Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua giỏi việc trường, đảm việc nhà ở trường tiểu học thọ thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.44 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO
THI ĐUA “GIỎI VIỆC TRƯỜNG, ĐẢM VIỆC NHÀ”
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỌ THANH

Người thực hiện: Lê Thị Nga
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng – Chủ tịch công đoàn
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thọ Thanh
SKKN thuộc lĩnh vực: Công đoàn

THANH HOÁ NĂM 2020


Mục lục

Nội dung

Trang

1. Mở đầu

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1



1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu

1

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

2.2. Thực trạng phong trào thi đua “ Giỏi việc trường, đảm việc
nhà” ở Trường Tiểu học Thọ Thanh

3

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

6


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

14

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị

17

3.1. Kết luận

17

3.2. Kiến nghị

18


1
1. Mở đầu
1. 1. Lí do chọn đề tài
Sinh thời, Bác Hồ đã dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi
đua; Những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Kế thừa và phát huy
tư tưởng của Người, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã
cụ thể hóa phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam phát động thành phong trào thi đua “Giỏi việc trường,
đảm việc nhà”. Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp Công đoàn, Ban Nữ công
Trường Tiểu học Thọ Thanh đã đưa nội dung phong trào thi đua “Giỏi việc
trường, đảm việc nhà” vào chương trình công tác hàng năm, các khâu phát động
thi đua, đăng ký thi đua, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện đã đi

vào nền nếp. Phong trào đã đạt được những thành quả đáng tự hào và ngày càng
có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn trường, khơi dậy và phát huy tiềm năng, phẩm
chất tốt đẹp của nữ nhà giáo. Các chị không chỉ giỏi việc trường mà còn làm tốt
thiên chức của người vợ hiền, dâu thảo, người mẹ đảm đang nuôi con khoẻ, dạy
con ngoan, xây dựng gia đình hoà thuận, êm ấm, hạnh phúc và tiến bộ. Góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường và thực hiện mục
tiêu bình đẳng giới, khẳng định được vị thế của đội ngũ nữ cán bộ giáo viên
trong sự nghiệp "trồng người", đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện phong trào thi đua “ Giỏi việc trường,
đảm việc nhà” ở đơn vị vẫn còn có những khó khăn thách thức như: nhận thức
của một số nữ cán bộ, giáo viên chưa sâu sắc, có chị còn bị áp lực từ gia đình,
chồng con nên đôi lúc chưa thực sự chuyên tâm cho công việc. Thậm chí, vẫn
còn số ít giáo viên cao tuổi có tư duy an phận thủ thường, cho rằng thi đua là
việc chung không liên quan đến mình. Ai muốn có thành tích thì phấn đấu nên chỉ
làm tròn trách nhiệm, hình thức, đối phó, làm cho có, làm cho xong dẫn đến chất
lượng, hiệu quả phong trào có thời điểm chưa cao.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động các phong trào thi đua trong nhà trường, trên cương vị trách nhiệm của một
chủ tịch công đoàn cơ sở, qua nhiều năm suy ngẫm, tìm tòi nghiên cứu, tôi đã
lựa chọn và thực hiện thành công sáng kiến “Một số giải pháp đẩy mạnh phong
trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” ở Trường Tiểu học Thọ Thanh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phong trào thi
đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” góp phần đáp ứng nhiệm vụ chính trị và
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào thi đua và nâng cao chất
lượng đội ngũ nữ cán bộ giáo viên để mỗi người phát huy năng lực, sở trường,
sức sáng tạo và trí tuệ của mình góp phần xây dựng công đoàn cơ sở vững
mạnh.

1.3. Đối tượng nghiên cứu


2
Chỉ thị, nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn
Giáo dục Việt Nam, Công đoàn ngành Giáo dục Thanh Hóa, Liên đoàn Lao
động huyện Thường Xuân.
Nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động của công đoàn cơ sở và thực
trạng đời sống vật chất, tinh thần, tư tưởng, tình cảm, tâm lý, tâm trạng của đội
ngũ nữ nhà giáo.
Giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà
trong đơn vị.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận gắn với thực tiễn;
- Phương pháp quan sát, điều tra khảo sát thực tế;
- Phương pháp phỏng vấn, thu thập và xử lý thông tin;
- Phương pháp so sánh đối chiếu và phân tích tổng hợp; Tổng kết thực tiễn.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” do Tổng LĐLĐ Việt
Nam phát động từ năm 1989. Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo
dục Việt Nam cụ thể hóa thành phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc
nhà” trong ngành Giáo dục với các mục tiêu và nội dung cơ bản sau đây.
Nâng cao chất lượng của phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc
nhà” gắn với tuyên truyền giáo dục về 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam
“Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”. Xây dựng người phụ nữ ngành
giáo dục theo 5 tiêu chí: “Yêu nước; Có trình độ chuyên môn vững vàng, năng
động, sáng tạo và hoàn thành tốt công tác được giao; Có sức khỏe; Có lối sống
văn hóa và tấm lòng nhân hậu; Quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng”, giữ
vững phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống trong sáng, giản dị, lành mạnh và

thanh danh của nhà giáo.
Vận động nữ cán bộ giáo viên chủ động, tích cực học tập, bồi dưỡng,
nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ, năng lực; đổi mới phương pháp giảng dạy
và quản lý, nghiên cứu khoa học, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả
trong quản lý và dạy học; tiếp tục phấn đấu để đạt chuẩn về năng lực nghề
nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và hội
nhập quốc tế; tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động; xây
dựng tập thể đoàn kết, phát triển vững mạnh và xây dựng gia đình theo tiêu
chí no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Động viên nữ cán bộ, giáo viên phát huy tiềm năng, trí tuệ, lao động giỏi,
lao động sáng tạo, góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội của đất
nước; nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội, thực hiện bình đẳng
giới; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Thực hiện lời Bác dạy “Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua
dạy tốt và học tốt”, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với chất lượng và hiệu
quả.


3
Mỗi chị em tích cực tham gia hoạt động phong trào thi đua được gắn với
việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” , việc thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo và rèn luyện phẩm chất
đạo đức phụ nữ Việt Nam “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”; lồng
ghép với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia
đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách
nhiệm”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạọ”.
Coi trọng việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng,
góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nữ cán bộ, giáo viên.
Tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi con khỏe dạy con ngoan, nghiêm túc
thực hiện pháp lệnh dân số, kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình với chuẩn

