Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vận dụng kiến thức di truyền quần thể trong giải nhanh một số bài tập quy luật di truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.22 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG KIẾN THỨC DI TRUYỀN QUẦN THỂ
TRONG GIẢI NHANH MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
QUY LUẬT DI TRUYỀN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hường
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh

THANH HÓA NĂM 2020


MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU................................................................................................ 01
1.1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………01
1.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................01
1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................01
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................02
2. NỘI DUNG............................................................................................. 03
2.1. Cơ sở lí luận...........................................................................................03
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.....................04
2.3. Phương pháp vận dụng kiến thức di truyền quần thể trong giải nhanh một
số dạng bài tập quy luật di truyền...................................................................04
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm......................................................16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………….....17


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Qua một số năm dạy học môn Sinh học ở trường THPT, luyện thi cho học
sinh trong các kì thi tuyển sinh đại học khối B và thi học sinh giỏi các cấp, tôi
nhận thấy những năm gần đây bài tập liên quan đến quy luật di truyền được
quan tâm khai thác sử dụng nhiều. Phần lớn phần vận dụng và vận dụng cao có
bài tập quy luật di truyền chiếm tỉ lệ khá cao. Các thầy cô, học sinh sử dụng
nhiều phương pháp giải hay, đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên, trên thực tế trong chương trình Sinh học phổ thông, học sinh có
rất ít thời gian trên lớp dành cho các giờ bài tập.
Đây là dạng bài tập tương đối hay và có vai trò quan trọng trong phát triển
tư duy sâu, suy luận khoa học cho học sinh. Thực tế, khi tôi giảng dạy các dạng
bài tập quy luật di truyền đa số học sinh làm được một cách máy móc theo công
thức, chỉ một số ít các em hiểu sâu sắc cơ chế để vận dụng giải bài tập một cách
chính xác, linh hoạt.
Vì vậy, khi dạy đội tuyển học sinh giỏi và ôn thi đại học tôi mong muốn có
được một tài liệu nói đầy đủ, một cách có hệ thống về dạng bài tập này.
Tôi mạnh dạn sưu tầm, tham khảo các tài liệu từ đồng nghiệp và tự rút kinh
nghiệm trong giảng dạy để phân dạng và vận dụng di truyền học quần thể vào
giải một số dạng bài tập quy luật di truyền để làm tài liệu phục vụ bản thân,
đồng thời góp phần nhỏ cho đồng nghiệp trong việc tìm tòi, tham khảo tài liệu
trong giảng dạy.
Vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Vận dụng kiến thức di truyền quần
thể trong giải nhanh một số dạng bài tập quy luật di truyền”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Từ nội dung đề tài đề xuất vận dụng di truyền quần thể trong giải nhanh
một số dạng bài tập quy luật di truyền, giúp học sinh có kĩ năng đa dạng hơn

trong giải đúng, giải nhanh các dạng bài tập này ở bậc THPT.
- Giúp các đồng nghiệp tham khảo để có thể vận dụng tốt hơn trong công
tác giảng dạy các bài tập quy luật di truyền.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Xây dựng phương vận dụng di truyền quần thể trong giải nhanh một số
dạng bài tập quy luật di truyền ở đội tuyển HSG trên máy tính cầm tay qua các
năm (2010 – 2011); (2013 – 2014); (2016 – 2017); đội tuyển HSG văn hóa năm
(2017 – 2018); và ôn thi đại học các lớp 12 được phân công giảng dạy.
Các dạng bài tập gồm:
- Dạng 1: Vận dụng di truyền quần thể giải một số bài tập thuộc quy luật
Phân li của Menđen

1


- Dạng 2: Vận dụng di truyền quần thể giải một số bài tập thuộc quy luật
Phân li độc lập của Menđen
- Dạng 3: Vận dụng di truyền quần thể giải một số bài tập thuộc quy luật
Liên kết gen
- Dạng 4: Vận dụng di truyền quần thể giải một số bài tập thuộc quy luật di
truyền giới tính
- Dạng 5: Vận dụng di truyền quần thể giải một số bài tập thuộc quy luật Di
truyền liên kết với giới tính
- Dạng 6: Vận dụng di truyền quần thể giải một số bài tập Di truyền học
người phần phả hệ
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Kết hợp giữa cơ sở lí luận và phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết,
phương pháp thống kê thực nghiệm.
- Nhận dạng từng dạng bài tập đã nêu trên, vận dụng linh hoạt các bước giải
toán, đưa ra phương pháp tính toán tối ưu, chính xác.

- Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp các dạng bài tập qui luật di
truyền trên từng đối tượng học sinh.
- Sử dụng các dạng bài tập cụ thể để kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức,
mức độ hình thành kĩ năng của các đối tượng học sinh.
- Rút kinh nghiệm, khắc phục tồn tại và bổ sung phương pháp cho học sinh
tiếp cận kiến thức một cách phù hợp.

