Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

THIẾT kế CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG môi TRƯỜNG LÀNG NGHỀ gốm sứ bát TRÀNG GIA lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 50 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA ĐÔ THỊ

------

BÀI THU HOẠCH
MÔN:

QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG

GVHD

:THS. TẠ HỒNG ÁNH

SVTH

: NHÓM 2 – LỚP 11M
1. BÙI VĂ HỮU
2. TRỊNH QUANG THẶNG
3. NGUYỄN HỮU THỌ
4. TRẦN MINH THẮNG
5. ĐỖ HƯNG THỊNH
6. PHẠM VĂN THIỆN (09M)
7. NGUYỄN XUÂN TIẾN (08M)


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI 12 – 2014


MÔN HỌC: QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI
TRƯỜNG
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG LÀNG NGHỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG-GIA LÂM- HÀ NỘI

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
SVTH: NHÓM 2- LỚP 11M
1. BÙI VĂ HỮU
2. TRỊNH QUANG THẶNG
3. NGUYỄN HỮU THỌ
4. TRẦN MINH THẮNG
5. ĐỖ HƯNG THỊNH
6. PHẠM VĂN THIỆN (09M)
7. NGUYỄN XUÂN TIẾN (08M)

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 1


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LÀNG NGHỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG


4

1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

4

1.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
LIÊN QUAN ĐẾN LÀNG NGHỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG
CHƯƠNG 2: QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ

6

GỐM SỨ BÁT TRÀNG

10

2.1. MỤC ĐÍCH QUAN TRẮC

10

2.2. ĐỐI TƯỢNG QUAN TRẮC

10

2.3. KẾ HOẠCH QUAN TRẮC
2.4. LẤY MẪU, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN MẪU
TIẾN TRÌNH QUAN TRẮC LÀNG NGHỀ
GỐM SỨ BÁT TRÀNG


10
CHƯƠNG III.
27

3.1. QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC

27

3.2.QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÍ

33

3.3. QUAN TRẮC CHẤT THẢI RẮN

41

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

44

4.1. KẾT LUẬN MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG

44

4.2. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN

44

4.3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH Ô NHIỄM


44

4.4. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

45

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 2


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG

LỜI MỞ ĐẦU
Làng nghề là hình thức tổ chức sản xuất và nét văn hóa đặc trưng ở nông thôn nước
ta. Trong các làng nghề có một hoặc một số nghề thủ công nghiệp tách hẳn ra khỏi nông
nghiệp và kinh doanh độc lập. Các làng nghề là cầu nối quan trọng giữa nông nghiệp và
công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thông và hiện đại và là nấc thang
quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa nông thôn ờ nước ta.Việt Nam hiện có 2017 làng
nghề, thu hút hàng chục vạn cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các loại hình khác nhau như
doanh nghiệp, tổ sản xuất, hộ gia đình, và tạo việc làm cho người dân địa phương.
Trong các làng nghề có từ 35 - 40% sô hộ trở lên chuyên làm nghê thủ công nghiệp
với giá trị sản lượng chiếm trên 50% tống gíá trị sản lượng của làng. Làng nghề sản xuất
gốm sứ có ở nhiều tỉnh, thành như Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Bình Dương. Sản xuất
gốm sứ là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng môi trường không khí, nước và đất, có ảnh
hưởng cà tích cực và tiêu cực đến hoạt động kinh tê - xã hội trong các làng nghề. Tuy nhiên ,
nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề rất cao và cần được quan tâm . Nguy cơ này
phát sinh chính từ hoạt động đặc thù của các làng nghề như quy mô nhỏ , manh mún , công
nghề thủ công lạc hậu,không đồng bộ và phát triển tự phát. Một phần là do sự thiếu hiểu biết

của chính những người dân làng nghề về sự tác động của hoạt động sản xuất đến sức khỏe
của bản thân và những người xung quanh . Một trong những nhóm làng nghề hoạt động sản
xuất có tác hại nhiều nhất là làng nghề tái chế phế liệu . Các yếu tố gây tác động trực tiếp
đến sức khỏe con người là hơi khí độc , nhiệt độ và chất thải rắn..
Xuất phát từ thực tế đó , chương trình Quan trắc chất lượng môi trường làng nghề
gốm sứ Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội được thực hiện nhằm phân tích hiện trạng môi
trường và quản lý môi trường tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng, rút ra những vấn đề cần quan
tâm, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm làng nghề.

