Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại cho học sinh lớp 12 trường THPT hàm rồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.18 KB, 15 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Chương trình kiến thức phần tiến hóa sinh học lớp 12 một trong những nội
dung quan trọng trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia (chiếm 10% đến 15%),
nhưng hệ thống câu hỏi TN trong phần tiến hóa đặc biệt là bài HỌC THUYẾT
TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI lại là một trở ngại lớn đối với các em học
sinh. Để đáp ứng mục tiêu GD - ĐT nâng cao chất lượng dạy và học kiến thức
Tiến hóa - Sinh học 12 THPT, làm nội dung môn học thêm phong phú, thu hút
được sự chú ý cao đối với học sinh. Tôi quyết định lựa chọn đề tài sáng kiến
kinh nghiệm: ‘XÂY DỰNG CẤU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI HỌC
THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI CHO HỌC SINH LỚP 12
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG’ để giáo viên và các em học sinh tham khảo
phục vụ cho ôn thi THPT Quốc Gia.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần nghiên cứu một cách hệ thống và làm rõ hơn các dạng câu hỏi TN
khách quan phần tiến hóa tổng hợp hiện đại trong chương trình sinh học lớp 12
THPT, Xây dựng hệ thống bài tập TN một cách cụ thể làm tư liệu phục vụ cho
công tác giảng dạy, đặc biệt là ôn thi THPT Quốc Gia.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong nội dung kiến thức ở bài 26 ‘ HỌC
THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI’ trong chương trình chuẩn của
sinh học lớp 12 và được nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 12 trường THPT
Hàm Rồng. Thời gian thực hiện đề tài trong học kì II năm học 2019 – 2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp nghiên
cứu sau: Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, phương pháp điều tra,
phương pháp nghiên cứu sản phẩm và phương pháp thống kê xử lí số liệu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách báo tài liệu có liên quan đến nội dung đề
tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống hóa câu hỏi theo mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra:


Tiến hành thiết lập một số câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa
chọn cho 1 số nhóm học sinh và điều tra qua phiếu liên quan đến việc phân tích
đánh giá việc làm bài tập của học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Thông qua các kết quả làm bài tập của học sinh phân tích, đánh giá bài làm
của học sinh và nhận định đưa kết luận đúng khi dạy học.
- Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề
nghiên cứu.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến:
1


- Cung cấp GV và HS các câu hỏi trắc nghiệm có số lựa chọn đúng và sai để
tham khảo phục vụ cho các kì thi, đặc biệt là kì thi THPT Quốc Gia hàng năm.
Đây là dạng câu còn ít và thường gây khó khăn cho HS.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong bài đề cập đến lượng kiến thức:
I. Sự ra đời của thuyết tiến hóa tổng hợp
II. Quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa
1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn
2. Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở
3. Nguồn nguyên liệu tiến hóa
III. Nhân tố tiến hóa
1. Đột biến
2. Di – nhập gen
3. Giao phối không ngẫu nhiên
4. Chọn lọc tự nhiên
5. Các yếu tố ngẫu nhiên

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Số câu trắc nghiệm còn ít đặc biệt là các câu liên quan đến số lựa chọn đúng
hay sai, học sinh thường gặp khó đối với loại câu hỏi này.
2.3. Giải quyết vấn đề
2.3.1 Quy tắc xây dựng câu hỏi Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
- Quy tắc lập mệnh đề dẫn:
+ Diễn đạt trong câu dẫn cần thể hiện rõ các nhiệm vụ mà các em học sinh phải
làm , học sinh xác định được yêu cầu trong câu hỏi.
+ Thường dùng mạnh dạn để hỏi hay mệnh đề nhận định không đầy đủ để lập
mệnh đề dẫn.
+ Trường hợp nhiều câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng trên cùng một lượng
thông tin hoặc một nhóm thông tin thì cần phải chọn mệnh đề dẫn sao cho có thể
đảm bảo chắc chắn là có sự liên quan những thông tin đã đưa ra trước đó. Mệnh
đề này phải độc lập với mệnh đề kia, chứ không có sự phụ thuộc vào nhau.
+ Nên dùng ít hoặc tránh dùng thể phủ định trong câu hỏi, cần thiết thì nhấn
mạnh bằng cách gạch chân, in nghiêng hoặc in đậm, từ phủ định nhằm thu hút
sự chú ý của học sinh tránh sự hiểu nhầm của câu hỏi.
+ Nội dung câu dẫn nằm trong mục tiêu và nội dung cần đánh giá.
- Quy tắc lập phương án lựa chọn:
Phần lựa chọn thường gồm 4 - 5 phương án trong đó có một phương án đúng,
các phương án còn lại là nhiễu.
- Các quy tắc khi lập phương án lựa chọn
+ Đảm bảo mệnh đề dẫn và mệnh đề trả lời khi gắn vào nhau phải phù hợp về
mặt cất trúc thành một nội dung hoàn chỉnh.
2


