Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Dạy đọc hiểu văn xuôi hiện thực phê phán lớp 11 theo hướng phát triển năng lực phẩm chất của học sinh ở trường THPT hàm rồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.56 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY ĐỌC HIỂU BÀI “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA”
(TRÍCH “SỐ ĐỎ” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG)
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHẨM CHẤT
HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

Người thực hiện: Lê Hồng Phong
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
Tiêu đề
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN

Trang
1
1
1


2
2
2

2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.2. THỰC TRẠNG
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG
2.4. GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM
2.5. THỰC NGHIỆM
2.6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3
3
6
8
12
19
19

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
3.2. KIẾN NGHỊ

20
20
21

TÀI LIỆU THAM KHÁO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI ĐÃ ĐẠT GIẢI



1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của
mỗi giáo viên trong những năm gần đây. Bởi vì có đổi mới về phương pháp học sinh
mới có thể tích cực chủ động trong giờ học, giáo viên tránh rơi vào việc truyền đạt kiến
thức thụ động, giờ học mới bớt cảm giác nhàm chán đơn điệu
Trong vài năm trở lại đây, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực, phẩm chất người học đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành
giáo dục, được triển khai ở tất cả các cấp học, từ Tiểu học, THCS đến THPT.
Yêu cầu trên càng trở nên cấp thiết và có ý nghĩa sâu sắc khi mà tình trạng học
sinh chán văn, quay lưng lại với môn Ngữ văn ngày càng nhiều. Nếu có học sinh có
tích cực học môn Văn thì lại chủ yếu hướng vào mục đích đạt điểm cao trong thi cử,
khiến cho mục đích dạy học môn Văn trở nên xa rời thực tiễn, đánh mất ý nghĩa nhân
văn sâu sắc của nó. Hậu quả là học sinh ngày càng cùn mòn về năng lực thẩm mỹ, tư
duy ngôn ngữ và không phát triển được các năng lực, phẩm chất liên quan tới bộ môn.
Việc dạy- học văn xuôi hiện đại nói chung, bài “Hạnh phúc của một tang gia” (Trích
“Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, Ngữ văn 11, Tập 1) nói riêng trong mấy năm gần đây
tuy có nhiều đổi mới nhưng vẫn chưa thực tiếp cận định hướng phát triển năng lực đọc
của người đọc, chưa có nhiều chuyển biến đáng kể về phương pháp.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Từ những cơ sở lí luận và thực thiễn như trên, tôi đã quyết định chọn đề tài “DẠY
ĐỌC-HIỂU BÀI “HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA” (TRÍCH “SỐ ĐỎ” CỦA
VŨ TRỌNG PHỤNG) THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT
HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG” với những mục đích cơ bản sau:
- Đóng góp thêm một số quan niệm, ý kiến của mình về phương hướng tiếp cận và tổ
chức dạy- học phân môn Đọc- hiểu trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông
nhằm nâng cao hơn chất lượng dạy- học các văn bản tự sự, văn xuôi hiện thực phê
phán nói chung.



- Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để các giáo viên trau dồi, nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn, trao đổi, sẻ chia kinh nghiệm giảng dạy phần Tự sự trong chương trình theo
hướng đổi mới, từ chú trọng cung cấp kiến thức sang chú trọng phát triển năng lực,
phẩm chất người học, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Phạm vi khảo sát của đề tài mới dừng lại ở 1 bài thuộc mảng Văn học hiện thực:
Hạnh phúc của một tang gia (Trích “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng), thuộc chương trình
Ngữ văn 11.
- Đối tượng khảo sát của đề tài là 3 lớp thuộc khối 11, trường THPT Hàm Rồng.
- Nếu có cơ hội được trở lại chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu cả mảng Văn
xuôi hiện đại, khảo sát cả khối ở nhiều trường, nhiều địa phương khác nhau.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu, thai nghén vấn đề trong thực tiễn dạy học từ năm 2018->2019,
bắt tay vào nghiên cứu từ khi đăng kí đề tài tháng 9/2019 đến tháng 6/2020
- Địa điểm:
+ Tích luỹ tư liệu, thiết kế giáo án tại nhà và tại Thư viện Trường THPT Hàm Rồng Tp Thanh Hóa
+ Thể nghiệm giáo án ở các lớp như lớp 11A3, 11A8, 11A11, năm học 2019-2020
- Tổng hợp đánh giá, phân loại và rút ra kết luận.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Về mặt lí luận:
+ Qua đề tài, người viết tổng kết lại những đặc điểm cơ bản của việc dạy-học văn xuôi
hiện đại theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, đặc biệt là văn xuôi hiện
thực phê phán 1930-1945, trích đoạn “Hạnh phúc của một tang gia” (Vũ Trọng Phụng).
+ Đóng góp một số ý kiến lý luận về phương pháp dạy-học phân môn này ở trường
THPT.
- Về mặt thực tiễn:
+ Đề tài nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học văn xuôi nói



chung, văn xuôi hiện thực nói riêng. Đặc biệt ở bài Hạnh phúc của một tang gia (Vũ
Trọng Phụng).
+ Đề tài đưa ra một giáo án cụ thể theo một tiến trình đó có sự thể nghiệm để giúp
giáo viên làm một tư liệu tham khảo cho việc giảng dạy phân môn đọc-hiểu nói chung,
đọc hiểu truyện nói riêng theo hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
triển năng lực và phẩm chất của người học.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đổi mới dạy-học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh là xu
thế tất yếu. Chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trình giáo dục
“định hướng nội dung” dạy học hay “định hướng đầu vào” (điều khiển đầu vào). Đặc
điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ
hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy
học. Những nội dung của các môn học này dựa trên các khoa học chuyên ngành tương
ứng. Người ta chú trọng việc trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học khách
quan về nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ưu thế của hướng dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh là giáo dục
định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục
tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức
trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các
tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của
người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng
năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối
cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc “điều
khiển đầu vào” sang “điều khiển đầu ra”, tức là kết quả học tập của học sinh.
Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiện quản lý



chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học
sinh.
Sau đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng
nội dung và chương trình định hướng năng lực:

Mục tiêu

Chương trình

Chương trình

định hướng nội dung

định hướng năng lực

Mục tiêu dạy học được mô
tả không chi tiết và không
nhất thiết phải quan sát,
đánh giá được.

Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi
tiết và có thể quan sát, đánh giá được;
thể hiện được mức độ tiến bộ của học
sinh một cách liên tục.

Nội dung Việc lựa chọn nội dung dựa
giáo dục vào các khoa học chuyên
môn, không gắn với các tình
huống thực tiễn. Nội dung
được quy định chi tiết trong

chương trình.

Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được
kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình
huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định
những nội dung chính, không quy định chi
tiết.

Phương
pháp

- Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ
trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri
thức. Chú trọng sự phát triển khả năng
giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp…

giáo dục

dạy học

Giáo viên là người truyền thụ
tri thức, là trung tâm của quá
trình dạy học. Học sinh tiếp
thu thụ động những tri thức
được quy định sẵn.

- Chú trọng sử dụng các quan điểm,
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực;
các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực
hành


Hình
Chủ yếu dạy học lý thuyết Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý
thức dạy trên lớp học.
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
học
cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học
Đánh giá Tiêu chí đánh giá được xây Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có
kết quả dựng chủ yếu dựa trên sự ghi tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập,


học tập nhớ và tái hiện nội dung đã chú trọng khả năng vận dụng trong các tình
của học học.
huống thực tiễn.
sinh
Ngữ văn là môn học công cụ, mang tính nhân văn. Vì vậy yêu cầu đổi mới dạy
học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực là tất yếu. Các đặc trưng này thể hiện qua
những mục tiêu cơ bản của nó và cách tiếp cận những mục tiêu đó. Môn Ngữ văn giúp
HS phát triển các năng lực và phẩm chất tổng quát và đặc thù, góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông nói chung. Năng lực tư duy, năng lực tưởng
tượng và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự học là những năng lực tổng quát, liên
quan đến nhiều môn học. Năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ mà chủ yếu
là cảm thụ văn học là những năng lực đặc thù, trong đó năng lực sử dụng ngôn ngữ để
giao tiếp và tư duy đóng vai trò hết sức quan trọng trong học tập của HS và công việc
của các em trong tương lai, giúp các em nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời với
quá trình giúp HS phát triển các năng lực tổng quát và đặc thù, môn Ngữ văn có sứ
mạng giáo dục tình cảm và nhân cách cho người học.
Thực tế phần Đọc- hiểu văn xuôi hiện đại là trọng tâm chương trình Ngữ văn lớp

11, học kì 1, có vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thực hiện nhiệm vụ trọng yếu là
cung cấp tri thức hữu ích về bức tranh hiện thực xã hội và hiện thực văn học, rèn năng
lực đọc hiểu văn bản văn xuôi nghệ thuật và các loại năng lực đặcthù của môn ngữ văn
cho học sinh. Văn xuôi hiện thực trong chương trình THPT có ý sự kế thừa và nâng cao
so với chương trình cấp THCS:
Văn xuôi hiện thực trong chương trình

Văn xuôi hiện thực trong chương

Ngữ Văn THCS
trình Ngữ Văn THPT
Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn), Ngữ Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)
Văn 7
Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)
Tức nước vỡ bờ, trích Tắt đèn (Ngô Tất Hạnh phúc của một tang gia, trích Số
Tố) Ngữ văn 8
đỏ (Vũ Trọng Phụng)
Trong lòng mẹ, trích Những ngày thơ ấu Chí Phèo (Nam Cao)
(Nguyên Hồng), Ngữ văn 8
Lão Hạc (Nam Cao) Ngữ Văn 8

Đời thừa (Nam Cao)
Tinh thần thể dục (Nguyễn Công
Hoan)


Số lượng: 04 văn bản

Số lượng: 06 văn bản


Như vậy, trong chương trình phổ thông, mảng văn xuôi hiện thực chiếm số
lượng lớn trong phân môn đọc hiểu, có nhiệm vụ quan trọng: Cung cấp tri thức giúp
học sinh hiểu về một trào lưu văn học xuất hiện trong thời kỳ phức tạp của lịch sử dân
tộc. Mặt khác, còn giúp các em biết thêm về đội ngũ nhà văn đã định hình thành những
phong cách lớn và những sáng tác của họ thực sự là thành tựu của nền văn học Việt
Nam thế kỷ XX.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Trong quá trình tiếp cận và giảng dạy văn xuôi hiện thực 1930-1945, tôi nhận
thấy một vài khó khăn như sau: Trong ba loại hình văn học: tự sự, trữ tình, và kịch, thì
có thể nói, tự sự là một loại thể tương đối khó, đặc biệt là tự sự hiện đại. Văn xuôi hiện
đại nói chung và văn xuôi hiện thực nói riêng là sự thể hiện của một kiểu tư duy mới
mẻ để phản ánh “một mảnh nhỏ của thế giới”. Nó có những đặc trưng riêng về: cốt
truyện, chức năng, kết cấu, bút pháp trần thuật, các chi tiết, điểm nhìn trần thuật, giọng
điệu…Tất cả nhằm làm nổi bật những phương diện của một tác phẩm văn học: tầng
ngôn từ, tầng hình tượng, tầng nghĩa. Chính vì là sự tập hợp một cách có nghệ thuật
của rất nhiều yếu tố nên đọc - hiểu một tác phẩm văn xuôi sẽ rất khó khăn nếu không
có sự chia tách rạch ròi và những hướng tiếp cận cụ thể. Trong khi đó, thời lượng
chương trình cho một bài học là rất ít, đòi hỏi về mục tiêu cần đạt lại quá nhiều, nhất là
khi cần thay đổi theo phương pháp tích cực, hướng tới phát triển các loại năng lực cho
học sinh. Đó là 1 nghịch lý trong thực tiễn dạy-học, trở thành nỗi trăn trở của bất kì
giáo viên nào có trách nhiệm và nhiệt huyết với chuyên môn.
Ở góc độ giáo viên, trong thực tiễn giảng dạy cũng như dự giờ các đồng nghiệp,
người viết nhận thấy một số thực trạng sau: hướng thứ nhất lựa chọn tiếp cận văn bản
theo phương pháp truyền thống: chủ yếu thầy cô giảng bình, thầy cô là trung tâm
truyền tải cái đẹp văn bản cho học sinh. Cách làm này ưu điểm là giờ học thường trôi