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 3


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LÀNG NGHỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Làng gốm sứ Bát Tràng nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, cách trung
tâm thủ đô Hà Nội hơn 10km về phía đông – nam. Từ trung tâm thành phố Hà Nội, nếu theo
đường thủy có thể xuất phát từ cầu Chương Dương dọc theo sông Hồng đến bến Đình Bát
Tràng hoặc theo đường bộ, qua cầu Chương Dương hoặc cầu Long Biên dọc theo tuyến đê
Long Biên-Xuân Quan (đê Tả Hồng) tới Cống Xuân Quan (công trình Đại thủy nông Bắc
Hưng Hải) rồi rẽ tay phải đi khoảng 1 km sẽ tới Trung tâm làng cổ Bát Tràng. Hoặc từ quốc
lộ 5 rẽ vào Trâu Quỳ qua xã Đa Tốn lên đê rẽ tay trái tới 1 km tới cống Xuân Quan rồi rẽ tay
phải (cách trường Đại học Nông nghiệp I - Trâu Quỳ chỉ khoảng 7 km).

Với vị trí địa lý như trên Bát tràng có nhiều thuận lợi trong việc tổ chức sản xuất lưu
thông hàng hóa và tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật.


GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 4


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG
1.1.2. Khí hậu
Làng Gốm sứ Bát Tràng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm tiếp nhận
được lượng bức xạ mặt trời dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình hằng năm khoảng 120
kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24°C, độ ẩm trung bình 80 - 82 %, lượng mưa trung bình
1.660mm/năm.
Đặc điểm khí hậu rõ nét nhất là sự thay đổi khác biệt giữa hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5
đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh và
khô. Giữa hai mùa lại có 2 thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, nên xét ở góc độ
khác có thể nói có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng
giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng
lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông
bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia
bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo
dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Làng gốm Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Xã có hai thôn
đều là thôn truyền thống, thôn Giang Cao và thôn Bát Tràng. Toàn xã chỉ có 164,3ha đất,
trong đó 43ha đất thổ cư. 753 hộ gia đình làng Bát Tràng cư trú trên diện tích hẹp 18ha. Có
5,3 ha đất thổ cư thuộc diện làng cổ Bát Tràng.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt được sử dụng để cung cấp nước tưới cho cây trồng từ sông Hồng. Do ảnh

hưởng của nước thải sinh hoạt và nước thải làng nghề, nên nguồn nước mặt ngàng càng ô
nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Đây là một trong những
vấn đề hết sức bức xúc cần phải giải quyết để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong làng.
1.1.4. Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội.
GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 5


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG
a. Giao thông, cơ sở hạ tầng
Xã Bát Tràng có tổng doanh thu từ sản xuất hàng năm lớn nhưng vốn đầu tư cho cơ sở vật
chất còn rấ thạn chế.Trục giao thông đường bộ chính trong xã có tổng chiều dài 20km, xây
dựng thiếu đổng bộ, chắp vá, thiếu hệ thông thoát nước, vỉa hè và cây xanh. Mặt đường gồ
ghề, bụi và chất thải sản xuất, chất thải xây dựng, chất thải chăn nuôi... cũng như than và
các loại nguyên nhiên liệu khác rơi vãi nhiều. Vào những ngày mưa nhiều, mặt đường phủ
lớp bùn đen và lầy lội, vào những ngày nắng nóng bụi cuốn theo các phương tiện giao thông.
Nhìn chung sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng có nhiều tiềm năn g như: nguyên liệu đầu
vào sẵn có và phương tiện vận chuyển, lao động lành nghề, nhân công rẻ, sản xuất có kỹ
thuật lâu đời, cơ chế cho sản xuất mỏ và thoáng, thị trường rộng, hiện đang phát triển khá
mạnh dà và đ ang tạo ra nguồn kinh phí đáng kế cho th àn h phố, nhưng vẫn còn nhiều
khó khăn bất cập má nếu không nhanh chóng và tích cực khắc phục thì sẽ kìm hãm sự phát,
triển của làng nghề.
Những khó khăn đối với sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Công nghệ và kỹ năng sản xuất gốm sứ dù đã dược cái tiến, song manh mún và lạc hậu;
- Sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường cả trong và ngoài nước trong khi các nhà doanh
nghiệp gốm sứ lại chưa có sự thống nhất và hợp tác tốt;
- Mặt bằng sản x u ất ch ật hẹp, nơi ỏ và sản x u ất cùng chung một địa điểm, các công
trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội phục vụ sản xuất và nâng cao đòi sống tại làng nghề còn

thiếu, yếu kém, gây ô nhiễm môi trường khu vực trầm trọng.

b. Kinh tế xã hội
Xã Bát Trang có:
GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 6


