CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh
Chúng tôi ghi tên dưới đây:
T
T
Họ tên
Ngày sinh
1
Phạm Thị Tuất
19/11/1970
2
Trịnh Duy Nghĩa
11/5/1968
3
Phạm Văn Tỉnh
15/8/1978
4
Trần Thị Giang
05/4/1977
5
Lương Thị Huyền Anh
02/9/1986
Nơi công tác
Phòng
GDTH Sở
GDĐT Ninh
Bình
Chức vụ
Trình độ
CM
Tỷ lệ
đóng
góp vào
việc tạo
ra SK
Trưởng
phòng
Thạc sĩ
20%
Phó TP
Thạc sĩ
20%
Chuyên
viên
Thạc sĩ
20%
Chuyên
viên
Thạc sĩ
20%
Cán bộ
Đại học
20%
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao
chất lượng dạy học Tiếng Anh Tiểu học tại Ninh Bình”
Lĩnh vực áp dụng: Quản lí giáo dục
2. Nội dung
Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định
1400/QĐ/TTg về việc triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2008-2020 (Đề án 2020) và tiếng Anh được đưa vào dạy từ khối 3
Cấp tiểu học. Sau gần 10 năm triển khai Đề án, ngày 22 tháng 12 năm 2017, Quyết định
2080/QĐ-TTg tiếp tục được ban hành nhằm điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại
ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025.
Thực hiện Đề án, Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (GDĐT) đã tham mưu Uỷ ban
Nhân dân tỉnh (UBND) ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND vào ngày 08/11/2012 về Thực
hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”
tỉnh Ninh Bình. Sau 5 năm thực hiện dạy học tiếng Anh theo Kế hoạch số 63 của UBND tỉnh
Ninh Bình (2017), dạy học tiếng Anh ở cấp tiểu học đã thu được những kết quả nhất định:
hoàn thành sớm chỉ tiêu đưa chương trình giáo dục ngoại ngữ 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 như
ngoại ngữ bắt buộc (chỉ tiêu của cả nước vào năm học 2018-2019; Ninh Bình đạt chỉ tiêu
này từ năm học 2012-2013, trình độ đào tạo, năng lực ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên tiếng
Anh của tỉnh cũng được nâng lên một bước đáng kể.
1
Tuy nhiên, chất lượng dạy và học tiếng Anh cấp tiểu học vẫn còn nhiều băn
khoăn, chưa như mong đợi: Học sinh háo hức, tích cực ở năm đầu tiên được học tiếng
Anh, nhưng đến những năm học tiếp theo, kiến thức khó hơn, các em giảm dần động lực
học tập, khả năng ghi nhớ kiến thức không lâu dẫn đến hạn chế trong sử dụng ngôn ngữ
giao tiếp, học sinh tham gia các sân chơi trí tuệ cấp quốc gia và khu vực, các cuộc thi
tiếng Anh trên internet, thi giải Toán bằng tiếng Anh, thi sáng tạo khoa học kĩ thuật phần
thuyết trình bằng tiếng Anh của học sinh Ninh Bình cũng thường thua kém học sinh
cùng trang lứa với các tỉnh trong khu vực; Trình độ đào tạo, năng lực ngoại ngữ của đội
ngũ giáo viên tiếng Anh của tỉnh đã được nâng lên một bước đáng kể. Tính đến tháng 2
năm 2017 có 183/238 = 77,5% giáo viên tiếng Anh tiểu học đạt chuẩn trình độ B2 (Bậc
4 theo khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam). Nhưng thực tế hiệu quả giảng dạy
chưa cao, khả năng giao tiếp, giảng dạy bằng tiếng Anh còn hạn chế, ứng dụng công
nghệ thông tin tăng hiệu quả giờ dạy còn mức độ.
Nguyên nhân của hạn chế trên do: chương trình, tài liệu chưa ổn định; phương
pháp, kĩ thuật dạy học của bộ phận giáo viên chưa đáp ứng theo yêu cầu đổi mới;
phương tiện dạy học, môi trường dạy học thiếu; nhận thức của xã hội về việc dạy học
tiếng Anh từ cấp tiểu học chưa thấu đáo... Từ thực tế đó, phòng Giáo dục Tiểu học, Sở
GDĐT Ninh Bình luôn trăn trở tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng
Anh trong các trường tiểu học của tỉnh.
a) Giải pháp cũ thường làm
- Chỉ đạo tổ chức dạy học tiếng Anh theo chương trình 10 năm.
+ Chỉ đạo dạy học tiếng Anh theo chương trình của Bộ GDĐT ban hành theo
Quyết định 3321 cho 100% học sinh tiểu học từ lớp 3 trở lên.
+ Khuyến khích thực hiện thời lượng dạy học 4 tiết/tuần đối với đơn vị đủ điều
kiện về giáo viên (đủ số lượng, giáo viên đạt chuẩn trình độ năng lực tiếng B2), các đơn
vị còn lại, tùy điều kiện cụ thể triển khai dạy 2 đến 3 tiết/tuần.
+ Lựa chọn đơn vị trường tiểu học có đủ điều kiện về giáo viên, cán bộ quản lý
xây dựng đơn vị điển hình về đổi mới dạy và học tiếng Anh.
