Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sáng kiến một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học ở trường thpt hàm nghi từ năm 2009 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.7 KB, 19 trang )

Sở giáo dục Đào hà tĩnh
trờng THPT hàm Nghi

Một số kinh nghiệm NNG CAO CHT LNG DY HC
trờng thpt HM NGHI từ năm 2009 - 2014

Tác giả: Đoàn MInh Điền
Đơn vị: Trờng THPT hàm Nghi

Hơng Khê, tháng 3 năm 2015

Sở giáo dục Đào hà tĩnh
1


Mét sè kinh nghiÖm NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở
trêng thpt ...... H .......tõ n¨m 2009 - 2014

MỤC LỤC
Trang

Mục lục

3
2


Lý do chọn đề tài

4


Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học

8

Những kết quả đạt được

13

Một số kiến nghị

17

Kết luận

17

Tài liệu tham khảo

19

Phụ lục

..

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
ANTT:

An ninh trật tự

Ban ĐDCMHS: Ban Đại diện cha mẹ học sinh

BGH:

Ban giám hiệu

BTV:

Ban Thường vụ

CMHS:

Cha mẹ học sinh

CSVC:

Cơ sở vật chất

CNTT:

Công nghệ thông tin

GDCD:

Giáo dục công dân

HSG:

Học sinh giỏi

HS:


Học sinh

TN:

Tốt nghiệp

THPT:

Trung học phổ thông

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
THPT HÀM NGHI TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2014

3


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục và đào tạo được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm
ngay từ khi vừa giành được chính quyền năm 1945. Để phát triển giáo dục không
phải là việc của một hoặc hai người và cũng không phải là việc một sơm một chiều
mà là việc của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, là một việc làm lâu
dài. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định: Giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Gần đây, Nghị quyết lần thứ Tám của BCH trung ương khóa
XI lại khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của
toàn Đảng, toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi
trước trong các chương trình, kế hoạch triển kinh tế - xã hội.
Việc nâng cao chất lượng dạy học là mối quan tâm hàng đầu của Đảng,

Chính phủ, của ngành giáo dục, của các nhà trường, của toàn xã hội, nhất là của
các cha mẹ học sinh. Nhưng việc nâng cao chất lượng dạy học không phải là của
một hoặc hai người, không phải là một sáng một chiều, nó đòi hỏi sự quan tâm của
cả hệ thống chính trị, của toàn dân và là một quá trình lâu dài. Đối với một trường
học, việc nâng cao chất lượng dạy học là một bài toán khó đối với lãnh đạo. Đánh
giá về một trường học không thể không đề cập đến chất lượng dạy học.
Trường THPT Hàm Nghi đóng trên xã Phúc Đồng - huyện Hương Khê, là
một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Hơn nữa, Hương Khê cũng là một huyện
miền núi nghèo của tỉnh. Năm 2010, sau trận lũ lịch sử, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 44%.
Học sinh của trường THPT Hàm Nghi thuộc 7 xã vùng hạ huyện Hương Khê, trong
đó có 5 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, chiếm tỷ lệ hộ nghèo rất lớn trong toàn
huyện. Vì vậy, việc đầu tư cho con em học tập của CMHS ít có điều kiện. Từ năm
2009 trở về trước, CSVC của trường vừa thiếu lại vừa yếu, không đồng bộ; cán bộ
giáo viên thiếu về số lượng và bất hợp lý về cơ cấu. Chất lượng đại trà, mũi nhọn
của trường hàng năm đều thấp. Sau 36 năm thành lập, nhà trường vẫn chưa tạo
được sự bứt phá để vươn lên, vị thế của trường đang nằm ở tốp cuối của các trường
THPT trong toàn tỉnh. Chất lượng đạo đức của học sinh xuống cấp. Một bộ phận
không nhỏ học sinh nhà trường vi phạm đạo đức học sinh, vi phạm pháp luật. Năm
2007, tại xã Hương Bình, có một thôn có 7 em thi tốt nghiệp THPT thì có tới 6 em
hỏng thi. Tỷ lệ học sinh thi đậu tốt nghiệp hàng năm đều thấp so với mặt bằng
chung của tỉnh.
Sau đây là số liệu kết quả thi tốt nghiệp từ năm 2005 đến 2008.

Năm
2005

Số HS dự thi

Số HS đậu


Số HS hỏng TN

Tỷ lệ

624

507

117

81%

4


2006

640

588

52

92%

2007

577

349


288

60%

2008

723

646

77

89%

Nguồn: Văn thư trường THPT Hàm Nghi.
Năm 2006, có tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp lớp 12 cao nhất trong 4 năm trên
là 92 %. Nhưng so với các trường công lập trong tỉnh thì vẫn đứng vào tốp cuối.
Số học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng chỉ đếm được đầu ngón
tay. Số học sinh đậu trong các kỳ thi HSG tỉnh đều thấp. Xếp thứ hạng cả ba kỳ thi:
Tốt nghiệp, Đại học, HSG đều đứng tốp cuối các trường trong tỉnh.
Về đạo đức học sinh, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm loại yếu hàng năm chiếm
2,5 đến 3%. Các vụ bạo lực, trộm cắp đều có diễn ra giữa học sinh với học sinh
trong trường; giữa học sinh trường Hàm Nghi với học sinh trường khác; giữa học
sinh với công dân các địa phương xung quanh trường. Điển hình nhất là vụ thanh
niên xã Phương Điền đã tổ chức đánh 28 học sinh của nhà trường (người Phương
Mỹ) vào năm 2008 khi các em trên đường đi học về. Vụ việc đã dẫn đến hậu quả là
cha mẹ của các học sinh bị đánh vận động con, em không đến trường để phản đối
hành động trên của các thanh niên xã Phương Điền. Năm 2009, đã xảy ra một vụ
đánh nhau của học sinh lớp 12B5 trong giờ GDCD. Do trêu chọc nhau, một em đã