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG
-

Diện tích 12,16 km²,
Dân số năm 2010 là 12087 người, mật độ dân số đạt gần 900 người/km²

1.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN
LÀNG NGHỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG

1.2.1. Hiện trạng làng nghề
Bát Tràng có diện tích tự nhiên 164,03 ha, trong đó 3/4 diện tích nằm ngoài đê,
hàng năm vào mùa nước lớn thường bị ngập lụt. Làng nghề Bát Tràng thường gọi là xã Bát
Tràng, gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao với 6980 nhân khẩu ở 1450 hộ, trong đó 5.118
nhân khẩu thuộc 1245 hộ tham gia vào ngành nghề gốm sứ.
Các cơ sở sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng gồm một doanh nghiệp nhà nước, 2 doanh
nghiệp q uân đội, 2 hợp tác xã, 3 tổ hợp tác, 19 công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân vối
1.307 lò nung hộp và 115 lò nung đốt bằng gas, đả sản xuất từ 85 - 100 triệu sản phẩm/năm,
trong đó có 50% gốm sứ mỹ nghệ, còn lại là gốm sứ xây dựng và các sản phẩm khác đem lại
tông doanh thu toàn xã năm 2003 khoảng150 tỷ đồng.
1.2.2. Hiện trạng môi trường làng nghề

Những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của Bát Tràng phát triển mạnh. Nhiều công
ty gốm sứ thành lập thu hút lượng lởn thợ thủ công và làm tăng nhu cầu mỏ rộng diện tích
xây dựng, ở đây, các khu nhà ở - xưởng sản xuất được xây dựng thiếu hệ thông th o át nước
đổng bộ, không có hệ thống thông thoáng và xử lý khí, rác thải ít được thu gom đã gây ô
nhiễm đôì với môi trường tự nhiên.
a. Hiện trạng môi trường khí
Các thông số gây ô nhiễm môi trường khí như bụi, khí độc, nhiệt độ, tiếng ồn sinh ra
chủ yếu từ các cơ sở sản xuất gốm sứ, một phần từ các phương tiện giao thông và sinh hoạt
của nhân dân. Dựa trên lượng nguyên liệu như gas, than , củi, rơm rạ được sử dụng để nung
GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 7


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG
sàn phẩm và các phản ứng cháy, ta tính toán được lượng phát thải khí độc vào môi trường
dao động trong khoảng 10-15 tấn /ngày đêm.
Mặt khác, các xưởng sản xuất này lại nằm ngay trong khu dân cư nên ô nhiễm cục bộ
gây ản hường nghiêm trọng đến sửc khỏe người dân.
Kết quả đo đạc không khí tại khu vực sản xuất cho thấy nồng độ các khí th ài SO 2,
CO, NOx, và bụi đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 4 lần. Tại điểm đo số 4 (nằm giữa
vườn bạch đàn và giáp sông Hồng), mặc dù thoáng nhưng nồng độ bụi lờ lửng và nồng độ
các chất khí SO2, CO và NO2, vẫn cao hơn TCVN từ 1,3 đến 1,5 lần.
Môi trường đất đã bị ảnh hưởng, các thông số như hàm lượng cacbon, nito, photpho,
độ chua hay các kim loại nặng đều vượt quá mức trung bình. Nếu không đảm bảo điều kiện
vệ sinh môi trường, về lâu về dài thì sẽ gây ô nhiễm nặng nề hơn, và làm giảm sản lượng
nông nghiệp nghiêm trọng.
Nghiền là công đoạn trong chuẩn bị nguyên vật liệu, nhưng các máy nghiền được sử
dụng ở Bát Tràng thường rất cũ và thô sơ. Ước tính khoảng 150 chiếc máy nghiền trong

toàn xã đã gây mức ồn không nhỏ. Giá trị trung bình cùa mức ồn tương đương tại các điểm
đo trong xường sản xuất có máy nghiền cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2,8 đến 5,5 dBA.
Bên cạnh sự ảnh hưởng từ bụi, khí độc hại và tiếng ồn thì điểu kiện vi khí hậu ở trong
đa số các nhà xưởng sản xuất đểu rất kém: nhiệt độ cao hơn bên ngoài l- 3 °C , thiếu ánh
sáng, thiếu hệ thông thông gió đã làm giảm năng suất lao động và chất lượng sàn phẩm.

b. Hiện trạng môi trường nước
Trong quá trình sàn xuất gốm sứ lượng nước thải ở các công đoạn: nghiền đất, làm
men, tạo hình sản phẩm, rửa bán sản phẩm... rất khó ước tính do chúng phụ thuộc vào các