chảy, trơn tru, nếu thầy cô có năng lực thẩm bình, cảm thụ tốt, năng lực ngôn ngữ và
diễn đạt hấp dẫn thì có thể “truyền lửa” cho học sinh khá dễ dàng, học sinh cũng dễ

tiếp nhận cái hay cái đẹp của văn chương từ bài giảng của giáo viên. Tuy nhiên nhược
điểm hướng này là thầy cô không có nhiều người có năng lực truyền lửa, khiến cho giờ
văn nhạt nhẽo, đọc chép là chủ yếu, đồng thời học sinh hoàn toàn thụ động, không có
cơ hội rèn luyện để phát triển các năng lực cần thiết liên quan đến bộ môn và phân
môn.
Hướng thứ hai, tiếp cận theo chuẩn kiến thức kĩ năng, lấy tiêu chí cung cấp kiến
thức làm mục đích chính. Ưu điểm hướng tiếp cận này là xác định rõ các mục tiêu với
các tiêu chí rõ ràng về kiến thức, kĩ năng, thái độ, bắt đầu có định hướng kĩ năng, đã
chú trọng tích hợp kiến thức liên môn, ở phân môn đọc hiểu đã tập trung rèn năng lực
đọc hiểu văn bản văn học theo đặc trưng thể loại. Nhược điểm chính là tập trung quá
nhiều về việc cung cấp nội dung kiến thức (nếu không đủ thì gọi là không đạt chuẩn)
dẫn đến tình trạng nhồi nhét, quá tải cho người học.
Cả hai hướng trên đều đã bộc lộ nhiều hạn chế, và đã dần chuyển sang khuynh
hướng thứ ba: dạy theo định hướng hình thành, phát triển các năng lực cho học sinh.
Tuy nhiên hướng này cũng cho thấy một số hạn chế của hướng đi này: chia cắt học
sinh hoạt động theo các nhóm không tránh khỏi phá vỡ tính chỉnh thể của tác phẩm,
nhất là khi năng lực giảng văn của GV còn hạn chế, giờ đọc hiểu văn bản thiếu cảm
xúc, rời rạc. Một số GV chọn hoạt động cho học sinh còn mang tính hình thức, chưa
thực sự hướng tới hiệu quả phát triển năng lực, chẳng hạn hoạt động nhóm đã được
“bài binh bố trận”, tập trung vào một số em có năng lực tốt, sự tương tác giữa HS-HS
chưa cao, nhiều học sinh kém bị “bỏ quên” trong giờ dạy, gần như chỉ dự khán. Thêm
vào đó là sức ép quá lớn vì chương trình các môn đều nặng, mà để hoạt động tốt hs
phải bỏ rất nhiều thời gian cho một giờ học theo chủ đề..
Về phía học sinh, thực tế trong nhiều tiết dạy của phân môn đọc hiểu, kể cả đọc
hiểu văn xuôi hiện thực, đã bộc lộ rõ một số thực trạng đáng trăn trở suy ngẫm. Khi
GV chuyển giao nhiệm vụ một cách qua loa, dặn soạn bài A, soạn bài B, nhưng không


yêu cầu cụ thể, dẫn đến các em chỉ chuẩn bị bài lấy lệ, đối phó, chép sách “Để học tốt”
cho xong phần trả lời câu hỏi soạn bài. Đến khi giáo viên yêu cầu tóm tắt cốt truyện thì

lúng túng, không nhớ cả tên nhân vật. Trong quá trình tìm hiểu văn bản, khi GV nêu
vấn đề, học sinh lười tư duy, hoặc không trả lời hoặc đối phó bằng cách mở vở soạn ra
đọc câu trả lời. Khi hoạt động nhóm, nhiều em còn tự ti, thiếu tích cực, ỷ lại cho các
bạn khác, né tránh nhiệm vụ học tập. Kết quả là khi kiểm tra đánh giá, nhiều em hiểu
biết về tác giả, tác phẩm sơ sài, năng lực phân tích cảm thụ hình tượng, lý giải vấn đề
còn kém, kết quả học tập bộ môn do vậy chưa cao. Học sinh còn thiếu tích cực trong
việc hình thành phương pháp tự học để có thể tự học suốt đời và chưa có ý thức ứng
dụng những kiến thức và kĩ năng học được vào cuộc sống..
Thực trạng đó đòi hỏi mỗi người giáo viên cần nỗ lực tìm một hướng dạy để trả
lại chất văn cho giờ đọc văn, đồng thời giúp học sinh hình thành những năng lực thiết
yêu liên quan đến môn học quan trọng kiến thiết các giá trị nhân văn cho con người, để
“văn học là nhân học” thực sự theo đúng nghĩa của nó.
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Đã có một vài hướng hình thành năng lực đọc-hiểu văn xuôi hiện thực theo định
hướng phát triển năng lực hiện nay như sau:
2.3.1. Bám sát đặc trưng loại thể kết hợp với cách tiếp cận truyền thống.
*Hướng dẫn học sinh tìm hiểu xuất xứ hoặc hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (tiếp cận
theo hướng văn học sử): Văn xuôi hiện thực với nguyên tắc phản ánh chân thực hiện
thực xã hội với thái độ phê phán, do vậy hiện thực trong tác phẩm có liên quan mật
thiết đến bối cảnh ra đời của tác phẩm. Bởi thế, HS khó cảm nhận được chủ đề của
Hạnh phúc của một tang gia cũng như khó phân tích các bức chân dung biếm họa
trong Số đỏ, nếu như không tìm hiểu về bối cảnh XH Việt Nam những năm 1936-1939.
Tuy nhiên, đây không nên là những kiến thức do giáo viên giảng lại, là phải là kiến
thức do HS tự tìm hiểu khi tích hợp với bài Khái quát văn học Việt Nam 1900 đến
CMT8/1945. GV cần cho vào hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài và giúp HS nắm được


thông tin lịch sử xã hội cần thiết (Phong trào cải cách, Âu hóa, Vui vẻ trẻ trung, Chấn
hưng Phật giáo,…của tư sản thị dân đương thời ở Hà thành)
*Hướng dẫn học sinh xác định các yếu tố thuộc về tác phẩm, dựa trên đặc trưng thể