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Các kiến thức về quy luật di truyền:
- Quy luật phân li và phân li độc lập của Menđen
- Quy luật tương tác gen
- Quy luật liên kết gen và hoán vị gen
- Quy luật di truyền liên kết với giới tính
2.1.2. Các kiến thức về di truyền học người:
- Phương pháp xây dựng phả hệ và phân tích phả hệ
- Một số kí hiệu trong sơ đồ phả hệ .[11]

1. Nam giới; 2. Nữ giới; 3. Không biết giới; 4. Có thai; 5. Người lành; 6. Người
bệnh; 7. Người có hội chứng bệnh hoặc dấu hiệu bệnh lý không đầy đủ/ dị hợp
tử mang gen lặn bệnh lý; 8. Người lành mang gen lặn bệnh lý liên kết-X; 9.
Người chưa có thông tin hoặc thông tin không đầy đủ; 10. Người không được
kiểm tra kỹ cũng bị bệnh như người bệnh; 11. Đương sự; 12. Chết; 13. Chết non
( ở tuổi thiếu nhi); 14. Chết thai và dưới 1 năm; 15. Sẩy thai; 16. Vợ chồng; 17.
Hai vợ (hai chồng);
2.1.3. Các kiến thức về di truyền học quần thể:
- Khái niệm quần thể

- Quần thể tự phối
- Quần thể giao phối ngẫu nhiên
- Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

3


2.1.3. Ứng dụng toán xác suất:
a. Công thức nhị thức Niu-tơn:
(a + b)n = C0nan + C1nan-1b + ... Cknan-kbk + ... Cn-1nabn-1 + Cnnbn
b. Công thức tổ hợp:
Giả sử tập A có n phân tử (n ≥ 1). Mỗi tập con gồm k phần tử của A được
gọi là một tổ hợp chập k của n phân tử đã cho.
Ckn = n!/ k!(n - k)!, với (0 ≤ k ≤ n) [3]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Khi dạy giải toán quy luật di truyền, học sinh hầu hết đã áp dụng được công
thức để tính toán nhưng rất ít các em hiểu sâu sắc vấn đề, chưa linh hoạt trong
sử dụng đa dạng các phương pháp giải bài tập quy luật di truyền.
2.3. Phương pháp vận dụng kiến thức di truyền quần thể trong giải
nhanh một số dạng bài tập quy luật di truyền
2.3.1. Phương pháp giải:
* Dạng 1: Vận dụng kiến thức di truyền quần thể giải một số bài tập
thuộc quy luật phân li của Men Đen
+ Hướng dẫn các bước giải:
- Bước 1: Nhận dạng bài tập thuộc quy luật Menđen
- Bước 2: Phân tích trội lặn, quy ước gen (nếu đề bài chưa cho sẵn)
- Bước 3: Viết sơ đồ lai, xác định cấu trúc di truyền trong thế hệ con lai F2.
Sử dụng toán xác suất tính tỉ lệ kiểu gen cần lấy để tiếp tục giao phối, tính
tần số alen, cho ngẫu phối, xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở thế hệ tiếp theo
phù hợp với yêu cầu của đề bài.

+ Ví dụ minh họa:
VD1. Ở đậu Hà Lan, tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho
cây thuần chủng hoa đỏ lai với cây hoa trắng được F1. Cho F1 tự thụ phấn được
F2. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì kết quả
phân li kiểu hình ở F3 là bao nhiêu?
+ Hướng dẫn giải chi tiết:
*Bước 1: Nhận dạng:
Tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng, 1 cặp gen qui định một
cặp tính trạng, tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật phân li của Menđen
*Bước 2: Qui ước: A: Hoa đỏ > a : Hoa trắng
*Bước 3: Ta có sơ đồ lai:
Pt/c: Hoa đỏ × Hoa trắng
AA
aa
F1:
Aa
F2: 1AA: 2Aa: 1aa

4


1
2
2
1
AA: Aa. Tần số alen A = ; tần số alen a =
3
3
3
3

2
1
2
1
F2 × F2: ( A: a) × ( A: a)
3
3
3
3
4
4
1
F3: AA : Aa : aa => Tỉ lệ kiểu hình: 8 hoa đỏ: 1hoa trắng
9
9
9

=> Hoa đỏ ở F2 có

VD2. Ở một quần thể thực vật giao phối ngẫu nhiên, xét một gen gồm 2
alen nằm trên NST thường. Alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy
định hoa trắng. Khi quần thể này ở trạng thái cân bằng di truyền có số hoa trắng
chiếm tỉ lệ 4%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể đó giao phối ngẫu
nhiên. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là bao nhiêu?
+ Hướng dẫn giải chi tiết:
*Bước 1: Nhận dạng:
Tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng, 1 cặp gen qui định một
cặp tính trạng, tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật phân li của Menđen
*Bước 2: Qui ước: A: Hoa đỏ > a : Hoa trắng
*Bước 3: Ta có sơ đồ lai

Tỉ lệ hoa trắng aa = 0,04 => a = 0,2
=> A = 1- 0,2 = 0,8
=> CTDT: 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa
=> Trong các cây hoa đỏ có tỉ lệ kiểu gen là:
0,64

2

2

1

AA = 1  0,04 = ; Aa = 1 - =
3
3 3
=> Tần số các alen trong các cây hoa đỏ là:
2 1 1 5
1
1 1
1
+ × = ; a = => Tỉ lệ cây hoa trắng (aa) = × =
3 3 2 6
6
6 6 36
1
35
=> Tỉ lệ cây hoa đỏ = 1 =
36
36