+ Cần tránh xu hướng làm mệnh đề trả lời đúng luôn dài hơn các câu nhiễu tạo
cơ sở đoán mò.
+ Cần phải làm cho tất cả các mệnh đề có nhiều và có vẻ hợp lí và có sự hấp dẫn

như nhau đối với những học sinh nắm vấn đề chưa chắc.
- Mệnh đề nhiễu cần lập trên những khái niệm chung, những quan điểm sai
thường gặp trong thực tế.
- Cần tránh soạn ra các câu đúng mà trình độ cao hơn HS mới chọn được nó.
- Các phương án chọn cần phải có cấu trúc tương tự nhau, các mệnh đề đúng đặt
ở vị trí khác nhau tránh học sinh đoán mò.
- Cần tránh những câu rập khuôn trong sách giáo khoa.
2.3.2 Các bước xây dựng bộ câu hỏi Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn
Bước 1. Xác định mục tiêu yêu cầu:
Xác định xem bộ câu hỏi này xây dựng với mục đích gì? Đánh giá được ai? Ở
mức độ nào? Những phần nào được trắc nghiệm?
Bước 2. Xây dựng kế hoạch cho nội dung cần thực nghiệm:
Tiến hành phân tích cấu trúc nội dung toàn bộ chương trình tìm ra mục tiêu
cần đạt được trong giảng dạy và học tập, xác định tầm quan trọng và thời gian
phân bố nội dung. Lập ra một kế hoạch chi tiết cho toàn bộ câu hỏi.
Bước 3. Soạn thảo câu hỏi:
Căn cứ vào quy tắc trên dựa vào kế hoạch đã xác định từng câu hỏi theo mục
tiêu dạy học khi soạn thảo xong cần có sự rà soát nhiều lần tránh những sơ xuất
do chủ quan.
Bước 4. Thực nghiệm kiểm định các câu hỏi :
Để xác định giá trị của bài thực nghiệm cần làm những việc sau: Phân tích
câu hỏi theo các chỉ tiêu về độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy và độ giá trị.
Do vậy thông qua thực nghiệm kiểm định các câu hỏi sẽ giúp ta loại bỏ những
câu hỏi không đạt yêu cầu, chọn được những câu hỏi hay nhất và đạt yêu cầu
nhất với những câu hỏi được chọn xây dựng thành bộ câu hỏi chuẩn để sử dụng
trong dạy học để kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học.
2.3.3 Kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan
2.3.3.1 Yêu cầu chung

- Mỗi câu hỏi phải đo một kết quả học tập quan trọng (mục tiêu xây dựng). Cần
xác định đúng mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá để từ đó xây dựng câu hỏi
cho phù hợp.
- Tập trung vào một vấn đề duy nhất: Một câu hỏi tự luận có thể kiểm tra được
một vùng kiến thức khá rộng của 1 vấn đề. Tuy nhiên, đối với câu MCQ, người
viết cần tập trung vào 1 vấn đề cụ thể hơn (hoặc là duy nhất).
- Dùng từ vựng một cách nhất quán với nhóm đối tượng được kiểm tra: Cần xác
định đúng đối tượng để có cách diễn đạt cho phù hợp.
- Tránh việc một câu trắc nghiệm này gợi ý cho một câu trắc nghiệm khác, giữ
các câu độc lập với nhau
3