loại và đặc trưng riêng của dòng văn xuôi hiện thực phê phán:
- Về cảm hứng: Văn học hiện thực 1930 – 1945 vận động trên dòng phát triển của thời
cuộc. Sống và viết trong giai đoạn có nhiều biến động về lịch sử, các nhà văn hiện thực
phải nhạy bén nhận thức những chuyển biến xã hội. Dưới con mắt của nhà văn trào
phúng bậc thầy Vũ Trọng Phụng, cuộc đời như một tấn bi hài kịch. Ở tiểu thuyết “Số
đỏ”, nghệ thuật trào phúng đã chứng tỏ ở Vũ Trọng Phụng một bản lĩnh nghệ thuật già
dặn, một tài năng nghệ thuật độc đáo. Cảm hứng ấy chính là lòng căm thù mãnh liệt
đối với bọn thực dân, quan lại, địa chủ, tư sản… những loại người đểu giả và lố lăng.
Mặt khác, còn là niềm say mê khám phá các thói tật, các mặt xấu, những cái vô nghĩa
lý đáng cười ở con người. Với tài nghệ bậc thầy Vũ Trọng Phụng đã làm bùng lên trên
sân khấu đại hài kịch “Số đỏ” tiếng cười mỉa mai, hài hước, khi châm biếm, đả kích,
khi căm phẫn hằn học cái xã hội bẩn thỉu, giả dối, vô luân. Có thể nói lòng căm thù
chính là sức mạnh nghệ thuật của tài năng văn chương ở nhà văn mệnh yểu này.
- Về cốt truyện, tình huống truyện: Đây là vấn đề mấu chốt của loại hình tự sự, văn
xuôi hiện thực cũng không nằm ngoài quy luật. Dạy Vũ Trọng Phụng không thể không
hướng dẫn học sinh khai thác các tình huống giàu kịch tính, đặc biệt tình huống đám
tang trong Hạnh phúc của một tang gia, từ tình huống khái quát lên mâu thuẫn trào
phúng, khái quát bức tranh hiện thực đời sống và niềm căm ghét khôn nguôi của nhà
văn với cái xã hội mà ông gọi là “giả dối, vô nghĩa lý” và “chó đểu” đương thời. Tuy
vậy, GV nên trao cho học sinh công cụ để khám phá tri thức: cách phân tích tình huống
truyện. Nắm được công thức phân tích yếu tố tình huống truyện, học sinh sẽ dễ dàng và
hứng thú hơn khi tự khai thác những đặc sắc, độc đáo của tình huống trong Hạnh phúc
của một tang gia.
- Hệ thống nhân vật, mối quan hệ và nghệ thuật xây dựng các nhân vật, bút pháp, thủ
pháp nghệ thuật tiêu biểu: Văn học hiện thực 1930 – 1945 đã tạo dựng được những


chân dung nhân vật có tầm khái quát cao, lại rất chân thực và sinh động, vừa mang ý
nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ độc đáo, đó là nhân vật điển hình.
2.3.2. Tổ chức hoạt động tìm hiểu văn bản theo hướng phát triển năng lực:

*Đọc hiểu cốt truyện và phương pháp sơ đồ tư duy.
Theo như quan sát, đa số học sinh hào hứng với việc điền hoặc vẽ sơ đồ, vì sơ đồ
tư duy không chỉ giúp tái hiện những gì đã đọc mà còn giúp các em khắc sâu những sự
việc chi tiết tiêu biểu.
Sau đây là một mẫu nối ý theo thứ tự đúng của diễn biến tiểu thuyết Số đỏ:

* Phân tích nhân vật trong truyện và cảm thụ chi tiết nghệ thuật.
Cần hình thành các kĩ năng, phẩm chất cần thiết qua tổ chức hoạt động của học
sinh. Ở Hạnh phúc của một tang gia có thể phân tích chi tiết về các nhân vật hoặc chi
tiết về bức tranh đám ma gương mẫu) Sau khi hs phân tích cần chốt lại được kĩ năng
phân tích chi tiết trong tác phẩm văn xuôi:
Bước 1: Giới thiệu chi tiết (vị trí)
Bước 2: Phân tích biểu hiện của chi tiết
Bước 3: Ý nghĩa chi tiết (trong việc biểu hiện nhân vật, chủ đề, tài năng
của nhà văn)
Bước 4: Khép lại vấn đề.
Đối với chi tiết trong văn xuôi hiện thực, gv còn cần nhấn mạnh cho học sinh đặc điểm


riêng như hay sử dụng các chi tiết phóng đại hoặc có sự đối lập tương phản để gây hiệu
quả trào lộng, xây dựng chi tiết gắn với bút pháp hiện thực, điển hình hóa,...
*Tích cực hóa, hiệu quả hóa hoạt động nhóm.
Điều quan trọng trước hết, đó là người GV luôn phải rèn luyện hoạt động nhóm cho
HS từ tất cả các giờ học chứ không phải chỉ trong một số giờ quan trọng, như thế, học
sinh đã hình thành kĩ năng hợp tác trong hoạt động học, thì giờ học truyện mới có hiệu
quả. Muốn học sinh hoạt động tốt trong giờ đọc hiểu truyện, cần sinh động hóa việc
chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm, tùy vào đối tượng mà giao việc, khiến các em
phát huy được thế mạnh của mình, từ đó sẽ khơi dậy được hứng thú của các em. Bạn
giỏi về công nghệ sẽ tìm file âm thanh, hình ảnh liên quan bài học, xử lí các nội dung
thuyết trình bằng Powepoint, bạn nói tốt sẽ thuyết trình chính, bạn cảm thụ tinh tế sẽ

viết và chuẩn bị lời bình,…Như vậy, học sinh nào cũng cảm thấy mình được đóng góp
cho giờ học, sẽ mạnh dạn, tự tin và chủ động hơn.
* Tổng kết chủ đề, cho đối chiếu so sánh hai văn bản và sinh động hóa các hoạt động
sau đọc- hiểu.
Hướng tới chủ trương đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh, nâng
cao chất lượng và hiệu quả dạy học, đối với môn Ngữ văn nói chung và các giờ đọc
hiểu truyện nói riêng, khi học một chủ đề nhiều tiết, tôi thường dành một khoảng thời
gian khoảng 10-30 phút cho học sinh hoạt động trải nghiệm văn bản bằng nhiều hình
thức (nghe nhạc, xem một đoạn phim,…), đặc biệt là hình thức sân khấu hóa tác phẩm.
Ở hoạt động này, dựa vào cảm nhận của mình từ bài học, các em có thể chuyển thể
truyện thành kịch bản tiểu phẩm, diễn cho các bạn trong lớp xem. Đây là hoạt động
phát huy rất tốt năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, cho học sinh, không chỉ thế, giúp
các em có cảm nhận sâu sắc và sống động hơn về hình tượng nhân vật cũng như các
tầng nghĩa của văn bản. Hoạt động này chỉ là một trong những hoạt động giúp cho học
sinh trải nghiệm tác phẩm, được thể hiện bản thân, khiến cho giờ học truyện thêm sinh
động, khích lệ học sinh thêm yêu thích môn Ngữ văn.


