Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng thực hành đọc hiểu trong đề thi ngữ văn THPT vài năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.47 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục " Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào đạo
nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiên kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"( Trích NQ 29 NQ/TW - Hội Nghị lần thứ VIII của BCH Trung ương Đảng khóa XI). Bộ Giáo
dục và Đào tạo tiến hành đổi bước đầu chương trình kế hoạch dạy học, đổi mới
phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm tập
trung phát triển năng lực tổng thể của người học.
Cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) môn Ngữ Văn đã
có những thay đổi để phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục, bao gồm hai kĩ
năng: đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. Từ năm 2014 đến nay, đề thi
Ngữ Văn THPT đã thay thế những câu hỏi mang tính kiểm tra ghi nhớ truyền
thống bằng câu hỏi đọc hiểu. Các câu hỏi ở phần đọc hiểu được sắp xếp theo
hướng đánh giá năng lực của người học ở các mức độ: Nhận biết - Thông hiểu Vận dụng.
Phần đọc hiểu trong đề thi Ngữ Văn THPT chiếm 3.0 điểm/10 điểm, tức
là chiếm 30% tổng số điểm toàn bài. Để đạt tổng điểm toàn bài thi Ngữ Văn
THPT từ khá trở lên, học sinh phải làm tốt và chắc chắn phần đọc hiểu. Kết quả
đó đòi hỏi sự nỗ lực và nhạy bén của cả người dạy và người học. Rèn luyện kĩ
năng thực hành đọc hiểu cho học sinh không khó, quan trọng là cách thức thực
hiện. Giải quyết tốt phần đọc hiểu còn tạo tâm thế tốt cho học sinh trong quá
trình làm bài. Vì vậy, chú trọng phần đọc hiểu và tập trung rèn luyện kĩ năng
làm đề đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong kì thi tốt nghiệp THPT là rất cần
thiết.
Thực tế những lần trả bài rút kinh nghiệm, tôi nhận thấy rằng: Một bộ
phận không nhỏ học sinh 12 THPT chưa chú ý một cách đúng mức. Học sinh
quan tâm đến phần đọc hiểu nhưng gặp nhiều lúng túng trong cách trả lời các
câu hỏi vận dụng. Một số đồng nghiệp trẻ còn gặp khó khăn trong việc tìm
kiếm các cách thức rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. Khi tìm được tài
liệu lại nặng về lí thuyết trừu tượng khiến học sinh không nhớ hoặc nhớ máy
móc và không có khả năng tự thực hành vận dụng. Điều này ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn những năm tới.


Vì những lý do trên, tôi cũng xin mạnh dạn chia sẻ với các quý vị đồng
nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn THPT đề tài: "Một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ
năng thực hành đọc hiểu trong đề thi Ngữ Văn THPT vài năm gần đây".
1.2 Mục đích nghiên cứu
Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành các dạng đề đọc hiểu cho
học sinh.
Góp phần nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT bộ môn Ngữ Văn
THPT.

1


Chia sẻ cùng đồng nghiệp các kinh nghiệm hệ thống kiến thức cơ bản và
thực hành luyện tập đề đọc hiểu trong kì thi tốt nghiệp THPT hiệu quả nhất.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập rèn kĩ năng thực hành, ứng dụng kĩ năng đọc hiểu trong đề thi
Ngữ Văn THPT qua 3 mức độ: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng.
Đối tượng thực nghiệm đề tài này là học sinh 12 THPT Lam Kinh do tôi
trực tiếp giảng dạy. Bao gồm 02 lớp: 12 A4 - 42 học sinh và 12A7 - 41 học
sinh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu thu thập các tài liệu dạy học thực hành
phần đọc hiểu, xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài.
Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu bài làm thực tế của học sinh; khảo sát
hiệu quả ứng dụng đề tài; tham khảo những nhận xét, góp ý của đồng nghiệp về
những mặt tích cực, hạn chế khi đề tài; khảo sát từ phía học sinh khả năng tiếp
thu bài học thực hành đọc hiểu.
Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc vận dụng kỹ năng
thực hành đọc hiểu trong đề thi THPT năm 2019 của học sinh; sử dụng đề tài
vào giảng dạy và đánh giá ưu – nhược điểm của những kinh nghiệm đó.


2


2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Quan niệm về đọc hiểu
Đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông
qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn bản, hiểu
được nghĩa tường, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các
thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng
nghệ thuật.
Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu
và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc
và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
[1]
Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối
tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội
dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái
gì? Như thế nào? Làm thế nào?.[1]
Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích,
khái quát, biện luận đúng- sai về logic kết hợp với năng lực, tư duy và diễn đạt.
Mục đích trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được: Nội dung
của văn bản; mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng;
ý đồ, mục đích. Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm; giá trị
đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật; ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc
văn bản; thể loại của văn bản, hình tượng nghệ thuật
Đọc hiểu là quá trình thâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ
động. Đây là một năng lực cần thiết mà người học nói chung và học sinh THPT
cần quan tâm. Nếu chúng ta không có trình độ năng lực đọc thì hiểu đúng, đánh

giá đúng văn bản. Không nắm vững, đánh giá được văn bản thì không thể tiếp
thu, bồi đắp được tri thức và cũng không có cơ sở để sáng tạo. Vì thế vấn đề
Đọc hiểu môn ngữ văn trong nhà trường là rất cần thiết.
2.1.2 Phân biệt hoạt động đọc hiểu và câu hỏi đọc hiểu trong đề thi
Ngữ Văn THPT
Thực tế dạng câu hỏi đọc hiểu rất phong phú, đa dạng. Lý thuyết đọc –
hiểu nằm ở diện rộng rải rác từ chương trình học ngữ văn THCS (lớp 6,7,8,9)
đến ngữ văn THPT (lớp 10,11,12). Ngữ liệu có thể nằm trong chương trình
sách giáo khoa và cả ngoài sách giáo khoa. Bản chất của vấn đề không hoàn
toàn mới. Vì hoạt động đọc hiểu vẫn diễn ra thường xuyên trong các bài giảng
văn. Các thầy cô vẫn thường cho học sinh tiếp cận văn bản bằng cách đọc ngữ
liệu, sau đó đặt câu hỏi để học sinh trả lời, nghĩa là đang diễn ra hoạt động đọc
hiểu.
Giữa hoạt động đọc hiểu và dạng câu hỏi đọc hiểu có nét tương đồng và
khác biệt. Nét tương đồng là phương thức tiếp cận văn bản là giống nhau từ
đọc rồi đến hiểu. Nét khác biệt là hoạt động đọc hiểu trong dạy học văn nói
3