A=

Tỉ lệ thu được: 35 hoa đỏ: 1 hoa trắng
* Dạng 2: Vận dụng kiến thức di truyền quần thể giải một số bài tập
thuộc quy luật phân li độc lập của Menden
+ Hướng dẫn các bước giải:
- Bước 1: Nhận dạng bài tập thuộc quy luật phân li độc lập
- Bước 2: Phân tích trội lặn, qui ước gen (nếu đề bài chưa cho sẵn)
- Bước 3: Tách riêng từng locut tính tần số alen sau đó tính được tỉ lệ từng
kiểu gen cho mỗi locut và tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ cần tìm
+ Ví dụ minh họa:
VD1. Ở một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên, alen A quy định thân cao trội
hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn
5


toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ ban đầu có 0,25AABB :
0,25Aabb: 0,25aaBB: 0,25 aabb. Cho biết quần thể không chịu tác động của các
nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, ở F1 số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ
lệ bao nhiêu?
+ Hướng dẫn giải chi tiết:
*Bước 1: Nhận dạng:
Thế hệ ban đầu có 0,25AABB : 0,25AAbb: 0,25aaBB: 0,25 aabb. Hai tính
trạng màu hoa và chiều cao cây di truyền theo quy luật phân li độc lập
*Bước 2: Qui ước: A: Hoa đỏ > a : Hoa trắng; B: Thân cao > b: thân thấp
*Bước 3: Tách riêng từng locut để tính ta sẽ có:
- Locut A và a:
Thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,5AA:0,5aa
=> Tần số alen là A = a = 0,5
Quần thể giao phối ngẫu nhiên :

=> Ở thế hệ sau thu được 0,25AA: 0,5Aa : 0,25aa
- Locut B và b:
Thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,5BB:0,5bb
=> Tần số alen là B = b = 0,5
Quần thể giao phối ngẫu nhiên :
=> Ở thế hệ sau thu được 0,25BB: 0,5Bb : 0,25bb
Ở F1 số cây thân thấp, hoa trắng (aabb) chiếm tỉ lệ : 0.25aa.0,25bb =
0,0625
VD2. Ở một loài thực vật gen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với d qui
định quả dài, gen R qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen r qui định quả
trắng. Hai cặp gen đó nằm trên hai cặp NST thường khác nhau. Thế hệ F1 cân
bằng di truyền có 14,25% cây quả tròn, đỏ ; 4,75% cây quả tròn, trắng ; 60,75%
cây quả dài, đỏ ; 20,25% cây dài, trắng. Cho các cây tròn, đỏ ở F1 giao phấn
ngẫu nhiên thì tỉ lệ cây dài, trắng thu được thế hệ sau là bao nhiêu ?
+ Hướng dẫn giải chi tiết:
*Bước 1: Nhận dạng:
Mỗi gen qui định một tính trạng. Hai cặp gen đó nằm trên hai cặp NST
thường khác nhau. Hai tính trạng hình dạng quả và màu quả di truyền theo quy
luật phân li độc lập
*Bước 2: Qui ước: D: Quả tròn > d: Quả dài; R: Quả đỏ > r: quả trắng
*Bước 3: Tách riêng từng locut để tính ta sẽ có:
- Locut A và a:
+ Tỉ lệ quả dài = 60,75% + 20,25% = 81%
=> dd = 0,81 => tần số a len d = 0,9 ; D = 1 - 0,9 = 0,1

6


=> CTDT: 0,01DD: 0,18Dd: 0,81dd
+Tỉ lệ quả trắng = 4,75% + 20,25% = 25%

=> rr = 0,25 => r = 0,5
=> CTDT: 0,25RR: 0,5Rr : 0,25rr
+ Tỉ lệ quả tròn gồm 0,01DD: 0,18Dd
Tần số alen: 10/19D: 9/19d
Khi đem ngẫu phối tỉ lệ quả dài là dd = (9/19)2 = 81/316
+ Tỉ lệ quả đỏ gồm 0,25RR : 0,5Rr
=> Tần số từng kiểu gen quả đỏ: 1/3RR: 2/3Rr
=> Tần số alen: 2/3R: 1/3r
=> Khi đem ngẫu phối thì tỉ lệ quả trắng là rr = (1/3)2 = 1/9
=> Tỉ lệ quả dài trắng thu được ở đời sau là 81/316.1/9 = 9/316 = 2,49%
* Dạng 3: Vận dụng kiến thức di truyền quần thể giải một số bài tập thuộc
quy luật liên kết gen
+ Hướng dẫn các bước giải:
- Bước 1: Nhận dạng bài tập thuộc quy luật liên kết gen (hoàn toàn hoặc
không hoàn toàn)
- Bước 2: Phân tích trội lặn, qui ước gen (nếu đề bài chưa cho sẵn)
- Bước 3: Tính tần số hoán vị gen, viết sơ đồ lai (nếu cần). Tính tỉ lệ giao tử
ở thế hệ ban đầu.
- Bước 4: Sử dụng biến số bất định với các gen liên kết: Biến số bất định
(R) là sự chênh lệch giữa tích số của giao tử đồng trạng thái với giao tử đổi trạng
thái (VD: R = AB.ab - Ab.aB).
- Nếu R = 0 => Quần thể sẽ cân bằng di truyền
- Nếu R > 0 thì ta cần thêm vào giao tử đổi trạng thái 1 lượng R, đồng
thời bớt đi từ giao tử đồng trạng thái 1 lượng R và ngược lại, sau đó tính tỉ lệ
từng loại giao tử, lập bảng Pettnet ta dễ dàng tính được tỉ lệ từng kiểu gen ở thế
hệ cần tìm
+ Ví dụ minh họa:
Ở một loài thực vật giao phối ngẫu nhiên, tính trạng hoa đỏ, thân cao trội
hoàn toàn so với hoa trắng, thân thấp. Hai cặp gen nằm trên cùng một cặp NST
thường cách nhau 40cM. Cho thế hệ P có thành phần kiểu gen 0,4