+ Chỉ đạo giáo viên thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ
dùng dạy học tăng hiệu quả giờ dạy, tạo hứng thú cho học sinh.
- Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, phương pháp dạy học cho giáo viên.
+ Lựa chọn, thành lập Tổ cốt cán, bồi dưỡng giáo viên cốt cán cấp tỉnh làm nòng cốt
trong triển khai công tác chuyên môn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố lựa chọn giới thiệu giáo viên có
năng lực chuyên môn vững vàng, được đồng nghiệp, cha mẹ học sinh tin tưởng vào Tổ giáo
viên cốt cán tiếng Anh tiểu học cấp tỉnh. Giám Đốc Sở GDĐT ra Quyết định thành lập và
giao nhiệm vụ cho Tổ cốt cán. Hằng năm, Sở GDĐT chủ trì tổ chức chuyên đề bồi dưỡng Tổ
giáo viên cốt các về hình thức sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên
lớp, tổng kết hoạt động của Tổ và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho năm học tiếp theo. Giáo
viên cốt cán căn cứ kế hoạch chuyên môn chung của Tổ để tham mưu, xây dựng nội dung
sinh hoạt chuyên môn cho đơn vị huyện, thành phố nơi công tác.
2
* Định kỳ cuối học kỳ, cuối năm học, Tổ giáo viên cốt cán tiếng Anh báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ, Sở GDĐT căn cứ tình hình, kết quả hoạt động, khen thưởng cho
những thành viên có đóng góp tích cực cho hoạt động của Tổ, cho phong trào dạy học
tiếng Anh của tỉnh.
+ Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cấp tỉnh
* Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức hoặc phối hợp với các trường Đại học
ngoại ngữ có uy tín bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực Tiếng, phương pháp dạy học,
kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học , kiểm tra đánh giá học
sinh. Các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực Tiếng, thường được tổ chức tập trung, học
trên lớp với giảng viên đến từ các trường Đại học Hà Nội, Đại học ngoại ngữ Quốc gia.
Địa điểm học tại tỉnh hoặc tại các trường đại học. Nội dung bồi dưỡng nâng cao năng
lực tiếng ở cả 4 kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết.
* Các lớp bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy thường tập trung toàn bộ giáo
viên Tiếng Anh tại một địa điểm ở trung tâm tỉnh, mời giảng viên trung ương, giảng viên
cấp tỉnh tập huấn theo hình thức thuyết trình hội trường. Giảng viên giảng lý thuyết về
đường hướng dạy ngôn ngữ, về tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học, về phương pháp giảng
dạy, về nội dung sách giáo khoa…Giáo viên dạy đề mô trước học sinh giả định chính là
những bạn đồng nghiệp cùng tham gia tập huấn.
+ Tập huấn chuyên đề cấp huyện, cấp trường
* Việc tổ chức tập huấn, chuyên đề cấp huyện, cấp trường được thực hiện theo chỉ đạo
chung ở tất cả các huyện, thành phố dựa vào các chuyên đề cấp tỉnh triển khai và một số nội
dung chuyên môn do huyện, thành phố lựa chọn phù hợp với điều kiện của đơn vị.
* Trong mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn đều tổ chức dự giờ, giáo viên được chỉ
định chuẩn bị tiết dạy minh họa, giáo viên khác dự và sau tiết dạy đó tập trung trao đổi
đánh giá cách dạy của giáo viên, tổ chức rút kinh nghiệm tìm ra những ưu điểm, hạn chế
của giáo viên đó. Cuối cùng chủ tọa thống nhất cách dạy, quy trình dạy để giáo viên cùng
thực hiện. Bài dạy minh họa thường được coi là giờ dạy mẫu để giáo viên làm theo.
- Chỉ đạo, thực hiện xây dựng không gian môi trường Tiếng Anh
+ Tạo không gian, môi trường Tiếng bằng việc trang trí phòng học tiếng Anh với
những áp phích, tranh ảnh, sản phẩm học tập bằng tiếng Anh.
+ Chỉ đạo giáo viên tích cực sử dụng ngôn ngữ lớp học bằng tiếng Anh.
+ Trang trí hàng cây biết nói bằng những khẩu hiệu tiếng Anh.
+ Khuyến khích thành lập câu lạc bộ tiếng Anh cho các khối lớp trong nhà trường.
Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục
- Ưu điểm của giải pháp cũ
+ Việc dạy học tiếng Anh chương trình 10 năm được chỉ đạo triển khai đồng loạt,
rộng khắp các huyện, thành phố trong tỉnh. 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học
tiếng Anh theo chương trình mới.
+ Công tác bồi dưỡng đội ngũ đã được quan tâm thực hiện theo lộ trình Kế hoạch,
được thực hiện thường xuyên vào đầu mỗi năm học. Đội ngũ giáo viên cốt cán hỗ trợ
3
thực hiện chuyên đề bồi dưỡng giáo viên, chuyên viên phụ trách cấp huyện, thành phố
không phải dành nhiều thời gian cho công tác tổ chức tập huấn ở cơ sở.
+ 100% giáo viên được tham gia tập huấn, được tiếp xúc với giảng viên cấp Bộ,
cấp tỉnh, nắm vững về Đề án 2020, có kiến thức cơ bản về nội dung chương trình, về tài
liệu sách giáo khoa, về phương pháp giảng dạy.