mực “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.
Nhiệt tình trong công tác đoàn thể, công tác xã hội hóa giáo dục, đoàn kết
xây dựng và giữ vững đơn vị đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa.
Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp
nghĩa, hiến máu tình nguyện, chia khó vùng cao,…
2.2. Thực trạng phong trào thi đua “ Giỏi việc trường, đảm việc nhà”
ở Trường Tiểu học Thọ Thanh
2.2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
Hiện nay, Trường Tiểu học Thọ Thanh có tổng số cán bộ giáo viên nhân
viên 31 người. Trong đó: Nữ quản lý: 01 người; Nữ giáo viên: 25 người chiếm
80,6%; Độ tuổi trung bình: 45 tuổi. Về trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên
chuẩn 100%; Trình độ Trung cấp Lý luận chính trị: 03 đồng chí; Tổng số đảng
viên 28 người chiếm 90,3%; Ban chấp hành công đoàn nhà trường gồm có 03
đồng chí đều là nữ; Ban nữ công 03 đồng chí. Tổng số giáo viên giỏi cấp huyện:
18 người, trong đó giáo viên giỏi cấp tỉnh: 09 người.
2.2.2. Tình hình đời sống, tư tưởng, tâm trạng đoàn viên
100% cán bộ, giáo viên và người lao động có lập trường, tư tưởng kiên
định, luôn tin tưởng và chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của nhà nước; có trình độ chuyên môn vững vàng, có sức khoẻ, năng động, sáng
tạo, giàu lòng nhân ái, thường xuyên quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng
tâm huyết với nghề; đời sống ổn định, yên tâm công tác; luôn nêu cao tinh thần
tự học và khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; Sống
giản dị, đoàn kết, thân ái, có trách nhiệm vì tập thể, tạo nên một môi trường làm
việc chuyên nghiệp, xây dựng được niềm tin vững chắc cho phụ huynh học sinh
và nhân dân trong công tác giáo dục của xã nhà.
Là một trường thuộc huyện nghèo miền núi, đời sống kinh tế phát triển
chậm, điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nữ cán bộ giáo viên
nhà trường gặp nhiều khó khăn, lực lượng nữ đông, thuộc nhiều lứa tuổi khác
nhau, đa dạng hóa hoàn cảnh gia đình và công việc. Một số chị là người miền
xuôi lên miền núi công tác rồi ở lại xây dựng gia đình, có bố mẹ già ở quê nên

nhà hay về thăm vào những ngày nghỉ cuối tuần…Tất cả những điều đó ảnh
hưởng không nhỏ đến phong trào thi đua trong đơn vị. Một thách thức nữa đến
với cán bộ giáo viên là phải giải quyết sao cho mâu thuẫn giữa một bên là yêu


4
cầu ngày càng cao về chuyên môn với một bên là thiên chức làm vợ, làm dâu,
làm mẹ không ai thay thế được. Nhiều hôm, mặc dù đi dạy nhưng các chị vẫn tất
bật đưa con đến trường, tranh thủ ghé qua chợ mua thức ăn trước khi đến
trường. Bên cạnh chiếc cặp giáo án là những túi thức ăn để ngoài giỏ xe, vì chợ
chỉ họp bán vào sáng sớm nên các chị phải tranh thủ để kịp đến trường.
Đây là những khó khăn, thách thức không chỉ riêng đối với nhà trường
chúng tôi mà hầu hết ở các đơn vị khác. Nhưng kì diệu là phụ nữ chúng ta, dù
gian nan, khó khăn đến mấy vẫn luôn phát huy những truyền thống tốt đẹp của
người phụ nữ Việt Nam, luôn phấn đấu vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên
môn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, vừa là người
mẹ hiền, vợ đảm và con dâu hiếu thảo.
2.2.3. Kết quả phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” ở
Trường Tiểu học Thọ Thanh, huyện Thường Xuân
Trên cơ sở chỉ đạo của ngành Giáo dục, Liên đoàn Lao động huyện
Thường Xuân, sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ nhà trường, sự phối hợp chặt chẽ
của chuyên môn và các tổ chức trong và ngoài nhà trường cùng với sự đoàn kết,
đồng thuận, nhất trí cao của đội ngũ nhà giáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho
Công đoàn nhà trường triển khai đầy đủ các phong trào thi đua, các cuộc vận
động của ngành, đặc biệt là phong trào thi đua “ Giỏi việc trường, đảm việc nhà”
rất khoa học và hiệu quả, thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính
trị của nhà trường. Bởi việc trường chính là việc nước, việc mà Đảng và nhân
dân giao phó cho ngành Giáo dục.
Trong quá trình triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc
nhà” công đoàn nhà trường đã chú trọng gắn với các phong trào thi đua và các

cuộc vận động “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; “Mỗi thầy cô giáo là một
tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “ “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh” ”; “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” đã đạt
được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nữ cán bộ, giáo viên luôn nỗ lực trong hoạt
động chuyên môn, thi đua đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá,
tham gia các lớp tập huấn,… Có thể khẳng định đội ngũ nữ nhà giáo trong nhà
trường luôn giữ vững phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, phấn đấu
vươn lên về mọi mặt, tận tụy với nghề, sẻ chia với đồng nghiệp, tất cả vì học
sinh thân yêu, đáp ứng yêu cầu của xã hội, có lối sống văn hóa, tấm lòng nhân
hậu, năng động, sáng tạo, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, Chính
sách pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của ngành.
Cùng với sự phát triển chung của nhà trường, chất lượng và năng lực của
đội ngũ nữ nhà giáo ngày càng được nâng cao; phẩm chất, đạo đức, năng lực sư
phạm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác
giáo dục, quản lý, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua, các cuộc vận
động lớn của nhà trường, của huyện. Nhiều nữ nhà giáo tích cực nghiên cứu,
sáng tạo trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh năng khiếu đạt thành tích
cao trong nhiều năm. Công tác chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng cho nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động và công tác xã hội, từ thiện được
quan tâm chỉ đạo và thực hiện. Công đoàn chỉ đạo Ban Nữ công thường xuyên


5
nắm bắt tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt các chế
độ chính sách đối với nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động, tổ chức các hoạt
động thu hút đông đảo chị em tham gia.

Kết quả các phong trào năm học 2016-2017 như sau:
TT


Giáo viên

Học sinh

1

Tổng số giáo viên

25

Tổng số học sinh

393

2

Giáo viên giỏi cấp trường

20

- Nữ

180

3

Giáo viên giỏi cấp huyện

4


- Dân tộc thiểu số

20

4

Giáo viên giỏi cấp tỉnh

1

Tỉ lệ HS hoàn thành CTLH

5

SKKN cấp huyện

5

Tỉ lệ HS hoàn thành Xuất sắc NVHT

38,5%

6

SKKN cấp tỉnh

2

Tỉ lệ học sinh hoàn thành CTTH


100%

7

GVT - ĐVN

20

Tổng số học sinh đạt giải cấp huyện

Không thi

8

Gia đình văn hóa

27

Tổng số học sinh đạt giải cấp tỉnh

0

9

Gia đình hiếu học

5

Tỉ lệ học sinh lưu ban


2%

10

Con GV đạt giải cấp huyện

13

Tỉ lệ HS hoàn thành CTLH

98%

11

Con GV đạt giải cấp tỉnh

1

Tỉ lệ HS hoàn thành Xuất sắc NVHT

38,5%

12

Con GV đạt giải Quốc gia

1

Tỉ lệ học sinh hoàn thành CTTH


100%

13

Con GV thi đỗ Đại học

4

14

Nữ GV được kết nạp Đảng

1

98%

2.2.4. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Các phong trào thi đua tuy có phát triển nhưng chưa đều khắp. Tiêu chí thi
đua chưa cụ thể, hình thức thi đua chưa thật sự rõ nét; mục tiêu, nội dung thi đua
còn chung chung. Đôi khi, trong triển khai thực hiện vẫn còn tình trạng “đánh
trống, bỏ dùi”, “phát nhưng không động”, thiếu kiểm tra, đôn đốc, đánh giá thiếu
khách quan, cào bằng, nể nang chưa tạo được động lực của các phong trào thi
đua.
Công tác khen thưởng hàng năm chưa đáp ứng được công sức và thành
tích hoạt động của chị em, những người có thành tích cao chưa được ghi nhận
xứng đáng, không được nhà trường xét đề nghị nâng lương trước thời hạn dẫn
đến phần nào làm mất đi động lực thi đua.
Số ít giáo viên cao tuổi còn có tư duy an phận thủ thường, chỉ làm tròn
trách nhiệm, hình thức, đối phó, làm cho có, làm cho xong, chưa quan tâm đến
chất lượng, hiệu quả, sản phẩm của phong trào thi đua. Thậm chí là tổ chức cuộc