- Tránh các kiến thức quá riêng biệt, những kiến thức chưa được kiểm chứng gây
nhiều tranh cãi hoặc câu hỏi dựa trên ý kiến cá nhân:
- Tránh sử dụng các cụm từ đúng nguyên văn trong sách giáo khoa
- Tránh việc sử dụng sự khôi hài:
- Tránh viết câu KHÔNG phù hợp với thực tế:
2.3.3.2 Kỹ thuật viết phần dẫn
- Đảm bảo rằng các hướng dẫn trong phần dẫn là rõ ràng và việc sử dụng từ ngữ
cho phép thí sinh biết chính xác họ được yêu cầu làm cái gì
- Để nhấn mạnh vào kiến thức thu được nên trình bày câu dẫn theo định dạng
câu hỏi thay vì định dạng hoàn chỉnh câu
- Nếu phần dẫn có định dạng hoàn chỉnh câu, không nên tạo một chỗ trống
ở giữa hay ở bắt đầu của phần câu dẫn
- Tránh sự dài dòng trong phần dẫn:
- Nên trình bày phần dẫn ở thể khẳng định
2.3.3.3 Kỹ thuật viết các phương án lựa chọn
- Phải chắc chắn có và chỉ có một phương án đúng hoặc đúng nhất đối với câu
chọn 1 phương án đúng/đúng nhất

- Nên sắp xếp các phương án theo một thứ tự nào đó
- Cần cân nhắc khi sử dụng những phương án có hình thức hay ý nghĩa trái
ngược nhau hoặc phủ định nhau
- Các phương án lựa chọn phải đồng nhất theo nội dung, ý nghĩa
- Các phương án lựa chọn nên đồng nhất về mặt hình thức (độ dài, từ ngữ,…)
- Tránh lặp lại một từ ngữ/thuật ngữ nhiều lần trong câu hỏi
- Viết các phương án nhiễu ở thể khẳng định
- Tránh sử dụng cụm từ “tất cả những phương án trên”, “không có phương án
nào”
- Tránh các thuật ngữ mơ hồ, không có xác định cụ thể về mức độ như “thông
thường”, “phần lớn”, “hầu hết”,... hoặc các từ hạn định cụ thể như “luôn luôn”,
“không bao giờ”, “tuyệt đối”…
- Câu trả lời đúng phải được thiết lập ở các vị trí khác nhau với tỉ lệ từ 10-25%
2.3.3.4 Lưu ý với phương án nhiễu
- Phương án nhiễu không nên “sai” một cách quá lộ liễu;
- Tránh dùng các cụm từ kỹ thuật có khuynh hướng hấp dẫn thí sinh thiếu kiến
thức và đang tìm câu trả lời có tính thuyết phục để đoán mò;
- Tránh sử dụng các cụm từ chưa đúng (sai ngữ pháp, kiến thức…): Hãy viết các
phương án nhiễu là các phát biểu đúng, nhưng không trả lời cho câu hỏi.
- Lưu ý đến các điểm liên hệ về văn phạm của phương án nhiễu có thể giúp học
sinh nhận biết câu trả lời
2.4 Một số dạng bài tập trắc nghiệm trong bài: Học thuyết tiến hóa tổng hợp
hiện đại
Câu 1: Cho các nhân tố sau:
4


I. Chọn lọc tự nhiên.
II. Giao phối không ngẫu nhiên.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên.

IV. Đột biến.
Có bao nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần
kiểu gen của quần thể:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Trong các nhân tố tiến hoá nào sau đây, có bao nhiêu nhân tố làm xuất hiện
các alen mới trong quần thể sinh vật?
I. Di - nhập gen.
II. Đột biến.
III. CLTN.
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Cho các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu sai về vai trò của đột
biến đối với tiến hoá?
I. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá vì nó góp phần
hình thành loài mới.
II. Đột biến NST thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối
với quá trình tiến hoá.
III. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá của sinh vật.
IV. Đột biến cấu trúc NST góp phần hình thành loài mới.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của CLTN có cấu trúc

di truyền ở các thế hệ như sau:
P: 0,5 AA + 0,30 Aa + 0,20 aa = 1.
F1: 0,45 AA + 0,25 Aa + 0,30 aa = 1.
F2: 0,40 AA + 0,20 Aa + 0,40 aa = 1.
F3: 0,30 AA + 0,15 Aa + 0,55 aa = 1.
F4: 0,15 AA + 0,10 Aa + 0,75 aa = 1.
Có bao nhiêu nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của CLTN đối với quần
thể này?
I. CLTN đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
II. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị CLTN loại bỏ dần.
III. CLTN đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.
IV. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị CLTN loại bỏ dần.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5. Cho các nhân tố tiến hóa sau:
I. Chọn lọc tự nhiên.
II. Đột biến.
III. Giao phối không ngẫu nhiên.
IV. Yếu tố ngẫu nhiên.
Có bao nhiêu nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
5


A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6. Cho các nhân tố tiến hóa sau:

I. Chọn lọc tự nhiên.
II. Đột biến.
III. Di – nhập gen.
IV. Yếu tố ngẫu nhiên.
Có bao nhiêu nhân tố có thể làm giàu vốn gen của quần thể là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu
phát biểu nào sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả
năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
II. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ
làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.
III. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu
gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
IV. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số
alen của quần thể.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
I. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng
xác định.
II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ
cấp cho quá trình tiến hóa.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có
lợi.