chung là hoạt động trên lớp có sự định hướng của người thầy, câu hỏi đọc hiểu
trong đề thi Ngữ Văn THPT là hoạt động độc lập, sáng tạo của học sinh nhằm
đánh giá năng lực người học. Những kiến thức trong dạng câu hỏi đọc hiểu rất
phong phú. Học sinh phải biết huy động những kiến thức đã học ở các lớp dưới
để trả lời câu hỏi. Vì vậy, rèn kuyện kĩ năng thực hành câu hỏi càng phải
thường xuyên hơn.
2.2 Thực trạng vấn đề
2.2.1 Nhận diện câu hỏi đọc hiểu trong đề thi Ngữ Văn THPT
Trong vài năm gần đây, câu đọc hiểu trong đề thi Ngữ Văn THPT thường
hướng tới những vấn đề cụ thể sau:
Nhận biết đúng, chính xác về thể loại của văn bản, các phong cách ngôn

ngữ, các phương thức biểu đạt, thao tác lập luận.
Thông hiểu đề tài, chủ đề, nhan đề, thực hành tóm tắt nội dung của văn
bản ngoài chương trình sách giáo khoa. Đánh giá nội dung ý nghĩa bằng kiến
thức và kinh nghiệm của bản thân. Cảm nhận được đặc sắc nổi bật của văn bản
về từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, các biện pháp tu từ.
Vận dụng hiểu biết và kinh nghiệm bản thân để giải quyết một vấn đề đời
sống và xã hội cụ thể. Liên hệ mở rộng một vấn đề nào đó từ văn bản bằng suy
nghĩ, ý kiến của mình.
Các dạng câu hỏi này đã xuất hiện thường xuyên trong đề thi Ngữ Văn
THPT trong các kì thi tốt nghiệp THPT những năm trước, THPT Quốc gia vài
năm và học sinh giỏi tỉnh Thanh Hóa vài năm gần đây. Dạng câu hỏi này cũng
được các thầy cô sử dụng trong các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định
kì. Minh chứng cho điều này, tôi giới thiệu vắn tắt các câu hỏi trong đề thi minh
họa môn Ngữ Văn THPT Quốc gia năm 2019 và đề thi chính thức môn Ngữ
Văn THPT Quốc gia năm 2019.
Đề thi tham khảo môn Ngữ văn THPT Quốc gia 2019 của Bộ
GD&ĐT[2]
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống
hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát
triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ
sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì
không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:
“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì
không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an
toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn
chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc
sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng
vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn


4


Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ
nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.”
Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ,
không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển
(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã
hội, 2015, tr.130)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu
trong đoạn trích.
Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát
triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?
Đề thi chính thức môn Ngữ Văn THPT Quốc gia 2019 của Bộ GD&ĐT[3]
I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích
Biết nói gì trước biển em ơi!
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
Chân trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm

Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi
Thực hiện các yêu cầu sau
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Anh chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lặn mù tăm
Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn của nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
5


Câu 4: Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn
trích gợi cho anh chị suy nghĩ gì?
2.2.2 Mức độ thực hành câu hỏi đọc hiểu trong đề thi Ngữ Văn THPT
Khung phân phối chương trình môn Ngữ Văn gồm Đọc văn, Làm văn và
Tiếng Việt. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10,11,12 tập trung cho phần Đọc văn và
Làm văn .Thời lượng dành cho việc dạy học phần tiếng Việt chưa nhiều. Khảo
sát khung phân phối chương trình năm 2018 - 2019:
Đọc văn
Làm văn
Tiếng Việt
Ngữ Văn 10
63%

27%
10 %
Ngữ Văn 11
61%
28%
11%
Ngữ Văn 12
62%
28%
10%
Các bài tiếng Việt chủ yếu tập trung ở mức độ nhận biết, thông hiểu mà
chưa đi sâu vào hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức trong văn bản để giải
quyết một vấn đề cụ thể hiện. Những giáo viên giảng dạy theo phương pháp
truyền thống sẽ ít tập trung cho học sinh tiếp cận các câu hỏi đọc hiểu ở mức độ
vận dụng. Trong khi đó, câu vận dụng lại là câu chiếm nhiều số điểm nhất (1,0
điểm).
Sự quan tâm, hứng thú của học sinh dành cho phần đọc hiểu chưa phù hợp
với yêu cầu và tầm quan trọng của phần đọc hiểu trong đề thi Ngữ THPT. Kĩ
năng thực hành câu đọc hiểu chậm, sai sót nhiều và chưa hiệu quả. Thời gian
dành cho phần đọc hiểu còn nhiều ảnh hưởng đến bố cục của cả bài thi.
Thực tế các kỳ thi THPT Quốc gia các năm trước cho thấy, nhiều học sinh
làm phần đọc hiểu lan man, nhất là những dạng câu hỏi: Nêu nội dung chính, lý
giải vì sao tác giả lại cho là vậy, hoặc viết một đoạn văn … có em viết gần một
trang giấy. Các em làm không đúng yêu cầu phương pháp vừa mất thời gian mà
điểm số cũng không cao hơn được. Ví dụ phần câu hỏi liên tưởng thực tế đề
thường yêu cầu viết khoảng 5-7 dòng.
2.2.3 Kết quả thực hành câu hỏi đọc hiểu trong đề thi Ngữ Văn THPT
Trước khi thực hiện đề tài, tôi tiến hành khảo sát kết quả bài thi Ngữ Văn
THPT Quốc gia của học sinh khối 12 trường THPT Lam Kinh năm học 2016 2017 và 2017 - 2018. Tổng số học sinh toàn khối 12: 358 học sinh tương ứng
100%. Kết quả như sau:

Mức điểm
Dưới 5đ Từ 5 - 6đ Từ 6 - 7đ
Từ 7 Trên
7,5đ
7,5đ
2016
37.4
44.7%
13.1%
3.1%
1.7%
2017
2017
- 29.6%
49.5%
16.2%
3.1%
1.6%
2018
(Nguồn từ Vnedu.vn)

6


Khảo sát kết quả phần đọc hiểu trong bài thi khảo sát chất lượng ôn thi
THPT Quốc gia Ngữ Văn lần 1 năm 2019 của học sinh khối 12 trường THPT
Lam Kinh năm học 2018 - 2019 với số học sinh 367 như sau:
Mức điểm
Dưới 1,0đ Từ 1,25 - 1,5đ Từ 1,75 - 2đ
Trên 2đ

KSCL lần 1
34.2%
46.3%
18.3%
1.2%
(Nguồn từ bài thi của học sinh)
2.3 Đề xuất giải pháp
2.3.1 Hệ thống kiến thức đọc hiểu
Kiến thức đọc hiểu rất rộng. Giúp học sinh hệ thống và phân biệt qua các
dấu hiệu nhận diện rất quan trọng. Sơ đồ tư duy hay lập bảng biểu là một
phương pháp hiệu quả, giúp đơn giản hóa, hệ thống ý logic. Cách làm này sẽ
giúp học sinh có thể ghi nhớ kiến thức đọc hiểu ngắn gọn, dễ dàng thông qua
các hình ảnh, dấu hiệu dễ nhận biết. Từ đó, vận dụng để bài làm đạt điểm tối
đa. Việc làm này giúp các em tiết kiệm thời gian và tập trung nhiều hơn cho kĩ
năng thực hành.
Thể thơ: Trong đề thi THPT môn Ngữ Văn, các ngữ liệu đọc hiểu bằng
thơ thường bắt đầu bằng câu hỏi nhận biết các thể thơ. Trong đề thi các năm
2018 và 2019, câu hỏi nhận biết: Xác định thể thơ? Đoạn thơ trên được viết
theo thể thơ nào? Vì vậy, trong đề tài này, tôi giúp học sinh dấu hiệu nhận biết
các thể thơ thường gặp:
STT
1

2

3

Thể thơ

Đặc điểm nhận biết


Ngữ ngôn

- Mỗi câu thường có 5 chữ
- Thường được chia thành nhiều khổ nhỏ, mỗi khổ
gồm 4 dòng thơ.

Lục bát

- Một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế
nối liền nhau
- Thường bắt đầu bằng câu 6 chữ và kết thúc bằng
câu 8 chữ

Song thất lục bát

- Mỗi đoạn có 4 câu
- 2 câu đầu mỗi câu 7 chữ; câu thứ ba 6 chữ, câu
thứ 4 tám chữ.

4

Thất ngôn bát cú
Đường luật

5

Thơ tự do

- Câu 1 và 2 là phá đề và thừa đề.

- Câu 3 và 4 là Thực hay Trạng, dùng để giải thích
hoặc đưa thêm chi tiết bổ nghĩa đề bài cho rõ ràng
- Câu 5 và 6 là Luận, dùng để bàn luận cho rộng
nghĩa hay cũng có thể dùng như câu 3 và 4
- Câu 7 và 8 là Kết, kết luận ý của bài thơ
- Đếm số chữ trong 1 dòng thơ, dòng nhiều dòng ít

7


không gò bó, không theo quy luật
Phương thức biểu đạt: Xác định phương thức biểu đạt là một trong
những yêu cầu thường gặp trong phần Đọc hiểu của đề thi THPT quốc gia môn
Ngữ văn. Có 6 phương thức biểu đạt thường xuất hiện trong văn bản. Cụ thể:
STT

Phương thức biểu
đạt

1

Tự sự

2

Miêu tả

3

Biểu cảm


4

Nghị luận

5

Thuyết minh

6

Hành chính - công
vụ

Dấu hiệu nhận diện
- Dùng ngôn ngữ để kể lại một hoặc một chuỗi
các sự kiện, có mở đầu -> kết thúc
- Có sự kiện, cốt truyện, có diễn biến câu chuyện,
có nhân vật, có các câu trần thuật/đối thoại
- Xuất hiện trong bản tin báo chí, bản tường
thuật, tường trình, tác phẩm văn học nghệ thuật
(truyện, tiểu thuyết, thơ)
- Dùng ngôn ngữ để tái hiện lại những đặc điểm,
tính chất, nội tâm của người, sự vật, hiện tượng
- Các câu văn miêu tả, từ ngữ sử dụng chủ yếu là
tính từ
- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự, ngôn
ngữ có tính chất kể trong thơ.
- Dùng ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc, thái độ về thế
giới xung quanh

- Câu thơ, văn bộc lộ cảm xúc của người viết
- Có các từ ngữ thể hiện cảm xúc: ơi, ôi....
- Dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc
lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết
rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với
ý kiến của mình.
- Có vấn đề nghị luận và quan điểm của người
viết
- Từ ngữ trong thơ thường mang tính khái quát
cao (nêu chân lí, quy luật)
- Trình bày, giới thiệu các thông tin, hiểu biết,
đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng
- Các câu văn miêu tả đặc điểm, tính chất của đối
tượng
- Có thể là những số liệu chứng minh
- Văn bản hành chính
- Hợp đồng, hóa đơn
- Đơn từ, chứng chỉ

