Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số giải pháp giúp HS lớp 1 viết chữ đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.4 KB, 25 trang )

1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
Người xưa thường dùng thành ngữ: “ Văn hay chữ tốt ” để khen những
học trò giỏi. Rõ ràng từ xưa, chữ viết cũng được coi trọng chẳng kém gì nội dung
văn chương. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch sẽ gây được thiện cảm
cho người đọc. Chữ viết phản ánh ý thức rèn luyện, óc thẩm mỹ và tính nết người
viết. Vì vậy dạy chữ cũng chính là dạy người.
Chữ viết là sáng tạo kỳ diệu của con người. Sự xuất hiện của chữ viết đánh
dấu một giai đoạn phát triển về chất của ngôn ngữ. Chữ viết ra đời góp phần ổn
định hóa ngôn ngữ âm thanh, mở rộng phạm vi hoạt động ngôn ngữ từ nghe, nói
sang đọc, viết. Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học được mọi người quan tâm.
Nhiều thế hệ thầy, cô giáo đã trăn trở, góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội
dung cũng như phương pháp dạy chữ viết. Tuy vậy, học sinh vẫn viết sai, viết
xấu, viết bẩn và viết chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập
môn Tiếng Việt nói riêng, học các môn khác nói chung.
Chính tầm quan trọng của chữ viết mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành Quyết định số 31/QĐ - BGD & ĐT ngày 14 tháng 6 năm 2002 về mẫu chữ
viết trong Trường Tiểu học cũng như hướng dẫn số 5150/TH/BGD & ĐT ngày
17/02/2002 về việc hướng dẫn dạy và học viết chữ ở trường Tiểu học.
Qua hơn mười năm trực tiếp giảng dạy, tôi luôn gần gũi với các em, chú ý
đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt chú ý rèn luyện kỹ năng viết chữ đẹp cho
học sinh ngay từ những ngày đầu đi học. Từ những băn khoăn, trăn trở làm thế
nào để học sinh nắm được cấu tạo và cách viết của từng con chữ ? Từ đó viết
đúng, viết sạch đẹp và viết nhanh. Tôi mạnh dạn đề xuất: “ Một số giải pháp
giúp học sinh lớp 1 viết chữ đẹp” để đồng nghiệp và bạn đọc tham khảo. Qua
đây nhằm góp phần vào nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu
học, cụ thể là môn Tiếng Việt lớp 1.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.2.1. Giúp học sinh:
1



- Hình thành và rèn kĩ năng viết đúng mẫu, viết đẹp, viết nhanh.
- Từng bước hình thành ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1.
- Làm cơ sở cho học sinh học tốt ở lớp 1 và các lớp trên.
- Luyện cho học sinh tính kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận.
1. 2. 2. Giúp giáo viên:
- Nhìn lại sâu sắc hơn việc dạy tập viết, chính tả cho học sinh lớp 1 để vận dụng
phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt.
- Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy môn Tiếng
Việt nói chung và trong dạy học sinh lớp 1 học tốt phân môn Tập viết, chính tả
nói riêng.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
- Chương trình giảng dạy các phân môn của môn Tiếng Việt lớp 1.
- Mẫu chữ viết trong nhà trường theo Quyết định 31/ 2002/ QĐ - BGD & ĐT
ngày 14/6/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm:
Với phạm vi nghiên cứu của sáng kiến tôi đã tiến hành thực nghiệm lớp
mình chủ nhiệm và giảng dạy ( Lớp 1Đ - Trường Tiểu học Thiệu Dương). Kết
quả của thực nghiệm tương đối cao.
- Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp luyện tập - thực hành,...
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Các giải pháp đưa ra ngắn gọn, súc tích mang lại hiệu quả cao trong quá trình
vận dụng, được đúc rút kinh nghiệm qua bảy năm giảng dạy lớp 1 và một số

năm bồi dưỡng học sinh thi viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh.
- Các giải pháp và kết quả đưa ra có hình ảnh minh họa.
- Một vài giải pháp được đúc rút sau khi nghiên cứu các bộ sách giáo khoa lớp 1
CTGD phổ thông 2018.
2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2. 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Khi đưa ra các giải pháp, việc đầu tiên tôi tìm hiểu là cơ sở lí luận của vấn
đề nghiên cứu:
- Theo Quyết định Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học số 16/
2006/ QĐ - BGD & ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006.
- Trên cơ sở Mẫu chữ viết mà Quyết định 31/ 2002/ QĐ - BGD & ĐT ngày
14/ 6/ 2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Tâm lí học lứa tuổi của học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1 cần
có yếu tố trực quan sinh động để đi đến yếu tố trừu tượng cơ bản. Kết hợp với
yếu tố nghe, nhìn, vận dụng thực hiện.
Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm, có kinh nghiệm luyện chữ cho học
sinh dự thi chữ đẹp cấp huyện, cấp tỉnh và đã có bảy năm dạy lớp 1, tôi cũng có
một chút kinh nghiệm trong việc rèn chữ viết cho học sinh. Tôi thấy dạy học sinh
ở các lớp cuối bậc học chữ viết đẹp đã khó, với học sinh lớp 1 lại càng khó hơn
bởi các lý do sau:
Tri giác của các em thiên về nhận biết tổng quát đối tượng. Trong khi đó để
viết chữ, trẻ phải tri giác cụ thể chi tiết từng nét chữ, từng động tác kỹ thuật tỉ mỉ.
Do vậy khi tiếp thu kỹ thuật viết chữ, học sinh lớp 1 không tránh khỏi những lúng
túng, khó khăn.
Học sinh Tiểu học nói chung, lớp 1 nói riêng thường rất hiếu động, thiếu kiên
trì, khó thực hiện các động tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, các em thường hay
dễ nản, dễ chán khi viết.