sống gia đình chưa khoa học, sắp xếp bố trí thời gian các công việc chưa hợp lý,


6
chưa chú ý tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình cũng như sức khỏe
của chính bản thân mình.
Số ít chị em còn lúng túng trong tổ chức cuộc sống gia đình, sắp xếp công
việc hàng ngày chưa khoa học dẫn đến bị chồng chéo giữa việc trường và việc nhà.
Áp lực đối với nhà giáo ngày càng tăng, lực lượng đoàn viên nữ đông
chiếm tỉ lệ 80,6%, độ tuổi trung bình cao, đa số chị em đều là trụ cột của gia
đình, thu nhập của nhà giáo so với mặt bằng chung đang ở mức thấp, đặc biệt là
đội ngũ nhà giáo trẻ. Số ít giáo viên đang nuôi con nhỏ, nuôi bố mẹ già hay ốm
đau, cuộc sống càng khó khăn hơn.
Đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện việc làm của nhà giáo còn nhiều
thiếu thốn. Thời tiết, khí hậu, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, giá cả thị
trường luôn biến động và tăng cao ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tâm lí
của nữ nhà giáo.
Hàng năm, công tác điều động luân chuyển ít nhiều ảnh hưởng đến tư
tưởng của chị em. Việc nắm bắt tư tưởng, tâm trạng, tình cảm, tâm tư nguyện
vọng, thăm hỏi động viên có lúc, có nơi chưa kịp thời.
Ban Nữ công chưa phát huy hết vị trí, vai trò trong thực hện chức trách
được giao.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng đội ngũ
Trong những năm qua, Công đoàn đã thường xuyên quán triệt sâu sắc các
quan điểm, mục tiêu về công tác vận động Phụ nữ của Đảng trong tình hình mới
như: Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về “Công tác
phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết
số 06b/NQ-TLĐ, ngày 29/01/2011 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam
khóa X về “Công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động thời kỳ đẩy

mạnh CNH-HĐH đất nước”; Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực
gia đình, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Công đoàn năm 2012…qua đó nâng
cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn, ban Nữ
công đối với công tác vận động Nữ nhà giáo. Chủ động phối hợp với chuyên
môn thực hiện và tham gia thực hiện các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và
lồng ghép giới trong hoạt động Công đoàn.
Một trong những hình thức tuyên truyền hiệu quả của nữ công mà tôi đã
thực hiện đó là: Tổ chức tọa đàm, hái hoa dân chủ, tổ chức hội thi, đọc báo lao
động,... Qua đây chị em sẽ thấm nhuần hơn về chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của công đoàn cấp trên, nghị quyết của đại
hội phụ nữ về các nội dung có liên quan đến lao động nữ; thông tin về các vấn
đề thời sự trong nước, quốc tế với các hình thức đa dạng, phong phú. Cụ thể
như: triển khai trong các cuộc họp công đoàn, các buổi sinh hoạt nữ công, tuyên
truyền các hoạt động trên trang thông tin điện tử của trường; lập mail, trang
Facebook, Zalo của trường để cập nhật, đăng tin, bài tuyên truyền tuyên truyền
các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gương
người tốt, việc tốt, mô hình sáng tạo của nữ công, nữ đoàn viên công đoàn, …


7
Để nâng cao chất lượng đội ngũ, công đoàn đã đẩy mạnh phong trào học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được 100% chị em
thực hiện tham gia, bám sát chủ đề từng năm, gắn với nhiệm vụ của nhà trường;
ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương học tập và làm theo Bác, tận tụy, hết lòng
cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Hàng năm, đều có 100% đoàn viên đăng
ký thực hiện học tập và làm theo Bác. Trong quá trình thực hiện, tôi đã chỉ đạo
cho Ban nữ công xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể để mỗi cá nhân xác định rõ
hơn nhiệm vụ của mình và có ý thức trách nhiệm cao trong việc thực hiện. Bên
cạnh đó, tôi thường xuyên động viên nữ cán bộ giáo viên gương mẫu, tích cực
thực hiện các quy định nơi cư trú như: cùng nhân dân tham gia đóng góp công

sức, tiền của góp phần xây dựng nông thôn mới, giữ vững mối quan hệ thân thiện
đoàn kết thân ái với nhân dân, giúp đỡ bà con lối xóm cùng xây dựng cuộc sống
hạnh phúc, ấm no, quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái.
Để trang bị kiến thức về nghiệp vụ công đoàn cho Uỷ viên Ban Chấp hành
Công đoàn, tổ trưởng các tổ công đoàn, Ban Nữ công nhà trường, tôi đã chủ
động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn và phát
huy vai trò của Ban nữ công thông qua hình thức tự học và đăng ký cho chị em
tham gia các khóa tập huấn do Liên đoàn Lao động huyện Thường Xuân tổ
chức. Mua báo, tài liệu, sổ tay cán bộ Công Đoàn, cẩm nang hoạt động nữ công,
động viên chị em tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực bản thân. Học từ
các khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, học từ trong thực tiễn công tác, học từ
đồng nghiệp, học từ cấp trên, học từ sách báo, học từ tham quan học tập kinh
nghiệm ở các đơn vị bạn,… Giúp chị em nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, phương pháp tổ chức các hoạt động nữ công.
Hằng năm, tôi chỉ đạo Ban nữ công nhà trường căn cứ hướng dẫn nhiệm
vụ trọng tâm công tác nữ công của ngành Giáo dục, Liên đoàn lao động huyện
và tình hình thực tế ở đơn vị để xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cụ
thể, phù hợp theo từng năm học, từng học kì. Đặc biệt, tôi đã cùng Ban chấp hành
công đoàn chỉ đạo và thực hiện đổi mới nội dung, hình thức hoạt động nữ công.
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ban nữ công. Các phong trào thi
đua, các cuộc vận động được nữ cán bộ giáo viên hưởng ứng tích cực. Nhiều chị
em có những cách làm hay, sáng tạo, tích lũy được nhiều SKKN để nâng cao
chất lượng dạy học và chăm lo ổn định cuộc sống gia đình.
Bên cạnh đó, tôi đã trực tiếp chỉ đạo Ban nữ công thực hiện tốt vai trò tham
mưu cho Ban Chấp hành công đoàn về công tác vận động nữ cán bộ giáo viên và
bình đẳng giới; tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động nữ công gắn
liền với lợi ích của nữ đoàn viên; tổ chức thực hiện phong trào “Giỏi việc
trường, đảm việc nhà”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng
gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo” gắn với việc thực hiện Chỉ thi 05- BCT về “Học tập và

làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Qua đó, chị em hiểu rõ
về mối quan hệ giữa các phong trào, các cuộc vận động nhằm thực hiện tốt hoạt
động công đoàn nhà trường.
2.3.2. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường, Đảm việc nhà”


8
Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp
tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm,
năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ nữ nhà giáo thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Sinh thời, Bác Hồ đã dạy: “Thi
đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua
giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi; công việc
hàng ngày chính là nền tảng thi đua”. Kế thừa và phát huy tư tưởng của Người,
Công đoàn Trường Tiểu học Thọ Thanh đã đưa nội dung phong trào thi đua
“Giỏi việc trường, đảm việc nhà” vào Nghị quyết, chương trình công tác hàng
năm, các khâu phát động thi đua, đăng ký thi đua, xây dựng kế hoạch thi đua, tổ
chức triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, bình xét thi đua và khen thưởng các
tập thể, cá nhân điển hình, xuất sắc. Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, phổ biến
kinh nghiệm và nhân rộng điển hình tiên tiến đã được tiến hành đồng bộ và đi
vào nền nếp. Công đoàn đã chỉ đạo Ban Nữ công nhà trường cụ thể hóa nội dung
của phong trào thi đua “Giỏi việc trường, Đảm việc nhà” gắn với các phong trào
thi đua và các cuộc vận động “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; “Mỗi thầy
cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Kỷ cương, tình thương, trách
nhiệm”; “Phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia
đình hạnh phúc”; thi đua "Dạy tốt, học tốt", đổi mới phương pháp dạy học và
kiểm tra đánh giá, tham gia các cuộc tập huấn, hội thảo, chủ động chuẩn bị thực
hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý trường học.