8


Thao tác lập luận: Trong một văn bản, người ta thường dùng nhiều thao
tác lập luận khác nhau nhưng sẽ có một thao tác lập luận chính nổi bật. Bảng
dưới đây giúp thí sinh nhận biết rõ ràng cụ thể hơn.
STT Thao tác lập luận
Dấu hiệu nhận diện
Dùng lí lẽ để cắt nghĩa, giảng giải sự vật, hiện
1
Giải thích

tượng, khái niệm giúp người đọc, người nghe hiểu
đúng ý của mình.
Chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để
2
Phân tích
đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung,
hình thức của đối tượng.
Đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để
làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục
người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề đó.
3
Chứng minh
( Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn
chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập
luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết
minh trước rồi trích dẫn chứng sau.)
Đặt đối tượng trong mối tương quan, cái nhìn đôi
4
So sánh
sánh để thấy đặc điểm, tính chất của nó
5
Bình luận
Đánh giá hiện tượng, vấn đề tốt/xấu, đúng/sai...
Trao đổi, tranh luận để bác bỏ những ý kiến sai
6
Bác bỏ
lệch
Phong cách ngôn ngữ:
Phong cách ngôn
STT

Dấu hiệu nhận diện
ngữ
- Dùng trong giao tiếp hàng ngày, chức năng
thông tin, bộc lộ cảm xúc.
1
Sinh hoạt
- Dạng biểu hiện: Đối thoại, độc thoại, nhật kí,
thư từ...
- Dùng trong các văn bản văn học, ngôn ngữ
2
Nghệ thuật
truyền cảm, thẩm mĩ.
- Dạng biểu hiện: Truyện, thơ, kịch bản văn học...
- Dùng trong lĩnh vực thông tin các sựu kiện thời
3
Báo chí
sự, chức năng tác động.
- Dạng biểu hiện: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm...
- Dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội, chức năng
4
Chính luận
chứng minh - tác động
- Dạng biểu hiện: Tuyên bố, tuyên ngôn, xã luận...
5
Khoa học
- Dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập, phổ
9


biến khoa học, chức năng chứng minh

- Dạng biểu hiện: Luận văn, bài học sách giáo
khoa...
- Dùng trong lĩnh vực hành chính, chức năng
6
Hành chính
thông báo
- Dạng biểu hiện: Nghị định, thông tư
Biện pháp tu từ: Với những câu hỏi tìm biện pháp tu từ, học sinh có thể
căn cứ vào dấu hiệu nhận biết, tác dụng để trả lời.
Biện pháp tu từ
Dấu hiệu nhận diện
Tác dụng
Giúp sự vật, sự việc
Đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự
được miêu tả sinh động,
việc mà giữa chúng có những nét
So sánh
cụ thể tác động đến trí
tương đồng để làm tăng sức gợi
tưởng tượng, gợi hình
hình, gợi cảm cho lời văn.
dung và cảm xúc
Sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt
động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... Làm cho đối tượng hiện
vốn chỉ dành cho con người để ra sinh động, gần gũi, có
Nhân hóa
miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây tâm trạng và có hồn gần
cối khiến cho chúng trở nên sinh với con người
động, gần gũi, có hồn hơn
Gọi tên sự vật, hiện tượng này Cách diễn đạt mang

bằng tên sự vật, hiện tượng khác có tính hàm súc, cô đọng,
Ẩn dụ
nét tương đồng với nó nhằm tăng giá trị biểu đạt cao, gợi
sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn những liên tưởng ý nhị,
đạt.
sâu sắc.
Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái
Diễn tả sinh động nội
niệm này bằng tên của một sự vật,
dung thông báo và gợi
Hoán dụ
hiện tượng khác có quan hệ gần gũi
những liên tưởng ý vị,
với nó nhằm làm tăng sức gợi hình,
sâu sắc
gợi cảm cho sự diễn đạt.
Phóng đại mức độ, quy mô, tính Khiến các sự việc, hiện
chất của sự vật, hiện tượng được tượng hiện lên một cách
Nói quá
miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn ấn tượng với người đọc,
tượng, tăng sức biểu cảm.
người nghe.
Dùng cách diễn đạt tế nhị uyển Làm giảm nhẹ đi ý
Nói giảm nói chuyển để tránh gây cảm giác quá muốn nói (đau thương,
tránh
đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh mất mát) nhằm thể hiện
thô tục, thiếu lịch sự
sự trân trọng
Liệt kê
Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay Diễn tả cụ thể, toàn

cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, diện nhiều mặt
10


sâu sắc hơn những khía cạnh khác
nhau của thực tế hay tư tưởng, tình
cảm.
Điệp ngữ, điệp Lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để
cấu trúc
làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh

Tương phản

Sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược
nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.

Câu hỏi tu từ

Sử dụng câu có mục đích hỏi, từ
ngữ dùng để hỏi, dấu chấm hỏi.

Nhấn mạnh, tô đậm ấn
tượng nội dung; tăng
giá trị biểu cảm, tạo âm
hưởng nhịp điệu cho câu
văn, câu thơ.
Tăng hiệu quả diễn đạt,
gây ấn tượng
Tạo giọng điệu boăn
khoăn, tâm trạng suy tư

trăn trở và cảm xúc
Giúp câu văn hài hước,
dễ nhớ hơn

Lợi dụng những đặc sắc về âm, về
nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm.
Các phép liên kết:
STT
Các phép liên kết
Đặc điểm nhận diện
Chơi chữ

1

Phép lặp

2

Phép thế

3

Phép nối

4

Phép liên tưởng

Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở
câu trước

Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng
thay thế các từ ngữ đã có ở câu trướ tạo sự liên
kết giữa các phần văn bản.
Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ
(nối kết)với câu trước
Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng
nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng
với từ ngữ đã có ở câu trước