Việc bảo quản và giữ gìn sách vở đối với học sinh lớp 1 cũng gặp nhiều khó
khăn. Các em thường hay tẩy xoá (Đặc biệt giai đoạn viết bút chì); vở thường hay
quăn mép, nhàu, rách bìa.
Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lớp 1 như vậy nên yêu cầu cơ bản viết chữ
cần đạt được như sau:
Kiến thức: Dạy học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, tọa
độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các
3


khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái... Từ đó hình thành ở các em
những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của các chữ viết.
Kỹ năng: Dạy học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao
gồm kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp
các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kĩ năng
viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và đẹp. Ngoài ra tư thế ngồi viết,
cách cầm bút, để vở, cách trình bày bài viết cũng là một kĩ năng.
Từ việc nắm chắc yêu cầu trên, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ: Làm thế nào
để giúp các em biết giữ vở sạch, viết đúng và viết chữ đẹp? Đó cũng là vấn đề mà
tôi muốn đề cập đến trong phạm vi sáng kiến này.
Đối tượng: HS lớp 1Đ - Trường Tiếu học Thiệu Dương - Thành phố Thanh
Hóa trong năm học 2019 - 2020.
Kế hoạch: Để thực hiện được sáng kiến này, tôi đã đề ra kế hoạch nghiên
cứu sau:
- Tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ lớp 1, phân loại học sinh ở các mức độ: Hoàn
thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.
- Áp dụng các biện pháp rèn chữ viết trong dạy tập viết, dạy chính tả và các
môn học khác. Đúc rút kinh nghiệm qua việc rèn chữ viết cho học sinh.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Đơn vị trường Tiểu học Thiệu Dương - nơi tôi đang công tác có 26 lớp với

1025 học sinh, trong đó khối 1 có 5 lớp với 224 học sinh. Xã Thiệu Dương tuy
đã được sát nhập về Thành phố từ năm 2012 nhưng đa số các em đều là con em
nông thôn, nhiều em gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa các em
phải ở nhà với ông bà. Bởi vậy, sự quan tâm đến việc học hành của các em chưa
sát sao, ít có điều kiện quan tâm rèn chữ viết cho con em mình.
Bên cạnh đó, việc giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức tốt, tính
cẩn thận, tính kỷ luật và khiếu thẩm mỹ chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó
có liên quan đến việc dạy phân môn tập viết và chính tả cho học sinh. Bắt đầu đi
học, các em đã được làm quen với phân môn Tập Viết, để viết đúng mẫu, đúng cỡ
4


chữ, đúng khoảng cách, đặt đúng vị trí dấu thanh là một thử thách lớn với các em.
Mặt khác, đây cũng là trăn trở của các giáo viên giảng dạy lớp 1. Trong quá trình
rèn chữ viết cho học sinh tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
*Thuận lợi:
- Học sinh đúng độ tuổi, trình độ tiếp thu khá đồng đều, có em tiếp thu nhanh,
chữ viết khá đẹp. Phụ huynh quan tâm tới việc học của các em. Ánh sáng phòng
học đầy đủ; bàn ghế đẹp, kích thước phù hợp với học sinh lớp 1; thiết bị, đồ dùng
dạy học phong phú.
- Sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục, trường, tổ chuyên môn.
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến việc dạy học phân môn Tập viết lớp 1,
thường xuyên tổ chức các tiết dạy mẫu, các cuộc thi, hội thảo về phương pháp
dạy Tập viết giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm.
- Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo “ Vở sạch - chữ đẹp” có kế hoạch cụ thể
trong việc rèn chữ viết đẹp trong giáo viên và học sinh.
- Các phương tiện thông tin đại chúng: Ti vi, đài, sách, báo, internet,... giúp giáo
viên tiếp cận với phương pháp đổi mới khi dạy Tập viết thường xuyên hơn.
*Khó khăn:
- Số lượng học sinh rất đông mà diện tích phòng học lại nhỏ.

- Cách cầm bút của một số học sinh bị sai, các em hay cầm bằng 4 ngón tay: ngón
cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út, hoặc ngón cái đè lên ngón trỏ, ... Việc cầm
bút sai có nhiều nguyên nhân, có khi do bố mẹ các em hay sốt ruột, nóng vội
muốn dạy con viết trước ở nhà (4 - 5 tuổi) mà chưa nắm được cách cầm bút đúng,
một vài học sinh quen sử dụng tay trái hoặc một số giáo viên mầm non chưa chú
ý uốn nắn cách cầm bút cho các em khi các em tô chữ.
- Nhiều em chưa biết viết liền mạch, hay nhấc bút khi viết, v v...
- Tư thế ngồi viết của các em chưa đúng: Lưng cong vẹo, ngực tì sát mặt bàn, đầu
cúi sát vở, ...
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, phó mặc
việc học cho cô. Ở giai đoạn viết bút chì, thường mua cho con loại bút chì cứng
5


nên các em phải ấn bút khi viết, làm giấy có thể bị rách mà chữ không rõ. Khi
chuyển sang viết bút mực, có phụ huynh mua những loại bút nét quá to, nét đậm
khó viết, hoặc nét quá nhỏ, mực ra không đều,…
Từ thực trạng chữ viết của học sinh nêu trên tôi đã áp dụng một số biện pháp
giúp cho học sinh lớp 1 của tôi biết: “ Viết chữ đẹp ”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Giai đoạn chuẩn bị “ rèn chữ ” cho học sinh.
* Đối với giáo viên: Chữ viết của giáo viên là rất quan trọng vì nó là mẫu để các
em học tập và viết theo. Vì vậy, giáo viên luôn có ý thức rèn luyện để chữ viết rõ
ràng, đúng mẫu và ngày càng đẹp. Giáo viên luôn mẫu mực chữ viết ở bảng và lời
phê ở vở để học sinh học theo. Ngay từ đầu năm học phải giáo dục học sinh để
các em hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa của viết chữ đẹp, giữ vở sạch. Giới
thiệu những bộ vở sạch, chữ đẹp của học sinh khóa trước và động viên các em
hăng say rèn luyện để có những bộ vở sạch đẹp như các anh chị.
- Thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu liên quan đến dạy Tập viết cho
học sinh lớp 1.