0,2

AB
Ab
: 0,4
:
ab
ab

Ab
, nếu không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa và gen gây chết thì đến
aB

thế hệ F3 tỉ lệ cây hoa đỏ, thân cao là bao nhiêu?
+ Hướng dẫn giải chi tiết:
*Bước 1: Nhận dạng:

7


2 cặp gen qui định hai cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp NST thường
cách nhau 40cM. Hai tính trạng màu hoa và chiều cao cây di truyền theo quy
luật hoán vị gen với tần số 40%
*Bước 2: Qui ước: A: Hoa đỏ > a : Hoa trắng; B: Thân cao > b: thân thấp
*Bước 3: Tần số hoán vị gen f = 40%.
Tỉ lệ từng loại giao tử ở thế hệ ban đầu là
AB = 0,4.0,3 + 0,2.0,2 = 0,16
Ab = 0,4.0,2 + 0,2.03 + 0,4.0,5 = 0,34
aB = 0,4.0,2 + 0,2.03 = 0,14
ab = 0,4.0,3 + 0,2.0,2 + 0,4.0,5 = 0,36

=> biến số bất định R = 0,16.0,36 - 0,14.0,34 = 0,01
Như vậy, đến thế hệ thứ 3 thì quần thể chưa cân bằng di truyền. Để tính
kiểu hình ở thế hệ F3 thì ta phải tính giao tử của quần thể F2
=> Tỉ lệ từng loại giao tử ở F2 là:
AB = 0,16 - [0,01 - 0,01.(1 - 0,4)2] = 0,1536
Ab = 0,34 + [0,01 - 0,01.(1 - 0,4)2] = 0,3464
aB = 0,14 + [0,01 - 0,01.(1 - 0,4)2] = 0,1464
ab = 0,36 - [0,01 - 0,01.(1 - 0,4)2] = 0,3536
Đến đây ta tính được tỉ lệ A-B- = 0,1536+2.0,1536.0,3464+2.0,3464.0,1464
+ 0,1536.0,3536 = 0,41575296
* Dạng 4: Vận dụng kiến thức di truyền quần thể giải một số bài tập
thuộc quy luật di truyền giới tính
- Bước 1: Nhận dạng bài tập thuộc quy luật di truyền giới tính
- Bước 2: Qui ước gen (nếu đề bài chưa cho sẵn), viết sơ đồ lai.
- Bước 3: Tách riêng từng locut tính tần số alen sau đó tính được tỉ lệ từng
kiểu gen cho mỗi locut và tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ cần tìm
+ Ví dụ minh họa
Ở cừu, gen A quy định có sừng gen a quy định không sừng; kiểu gen Aa ở
con đực quy định có sừng còn con cái không sừng. Cho các con đực có sừng
giao phối với con cái có sừng thu được F1 có 36% cừu không sừng. Tiếp tục cho
các con cừu ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Biết tỉ lệ đực : cái
là 1: 1. Theo lí thuyết, ở F2 cừu cái không sừng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
+ Hướng dẫn giải chi tiết:
- Bước 1: Nhận dạng bài tập thuộc quy luật di truyền giới tính
Kiểu gen Aa ở con đực quy định có sừng còn con cái không sừng => Gen
quy định tính trạng có sừng ở cừu di truyền theo qui luật di truyền giới tính
- Bước 2: Qui ước gen:
Cừu đực: AA, Aa: có sừng;
aa: không sừng