Xác định việc triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc trường,
đảm việc nhà” có tác động mạnh mẽ và ý nghĩa quyết định đến kết quả thực
hiện các nhiệm vụ của nhà trường, tôi luôn động viên chị em tích cực tham gia
các phong trào thi đua, các cuộc vận động; xây dựng tập thể, đơn vị đoàn kết,
phát triển vững mạnh và xây dựng gia đình theo tiêu chí no ấm, tiến bộ, hạnh
phúc. Xây dựng người phụ nữ ngành giáo dục theo 5 tiêu chí: “Yêu nước; Có
trình độ chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo và hoàn thành tốt công tác
được giao; Có sức khỏe; Có lối sống văn hóa, có tấm lòng nhân hậu; Quan tâm
đến lợi ích xã hội và cộng đồng”, rèn luyện phẩm chất phụ nữ Việt Nam “Tự tin
- Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”; lồng ghép với phong trào “Phụ nữ tích
cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, phong trào thi
đua “Hai tốt”, cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách
nhiệm”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Hàng năm, tôi chỉ đạo Ban Nữ công nhà trường xây dựng kế hoạch và các
tiêu chí thi đua phù hợp, tổ chức cho chị em đăng ký thi đua “Giỏi việc trường,
đảm việc nhà”. Khi phát động và tổ chức các phong trào thi đua, tôi luôn chú
trọng lựa chọn các hoạt động trọng tâm, trọng điểm và thực hiện tốt việc theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra. Khi đánh giá, tôi lấy chất lượng, hiệu quả công việc làm
thước đo đánh giá năng lực của mỗi đoàn viên. Tổ chức sơ kết, tổng kết, bám sát
các tiêu chí thi đua cụ thể, đảm bảo công bằng, ghi nhận và đánh giá đúng tập
thể, cá nhân có nhiều nỗ lực, sáng tạo, đổi mới. Phát hiện, khen thưởng đúng


9
người, đúng việc nhằm lan tỏa những nhân tố tích cực trong trường. Chấm dứt
tình trạng “đánh trống, bỏ dùi”, “phát nhưng không động”, thiếu kiểm tra, đôn
đốc, cào bằng, nể nang như trước đây.
Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn là việc làm thường xuyên của mỗi
giáo viên và nhà trường. Để giúp chị em tự tin tham gia Hội thi giáo viên giỏi
các cấp, tôi đã phối hợp với chuyên môn tổ chức cho chị em tự học thông qua

hình thức giải các đề thi. Cụ thể: Hàng tuần, giáo viên văn hóa phải tự ra một đề
Toán hoặc một đề Tiếng Việt sau đó tự giải và lên đáp án. Trong mỗi đề phải phù
hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các
câu hỏi, bài tập được thiết kế theo 4 mức độ: nhận biết, hiểu, vận dụng và vận
dụng nâng cao. Tiến hành tương tự với giáo viên Tiếng Anh. Đối với giáo viên
đặc thù thì làm bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn, nghiệp
vụ, kĩ năng sư phạm thuộc môn mình phụ trách. Những đề khó hoặc trong quá
trình tự học có vấn đề gì còn trăn trở, khó hiểu thì đưa ra trao đổi ở các buổi sinh
hoạt chuyên môn cùng nhau thảo luận giải quyết những vướng mắc góp phần
nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho chị em.
Bên cạnh đó, tôi luôn quan tâm đến chất lượng của các buổi sinh hoạt
chuyên môn của tổ, khối. Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn, các khối thực hiện dự
một tiết dạy sau đó tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo theo tkhối. Trong buổi
sinh hoạt chuyên môn thực hiện đánh giá việc thực hiện chương trình. Trao đổi
về chất lượng dạy và học, những kinh nghiệm hay về dạy học các bài khó trong
tuần, góp ý cho chương trình và sách giáo khoa, những vấn đề về kiến thức,
phương pháp khó thực hiện, tình hình học tập của học sinh, công tác chấm, chữa
bài, trao đổi kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ hiệu
quả, biện pháp kèm cặp giúp đỡ học sinh chậm tiến, học sinh khuyết tật, phụ đạo
học sinh yếu,… Trao đổi về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và sử dụng
đồ dùng trên lớp. Nhận xét, đánh giá và góp ý rút kinh nghiệm giờ dạy, chỉ rõ
những ưu, khuyết điểm, tồn tại hạn chế, nguyên nhân và cách khắc phục. Xây
dựng kế hoạch chuyên môn tuần tới, xây dựng kế hoạch bài học của tiết dự giờ
trong buổi sinh hoạt chuyên môn tiếp theo.
Trong quá trình thao giảng, dự giờ thăm lớp có chị chưa tự tin, còn lúng
túng trong việc vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hoặc xử
lý tình huống chưa khéo, quản lý lớp chưa tốt,... Tôi đã trực tiếp gặp riêng để
trao đổi, góp ý, động viên, khích lệ. Để rèn kỹ năng tự tin trước đám đông, kỹ
năng kiềm chế, bình tĩnh, sử dụng ngôn ngôn ngữ, giao tiếp tự tin hơn trong
cuộc sống cũng như trong giảng dạy. Giúp chị em nâng cao tay nghề, quan hệ

giữa các đồng nghiệp trở nên gần gũi, có
sự thông cảm, gắn bó, chia sẻ khó khăn,
sẵn sàng giúp đỡ, lắng nghe, tôn trọng sự
khác biệt, khiêm tốn học hỏi lẫn nhau và
cùng chung sống chân tình, cởi mở, thân
thiện.
Hằng năm, công đoàn phối hợp với
chuyên môn đẩy mạnh phong trào thi đua


10
“Dạy tốt – Học tốt”, tổ chức tốt hội thi giáo viên giỏi cấp trường với 03 vòng thi
có đủ các nội dung theo quy đinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể như sau:
- Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm đã được đánh giá trong thời gian 4 năm
học gần nhất với năm tổ chức Hội thi.
- Một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ,
kĩ năng sư phạm thuộc chương trình của cấp Tiểu học hiện hành.
- Thực hành giảng dạy 2 tiết trong chương trình giảng dạy tại thời điểm
diễn ra Hội thi, trong đó một tiết do giáo viên tự chọn môn và một tiết do Ban tổ
chức xác định bằng hình thức bốc thăm.
Cũng qua phong trào này, nhiều chị em đãGiáo
tự tin
chủ
đăngtrakínăng
thamlực.
gia
viên
làmđộng
bài kiểm
thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và đạt kết quả cao. Tiêu biểu như chị Lê Thị