2.3.2 Rèn luyện kĩ năng thực hành
Mục tiêu của phần đọc hiểu là tìm đến cách thức trả lời chính xác và
nhanh gọn nhất. Vì thế, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện đọc hiểu ngữ liệu
trong đề thi theo các bước sau:
Bước 1: Đọc ngữ liệu, nguồn gốc ngữ liệu và các câu hỏi trong đề. Sau đó
huy động kiến thức nhận biết để trả lời các câu hỏi.
Bước 2: Viết câu trả lời kĩ càng và cẩn thận từng câu hỏi đọc hiểu để tránh
những sai sót đáng tiếc.
Về phần trình bày: Học sinh cần phải trình bày khoa học, không nên tẩy
xóa , viết chèn dòng trong bài. Nếu có sai thì gạch chéo và làm lại. Cần dùng
các kí hiệu thống nhất với đề bài
11


Về nhận diện câu hỏi: Đọc kĩ yêu cầu đề để xác định nội dung câu hỏi có
mấy ý, từ đó trả lời cho đúng, trúng vấn đề. Ví dụ nếu đề hỏi chỉ ra các phương
thức, các thao tác lập luận trong văn bản trên thì câu trả lời sẽ từ hai phương
thức, hai thao tác trở lên. Nhưng nếu câu hỏi chỉ ra thao tác nào, phương thức
nào là chính hoặc chủ yếu thì câu trả lời chỉ là một phương thức, một thao tác.
Về cách trả lời: Văn bản đọc hiểu thường không dài nên yêu cầu học sinh
đọc văn bản để chọn câu trả lời cho phù hợp. Các em cần đọc lướt để tìm chủ

đề hoặc ý chính, đọc kĩ để tìm chi tiết, thông tin. Câu trả lời cần trực tiếp, ngắn
gọn, chính xác, đầy đủ. Hỏi gì trả lời đó, không trả lời thừa.
Câu nhận biết: Trong đề thi Ngữ Văn THPT, câu hỏi thứ nhất thường hỏi
về phương thức biểu đạt, thể thơ, thao tác lập luận và phong cách ngôn ngữ.
Khi trả lời, học sinh nên dựa trên các dấu hiệu đã củng cố ở trên để trả lời ngắn
gọn nhất và nhanh nhất. Quá trình hướng dẫn học sinh làm đề đọc hiểu trong
các đề thi thử tham khảo đồng nghiệp hoặc trên mạng internet, tôi nhận thấy có
nhiều đề nhìn vào các dấu hiệu thì học sinh đã nhận biết được đáp án của câu
hỏi này.
Ví dụ: Ngữ liệu là thơ, đề đọc hiểu hỏi Xác định phương thức biểu đạt
chính của đoạn thơ? học sinh căn cứ vào từ ngữ và mục đích bày tỏ cảm xúc,
tình cảm trả lời ngay: Phương thức biểu cảm. Trả lời đầy đủ cả câu như sau:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm. Cũng ngữ liệu ấy, khi đề
hỏi Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích? nghĩa là sự kết
hợp của hơn một phương thức biểu đạt thì học sinh cần căn cứ vào phương tiện
ngôn ngữ: Nếu có dùng từ ngữ nhiều hình ảnh để tái hiện lại những đặc điểm,
tính chất, nội tâm của người, sự vật, hiện tượng thì trả lời thêm miêu tả; nếu có
dùng từ ngữ có dấu hiệu kể lại, tâm sự thì trả lời thêm tự sự; đôi khi có những
bài thơ mang tính triết lí, khái quát về cuộc đời thì trả lời thêm nghị luận. Học
sinh căn cứ vào các dấu hiệu đó lựa chọn phương thức biểu đạt cho chính xác.
Câu thông hiểu: Trong đề thi Ngữ Văn THPT, câu hỏi thứ hai thường hỏi
về nội dung "Theo tác giả, câu văn (câu thơ) đó được hiểu như thế nào?",
"Nội dung bài thơ (đoạn thơ) được thể hiện qua những từ ngữ (hình ảnh)
nào?". Khi trả lời, học sinh phải đạt câu văn, câu thơ đó vào văn cảnh trong văn
bản để hiểu đúng ý nghĩa của nó.
Đối với ngữ liệu đọc hiểu là văn xuôi, đáp án của câu hỏi này thường
được gợi ra từ câu trước, câu sau hay chính câu văn đó. Với cách tư duy này,
học sinh rất dễ dàng đạt được nửa điểm mà không cần phải mất nhiều thời gian.
Đối với ngữ liệu đọc hiểu là thơ, đáp án của câu hỏi này thường là nội
dung hình ảnh sự vật, con người được đề cập trong thơ và tình cảm, suy nghĩ,

thái độ của tác giả gửi gắm đằng sau câu thơ, đoạn thơ. Nếu học sinh không
tinh ý, thường sẽ thiếu ở vế thứ 2 thì điểm sẽ không thể trọn vẹn ở câu thứ 2
này.
Câu vận dụng thấp: Trong đề thi Ngữ Văn THPT, câu hỏi thứ ba có các
khả năng sau:
12