2.4. GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Trích “Số đỏ” – Vũ Trọng Phụng)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS
- Kiến thức: Nhận ra và phân tích được cảnh đám tang cùng chân dung hài hước
của tang gia, từ đó hiểu được ý nghĩa phê phán hiện thực (vạch trần thói giả dối, đạo
đức giả trong gia đình và xã hội tư sản thành thị ngày trước.
- Kĩ năng: biết phân tích một tác phẩm văn xuôi trào phúng (khai thác mâu
thuẫn trào phúng, nghệ thuật kết kấu, miêu tả trần thuật của đoạn trích).
- Thái độ: Biết phê phán cái xấu, cái giả dối trong đời sống, có ý thức đấu tranh
để bảo toàn nhân cách, đạo đức.

B. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Tài liệu chuẩn kiến thức Ngữ Văn 11, giáo
án...
- HS: SGK, Vở soạn, Tư liệu tham khảo (nếu có)
C. PHƯƠNG PHÁP:
Giáo viên tổ chức giờ học kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, gợi mở, dẫn dắt HS tự
tìm ra giá trị nội dung và nghệ thuật của chương truyện.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Từ hai văn bản Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù, em hãy khái quát đặc điểm của văn
xuôi lãng mạn?
III. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
Căn cứ tiểu dẫn và bài soạn, trình bày
những nét cơ bản về tiểu sử có ảnh
hưởng đến sự nghiệp sáng tác của
VTP?
Nhóm 1 trình bày: Tổ chức dưới hình
thức trò chơi
- GV mở rộng: Cha làm thợ điện, chết
vì bệnh lao khi VTP mới được 7 tháng
tuổi. Mẹ tần tảo nuôi con bằng nghề
khâu vá thuê.
- Khi bị mặc bệnh lao, không có tiền
chữa bệnh, ông và mất ở tuổi 27 trong

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:
a. Cuộc đời: (1912 - 1939) tại Hà Nội.
- Quê gốc: tỉnh Hưng Yên.
- Gia đình “nghèo gia truyền” (theo cách nói
của Ngô Tất Tố)

- Học hết tiểu học, đi làm kiếm sống, sau mất
việc, phải sống chật vật bằng nghề viết báo,
viết văn. Bị mắc bệnh lao và mất.


một căn nhà tồi tàn ở Ngã Tư Sở HN.
- VTP “là một con người bình dị, người
của khuôn phép, của nền nếp” (Lưu
Trọng Lư).
b. Sự nghiệp:
- HS đọc SGK.
- Tác phẩm tiêu biểu: SGK/122
? Sự nghiệp sáng tác của VTP có gì  Sáng tác nhiều thể loại: phóng sự, tiểu
đáng lưu ý
thuyết, kịch, truyện ngắn; thành công: phóng
sự và tiểu thuyết.
Tuỳ t/gian GV có thể mở rộng:
- Quan niệm sáng tác: “Các ông - Nội dung: niềm căm phẫn mãnh liệt xh đen
muốn…ở đời”
tối, thối nát đương thời.
- Một trong những tp tiêu biểu của  Hiện thực c/s giúp tác giả sáng tác. VTP có
VTP phải kể tới tiểu thuyết Số đỏ. sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển của
văn xuôi VN hiện đại. Được mệnh danh là
“nhà tiểu thuyết hiện đại”, “vua phóng sự Bắc

Kì”.
Nhóm 2: Giới thiệu tiểu thuyết Số đỏ
2. Tiểu thuyết : Số đỏ:
Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác tp?
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
- Viết năm 1936. Đăng ở HN báo từ số 40
ngày 17/10/1936, in sách lần đầu 1938.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhanh giá
trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
b. Tóm tăt :
c. Giá trị tác phẩm:
- Nội dung: đả kích sâu cay xh tư sản thành
thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng đồi bại
đương thời.
- Nghệ thuật:
- Nêu vị trí doạn trích.
+ Nghệ thuật tạo tình huông đặc sắc.
+ Nghệ thuật dựng chân dung biếm họa và
điển hình hóa.
+ Lối trần thuật hấp dẫn, hóm hỉnh.
GV chốt lại bằng sơ đồ tóm tắt, một số
d. Đặc điêm thể loại:
hình ảnh phim “Trò đời”
- Tiểu thuyết trào phúng :
3. Trích đoạn :
- Vị trí đoạn trích:
Thuộc chương XV của tiểu thuyết Số đỏ.
Tên đầy đủ của chương là: Hạnh phúc của
một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào Một đám ma gương mẫu.



- GV hướng dẫn cách đọc. Đọc một số
đoạn tiêu biểu.
-> Cảm nhận giọng điệu là khâu quan
trọng trong cảm thụ, đọc hiểu văn bản
VH
GV kiểm tra chú thích: tên nhân vật có
liên quan, một số từ Pháp bồi

II. Tìm hiểu văn bản:
1. Đọc - chú thích:

2. Bố cục: 5 phần
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Biết rồi, khổ lắm, nói
mãi” Giới thiệu cái chết của cụ cố Tổ.
- Đoạn 2: niềm vui sướng của những người
Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn? trong tang gia
Nội dung mỗi đoạn?
- Đoạn 3: cảnh cất đám
- Đoạn 4: cảnh đưa đám
- Đoạn 5: cảnh hạ huyệt
Nêu hướng phân tích? (Theo bố cục
hay tuyến nhân vật?)
3. Phân tích:
a. Tình huống và mâu thuẫn trào
Để bộc lộ mâu thuẫn trào phúng, tác phúng.
giả đã tạo ra tình huống nào? Tình * Nhận diện tình huống: Tình huống đám
huống ấy biểu hiện ở đâu?
tang.
* Biểu hiện của tình huông:

Em có suy nghĩ gì về nhan đề này?
- Ở nhan đề: Tang gia >< Hạnh phúc
- HS thảo luận, GV khái quát ý.
 Khái quát nghịch lý bi hài trong quan hệ
đạo đức, tình cảm xã hội.
=>Nhan đề lạ, độc đáo, hấp dẫn.
- Trong văn bản:
Trong phần mở đầu, tình huống được
+ Phần giới thiệu tình huống:
miêu tả ntn?
. Ông cụ già chết thật
(đâu là câu văn giới thiệu sự kiện? Ý
-> giới thiệu biến cố, sự kiện
nghĩa câu văn đó? Không khí gia đình
-> tiếng reo ngầm của lũ cháu con.
khi ông cụ hấp hối ra sao? Biểu hiện
. Không khí gia đình: nhao lên
điều gì về gia đình ấy?)
-> tận tụy, lo lắng giả vờ, mặc ông cụ phải
chết một cách bình tĩnh.
hé mở không khí kì quặc, khác thường.
Những mâu thuẫn gợi lên từ việc tổ + Phần triển khai tình huống:
chức đám tang
. Người trong đám tang: buồn rầu, đau
đớn >< vui sướng cực điểm, ai cũng vui vẻ.
. Cảnh đám tang: Linh đình >< trống rỗng
về tình cảm.
 sự thật trái khoáy, ngược đời.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật đc sử
dụng trong đoạn văn này? Ý nghĩa biểu



đạt của nghệ thuật?
* ý nghĩa tình huống :
HS bình về ý nghĩa tình huống
+ Là thước đo nhân cách làm nổi bật chân
gv nhận xét, chốt
dung các nhân vật.
+ Hé mở chủ đề: Đả kích, phê phán vạch trần
mặt trái hiện thực XH
-> Tình huống điển hình tô đạm mâu thuẫn
Củng cố: Các bước để phân tích tình trào phúng, tăng kịch tính, taọ sức hấp dẫn
huống truyện?
cho văn bản.
HẾT TIẾT 1
Phân tích những niềm hạnh phúc khác
nhau của mỗi người trong đại gia đình b. Chân dung biếm họa
cụ cố Hồng trước cái chết của cụ cố tổ?
Gương mặt đầu tiên phải kể tới là ai?
Tìm chi tiết phân tích hành động và
* Gương mặt mọi người trước cái chết
thái độ của cụ cố Hồng?
của cụ cố tổ:
- Cụ cố Hồng:
+ Thằng bồi tiêm đếm được 1782 câu gắt:
Biết rồi…
Theo em, tại sao cụ cố Hồng mới chỉ + Nhắm nghiền mắt mơ màng nghĩ đến lúc
50 tuổi mà đã phải ra vẻ ốm yếu?
được mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho
khạc vừa khóc mếu máo giữa phố đông người

Từ thái độ và hành động của cụ cố để thiên hạ phải trầm trồ: Úi kìa, con giai
Hồng, em có suy nghĩ gì về nhân vật nhớn đã già đến thế kia kìa!
này?
 Nhân vật điển hình cho loại người ngu dốt,
háo danh.
- Văn Minh - nhà cải cách y phục Âu hoá:
+ Lo mời luật sư để chứng kiến cái chết của
ông cụ.
+ Chỉ phiền không biết xử trí với Xuân thế
Nhân vật tiếp theo cũng được nhà văn nào.
dành khá nhiều chi tiết để miêu tả đó là  Giọng văn mỉa mai. Quan hệ giữa con
ai?
người với nhau biểu hiện qua những tính toán
giả dối. (Bộ mặt đăm chiêu bối rối đâu phải vì
- GV mở rộng.
xót người chết, mà vì những tính toán riêng
tư.)
- Bà Văn Minh:
sốt ruột vì mãi không được mặc đồ xô gai tân
thời, cái mũ mấn trắng viền đen.


? Đoạn văn miêu tả nhân vật Văn Minh
cho người đọc thấy được thái độ gì của - Cô Tuyết:
nhà văn?
+ Được dịp “mặc bộ y phục Ngây thơ”, tiện
thể cải chính thanh danh đã hư hỏng.
+ Nét mặt buồn đến “tự tử “được vì không
thấy “bạn giai” đến viếng.
 Cái chết của cụ cố tổ đúng là cơ hội để

- Và một nhân vật nữa người đọc cũng Tuyết chưng diện, tự phô bày sự hư hỏng.
không thể bỏ qua đó là cô Tuyết - con
gái út cụ cố Hồng, cháu cụ cố tổ.
- Cậu Tú Tân (gọi là cậu Tú nhưng chưa bao
Nhà văn đã dành những nét bút nào để giờ đỗ Tú tài)
miêu tả nhân vật này?
sướng điên người vì được dùng đến cái
máy ảnh mới mua.
- GV bình.
 Đây là cơ hội hiếm có để cậu Tú giải trí và
chứng tỏ tài nghệ chụp ảnh của mình.
- Ông phán mọc sừng (chồng cô Hoàng Hôn):
+ sung sướng vì được thêm vài nghìn đồng
(do đôi sừng vô hình trên đầu ông mang lại).
+ Nghĩ đến việc hợp tác với Xuân để làm ăn.
 Nhân vật hiện thân cho thói tham lam,
luôn biết tận dụng mọi cơ hội để “đào mỏ”.
- Cụ bà: sung sướng vì ông đốc Xuân không
giận mà còn giúp đáp phúng viếng, đám ma
như thế kể là danh giá nhất.
- Xuân Tóc Đỏ: thì danh giá và uy tín càng
cao thêm vì chính nhờ hắn mà cụ cố tổ chết.

- Rõ ràng, trước cái chết của cụ cố tổ,
niềm hp không chỉ được biểu hiện trên
gương mặt những người thân trong gia
đình cụ mà còn lây lan ra cả những
người ngoài tang quyến nữa.
? Em hãy tìm và phân tích?


- Cảnh sát Min Đơ, Min Toa:
đang lúc thất nghiệp, được thuê giữ trật tự
cho đám tang “thì sung sướng cực điểm, đã
trông nom rất hết lòng” (và như vậy mới có
tiền.)
- Những ông bạn của cụ cố Hồng thì sung
sướng được khoe râu, khoe ria, khoe huân
chương.
- Đám trai gái thanh lịch thì có dịp hẹn hò
nhau, cười tình, chê bai nhau.