- Tham khảo, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp trong việc giữ vở sạch và rèn chữ
viết cho học sinh.
- Chú ý rèn chữ viết cho học sinh trong tất cả các giờ học.
- Thường xuyên động viên, khuyến khích kịp thời những học sinh có tiến bộ về
viết chữ, giữ vở sạch đẹp.
* Đối với phụ huynh: Trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm,với nhiều nội
dung cần triển khai, tôi chuẩn bị kĩ nội dung mà tôi đã có kế hoạch từ lâu đó là
công tác giữ vở, rèn chữ cho học sinh của lớp mà cần có sự hợp tác của phụ
huynh học sinh là không thể thiếu:
- Có đủ cặp sách để đựng dụng cụ đi học tránh ướt, nhàu, quăn góc hoặc mất.
- Mua vở cho con em đảm bảo giấy dày, dòng kẻ rõ ràng, chống lóa.
6


- Chuẩn bị bút chì 2B, bút kim, bút mực đúng giai đoạn giáo viên yêu cầu.
- Bảng con, hộp đựng phấn không bụi.
- Thêm quyển vở rèn chữ viết thêm ở nhà theo yêu cầu của cô.
- Tất cả sách vở phải được bọc, dán nhãn ghi đúng đủ thông tin sạch sẽ.
- Tạo góc học tập ở nhà có đủ ánh sáng.
- Phụ huynh nhắc nhở con em mình chuẩn bị tốt đồ dùng học tập trước khi đến
lớp,...
- Kiểm tra và kèm thêm việc học của con ở nhà.
* Đối với học sinh: Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập khi đến lớp: Bút
chì được vót nhọn, tẩy bút mực ở học kì 2 ( Nếu bút máy chỉ bơm mực một nửa
của sức chứa, tránh ra mực quá nhiều).
- Theo dõi và thực hiện tốt tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở.
- Nắm được đường kẻ, dòng kẻ và các kĩ thuật phục vụ cho việc viết chữ, giữ vở
cho học sinh.
- Chuẩn bị bìa kê tay, thước kẻ ( gạch hết bài luyện).
* Cách sắp xếp sách, vở và một số đồ dùng học tập khác: Trước giờ về, tôi

luôn dành cho các em 3 đến 5 phút ổn định sách vở, đồ dùng học tập trên bàn để
các em bỏ đồ dùng, sách vở vào cặp tránh nhàu, quăn mép, rách.
- Cuối mỗi buổi học tôi luôn kiểm tra, nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời.
- Cuối mỗi tuần, vào giờ sinh hoạt tôi đều có đánh giá tổng kết công việc này.
- Xây dựng phong trào thi đua giữa các bạn, các tổ có khen thưởng là động lực để
các em cố gắng rèn luyện.
- Bắt đầu từ tháng thứ hai tôi giao việc kiểm tra này cho các tổ trưởng và có sự
tổng kết, điều chỉnh kịp thời của giáo viên.
2.3.2. Giải pháp thứ hai: Phân loại học sinh.

7


Ngay từ đầu năm học, sau một thời gian nhận lớp dạy viết cho các con tôi
đã phân loại chữ viết của học sinh lớp tôi thành 3 mức độ đánh giá: Hoàn thành
tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành như sau:
- Xếp loại Hoàn thành tốt:
Học sinh viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ, có thao tác viết liền mạch, đặt đúng
vị trí dấu thanh. Bài viết sạch sẽ, đẹp. Tốc độ viết nhanh.
- Xếp loại Hoàn thành:
Học sinh viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ nhưng chưa đẹp, đặt chưa đúng vị trí
dấu thanh. Tốc độ viết đảm bảo.
- Xếp loại chưa hoàn thành:
Học sinh viết quá chậm, viết sai nhiều, viết bẩn, tốc độ viết chậm…
Sau mỗi giai đoạn viết chữ: Viết âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn đến viết
chính tả rồi tiếp tục phân loại học sinh, tìm hiểu xem trong từng giai đoạn, những
em nào còn viết sai, viết chưa đẹp, viết chậm từ đó có những biện pháp tích cực
hơn giúp học sinh viết tiến bộ hơn và nâng loại của học sinh theo thông tư hiện
hành.
2.3.3. Giải pháp thứ ba: Hướng dẫn HS cầm bút đúng và ngồi đúng tư thế.


8


Bài viết đẹp phải kèm với cách cầm bút và tư thế ngồi đúng, rèn cho trẻ viết
đẹp mà quên mất việc uốn nắn cách ngồi viết là một thiếu sót lớn của giáo viên.
Vì thế việc uốn nắn cách cầm bút và tư thế ngồi viết đúng phải được quan
tâm, nhắc nhở thường xuyên không chỉ trong giờ Tập viết, Chính tả mà trong tất
cả các tiết học khác.
2.3.4. Giải pháp thứ tư: Dạy tốt kỹ thuật viết các nét cơ bản, chữ cái và
thao tác viết liền mạch ( giải pháp trọng tâm).
Nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng và đẹp ngay là điều không thực
tế, khó có thể thực hiện được. Trong các tiết Tập viết, tôi luôn chú ý tới kĩ thuật
viết cho các em.
Trước tiên phải giúp cho học sinh nắm thật chắc cấu tạo và cách viết các
nét cơ bản: Nét khuyết trên (
móc ngược (