+ Nhiều giáo viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực Tiếng, nâng cao chuyên
môn nghiệp vụ, hiểu biết về tâm lý lứa tuổi học sinh và phương pháp giảng dậy.
+ Chuyên đề cấp huyện, cấp trường có sự chuẩn bị kĩ về nội dung tiết dạy đề mô, toàn
bộ giáo viên Tiếng Anh của cơ sở được dự giờ, được trao đổi, nhận xét đánh giá giờ dạy.
- Hạn chế, nhược điểm cần khắc phục của giải pháp cũ
+ Triển khai thực hiện Đề án được chỉ đạo đồng loạt, thiếu sự linh hoạt theo địa
phương, ít phát huy được vai trò tự chủ của lãnh đạo các cơ sở giáo dục.
+ Chỉ những trường có đủ giáo viên đạt chuẩn năng lực tiếng mới triển khai dạy đủ thời
lượng 4 tiết/tuần dẫn đến giáo viên học sinh không có đủ thời lượng rèn luyện các kĩ năng.
+ Việc cho học sinh lớp 1, 2 làm quen với tiếng Anh, dạy học tiếng Anh có giáo
viên người nước ngoài mới chỉ được thực hiện ở một vài trường xây dựng điển hình.
+ Công tác bồi dưỡng đội ngũ còn nhiều hạn chế
* Hình thức tổ chức bồi dưỡng, tập huấn ít phát huy được sự chủ động tích cực
của giáo viên, thiếu tính tương tác, chưa khai thác được tiềm năng sáng tạo trong đại bộ
phận giáo viên do tập trung đông, nhiều giáo viên chủ yếu thụ động ngồi nghe thuyết
trình, ít tham gia các hoạt động thực hành. Thiếu hỗ trợ thường xuyên sau tập huấn dẫn
đến giáo viên gặp khó khăn trong việc áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực. Một bộ phận
giáo viên vẫn dạy theo cách truyền thống - giảng giải ngữ pháp, cấu trúc câu... chưa phù
hợp tâm lý lứa tuổi, chưa phù hợp đường hướng dạy giao tiếp.
* Nội dung tập huấn là do sự chuẩn bị chủ quan từ phía giảng viên, không xuất phát từ
nhu cầu của chính giáo viên, không có tình huống thực tế trong lớp học dẫn đến tính ứng
dụng không cao. Việc đề mô hoạt động dạy học thường được áp dụng trên đối tượng học sinh
giả định, một số giáo viên năng động, ham học hỏi tích cực được giao chuẩn bị và thực hiện,
giáo viên khác ngồi nghe, ít có sự đóng góp, chia sẻ để đồng nghiệp có thể học hỏi.
* Đối tượng bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào giáo viên và chuyên viên tiếng Anh;
cán bộ quản lý các phòng GDĐT, các trường tiểu học ít được quan tâm, do đó: Công tác
tham mưu của giáo viên tiếng Anh chưa được chú ý, do đó điều kiện dạy và học, sự khối
hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục giữa các bộ phận trong nhà trường hiệu quả chưa
cao; Giáo viên cốt cán gặp nhiều áp lực, phải thực hiện dạy theo số tiết định biên (không
được giảm số tiết), không được hưởng phụ cấp trách nhiệm, đôi khi làm thay nhiệm vụ
của chuyên viên (đối với phòng GDĐT không có chuyên viên viên tiếng Anh).
Những bất cập trên dẫn đến tính hiệu quả, chất lượng bồi dưỡng chuyên môn không
cao, ít có tác dụng giúp đỡ, thúc đẩy nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.
+ Môi trường dạy học tuy đã được quan tâm xây dựng, nhưng còn mang nặng tính hình thức.
* Câu lạc bộ tiếng Anh mới được thành lập ở một số đơn vị, chưa hoạt động
thường xuyên. Hầu hết các biển hiệu, áp phích chỉ mang tính trang trí, chưa được khai
4
thác sử dụng đúng mục đích là góp phần tạo môi trường ngôn ngữ. Hoạt động tiếng Anh
lồng ghép trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm chủ yếu
đồng diễn hát, múa trên nền nhạc tiếng Anh.
* Đồ dùng thiết bị dạy học đã có, nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh hiệu quả thấp do giáo viên
ít khai thác, hạn chế về công nghệ thông tin, không có phòng học Tiếng Anh riêng.
b) Giải pháp mới cải tiến
Trong hai năm học năm học 2017-2018 và 2018-2019, một số giải pháp đã được triển
khai đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cấp tiểu học của tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức:
- Hội thảo nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh các cấp, tại hội thảo đại biểu thảo
luận, chia sẻ thuận lợi khó khăn, nêu giải pháp, kiến nghị, đề xuất.
- Hội nghị sơ kết, tổng kết, chuyên đề đánh giá kết quả triển khai dạy học tiếng Anh
tiểu học theo chương trình 10 năm, cho học sinh lớp 1, 2 làm quen với tiếng Anh, dạy học
tiếng Anh có giáo viên người nước ngoài.