Cái hay của nhà văn khi miêu tả thái
độ những người trong đám tang này là
ở từ ngữ nào? (từ nào được nhắc đến
nhiều nhất?) Dụng ý của nhà văn khi sử
dụng?
- Từ việc khắc hoạ chân dung những
gương mặt trong gđ cụ cố Hồng, n/văn
tiếp tục miêu tả cảnh “đám tang gương
mẫu” như thế nào?

- Sư cụ tăng Phú thì “sung sướng và vênh váo
ngồi trên một chiếc xe” vì cụ đã đánh đổ hội
Phật giáo, cuộc đắc thắng đầu tiên của báo
Gõ mõ.
- Và hàng phố thì được xem một đám ma to
tát chưa từng có “đưa đến đâu làm huyên náo
đến đấy.”
=> Nhà văn nhiều lần nhắc tới “vui vẻ và

sung sướng”, để nhấn mạnh rằng: trước cái
chết của cụ cố tổ, tất cả không thể hiện một
chút đau buồn, thương tiếc mà chỉ gặp nhau ở
một điểm: vui mừng, phấn khởi.
HẾT TIẾT 2

- Người đọc cũng chẳng cần phải bình
luận gì thêm, bởi ngay tác giả cũng
phải thốt lên:
- GV có thể cho HS đọc đoạn: Đám cứ
đi...Kèn Ta...đưa đám ma
- Có thể nói, chương Hạnh phúc của
một tang gia như một vở hài kịch được
VTP xd hết sức thành công. Và cảnh hạ
huyệt như đoạn kết của vở kịch đó.
? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả
cảnh hạ huyệt?

d. Cảnh “đám ma gương mẫu”:
- Cảnh đưa đám:
+ Có kiệu bát cống (loại kiệu sang trọng có
8 đòn, 16 người khiêng).
+ Lợn quay đi lọng.
+ Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu thay nhau rộn
lên. (Đám ma theo 3 hình thức Ta, Tây, Tàu)
+ Có tới 300 câu đối, vài trăm người đi đưa.
 (“Thật là một đám ma to tát có thể làm
cho người chết nằm trong quan tài cũng phải
mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái
đầu.” “Đám ma đi đến đâu làm huyên náo

tới đấy. Cả một thành phố đã nhốn nháo lên
khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố
Hồng.”)
Đây là một cuộc diễu hành, tự nó phơi bày tất
cả cái xấu xa, kệch cỡm của xh thị dân. Tất cả
mọi thứ chuyện được nói trong không khí
huyên náo này.
(Tất cả những chuyện ấy được che đậy bằng
khuôn mặt buồn rầu của những người đi đưa
đám ma.)
- Cảnh hạ huyệt:
+ Cậu Tú tân hăng hái chỉ huy đội quân các


Em có nhận xét gì về cảnh này?

Từ niềm hp của các nhân vật do cái
chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng
của cái đám ma gương mẫu, em nx ntn
về xh “thượng lưu” thành thị đương
thời? Thái độ của nhà văn đối với xh
này ra sao?

? Thành công nghệ thuật của tác giả
qua đoạn trích?

(Toàn cảnh là một đám ma to tát; cận
cảnh phơi bày sự hỗn tạp giữa Ta, Tây,
Tàu. Toàn cảnh là một đám ma sang
trọng; cận cảnh lại là lời ong ve, tán

tỉnh, bình phẩm của những người đi
đưa đám. Hình thức đám tang có tới
300 câu đối, vài trăm người đưa; cận
cảnh là cậu tú Tân bắt bẻ từng người để
chụp ảnh…)

Qua toàn bộ đoạn trích học, nhà văn
VTP đã nêu lên vấn đề gì?
Nghệ thuật chính của đoạn trích?

nhà tài tử chụp ảnh. (“bắt bẻ từng người một,
hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong
lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ.”)
+ Cụ cố Hồng ho khạc mếu máo, khóc ngất.
+ Ông Phán mọc sừng khóc mãi không thôi.
Ông dúi tay XTĐ một cái giấy bạc gấp tư” ->
Ông không có hiếu như những người đi đưa
đám tưởng, mà ông đang tỉnh táo thanh toán
món nợ với XTĐ, để “giữ chữ tín làm đầu”.
 VTP tập trung miêu tả hai chi tiết đáng lưu
ý, để một lần nữa vạch trần bộ mặt giả nhân
giả nghĩa của những người trong gđ cụ cố
Hồng.
(Các nhân vật thoả sức hành động để đạt được
ý đồ toan tính riêng của mình, từ người già
nhất là cụ cố Hồng cho đến trẻ nhất là cậu Tú
tân.)
=> Đám tang diễn ra như một tấn hài kịch,
nói lên sự lố lăng, đồi bại của xh thượng lưu
ngày trước. Thái độ châm biếm, đả kích của

tác giả.
e. Thành công nghệ thuật: Trào phúng
- Cách quan sát, miêu tả (nhất là miêu tả đám
tang diễu hành trên đường phố) toàn cảnh và
cận cảnh, làm nổi bật sự mâu thuẫn giữa chân
thành và giả dối của những kẻ hám danh.
- Sử dụng h/ảnh tái hiện nhiều lần: “Đám cứ
đi” tác dụng khắc sâu về một đám ma bề
ngoài có vẻ đình đám nhưng bên trong là
trống rỗng, giả tạo.
- N/thuật phóng đại, nói ngược, nói mỉa
(phóng đại mà như không phóng đại…phóng
đại thế nào mà người đọc cũng thấy chân thật.
VD: đếm 1872 câu gắt, cảnh đưa tang, ông
Phán mọc sừng khóc…)
- Xd n/vật chính trong cả 2 phần đều là đám
đông. N/vật có tên, không tên, mỗi người 1
vẻ.
4. Tổng kết:
a. Nội dung:
Đoạn trích phê phán sâu sắc lối sống đạo


đức giả của xh thượng lưu, trưởng giả, chạy
theo lối sống Âu - Tây, đua đòi, giả tạo.
b. Nghệ thuật:
Bút pháp trào phúng có tính châm biếm đả
kích.
III. LUYỆN TẬP:
Bài tập nâng cao