), nét khuyết dưới (

), nét móc hai đầu (

), nét sổ thẳng (

), nét móc xuôi (

), nét

), nét cong hở trái


9


(

), nét cong hở phải (

), nét cong tròn kín (

), nét thắt (

) và một số nét

khác.
Đồng thời tôi cũng giúp học sinh của mình nắm được tên gọi các đường kẻ
trong vở Tập viết, vở ô li. Việc nắm chắc cách viết các nét cơ bản cũng như biết
xác định các đường kẻ sẽ giúp học sinh dễ dàng viết các chữ cái cũng như viết
chữ ghi vần, tiếng... Để từ đó hiểu về điểm đặt bút, điểm nét chữ đi qua cũng
như điểm kết thúc của từng con chữ trên đường kẻ li.
Cụ thể tôi đã đưa ra theo quy định về các đường kẻ li như sau:
Đường kẻ 5 ( đậm trên)
Đường kẻ 4
Đường kẻ 3
Đường kẻ 2
Đường kẻ 1 (đậm dưới)
Ví dụ: Khi dạy viết chữ d, tôi hướng dẫn học sinh như sau:
* Hướng dẫn học sinh nắm cấu tạo.
Chữ d có cấu tạo mấy nét? Là những nét nào? Độ cao của mỗi nét là bao
nhiêu? Độ rộng là bao nhiêu? Hãy so sánh d với a?
* Hướng dẫn cách viết: Từ điểm đặt bút dưới đường kẻ ngang nhạt thứ hai, cạnh

đường kẻ dọc viết nét cong tròn khép kín cao 2 li, rê bút lên đường kẻ dọc, viết
nét móc ngược cao 4 li. Điểm dừng bút của nét móc ngược ở đường kẻ ngang
nhạt thứ nhất.

10


Khi hướng dẫn học sinh viết vần, tiếng ...tôi chú ý kỹ thuật nối liền giữa hai
con chữ với nhau, viết liền mạch để tạo thành một chữ (ghi tiếng) hoàn chỉnh
(gồm nhiều chữ cái). Dựa vào những nét cơ bản đã dạy cho học sinh, tôi xin nêu
ra một số trường hợp nối liền các chữ cái khi viết như sau:
Trường hợp 1: Trường hợp viết nối thuận lợi:
Đây là trường hợp các chữ cái đứng trước và đứng sau đều có nét liên kết
(gọi là liên kết hai đầu). Khi viết, người viết chỉ cần đưa tiếp nét bút từ điểm dừng
bút của chữ cái đứng trước nối sang điểm đặt bút của chữ cái đứng sau một cách
thuận lợi theo hướng dịch chuyển của nét bút từ trái sang phải.
Ví dụ: a nối với n thành an, x nối với inh thành xinh.
Tôi giúp học sinh điều tiết về khoảng cách giữa 2 chữ cái sao cho vừa phải,
hợp lý để chữ viết đều nét và có tính thẩm mỹ.
Ví dụ: an khoảng cách giữa a và n hơi hẹp lại
Ở loại liên kết này có thể xảy ra hai kiểu:
Kiểu 1: Liên kết trong nội bộ phần vần
Kiểu 2: Liên kết phụ âm đầu với vần
+ Liên kết ở các tiếng không có âm đệm ( âm đầu vần). Liên kết này xảy ra
giữa các phụ âm đầu có liên kết sau ( b, k, d, đ, v) với các âm chính có nét liên
kết trước ( u, ư, e, ê). Khi viết cần lưu ý hai trường hợp:
* Điều tiết điểm dừng của chữ cái ghi phụ âm đầu lên cao hơn một chút để nối với
điểm bắt đầu của chữ cái ghi âm chính:
Ví dụ: m nối với u thành mũ.
t nối với in thành tin.

đ nối với ung thành đúng.
* Điều tiết điểm dừng của chữ cái ghi phụ âm đầu xuống thấp hơn một chút để
nối với điểm bắt đầu của chữ cái ghi âm chính.
Ví dụ: b nối với i thành bi, v nối với e thành ve, ...
11


+ Liên kết ở các vần có âm đệm ( âm đầu vần)
Liên kết này xảy ra giữa các chữ cái ghi âm đầu ( b, v, c, ...) với chữ cái ghi
âm đệm u. Khi viết, cần điều tiết điểm dừng của chữ cái ghi âm đầu lên cao để nối
với điểm bắt đầu của u thành một nét liền.
Ví dụ: t nối với uân thành tuân.
Trường hợp 2: Trường hợp viết nối không thuận lợi.
Trong việc viết chữ ghi âm tiếng Việt còn có nhiều trường hợp viết không
thuận lợi . Đó là những trường hợp nối các chữ cái mà ở vị trí liên kết không thể
viết các nét nối từ nét cuối của chữ cái đứng trước với điểm bắt đầu của chữ cái
đứng sau. Ví dụ: Na, oa, ac, ao, ...
- Liên kết một đầu.
+ Chữ cái đứng trước có liên kết, chữ cái thứ hai không có liên kết. Ví dụ: lo.
Điểm liên kết sẽ là điểm kết thúc của chữ cái thứ nhất trong vần hoặc trong
tiếng. Ví dụ: Trong vần: u ghép với an thành uân.
Trong tiếng: t ghép với oan thành toan.
Khi viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước, cần lia bút đến điểm
bắt đầu của chữ cái đứng sau rồi viết sao cho nét cong trái chạm vào điểm dừng
bút của chữ cái đứng trước). Ví dụ: u nối với an thành uân.
t nối với oan thành toan.
+ Chữ cái đứng trước không có nét liên kết, chữ cái đứng sau có nét liên kết. Khi
viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước thì lia bút đến điểm bắt đầu của
chữ cái đứng sau và viết tiếp theo quy trình viết liền mạch. Ví dụ: Viết chữ ghi
tiếng quý.