8


Cừu cái: AA: Có sừng;
Aa, aa: không sừng
Sơ đồ lai: Cừu đực có sừng × Cừu cái có sừng
AA; Aa
AA
- Bước 3: Tách riêng từng locut tính tần số alen sau đó tính được tỉ lệ từng
kiểu gen cho mỗi locut và tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ cần tìm:
Cừu không sừng ở F1 chỉ có thể là cừu cái Aa = 0,36 => F 1 có Aa = 0,72;
AA = 0,28 => A = 0,64; a = 0,36
=> CTDT: 0,642 AA : 2.0,64.0,36Aa : 0,362 aa
Cừu cái không sừng = 0,64.0,36 + 0,362/2 = 0,2952 = 29,53%
* Dạng 5: Vận dụng kiến thức di truyền quần thể giải một số bài tập di
truyền liên kết với giới tính
- Bước 1: Nhận dạng bài tập thuộc quy luật di truyền liên kết với giới tính
- Bước 2: Qui ước gen (nếu đề bài chưa cho sẵn), viết sơ đồ lai.
- Bước 3: Tách riêng từng locut tính tần số alen sau đó tính được tỉ lệ từng
kiểu gen cho mỗi locut và tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ cần tìm
+ Ví dụ minh họa
VD1. Ở ruồi giấm, cho ruồi cái mắt đỏ giao phối với ruồi đực mắt đỏ thu được
75% ruồi mắt đỏ : 25% ruồi mắt trắng, trong đó ruồi mắt trắng thu được chỉ toàn
ruồi đực. Lai ruồi cái mắt đỏ (P) với ruồi đực khác có kiểu hình mắt trắng thu
được F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho F 1 giao phối tự do với
nhau thu được F2. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F 2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ
lệ bao nhiêu ? Biết tính trạng màu mắt ở ruồi do 1 gen qui định.
A. 6,25%
B. 31,25%
C. 75%

D. 18,75%
+ Hướng dẫn giải chi tiết:
- Bước 1: Nhận dạng bài tập thuộc quy luật di truyền liên kết với giới tính
Cho ruồi cái mắt đỏ giao phối với ruồi đực mắt đỏ thu được 75% ruồi mắt
đỏ : 25% ruồi mắt trắng, trong đó ruồi mắt trắng thu được chỉ toàn ruồi đực =>
gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới
tính X không có alen trên Y.
- Bước 2: Qui ước gen
Cho ruồi cái mắt đỏ giao phối với ruồi đực mắt đỏ thu được 75% ruồi mắt
đỏ : 25% ruồi mắt trắng, tính trạng mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng
Qui ước: A: mắt đỏ ; a: mắt trắng.
Sơ đồ lai: P: XAXa × XaY
F1: 1/4 XAXa :1/4 XaXa :1/4 XAY :1/4 XaY
- Bước 3: Tách riêng từng locut tính tần số alen sau đó tính được tỉ lệ từng
kiểu gen cho mỗi locut và tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ cần tìm:
Ở giới cái tần số Xa = 0,75 tần số XA = 0,25
Ở giới đực tần số Xa là = 0,5 = XA

9


Cho giao phối tự do:
Tỷ lệ ruồi cái mắt trắng ở giới cái là : XaXa = 0,75 x 0,5 = 0,375
Vậy tỷ lệ mắt đỏ ở ruồi cái là : 1 - 0,375 =0,625
Tỷ lệ mắt đỏ trong QT là 0,625/2 = 0,3125 = 31,25%
VD2: (Câu 12 mã đề 538 - Đề ĐH năm 2014) Ở một loài động vật, xét một gen
có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; alen A
quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định vảy trắng. Cho con cái vảy
trắng lai với con đực vảy đỏ thuần chủng (P), thu được F 1 toàn con vảy đỏ. Cho
F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 con vảy đỏ: 1

con vảy trắng, tất cả các con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không xảy ra đột
biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dựa vào
các kết quả trên, dự đoán nào sau đây đúng?
A. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy đỏ chiếm tỉ lệ
12,5%.
B. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ
25%.
C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1: 2: 1.
D. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiêu thì ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỉ lệ
43,75%.
Giải:
- Bước 1: Nhận dạng bài tập thuộc quy luật di truyền liên kết với giới tính
(Đề bài đã cho)
- Bước 2: Qui ước gen: A: Vảy đỏ; a: Vảy trắng
Với giả thuyết KG cá thể cái XX, cá thể đực là XY. Ta có: (P t/c)♀ XaXa x XAY♂
=> F1: XAXa: XaY (không thoả mãn đề). Vậy XX quy định giới đực và XY quy
định giới cái.
Sơ đồ lai P – F3: Pt/c: ♂ XAXA x ♀XaY => F1: XAXa: XAY
♂ XAXa x ♀XAY
=> F2: 1/4XAXA: 1/4XAY: 1/4XAXa: 1/4XaY
- Bước 3: Tách riêng từng locut tính tần số alen sau đó tính được tỉ lệ từng
kiểu gen cho mỗi locut và tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ cần tìm:
Ở giới đực tần số Xa = 1/4 ; XA = 3/4
Ở giới cái tần số Xa = 1/4; XA = 1/4; Y = 1/2
F2 ngẫu phối:

1/4XA
1/4Xa
2/4Y


3/4XA 3XAXA 3XAXa 6XAY
1/4Xa 1XAXa 1XaXa 2XaY
TLKH F3: 7/16XAX-: 1/16XaXa: 6/16XAY: 2/16XaY
 Qua đó ta thấy đáp án D thoả đề: F3 có cá thể đực vảy đỏ chiếm tỷ lệ 7/16
 Đáp án D

10


* Dạng 6: Vận dụng kiến thức di truyền quần thể giải một số bài tập di
truyền học người phần phả hệ
- Bước 1: Nhận dạng bài tập thuộc di truyền học người phần phả hệ
- Bước 2: Dựa vào phả hệ nhận biết gen qui định tính trạng do gen nằm trên
NST thường hay NST giới tính. Qui ước gen, viết sơ đồ lai.
- Bước 3: Tách riêng từng locut tính tần số alen sau đó tính được tỉ lệ từng
kiểu gen cho mỗi locut và tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ cần tìm
+ VD minh họa:
VD1. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một
trong hai alen của một gen quy định