- Khảo sát tìm hiểu khó khăn trong dạy học tiếng Anh trong các trường tiểu học trên
địa bàn tỉnh dưới các hình thức: trực tiếp (phỏng vấn, khảo sát tại các hội thảo, tập huấn,
chuyên đề cấp tỉnh, cấp huyện, trực tiếp thăm lớp, dự giờ); gián tiếp (bằng google form
online, qua nhóm facebook, qua thư ngỏ, qua phiếu khảo sát – Phụ lục 01)
Từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cấp tiểu học.
- Chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh theo hướng giao quyền tự
chủ cho sơ sở.
+ Các trường tiểu học tiếp tục triển khai dạy học tiếng Anh như môn học bắt buộc từ
lớp 3 đến lớp 5; căn cứ vào điều kiện thực tế, nâng tỉ lệ học sinh được học đủ thời lượng 4
tiết/tuần, dạy học tiếng Anh tăng cường, dạy học tiếng Anh có giáo viên người nước ngoài,
cho học sinh lớp 1, 2 làm quen với tiếng Anh.
+ Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực giao tiếp, gắn dạy học
với hoạt động trải nghiệm.
+ Bố trí phòng học tiếng Anh riêng tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới hình thức tổ
chức hoạt động dạy học theo hướng tương tác, phát triển năng lực giao tiếp nhất là đối với
trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học tiếng Anh sẵn có, thiết
bị tự làm tăng hiệu quả dạy học.
+ Khuyến khích cho học sinh lớp 1, 2 làm quen với tiếng Anh ở những nơi đảm bảo
điều kiện về giáo viên, về cơ sở vật chất.
+ Khuyến khích, hướng dẫn thực hiện có chất lượng việc đưa giáo viên người nước
ngoài vào dạy học kĩ năng Nghe, Nói, tham gia hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm
tạo động lực giao tiếp cho giáo viên, học sinh.
+ Chỉ đạo, hướng dẫn lựa chọn sử dụng ổn định sách giáo khoa tiếng Anh cho học sinh
khối lớp 3, 4, 5 học theo chương trình 10 năm, bổ sung tài liệu tham khảo, phần mềm tiếng Anh
cho giáo viên, học sinh; lựa chọn tài liệu cho học sinh lớp 1, 2 làm quen với tiếng Anh, tài liệu
dạy học tiếng Anh có giáo viên người nước ngoài phù hợp nội dung dạy học, đối tượng học sinh.
5
- Đổi mới bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên (Một số
hình ảnh minh họa – Phụ lục 02).
+ Tập huấn, bồi dưỡng cấp tỉnh
* Nâng cao nhận thức cán bộ quản lý, giáo viên: Xác định vai trò của người đứng
đầu cơ quan đơn vị là đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch phát triển cho
nhà trường trong đó có việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện có chất lượng việc dạy học tiếng
Anh theo Đề án, phù hợp với điều kiện nhà trường, điều kiện địa phương.
* Công tác bồi dưỡng đội ngũ không chỉ tập trung vào giáo viên tiếng Anh, cán bộ
quản lý cũng thường xuyên được mời tham dự những chuyên đề, hội thảo bàn giải pháp nâng
cao chất lượng tiếng Anh, bồi dưỡng việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kĩ thuật
dạy học, kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh, dạy học
tiếng Anh theo hướng tiếp cận đa giác quan, tập huấn chuẩn bị nền tảng vững chắc cho trẻ
học kĩ năng nghe nói, hội nghị đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh theo
hình thức xã hội hóa giáo dục...Qua những lớp bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo, cán bộ quản lý,
giáo viên được gặp gỡ trao đổi với các giảng viên là chuyên viên của Bộ GDĐT, của chuyên
gia giáo dục có nhiều kinh nghiệm về dạy học tiếng Anh cho trẻ em lứa tuổi tiểu học và hiểu
hơn về xu hướng dạy học tiếng Anh trên thế giới, ở các nước trong khu vực, các địa phương
trong tỉnh về công tác chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện dạy học và nâng cao chất lượng
tiếng Anh. Từ việc hiểu về xu hướng, yêu cầu, phương pháp, kĩ thuật, thiết bị, môi trường cần
có cho dạy và học, cán bộ quản lý chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ dạy học tiếng Anh một cách
thiết thực, hiệu quả hơn, giáo viên được tạo điều kiện, khích lệ bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng
cao năng lực Tiếng và phương pháp dạy học.
* Cán bộ quản lý, giáo viên, cộng đồng hiểu rằng trong những yêu cầu về kiến thức
và kĩ năng thì người giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ em như môt ngoại ngữ cần: có hiểu
biết đầy đủ về suy nghĩ và đặc tính học tập của trẻ em; có kĩ năng nói tiếng Anh và sử
dụng ngôn ngữ lớp học bằng tiếng Anh một cách phù hợp để giúp học sinh hiểu bài và
duy trì hứng thú trong việc học môn học này; được trang bị để dạy học sinh ở giai
đoạn bắt đầu học nói, học viết bằng tiếng Anh(công bố sau nhiều nghiên cứu của các
nhà chuyên gia giáo dục học). Như vậy để dạy học tiếng Anh cho trẻ em lứa tuổi
tiểu học một cách hiệu quả ở khía cạnh nào đó là khó khăn thách thức nhiều hơn
đối với dạy tiếng Anh cho người học ở độ tuổi lớn hơn và giáo viên dạy tiểu học
cần có kĩ năng Nói tiếng Anh giỏi. Điều này làm thay đổi hoàn toàn nhận thức từ
trước đến nay rằng dạy tiếng Anh cho trẻ em là dễ do lượng kiến thức và từ vựng
không nhiều và ở mức độ đơn giản, những giáo viên có năng lực giảng dạy còn
mức độ ở cấp THCS thường được sắp xếp đưa xuống dạy ở cấp tiểu học.