- Không liên kết:
Trường hợp này cả hai chữ cái đứng cạnh nhau đều không có nét liên kết,
khi viết phải tạo thêm nét liên kết phụ như trường hợp liên kết một đầu (liên kết
giữa chữ cái đứng trước không có liên kết, chữ cái đứng sau có liên kết). Điểm
12


đặc biệt ở đây là khó viết nét liên kết phụ. Do đó, cần xác định điểm nối ở chữ cái
đứng sau sao cho nét liên kết phụ nối từ điểm dừng bút của chữ cái đứng trước
chạm đúng vào điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau.
Ví dụ: Viết nét nối từ s sang ach tạo thành sách.
Tóm lại: Việc rèn luyện viết các nét cơ bản và kỹ thuật viết liền mạch
không chỉ dừng lại ở các tiết tập viết mà được củng cố xen kẽ trong các tiết tự học
hay luyện tập thêm ở buổi chiều. Đối với những em viết sai, tôi gạch chân dưới
chữ và sửa trực tiếp vào chữ đó hoặc viết mẫu vào chữ bên cạnh. Việc làm đó
giúp các em nhận ra lỗi sai của mình mình, chú ý sửa để lần sau không mắc phải
nữa. Hướng dẫn các em biết cách sửa. Cụ thể hướng dẫn học sinh quan sát chữ
mẫu: Nét lượn lên và nét số thẳng xuống của nét khuyết trên cắt nhau tại đường
kẻ mờ 2. Nét sổ thẳng trùng với đường kẻ dọc, là điểm tựa để viết cho thẳng và
đẹp.
Ví dụ: Học sinh viết sai chữ h tôi đã sửa lại như sau:

Trong quá trình luyện viết vở ô li, tôi thường viết mẫu các chữ cái ở đầu
dòng, đánh dấu điếm đặt bút, dòng kẻ dựa của con chữ (khoảng 3 dòng). Điều này
giúp học sinh dễ viết, đảm bảo khoảng cách giữa các chữ cái mà vở lại sạch, đẹp.
Tuy nhiên, khi viết vần thì không đánh dấu điểm đặt bút nữa vì các em đã quen.
2.3.5.Biện pháp thứ năm: Chia chữ ra từng nhóm chữ và rèn luyện dứt điểm.
Việc rèn luyện kỹ năng đòi hỏi học sinh phải tri giác chính xác, nắm vững
các thao tác kỹ thuật và kiên trì lặp đi lặp lại các thao tác tác đó. Mỗi nhóm chữ
cái có những đặc điểm riêng nên quy trình thực hiện các thao tác ở từng nhóm

không giống nhau. Mặt khác học sinh lớp 1 không có sự kiên trì, hay nôn nóng,

13


chưa viết chữ này lại muốn sang chữ khác. Nếu không chia thành từng nhóm chữ
thì việc rèn luyện sẽ rất khó khăn. Tôi phân loại thành các nhóm chữ sau:
Nhóm 1: Gồm các chữ cái cấu tạo từ nét cong là cơ bản: c, o, ô, ơ, e, ê, x
(gồm 7 chữ cái).
Nhóm 2: Gồm các chữ cái có cấu tạo nét cong phối hợp với nét móc: a, ă,
â, d, đ, q (gồm 6 chữ cái).
Nhóm 3: Gồm các chữ cái có cấu tạo nét cơ bản là nét móc (hoặc nét móc
phối hợp với nét hất): i, t, u, ư, p, n. m (gồm 7 chữ cái).
Nhóm 4: Gồm các chữ cái có cấu tạo nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét
khuyết phối hợp với nét móc): l, h, b, k, y,g (gồm 6 chữ cái).
Nhóm 5: Gồm các chữ cái có cấu tạo bằng nét móc phối hợp với nét cong:
v, r, s ( gồm 3 chữ cái).
Từ việc phân loại các nhóm chữ như trên, tôi giúp học sinh rèn luyện dứt
điểm từng nhóm chữ. Mỗi tuần tôi định ra rèn một nhóm chữ nhất định. Tôi luôn
chú ý tính vừa sức, rèn chữ từ mức độ thấp đến cao. Đặc biệt tôi không nôn nóng,
luôn rèn cho học sinh tính kiên trì và lòng say mê luyện chữ và có khen, thưởng
cho học sinh viết đúng, đẹp.
2.3.6. Giải pháp thứ sáu: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học và phương tiện,
đồ dùng học tập của học sinh.
Đồ dùng dạy học là phương tiện không thể thiếu được trong giảng dạy, nhất
là phân môn Tập viết, tôi khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con
đường: Kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động
phân tích cấu tạo, hình dáng, kích thước chữ mẫu, tìm sự giống nhau và khác
nhau giữa chữ cái đang học với chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm.
Chữ mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài viết. Đây là điều kiện đầu tiên để

các em viết đúng. Tôi sử dụng các hình thức chữ mẫu: Chữ mẫu in sẵn phóng to,
chữ mẫu trong vở tập viết, chữ mẫu của giáo viên trên bảng. Chữ mẫu phóng to
14


trên bảng lớp giúp học sinh dễ quan sát, phân tích hình dáng, kích thước các nét
cơ bản cấu tạo chữ cái.
Chữ mẫu của giáo viên trên bảng giúp học sinh nắm được thứ tự viết các
nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu
cầu viết liền mạch, viết nhanh. Bên cạnh đó, chữ của giáo viên khi chấm bài, chữa
bài cũng được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu. Vì thế khi nhận xét bài tôi
luôn có ý thức viết đúng mẫu, rõ ràng và đẹp.
Việc học sinh tập viết chữ trên bảng lớp luôn được tôi quan tâm. Điều đó
giúp tôi kiểm tra sự tiếp thu cách viết chữ và bước đầu đánh giá kỹ năng viết chữ
của học sinh. Hình thức này tôi thường kiểm tra chữ viết đã học hoặc sau bước
hướng dẫn cách viết chữ. Qua đó dễ phát hiện chỗ sai của học sinh, từ đó uốn nắn
kịp thời. Bên cạnh đó, việc cho học sinh viết chữ trên bảng con trước khi tập viết
vào vở là điều tôi làm thường xuyên bởi tất cả học sinh đều được viết, biểu tượng
chữ được khắc sâu dễ phát hiện những lỗi sai chung nhiều em mắc phải, có điều
kiện để động viên nhiều em viết đẹp. Với mỗi bài viết, tôi có mẫu trình bày bảng
con từng nội dung (âm, vần, tiếng, từ) để học sinh nhìn vào đó và viết theo.
Ví dụ: Khi dạy chữ “ nh ”: sau phần hướng dẫn của giáo viên, tôi đưa mẫu
bảng con cho học sinh quan sát rồi cho viết chữ “ nh ” trên mặt bảng có ô vuông
to để học sinh nắm chắc độ cao, độ rộng và nét nối, khoảng cách giữa chữ cái n
và h.
Khi chuyển sang viết từ “ nhà lá ” tôi cho học sinh chuyển sang viết ở mặt
bảng có đường kẻ nhỏ để học sinh viết đủ số chữ và đảm bảo khoảng cách giữa
các chữ cái. Tôi hướng dẫn học sinh lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo
quản phấn, lau tay sạch khi viết vở. Tôi hướng dẫn học sinh không dùng loại phấn
quá cứng hoặc quá bở, có nhiều sạn vì dùng loại phấn này các em viết chữ rất vất

vả mà chữ lại không đẹp. Khăn lau bảng đủ độ ẩm, gấp lại nhiều lần, độ dày thích
hợp để học sinh dễ cầm và xoá bảng thuận lợi.
15