IV.Củng cố: GV nhấn mạnh: Đặc sắc về tình huống truyện, nghệ thuật dựng cảnh sống
động, nghệ thực dựng chân dung biếm họa đạt trình độ bậc thầy.
V. Hướng dẫn học và chuẩn bị:
1. Nắm vững nội dung kiến thức cơ bản của tác phẩm.
2. Chuẩn bị : Soạn Chí Phèo, đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn.
E. RÚT KINH NGHIỆM
2.4. THỰC NGHIỆM
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên 3 đơn vị lớp được chọn ngẫu nhiên. Sau khi
được học bài theo Giáo án thể nghiệm Học sinh được phát phiếu học tập làm bài tập
nhanh 10 phút. Sau đó chúng tôi thu, chấm bài, tổng hợp và đưa vào bảng thống kê.
2.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Sau khi thực nghiệm dạy học đọc hiểu văn xuôi Hiện thực bài “Hạnh phúc của một
tang gia, trích “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng”-Ngữ văn 11, tập 1 theo hướng phát triển
năng lực phẩm chất người học như trên, người viết đã thấy được hiệu quả như sau:
+ Phần lớn các em có hứng thú học tập, tìm hiểu bài học một cách chủ động, sáng tạo
+ Học sinh có thể phân tích ngữ liệu để khái quát bản chất vấn đề lí thuyết một cách
suôn sẻ.
+ Sử dụng công nghệ thông tin kết hợp với phương tiện truyền thống như viết bảng,
phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy-học góp phần quan trọng nâng cao ý thức và
hứng thú của học sinh với phân môn Đọc- hiểu văn bản, hướng tới chức năng của phân
môn trong nhà trường phổ thông
+ Có thể thấy qua bảng khảo sát chất lượng làm bài kiểm tra sau:


Lớp/Sĩ số
11A3 (43)
11A8(40)
11A11(45)

Trước khảo sát

Khá-Giỏi
Trung
SL
20
20
22

%
47
50
49

bình
SL %
23
53
20
50
23
51

Sau khảo sát
Khá-Giỏi Trung bình
SL
32
29
35

%
74

73
78

SL
11
11
10

%
26
27
22

Ghi chú
Không có bài
Yếu - Kém

3. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Dạy đọc hiểu văn bản theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh
có hiệu quả rõ rệt so với phương pháp truyền thống. Tăng >10 % là một con số ấn
tượng.
Từ một vài ý kiến của cá nhân người viết về vấn đề dạy học theo hướng phát triển
năng lực và phẩm chất học sinh mong muốn góp phần đổi mới phương pháp dạy học
để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường phổ thông.
Song không có phương pháp dạy học nào là tối ưu, và đây chỉ là một hướng đi
trong xu thế đổi mới hiện nay mà GV nên vận dụng, điều này không hoàn toàn bắt
buộc song chính nó sẽ làm mỗi giờ lên lớp của chúng ta phong phú hơn bởi chúng ta
đang làm mới chính mình.
Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là một quá trình đòi hỏi người thầy phải

có nhận thức đúng: đổi mới từ từ, từng bước, không nóng vội mà thay đổi hoàn toàn,
đổi mới trong việc kết hợp cả truyền thống và hiện đại. Mỗi bài, mỗi giờ lên lớp đổi
mới một phần, mỗi chương đổi mới một bài nhằm bảo đảm 3 tiêu chí của một giờ học:
dân chủ, tự do & hoạt động.
3.2. Kiến nghị
-

Do những hạn chế về kinh nghiệm của bản thân, cũng như thời gian nghiên cứu đề

tài chưa nhiều nên không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Mảng đề tài nghiên cứu còn
hẹp, nếu có điều kiện trở lại tôi sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu cả mảng văn xuôi hiện


đại Việt Nam, thực nghiệm ở nhiều lớp, nhiều trường, nhiều địa phương hơn. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện.
- Thư viện nhà trường nên bổ sung nguồn tài liệu mới giới thiệu về mảng dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh, tài liệu hiện có chỉ là một cuốn sách hướng
dẫn của Bộ dành cho cán bộ tập huấn.
- Nhà trường, tổ chuyên môn nên thành lập kho tư liệu điện tử phục vụ cho dạy- học
nói chung và dạy-học Ngữ Văn nói riêng, nên sẻ chia cho nhau các bài giảng điện tử
hay hoặc tư liệu có chất lượng.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 06 năm 2020.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân viết, không sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI VIẾT


Lê Hồng Phong

TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 10, 11, 12, bộ chuẩn và bộ nâng cao, NXB Giáo
dục, 2006.
3. Tài liệu chuẩn kiến thức Ngữ Văn 10, 11, 12, NXB Giáo dục, 2010
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Sgk lớp 11 trung học phổ
thông, NXB Giáo dục, 2007.
5. Carl Rogess ( Cao Đình Quát dịch và giới thiệu ) “Phương pháp dạy và học hiệu
quả” . NXB Trẻ 2001.


5. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm
theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier (2014), Lý luận dạy học hiện đại – Cơ sở
đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm.
7. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ
8 (Khóa XI).
8. Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, quyển II, nhiều tác giả, NXB Đại học
sư phạm 2016.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Hồng Phong
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa.
TT


Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá

Kết quả

Năm học đánh


xếp loại (Phòng,
Sở, Tỉnh...)

đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Sở GD&ĐT
Tỉnh Thanh Hóa

C

giá xếp loại

Hướng dẫn học sinh đọc
1 thêm các bài thơ của tác giả

2004 - 2005


Nguyễn Bính
Lập dàn ý cho bài văn nghị
2 luận. Thực trạng và giải
pháp.
Hoạt động nhóm trong giờ
3 Ngữ văn. Thực trạng và giải
pháp.
Nâng cao hiệu quả hoạt
4

động nhóm trong giờ Ngữ
văn ở trường THPT Hàm

Sở GD&ĐT
Tỉnh Thanh Hóa

B

Sở GD&ĐT
Tỉnh Thanh Hóa

B

Sở GD&ĐT
Tỉnh Thanh Hóa

B

2007- 2008


2014 – 2015

2016 – 2017

Rồng, Tp Thanh Hóa.
Đổi mới tổ chức giờ ôn tập
5 Văn học ở trường THPT
Hàm Rồng, Tp Thanh Hóa.

Sở GD&ĐT
Tỉnh Thanh Hóa

C

2018-2019


×