dùng dao nhọn đâm bạn. Rất may là không gây thương tích lớn.
Hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, bi da, trộm cắp, đánh nhau diễn ra
thường xuyên và dẫn đến hậu quả một số em phải bỏ học do nợ các quán hàng, do
có học lực yếu.
Thực trạng trên đây có những nguyên nhân cơ bản sau:
1. Từ phía học sinh:
- Một bộ phận không nhỏ học sinh thiếu ý thức học tập, thiếu ý chí vươn lên.
phai nhạt lý tưởng. Những nhược điểm này đã dẫn đến ảnh hưởng xấu những em
khác.
- Chất lượng đầu vào thấp. Trong mấy năm gần đây, điểm chuẩn vào lớp 10
ở trường THPT Hàm Nghi chỉ nằm mức bình quân 13 điểm (bao gồm cả điểm ưu
tiên). Nếu chỉ tính điểm thi, chí trung bình, mỗi môn chỉ đạt 2,5. Vì vậy, khả năng
tiếp thu kiến thức ở cấp THPT khó khăn ở một bộ phận học sinh khoảng
30%/1khối.
2. Từ phía cán bộ, giáo viên:
- Đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường vừa thiếu, vừa yếu. Hằng năm, do
nhu cầu thuyên chuyển của giáo viên ngoại huyện, cho nên luôn luôn có sự biến
động. Có môn thừa, có môn thiếu. Nhiều giáo viên thiếu tâm huyết với nghề dẫn
đến giảng dạy kém hiệu quả. Những giáo viên có tuổi, kiến thức không đáp ứng
trước nhu cầu đổi mới. Số nữ giáo viên trẻ (chiến 35% cán bộ, giáo viên) đang
trong độ tuổi sinh đẻ, nên hạn chế về sức khỏe, thời gian. Một số giáo viên kể cán
bộ chủ trì ở các bộ phận, tổ chuyên môn thiếu tính gương mẫu trong công việc.
5


Tình trạng gửi giờ tùy tiện, vào muộn, ra sớm diễn ra thường xuyên. Năm 2009,
giáo viên dạy Hóa phải đứng lớp 24 tiết/ 1 tuần; giáo viên Anh phải đứng lớp 20
tiết/1 tuần. Cán bộ thiết bị không đạt chuẩn về chất lượng, thiếu 50% biên chế được
giao. Cán bộ y tế chưa có. Trong lúc đó, giáo viên Địa lý, GDCD thừa. Bất cập
trong cơ cấu và chất lượng yếu kém của đội ngũ cán bộ, giáo viên là một nguyên

nhân cốt lõi dẫn đến chất lượng dạy học thấp.
- Phương pháp dạy học chậm đổi mới. Nhiều giáo viên chưa chú ý đến
phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn; Phương pháp dạy chủ yếu là thầy đọc,
trò chép. Thiếu phòng thực hành nên các tiết thực hành, thí nghiệm không thực
hiện được; việc sử dụng thiết bị dạy học không nhuần nhuyễn còn lúng túng.
- Việc kiểm tra, đánh giá chưa nghiêm túc. Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá
học sinh chưa được chú trọng, do đó dẫn đến hiện tượng cào bằng; lời phê của giáo
viên còn hời hợt, qua loa, cẩu thả cho nên không có tác dụng khích lệ, động viên
học sinh trong học tập.thiếu tính giáo dục.
- Hoạt động ngoại khóa, những hoạt động ngoài giờ còn yếu kém. Tuyệt đại
bộ phận giáo viên chưa chú ý các hoạt động ngoại khóa của học sinh vì ngại quản
lý học, sợ xẩy ra các tai nạn dẫn đến mang họa vào thân. Vì vậy, các hoạt động
ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp không được chú ý.
- Công tác chủ nhiệm lớp còn có nhiều yếu kém. GVCN chưa thực sự quan
tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học
khá, giỏi; chưa động viên kịp thời đối với những em có tiến bộ; chưa tạo được
không khí học tập, thân thiện; chưa phối, kết hợp tốt với giáo viên bộ môn và
CMHS và các tổ chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh. Thậm chí
không quan tâm đến hoàn cảnh học sinh.
- Trình độ công nghệ thông tin yếu kém. Số giáo viên sử dụng công nghệ
thông tin vào việc giảng dạy chỉ đếm được đầu ngón tay, đó là chưa kể khai thác
mạng Internet để phục vụ tham khảo tài liệu.
- Đời sống của cán bộ giáo viên còn thấp. Những năm trước đây, khi chưa
có chế độ thu hút, ưu đãi, đời sống của cán bộ, giáo viên dựa vào đồng lương, vì
vậy thiếu sự động viên các thầy, cô trong việc thi đua dạy tốt, học tốt. Một số giáo
viên tranh thủ làm thêm bằng các việc khác, cho nên đã ảnh hưởng đến việc lên
lớp.
Nhìn chung, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển của Giáo dục.
3. Từ phía cha, mẹ học sinh và xã hội

Hương Khê là một huyện nghèo. Năm 2010, sau trận lũ lịch sử, tỷ lệ hộ
nghèo chiếm 44%. Học sinh của trường THPT Hàm Nghi thuộc 7 xã vùng hạ
huyện Hương Khê, trong đó có 5 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, chiếm tỷ lệ hộ
nghèo rất lớn trong toàn huyện. Vì vậy, việc đầu tư cho con, em học tập của CMHS
rất hạn chế. Nhận thức về vai trò của cha mẹ đối với việc học của con chưa được
đúng mức, thậm chí còn có tư tưởng khoán trắng việc học tập của con, em họ cho
nhà trường, trông chờ vào bao cấp của nhà nước.
6


- Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet với các
dịch vụ vui chơi, giải trí, các mặt trái của cơ chế thị trường đã làm cho không ít học
sinh hư hỏng. Trong 10 năm trở lại đây, trường THPT Hàm Nghi có trên 10 em bỏ
học vì chứng nghiệm Game, Bi da. Trong đó, có nhiều em đã tiêu của gia đình một
khoản tiền không phải là ít.
4. Cơ sở vật chất yếu kém
Trường đã thành lập được từ năm 1972, đến năm 2008 đã có 36 năm, nhưng
đã có 3 lần chuyển dời địa điểm. Tại địa điểm trường đóng hiện nay chỉ mới
chuyển đến được 8 năm. Phòng học thiếu, những hạng mục đã có thì xuống cấp
nghiêm trọng, không còn đáp ứng yêu cầu day học. Phòng thí nghiệm chỉ đáp ứng
được 5% nhu cầu giảng dạy học tập; các thiết bị như tranh, ảnh....vừa thiếu, vừa cũ
cũng chỉ đáp ứng được khoảng 15 % nhu cầu giảng dạy. Thư viện không có; phòng
máy tính để thực hành Tin học có nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu.
Dụng cụ phục vụ dạy ngoại ngữ vừa thiếu, vừa lạc hậu; sân chơi, bãi tập chưa đảm
bảo cho việc giáo dục thể chất, các công trình vệ sinh xuống cấp nghiêm trọng.
Điều kiện làm việc của cán bộ, tổ trưởng chuyên môn không đảm bảo. Hệ thống
thông tin liên lạc không đáp ứng nhu cầu; bồn hoa, cây cảnh, cảnh quan nhà trường
chưa được xây dựng, chỉnh trang; mặt bằng thiếu tính qui hoạch tổng thể, còn
mang tính chắp vá...
Nhìn chung, cơ sở vật chất thiếu quá nhiều, không đáp ứng được yêu cầu dạy

học.
5. Từ phía cán bộ quản lý
Công tác quản lý còn lỏng lẻo, chủ yếu là làm theo kinh nghiệm. Nhiều tổ
trưởng vừa yếu về chuyên môn, vừa yếu về năng lực quản lý, lại thiếu gương mẫu
trong công việc dẫn đến tình trạng giáo viên vi phạm Qui chế chuyên môn, đạo đức
nhà giáo. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thiếu sâu sát, thiếu quyết liệt, thiếu tầm vĩ mô
lẫn vi môn. Lãnh đạo chưa đưa ra được các biện pháp mang tính đột phá để phát
triển.
Với năm nguyên nhân trên đã dẫn đến việc chất lượng dạy, học yếu kém.
Các thành quả hoạt động của nhà trường luôn đứng tốp sau của các trường trong
tỉnh.
Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học là một trăn trở của Ban lãnh
đạo của nhà trường. Với tư cách là một cán bộ quản lý chủ trì, chúng tôi khẳng
định rằng: Những nguyên nhân trên đây có thể khắc phục được và chúng tôi đã đưa
ra các giải pháp thực hiện tại trường THPT Hàm Nghi trong suốt thời gian 6 năm
qua (từ năm 2009 - 2014).

II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên
Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóa VIII và Luật Giáo dụcphaps6 Sử đổi)
đều khẳng định: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Bởi vậy, việc
7


nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên là việc làm đầu tiên và được coi là
khâu then cddooil, đột phá của kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học.
Trước hết là nâng cao chất lượng cho cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý phải
gương mẫu trong mọi hoạt động, phải chịu trách nhiệm trước Cấp ủy, BGH về các
hoạt động của mình phụ trách. Cán bộ quản lý đó là các tổ trưởng chuyên môn, là
Bí thư Đoàn trường, là Chủ tịch Công đoàn... nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc

họp mổ xẻ nguyên nhân chất lượng yếu kém, nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của
người đứng đầu. Đặc biệt, khi có Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI kiểm điểm vai
trò, trách nhiệm của người đứng đầu, nhà trường đã tập trung làm rõ vai trò, trách
nhiệm của người đững đầu trong các đơn vị nhỏ của nhà trường, đó là Bí thư chi
bộ, hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng hành chính, Chủ tịch Công đoàn,
Bí thư Đoàn, GVCN lớp...Nhà trường đã mạnh dạn bổ nhiệm mới 8 tổ trưởng có
năng lực thay thế cho những tổ trưởng yếu về năng lực và trách nhiệm; mời chuyên
viên Sở bồi dưỡng công tác quản lý cho các tổ trưởng, nhóm trưởng; bồi dưỡng,
nâng cao trình độ chuyêngrcho tổ, nhóm trưởng, cho giáo viên; cử tổ trưởng, giáo
viên có kinh nghiệm tham gia các lớp bồi dưỡng, chuyên đề.
Đối với giáo viên, nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên cốt cán học để
nâng cao trình độ chuyên môn. Trong 6 năm, nhà trường đã cử 7 giáo viên học thạc
sỹ; 2 đồng chí trong BGH hoàn thành chương trình Trung cấp lý luận chính trị, 1
cán bộ hoàn thành chương trình Cao cấp lý luận chính trị; 2 đồng chí trong Ban
giám hiệu đi học lớp Quản lý giáo dục. Hiện nay, 1 đồng chí trong Ban giám hiệu
đang là nghiên cứu sinh và 3 tổ trưởng chuyên môn đang tham gia lớp Trung cấp lý
luận chính trị, một đồng chí trong Ban giám hiệu đang học thạc sĩ, hai giao viên
đang học thạc sỹ. Phấn đấu đến 2017, nhà trường sẽ có 14 thạc sỹ, chiếm 15 % cán
bộ, giáo viên có trình độ Sau đại học, 5 cán bộ quản lý có trình độ Trung cấp lý
luận chính trị trở lên. Đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn cũng là một biện pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Trong sinh hoạt chuyên môn chú trọng vào trao
đổi kinh nghiệm dạy các bài ôn tập, kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo
học sinh yếu - kém, báo cáo chuyên đề. Mỗi giáo viên phải giải ít nhất một đề thi
đại học trong năm. Nhà trường lấy kết quả giải đề thi đại học làm một tiêu chí để
đánh giá trình độ chuyên môn.
- Quan tâm lợi ích vật chất cho giáo viên: Nhà trường tập trung chi trả các
chế độ cho cán bộ, giáo viên đúng, đủ, kịp thời. Ngoài ra, đề ra chế độ thưởng cho
giáo viên có thành tích xuất sắc. Năm 2008, nhà trường được hưởng chế độ thuộc
khu vực xã đặc biệt khó khăn. Theo đó, phụ cấp thu hút và ưu đãi của cán bộ, giáo
viên được tăng lên. Đây là một nguồn động viên rất lớn đối với cán bộ, giáo vien

của nhà trường.
- Tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy để cống hiến tài năng của họ.
- Tham mưu với Sở Giáo dục Đào tạo có biên chế đủ số lượng, đều về cơ
cấu. Hiện nay, giao viến và cán bộ thiết bị, y tế đã đầy đủ.
- Tổ chức tập huấn sử dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên, nhất là các
giáo viên nữ và các giáo viên có độ tuổi từ 40 trở lên. Hiện nay, số giáo viên, nhân
viên sử dụng CNTT trong dạy học và trong công tác chiếm 80%.
8