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác
suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 III.15 là
A. 7/15
B. 4/9
C. 29/30
D. 3/5
+ Hướng dẫn giải chi tiết:
- Bước 1: Nhận dạng bài tập thuộc di truyền học người phần phả hệ
- Bước 2: Dựa vào phả hệ nhận biết gen qui định tính trạng do gen nằm trên
NST thường hay NST giới tính. Căn cứ vào sơ đồ ta thấy bệnh do gen lặn nằm

trên NST thường (A bình thường; a bị bệnh).
- Bước 3: Phân tích phả hệ ở mỗi thế hệ, tính tần số alen sau đó tính được tỉ
lệ từng kiểu gen cho mỗi locut và tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ cần tìm
 Người số 5, 6 có KG aa => KG người số 7 và số 15 có thể là: 1/3AA và
2/3Aa.
=> Tỷ lệ giao tử của người số 7 và 15:
1/3AA gt  1/3A
2/3Aa gt  1/3A: 1/3a
2/3A: 1/3a
(1)
 Người bố số 4 có KG aa => KG người số 8 là Aa và cho 1/2A: 1/2a.
(2)
 Từ (1) và (2) KG người số 14 có thể là: 2/5AA và 3/5Aa.
=> Tỷ lệ giao tử là:
2/5AA gt 
2/5A
gt
3/5Aa   3/10A: 3/10a

11


7/10A: 3/10a
(3)
 Từ (1) và (3) => xác suất để cặp vợ chồng sinh con không mang alen gây
bệnh là: 7/10 x 2/3 = 7/15
VD2. (Câu 8. Mã đề 749. Đề thi THPT quốc gia môn sinh năm 2013)
Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen
A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Bệnh mù
màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc

thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ
đồ phả hệ sau
I
II

III

2

1
3

4

5

6

9

10

7

?

11

8


12

Quy ước
: Nam tóc quăn và không bị mù màu
: Nữ tóc quăn và không bị mù màu
: Nam tóc thẳng và bị mù màu

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp
vợ chồng III 10  III 11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa còn đầu lòng
không mang alen lặn về hai gen trên là
A. 4/9
B. 1/6
C. 1/8
D. 1/3
+ Hướng dẫn giải chi tiết:
- Bước 1: Nhận dạng bài tập thuộc di truyền học người phần phả hệ
- Bước 2: Đề bài đã cho sẵn
- Bước 3: Căn cứ vào sơ đồ ta có:
+ Xét tính trạng hình dạng tóc:
Do III9 và III12 tóc thẳng có kiểu gen aa nên bố mẹ của II 5,6,7,8 đều dị hợp về
tính trạng trên ; III10 (1AA,2Aa) và III12(1AA:2Aa) ta có
pA = 4/6 =2/3; qa =1/3; III10 x III11 => AA là 2/3 x 2/3 =4/9.
+ Xét tính trạng bệnh mù màu : III10 chắc chắn có kiểu gen XBY, III11 có kiểu gen
(XBXB hoặc XBXb) ta có pXB (của nữ III11) = 3/4, pXB của nam III10 = 1, như vậy
tỷ lệ XBXB là : 3/4 x1 =3/4
=> Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen lặn về 2 gen trên là:
4/9 x 3/4 =1/3

12



2.3.2. Một số bài tập tham khảo phục vụ cho ôn thi học sinh giỏi và ôn thi
đại học:
Bài 1:
Ở một loài thực vật gen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với a qui định
quả dài, gen B qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen b qui định quả trắng.
Hai cặp gen đó nằm trên hai cặp NST thường khác nhau. Thế hệ F1 cân bằng di
truyền có 63% cây quả tròn, đỏ ; 21% cây quả tròn, trắng ; 12% cây quả dài, đỏ ;
4% cây dài, trắng. Cho các cây tròn, đỏ ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ cây
dài, trắng thu được thế hệ sau là bao nhiêu ?
Bài 2:
Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do một trong
hai alen của một gen quy định; bệnh M do một trong 2 alen của một gen nằm ở
vùng không tương đồng trên NST giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra
đột biến. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Xác định được chính xác kiểu gen của 9 người trong phả hệ.
B. Xác suất sinh con thứ nhất bị cả 2 bệnh của cặp 12-13 là 1/24.
C. Người số 7 không mang alen quy định bệnh P.
D. Xác suất sinh con thứ nhất là con gái và không bị bệnh của cặp 12-13
là 5/12.
Bài 3:
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so
với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen
b quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu
gen là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không
chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. F2 có tối đa 9 loại kiểu gen.
II. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ.

III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, có 8/65 số cây có kiểu gen dị hợp
tử về cả 2 cặp gen.
IV. Ở F3, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/64.
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.

