Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Hệ thống bài tập định tính giải thích các hiện tượng thực tế chương sóng ánh sáng vật lí 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.38 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH GIẢI THÍCH CÁC HIỆN
TƯỢNG VẬT LÝ THỰC TẾ CHƯƠNG SÓNG ÁNH SÁNG
VẬT LÝ 12

Người thực hiện: Lại Thị Huệ
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật Lí

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
1.

MỞ ĐẦU………………………………………………………………...

1

1.1

Lý do chọn đề tài…………………………………………………………

1

1.2



Mục đích nghiên cứu……………………………………………………..

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………

2

2.

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……………………………..

2

2.1

Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm………………………………...

2

2.2


Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm……………

7

2.3

Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề…………………………………………………………………….
7
Hệ thống câu hỏi thực tế áp dụng cho từng bài học chương Sóng ánh sáng 7
Vật lý 12
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm thực tế áp dụng cho ôn tập chương Sóng ánh 11
sáng- Vật lý 12

2.3.
1
2.3.
2
2.4
3.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường…………………………………………
15
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………............
15

3.1


Kết luận…………………………………………………………………..

15

3.2

Kiến nghị…………………………………………………………………

16


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của nghành giáo dục là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo xác định "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;
bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh". Thực tiễn cuộc sống có vai trò vô cùng quan trọng trong
phát triển khả năng nhận thức và nhân cách của học sinh. Biết được thực tiễn cuộc
sống, trước mắt các em sẽ làm tốt các bài thi,bài kiểm tra có nội dung liên quan.
Quan trọng hơn, bước đầu các em có sự quan tâm đến những vấn đề, sự kiện diễn
ra trong thực tiễn xã hội, giúp các em có vốn sống ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường. Đó là phương pháp giáo dục tốt để các em từng bước hình thành và
phát triển nhân cách bền vững sau này. Vật lý là môn khoa học gắn liền với thực
tiễn. Vật lý có vai trò quan trọng trong kĩ thuật và có nhiều ứng dụng trong đời
sống của con người. Nó giúp con người hiểu biết về những bí ẩn của vũ trụ, giúp
giải thích nhiều hiện tượng trong tự nhiên. Trong quá trình dạy học vật lý giáo
viên phải dùng hệ thống bài tập để học sinh tiếp cận và vận dụng những kiến thức,
định luật vào giải thích hiện tượng trong đời sống. Bài tập vật lý có vai trò đặc biệt

quan trọng trong quá trình nhận thức của người học phát triển năng lực tư duy của
người học, giúp người học ôn tập đào sâu, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng,
kỹ xảo… Bài tập vật lý có nhiều dạng trong đó dạng bài tập mà giúp cho người
học dễ dàng nắm vững lý thuyết, định luật, định lý… và liên hệ với thực tế nhiều
nhất đó là bài tập thực tiễn. Tuy nhiên, bài tập thực tiễn vẫn không được sử dụng
rộng rãi trong quá trình dạy học vật lý ở phổ thông. Đa số các giáo viên dạy chỉ
quan tâm đến việc truyền thụ những lý thuyết, công thức cơ bản áp dụng vào tính
1


toán, giải bài tập giúp học sinh trong quá trình thi cử. Hầu hết các giáo viên chưa
thực sự quan tâm đúng mức thường xuyên tới việc làm rõ mối liên hệ giữa vật lý
học với thực tiễn cuộc sống . Hoặc nếu có liên hệ với thực tiễn thì chỉ đơn giản ở
các phương pháp dạy học diễn giải thuyết trình truyền thống, điều đó ảnh hưởng
không nhỏ tới việc các em học sinh vận dụng kiến thức đã học vào cuộc

sống lao
động, sản xuất, khám phá hiện tượng tự nhiên xung quanh, phát triển năng lực của
học sinh một cách toàn diện. Mặt khác, trong kiểm tra đánh giá, đa số còn mang
tính truyền thống bằng cách đưa ra các câu hỏi mang tính lý thuyết, công thức mà
vận dụng kiến thức trong thực tiễn, trong lao động sản xuất còn hạn chế. Qua quá
trình công tác tôi nhận thấy cho dù sách giáo khoa mới viết có hay, bài soạn của
giáo viên chuẩn bị có chu đáo mà học sinh không có hứng thú học bài, thì kết quả
dạy học của giáo viên cũng không được cao. Kết quả học tập chỉ đạt được tối đa
khi học sinh thực sự có hứng thú học môn học này . Đặc biệt trong vài năm trở lại
đây , đề thi THPT Quốc gia và cá đề thi khảo sát chất lượng của một số trường đã
bắt đầu đề cập tới nội dung liên quan tới việc ứng dụng các kiến thức khoa học
vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày.Vì những lí do trên mà tôi lựa chọn đề tài: “Hệ
thống bài tập định tính giải thích các hiện tượng vật lý thực tế chương SÓNG
ÁNH SÁNG - Vật lý lớp 12”

1.2. Mục đích nghiên cứu
Đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành và các nhiệm vụ trọng tâm của môn
học của tổ nhóm chuyên môn đề ra và những khó khăn còn tồn tại trong quá trình
dạy học nên tôi nghiên cứu và viết đề tài này.
Tôi hi vọng đây là tài liệu tham khảo ,hỗ trợ đối với giáo viên vận dụng trong
quá trình dạy học chương “ SÓNG ÁNH SÁNG” Vật lý 12. Kích thích giáo viên
tích cực tham gia vào việc biên soạn các chủ đề , phương pháp dạy học đạt hiệu
quả cao hơn để đem đến cho học sinh sự vận dụng hiệu quả các kiến thức đã học
vào giải thích các hiện tượng vật lý thực tiễn xung quanh,khám phá tự nhiên tăng
sức hút, tính ứng dụng của môn học, bài học thêm sinh động, tăng hiệu quả của
việc dạy và học, góp phần phát triển tư duy,phát triển năng lực học sinh; đồng thời
đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện của giáo dục trong các giai đoạn tiếp theo
và từ đó thêm yêu thích môn vật lý hơn nữa.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Các hiện tượng vật lý thực tế trong tự nhiên liên quan trực tiếp tới nội dung kiến
thức chương SÓNG ÁNH SÁNG thuộc chương trình Vật lý 12 cơ bản.
- Thông qua các kiến thức lý thuyết của phần này mà ta vận dụng hệ thống bài
tập định tính vào giải thích các hiện tượng vật lý thực tế tồn tại xung quanh cuộc
sống của chúng ta .Từ đó những học sinh lớp 12 có thêm sự hứng thú và cơ hội để
khám phá tự nhiên,khám phá tri thức,định hướng về môn học ,về nghề nghiệp yêu
thích sau này.
2


1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Tìm hiểu, đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu trên mạng internet, sách tham
khảo.
+ Tổng hợp từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và học hỏi kinh nghiệm giảng
dạy của các đồng nghiệp trong các đợt tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng thay sách
giáo khoa.