Nhìn chung, chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên đã được nâng lên đáng kể
cả chất và lượng đáp ứng cơ bản yêu cầu đổi mới của ngành.
2. Đẩy mạnh công tác phát triển cơ sở vật chất
Trong 5 năm qua, nhà trường đã tham mưu cho UBND tỉnh, Sở Giáo dục
Đào Tạo và các ban, ngành, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và đẩy mạnh công
tác xã hội hóa để huy động nguồn lực xây dựng thêm 8 phòng thí nghiệm, thực
hành (Lý, Hóa, Sinh, Tin) và thư viện, phòng nghe nhìn; đóng mới 300 bộ bàn ghế,
xây mới 1 nhà công vụ, lát mới 3000m 2 gạch Blooc, làm mới 4000m2 sân chơi, bãi
tập, xây mới cổng trường. Tổng kinh phí ước tính trên 10 tỷ đồng, Hệ thống CSVC
trên đã góp phần to lớn vào việc đưa nhà trường từ chổ học 2 ca/ 1 ngày sang học
1 ca/ 1 ngày; giải quyết việc thiếu phòng học, tăng cường phòng thí nghiệm, thực
hành, hệ thống thông tin liên lạc được trang bị hiện đại. Hệ thống máy móc được
trang bị cho các phòng chức năng, các phòng công vụ, các phòng sinh hoạt chuyên
môn đầy đủ. CSVC của nhà trường đã từng bước được xây dựng theo hướng hiện
đại, bền vững.
3. Đối mới công tác quản lý
Dựa vào các quy định của ngành về quản lý chuyên môn, nhà trường đã đẩy
mạnh công tác quản lý của BGH, của các tổ trưởng chuyên môn. Đề ra các biện
pháp quản lý chính là cụ thể hơn các chủ trương của Đảng, của ngành. Để đưa
hoạt động chuyên môn đi vào qui cũ, nhà trường đề ra các qui chế, nội qui hoạt

động như: Qui chế chuyên môn, Qui chế thi đua - khen thưởng, Nội qui phòng
thực hành, Nội qui học sinh... để buộc mọi người phải thực hiện. Đầu tuần, vào
ngày thứ 2 BGH tổ chức ký giáo án cho giáo viên; giáo viên lên lịch báo giảng,
đăng ký mượn thiết bị trong tuần. Giáo viên không có giáo án nhà trường không
cho lên lớp; Giáo án phải được thống nhất cách soạn trong đó chú trọng phương
pháp hướng dẫn học sinh học bài; thực hiện việc kiểm tra hoạt động chuyên môn
thường xuyên trong đó chú trọng việc soạn, chấm, trả bài, lên lớp, việc thực hiện
quy chế cho điểm, đánh giá xếp loại học sinh, việc sử dụng thiết bị dạy học, sử
dụng các phòng thực hành, sử dụng tài liệu tham khảo. Tổ trưởng phải chịu trách
nhiệm trước BGH về việc các thành viên của tổ vi phạm Qui chế chuyên môn; giáo
viên dạy ở các phòng thiết bị thực hành phải chịu trách nhiệm nếu để học sinh vi
phạm Nội qui phòng thực hành; GVCN chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng nếu học
sinh lớp mình chủ nhiêm vi phạm nội qui học sinh; Bí thư Đoàn chịu trách nhiệm
trước hiệu trưởng nếu đoàn viên, thanh niên vi phạm nội qui của học sinh.
Đẩy mạnh việc dự giờ, thăm lớp để vừa kiểm soát việc dạy của giáo viên,
học của học sinh, đồng thời rút kinh nghiệm giảng dạy.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Qui chế chuyên môn.
Kiên quyết xử lý những cán bộ, giáo viên vi phạm kỷ luật hành chính, vi
phạm Qui chế chuyên môn, kiên quyết xử lý những học sinh vi phạm Nội qui học
sinh, vi phạm Qui chế thi cử...
4. Phân loại đối tượng học sinh để dạy sát đối trượng.
Trường THPT Hàm Nghi mỗi năm có hơn 1400 em. Là khu vực nông thôn,
mức đầu tư học của cha mẹ cho con em còn hạn chế, nên chất lượng đầu vào thấp.
9


Trong mấy năm trở lại đây, điểm chuẩn vào lớp 10 trung bình 14 điểm kể cả điểm
ưu tiên và khuyến khích. Vỉ vậy, chất lượng học sinh rất thấp. Hàng năm, nhà
trường dựa vào kết quả cuối năm để phân loại xếp theo mức độ năng lực. Riêng
học sinh khối 10 thì nhà trường dựa vào kết quả thi tuyển sinh. Sau khi phân loại,