13


Bài 4: Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng thuần chủng với
nhau, thu được F1 toàn cây hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2
gồm 81,25% cây hoa trắng và 18,75% cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với tất cả
các cây hoa đỏ ở F2 thu được đời con. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý
thuyết, ở đời con số cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về hai cặp gen trên chiếm tỉ
lệ
A. 1/12
B. 1/24
C. 1/8
D. 1/16
Bài 5. Trong một hòn đảo biệt lập có 5800 người sống, trong đó có 2800 nam
giới. Trong số này có 196 nam bị mù màu xanh đỏ. Kiểu mù màu này do 1 alen
lặn m nằm trên NST giới tính X. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng đến sự
thích nghi của cá thể. Khả năng có ít nhất 1 phụ nữ của hòn đảo này bị mù màu
xanh đỏ là bao nhiêu?
A. 1 – 0,99513000
B. 0,073000
C. (0,07 x 5800)3000
D. 3000 x 0,0056 x 0,99442999

Bài 6. Ở một loài thực vật, cho biết alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so
với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát đem các cây hoa đỏ (P) lại với
cây hoa trắng thu được F1 với tỉ lệ 4 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Biết rằng không có đột
biến gen, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, theo lý thuyết có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Tỉ lệ cây hoa đỏ dị hợp trong số những cây hoa đỏ ở P là 3/5.
II. Nếu đem các cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình đỏ ở F1 sẽ là 90%.
III. Phải đem các cây hoa đỏ (P) giao phối ngẫu nhiên qua 1 thế hệ thì từ đó về
sau tần số tương đối các alen trong quần thể qua các thế hệ ngẫu phối mới không
thay đổi.
IV. Nếu đem các cây hoa đỏ P tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ thì thu được tỉ lệ
cây có kiểu gen đồng hợp là 17/20.
A.4
B.1
C.3
D.2
Bài 7. Ở người, gen quy định nhóm máu và gen quy định dạng tóc đều nằm trên
nhiễm sắc thể thường và phân ly độc lập. Theo dõi sự di truyền của hai gen này
ở một dòng học, người ta vẽ được phả hệ sau:

Biết rằng gen quy định nhóm máu gồm 3 alen, trong đó kiểu gen IAIA và IAIO đều
quy định nhóm máu A, kiểu gen I BIB và IBIO đều quy định nhóm máu B, I AIB quy
định nhóm máu AB và kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O; gen quy định dạng
tóc có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn; người số 5 mang alen quy định tóc

14


thẳng và không phát sinh đột biến mới ở tất cả những người trong phả hệ. Theo
lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Xác định được tối đa kiểu gen của 9 người trong phả hệ.
II. Người số 8 và người số 10 có thể có kiểu gen giống nhau.
III. Xác suất sinh con có nhóm máu AB và tóc xoăn của cặp 8 - 9 là 17/32.
IV. Xác suất sinh con có nhóm máu O và tóc thẳng của cặp 10 - 11 là 1/4.
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Bài 8. Quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,2 AABb: 0,2 AaBb: 0,3aaBB:
0,3aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng
hợp lặn sau 1 thế hệ là:
A. 12,25%
B. 30%
C. 35%
D. 5,25%
Bài 9. Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng (P), thu
được F1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu
hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng, trong đó tất cả các ruồi
mắt trắng đều là ruồi đực. Cho biết tính trạng màu mắt ở ruồi giấm do một gen
có hai alen quy định. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở thế hệ P, ruồi cái mắt đỏ có hai loại kiểu gen.
B. Ở F2 có 5 loại kiểu gen.
C. Cho ruồi mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có kiểu gen
phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
D. Cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có số ruồi mắt đỏ
chiếm tỉ lệ 81,25%.
Bài 10. Giả sử ở một giống ngô, alen quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với
alen quy định hạt trắng. Một trung tâm giống đã tạo ra giống ngô hạt vàng. Để
kiểm tra độ thuần chủng của giống này, người ta lấy ngẫu nhiên 2000 hạt đem
gieo thành cây, sau đó cho 2000 cây này giao phấn với các cây hạt trắng, thu

được đời con có 3% cây hạt trắng. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây đúng?
A. Nếu cho 2000 cây trên giao phấn với nhau thì ở đời con số cây hạt trắng
chiếm tỉ lệ 0,09%.
B. Trong số 2000 hạt lấy ngẫu nhiên đem gieo có 240 hạt có kiểu gen dị hợp
tử.
C. Nếu cho 2000 cây trên tự thụ phấn bắt buộc thì ở đời con số cây hạt vàng
chiếm tỉ lệ 97%.
D. Trong số 2000 hạt lấy ngẫu nhiên đem gieo, số hạt vàng có kiểu gen đồng
hợp tử chiếm tỉ lệ 97%.