IV. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Có bao nhiêu thông tin nói về vai trò của đột biến gen:
A.1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9 : Cho các nhân tố sau:
I. Giao phối không ngẫu nhiên
II. Chọn lọc tự nhiên
III. Đột biến gen.
IV. Giao phối ngẫu nhiên.
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen
của quần thể ?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10: Khi nói về tiến hóa nhỏ, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây sai?
I. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài.
II. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc
làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh
ra thì loài mới xuất hiện.
III. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến
6


đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) đưa đến sự hình thành
loài mới.
IV. Tiến hóa nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến
không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao
nhiêu phát biểu nào sau đây sai?
I. Chọc lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần
số kiểu gen.
II. Chọc lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số
alen của quần thể.
III. Chọc lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần
thể.
IV. Chọc lọc tự nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần
thể.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12: Cho các nhân tố sau:
I. Đột biến
II. Chọn lọc tự nhiên.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Giao phối ngẫu nhiên.
Có bao nhiêu nhân tố đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13: Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu nào sau
đây sai?

I. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh
sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
II. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen
của quần thể.
III. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của
quần thể.
IV. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến
đổi tần số alen theo một hướng không xác định.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 14: Cho các nhân tố tiến hóa sau đây, có bao nhiêu nhân tố có khả năng làm phong
phú thêm vốn gen của quần thể?
I. Chọn lọc tự nhiên.
II. Giao phối không ngẫu nhiên.
III. Di - nhập gen.
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, có bao nhiêu phát
biểu nào sau đây là đúng?
7


I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số
alen của quần thể.
II. Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn

lọc chống lại alen trội.
III. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần
thể.
IV. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn
so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hoá, có bao nhiêu phát biểu nào
sau đây sai?
I. Tiến hoá sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
II. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.
III. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.
IV. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 17: Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây
đúng?
I. Di - nhập gen có thể làm thay đổi vốn gen của quần thể.
II. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá.
III. Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm biến đổi đột ngột tần số alen của quần thể.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?

I. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm
thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số
alen của quần thể.
III. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể
ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.
IV. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả
năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19. Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,16 AA :
0,59 Aa : 0,25 aa. Cho biết alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu phát biểu nào sau đây sai về quần thể này?
I. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì tần số alen A có thể thay đổi.
II. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các kiểu gen không
thay đổi qua tất cả các thế hệ.
III. Nếu có tác động của chọn lọc tự nhiên thì tần số kiểu hình trội có thể bị giảm
mạnh.
IV. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn
toàn khỏi quần thể.
8


A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 20. Một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen A trội hoàn

toàn so với alen a. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của một
quần thể thuộc loài này qua các thế hệ thu được kết quả ở bảng
sau:
Thành phần
Thế hệ P Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4
kiểu gen
AA
7/10
16/25
3/10
1/4
4/9
Aa
2/10
8/25
4/10
2/4
4/9
Aa
1/10
1/25
3/10
1/4
1/9
Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do
tác động của nhiều nhất là 1 nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau:
I. Quần thể này là quần thể giao phối ngẫu nhiên.
II. Sự thay đổi thành phần kiểu gen ở F2 chắc chắn là do đột biến.
III. Có thể môi trường sống thay đổi nên hướng chọn lọc thay đổi dẫn đến tất cả
các cá thể mang kiểu hình lặn ở F3 không còn khả năng sinh sản.

IV. Nếu F4 vẫn chịu tác động của chọn lọc như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ở F5
là 1/16.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 21. Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao
nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của
quần thể.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một
hướng xác định.
III. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
IV. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước
nhỏ.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 22. Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.
Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F 1 có 84% số cá thể
mang alen A.
II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di
truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn
toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.
A. 2.