nhà trường cử các giáo viên có tâm huyết, có kinh nghiệm tốt, có trình độ năng lực
tốt dạy cho các lớp 12, các lớp có năng lực học tập tốt để bồi dưỡng. Những giáo
viên có kinh nghiệm, có tâm huyết, có trách nhiệm dạy những lớp có năng lực học
tập yếu để phụ dạo cho các em. Mỗi năm, nhà trường phân loại được mỗi khối có 2
lớp có học lực tốt; 4 lớp có học lực yếu. Từ đó, các tổ xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. Đối với học simh giỏi, khá, nhà
trường bồi dưỡng 30 buổi/1 năm học. Đối với học simh yếu kém nhà trường phụ
đạo 25- 30 buổi/ 1 năm học.
5. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
Xã hội hóa giáo dục được nhà trường triển khai với các đối tượng sau: Cha
mẹ học sinh, các đoàn thể gồm Hội khuyến học, Đoàn thanh niên, chính quyền địa
phương có học sinh theo học, Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia công tác quản
lý, giáo dục học sinh.
Đầu năm học, nhà trường đã bố trí thời gian mời các tổ chức đoàn thể họp
giao ban, đề ra Qui chế phối hợp để nhằm quán lý học sinh mọi nơi, mọi lúc. Đặc
biệt, nhà trường đã phối hợp với chính quyền thôn 4 (thôn nhà trường đóng trên địa
bàn) cùng vận động các hộ dtruxung quanh khu vực nhà trường không bán thuốc
lá, rượu, bia và các đồ uống có cồn cho học sinh; không kinh doanh mạng interrnet,
bi za... bán kính 200m tính từ cổng trường; vận động nhân dân xóm 4 làm công tác
ANTT, tổ chức kiểm tra học sinh ở trọ ...Để khắc phục việc thiếu ngân sách trong
việc nâng xây dựng CSVC, nhà trường đã tổ chức vận động nhân dân, các doanh
nghiệp, các cựu học sinh đóng góp. Trong 6 năm qua, nhà trường đã huy động
được trên 3 tỷ đồng từ công tác xã hội hóa.
Đối với các hộ dân có học sinh ở trọ, nhà trường đã phối hợp chính quyền
thôn, xóm quán lý các em học sinh, nhất là hoạt động học vào ban đêm, quán lý
học sinh chấp hành an toàn giao thông vào giờ cao điểm.
Đối với cha mẹ học sinh , nhà trường đã phân công các đồng chí trong Ban
giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên có kinh nghiệm
giảng dạy, giáo dục học sinh đến nhà học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh, tư vấn cho
cha mẹ trong việc quản lý con em học tập và sinh hoạt.

Từ năm 2009 đến 2014, nhà trường đã tổ chức các chuyến đi tư vấn cho
CMHS và tìm hiểu hoàn cảnh học sinh tại nhà như sau:
Đơn vị tính: số lần.

Năm/xã

Phúc
Đồng


Linh

Hương
Bình

Hòa
Hải

Phương
Mỹ


Linh

Phương
Điền

2009

2


2

4

3

0

3

0

10


2010

1

3

1

2

2

2


1

2011

2

1

2

2

1

0

3

2012

3

0

1

0

0


1

1

2013

0

0

0

0

0

1

1

2014

1

`Những việc làm này đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của cha mẹ học sinh
và xã hội.
7. Phát động phong trào thi đua
Hàng năm nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn nhà trường đều phát động
phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong giáo viên, học sinh. Đầu xuân năm mới,
mừng Đảng, mừng xuân, nhà trường tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường; tháng 3

phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ
(8/3); tháng 10 phát động phong tráo thi dua dạy tốt, học tốt nhân ngày Phụ nữ Việt
Nam (20/10); tháng 11 phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt chào mừng
ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). Bằng biện pháp này, nhà trường đã động viên cán
bộ giáo viên, học sinh dạy tốt, học tốt, tìm được các nhân tố tích cực để bồi dưỡng.
Đặc biệt, năm 2012, nhà trường phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt chào
mừng 40 năm ngày thành lập trường (1972 - 2012). Qua lễ kỷ niệm này, nhà
trường ôn lại truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, vượt khó để vươn lên trong
học tập. Qua phong trào thi đua đã dấy lên một không khí thi đua dạy tốt, học tốt
trong giáo viên, học sinh.
8. Đẩy mạnh việc thi đua khen thưởng
Đầu năm học, nhà trường sửa đổi Quy chế thi đua khen thưởng của trường
trên cơ sở hướng dẫn thực hiện Luật thi đua - khen thưởng, hướng dẫn công tác thi
đua - khen thưởng của ngành cho phù hợp với hoàn cảnh của đơn vị. Hàng năm,
nhà trường đã chi hơn 200 triệu để khen thưởng cho cán bộ, giáo viên, học sinh có
thành tích xuất sắc. Ngoài ra, nhà trường tham mưu cho ngành khen thưởng những
người có thành tích nâng lương trước thời hạn. Đã có 6 giáo viên được phần
thưởng này. Công tác thi đua khen thưởng hàng năm có tác dụng động viên kịp thời
cán bộ giáo viên, học sinh nổ lực phấn đấu để vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
9. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm
Hàng năm nhà trường tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm
cho các cốt cán của nhà trường để học hỏi kinh nghiệm, 6 năm qua nhà trường đã
tổ chức 4 chuyến tham quan ngoại tỉnh, 1 chuyến đi Lào, Thái Lan cho cán bộ chủ
trì nhà trường nhằm học tập kinh nghiệm. Các chuyến tham quan học tập đã giúp
các tổ trưởng chuyên môn, trưởng các bộ phận học hỏi kinh nghiệm của bạn.
10, Thực hiện các phong trào các cuộc vận động do ngành tổ chức
11