+ Lựa chọn các câu hỏi bài tập phù hợp với nội dung, kiến thức của đề tài.
+ Quan sát biểu hiện hứng thú của học sinh và sự linh hoạt của học sinh trong quá
trình lĩnh hội và khám phá tri thức.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thông qua nội dung kiến thức của từng bài học lý thuyết của chương SÓNG ÁNH
SÁNG - Vật lý 12 mà giáo viên giúp đỡ ,dẫn dắt ,định hướng cho học sinh vận
dụng kiến thức đã học ở ngay bài lý thuyết đó vào giải quyết tìm hiểu kĩ ,giải thích
khám phá các bài toán, câu hỏi thực tế. Nên ở phần nội dung này tôi dự kiến phân
loại câu hỏi bài tập áp dụng phù hợp mục đích cho từng nội dung bài học trong
chương SÓNG ÁNH SÁNG –Vật lý 12 cơ bản
2.1.1 Tán sắc ánh sáng.
* Sự tán sắc ánh sáng
Tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm sáng phức tạp thành các chùm sáng
đơn sắc.
* Ánh sáng đơn sắc, ánh sáng trắng
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. Mỗi ánh sáng
đơn sắc có một màu gọi là màu đơn sắc.
Mỗi màu đơn sắc trong mỗi môi trường có một bước sóng xác định.
Khi truyền qua các môi trường trong suốt khác nhau vận tốc của ánh sáng thay
đổi, bước sóng của ánh sáng thay đổi còn tần số của ánh sáng thì không thay đổi.
Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến
thiên liên tục từ đỏ đến tím.
Dải có màu như cầu vồng (có có vô số màu nhưng được chia thành 7 màu chính
là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) gọi là quang phổ của ánh sáng trắng.
Chiết suất của các chất lỏng trong suốt biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và
tăng dần từ màu đỏ đến màu tím.
* Ứng dụng của sự tán sắc ánh sáng
Hiện tượng tán sắc ánh sáng được dùng trong máy quang phổ để phân tích một
chùm sáng đa sắc, do các vật sáng phát ra, thành các thành phần đơn sắc.

3


Nhiều hiện tượng quang học trong khí quyển, như cầu vồng chẳng hạn xảy ra do
sự tán sắc ánh sáng. Đó là vì trước khi tới mắt ta, các tia sáng Mặt Trời đã bị khúc
xạ và phản xạ trong các giọt nước.
Hiện tượng tán sắc làm cho ảnh của một vật trong ánh sáng trắng qua thấu kính
không rỏ nét mà bị nhòe, lại bị viền màu sắc (gọi là hiện tượng sắc sai).
2.1.2 Nhiễu xạ ánh sáng – Giao thoa ánh sáng.
* Nhiễu xạ ánh sáng: Nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng truyền sai lệch với sự
truyền thẳng của ánh sáng khi đi qua lỗ nhỏ hoặc gặp vật cản. Hiện tượng nhiễu xạ
ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
* Hiện tượng giao thoa ánh sáng
Hai chùm sáng kết hợp là hai chùm phát ra ánh sáng có cùng tần số và cùng pha
hoặc có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
Khi hai chùm sáng kết hợp gặp nhau chúng sẽ giao thoa với nhau: Những chỗ hai
sóng gặp nhau mà cùng pha với nhau, chúng tăng cường lẫn nhau tạo thành các
vân sáng. Những chỗ hai sóng gặp nhau mà ngược pha với nhau, chúng triệt tiêu
nhau tạo thành các vân tối.
Nếu dùng ánh sáng trắng thì hệ thống vân giao thoa của các ánh sáng đơn sắc
khác nhau sẽ không trùng khít với nhau: ở chính giữa, vân sáng của các ánh sáng
đơn sắc khác nhau nằm trùng với nhau cho một vân sáng trắng gọi là vân trắng
chính giữa. Ở hai bên vân trắng chính giữa, các vân sáng khác của các sóng ánh
sáng đơn sắc khác nhau không trùng với nhau nữa, chúng nằm kề sát bên nhau và
cho những quang phổ có màu như ở cầu vồng.
Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm khẳng định ánh sáng
có tính chất sóng.
* Vị trí vân, khoảng vân
+ Vị trí vân sáng: xs = k; với k  Z.
+ Vị trí vân tối: xt = (2k + 1) ; với k  Z.

+ Khoảng vân là khoảng cách giữa 2 vân sáng (hoặc 2 vân tối) liên tiếp: i = . Giữa
n vân sáng liên tiếp có (n – 1) khoảng vân.
* Bước sóng và màu sắc ánh sáng
+ Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một bước sóng xác định. Màu ứng với mỗi
bước sóng của ánh sáng gọi là màu đơn sắc.
+ Mọi ánh sáng đơn sắc mà ta nhìn thấy đều có bước sóng trong chân không (hoặc
không khí) trong khoảng từ 0,38m (ánh sáng tím) đến 0,76m (ánh sáng đỏ).
+ Những màu chính trong quang phổ ánh sáng trắng (đỏ, cam, vàng, lục, lam,
chàm, tím) ứng với từng vùng có bước sóng lân cận nhau.
Bảng màu và bước sóng của ánh sáng trong chân không:
Màu
Đỏ
Cam
Vàng
Lục
Lam
Chàm
Tím
0,640 0,590 0,570 0,500 0,450 0,430 0,380
(m)
0,760
0,650
0,600
0,575
0,510
0,460
0,440
+ Ngoài các màu đơn sắc còn có các màu không đơn sắc là hỗn hợp của nhiều
màu đơn sắc với những tỉ lệ khác nhau.
2.1.3. Quang phổ.