B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 23: Khi nói về tiến hóa nhỏ theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát
biểu nào sau đây đúng?
I. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
9


II. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có sự tác động của các yếu tố ngẫu
nhiên.
III. Tiến hóa nhỏ có thể diễn ra nếu không có sự tác động của các yếu tố ngẫu
nhiên.
IV. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của
quần thể.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 24: Thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không có thêm
alen mới.
II. Nếu không có chọn lọc tự nhiên thì tần số alen của quần thể vẫn có thể bị
thay đổi.
III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền
của quần thể không bị thay đổi.
IV. Trong những điều kiện nhất định, chọn lọc tự nhiên có thể tác động trực tiếp
lên alen của từng gen riêng rẽ.
A. 2.
B. 1.

C. 3.
D.
4.
Câu 25. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng về tiến hoá nhỏ?
I. Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài, diễn ra trên qui mô
rộng, thời gian dài.
II. Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành
loài mới.
III. Là quá trình biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
IV. Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi
kiểu hình.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 26. Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN) theo hiện đại, kết luận nào sai?
I. Phần lớn tất cả các alen trội có hại đều được CLTN loại bỏ, còn các alen lặn
có hại vẫn có thể được giữ lại
II. CLTN không có khả năng tạo ra kiểu gen thích nghi nhưng có khả năng tạo ra
kiểu hình thích nghi
III. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình mà không tác động trực tiếp lên kiểu
gen
IV. Áp lực của CLTN càng mạnh thì tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi càng
nhanh
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 27: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về tác động
của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại?

I. Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần
thể.
10


II. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn
so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
III. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm còn phụ thuộc
vào chọn lọc chống lại alen lặn hay chống lại alen trội.
IV. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, dẫn đến làm biến đổi tần
số alen của quần thể.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 28: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tác
động của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại?
I. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với
trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
II. Trong môi trường ổn định, chọn lọc tự nhiên vẫn không ngừng tác động.
III. Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần
thể.
IV. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn
so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 29: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần
thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ
Kiểu gen AA
Kiểu gen Aa
Kiểu gen aa
F1
0,64
0,32
0,04
F2
0,64
0,32
0,04
F3
0,21
0,38
0,41
F4
0,26
0,28
0,46
F5
0,29
0,22
0,49
Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào?
I. Đột biến gen.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên.
III. Chọn lọc tự nhiên.
IV. Giao phối không ngẫu nhiên.
A. II, IV

B. II, III
C. I, IV
D. I, III
Câu 30: Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố luôn làm biến đổi
thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định?
I. Đột biến.
II. Chọn lọc tự nhiên.
III. Di - nhập gen.
IV. Giao phối không ngẫu nhiên.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 31: Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố luôn làm biến đổi
thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng không xác định?
I. Đột biến.
II. Chọn lọc tự nhiên.
11


III. Các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Giao phối không ngẫu nhiên.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 32. Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự
nhiên, có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:
P : 0, 25AA  0,50Aa  0, 25aa  1 .
F1 : 0, 20AA  0, 44Aa  0,36aa  1 .

F2 : 0,16AA  0,38Aa  0, 46aa  1 .
F3 : 0,09AA  0, 21Aa  0, 70aa  1 .
Có nhiêu nhận định đúng về tác động của CLTN đối với quần thể trên
I. Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể theo hướng loại bỏ kiểu gen đồng
hợp trội và kiểu gen đồng hợp lặn.
II. Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể theo hướng loại bỏ kiểu gen
đồng hợp lặn và kiểu gen dị hợp.
III. Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể theo hướng loại bỏ kiểu gen dị
hợp và giữ lại các kiểu gen đồng hợp.
IV. Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể theo hướng loại bỏ kiểu gen
đồng hợp trội và kiểu gen dị hợp.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 33. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen
của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không
ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di
truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di –
nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 34. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về
chọn lọc tự nhiên?

I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần
số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
II. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể
nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn.
III. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của
quần thể.
IV. Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không
theo một hướng xác định.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 35 . Có bao nhiêu nhận định điểm giống nhau giữa chọn lọc tự nhiên và
chọn lọc nhân tạo?
I. đều đào thải các cá thể mang biến dị bất lợi, tích luỹ các cá thể mang biến dị
có lợi.
II. đều có cơ sở dựa vào tính biến dị và di truyền của sinh vật.
12