Sáu năm qua, nhà trường làm tốt các cuộc vận động và các phong trào. Cuộc

vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Cuộc vận động
Hai không; cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học,
sáng tạo; Phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực và cuộc vận động dân
chủ, kỷ cương- tình thương, trách nhiệm. Để các cuộc vận động và các phong trào
hoạt động có hiệu quả, nhà trường lập Ban chỉ đạo và sau đó hàng năm kiện toàn
xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, tổ chức sơ, tổng kết và tìm ra các nhân tố
tích cực để khen thưởng.
11. Đẩy mạnh công chủ nhiệm lớp
Xác định công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhân tố thúc đẩy các
hoạt động, các phong trào giáo dục và quán lý học sinh có hiệu quả nên nhà trường
đã chú trọng công tác chủ nhiệm. Bố trí giáo viên có tâm huyết, có trách nhiệm làm
công tác chủ nhiệm khối 12, các lớp chọn, các lớp học sinh yếu kém cả về đạo đức,
học tập, tổ chức tập huấn công tác chủ nhiệm cho GVCN; tập huấn công tác bí thư,
công tác lớp trưởng cho bí thư và lớp trưởng.
Nhà trường đề ra các tiêu chí công tác quán lý học sinh vào mỗi năm học. Có
chế độ khen thưởng cho những giáo viên chủ nhiệm có thành tích xuất sắc trong
công tác giáo dục quán lý học sinh. Ngoài ra, nhà trường thành lập một tổ tư vấn để
tư vấn kỹ năng sống cho học sinh. Tổ tư vấn học đường đã hoạt động được 6 năm.
Nhờ đẩy mạnh công tác chủ nhiệm trong những năm gần đây, các tiêu cực
trong học sinh giảm hẳn; phong trào thi đua giữa các chi đoàn, các lớp diễn ra sôi
nổi.
12. Tiếp thu ý kiến của cha, mẹ học sinh
Có dân là có tất cả. Phải dựa vào dân để giải quyết các khó khăn. Dân ở đây
là cha, mẹ học sinh là chủ yếu. Vậy, làm thế nào để tiếp thu ý kiến của cha mẹ học
sinh. Để làm tốt điều này nhà trường đã thực hiện các biệp pháp sau:
+ Lấy ý kiến thông qua các cuộc họp CMHS. Hiệu trưởng họp chung toàn
thể CMHS với GVCN, Ban ĐDCMHS.
+ Phản ánh của CMHS qua GVCN.
+ Phản ánh của CMHS qua điện thoại nóng: Các số thoại di động của Hiệu
trưởng, hiệu phó, các GVCN, tổ trưởng tổ hành chính - phụ trách phòng tiếp dân.

+ Phản ánh của CMHS qua Phòng tiếp dân.
+ Phản ánh của CMHS qua Hộp thư góp ý.
+ Phản ánh của qua các cuộc họp của HĐND các xã.
+ Phản ánh của qua Ban ĐDCMHS. Riêng Ban ĐDCMHS, nhà trường đã
đề ra Qui chế phối hợp.
Với 7 kênh thông tin trên, nhà trường đã tiếp thu được nhiều ý kiến đóng
góp của CMHS, của học sinh, của các cựu giáo viên và cựu học sinh của trường rất
quý báu. Qua đó, sớm nắm bắt được các luồng dư luận xã hội về các chủ trương
của nhà trường, nắm bắt các thông tin về các vụ việc để xử lý kịp thời và dứt điểm,
tiếp thu các ý kiến về chiến lược phát triển của nhà trường.
12


13. Xây dựng môi trường thân thiện với nhân dân trên địa bàn trường
đóng
Để tranh thủ sự ủng hộ của Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Phúc
Đồng - nơi địa bàn trường đóng về việc nhân dân giúp đỡ vấn đề an ninh xung
quanh khu vực trường, xây dựng môi trường thân thiện, hàng năm, nhà trường tặng
quà cho các em có thành tích trong học tập qua Hội khyến học xã; giúp thôn làm
giao thông nông thôn; giúp trường Mầm non dọn vệ sinh sau mùa lũ; hỗ trợ các các
đoàn thể của xã khi họ có nhu cầu; tổ chức giao lưu thể thao giữa nhà trường với
công chức xã, giữa nhà trường với thanh niên của thôn, tạo điều kiện cho thanh
niên vào trong trường vui chơi thể thao...Với những biện pháp này, nhà trường đã
nhận được sự đồng tình ủng hộ của Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Phúc
Đồng trong các vấn đề sau đây.
+ Cấp thêm đất cho nhà trường.
+ Phối hợp giữa gìn trật tự an ninh trên địa bàn - một vấn đề mà nhà trường
nào cũng phải đối mặt nhưng nằm ngoài khả năng của trường.
+ Phòng gian.
14. Quan tâm đến các học sinh cá biệt

Trường nào cũng vậy đều có học sinh cá biệt. Đó là những em học
giỏi, có các năng khiếu vượt trội, bẩm sinh, có những em có hoàn cảnh
khó khăn, có những em học lực đạo đức yếu kém, thiếu ý thức vươn lên,
có những em có sức khỏe yếu vv... Hằng năm, nhà trường tổ chức rà soát
những học sinh cá biệt để có kế hoạch giúp đỡ. Học sinh cá biệt của
trường THPT Hàm Nghi chủ yếu là những học sinh có hoàn cành khó
khăn, học lực và đạo đức yếu, thiếu ý chí vươn lên, không có học sinh cá
biệt theo nghĩa có năng khiếu vượt trội.
Đối với những em có học lực yếu, nhà trường tập trung phụ đạo kiến thức,
động viên các em học tập, tạo sân chơi lành mạnh cho các em.
Đối với các em có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường tổ chức quyên góp
qua hoạt động của Hội chữ thập đỏ, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm vào
các dịp Lễ khai giảng, Tết nguyên đán và tổng kết năm học. Các hỗ trợ cho
các em đó là xe đạp, quần áo, sách vở, gạo, tiền mặt. Mỗi năm, nhà trường
vận động trên 50 triệu đồng để hỗ trợ cho những học sinh có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn.
III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Các giải pháp trên đây của nhà trường đề ra trong suốt 6 năm qua đã nhận
được sự đồng thuận và giúp đỡ của UBND tỉnh; Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Tĩnh;
Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hương Khê, Cấp ủy, chính quyền và nhân dân
các xã có học sinh theo học, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, các cựu giáo viên,
cựu học sinh, toàn thể cán bộ - giáo viên - học sinh của nhà trường; đã đưa lại kết
quả vô cùng to lớn chưa tùng thấy trong lịch sử 40 năm thành lập trường.
Chất lượng dạy học và giáo dục đạo đức được nâng cao rõ rệt.
+ Kết quả lên lớp thẳng: 97%.
13


+ Kết quả thi tốt nghiệp.