* Máy quang phổ lăng kính
4


- Máy quang phổ là dụng cụ phân tích chùm sáng có nhiều thành phần thành
những thành phần đơn sắc khác nhau.
- Máy dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do
một nguồn phát ra.
- Máy quang phổ có ba bộ phận chính:
+ Ống chuẩn trực là bộ phận tạo ra chùm sáng song song.
+ Hệ tán sắc có tác dụng phân tích chùm tia song song thành nhiều chùm tia đơn
sắc song song.
+ Buồng ảnh dùng để quan sát hay chụp ảnh quang phổ.
- Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ lăng kính dựa trên hiện tượng tán sắc
ánh sáng.
* Quang phổ liên tục
- Quang phổ liên tục là một dải màu liên tục từ đỏ đến tím.
- Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn, phát
ra khi bị nung nóng.
- Quang phổ liên tục của các chất khác nhau ở cùng một nhiệt độ thì hoàn toàn
giống nhau và chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của chúng.
* Quang phổ vạch phát xạ
- Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách
nhau bởi những khoảng tối.
- Quang phổ vạch phát xạ do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp phát ra khi bị kích
thích bằng điện hay bằng nhiệt.
- Quang phổ vạch của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các
vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối giữa các vạch. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang
phổ vạch đặc trưng của nguyên tố đó. Ví dụ, trong quang phổ vạch phát xạ của
hiđrô, ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng là vạch đỏ, vạch lam, vạch

chàm và vạch tím.
- Phân tích quang phổ vạch, ta có thể xác định sự có mặt của các nguyên tố và cả
hàm lượng của chúng trong mẫu vật.
* Quang phổ hấp thụ
- Quang phổ hấp thụ là các vạch hay đám vạch tối trên nền của một quang phổ liên
tục.
- Quang phổ hấp thụ của chất lỏng và chất rắn chứa các đám vạch, mỗi đám gồm
nhiều vạch hấp thụ nối tiếp nhau một cách liên tục.
- Quang phổ hấp thụ của chất khí chỉ chứa các vạch hấp thụ và là đặc trưng cho
chất khí đó.
2.1.4. Tia hồng ngoại – Tia tử ngoại.
* Phát hiện tia hồng ngoại và tử ngoại
Ở ngoài quang phổ ánh sáng nhìn thấy được, ở cả hai đầu đỏ và tím, còn có
những bức xạ mà mắt không nhìn thấy, nhưng nhờ mối hàn của cặp nhiệt điện và
bột huỳnh quang mà ta phát hiện được. Các bức xạ đó gọi là tia hồng ngoại và tia
tử ngoại.
Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng.

5


Tia hồng ngoại và tia tử ngoại cũng tuân theo các định luật: truyền thẳng, phản
xạ, khúc xạ, và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông
thường.
* Tia hồng ngoại
- Các bức xạ không nhìn thấy có bước sóng dài hơn 0,76m đến khoảng vài
milimét được gọi là tia hồng ngoại.
- Mọi vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường đều phát ra tia hồng ngoại.
Nguồn phát tia hồng ngoại thông dụng là lò than, lò điện, đèn điện dây tóc.
- Tính chất:

+ Tính chất nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt: vật hấp thụ tia hồng
ngoại sẽ nóng lên.
+ Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học, có thể tác dụng
lên một số loại phim ảnh, như loại phim hồng ngoại dùng chụp ảnh ban đêm.
+ Tia hồng ngoại có thể điều biến được như sóng điện từ cao tần.
+ Tia hồng ngoại có thể gây ra hiệu ứng quang điện trong ở một số chất bán dẫn.
- Ứng dụng:
+ Tia hồng ngoại dùng để sấy khô, sưởi ấm.
+ Sử dụng tia hồng ngoại để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.
+ Tia hồng ngoại được dùng trong các bộ điều khiển từ xa để điều khiển hoạt
động của tivi, thiết bị nghe, nhìn, …
+ Tia hồng ngoại có nhiều ứng dụng đa dạng trong lĩnh vực quân sự: Tên lửa tự
động tìm mục tiêu dựa vào tia hồng ngoại do mục tiêu phát ra; camera hồng ngoại
dùng để chụp ảnh, quay phim ban đêm; ống nhòm hồng ngoại để quan sát ban
đêm.
* Tia tử ngoại
- Các bức xạ không nhìn thấy có bước sóng ngắn hơn 0,38 m đến cở vài nanômét
được gọi là tia tử ngoại.
- Nguồn phát: Những vật được nung nóng đến nhiệt độ cao (trên 2000 0C) đều phát
tia tử ngoại. Nguồn phát tia tử ngoại phổ biến hơn cả là đèn hơi thủy ngân và hồ
quang điện.
- Tính chất:
+ Tác dụng mạnh lên phim ảnh, làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác.
+ Kích thích sự phát quang của nhiều chất, có thể gây một số phản ứng quang hóa
và phản ứng hóa học.
+ Có một số tác dụng sinh lí: hủy diệt tế bào da, làm da rám nắng, làm hại mắt,
diệt khuẩn, diệt nấm mốc, …
+ Có thể gây ra hiện tượng quang điện.
+ Bị nước, thủy tinh… hấp thụ rất mạnh nhưng lại có thể truyền qua được thạch
anh.

- Sự hấp thụ tia tử ngoại:
Thủy tinh hấp thụ mạnh các tia tử ngoại. Thạch anh, nước và không khí đều trong
suốt với các tia có bước sóng trên 200 nm, và hấp thụ mạnh các tia có bước sóng
ngắn hơn.
6