Một yếu tố rất quan trọng là bút viết của học sinh. Qua một vài tuần cho
học sinh tập viết bằng bút chì, tôi thấy các em ấn bút mạnh nên bút hay gãy hoặc
tù đầu. Vì thế tôi đã yêu cầu phụ huynh học sinh chuẩn bị cho các cháu từ 2 - 3
chiếc bút chì đã vót sẵn, đầu chì không quá nhọn, quá tù, để các em có bút viết
ngay khi bị gãy, không phải đợi cô giáo vót cho, lớp học không bẩn, không mất vệ
sinh. Khi chuyển sang giai đoạn viết bút mực, tôi cũng bàn với phụ huynh mua
đồng loạt một loại vở và bút. Nhóm học sinh viết chữ đẹp nhất lớp, tôi tư vấn cho
phụ huynh mua bút máy thanh đậm, mực đen Queen (NỮ HOÀNG). Khi học sinh
viết bút máy, tôi giúp các em cầm bút sao cho mực ra đều, nét đẹp, chú ý không
cầm nghiêng ngòi.
Để giúp các em có được những quyển vở sạch, đẹp tôi đã yêu cầu phụ
huynh bọc ni lông và dán nhãn vở ngay từ đầu năm học, trong mỗi quyển vở có
thêm một tờ bìa cứng để kê tay. Tôi giáo dục học sinh trước khi viết bài phải đi
rửa tay. Vở viết xong phải cho vào cặp sách ngay ngăn, tránh để quăn mép.
Một chi tiết rất nhỏ nhưng tôi rất quan tâm, đó là trong hộp bút các em luôn
có giấy thấm mực. Trước khi đặt bút viết, cần lấy giấy thấm mực sạch ngòi rồi
mới viết. Khi học sinh viết sai, tôi hướng dẫn các em cách sửa sai.
2.3.7. Giải pháp thứ bảy: Tổ chức các hình thức học tập phong phú và các
phong trào thi đua. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh niềm say mê và tinh thần
quyết tâm rèn luyện chữ viết.
Trong các tiết học viết chữ, tôi vẫn thường sử dụng các hình thức như thảo
luận nhóm (để nêu cấu tạo của chữ); thi viết đúng chữ mẫu, thi viết nhanh và
đẹp... Với các hình thức này học sinh rất sôi nổi, hào hứng, giờ học có hiệu quả
bởi em nào cũng muốn được khen là mình viết chữ đẹp nhất. Sau mỗi tháng thi
viết chữ đẹp, tôi phát hiện và bồi dường những em có năng khiếu viết chữ đẹp,

giúp những em viết chữ chưa đẹp cho đẹp lên. Tôi luôn động viên, khen ngợi các

16


em khi tiến bộ. Những em viết đẹp thường được cô giáo cho xem bài trước lớp.
Vì thế các em càng phấn khởi, quyết tâm rèn chữ cho đẹp hơn.
Trong mỗi tháng, tôi thường chấm và xếp loại VSCĐ ở tất cả các loại vở,
kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên tới từng học sinh để các em phấn đấu
rèn luyện. Tôi thường nghĩ rằng: “ Bất cứ việc gì nếu có tâm huyết, lòng kiên trì,
say mê thì dù khó khăn đến đâu cũng sẽ đạt được kết quả cao”. Để bồi dưỡng cho
học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết tôi vẫn thường
xuyên kể cho cho các em nghe những câu chuyện về tinh thần khổ luyện rèn chữ
như: Cao Bá Quát, Nguyễn Ngọc ký, Nguyễn Văn Siêu, ... đã luyện chữ như thế
nào? Nêu những tấm gương viết chữ đẹp ở trong lớp, trong trường. Tôi vẫn
thường cho học sinh xem những quyển vở viết đẹp để các em học tập. Bên cạnh
đó, tôi cũng nêu những hậu quả của việc viết chữ xấu. Giúp học sinh có ý thức rèn
chữ đẹp trong tất cả các môn học. Điều đó đã khơi gợi ở các em lòng say mê và
tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết.
2.3.8. Giải pháp thứ tám: Luyện viết dấu phụ, dấu thanh và chữ hoa.
* Luyện viết dấu phụ và dấu thanh
Một đặc trưng tiêu biểu của chữ viết ghi âm tiếng Việt là có dấu phụ và dấu
thanh. Do vậy, quy trình viết dấu thanh và dấu phụ là một khâu không thể thiếu
trong quy trình luyện viết cho học sinh. Hướng dẫn học sinh viết dấu phụ của các
chữ cái: ă, â, ê, ô và dấu thanh như sau:
- Xác định cấu tạo của dấu.
- Xác định vị trí của dấu.
Quy trình viết dấu thanh được thực hiện sau khi viết dấu phụ. Nghĩa là cả
dấu phụ và dấu thanh đều được thực hiện ở ngoài vùng liên kết nhưng dấu phụ
được thực hiện trước dấu thanh.