Trước năm 2009

Từ năm 2008 đến năm 2014

Số HS
đậu
TN

Số HS
hỏng
TN

Tỷ lệ

Năm

Số HS
dự thi
TN

Năm

Số HS
dự thi
TN

Số HS
đậu TN

Số HS

hỏng
TN

2005

624

507

117

81%

2009

523

433

100

81%

2006

640

588

52


92%

2010

597

581

16

97%

2007

577

349

288

60%

2011

498

498

0


100%

2008

723

646

77

89%

2012

492

489

3

99%

2013

484

484

0


100%

2014

454

454

0

100%

Tỷ lệ

Nguồn; Văn thư trường THPT Hàm Nghi
Qua bảng so sánh trên đây ta thấy, chất lượng đại trà từ năm 2010 trở đi đều
cao. Đặc biệt có 3 năm (2011, 2013, 2014) có 100% học sinh đậu tốt nghiệp, xếp
thứ nhất trong toàn tỉnh. Riêng năm 2009, tỷ lệ thấp hơn năm 2006. Năm học này
mặt bằng chung toàn tỉnh là 74 %.
+ Kết quả thi Đại học, Cao đẳng. Trung bình mỗi năm số học sinh đậu Đại
học, Cao đẳng đều từ có từ 100 em trở lên. Có nhiều em thi đạt 26 điểm, nhiều em
đậu cả trường Đại học Y, Đại học Dược, Đại học Anh Ninh Nhân dân...Cần phải
nói thêm, trong vài năm trở lại đây, việc học sinh đậu đại học là không khó, nhưng
đậu trường nào là mới quan trọng.
+ Kết quả chất lượng văn hóa: Số học sinh có học lực trung bình trở lên
hàng năm chiếm tỷ lệ 97%. Trong đó, số học sinh xếp loại học lực giỏi chiếm
3,4%.
+ Kết quả giáo dục đạo đức học sinh và an ninh trường học. Với sự nổ lực
của các cán bộ, giáo viên nhà trường, đặc biệt là của giáo viên chủ nhiệm, sự phối

hợp chặt chẽ của Cấp ủy, chính quyền các xã, sự phối hợp của CMHS, các tiêu cực
trong học sinh được giảm thiểu đáng kể. Các vụ trộm cắp, bạo lực ngày càng thưa
dần. Hiện tượng bỏ giờ, bỏ tiết gần như triệt để. Ý thức của học sinh về công tác
giữ gìn vệ sinh, bảo vệ tài sản công ngày càng được nâng cao, cảnh quan nhà
trường ngày càng được đẹp đẽ hơn, khang trang hơn.
+ Kết quả thi HSG tỉnh. Trước đây, kết quả HSG tỉnh rất thấp. Đặc biệt là
các môn tự nhiên, số học sinh đậu HSG tỉnh hầu như không có, nhưng sau 6 năm
đẩy mạnh chất lượng, số học sinh đậu HSG tỉnh tăng lên, chất lượng giải ngày càng
cao. Có 2 em đậu giải nhất HSG cấp tỉnh, đó là em Nguyễn Xuân Đăng - môn Vật
Lý và em Nguyền Thị Phương - môn GDCD; một số môn có giải đồng đội đứng
14


thứ nhất, thứ nhì trong toàn tỉnh (như môn Lịch sử). Năm 2014, đội tuyển HSG
khối 10 và khối 11 đạt tỷ lệ 51, 22%.
- Về kết quả huy động tài chính:
+ Về huy động tiền mặt. Trong 6 năm (2009-2014), nhà trường đã huy động
gần 3 tỷ đồng. Đối với một miền quê nghèo như ở Hương Khê với số tiến như trên
không phải là nhỏ.
+ Về huy động hiện vật: Nhà trường đã nhận được 11 000 cuốn sách giáo
khoa của Nhà xuất bản Giáo dục; 100 chiếc xe đạp của doanh nghiệp Nguyễn Bá
Toàn; 7 xã có học sinh theo học mỗi xã tặng trường 1 cây Lộc Vừng, nhiều CMHS
đã tặng nhà trường cây xanh có giá trị mỗi cây trên 2 triệu đồng, tăng thêm màu
xanh và nét đẹp sân trường.
+ Về đất đai: Nhà trường được xã Phúc Đồng tạo điều kiện cấp thêm 14100
m , nâng diện tích sử dụng đất của nhà trường lên tới 39 100m 2 có đầy đủ Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
2

Với những kết quả như trình bày ở trên, nhà trường đã liên tục nhận được

các danh hiệu, hình thức khen như sau: Nếu như trước năm 2009, nhà trường chỉ
được Huyện ủy xếp loại về công tác Đảng: Chi bộ trong sạch vững mạnh, ngoài ra
chưa một lần được sở xếp loại Trường tiên tiến hoặc nhận Bằng khen của UBND
tỉnh, của Bộ Giáo dục. Nhưng từ năm 2009 đến năm 2014, sau 6 năm thực hiện các
giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học, nhà trường liên tục được nhận danh hiệu
và hình thức khen của Huyện ủy, Sở Giáo dục, Tỉnh Ủy, UBND tỉnh và Bộ Giáo
dục - Đào tạo.
SAU ĐÂY LÀ BẢNG SO SÁNH THÀNH TÍCH NHÀ TRƯỜNG ĐẠT ĐƯỢC TRƯỚC
VÀ SAU NĂM 2009

BẢNG SO SÁNH THÀNH TÍCH NHÀ TRƯỜNG ĐẠT ĐƯỢC TRƯỚC VÀ SAU NĂM 2009

15


Trước năm 2009
Năm

Từ năm 2009 đến năm 2014

Danh hiệu
Hình thức khen,
cấp khen

Danh hiệu
Năm

Hình thức khen, cấp khen
Danh hiệu:


Trường Tiên tiến

2009 Hình thức khen: Giấy khen - Huyên ủy
Cấp khen:

Huyện ủy

Chưa một lần được
Danh hiệu:
Trường Tiên tiến
xếp loại trường tiên
2010 Hình thức khen: Giấy khen - Huyên ủy
tiến.
Cấp khen:
Huyện ủy
Trước năm 2009,
Danh hiệu:
Trường Tiên tiến
trường chỉ được
2011 Hình thức khen: Giấy khen - Huyên ủy
Huyện Ủy tặng
Cấp khen:
Huyện ủy
Giấy khen về công
tác Đảng.
Danh hiệu:
Trường Tiên tiến
Danh hiệu: không