Bách, Lê Thị Hiền,…
Không chỉ giỏi việc trường, nữ nhà giáo còn chăm lo việc nhà, xây dựng
gia đình hạnh phúc. Người Việt Nam có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ
ấm” chính là để nói lên vai trò đặc biệt của người phụ nữ. Chị em là người chăm
lo việc nội trợ, quản lý gia đình, là người giữ “lửa” trong mỗi gia đình, là tay
hòm chìa khóa, người sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình. Do đó, muốn chị em
hoàn thành tốt công việc ở Trường “là ngôi nhà thứ hai” thì “ngôi nhà thứ nhất”
kia phải luôn ấm áp và bình yên. Vì vậy, khi xây dựng thời khóa biểu, tôi đã sắp
xếp một cách khoa học, hợp tình, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho chị em có
thời gian chăm sóc gia đình. Từ đó, tôi hướng dẫn chị em xây dựng “thời gian
biểu” phù hợp với gia đình mình, sắp xếp công việc hợp lí trong ngày đảm bảo
hài hòa giữa việc trường và việc nhà. Chia sẻ với khó khăn của chị em nuôi con
nhỏ, sức khỏe không tốt, người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người ở xa
trường hoặc có chồng công tác xa nhà, tôi đã thường xuyên quan tâm, gần gũi,
nắm bắt tâm trạng, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, kịp thời chia sẻ, giúp đỡ. Để
tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong cuộc sống, trong công tác, trong tư
tưởng, tình cảm, ốm đau, hoạn nạn, rủi ro,... tôi luôn chia sẻ kịp thời, thực hiện
“Vui với cái vui của họ và buồn với nỗi buồn của họ” đúng theo tinh thần “ Ở
đâu khó, có công đoàn”.
Công đoàn phối hợp với chuyên môn tổ chức thăm hỏi, tặng quà các ngày
lễ lớn như: 20/10, 20/11, 8/3; Tặng quà Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán; nhân
ngày 27/7 thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách là thân nhân của cán bộ
giáo viên trong; tăm hỏi động viên nhà giáo gặp khó khăn trong dịp Tết, tặng lì
xì vào dịp gặp mặt đầu xuân, tổ chức Tết Thiếu nhi, Tết Trung thu cho con cán
bộ, giáo viên, nhân viên trong trường và tặng quà khuyến học cho các cháu thi
đỗ Đại học. Động viên chị em dạy tương trợ đồng nghiệp khi ốm đau, hiếu, hỉ
tạo tâm lý thoải mái, thân thiện trong tập thể. Để mỗi người đều cảm nhận được
Công đoàn thực sự là tổ ấm – Trường là ngôi nhà thứ hai, luôn đoàn kết, thuơng
yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.



11
Nhằm giúp chị em cải thiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, tôi đã đầu tư
giống cây trồng, vật nuôi. Với bàn tay
khéo léo của chị em đã biến những khu
đất trống ở trường thành vườn rau sạch
được hiện diện trong bữa ăn của mỗi
gia đình. Bên cạnh đó, tôi khuyến khích
chị em tích cực tăng gia sản xuất cải
thiện cuộc sống gia đình. Vận động chị
em tiết kiệm chi tiêu hợp lí, kết hợp lao
động và nghỉ ngơi, duy trì tập thể dục
hàng ngày, ăn uống điều độ để đảm bảo
sức khỏe; động viên chồng, con và
người thân cùng chia sẻ công việc gia
đình.
Nhân ngày 8/3, 20/10 Ban nữ công tổ chức tọa đàm về các chủ đề gia đình
như: “Bí quyết để giữ gìn hạnh phúc gia đình”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan
”, “Mẹ chồng - nàng dâu”, “An toàn thực phẩm”, … giúp chị em có kiến thức
xây dựng gia đình “ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững”.
Bằng những việc làm thiết thực, có nhiều đổi mới theo hướng bài bản,
chặt chẽ và thực chất như trên, phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc
nhà” trong nhà trường đã thực sự được đẩy mạnh và có sức lan tỏa, thu hút đông
đảo đội ngũ nhà giáo tích cực tham gia, rõ kết quả, mạnh về hiệu ứng, đóng góp
thiết thực vào sự phát triển bền vững của nhà trường.
2.3.3. Đa dạng hóa các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao,
nâng cao chất lượng hoạt động tập thể của ban nữ công
Nắm bắt nhu cầu rèn luyện sức khỏe, thể hiện đam mê với các môn thể
thao, giao lưu kết bạn và xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng, đặc biệt là
cải thiện đời sống tinh thần của chị em,

công đoàn đã duy trì lịch tập luyện từ 17-18
giờ thứ hai, thứ năm hàng tuần và động viên
chị em tích cực luyện tập mỗi ngày. Hoạt
động văn nghệ, thể thao nâng cao đời sống
tinh thần được duy trì và phát triển mạnh
mẽ, với nhiều hình phong phú như: thi đấu
bóng đá nữ, bóng chuyền, kéo co, cầu lông,
bóng bàn, khiêu vũ thể thao,… tham gia thi
các hội thi, giao lưu.
Thông qua các hoạt động này, một
mặt tạo điều kiện cho chị em có cơ hội giao lưu, học hỏi và rèn luyện sức khỏe,
mặt khác, thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa
Công đoàn với chuyên môn trong việc quan
tâm chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho


12
chị em, tạo cơ hội để gắn kết tình cảm, thân thiện, đoàn kết với các công đoàn
bạn và nhân dân địa phương.
Nhân dịp 8/3; 20/10 hàng năm, công đoàn tổ chức hội thi, hội thảo, tọa
đàm dưới nhiều hoạt động phong phú, đa dạng về chủ đề. Bằng tài năng “ nữ
công, gia chánh” chị em đã mang đến hội thi những món ăn với nhiều chủ đề
khác nhau, các món ăn mang đậm
bản sắc dân tộc, văn hoá ẩm thực
vùng miền.
Phong trào văn hoá, văn nghệ
, thể dục thể thao trong nhà trường
được phát triển mạnh mẽ cả về
lượng và chất. Đặc biệt là quy mô
như: Bóng đá, bóng bàn, cầu lông,

bóng chuyền, khiêu vũ, hát dân ca,...
Các trận đấu diễn ra sổi nổi, ấn
tượng với nhiều pha bóng hấp dẫn
khiến cho khán giả phải thán phục tinh thần của chị em. Các hoạt động được duy
trì nhưng tôi không áp đặt mà để chị em tự lựa chọn môn thể thao phù hợp để
rèn luyện nâng cao sức khỏe.
Bằng sự thấu hiểu, quan tâm chăm lo về mọi mặt trong công tác nữ, để tạo
niềm tin, nguồn cảm hứng, ngọn lửa đam mê học hỏi của chị em, vào dịp nghỉ lễ
và nghỉ hè, Công đoàn phối hợp với chuyên môn tổ chức cho cán bộ giáo viên đi
tham quan học tập kinh nghiệm quản lý, dạy học và trải nghiệm thực tế ở nhiều
nơi trong tỉnh, trong nước để có thêm kiến thức thực tế về quê hương, đất nước.