Tầng ôzôn hấp thụ hầu hết các tia có bước sóng dưới 300 nm và là “tấm áo giáp”
bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi tác dụng hủy diệt của các tia tử
ngoại của Mặt Trời.
- Ứng dụng: Thường dùng để khử trùng nước, thực phẩm và dụng cụ y tế, dùng
chữa bệnh (như bệnh còi xương), để tìm vết nứt trên bề mặt kim loại, …
2.1.5. Tia X – Thang sóng điện từ.
* Tia X: Tia X là những sóng điện từ có bước sóng từ 10-11 m đến 10-8 m.
* Cách tạo ra tia X: Cho một chùm tia catôt – tức là một chùm electron có năng
lượng lớn – đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia X.
Có thể dùng ống Rơn-ghen hoặc ống Cu-lít-dơ để tạo ra tia X.
* Tính chất của tia X:
+ Tính chất đáng chú ý của tia X là khả năng đâm xuyên. Tia X xuyên qua được
giấy, vải, gổ, thậm chí cả kim loại nữa. Tia X dễ dàng đi xuyên qua tấm nhôm dày
vài cm, nhưng lại bị lớp chì vài mm chặn lại. Do đó người ta thường dùng chì để
làm các màn chắn tia X. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên
càng lớn; ta nói nó càng cứng.
+ Tia X có tác dụng mạnh lên phim ảnh, làm ion hóa không khí.
+ Tia X có tác dụng làm phát quang nhiều chất.
+ Tia X có thể gây ra hiện tượng quang điện ở hầu hết kim loại.
+ Tia X có tác dụng sinh lí mạnh: hủy diệt tế bào, diệt vi khuẩn, …
* Công dụng của tia X:
Tia X được sử dụng nhiều nhất để chiếu điện, chụp điện, để chẩn đoán hoặc tìm
chỗ xương gãy, mảnh kim loại trong người…, để chữa bệnh (chữa ung thư). Nó

còn được dùng trong công nghiệp để kiểm tra chất lượng các vật đúc, tìm các vết
nứt, các bọt khí bên trong các vật bằng kim loại; để kiểm tra hành lí của hành
khách đi máy bay, nghiên cứu cấu trúc vật rắn...
* Thang sóng điện từ:
- Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơnghen, tia
gamma là sóng điện từ. Các loại sóng điện từ đó được tạo ra bởi những cách rất
khác nhau, nhưng về bản chất thì thì chúng cũng chỉ là một và giữa chúng không
có một ranh giới nào rỏ rệt.
Tuy vậy, vì có tần số và bước sóng khác nhau, nên các sóng điện từ có những tính
chất rất khác nhau (có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy, có khả năng đâm xuyên
khác nhau, cách phát khác nhau). Các tia có bước sóng càng ngắn (tia X, tia
gamma) có tính chất đâm xuyên càng mạnh, dễ tác dụng lên kính ảnh, dễ làm phát
quang các chất và dễ ion hóa không khí. Trong khi đó, với các tia có bước sóng dài
ta dễ quan sát hiện tượng giao thoa.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Mặc dù nghành giáo dục liên tục tập huấn triển khai việc đổi mới phương
pháp dạy học ,phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Nhưng trong thực tế các tiết dạy
đa số các giáo viên dạy chỉ quan tâm đến việc truyền thụ những lý thuyết, công
thức cơ bản áp dụng vào tính toán, giải bài tập giúp học sinh trong quá trình thi cử.
Hầu hết các giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức thường xuyên tới việc làm
7


rõ mối liên hệ giữa vật lý học với thực tiễn cuộc sống . Hoặc nếu có liên hệ với
thực tiễn thì chỉ đơn giản ở các phương pháp dạy học diễn giải thuyết trình truyền
thống trên sách vở giáo điều, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc các em học
sinh vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống lao động, sản xuất, khám phá hiện
tượng tự nhiên xung quanh, phát triển năng lực của học sinh một cách toàn

diện.Học sinh chưa thấy được cái hay cái hấp dẫn thú vị ,cái ích lợi của môn vật
lý- một môn khoa học thực tiễn.
Để khắc phục dần thực trạng trên tôi xin cung cấp một lượng nhỏ “Hệ thống
bài tập định tính giải thích các hiện tượng vật lý thực tế trong chương Sóng
ánh sáng- Vật lý lớp12” nhằm cung cấp thêm một phần nào đó cho giáo viên tư
liệu phục vụ cho mục tiêu của quá trình giảng dạy cho từng tiết học.Để hệ thống
bài tập trên có thể sử dụng một cách hiệu quả yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu
để vận dụng một cách linh hoạt phù hợp mục đích mình đề ra.Giáo viên có thể
dùng nó làm bài tập đặt vấn đề ,cũng có thể dùng làm bài tập củng cố vận dụng
giải thích hoặc bài tập gợi mở kiến thức.
2.3
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề.
2.3.1 Hệ thống câu hỏi thực tế áp dụng cho từng bài học chương SÓNG
ÁNH SÁNG- Vật lý 12
Bài 24: TÁN SẮC ÁNH SÁNG.
Câu hỏi 1 : Tại sao trong giao thông, người ta chỉ thường dùng đèn màu đỏ để
báo hiệu nguy hiểm hoặc báo lệnh dừng xe mà không dùng các màu sắc
khác?
Trả lời:
Có hai lý do cơ bản
- Trong miền ánh sáng nhìn thấy , ánh sáng màu đỏ có bước sóng lớn nhất nên khi
truyền qua không khí nó ít bị tán xạ trong không khí bởi các hạt bụi … hơn là các
ánh sáng màu khác.Vì vậy ánh sáng đỏ đi trong không khí được xa hơn các màu
khác.
- Đứng từ xa nhìn một đèn màu, ta vẫn có thể nhìn thấy đèn sáng nhưng không
nhận ra được màu của nó mà phải lại gần mới nhận ra màu cảu đèn. Chỉ riêng màu
đỏ khi đứng từ xa ta trông thấy đèn đồng thời cũng trông thấy luôn màu đỏ của nó.
Màu đỏ là màu nhạy với dây thần kinh thị giác nhất.
Câu hỏi 2: Những ngày hè sau cơn mưa thường xuất hiện cầu vồng. Giải

thích hiện tượng này?
Trả lời: Sau cơn mưa trong không khí còn lơ lửng các giọt nước nhỏ li ti,ánh sáng
mặt trời (ánh sáng trắng) chiếu tới dưới một góc tới sẽ bị khúc xạ ,ló ra khỏi giọt
nước dưới góc lệch khác nhau gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng .Tia sáng bị
phân tích thành nhiều màu đơn sắc khác nhau .Đó chính là cầu vồng.
Câu hỏi 3: Dùng một đĩa tròn có thể quay quanh một trục đi qua trọng tâm,
dán các miếng giấy màu trên đĩa theo hình quạt tương ứng: đỏ, cam, vàng,
lục, lam, chàm, tím. Cho đĩa quay nhanh quay trục quay, ta quan sát trên đĩa
thấy có màu gì? Giải thích
8