Đối với ngữ liệu đọc hiểu là thơ, câu hỏi thường yêu cầu chỉ ra biện pháp
tu từ và tác dụng của nó. Khi trả lời, trong tình huống có nhiều biện pháp tu từ,
học sinh nên chọn biện pháp tu từ có ý nghĩa làm nổi bật rõ nội dung và tình
cảm, thái độ của tác giả gửi gắm trong câu thơ, câu văn đó. Chỉ rõ biện pháp tu
từ và tác dụng của nó trong câu thơ, đoạn thơ. Lưu ý học sinh cần nêu cả tác
dụng về mặt hình thức và nội dung của biện pháp tu từ.
Đối với ngữ liệu đọc hiểu là văn xuôi, câu hỏi thường yêu cầu giải thích
một ý kiến trong đề. Khi trả lời, học sinh chia ý kiến thành các vế để giải thích
và bàn luận toàn diện và sâu sắc.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, đề đọc hiểu lại yêu cầu phép liên kết
và tác dụng của nó trong đoạn trích hoặc nhận xét về cách dùng từ ngữ,...
Hướng dẫn trả lời tương tự câu hỏi về biện pháp tu từ.
Câu vận dụng cao: Trong đề thi Ngữ Văn THPT, câu hỏi thứ tư thường
hỏi thông điệp, bài học. Ở câu hỏi này học sinh cũng không cần dẫn dắt vào đề
tránh bài viết lan man, quá quy định. Khi trả lời học sinh cần dựa vào nội dung
chủ đề của văn bản để rút ra bài học, thông điệp sâu sắc và nổi bật nhất. Từ đó,
lí giải vì sao mình chọn thông điệp đó bằng cách nêu ý nghĩa của nó đối với đời
sống. Khi đề thi hỏi về quan điểm của thí sinh dưới dạng đồng tình hay không
đồng tình hoặc thông điệp và lí giải. Khi trả lời, học sinh sẽ đồng tình khi thấy
đúng, hợp lí; không đồng tình khi thấy nó không hợp lí hoặc vừa đồng tình vừa
không đồng tình với quan điểm trong đề và lí giải.
Trường hợp thứ nhất, học sinh đồng tình với quan điểm trong đề và lí giải

bằng cách chỉ ra cái đúng, cái hay hoặc ý nghĩa của quan điểm đó đối với đời
sống . Từ đó, rút ra bài học nhận thức ngắn gọn. Học sinh trả lời câu hỏi này
bằng một đoạn văn từ 5 - 7 câu.
Trường hợp thứ hai, học sinh không đồng tình với quan điểm trong đề và
lí giải bằng cách chỉ ra chỗ chưa đúng và đưa ra giải pháp bằng một đoạn văn
từ 5 - 7 câu.
Thực tế cho thấy, quan điểm trong câu vận dụng này đa số là đúng và hợp
lí. Vì vậy, học sinh sẽ dễ dàng nhận diện và có cách lí giải theo một lôgic tư
duy. Thời gian làm phần đọc hiểu khoảng từ 20 đến 25 phút.
2.3.3 Thực hành đọc hiểu cho học sinh THPT
Xây dựng kế hoạch phân phối chương trình giáo dục bộ môn Ngữ Văn có
sự điều chỉnh linh hoạt, tăng thêm tiết thực hành câu hỏi đọc hiểu trong đề thi
Ngữ Văn THPT tại lớp.
Tăng cường giao bài tập về nhà, đôn đốc và hướng dẫn học sinh nghiêm
túc chủ động thực hiện. Giáo viên chấm bài, nhận xét rút kinh nghiệm liên tục
để học sinh khắc phục những hạn chế, thiếu sót, phát huy và học hỏi những
cách trả lời chính xác và lôgic. Học sinh có thêm một cơ hội để trao đổi, học
hỏi kinh nghiệm, được giải đáp những vướng mắc trong quá trình thực hành
đọc hiểu. Các em sẽ thành thạo kĩ năng và tự tin hơn trong trong trình chinh
phục phần đọc hiểu trong đề thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
13


Xây dựng bài tập thực hành:
Bài tập 1:
Đọc đoạn trích dưới đây[4]
HÃY LÀ NGƯỜI VÔ LÝ
Một trong những câu nói tôi thích nhất của George Bernard Shaw là:
“Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều
chỉnh thế giới theo bản thân. Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô

lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng lớn.
Tất nhiên, bạn cần thực tế và ứng xử khôn khéo khi làm việc trong môi
trường của mình. Tôi đồng ý rằng việc áp dụng các quan niệm phổ biến với
người khác cũng quan trọng. Những rủi ro ngu ngốc có thể dẫn đến hậu quả
khôn lường. Nhưng như đã nói, đừng nên sợ hãi trước thất bại hay thất vọng
để rồi không dám ước mơ.
Đừng lúc nào cũng tỏ ra có lý và thực dụng, quá nhạy cảm đến nỗi bạn từ
chối không chộp lấy cơ hội ngàn vàng khi nó đến. Hãy đẩy xa giới hạn của
những gì bạn nghĩ mình có thể thực hiện. Đừng quên rằng những kẻ chỉ trích
luôn cười nhạo tầm nhìn của nhiều nhà tư tưởng can trường, nhiều nhà khai
phá nổi tiếng. Đừng để ý đến những lời chỉ trích. Luôn ghi nhớ rằng những
tiến bộ vượt bậc mà con người đạt tới đều nhờ nỗ lực can trường của một
người nào đó từng bị chỉ trích rằng ý tưởng của họ là viễn vông, không thể trở
thành hiện thực. Thế giới cần nhiều người biết ước mơ. Cần người vô lý biết
đấu tranh chống lại những gì thông thường. Cần người chống lại sự cám dỗ
của tính tự mãn và dám hành động theo cách họ vẫn luôn thực hiện. Bạn có thể
là một trong những người ấy. Từ ngày hôm nay.
(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, Tr.
29)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau chỗ nào?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là người vô lí?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào
người vô lý” không? Vì sao?
Hướng dẫn học sinh trả lời:
Đọc
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn
1
0.5

hiểu
trích: Nghị luận/Phương thức nghị luận.
(3,0) 2
Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau ở 0.5
chỗ:
“Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người
vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân.”
Tức là người có lí thuận theo những điều hiển nhiên đã
được thế giới công nhận, còn người vô lí thì ngược lại
14