* Các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên tiếng Anh được thay đổi hình thức để tăng
tính tương tác, được kết hợp giữa tập trung và phân nhỏ tùy vào nội dung cụ thể. Tăng cường
yếu tố nước ngoài tham gia bồi dưỡng giáo viên ở các lớp bồi dưỡng do Sở GDĐT tổ chức
nhằm tạo môi trường gia0 tiếp, chia sẻ kĩ thuật chuyên môn dạy học, kiểm tra đánh giá.
* Nội dung tập huấn cấp tỉnh được xây dựng đa dạng theo nhu cầu của giáo viên, có
tính tương tác cao. Giảng viên nêu vấn đề, giáo viên chủ động suy nghĩ, tích cực tham gia
6
thảo luận. Mọi nội dung tập huấn đều có sự đóng góp từ phía giáo viên và giảng viên thay
vì sự chuẩn bị nội dung cứng nhắc, theo ý trí chủ quan từ phía giảng viên.
* Lý thuyết về phương pháp, kĩ thuật giảng dạy được xen kẽ nhẹ nhàng trong kĩ
thuật tổ chức hoạt động dạy học nhằm giúp giáo viên không chỉ hiểu làm như thế nào
mà còn hiểu tại sao cần làm thế. Phần thực hành dạy demo được thực hiện bởi chính
giảng viên thực hiện thực tế với học sinh.
* Thành phần Hội nghị sơ kết, tổng kết, rút kinh ngiệm công tác chỉ đạo, tổ chức
thực hiện dạy học tiếng Anh được mở rộng (có thêm đại diện giáo viên tiếng Anh của
các huyện, thành phố). Thầy cô giáo là những người trực tiếp giảng dạy sẽ có những ý
kiến tham mưu thiết thực để các nhà quản lý đưa ra quyết định thực hiện kế hoạch dạy
học một cách khả quan nhất.
+ Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường, tập huấn, chuyên đề cấp
huyện, thành phố
* Quan tâm, coi trọng công tác bồi dưỡng, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên cốt
cán phát huy vai trò nòng cốt ngay tại đơn vị. Phân công giáo viên cốt cán phụ trách cụm
trường hay tổ sinh hoạt chuyên môn (SHCM) liên trường. Tổ trưởng chuyên môn liên
trường đề xuất nội dung sinh hoạt chuyên môn theo nhu cầu giáo viên trong cụm, tổ, báo
cáo phòng GDĐT xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Nội dung sinh hoạt
chuyên môn đề xuất được thảo luận, thống nhất và gửi cho tất cả giáo viên của tổ nghiên
cứu, chuẩn bị trao đổi tại buổi sinh hoạt chuyên môn chung.
* Tổ chuyên môn liên trường sinh hoạt định kỳ mỗi tháng ít nhất một lần, hoặc
khi có nhiệm vụ được phòng GDĐT chỉ đạo. Chuyên viên phòng GDĐT trực tiếp chủ trì
buổi sinh hoạt chuyên môn, cùng trao đổi, tháo gỡ những khó khăn đặc thù của địa phương cho
giáo viên trong quá trình tổ chức giảng dạy, giáo viên cốt cán hỗ trợ chuyên viên thực hiện một
số nhiệm vụ tại chuyên đề bồi dưỡng. Địa điểm tổ chức luân phiên tại các trường tiểu học,
cán bộ quản lý đơn vị đặt địa điểm hỗ trợ, tạo điều kiện và cùng tham gia.
* Căn cứ mục đích, nội dung bồi dưỡng, chuyên đề, Phòng GDĐT triệu tập cán bộ
quản lý các nhà trường cùng tham gia. Giáo viên người nước ngoài tham gia sinh hoạt
chuyên môn cùng giáo viên tiếng Anh của trường, quản lý trung tâm tiếng Anh cung ứng
giáo viên người nước ngoài tham gia, hoặc phối hợp tổ chức chuyên đề dạy học tiếng
Anh có giáo viên người nước ngoài.
* Giáo viên thực hiện dạy tiết chuyên đề không nhất thiết phải là giáo viên giỏi,
những giáo viên còn yếu về kĩ thuật tổ chức hoạt động dạy học theo hướng đổi mới có
thể đựa lựa chọn nhằm được trải nghiệm, được hỗ trợ, giúp đỡ theo hướng phân tích bài
học. Việc góp ý nhận xét tiết dạy được chỉ đạo theo hướng góp ý, đề xuất cách thức, kĩ
thuật dạy học phù hợp lứa tuổi học sinh phù hợp đường hướng giao tiếp thay vì đánh giá
giáo viên. Các tiết dạy minh họa (nếu có) không được dạy trước, dạy thử, giáo viên cùng
giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch bài dạy, trong quá trình dạy, giáo viên có thể linh
hoạt điều chỉnh kế hoạch dạy học sao cho phù hợp với học sinh trong lớp.