Trả lời: Khi nhìn vào đĩa ở trạng thái đứng yên, ta phân biệt tốt các màu trên đĩa.
Cho đĩa quay nhanh do hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc mà ta thấy các màu ấy
chồng chất lên nhau gây cho ta cảm giác ánh sáng trắng
Câu hỏi 4: Kim cương là vật thể trong suốt với ánh sáng nhìn thấy.Như vậy
kim cương lẽ ra phải không màu như thủy tinh mới đúng nhưng trái lại kim
cương lại có nhiều màu lấp lánh, tại sao?
Trả lời: Sở dĩ kim cương có nhiều màu lấp lánh vì kim cương có chiết suất lớn(cỡ
2,4) nên nó có góc giới hạn nhỏ (khoảng 24 05’) và ánh sáng ban ngày có thể phản
xạ toàn phần thậm chí phản xạ nhiều laanfqua các mặt rong tinh thể kim cương rồi
mới ló ra ngoài.Lúc đó do hiện tượng tán sắc các màu của quang phổ ánh sáng
trắng được phân tán, vì thế trông kim cương ta thấy có rất nhiều màu sắc.
Bài 25: GIAO THOA ÁNH SÁNG.
Câu hỏi 5: Ban ngày khi quan sát bong bóng xà phòng hay những vết dầu
loang trên mặt nước, ta thấy những vân màu sặc sỡ. Tại sao có sự xuất hiện
của các vân màu này ?
Trả lời: Những vân màu sặc sỡ trên bong bóng hoặc trên vết dầu loang mặt nước,
thực chất là hình ảnh thu được của sự giao thoa ánh sáng trắng. Màng bong bóng
xà phòng là một lớp nước mỏng (cỡ phần nghìn milimet). Hai mặt của màng mỏng

này cùng phản xạ ánh sáng. Khi tia sáng phát ra thừ một điểm S, phản xạ trên mặt
của màng và rọi tới mắt vì màng rất mỏng nên đối với mặt các tia như là được xuất
phát từ cùng một điểm. Khi chúng được thủy tinh thể của mắt hội tụ lên võng mạc,
gặp nhau và giao thoa với nhau. Chùm ánh sáng rọi vào màng là chùm ánh sáng
trắng có đủ màu sắc nên chúng có màu sặc sỡ.
Câu hỏi 6: Làm thế nào để đo được bước sóng của ánh sáng trong thực tế?
Trả lời: Để đo bước sóng ánh sáng ta dựa vào thí nghiệm thí Yâng về giao thao
a.i
ánh sáng đơn sắc. Ta có công thức tính khoảng vân i = suy ra λ = D

Ta chỉ cần dùng thước đo khoảng vân i,đo khoảng cách a giữa 2 khe, đo khoảng
cách D giữa hai khe đến màn là xá định được λ
Câu hỏi 7: Trong thí nghiệm Yâng về giao thao ánh sáng đơn sắc,hệ thống
các vân sáng và vân tối nằm đối xứng nhau qua vân trung tâm.nếu đặt trước
một trong hai nguồn sáng một bản mỏng trong suốt có hai mặt song song thì
hệ thống vân có gì thay đổi không? Hãy giải thích?
Trả lời: Vẫn có giao thoa nên ta vẫn quan sát được hệ thống vân sáng và vân tối
nhưng hệ thống vân được dịch về phía có bản mỏng một đoạn x 0. Vì bản mỏng có
tác dụng làm chậm đường đi của một tia sáng.kết quả là làm cho hiệu quang trình
từ hai nguồn tới điểm khảo sát thay đổi nhưng nó vẫn là 2nguồn kết hợp.
Bài 26: CÁC LOẠI QUANG PHỔ .
Câu hỏi 8: Vì sao nhìn màu thép nóng chảy có thể biết lò luyện gang thép?
Trả lời: Lò luyện Gang Thép hắt ra các bước sóng ánh sáng bức xạ nhiệt còn gọi
là quang phổ liên tục. Mà đặc điểm cơ bản của quang phổ liên tục là phụ thuộc vào
nhiệt độ. Với mỗi nhiệt độ khác nhau vùng quang phổ hiển thị với màu sắc khác
9


nhau. Nên nhìn và màu sắc của lò luyện ta có thể xác định được nhiệt độ của lò
luyện.

Câu hỏi 9: Chưa có ai một lần nào từ Trái Đất “đổ bộ” lên Mặt Trời, thế
nhưng tại sao người ta lại biết trên Mặt Trời có một số nguyên tố hóa học như
Hidro, Heli, Sắt,… Giải thích?
Trả lời: Tâm của Mặt Trời phát ra ánh sáng có quang phổ liên tục nhưng ánh sáng
đó khi tới Trái Đất đã đi qua sắc cầu(Khí quyển Mặt Trời) và bị hấp thụ mất một
số màu đơn sắc. Quang phổ Mặt Trời có những vạch tối nằm trên nền một quang
phổ liên tục. Trong những vạch tối này có những vạch ứng với vị trí đặc trưng của
quang phổ vạch hấp thụ của khí hidro, heli, sắt,…
Câu hỏi 10: Khi quan sát tia lửa phóng giữa hai điện cực người ta có thể xác
định thành phần hóa học của các hợp kim làm điện cực được không? Nếu
được thì làm bằng cách nào?
Trả lời: Tia lửa điện có thể làm cho hợp kim dùng làm các điện cực bốc hơi và
phát sáng ở áp suất thường. Nếu cho ánh sáng này qua máy quang phổ, ta sẽ thấy
một quang phổ vạch của nó. Vì mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi
nóng sáng dưới áp suất bình thường sẽ cho một quang phổ vạch đặc trưng cho
nguyên tố đó. Chính vì vậy mà ta có thể xác định được thành phần hóa học của
hợp kim làm điện cực.
Câu hỏi 11: Quang phổ của Mặt Trời và của các ngôi sao mà ta thu được ở
Trái Đất là loại quang phổ gì?
Trả lời: Quang phổ của Mặt Trời và của các ngôi sao mà ta thu được ở Trái Đất là
loại quang phổ hấp thụ vì ánh sáng phát ra từ phần lõi của chúng tạo ra quang phổ
liên tục rồi đi qua lớp khí quyển Mặt Trời có nhiệt độ thấp hơn để ra ngoài đã bị
hấp thụ mất một số màu đơn sắc, do đó ta thu được quang phổ hấp thụ.
Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI .
Câu hỏi 12 :Vì sao Camera hồng ngoại được mệnh danh là “Vệ sĩ bóng
đêm”?
Trả lời: Camera là một thiết bị ghi lại các hình ảnh.Có thể nói camera hồng
ngoại là camera sở hữu tất cả các tính năng như một camera thường nhưng được
tích hợp thêm các đèn hồng ngoại (infrared LED) và một cảm biến ánh sáng (light
sensor).