Thăm quan học tập kinh nghiệm
Trường Tiểu học Cát Bà, Hải Phòng

Thăm quan học tập kinh nghiệm
Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, Nha Trang

Bên cạnh đó, công đoàn đã thực hiện tốt
hoạt động xã hội, công tác từ thiện nhân đạo
như tham gia đóng góp giúp đỡ đồng bào bị
thiên tai, bão lụt, “Tết vì người nghèo”, “Mỗi
tổ chức cá nhân gắn với một địa chỉ nhân
đạo”, “Chăn ấm tặng bà”, “ Áo ấm tặng bạn”,


13
“Quĩ tấm lòng vàng”, “ Hiến máu tình nguyện”,…. 100% chị em tham gia với
tinh thần tích cực nhiệt tình.
2.3.4. Thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho

nữ cán bộ giáo viên người lao động
Nhà trường đã thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với nữ nhà giáo
như: lương, các chế độ theo lương, phụ cấp chức vụ, thâm niên, ưu đãi, chế độ
ốm đau, thai sản, chế độ nghỉ hưu, công tác phí, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm
xã hội... đều được thực hiện đúng đủ, kịp thời. Bên cạnh đó, Công đoàn đã phối
hợp chặt chẽ với chuyên môn chăm lo quan tâm đầu tư cải thiện điều kiện và
môi trường làm việc, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những vấn
đề bức xúc của chị em, đề xuất các biện pháp giải quyết thỏa đáng.
Tạo điều kiện cho nữ cán bộ, giáo viên được học tập, bồi dưỡng nâng cao
trình độ lý luận chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; bố trí sắp
xếp phân công vị trí việc làm phù với mỗi đoàn viên nhằm phát huy năng lực và
sở trường của chị em.
Hàng năm, công tác nâng lương định kỳ và nâng lương trước thời hạn
luôn được nhà trường quan tâm và thực hiện tốt đã tạo được động lực để mỗi cá
nhân phấn đấu. Đặc biệt, Công đoàn nâng cao hiệu quả các mô hình chăm lo lợi
ích thiết thực cho nhà giáo, giúp đỡ nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn như: “Tết
sum vầy”, “Mái ấm công đoàn”, quỹ thăm hỏi, quỹ tương trợ. Cụ thể:
Tổ chức quỹ tham quan du lịch 200 000đ/ tháng. Hàng năm, khi chưa tổ
chức đi tham quan du lịch thì cho nhà giáo có hoàn khó khăn mượn.
Quỹ thăm hỏi hàng tháng khi có người ốm đau mới phát động. Nếu ốm
bệnh thông tường đi viện thì mức vận động 50 000đ/người/ lượt ốm; trường hợp
bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn rủi ro, hoạn nạn tùy tính chất sự việc để công đoàn
vận động quyên góp tương trợ.
Công đoàn vận động xây dựng quỹ xoay vòng để giúp đỡ đồng nghiệp
trong lúc khó khăn về kinh tế như: Quỹ tương trợ ( tự nguyện) xây dựng theo
nhóm có cùng nguyện vọng để lo việc lớn trong gia đình hoặc người có điều
kiện kinh tế giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn,…
Khi giáo viên gặp khó khăn, công đoàn làm tờ trình đề nghị Liên đoàn Lao
động hỗ trợ như gia đình đỗng chí Vũ Thị Lợi được hỗ trợ 4.000.000đ.
Cùng với các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp, chính đáng của nhà giáo, Công đoàn đã phối hợp với chuyên môn
luôn quan tâm chú trọng chăm lo về đời sống văn hóa, tinh thần của chị em với
nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực như thường xuyên quan tâm, gần gũi, chia
sẻ, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, trợ cấp khó khăn, thăm hỏi ốm đau, tang gia
hiếu hỉ, các hoạt động tương thân tương ái giúp đỡ nhà giáo có hoàn cảnh khó
khăn ổn định cuộc sống. “Vui với cái vui của họ và buồn với nỗi buồn của họ”
đúng theo tinh thần “ Ở đâu khó, có công đoàn”.
Hàng năm, Công đoàn tổ chức gặp mặt, giao lưu, tọa đàm, gặp mặt dâu-dể,
giao lưu bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, bóng đá nữ, thi nấu ăn, cắm hoa nghệ
thuật, tổ chức tham quan học tập... nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày
Quốc tế Hạnh phúc 20/3, ngày gia đình 28/6, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; tổ


14
chức gặp mặt, tặng quà cho con đoàn viên có thành tích trong học tập nhân Ngày
Quốc tế thiếu nhi 01/6, rằm Trung thu… tạo không khí sôi nổi, nâng cao tinh
thần đoàn kết, gắn bó giữa đoàn viên và các gia đình trong công đoàn.
Phối hợp với bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân tổ chức khám sức
khoẻ định kỳ cho chị em. Đối với những chị em sinh con một bề là gái, bị áp lực
từ phía gia đình, tôi đã chủ động đến thăm nhà, tâm sự với chồng, bố mẹ chồng
để vận động, giải toả tâm lý cho họ, giúp chị em yên tâm công tác.
2.3.5. Động viên khen thưởng kịp thời, nhân rộng các điển hình tiên tiến
trong thực hiện phong trào thi đua
Động viên khen thưởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, có sức lan tỏa
mạnh mẽ trong toàn thể chị em. Sinh thời Bác đã dạy: “Thi đua là gieo trồng,
khen thưởng là thu hoạch”. Trên cơ sở, đăng ký thi đua của tập thể, cá nhân và
quá trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thi đua, theo dõi kiểm tra, đôn
đốc, Công đoàn tổ chức bình xét thi đua và khen thưởng các tập thể và cá nhân
điển hình, xuất sắc, tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, phổ biến kinh nghiệm và
nhân rộng điển hình tiên tiến đã được tiến hành đồng bộ và đi vào nền nếp.

Xác định, điển hình tiên tiến là những tấm gương sinh động để giáo dục,
thu hút mọi người tích cực tham gia thi đua, là nghệ thuật lấy phong trào chỉ đạo
phong trào phát triển thành cao trào mạnh mẽ. Vì vậy, tôi đã chủ động phát hiện,
bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua ở đơn vị.
Thông qua cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến để rút ra những sáng kiến hay,
kinh nghiệm tốt, bổ ích cho việc động viên, thúc đẩy phong trào thi đua. Khi
điển hình tiên tiến xuất hiện, dù là còn mới, còn nhỏ, tôi đã nhanh chóng nắm
bắt cơ hội bồi dưỡng điển hình trở thành mẫu mực để toàn đơn vị học tập. Nội
dung bồi dưỡng toàn diện trên tất cả các mặt, chú trọng bồi dưỡng về phẩm chất,
năng lực, động cơ thi đua đúng đắn, ý thức trách nhiệm, biết giữ gìn và phát huy
tác dụng trong mọi lúc, mọi nơi, có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, ý thức
tổ chức kỷ luật trong thực hiện phong trào thi đua, khắc phục tư tưởng thỏa mãn,
dừng lại, tự cao, tự đại. Bằng cách giao nhiệm vụ kết hợp với động viên, khích
lệ, đặt ra yêu cầu cao để chị em phấn đấu rèn luyện.
Nhiều nữ nhà giáo tích cực nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm, sáng
tạo trong dạy học, bồi dưỡng học sinh năng khiếu đạt hành tích cao trong nhiều
năm như cô giáo Nguyễn Thị Huế, Lê Thị Liên, Lê Thị Hiền, Nguyễn Thị Hợp,
Lê Thị Bách,... Đây là những tấm gương có nhiều sáng kiến, cách làm hay trong
việc đổi mới phương pháp dạy học, đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh,
chuyên bồi dưỡng học sinh năng khiếu được UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng
khen, cô giáo Lê Thị Tuấn giáo viên giỏi cấp tỉnh cô có nhiều kinh nghiệm trong
công tác phụ đạo học sinh yếu, giúp đỡ học khuyết tật đã đạt các giải Nhất, Nhì,
Ba giải cầu lông, bóng bàn cấp Quốc gia từ năm 2015 đến 2019.
Với những tấm gương điển hình ở gia đình về làm kinh tế giỏi như cô
giáo Lê Thị Hải, Lê Thị Thanh, nuôi con khỏe dạy con ngoan học giỏi Nguyễn
Thị Dung có 2 con đều thi đỗ học viện an ninh trong cùng một năm. Những chị
em lấy chồng bộ đội thường xuyên công tác xa nhà, ở với bố mẹ chồng nhưng