* Đặc biệt, tại mỗi trường đặt địa điểm sinh hoạt chuyên môn, giáo viên tiếng Anh trong tổ cùng
nhau tổ chức các hoạt động giao lưu với học sinh toàn trường. Hoạt động giao lưu thực sự là sân chơi, là
môi trường để giáo viên học tập chia sẻ kinh nghiệm giúp thầy cô tự tin hơn trong giảng dạy, là cơ hội
7
học sinh được làm quen với các thầy cô giáo từ các ngôi trường khác nhau. Các em được thể hiện sự tự
tin, được rèn luyện, thực hành và thể hiện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Xây dựng môi trường hỗ trợ dạy và học tiếng Anh (một số hình ảnh minh họa- phụ lục 03)
+ Xây dựng góc đọc thư viện lớp học, tiết đọc thư viện
+ Thành lập, tổ chức, nâng cao chất lượng sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh.
+ Tổ chức hoạt động giáo dục có tiếng Anh theo hướng trải nghiệm giúp học sinh
có môi trường sử dụng tiếng Anh giao tiếp (sử dụng ngôn ngữ lớp học bằng tiếng Anh,
tiếng Anh tích hợp trong hoạt động giữa giờ, hoạt động sinh hoạt dưới cờ đầu tuần và
các hoạt động giáo dục khác).
+ Giới thiệu, hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên học sinh tham gia các diễn đàn, các cuộc
thi, sân chơi tiếng Anh theo năng lực, sở thích.
+ Khuyến khích, hướng dẫn lập nhóm facebook, zalo các giáo viên theo Tổ, nhóm, theo
huyện, thành phố và nhóm chung cho giáo viên tiếng Anh toàn tỉnh nhằm chia sẻ, hỗ trợ tài liệu, kĩ
thuật, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động dạy học, ứng dụng CNTT, sử dụng đồ dung thiết
bị vào dạy học, kiểm tra đánh giá phát huy tính chủ động tích cực của sinh sau bồi dưỡng, tập huấn
ở địa bàn đơn vị và huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Nhóm facebook, zalo dùng chung của giáo
viên tiếng Anh tiểu học toàn tỉnh là phương thức tiện ích, là diễn đàn để giáo viên giao lưu, chia sẻ,
hỗ trợ thông tin một cách nhanh nhất, thuận tiện, hiệu quả.
- Tăng cường liên kết, thực hiện xã hội hóa trong dạy học, kiểm tra đánh giá và
tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm.
+ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sự ủng hộ của tổ chức, cá nhân, của cha
mẹ học sinh vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục có tiếng Anh như: cho học sinh làm
quen với tiếng Anh từ lớp 1, 2, dạy học tiếng Anh tăng cường, dạy học tiếng Anh có giáo
viên người nước ngoài, sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh.
+ Thực hiện có chất lượng chuyên đề, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, sinh hoạt
chuyên môn Tiếng Anh theo hướng nghiên cứu bài học.
+ Khuyến khích hỗ trợ mời giảng viên nước ngoài tham gia bồi dưỡng giáo viên, tham
gia hoạt động giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh.
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội đạt được
- Hiệu quả kinh tế
Việc đổi mới chỉ đạo triển khai dạy học tiếng Anh đã khắc phục được những hạn
chế ở giải pháp cũ. Hiệu quả giải pháp mới không phải là giá trị kinh tế mang lại ngay,
không phải là số tiền làm lợi dễ dàng đong đếm, hiệu quả ở chỗ làm thay đổi nhận thức,
thay đổi động lực của cán bộ, giáo viên, cộng đồng. Giáo viên thấy được giá trị nghề
nghiệp và tự bản thân có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nâng cao
chất lượng mỗi giờ dạy, chất lượng học sinh.
- Hiệu quả xã hội (một số hình ảnh minh họa – phụ lục 04)
+ Nội dung, kế hoạch, mục tiêu Đề án được cán bộ quản lý các cấp, giáo viên nắm
vững, linh hoạt triển khai thực hiện đạt kết quả tốt, được cha mẹ học sinh, cộng đồng
ủng hộ, đánh giá cao.
8
+ Nội dung bồi dưỡng xây dựng xuất phát từ nhu cầu của chính giáo viên, hình
thức tổ chức tập huấn, sinh hoạt chuyên môn liên trường được đổi mới tạo điều kiện cho
thầy cô có động lực tham gia các hoạt động tập huấn, chủ động thảo luận, chia sẻ kinh
nghiệm, kĩ năng, cách thức tổ chức hoạt động dạy học phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh. Năng lực ngôn ngữ, kĩ thuật dạy học của giáo viên được nâng lên.
* Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường, cán bộ quản lý, giáo viên tích
lũy được nhiều kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện giao lưu, học hỏi những cách làm
hay của trường bạn. Những khó khăn trong thực tế giảng dạy được tháo gỡ, những kinh
nghiệm, cách làm hay được chia sẻ.
* Ngoài việc được nâng cao chuyên môn trong tập huấn, bồi dưỡng và chuyên đề,
giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học còn được bồi dưỡng năng lực chuyên môn qua việc chủ
động tham mưu, tham gia xây dựng kế hoạch, phối hợp với giáo viên Âm nhạc, Mĩ
thuật, Tổng phụ trách đội …tổ chức hoạt động giáo dục có lồng ghép tiếng Anh như hoạt
động giữa giờ, hoạt động chào cờ đầu tuần và các hoạt động giáo dục khác.