Quy trình viết chữ ghi tiếng có cả dấu phụ và dấu thanh gồm 2 bước:
- Bước 1: Viết các chữ trong vùng liên kết từ trái sang phải.
17


- Bước 2: Viết các dấu phụ, dấu thanh ngoài vùng liên kết từ trái sang phải dấu ở
trên viết trước dấu ở dưới viết sau.
* Luyện viết chữ hoa
Viết hoa là một nội dung chính tả rất quan trọng của chữ viết tiếng Việt.
Viết hoa cần phải tuân theo những quy tắc hiện hành chứ không phải tùy tiện. Về
nguyên tắc, càng gây ý thức về kĩ năng viết hoa cho các em càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên đưa vào khi nào cũng cần phải tính toán dựa trên nhiều dữ kiện khác
nữa. Sách Tiếng Việt 1 bắt đầu từ tuần thứ 25 mới giới thiệu chữ hoa. Chương
trình Tiếng Việt 1 cũng chỉ yêu cầu “ làm quen với chữ viết hoa với cỡ chữ lớn và
vừa”. Cũng bắt đầu từ tuần thứ 25, một tuần có 2 tiết chính tả. Nhưng nếu không
dạy và luyện chữ viết hoa cho các em thì làm sao các em có những bài viết chính
tả đẹp ? Chính vì điều đó, trong quá trình dạy tập viết, tôi đã đan xen để cho các
em làm quen với chữ hoa, tô chữ hoa và viết chữ hoa tạo tiền đề để các em có
những bài viết đẹp.
2.3.9. Giải pháp thứ chín: Tô chữ, tô tiếng từ, tô câu và tô bài viết.
Biện pháp này được tôi đúc rút qua một số năm luyện chữ cho học sinh dự
thi viết chữ đẹp cấp huyện, cấp tỉnh ở đơn vị trường cũ ( Trường Tiểu học Thiệu
Vũ, trường Tiểu học Thiệu Tiến - huyện Thiệu Hóa). Khi áp dụng vào lớp 1Đ
( lớp tôi chủ nhiệm) cũng đạt hiệu quả cao. Bản thân tôi tự viết bài và chọn
những bài viết đẹp của HS phô tô, sau đó cho học sinh tô và viết lại bài viết đó.
Làm như vậy học sinh viết đúng mẫu, thế chữ ổn định, chất lượng chữ viết của
lớp khá đồng đều.
2.3.10. Giải pháp thứ mười: Ghi lời nhận xét vào vở học sinh và kết hợp với
gia đình học sinh.
* Ghi lời nhận xét vào vở học sinh

Thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 22 thì việc ghi lời nhận xét khi
chấm tập viết, chính tả cho học sinh là rất cần thiết. Chính vì thế khi chấm, chữa
18


bài cho học sinh tôi luôn quan tâm đến lời nhận xét của mình trong vở học sinh.
Khi nhận xét tôi đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp
thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên. Khi chấm bài
tôi vẫn thường hay nhận xét “Con rất đáng khen” hoặc “Con tiến bộ rất nhanh”,
“Con giỏi lắm”, “ Cô khen con”, “ Con cần phát huy”, “Bài viết sạch, đẹp”, “ Con
viết nét khuyết đẹp”, “ Con viết nét móc đẹp”, “ Bài viết trình bày đẹp”,... Với
học sinh viết chưa đẹp, chưa đều nét tôi cũng có những lời phê không gây mặc
cảm, nặng nề với các em, nhận xét trực tiếp bằng lời và nêu biện pháp cho các em
khắc phục.
* Kết hợp với gia đình học sinh
Học sinh lớp 1 thường được phụ huynh đưa đón đi học chính vì thế, việc
phối hợp rèn luyện cùng phụ huynh học sinh cũng có rất nhiều thuận lợi. Trước
giờ vào học và sau giờ tan học, tôi thường dành thời gian để trao đổi tình hình học
tập của học sinh với phụ huynh. Đặc biệt là những học sinh cần rèn luyện thêm ở
nhà. Hoặc sử dụng sổ liên lạc điện tử, sử dụng Zalo: Những học sinh được khen
ngợi thì nhắn tin chung cho tất cả phụ huynh của lớp, những học sinh cần khắc
phục điểm gì thì nhắn tin riêng đến phụ huynh đó.
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
* Đối với hoạt động giáo dục
Đến thời điểm hiện tại, học sinh lớp tôi viết chữ khá đẹp, đồng đều ở các
môn mặc dù thời gian vừa qua các em nghỉ dài ngày do dịch corona.

19



Bài viết của HS: Lê Thị Hoài Thương

Bài viết của HS: Dương Phương Anh

Bài viết của HS: Dương Thị Lan Anh

20


Bài viết của HS: Dương Văn Tiến Mạnh

Bài viết của HS: Dương Ngọc Hân

Bài viết của HS: Dương Ngọc Diệp

Các em đã nắm chắc kỹ thuật viết các nét, các chữ cái, kĩ thuật viết liền
mạch, bảo đảm tốc độ. Biết tự trình bày sạch đẹp các văn bản thơ lục bát, thơ năm
chữ, thơ tự do, văn xuôi, đoạn hội thoại, ...
Kết quả chấm vở sạch chữ đẹp trong các tháng của lớp 1Đ ( 44 em) như sau:
21


Xếp loại Tháng

Xếp loại Đạt

Xếp loại chưa Đạt

Loại A


Loại B

Loại C

9

24 em = 54,6%

14 em = 31,8%

6 em = 13,6%

10

26 em = 59,1%

13 em = 29,5 %

5 em = 11,4%

11

28 em = 63,6%

13 em = 29,6 %

3 em = 6,8%

12


32 em = 72,7%

11 em = 25%

1 em = 2,3%

1

35 em = 79,6 %

9 em = 20,4%

0

5

36 em = 81,8%

8 em = 18,2 %

0

Nhìn vào bảng xếp loại trên, tôi thấy chất lượng chữ viết ở lớp tôi đã tiến bộ
theo từng tháng và tiến bộ hơn hẳn so với đầu năm học. Trong lớp, nhiều học sinh
viết chữ đẹp ( kể cả chữ hoa), trình bày bài sạch, là tiền đề để học các lớp trên.
Thông qua đó, học sinh phát triển tư duy sáng tạo qua việc viết chữ trên bảng lớp,
giấy không có ô li, phần nào tạo niềm tin, say mê hứng thú học tập cho học sinh.
Từ đó, góp phần tác động làm hạn chế học sinh chán nản mệt mỏi khi học các
môn học khác, nâng cao chất lượng giáo dục, huy động được sự quan tâm, giúp