15

được bố mẹ chồng coi như con đẻ, tình cảm gia đình luôn đầm ấm, vui vẻ tiểu
biểu như cô giáo Trịnh Thị Thu Hà và nhiều tấm gương tiêu biểu khác.
Những gương điển hình tiên tiến được Công đoàn bồi dưỡng và giới thiệu
cho Chi bộ xem xét bồi dưỡng kết như đồng chí Hoàng Thị Hậu, Nguyễn Thị
Phương, Nguyễn Thị Huế, Trịnh Thị Thu Hà.
Đồng thời Công đoàn đã phối hợp, đề xuất với chuyên môn nhà trường tổ
chức tốt các sự kiện tôn vinh, suy tôn, biểu dương, khen thưởng kịp thời từ khen
đột xuất, trong học kỳ, trong năm học và trong cả giai đoạn 2015-2020. Bên
cạnh đó, các điển hình tiên tiến được nhà trường xét đề nghị nâng lương trước
thời hạn. Đây là những tấm gương “Người thật - việc thật”, là hình mẫu lý tưởng
trong nhà trường được chị em ngưỡng mộ mong muốn được học tập và noi theo.
Hàng năm, Công đoàn tôi đều tổ chức tổng kết việc thực hiện phong trào
thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” ghi nhận, biểu dương kịp thời, khen
thướng xứng đáng để tạo động lực cho chị em phấn đấu.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Trong ba năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” ở
Trường Tiểu học Thọ Thanh đã thực sự được đẩy mạnh và có sức lan tỏa, rõ kết
quả, mạnh về hiệu ứng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong
nhà trường. Nội dung, hình thức tổ chức các phong trào thi đua có nhiều đổi
mới, sáng tạo, phong phú, phù hợp với tình hình ở đơn vị, địa phương và từng
nữ đoàn viên, có tác động mạnh mẽ trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng
đội ngũ nữ nhà giáo, tạo động lực để chị em phát huy trí tuệ, năng lực, sở
trường, sức sáng tạo và phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chất
lượng đội ngũ nữ nhà giáo được nâng lên, góp phần quan trọng vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục và khẳng định vị thế của nhà trường. Kết quả cụ thể:
Năm
Năm
Năm học
học

học
TT
Số liệu
2019201720182020
2018
2019
1

Tổng số nữ cán bộ, giáo viên

27

28

27

2

Nữ giáo viên

25

26

25

3

Giáo viên đi Đại học


1

1

4

Giáo viên tham gia bồi dưỡng theo tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp

3

4

5

Giáo viên đi học Tin học

3

5

7

6

Giáo viên học tiếng Thái

1

3


5

7
8
9

Giáo viên học Ngoại ngữ
Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp trường
Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện

1
21
Không

1
23
5

1
25
Không


16
thi
Không
thi
6


Không
thi
7

thi
Không
thi
8
Chưa
chấm

10

Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh

11

SKKN cấp huyện

12

SKKN cấp tỉnh

3

3

13

GVT-ĐVN


22

25

14

Gia đình hiếu học tiêu biểu ở địa
phương

5

5

15

Con nữ đoàn viên đạt giải cấp huyện

15

15

16

Con nữ đoàn viên đạt giải cấp tỉnh

1

2


17

Con nữ đoàn viên đạt giải cấp Quốc gia

1

2

18

Con nữ đoàn viên thi đỗ Đại học

5

6

Chưa thi

19

Nữ đoàn viên được kết nạp Đảng

2

2

2

Năm
học

20172018
415
189
21

Năm
học
20182019
450
207
27

27

Không
thi
Không
thi

Học sinh
TT

Số liệu

Năm học
20192020

Tổng số học sinh
460
1 - Nữ

214
- Dân tộc thiểu số
33
Tỉ lệ HS hoàn thành chương trình lớp
2
100%
100%
học
Tỉ lệ HS hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ
3
30%
32,9%
học tập
4 Tỉ lệ học sinh hoàn thành CTTH
100%
100%
5 Tổng số HS đạt giải cấp huyện
18
24
6 Tổng số HS đạt giải cấp tỉnh
0
1
Trong quá trình thực hiện, khi xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tuần,
hàng tháng, Ban Nữ công đều phối hợp chặt chẽ với chuyên môn. Khi triển khai
thực hiện đều quan tâm đến lề lối tác phong, nền nếp, kỷ cương để làm thật, dạy
thật, học thật, đánh giá thật, kết quả thật và báo cáo thật. Kết quả, sau gần 3 năm
tổ chức thực hiện, các phong trào các hoạt động trong Công đoàn nhà trường
chuyển biến vượt bậc, được chị em đồng tình tích cực hưởng ứng tham gia. Các
chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở trường mà còn làm tốt công



17
việc trong gia đình, xứng đáng là người phụ nữ “Giỏi việc trường, đảm việc
nhà” trong thời kì đổi mới.
Phong trào tự học tự bồi dưỡng trong đội ngũ nữ cán bộ giáo viên cũng
đẩy mạnh bắt kịp với thời buổi hiện đại. Bằng những biện pháp thiết thực đã giúp
giáo viên nâng lên cả về kiến thức và phương pháp giảng dạy. Hằng năm, tỉ lệ
giáo viên giỏi cấp trường năm sau cao hơn năm trước ( tăng 6,5% ); Giáo viên
giỏi cấp huyện, tỉnh vẫn được duy trì. Từ năm 2016 đến nay, số giáo viên đăng ký
tham gia dự thi cấp huyện, cấp tỉnh đều đạt 100%.
Đến nay, nhà trường có 25 giáo viên đạt danh danh hiệu giáo viên dạy giỏi
cấp trường đạt 100%, 18 giáo viên đạt danh danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp
huyện đạt 72%, trong đó cấp tỉnh có 9 đồng chí đạt 36%. Tổng số đoàn viên có
sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp tỉnh 12 đồng chí đạt 48%.
Năm học 2019-2020, có 27/27 chị đạt danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm
việc nhà” cấp trường đạt 100%; có 7 sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp
huyện, trong đó có 02 sáng kiến ( của cá nhân tôi và đồng chí Nguyễn Thị Huế)
được xếp loại A và đề nghị công nhận cấp tỉnh.
Công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở các câu lạc bộ cũng luôn được
chị em đầu tư công sức, trí tuệ. Chính vì vậy, kết quả giao lưu các câu lạc bộ hàng
năm của nhà trường luôn giữ ở tốp đâu của huyện. Điều đó phần nào chứng tỏ sự
cố gắng tâm huyết với nghề, tất cả vì học sinh thân yêu của đội ngũ nữ cán bộ
giáo viên.
Hoạt động của Ban nữ công cũng đã có nhiều đổi mới, sáng tạo với nhiều
hoạt động sôi nổi, thiết thực, tạo cơ hội cho chị em tham gia và để thể hiện
mình, giúp chị em trao đổi, học hỏi lẫn nhau trong việc thu xếp công việc gia
đình nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Chị em đã mạnh dạn, tự tin, năng động sáng
tạo, có nhiều cách làm hay được lan tỏa. Phong trào “Thi đua dạy tốt – Học tốt”
được nâng cao, phong trào VHVN-TDTT được đẩy mạnh. Công tác từ thiện,
nhân đạo cũng được chị em hưởng ứng nhiệt tình ( Tính đến hết năm học 2019 2020 đã quyên góp ủng hộ được 100.000.000 đồng).