3

4

Dựa vào đoạn trích, người vô lí được hiểu là người biết
phản biện, nghi ngờ những kiến thức sẵn có, biết đẩy xa
những giới hạn, biết lật lại những cái mặc định, đương 1.0
nhiên, biết dũng cảm, can trường khai phá cái mới dù bị
chỉ trích, cười nhạo viển vông…
Học sinh nêu ý kiến của mình về quan điểm “mọi tiến
bộ đều tùy thuộc vào người vô lý”và lí giải được quan
điểm đó. Có thể triển khai theo hướng:
- Đồng tình vì:
+ Người vô lí biết mở rộng, phá vỡ các giới hạn nhận
thức để tiếp tục đem đến những nhận thức mới tiến bộ
hơn cho loài người;
+ Người vô lí dũng cảm thực hiện những ước mơ lớn 1.0
tưởng như viển vông bằng tầm nhìn vượt thời đại, mang

đến những thành tựu lớn.
- Đồng tình nhưng bổ sung ý kiến:
+ Về cơ bản, mọi tiến bộ đều bắt nguồn từ thực tế, từ
tư duy khoa học, từ các hiện tượng có tính quy luật.
+ Người vô lí không đồng nhất với người điên rồ, ảo
tưởng, phi thực tế hay những lối tư duy phi lí.

Bài tập 2:
Đọc đoạn trích dưới đây[5]
Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra
trong cuộc sống của họ. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là
một phần nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ: nếu họ thi trượt, đó là lỗi của họ. Nếu
không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất,
đó là lỗi của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó cũng là nhờ nỗ lực
của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng
to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có khả năng
thay đổi và cải thiện mọi chuyện. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc
sống của chính bạn.
[...]Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi
người ngoại trừ bản thân họ. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ
thừa kì thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ
suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân
rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn Toán của họ cũng không tệ
đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ...trong khi tự đáy lòng, họ
biết rõ những điều đó không phải là sự thật. “Những người và những việc xung
quanh mình khiến mình thất bại “. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành nạn nhân
bất lực, không thể thay đổi được cuộc sống.
(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, Trang 43, NXB Phụ nữ, 2013)
Thực hiện các yêu cầu sau:
15



Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, điểm khác nhau cơ bản giữa người thành công và những
kẻ thất bại là gì?
Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: suy nghĩ “những người và những việc xung
quanh mình khiến mình thất bại ” lại làm cho con người trở thành nạn nhân bất
lực, không thể thay đổi được cuộc sống?
Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì?
Hướng dẫn học sinh trả lời:
Đọc
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn
1
0.5
hiểu
trích: Nghị luận/Phương thức nghị luận.
(3,0)
Theo tác giả, điểm khác nhau cơ bản giữa người thành
công và những kẻ thất bại: Người thành công luôn chịu
2
trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc 0.5
sống của họ. Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh
hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ.
Tác giả lại cho rằng: suy nghĩ “những người và những
việc xung quanh mình khiến mình thất bại ” lại làm cho
con người trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay
đổi được cuộc sống vì:
- Khi luôn nghĩ rằng “những người và những việc xung
quanh mình khiến mình thất bại” có nghĩa là con người
luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không chịu thừa nhận

3
1.0
những khiếm khuyết, sai lầm, điểm yếu của bản thân...
Nói cách khác là lối sống hèn nhát, giả dối. Họ không
dám đối diện với chính mình để thay đổi bản thân.
- Sống quá phụ thuộc vào những người xung quanh còn
làm con người trở nên thụ động, ỉ lại, dần đánh mất
những năng lực tiềm ẩn vốn có của mình dẫn đến không
tự mình thay đổi được cuộc sống theo hướng tích cực.
4
Học sinh có thể rút ra một bài học bất kì mà mình tâm 1.0
đắc nhất nhưng phải phù hợp với nội dung văn bản.
Ví dụ:
Bài học về làm chủ cuộc sống của bản thân.
Lí giải:
- Cuộc sống này luôn tồn đầy rẫy những bất ngờ, thuận
lợi và khó khăn. Con người vì thế rất cần sự chủ động
để có tâm thế vững vàng khi đứng trước phong ba của
cuộc đời.
- Con người cần tạo lập cho mình thói quen chủ động
trong tất cả lĩnh vực của cuộc sống: Chủ động trong
công việc, tích cực thay đổi để phù hợp các cơ hội mới,
tham gia các hoạt động cộng đồng và Chủ động với
16


tương lai của chính mình.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình thực hện và triển khai đề tài SKKN tại trường THPT Lam
Kinh tôi đã thu được những kết quả nhất định đó là:

Về phía giáo viên: SKKN được đồng nghiệp đón nhận và vận dụng vào
thực tiễn giảng dạy như một giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình
rèn kĩ năng làm bài cho học sinh, nâng cao chất lượng bộ môn, nâng tỉ lệ học
sinh đậu Cao đẳng, Đại học nhiều hơn.
Về phía học sinh: Các em được trang bị hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ
bản để phục vụ quá trình chinh phục đề đọc hiểu tích theo cấu trúc hiện nay.
Giúp các em tháo gỡ được những vướng mắc, tự tin hơn khi làm bài.
SKKN có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh các khối lớp trong trường
THPT.
Kết quả các bài kiểm tra rèn kĩ năng thực hành đọc hiểu cho học sinh khối
12. Kết quả kiểm tra học sinh được nâng lên rõ rệt.
Thống kê tỉ lệ điểm các bài kiểm tra trước và sau khi áp dụng giải pháp ở
các lớp 12A4 (sĩ số: 42) và 12A7 (sĩ số: 41) như sau:
Lớp
Chưa thực hiện giải pháp
Khi thực hiện giải pháp
Yếu
TB
Khá giỏi
Yếu
TB
Khá giỏi
12A4 35 %
45 %
20 %
20 %
55 %
25 %
12A7 50 %
40 %