+ Môi trường dạy và học tiếng Anh góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng
đội ngũ, chất lượng học sinh. Sau tập huấn, giáo viên có môi trường có động lực, được hỗ trợ
tự học, tự bồi dưỡng (qua hội nhóm giáo viên tiếng Anh toàn quốc, qua facebook, zalo của
Tổ, nhóm theo huyện, thành phố và toàn tỉnh) giúp nâng cao năng lực giáo viên Tiếng Anh ở
các lĩnh vực: Kiến thức về môn học và chương trình; Kiến thức về dạy học tiếng Anh; Kiến
thức về học sinh; Giá trị và thái độ nghề nghiệp; đặc biệt lĩnh vực Kết nối và rút kinh nghiệm
về dạy học tiếng Anh theo yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông.
+ Năng lực giao tiếp của giáo viên được cải thiện, giáo viên tự tin sử dụng ngôn ngữ
lớp học bằng tiếng Anh, tự tin giao tiếp với giáo viên người nước ngoài trong chuyên đề sinh
hoạt chuyên môn liên trường, trong liên kết tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm tiếng
Anh. Phương pháp, kĩ thuật dạy học được đổi mới, chất lượng giờ dạy tốt lên, tạo hứng
thú, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, yêu thích môn học.
+ Chất lượng giáo dục môn tiếng Anh ngày một tốt hơn, năm học 2018-2019 học
sinh tham gia các hội thi, sân chơi tiếng Anh cấp quốc gia đạt giải cao: Cuộc thi Trạng
nguyên tiếng Anh do Báo Nhi Đồng tổ chức, Ninh Bình có 17 em được lựa chọn tham
gia Vòng chung kết toàn quốc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, kết quả có 03 học sinh lọt
tốp 20 thí sinh xuất sắc nhất của cả nước; Vòng thi cấp toàn quốc Cuộc thi tiếng Anh
trên mạng Internet (IOE) có 236 học sinh lớp 5 tham gia, và 22 em đạt giải (02 Vàng, 07
Bạc, 06 Đồng, 07 Khuyến Khích); Olympic “Tài năng tiếng Anh” có 60 học sinh lớp 5
từ 8 huyện, thành phố trong toàn tỉnh tham gia, nhiều em đã thể hiện tài năng thực ở sự
mạch lạc trong trình bày chủ đề thuyết trình, khả năng phát âm chuẩn xác, sự mạnh dạn,
tự tin, khả năng ứng biến linh hoạt trong sử dụng tiếng Anh...
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
- Điều kiện áp dụng
Điều kiện áp dụng giải pháp mới dựa trên những điều kiện triển khai Đề án dạy và
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện có; trình độ, năng lực, sự sáng tạo
của lãnh đạo, chuyên viên, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của thủ trưởng cơ sở giáo dục; kế
hoạch thực hiện được xây dựng và thực hiện một cách sáng tạo, linh hoạt phù hợp với
9
điều kiện đội ngũ, cơ sở vật chất có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và xã hội
trong điều kiện có sự quan tâm đúng mức về chế độ, về điều kiện thực hiện.
- Khả năng áp dụng
Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, chúng tôi nhận
thấy rằng đề tài mà chúng tôi nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng dạy học môn Tếng Anh tiểu học của tỉnh (năm học 2017-2018, 2018-2019 Ninh Bình
được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá là một trong những tỉnh nằm trong tốp đầu của cả
nước về kết quả triển khai dạy học Tiếng Anh Tiểu học theo chương trình 10 năm).
Chúng tôi thiết nghĩ, những giải pháp trên đã áp dụng có hiệu quả cao trên địa bàn
tỉnh. Như vậy có thể áp dụng được ở các tỉnh trong khu vực cũng như trên cả nước trong
bối cảnh điều kiện triển khai Đề án như hiện nay.
Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để đề tài
nghiên cứu của chúng tôi được hoàn thiện hơn, giúp chúng tôi có thêm bài học kinh
nghiệm chỉ đạo, tổ chức nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh cấp tiểu học, góp phần
triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống quốc dân giai đoạn 2017-2025./.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Ninh Bình, ngày 30 tháng 5 năm 2019
Người nộp đơn
Phạm Thị Tuất
Trịnh Duy Nghia
Trần Thị Giang
Phạm Văn Tỉnh
Lương Thị Huyền Anh
XÁC NHẬN
CỦA LÃNH ĐẠO SỞ GDĐT
10
Phụ lục 01
BẢNG HỎI KHẢO SÁT
Dear Colleagues,
Bảng hỏi này được thiết kế với mục đích khảo sát để tìm hiểu những khó khăn trong
dạy học tiếng Anh trong các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh. Câu trả lời của các bạn
được đánh giá cao và là đóng góp tích cực thúc đẩy việc dạy học tiếng Anh. Câu trả lời
của các bạn chỉ với mục đích duy nhất như trên và được hoàn toàn giữ bí mật. Thật sự
cảm ơn sự hỗ trợ và phối hợp từ các bạn.