2012 Hình thức khen: Bằng khen

Cấp khen:

BTV Tỉnh ủy

Danh hiệu:

Trường Tiên tiến

Hình thức khen: Bằng khen (2 bằng khen)
2013

Cấp khen:
dục
UBND tỉnh:

BTV Tỉnh ủy và Bộ Giáo
Công nhận trường đạt chuẩn
quốc gia

2014 Danh hiệu: Trường Tiên tiến
+ 6 năm liên tục (Từ năm 2009 đến năm 2014), chi bộ được Huyện ủy xếp
loại Trong sạch, vững mạnh. Trong đó, có 2 năm được xếp loại Trong sạch vững
mạnh tiêu biểu;
+ 6 năm liên tục (Từ năm 2019 đến năm 2014), trường được Sở Giáo dục
xếp loại Trường tiên tiến.
+ Năm 2012, Chi bộ được Ban thường vụ Tỉnh ủy tặng Bằng khen.
+ Năm 2013, nhà trường được Bộ Giáo dục - Đào tạo tặng Bằng khen và
Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận trường THPT Hàm Nghi là trường
chuẩn quốc gia giai đoạn 1; Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng Bằng khen.
IV. MỘT SÔ KIẾN NGHỊ

16


- Đối với UBND tỉnh phải phân bổ ngân sách hàng năm để các nhà trường
đảm bảo mức độ tối thiểu nhu cầu duy tu, sửa chữa CSVC hàng năm; cấp ngân
sách để nhà trường xây dựng CSVC ở mức độ tối thiểu chiếm 60% cho các công
trình như khối phòng học, nhà thiết bị, thí nghiệm, khối văn phòng.
- Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo làm tốt công tác tổ chức cán bộ để đảm bảo
đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu giáo viên. Việc thực hiện thuyên chuyển giáo viên
hàng năm cần phải hoàn thành trước 30 tháng 8 hàng năm để các nhà trường ổn
định đội ngũ giáo viên để bố trí vị trí việc làm. Các lớp tập huấn về chuyên môn
nghiệp vụ cần tổ chức trong tháng 8, tháng 9 hàng năm để các trường ổn định tổ
chức dạy học.
Đối với Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, xã tạo điều kiện cáp đất cho các
trưởng đủ quỹ đất để hoạt động. Trong chừng mực nào đó, tạo điều kiện về đất ở
cho giáo viên để ổn định cuộc sống lâu dài, yên tâm với nghề nghiệp, chỉ đạo lực
lượng an ninh phối hợp với nhà trường làm tốt công tác đảm bảo trật tự an ninh,
ATGT...
Các xã có học sinh theo học ở trường THPT Hàm Nghi phải phối hợp chặt
chẽ với nhà trường để làm tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân các chủ trương,
đường lối về giáo dục của Đảng.
Đối với Ban Đại diện cha mẹ học sinh phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên
chủ nhiệm để có các biện pháp giáo dục học sinh, nhất là học sinh cá biệt; làm tốt
công tác tuyên truyền và thực hiện các chủ trương của Đảng, nhà nước về giáo dục;
tổ chức huy động nguồn lực để xây dựng CSVC đảm bảo tỷ lệ 40%.
Đối với các tổ chức trong nhà trường:
+ Công Đoàn vận động đoàn viên công đoàn thực hiện đầy đủ các qui chế
của ngành, của đơn vị, chăm lo đời sống cho đoàn viên công đoàn.
+ Đoàn thanh niên chỉ đạo các chi đoàn thực hiện các kế hoạch của Đopàn
cấp trên; phối hợp với GVCN làm tốt công tác giáo dục đoàn viên, thanh niên,

công tác vệ sinh trường lớp, các hoạt động thuộc về phong trào thanh niên trong
nhà trường.
V. KẾT LUẬN
Sau 6 năm thực hiện 14 giải pháp trên đây để nâng cao chất lượng dạy học ở
trường THPT Hàm Nghi đã phát huy sức mạnh to lớn, quyết định việc hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ chính trị của nhà trường,. Những giải pháp trên chính là cụ thể
hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ, của ngành giáo dục về giáo dục nói chung và
cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết số 05-NQ/TU về phát
triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp
theo của BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh và Nghị quyết số 29 - NQ/TƯ ngày 4 tháng 11 năm
2013 Hội nghị BCH Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo nói riêng vào hoàn cảnh cụ thể của trường THPT Hàm Nghi. 14 giải
pháp trên đây được áp dụng linh hoạt theo từng năm một. Mỗi một giải pháp có
một thế vai trò riêng của nó. Nhưng nhìn tổng thể thì giải pháp Nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên đóng vai trò then chốt, xuyên suốt trong quá trình
thực hiện.
17


Mong rằng, những kinh nghiệm của tôi đã tổ chức thực hiện ở trường THPT
Hàm Nghi trình bày trên đây sẽ có nhiều thiếu sót. Mong muốn đồng nghiệp, đồng
cấp góp ý để các kinh nghiệm của tôi được tốt hơn.

Tài liệu tham khảo
1. Chương trình hành độngcủa Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện
Nghị quyết số 29 -NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công
18



nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
2. Điều lệ trường Trường trung học cơ sở, Trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học (28/3/2011);
3. Điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh (22/11/2011);
4. Hướng dẫn Liên ngành về việc tổ chức huy động các khoản đóng góp tự
nguyện của cha mẹ học sinh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo số 1702/LNTCGD ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2012 của Sở Tài chính và Sở Giáo dục - Đào tạo;
5. Luật Giáo dục (2005);
6. Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật Giáo dục (2009);
7. Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP (ngày 18 tháng 4 năm 2005) về đẩy mạnh
xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
8. Nghị quyết số 05-NQ/TU về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo;
9. Văn kiện Hội nghị lần thứ Hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII.
10. Văn kiện Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI.

19



×