đỡ của phụ huynh.
* Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau khi hoàn thành sáng kiến này, tôi đã có cái nhìn tổng quát nhất trong việc
“ rèn viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1 ”. Bản thân thấy rất tự tin khi giảng dạy lớp
1, cũng như rèn viết chữ đẹp cho học sinh cấp Tiểu học. Nội dung giải pháp trong
đề tài cũng phần nào cũng có thể xem là tài liệu tham khảo lưu hành nội bộ nhằm
trao đổi cùng đồng nghiệp góp phần rèn và nâng cao kĩ năng sư phạm cho giáo
viên trong trường nói riêng và toàn Thành phố nói chung.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong thời gian rèn chữ viết cho học sinh, bản thân tôi đã cố gắng quan tâm
giúp đỡ các em biết đọc, biết viết chính tả, không còn em nào không biết viết.
Tuy các em cũng đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, nhưng vẫn còn một số em viết chưa
22


p, cũn vit sai nhiu li chớnh t, tụi s c gng giỳp cỏc em cui nm
cú thờm nhiu em t loi A v ch vit.
Nh vy mun Rốn ch cho hc sinh lp 1 t kt qu theo tụi ngi
giỏo viờn cn chỳ ý cỏc vn sau:
- Nm chc c tõm lý la tui hc sinh Tiu hc núi chung v hc sinh
lp 1 núi, t ú la chn phng phỏp dy hc phự hp.
- Bn thõn ngi giỏo viờn phi cú tớnh kiờn trỡ, t m, nh nhng, khụng
núng vi, phi bit chp nhn kt qu hc sinh t c l khụng nh nhau.
Nhng lỳ ú tt nht l giỏo viờn i sõu tỡm hiu nguyờn nhõn tỡm ra bin
phỏp tt hn, phự hp hn vi i tng. Ngi giỏo viờn cn tụn trng hc
sinh, coi hc sinh l nhõn vt trung tõm, phi hc sinh t khỏm phỏ ra cỏch
vit, bit nhn xột cu to con ch, cỏch vit ca bn, cỏch vit ca cụ. To iu
kin cỏc em t núi lờn suy ngh ca mỡnh. Bn thõn ngi giỏo viờn phi l
ngi mu mc mi lỳc, mi ni. V c bit l khi vit mu hng dn

hc sinh cng nh khi trỡnh by trờn bng u phi rt mu mc to nim tin
cho hc sinh. Phải biết tranh thủ sự giúp đỡ của phụ huynh bằng
cách thông báo để phụ huynh biết về yêu cầu cũng nh biện
pháp để hng dẫn con Rèn chữ ngoài giờ học.
- Phải liên tục học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, trau
di kinh nghim cht lng vở sạch chữ đẹp của lớp mình phụ trách
ngày cng cao hơn.
3.2. Kin ngh
Trong quỏ trỡnh dy hc sinh ca lp tụi, cng nh tham kho ý kin ca
ng nghip tụi thy cũn mt vi bt cp sau õy:
- Nờn iu chnh li ni dung v tp vit sao cho phự hp vi chng trỡnh
m b giỏo dc quy nh (Cui hc kỡ 2 hc sinh mi tp vit ch s, trong khi ú
theo ni dung mụn Toỏn hc sinh ó phi vit p v vit thnh tho cỏc ch s t
u nm hc). Nõng cao cht lng v tp vit (giy v bỡa v quỏ mng).
- Lng bi vit trong 1 tit hc k 2 quỏ di, nhiu hc sinh mi tay,
nhiu hc sinh vit nn nút s khụng kp thi gian.
Trờn õy l Mt s gii phỏp giỳp hc sinh lp 1 vit ch p t ú gi
v luụn sch s. Tụi rt mong c s ch o, úng gúp ý kin nhit tỡnh ca cỏc
cp lónh o, BGH v cỏc bn ng nghip.
23


Xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2020
Tôi xin cam đoan:
Đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết,

không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Hoàng Thị Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO

24


1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 (Tập 1, 2).
2. Sách giáo viên Tiếng Việt 1 (Tập 1, 2).
3. Sách Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 1 (Tập 1, 2).
4. Vở Tập viết 1 (Tập 1, 2)
5. Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học (GS. TS Lê A - Nhà xuất bản Đại học sư
phạm).
6. Tài liệu Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học (Trần Mạnh Cường, Phan Quang
Thân, Nguyễn Hữu Cao - Nhà xuất bản Giáo dục).
7. Tài liệu hướng dẫn số 557/ TH - Hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn xếp loại “ vở
sạch, chữ đẹp” cho học sinh Tiểu học.
8. Công văn hướng dẫn đánh giá, xếp loại “ vở sạch, chữ đẹp” của Phòng GD &
ĐT Thành phố Thanh Hóa.
9. Quyết định số 31/QĐ - BGD & ĐT ngày 14 tháng 6 năm 2002 về việc ban
hành mẫu chữ viết trong Trường Tiểu học.
10. Hướng dẫn số 5150/TH/BGD & ĐT ngày 17/02/2002 về việc hướng dẫn dạy
và học viết chữ ở Trường Tiểu học.
11. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học - Lớp
1 (Nhà xuất bản Giáo dục).
12. Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học - Tác giả Trần Mạnh Hưởng (chủ biên).
13. Nét chữ nết người - Phụ san chuyên đề Giáo dục Tiểu học.

14. Luyện viết chữ đẹp - Tác giả Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh.
15. Các bài viết chữ đẹp đạt giải cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia.
16. Các bộ SGK Tiếng Việt lớp 1 CTGD phổ thông 2018.
17. Tìm hiểu thêm thông tin qua mạng internet.

25


×