1. Bạn đã dạy tiếng Anh trong trường tiểu học được bao lâu?
a) dưới 5 năm
b) từ 5 đến 10 năm
c) trên 10 năm
2. Trường tiểu học nơi bạn dạy ở nông thôn hay thành thị?
a) rural areas
b) urban areas
3. Bạn có được đào tạo về phương pháp giảng dạy tiếng Anh tiểu học khi học ở đại học
sư phạm không?
a) Có
b) Không
4. Bạn đã được bồi dưỡng về phương pháp dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học mấy lần rồi?
a) 1-2 lần
b) 3-4 lần
c) 5-10 lần
5. Bạn hãy miêu tả ngắn gọn nội dung các lớp bồi dưỡng bạn đã tham dự
6. Các lớp bồi dưỡng đó có hữu ích với bạn không?
a) Rất không hữu ích
b) Rất ít hữu ích
c) Rất hữu ích
7. Bạn gặp những khó khăn gì trong giảng dạy tiếng Anh ở tiểu học?
7.1. Khó khăn về người học
......................................................................................................................................................................
7.2. Khó khăn về chương trình, sách giáo khoa.
......................................................................................................................................................................
7.3. Khó khăn về điều kiện dạy và học.
......................................................................................................................................................................
7.4. Khó khăn về chính bản thân bạn.
......................................................................................................................................................................
7.5 Những khó khăn khác
11
......................................................................................................................................................................
8. Bạn có những thuận lợi gì trong giảng dạy
8.1. Về người học
......................................................................................................................................................................
8.2. Về chương trình, sách giáo khoa
......................................................................................................................................................................
8.3. Về điều kiện dạy học
......................................................................................................................................................................
8.4. Thuận lợi về chính bản thân
......................................................................................................................................................................
9. Bạn đã giải quyết những khó khăn trong giảng dạy như thế nào? Hiệu quả như thế
nào?
......................................................................................................................................................................
10. Bạn có kiến nghị gì để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh tiểu học ở trường
bạn?
......................................................................................................................................................................
The end
Thank you very much!
Hình ảnh giao diện kết nối trực tuyến
của giáo viên tiếng Anh tiểu học tỉnh Ninh Bình
12
Hình ảnh giao diện kết nối trực tuyến
của giáo viên tiếng Anh tiểu học tỉnh Ninh Bình
Nhóm face book giúp các thầy cô giáo
tiếng Anh Tiểu học dễ dàng chia sẻ kĩ thuật dạy học tích cực
13
Giáo viên tiếng Anh tiểu học Ninh Bình
tham gia diễn đàn giáo viên tiếng Anh toàn quốc
14
Phụ lục 02
Một số hình ảnh minh họa việc đổi mới bồi dưỡng nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
Giáo viên làm việc theo nhóm
thiết kế hoạt động dạy học phát huy tính tự chủ học sinh
Giảng viên, giáo viên say sưa với kĩ thuật sử dụng khăn giấy
giúp HS thực hành, ghi nhớ từ vựng
15
Băn khoăn của giáo viên tham gia tập huấn
đang được giảng viên David Kaye giải đáp
Chuyên viên tiếng Anh, giáo viên cốt cán cấp tỉnh được trải nghiệm
cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa tạo hứng thú cho học sinh thực hành
nghe nói TA do thầy giáo Gavin Ampleford thực hiện
16
Chuyên gia giáo dục Stephen Faulner hướng dẫn
dạy học tiếng Anh tiểu học bằng phương pháp tiếp cận đa giác quan
Giáo viên thực hành kĩ thuật dạy học tiếng Anh tiểu học
bằng phương pháp tiếp cận đa giác quan
17
Giảng viên thực hiện tiết dạy demo “Chuẩn bị nền tảng vững chắc
cho trẻ học kĩ năng Nghe, Nói”
Giờ dạy thực tế chia sẻ kĩ thuật dạy học tích cực
18
Giáo viên thảo luận tại lớp Bồi dưỡng Kĩ thuật dạy học tích cực
19
Phụ lục 03
Một số hình ảnh minh họa việc xây dựng môi trường dạy và học tiếng Anh
Tổng kết và giao lưu của Tổ Tiếng Anh tại Nho Quan
HS giao lưu Rung chuông vàng tại Hội nghị Tổng kết sinh hoạt chuyên môn liên trường
20
HS Trường TH Khánh Nhạc A trong Ngày hội tiếng Anh
Chúng em học qua trò chơi
21
Hoạt động giao lưu tại Hội thi Tài năng tiếng Anh
Học sinh tham gia “Tài năng tiếng Anh” cấp tỉnh
giao lưu với giám khảo người nước ngoài
Học sinh vui vẻ, hào hứng hát múa trên nền nhạc tiếng Anh trong hoạt động giữa giờ
22
HS huyện Kim Sơn
tham gia giao lưu Tài năng tiếng Anh
HS huyện Nho Quan tham gia
Trạng nguyên tiếng Anh cấp toàn quốc
Giáo viên, học sinh huyện Hoa Lư trình diễn thời trang các nước Đông Nám Á
tại chuyên đề sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh cấp Tỉnh
23
Phụ lục 04
HS Trường TH Đông Thành mạnh dạn, chủ động giao lưu
với đoàn khách đất nước Bờ Biển Ngà đến thăm trường
Học sinh Ninh Bình với cuộc thi Trạng nguyên tiếng Anh cấp toàn quốc
24