Trong quá trình thực hiện phong trào, chị em còn tự khẳng định mình qua
việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Kết
quả có 27/27 chị được khu dân cư bình chọn và công nhận gia đình van hóa đạt
tỉ lệ 100%. Nhiều chị em đã biết cách sắp xếp việc trường - việc nhà hợp lí.
Không những thế các chị còn khéo động viên cả chồng con hỗ trợ. Hiệu quả
trong công việc ở trường sẽ là niềm vui tác động tích cực đến hạnh phúc gia
đình và ngược lại, gia đình êm ấm, hạnh phúc, con cái học hành đỗ đạt là yếu tố
quan trọng giúp chị em thành công trong công việc. Từ đó, có thể khẳng định
Phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” đã góp phần quan trọng
trong việc nâng cao nhận thức, làm chuyển biến tư tưởng, tình cảm giúp nữ nhà
giáo tiến bộ, khơi dậy được tiềm năng và lòng nhiệt huyết của chị em quyết tâm
phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu,
nhiệm vụ của Công đoàn, nhà trường đề ra.


18
Bằng những việc làm cụ thể nêu trên, bản thân tôi đã gặt hái được nhiều
thành công trong công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Kết quả: Năm
học 2018-2019, được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Có thể khẳng định phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” là
phong trào thi đua mang tính đặc trưng riêng của lao động nữ ngành giáo dục, là
phong trào có sức sống mạnh mẽ ở Công đoàn cơ sở, thúc đẩy các hoạt động của
công đoàn và nhà trường, phát huy được tiềm năng to lớn của đội ngũ nữ cán bộ
giáo viên trong việc đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và xây dựng hạnh phúc
gia đình.
Phong trào đã được lồng ghép triển khai thực hiện nhằm xây dựng Công
đoàn cơ sở vững mạnh, tạo hình ảnh đẹp cho nữ cán bộ giáo viên với nét đẹp
toàn diện trong thời kì đổi mới. Qua thực tiễn chỉ đạo phong trào, tôi rút ra một

số bài học kinh nghiệm sau:
Một là, tăng cường sự chỉ đạo của các cấp công đoàn, xây dựng được đội
ngũ cán bộ làm công tác công đoàn có năng lực, tâm huyết, nhiệt tình, gương
mẫu, chủ động sáng tạo, có kĩ năng hoạt động và tổ chức phong trào.
Hai là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp
luật, việc chấp hành nội quy, quy chế làm việc cho nữ cán bộ giáo viên. Cấp ủy
chi bộ, chuyên môn, công đoàn, nữ công phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc
chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Ba là, chủ động tổ chức phát động, triển khai thực hiện các phong trào thi
đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” cho phù hợp; Mỗi phong trào thi đua phát
động cần rõ mục tiêu, chỉ tiêu, đối tượng, nội dung, biện pháp, phạm vi tổ chức;
sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào; biểu dương khen thưởng kịp thời, nhân
rộng điển hình tiến tiến.
Bốn là, đa dạng hóa các hình thức chăm lo đời sống vật chất, tinh thần
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ đoàn viên; cải thiện điều kiện
làm việc cho nữ đoàn viên; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Thường
xuyên nắm bắt tâm tư nguyện vọng của chị em, đề xuất với lãnh đạo nhà trường
giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, nổi cộm của chị em.
Năm là, làm cho mỗi chị em nhận thức rõ ý nghĩa việc mình tự học, tự nỗ
lực vươn lên là để khẳng định mình, người khác làm được thì mình cũng làm
được, có tư tưởng chinh phục cái khó, khám phá và thực hiện điều mới hơn năm
trước, không an phận thủ thường, vươn lên để kịp với thời đại, quyết không để
bản thân tự tụt hậu. Bằng cách phát huy những thành tựu đã đạt được, trong thời
gian tới, Công đoàn sẽ tiếp tục cụ thể hóa những nội dung và tạo mọi điều kiện
để tổ chức phong trào ngày càng được đổi mới, sáng tạo, phong phú, phù hợp
với từng tổ, từng đối tượng để chị em phát huy năng lực, sở trường, sức sáng tạo
và trí tuệ của mình, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới căn bản giáo dục và
toàn diện của Nhà trường.



19
Sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng đạt hiệu quả ở Trường Tiểu học
Thọ Thanh và còn có thể thực thi có hiệu quả ở các công đoàn cơ sở tại các
trường trong toàn huyện và rộng hơn nữa.
Sáng kiến kinh nghiệm có thể làm cơ sở để phát triển các sáng kiến kinh
nghiệm khác về công tác thi đua trong công đoàn tiếp theo của bản thân cũng
như của đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị
Liên đoàn Lao động huyện Thường Xuân tổ chức bồi tập huấn, bồi dưỡng
cho cán bộ công đoàn, Ban Nữ công ở các công đoàn cơ sở Trường học.
Liên đoàn Lao động huyện phối hợp với Ngành Giáo dục: Tổ chức Hội
nghị điển hình tiên tiến nhân rộng các gương điển hình trong phong trào thi đua
“Giỏi việc trường, đảm việc nhà” cấp huyện để nữ nhà giáo có cơ hội được giao
lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong phong trào thi đua “Giỏi việc trường
đảm việc nhà”.
Trên đây là một số giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua “ Giỏi việc
trường, đảm việc nhà” ở Trường Tiểu học Thọ Thanh, huyện Thường Xuân.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài không tránh những thiếu sót, kính
mong được sự đóng góp ý kiến của quí lãnh đạo, đồng nghiệp để sáng kiến
mang lại hiệu quả cao hơn.
Thường Xuân, ngày 20 tháng 5 năm2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
XÁC NHẬN
không sao chép nội dung của người khác.
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Người viết

Lê Thị Nga
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn nhiệm vụ các năm học về công tác Công đoàn

2. Sổ tay cán bộ Công Đoàn.
3. Chính sách đối với lao động nữ
4. Nghị quyết 6b/NQ-BCH về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chỉ thị 03/CT-TLĐ về tiếp tục
đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ
CNVCLĐ (2010 -2020).
5. Chỉ thị 03/CT-TLĐ về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi
việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ.
6. Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Công
đoàn tỉnh Thanh Hóa lần XIX, nhiệm kỳ 2018 – 2023, Nghị quyết Đại hội IX
Công đoàn Thường Xuân và Nghị quyết Đại hội Công đoàn Trường Tiểu học
Thọ Thanh nhiệm kỳ 2017-2022


20
7. Hướng dẫn hoạt động công tác nữ công hàng năm của Liên đoàn Lao
động huyện Thường Xuân
8. Báo cáo công tác nữ công Trường Tiểu học Thọ Thanh
9. Tham khảo qua tài liệu sách, báo và thông tin trên Internet,…

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CẤP
TỈNH
Họ và tên tác giả: Lê Thị Nga
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thọ Thanh
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại

TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Một số biện pháp rèn kỹ năng
Phòng
B

Năm học
đánh giá xếp
loại
2005-2006


21

2.

3.

4.

5.

6.

đọc diễn cảm cho học sinh

lớp 4 ở Trường Tiểu học Yên
Nhân 2.
Dạy học lịch sử địa phương
lớp 5 ở Trường Tiểu học Thọ
Thanh.
Một số biện pháp nhằm thực
hiện có hiệu quả dạy học Địa
lý địa phương lớp 4, 5
Trường Tiểu học Thọ Thanh.
Một số biện pháp nhằm thực
hiện có hiệu quả dạy học Địa
lý địa phương lớp 4, 5
Trường Tiểu học Thọ Thanh.
Biện pháp duy trì và nâng cao
chất lượng phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi Trường
Tiểu học Thọ Thanh.
Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động Chữ thập
đỏ ở Trường Tiểu học Thọ
Thanh huyện Thường Xuân

Sở

B

2007-2008

Sở


B

2010 - 2011

Tỉnh

B

2012

Sở

B

2013-2014

Sở

C

2016-2017



×