Khi camera hoạt động trong môi trường thiếu sáng hoặc khi trời tối cảm biến ánh
sáng sẽ nhận ra và tự động bật tia hồng ngoại để giúp camera có thể quan sát được
trong môi trường bóng tối.Nếu bạn đã từng nhìn vào mặt trước của Camera hồng
ngoại , bạn có thể thấy bao phủ xung quanh thấu kính của Camera là một đèn LED
nhỏ màu đỏ. Đây chính là nguồn phát ánh sáng hồng ngoại. Hồng ngoại- được
hiểu đơn giản là tia bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn so với ánh sáng khả kiến,
nhưng lại có bước sóng ngắn hơn so với tia bức xạ vi ba và có thể phát nhiệt. Cái
tên “hồng ngoại” xuất phát từ màu sắc khi tia hồng ngoại phát ra ánh sáng màu
hồng nhưng lại khó có thể quan sát được bằng mắt thường hình ảnh được ghi lại
10


mặc dù là hình ảnh trắng đen nhưng lại rất rõ ràng, giúp nâng cao hiệu quả giám
sát an ninh về đêm hay những môi trường có ánh sáng kém.
Câu hỏi 13: Vì sao trong các trang trại gà vào mùa đông người ta thường
thắp thêm nhiều bóng đèn sợi đốt?
Trả lời: Vì khi mùa đông nhiệt độ môi trường thường xuống khá thấp,gà dễ bị
ốm ,chết .Để năng cao nhiệt độ cho chuồng gà người ta thường thắp thêm nhiều
bóng đèn sợi đốt vì bóng đèn sợi đốt là nguồn phát tia hồng ngoại mà tia hồng
ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh.
Câu hỏi 14: Quan sát những người thợ hàn điện, khi làm việc họ thường dùng
mặt nạ có tấm kính để che mặt, vì sao họ lại dùng tấm kính ấy?
Trả lời: Ánh lửa phát ra khi hàn điện(Hồ quang điện) có rất nhiều tai tử ngoại.
Tia tử ngoại lại có tác dụng hóa học rất mạnh, có thể hủy diệt tế bào da, tế bào
võng mạc. Tấm kính tím có tác dụng hấp thụ (Chặn hết tia tử ngoại) làm cho da
mặt không bị tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại và làm giảm độ chói của nguồn
sáng để người công nhân không bị lóa mắt.
Câu hỏi 15: Trong các phòng điều trị vật lý trị liệu của các Bệnh viện người
ta thường trang bị một số bóng đèn dây tóc Vonfram có cong suất từ 250W
đến 1000W. Người ta dùng những bóng đèn này để làm gì?

Trả lời: Những bóng đèn dây tóc Vonfram có công suất từ 250W đến 1000W là
những nguồn phát tia hồng ngoại. Người ta sử dụng tác dụng nhiệt của tia hồng
ngoại do chúng phát ra trong việc chữa bệnh có tác dụng lưu thông máu tốt làm
giảm đau.
Câu hỏi 16: Khi chế tạo xong các bàn “Máp” ( loại bàn có mặt phẳng rất
chính xác), người ta thường kiểm tra bằng cách bôi lên mặt một lớp bột phát
quang rất mịn rồi chiếu tia tử ngoại lên nó. Làm như vậy có tác dụng gì ?
Trả lời: Tia tử ngoại là một bức xạ điện từ có tác dụng làm phát quang một số
chất. Khi xoa lớp bột phát quang lên bề mặt sản phẩm, Nếu bề mặt sản phẩm có
vết nứt thì bột phát quang sẽ chui vào các vết nứt đó. Dùng tia tử ngoại chiếu lên
lớp bột, sự phát sáng của lớp bột trong các kẽ giúp người ta phát hiện và sửa chữa
các vết nứt kịp thời.
Câu hỏi 17: Những người làm nghề nấu thủy tinh cho biết nếu thường xuyên
nhìn vào lò lửa, mắt có thể bị mờ. Hãy giải thích nguyên nhân tại sao ?
Trả lời: Các lò lửa là những nguồn bức xạ tia hồng ngoại, tử ngoại rất mạnh.
Những vật hấp thụ mạnh tia hồng ngoại thì sẽ nóng lên rất nhanh, trong đó có
nước. Thành phần cấu tạo của mắt có tỉ lệ nước rất lớn, do đó làm việc gaanf lò
lửa lâu ngày thường mắc bệnh mờ mắt. Cộng với việc hấp thụ tia tử ngoại làm hủy
diệt tế bào võng mạc thủy tinh thể bị đục dần. Để bảo vệ mắt, những người thường
xuyên tiếp xúc với lò nóng cần đeo kính chống tia tử ngoại, hồng ngoại.
Bài 28: TIA X.
Câu hỏi 18: Nhờ có tác dụng gì mà tia X được dùng để chiếu điện và chụp
điện?.
11


Trả lời: Nhờ 2 tác dụng cơ bản: Tác dụng lên phim ảnh và khả năng đâm xuyên
mạnh.
Câu hỏi 19: lớp cửa bảo vệ bên ngoài phòng chụp X-quang thường được làm
bằng vỏ bọc chì. Giải thích việc làm đó ?