10 %
30 %
55 %
15 %
Kết quả cho thấy khi chưa hướng dẫn ôn luyện Đọc hiểu, phần lớn học
sinh tỏ ra hiểu một phần lý thuyết nên lúng túng khi làm bài. Sau khi tôi tiến
hành ôn luyện cho học sinh lớp 12 phần Đọc hiểu theo phương pháp trình bày
trong sáng kiến, nhiều học sinh nắm chắc tại lớp lý thuyết và vận dụng làm
được bài tập. Kết quả phiếu thăm dò cho thấy, sau khi được ôn luyện phần Đọc
hiểu, khoảng 70% học sinh nắm chắc lý thuyết, tự tin làm bài thi THPT Quốc
gia.
Thống kê kết quả điểm thi THPT Quốc gia môn Văn khối 12 trường
THPT Lam Kinh. Tổng số học sinh toàn khối: 358
Mức điểm
Dưới 5đ Từ 5 - 6đ Từ 6 - 7đ
Từ 7 Trên 7,5đ
7,5đ
2018 - 2019
17.2%
44.7%
24.1%
10.2%
3.8%
(Nguồn từ Vnedu.vn)
Kết quả trên tôi đã thống kê trong năm vừa qua ôn thi THPT Quốc gia
môn Ngữ Văn. Điểm thi môn văn lớp tôi giảng dạy đều vượt chỉ tiêu nhà
trường đặt ra. Có thể nói kết quả môn Văn những năm qua đã góp phần không
nhỏ để trường THPT Lam Kinh giữ vững được vị trí khá cao trong khối THPT
của tỉnh nhà.


17


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Đọc hiểu là một phần thi bắt buộc được đưa vào kì thi THPT Quốc gia
môn Ngữ văn trong những năm gần đây nên đang là vấn đề được nhiều thầy cô
và học sinh quan tâm, nhất là học sinh lớp 12. Vốn là giáo viên tâm huyết với
nghề, luôn trăn trở làm thế nào để học sinh yêu thích môn văn, làm thế nào để
kết quả thi môn Văn ngày một nâng cao nên tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề
tài "Một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng thực hành đọc hiểu trong đề thi Ngữ
Văn THPT vài năm gần đây".
Qua ba năm trực tiếp ôn luyện cho học sinh lớp 12 của trường THPT Lam
Kinh, tôi đã giảng dạy và áp dụng thành công đề tài này. Với các bước thực
hiện như hướng dẫn ở trên, tôi nhận thấy sau khi giáo viên ôn luyện lý thuyết
cũng như luyện đề cho học sinh các em không còn lung túng khi làm phần Đọc
hiểu trong kì thi THPT Quốc gia.
Vẫn biết rằng trong một đề thi có nhiều câu, để có kết quả cao còn phụ
thuộc nhiều yếu tố, phụ thuộc vào chất lượng các câu khác.Tuy nhiên câu hỏi
này chiếm 3,0/10,0 điểm vì thế nó không chỉ là phần gỡ điểm mà nó còn là
phần quyết định nâng điểm số của toàn bài. Nếu học sinh chỉ làm tốt phần tự
luận thì điểm tối đa cũng chỉ đạt 6/7 điểm. Nhưng nếu làm tốt câu hỏi Đọc hiểu
học sinh sẽ có thể đạt 7, 8 điểm. Vì vậy giáo viên hướng dẫn học sinh làm tốt
phần Đọc hiểu là rất cần thiết và quan trong.
Trong khi nhiều thầy cô, học sinh vẫn đang lung túng khi ôn luyện phần
Đọc hiểu thì sáng kiến kinh nghiệm này có thể coi như cuốn tài liệu hữu ích
tháo gỡ những khó khăn trên. Sáng kiến cung cấp phương pháp ôn luyện với
một hệ thống kiến thức lý thuyết bài tập minh họa chi tiết, thiết thực sẽ giúp các

18



em học sinh, nhất là các em học sinh lớp 12 tự tin khi làm bài thi. Mở ra cho
học sinh xét tuyển môn Văn nhiều cơ hội vào trường Đại học hơn.
Đề tài đã được bản thân nghiên cứu ba năm và được áp dụng thành công
tại trường THPT Lam Kinh. Tôi đã chia sẻ kinh nghiệm ôn luyện phần Đọc
hiểu cho đồng nghiệp, được mọi người ủng hộ nhiệt tình, nhân rộng ứng dụng,
thu lại kết quả tốt. Vì vậy đề tài này có triển vọng cao. Đề tài có thể áp dụng
rộng rãi trong toàn ngành để giáo viên ôn luyện cho học sinh THPT, đặc biệt là
các em học sinh khối 12 đang chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp THPT.
3.2 Kiến nghị
Đọc hiểu là một phần thi bắt buộc trong đề thi THPT Quốc gia nhưng
thực tế trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc THPT có một bài học
riêng để giáo viên và học sinh được trang bị phương pháp, kĩ năng dạy học kiểu
bài này. Vậy thiết nghĩ Bộ giáo dục nhân kì thay sách lần tới nên bổ sung tiết
dạy về kiểu bài đọc hiểu có tính đặc thù vào chương trình sách giáo khoa bậc
THPT. Sở giáo dục và Đào tạo nên tạo hình thức trực tuyến để giáo viên THPT
có thể trao đổi học hỏi các sáng kiến tốt, những kinh nghiệm hay về phương
pháp rèn luyện kĩ năng thực hành phần đọc hiểu để thầy cô ôn luyện cho học
sinh dự thi THPT một cách bài bản, giúp học sinh tự tin trong kì thi, đem lại kết
quả học tập cao hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của cá nhân. Tôi rất mong muốn được
sự ghi nhận, chia sẻ, góp ý, trao đổi từ đồng nghiệp, thầy cô và những người
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngữ Văn để đề tài của tôi được hoàn thiện
hơn.
Thanh Hóa, ngày10 tháng 7 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG TÔI XIN CAM ĐOAN ĐÂY LÀ SKKN
ĐƠN VỊ
CỦA MÌNH VIẾT, KHÔNG SAO CHÉP
CỦA NGƯỜI KHÁC


Lê Thị Chiến

19



×