứ ba, việc kiểm soát lạm phát. Kể từ khi đạt đỉnh 27% vào năm 2008, CPI đã liên
tục được Chính phủ kiểm soát và giữ ổn định ở mức dưới 5% trong những năm gần đây.
Dự báo, năm 2020, có thể ở mức 3%.
Thứ tư, những vấn đề rủi ro tài chính. Các biện pháp bảo vệ vĩ mô đã giúp dịch
chuyển dòng vốn vay từ bất động sản sang những ngành công nghiệp, trong khi tăng
trưởng tín dụng được kiểm soát. Việc giảm tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp nhà nước là
tín hiệu tích cực, nhưng tỷ lệ nợ tiêu dùng tăng nhanh đang hàm chứa rủi ro cho nền kinh
tế.
Thứ năm, tình trạng nợ công liên tục tăng từ năm 2012 và gần chạm ngưỡng an toàn
65% vào năm 2016, lần đầu tiên tỷ lệ nợ công giảm 1 năm sau đó và ổn định ở mức an
toàn vừa phải 61,3%. Dự báo tỷ lệ này tiếp tục được duy trì trong năm 2020. Cán cân

thanh toán dương cho phép Ngân hàng Nhà nước gia tăng dự trữ ngoại hối, từ đó tỉ giá sẽ
giữ ổn định trong năm 2020.
Các vấn đề mang tính cơ cấu của nền kinh tế như: mô hình tăng trưởng chưa thoát
khỏi quán tính tăng trưởng theo chiều rộng; hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là hiệu quả
đầu tư công chưa cao; năng lực đổi mới sáng tạo thấp; tăng trưởng phụ thuộc cao và ngày
càng tăng vào khu vực FDI, v.v. tiếp tục là những khó khăn cần vượt qua trong giai đoạn
tới.
2, Giải pháp, khuyến nghị:
- Cần giảm hơn nữa thời gian chuyển hóa thành tiền. Ví dụ như đối với các khoản
phải thu, có thể đưa ra chính sách khuyến mãi, giảm giá hàng bán để kích thích người
13


mua mua hàng và trả tiền; đối với các hợp đồng có giá trị lớn cần phải đưa ra các điều
khoản tạm ứng, thanh toán trước để thu được tiền; hoặc có chính sách chiết khấu thanh
toán cho người mua trả tiền trước thời hạn. Đa dạng hóa các hình thức thanh toán thông
thường, như thay vì thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản thì có thể liên kết với các ví
điện tử như: Momo, Vnpay, viettelpay để đa dạng hóa chính sách thu tiền; Đối với các
khoản phải trả, có thể thỏa thuận với người bán cho giãn tiến độ thanh toán hoặc kéo dài
thời gian thanh toán.
- Tăng cường tìm kiếm nguồn khách hàng mới, cũng như duy trì làm ăn với các đối
tác cũ để nâng cao doanh thu bán hàng từ kinh doanh, để doanh thu từ kinh doanh vẫn là
một mảng lớn, đóng vai trò quan trọng trong sự đóng góp của doanh nghiệp.
- Tận dụng tối đa các hạn mức mua chịu: tận dụng tối đa thời gian cho phép nợ tiền
hàng của nhà cung cấp. Nó giúp cho công ty có thời gian để thu tiền bán hàng trong khi
không cần phải trả nợ sớm.
- Không đặt mua tất cả ở cùng 1 nơi: công ty có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua
nhiều hàng từ nhiều nhà cung cấp. Kiểm tra kỹ nơi nào công ty phải trả cho dịch vụ cộng
thêm, và nơi nào có thể tiết kiệm do việc chi trả tiền hóa đơn thuần.


Kết luận: Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề
quản lý hiệu quả dòng tiền có vai trò hết sức quan trọng của các doanh nghiệp nói chung
và của Công ty CP Dược Hậu Giang nói riêng; Quản lý và sử dụng hiệu quả dòng tiền sẽ
góp phần nâng cao công tác quản lý tài chính, từ đó góp phần nâng cao kết quả kinh
doanh.

14



×