Trả lời: Tia X có khả năng đâm xuyên rất tốt nhưng lại bị chặn bởi lớp chỉ chì dày
vài milimet. Việc lớp cửa bảo vệ bên ngoài phòng chụp X-quang thường được làm
bằng vỏ bọc chì để chặn không cho tia X phát tán ra ngoài.
Câu hỏi 20: Trong y học để chiếu chụp điện ngươi ta dùng loại tia Rơnghen
có bước sóng cỡ bao nhiêu?
Trả lời: Trong y học để chiếu chụp điện ngươi ta dùng tia Rơnnghen cứng có bước
sóng λ < 10-10 m vì tia này có khả năng đâm xuyên tốt hơn tia mềm và đồng nghĩa
với việc ít bị cơ thể hấp thụ hơn. Bởi nếu cơ thể hấp thụ tia Rownghen thì srx gây
ra một số tác dụng không có lợi cho sức khỏe như gây tác dụng nhiệt làm nóng,tác
dụng sinh lý hủy diệt tế bào….
2.3.2 Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm thực tế áp dụng cho ôn tập chương
SÓNG ÁNH SÁNG- Vật lý 12
Câu 1 Trong các trường hợp sau, trường hợp nào sẽ cho quang phổ hấp thụ
A. Quang phổ do bóng đèn dây tóc phát ra
B. Quang phổ do một khối sắt nung đỏ phát ra.
C. Quang phổ do một đèn khí hiđrô ở áp suất thấp phát ra.
D. Quang phổ của Mặt trời thu được trên Trái đất.
Câu 2: Dây tóc bóng đèn sợi đốt thường có nhiệt độ 2200oC đặt trong bình khí trơ
có áp suất thấp. Ngồi trong buồng chiếu sáng bằng đèn sợi đốt, ta hoàn toàn không
bị nguy hiểm do tác dụng của tia tử ngoại là vì
A. khí trơ có tác dụng chặn tia tử ngoại.
B. ở nhiệt độ 2200 0C dây tóc chưa phát ra tia tử ngoại.
C. mật độ khí trong bóng đèn quá loãng nên tia tử ngoại không truyền qua được.
D. vỏ thuỷ tinh của bóng đèn hấp thụ hầu hết tia
tử ngoại do dây tóc phát ra.
Câu 3: Trên áo của các chị lao công trên đường thường có những đường kẻ to bản
nằm ngang màu vàng hoặc màu xanh lục để đảm bảo an toàn cho họ khi làm việc
ban đêm. Những đường kẻ đó làm bằng

A. vật liệu phản quang.

C. vật liệu bán dẫn.

B. chất phát quang.
D. vật liệu laze.

12


Câu 4: Một chiếc lò vi sóng có thể nấu chín thức ăn nhanh hơn lò nướng thông
thường vì nó làm nóng cả bên trong và bên ngoài thực phẩm cùng một lúc. Sóng
mà lò này sử dụng
A. tia hồng ngoại
B. sóng siêu âm
C. sóng vô tuyến cực ngắn
D. tia tử ngoại.
Câu 5: Quan sát các thợ hàn điện người ta thấy họ sử dụng những chiếc mặt nạ có
kính tím để che mặt. Họ làm như vậy để:
A. Chống bức xạ nhiệt làm hỏng da mặt.
B. Chống tia hồng ngoại làm hỏng mắt.
C. Ngăn chặn tia X chiếu tới mắt làm hỏng mắt.
D. Chống cho da tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại và chống lóa mắt.
Câu 6: Trong một số máy lọc nước RO, có một bộ phận mà khi nước chảy qua, nó
sẽ phát ra một loại tia có thể diệt được 99% vi khuẩn (theo quảng cáo). Đó là tia

A. hồng ngoại

B. tử ngoại

C. X


D. Gama

Câu 7: Trong y học tia X dùng để chụp phim,
chuẩn đoán bệnh là dựa vào tính chất
A. đâm xuyên và phát quang.
B.phát quang và tác dụng lên kính ảnh.
C. đâm xuyên và tác dụng lên kính ảnh
D. đâm xuyên và tác dụng sinh lí.
Câu 8. Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: Hồ quang điện, lò sưởi điện, lò vi
sóng, bếp từ thì nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là:

A. Hồ quang điện.
B. Lò sưởi điện. C. Lò vi sóng.
D. Bếp từ.
Câu 9: Trong một số phòng điều trị vật lí trị liệu ở bệnh viện có sử dụng bóng đèn
dây tóc bằng vonfram công suất khá lớn . Bóng đèn này là nguồn

13


A. phát ra tia X để chiếu điện, chụp điện.
B. phát ra tia tử ngoại để chữa bệnh còi xương.
C. phát ra tia hồng ngoại để diệt khuẩn ngoài da.
D. phát tia hồng ngoại để sưởi ấm cho máu lưu thông được tốt.
Câu 10: Máy đo thân nhiệt từ xa được đặt ở các sân bay để kiểm tra nhiệt độ cơ
thể của hành khách sử dụng

A. tia hồng ngoại
B. tia laze
C. tia X

D. ánh sáng nhìn thấy
Câu 11: Để kiểm tra hành lí của hành khách trước khi lên máy bay, người ta dùng
tia

A. cực tím
B. gama
C. laze
D. Rơnghen
Câu 12: Để đo bước sóng của bức xạ đơn sắc trong thí nghiệm giao thoa khe Y
âng, ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là
A. thước
B. cân
C. nhiệt kế
D. đồng hồ
Câu 13: Quang phổ vạch phát xạ do chất nào dưới đây bị nung nóng phát ra?
A. Chất rắn.
B.Chất lỏng.
C.Chất khí ở áp suất thấp.
D.Chất khí ở áp suất cao.
Câu 14: Quang phổ liên tục dùng để:
14


A. Xác định thành phần cấu tạo của nguồn phát.
B. Xác định nhiệt độ của nguồn phát.
C. Xác định màu sắc của nguồn phát.
D. Xác định khối lượng, kích thước của nguồn phát
Câu 15. Sắp xếp Đúng thứ tự của các tia theo sự tăng dần của bước sóng trên
thang sóng điện từ
A. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia tử ngoại.

B. Tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia hồng ngoại.
C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia X.
D. Tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, sóng vô tuyến
Câu 16: Chọn câu trả lời sai khi nói về tia X:
A.Tia X có khả năng Ion hóa không khí.
B.Tia X có thể chữa bệnh còi xương.
C.Tia X có tác dụng làm phát quang nhiều chất
D.Tia X có khả năng đâm xuyên mạnh.
Câu 17: Trong các nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim, có lắp máy sấy tay cảm
ứng trong nhà vệ sinh. Khi người sử dụng đưa tay vào vùng cảm ứng, thiết bị sẽ
tự động sấy để làm khô tay và ngắt khi người sử dụng đưa tay ra. Máy sấy tay này
hoạt động dựa trên
A. cảm ứng tia tử ngoại phát ra từ bàn tay.
B. cảm ứng độ ẩm của bàn tay.
C. cảm ứng tia hồng ngoại phát ra từ bàn tay.
D. cảm ứng tia X phát ra từ bàn tay.
Câu 18:
Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân
không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng
trên, ánh sáng này có
A. màu tím và tần số f.
B. màu cam và tần số 1,5f.
C. màu cam và tần số f.
D. màu tím và tần số 1,5f.
Câu 19: Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất
khỏi bị tác dụng hủy diệt của
A. tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.
B. tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời.
C. tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời.
D. tia hồng ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.