15


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
- Đối với chất lượng giảng dạy học sinh trong nhà trường:
+ Qua 12 năm liên tục giảng dạy chương trình sinh học (2008-2020) tại
trường THPT Hàm Rồng, khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức di truyền học
quần thể để giải các bài tập quy luật di truyền của học sinh đã mang lại những
kết quả rất khả quan.
+ Số học sinh hiểu bài và vận dụng giải bài tập có hiệu quả cao dần thể
hiện ở số lượng cũng như chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh tăng theo hàng năm,
số lượng cũng như điểm thi của học sinh khối B vào các trường đại học, cao
đẳng tăng.
+ Trong các năm học, khi luyện thi đại học (ĐH) năm 2012-2015 với các
bài tập trắc nghiệm và luyện thi học sinh giỏi (HSG) năm 2010-2011; 20132014; 2016-2017; 2017-2018; 2019 - 2020 với các bài tập tự luận vận dụng di
truyền quần thể để giải các bài tập quy luật di truyền, tôi chia đội tuyển và lớp
ôn thi đại học thành 2 nhóm, 1 nhóm thực nghiệm dạy theo hình thức phân dạng
bài tập vận dụng di truyền quần thể để giải các bài tập quy luật di truyền, 1
nhóm đối chứng không phân dạng bài tập vận dụng di truyền quần thể để giải
các bài tập quy luật di truyền cho đề tài của mình. Tôi đã thu được kết quả

sau:
Bài tập tự luận ôn thi HSG
Bài tập trắc nghiệm ôn thi ĐH
Kết quả
G
K
Tb
Y
G
K
Tb
Y
Lớp đối
20%
17%
53%
10%
12%
20%
40%
28%
chứng
Lớp thực
35%
30%
30%
5%
28%
32%
27%

13%
nghiệm
- Đối với bản thân: Rút ra được nhiều kinh nghiệm trong vận dụng kiến
thức tổng hợp để giải nhanh, chính xác một bài toán quy luật di truyền khó, lạ
trong việc hướng dẫn giải bài tập cho mỗi loại đối tượng học sinh. SKKN cũng
là tài liệu phục vụ bản thân trong công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi và
luyện thi THPT quốc gia.
- Đối với đồng nghiệp: SKKN góp một phần nhỏ bé cho đồng nghiệp trong
việc tìm tòi, tham khảo tài liệu trong giảng dạy.
- Đối với phong trào giáo dục trong nhà trường và ở địa phương: Giúp
các đối tượng học sinh (đặc biệt học sinh đang ôn thi HSG và thi ĐH) tự tin, bớt
lúng túng, say mê trong giải các bài toán sinh học hay và khó. Việc trình bày rõ
ràng các dạng bài tập và phương pháp giải cho từng dạng sẽ giúp học sinh có
khả năng tự học, tự giải quyết các bài tập trong các tài liệu tham khảo.

16


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận:
Sau khi phân dạng và xây dựng được phương pháp giảng dạy cho từng
dạng phù hợp với từng đối tượng học sinh tôi thấy tự tin hơn khi giúp các em
vận dụng kiến thức di truyền quần thể để giải nhanh các bài tập thuộc các quy
luật di truyền khác nhau, về phía học sinh các em cũng tỏ ra tự tin, bớt lúng túng
khi giải quyết các bài tập này sau khi được tiếp cận với hệ thống nội dung
phương pháp giải được nêu trong sáng kiến kinh nghiệm.
- Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa, đa dạng hơn nữa các cách giải nhanh bài
tập quy luật di truyền (đặc biệt là những bài tập có kết hợp nhiều quy luật di
truyền).

Đề tài của tôi trên đây có thể còn mang màu sắc chủ quan, chưa hoàn thiện,
do nhiều hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của các
thầy cô, các bạn đồng nghiệp để ngày càng hoàn thiện hơn.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 3 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN

Nguyễn Thị Hường

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh học phần đại cương, NXB Giáo dục .
2. Trần Bá Hoành (1996), Phát triển các phương pháp dạy học tích cực
trong bộ môn sinh học, NXB Giáo dục.
3. Trần Văn Hạo (Tổng Chủ biên): Đại số và giải tích 11. Nhà xuất bản giáo
dục- H2012.
4. Lê Hồng Điệp – Lê Đình Trung (2011), Nâng cao và phát triển sinh học,
NXB Giáo dục.
5. Ngô Văn Hưng, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Linh (2008), Bài tập chọn
lọc Sinh học 12, NXB Hà Nội.
6. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Như Hiền, Vũ Đức Lưu, Trịnh Đình Đạt, Chu Văn
Mẫn, Vũ Trung Tạng (2008), Sách giáo khoa Sinh học 12 nâng cao, NXB Giáo
dục.
7. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Như Hiền, Vũ Đức Lưu, Trịnh Đình Đạt, Chu Văn

Mẫn, Phạm Lê Phương Nga, Vũ Trung Tạng (2008), Sách giáo viên Sinh học
12 nâng cao, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn
(2008), Sách giáo khoa Sinh học 12, NXB Giáo dục.
10. Phạm Thị Trâm (2015), Chinh phục bài tập sinh học, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
11. Nguồn thông tin trên mạng (violet.vn; doc.com.vn; hocmai.vn).


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hường
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Hàm Rồng

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Một số phương pháp giải bài

2.

tập di truyền quần thể
Một số giải pháp giải các

3.


dạng bài tập hoán vị gen
Phương pháp giải các dạng
bài tập di truyền học người

4.

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Cấp Sở

B

2010 - 2011

Cấp Sở

B


2013 - 2014

Cấp Sở

B

2015 - 2016

C

2017 - 2018

phần phả hệ
Một số phương pháp giải các Cấp Sở
dạng bài tập giảm phân và
thụ tinh không có đột biến



×