III. đều xuất hiện cùng một thời điểm.
IV. đều hình thành tính đa dạng và thích nghi của sinh vật.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 36. Cho các phát biểu dưới đây về chọn lọc tự nhiên:
(1). Chọn lọc tự nhiên làm tăng tỷ lệ số lượng các cá thể thích nghi trong quần thể
biểu hiện qua 2 đặc điểm là khả năng sống sót và khả năng sinh sản của mỗi cá thể.
(2). Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, vốn gen của quần thể có xu hướng gia

tăng độ đa dạng và mức độ thích nghi của quần thể.
(3). Bản chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh
sản của các cá thể trong quần thể.
(4). Trong một số trường hợp nhất định, chọn lọc tự nhiên cũng có thể bảo tồn các
alen của một locus bằng cách chọn lọc ưu thế các thể dị hợp của locus đó.
Số phát biểu đúng:
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 37. Trong các nhân tố sau đây, có bao nhiêu nhân tố vừa có khả năng làm thay
đổi tần số alen của quần thể, vừa có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của
quần thể?
I. Chọn lọc tự nhiên
II. Giao phối ngẫu nhiên
III. Đột biến
IV. Di – nhập gen.
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2.
Câu 38. Trong các nhân tố sau đây, có bao nhiêu nhân tố có khả năng làm thay đổi
tần số alen của quần thể, nhưng không có khả năng làm phong phú thêm vốn gen
của quần thể?
I. Chọn lọc tự nhiên
II. Các yếu tố ngẫu nhiên
III. Đột biến
IV. Di – nhập gen.
A. 3
B. 4

C. 1
D. 2.
Câu 39. Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 84% số cá thể mang
alen A.
II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di
truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn
khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 40. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen
của quần thể.
13


II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không
ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di
truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di –
nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
A. 2.
B. 1.
C. 3.

D. 4.
2.5. Hiệu quả của sáng kiến
- Trong quá trình giảng dạy khảo sát đánh giá hai lớp có học lực tương đương,
lớp 12C2 được cung cấp các dạng bài tập TN có nhiều lựa chọn, lớp 12C4
không được cung cấp các dạng bài tập TN có nhiều lựa chọn tôi thu được kết
quả theo bảng sau:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TT
Lớp dạy
8,0 - 10,0 6,5 - 7,9 5,0 - 6,4 3,5 - 4,9 0 - 3,4
01
12C2
6
26
16
0
0
02
12C4
1
20
23
2
0
- Số học sinh được cung cấp hệ thống các dạng bài tập TN có nhiều lựa chọn
làm bài tập nhanh hơn và cho kết quả chính xác hơn.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Mang tính chất là một SKKN, những gì tôi đề cập ở trên được đúc rút qua
quá trình giảng dạy thực tế của bản thân đặc biệt là trong quá trình ôn thi THPT
Quốc Gia. Khi giảng dạy, tôi nhận thấy các em học sinh đều hiểu và vận dụng
rất tốt, kết quả đưa ra đều chính xác. Bài tập TN có nhiều lựa chọn bài thuyết
tiến hóa tổng hợp hiện đại không còn là trở ngại đối với các em. SKKN mới chỉ
đề cập đến một vấn đề nhỏ trong lượng kiến thức của môn sinh học không tránh
những thiếu sót. Tôi mong nhận được những đóng góp ý kiến chân thành của
các đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị
Kiến thức là vô hạn, nếu giáo viên không bồi dưỡng về chuyên môn thì sẽ
gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh. Vì vậy tôi
mong muốn nhà trường bổ sung thường xuyên những đầu sách tham khảo môn
Sinh học vào nhà trường, sưu tầm nhiều SKKN đạt giải cấp tỉnh, đặc biệt là
những đầu sách và SKKN có lượng kiến thức sinh học lớp 12 để giáo viên và
học sinh có thể học hỏi rút kinh nghiệm.
Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn cho các bài sinh học
lớp 12 để giáo viên và học sinh tham khảo.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
Thanh Hóa, ngày 27 tháng 5 năm 2020
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
LÊ MINH HẢI
14


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP

LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: LÊ MINH HẢI
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Hàm Rồng

TT

Tên đề tài SKKN

1.

1. Sử dụng câu hỏi trong
phương pháp vấn đáp để tổ
chức hoạt động dạy học phần
5 – chương 2 - Tình qui luật
của hiện tượng di truyền
(Sinh học 12 nâng cao)
2. Sử dụng phương pháp dạy
học giải quyết vấn đề trong
bài liên kết gen và hoán vị
gen sinh học 12 cơ bản
3. Phương pháp giải bài tập
chuyển hóa vật chất và năng
lượng sinh học 11 THPT

2.

3.

Kết quả

Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Cấp Sở
C
2009 – 2010

Cấp Sở

C

2013 – 2014

Cấp Sở

B

2016 – 2017

15




×