Câu 20: Thanh sắt và thanh niken tách rời nhau được nung nóng đến cùng nhiệt
độ 1200°C thì phát ra
A. hai quang phổ vạch không giống nhau.
B. hai quang phổ vạch giống nhau.
C. hai quang phổ liên tục không giống nhau.
D.hai quang phổ liên tục giống
nhau.

15


2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
- Riêng bản thân tôi nhờ vận dụng “Hệ thống bài tập định tính giải thích các
hiện tượng vật lý thực tế chương Sóng ánh sáng –Vật lý 12”kết hợp với nhiều
phương pháp khác, tôi đã đạt được một số kết quả nhất định.Học sinh trở nên thích
học vật lí hơn, thích những giờ dạy của tôi nhiều hơn, thậm chí có cả những học
sinh đã về nhà tự quan sát và tái tạo lại hiện tượng thực tế bởi xung quanh ta có vô
vàn câu hỏi vì sao cần những lời giải đáp thỏa đáng.Trong giờ học, tôi đã kết hợp
hài hoà trong phong cách dạy của mình có thể làm cho giờ học mang không khí rất
thoải mái, nhưng khả năng tiếp thu bài cũng rất tốt. Thời gian giành cho vấn đề
này là không nhiều nên cần phụ thuộc vào người dạy cần phải linh hoạt và khéo
léo vận dụng một cách hiệu quả, có thể câu hỏi thực tế tung ra để dẫn dắt vào vấn
đề nội dung cần nghiên cứu,có thể câu hỏi thực tế nêu lên cần để các em vận dụng
nội dung đã học để áp dụng giải thích…
- Trong các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn tôi cũng có chia sẻ trao đổi
với các đồng nghiệp về nội dung vật lý thực tiễn ở tất cả các khối lớp, được các
đồng nghiệp vận dụng rất hiệu quả và đặc biệt là trong buổi “Ngoại khóa Vật lý”
diễn ra tại trường tôi thì hệ thống các câu hỏi Vật lý thực tế làm các em rất thích
thú hào hứng.

Học sinh trường tôi không chỉ các học sinh theo khối tự nhiên mà kể cả các
học sinh theo khối xã hội thi đua nhau nhiệt tình tham gia vào các buổi ngoại khóa
vật lý.Các em cảm thấy mình thêm tự tin chiếm lĩnh, giải quyết các vấn đề “Vì
sao?” xung quanh mà không phải ai cũng biết.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Bài tập định tính nói chung thường đề cập đến một hiện tượng vật lí xảy ra
trong đời sống, tự nhiên và kỹ thuật.Tuy nhiên mỗi một hiện tượng vật lý luôn
chịu sự chia phối bời nhiều định luật và các quá trình diễn ra rất phức tạp. Thông
qua bài tập định tính bản chất vật lý được nêu bật lên. Giải bài tập định tính giúp
học sinh nhìn nhận đúng đắn về sự vật và hiện tượng xung quanh. Từ bài tập định
tính phát hiện bản chất vật lí của vấn đề, liên hệ hiện tượng đã cho với một hoặc
một số định luật, khái niệm và thuyết vật lí để tìm mối liên hệ giữa chúng bằng
cách phân tích hiện tượng phức tạp ra nhiều hiện hiện tượng nhỏ đơn giản. Khi
nhìn nhận khảo sát một hiện tượng phải đặt chúng vào những trường hợp riêng lẽ,
chịu sự chia phối của những định luật cơ bản nhất định đã có từ đó rút ra kết luận
và so sánh với kết quả vốn có của hiện tượng
Trong phạm vi và thời lượng không cho phép tôi chỉ xin đưa ra một phần nhỏ tư
liệu với số lượng bài tập câu hỏi thực tế còn khiêm tốn rất mong góp một phần hỗ
trợ quá trình dạy học phần “Sóng ánh sáng” của vật lý lớp 12 nói riêng và bộ môn
vật lý nói chung ngày càng có kết quả cao hơn,tạo được sự hứng thú yêu thích bộ
môn Vật lý hơn.

16


Người viết rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, của bạn bè và
đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn, thực sự có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn.
3.2. Kiến nghị

* Để mang lại hiệu quả tốt hơn cho tiết dạy vật lý 12 nói riêng và bộ môn vật lý
nói chung giáo viên chúng ta phải chịu khó tìm tòi soạn thảo và vận dụng hệ thống
câu hỏi Vật lý thực tế thật linh hoạt nên :
- Sử dụng các bài tập định tính để xây dựng các tình huống có vấn đề trong dạy
học.
- Sử dụng các bài tập định tính để củng cố, đào sâu kiến thức hoặc giao nhiệm vụ
cho học sinh.
* Các tổ nhóm chuyên môn cần tổ chức các buổi chuyên đề hội thảo để trao đổi
chia sẽ , biên soạn và nghiên cứu để bổ xung vào tài liệu dạy và học môn vật lý.
XÁC NHẬNCỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 06 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến

Lại Thị Huệ

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT, Vật lí 12, NXB Giáo dục, 2006.
2. Lương Duyên Bình (Chủ biên), Bài tập Vật lí 12, NXB Giáo dục, 2006.
3.Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế Vật lí 12, NXB
Giáo dục, 2001.
4. Hàn Khởi Đức (Tổng chủ biên),“Mười vạn câu hỏi vì sao Vật lý ”, Nxb Giáo
dục Việt Nam-2017.
5. Lương Duyên Bình (Chủ biên), Sách giáo viên Vật lí 12, NXB Giáo dục, 2006.

6. Một số nguồn trên internet.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C
TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lại Thị Huệ
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên tổ Vật Lý – Công nghệ
Trường THPT Hàm Rồng

TT

1.
1

Tên đề tài SKKN

“Hệ thống bài tập
định tính giải thích
các hiện tượng vật lý
thực tế trong phần
Nhiệt học - Vật lý
lớp10”

Kết quả
Cấp đánh
đánh
Năm học
giá xếp loại giá xếp

đánh giá xếp
(Phòng, Sở, loại (A,
loại
Tỉnh...)
B, hoặc
C)
Cấp Sở
C
2017-2018



×