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 8


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG
yếu tố thay đổi theo từng thòi điểm là quy mô và loại hình sản xuất, cùng với một lượng lớn
nước thải sinh hoạt của 1450 hộ dân không qua xử lý được đổ trực tièp vào hệ thông ao,
hồ, kênh, mương đã gây ra nhiều vấn để cho các hợp phẩn môi trưòng.
Chất thải lỏng gây đục nguồn nưổc, làm giám cường độ tổnng hợp dinh dưỡng của một số
loài thủy sinh, gây lắng cặn nền đáy dẫn đến mất dần diện tích sinh sống của nhiều động
thực vật nhiễm nước do các chất thải chứa chất hữu cơ, cặn gây nên mùi hôi thối khó chịu.
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, lượng nitơ và phôt pho tăng, gây hiện tượng phú
dưỡng và tạo một sô loại khí có hại cho sinh vật. Chất lượng nước mặt bị suy giám sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng nước ngầm, nước giếng khoan - khơi phục vụ cho sinh hoạt của nhân
dân.

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M


Page 9


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 2: QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ GỐM SỨ BÁT TRÀNG

2.1. MỤC ĐÍCH QUAN TRẮC
-

Phân tích hiện trạng môi trường và quản lý môi trường tại làng nghề gốm sứ Bát
Tràng .Xác định tác động ô nhiễm của làng nghề tới con người và môi trường sống xung
quanh

-

Rút ra những vấn đề cần quan tâm và những bất cập trong công tác quản lý môi trường
tại làng nghề .ìm hiểu nguyên nhân .

-

Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm làng nghề

2.2. ĐỐI TƯỢNG QUAN TRẮC
-

Chất lượng và thành phần môi trường nước (gồm nước thải , nước mặt và nước ngầm)

-


Chất lượng và thành phần môi trường đất

-

Chất lượng và thành phần môi trường khí

-

Thành phần chất thải rắn

-

Tình trạng hoạt động của hệ sinh thái

2.3. KẾ HOẠCH QUAN TRẮC
2.3.1. Xác định kiểu, loại quan trắc
a. Loại quan trắc lưu động , phục vụ quy mô nhỏ là 1 làng
b. Gồm cả 2 kiểu là quan trắc môi trường nền và quan trắc môi trường tác động

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 10


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG

2.3.2. Sơ đồ các vị trí quan trắc


2.3.3. Phương pháp quan trắc
a. phương pháp quan trắc
-

Dùng phương pháp chính là phương pháp khảo sát thực địa
Ứng với mỗi đối tượng quan trắc và ứng với mỗi thông số quan trắc thì có những phương
pháp cụ thể riêng :
Bảng 2.1.Phương pháp đo và thiết bị quan trắc môi trường nước

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 11


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG

Bảng 2.2.Phương pháp đo và thiết bị quan trắc môi trường khí

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 12


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG

2.4. LẤY MẪU, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN MẪU đã áp dụng QC
2.4.1. Mẫu nước
a.Nguyên tắc lấy mẫu

-

Mẫu lấy đáp ứng được các yêu cầu của chương trình lấy mẫu, xử lý mẫu và đủ để
phân tích.

-

Lựa chọn mẫu tại các vùng mà ở đó chúng khá đồng nhất về thời gian và không gian
(tránh những tình huống khi lấy mẫu có sự sai lệch về thời gian hoặc không gian
dẫn đến sự sai lệch khác kết quả). Lựa chọn mẫu đơn .Lấy khoảng 300 ml mẫu
cho mỗi thông số quan trắc .

b. Thiết bị, dụng cụ lấy mẫu nước
-

Đối với mẫu nước bề mặt , nhúng một bình miệng rộng (thí dụ xô, ca) xuống sâu

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 13


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG
0,5m dưới mặt nước. Lấy mẫu ở độ sâu hơn 0,5m (hoặc lấy mẫu khí hoà tan) , sử
dụng thiết bị lấy mẫu theo độ sâu như Kemmer hoặc Bình Van Doren. Các loại
thiết bị lấy mẫu nước được đưa trong TCVN 5992 - 1995.
-

Dụng cụ đựng mẫu thường là chai thuỷ tinh, nhựa PE (TCVN 5992 -1995).


-

Bình chứa mẫu đạt các yêu cầu sau:

-

Bền, không bị dập vỡ

-

Kín, không bị dò rỉ

-

Dễ dàng đóng mở

-

Ít bị thay đổi do nhiệt độ

-

Hình dạng, kích thước, khối lượng phù hợp

-

Dễ dàng làm sạch và sử dụng lại

-


Giá thành vừa phải

-

Bình chứa mẫu được phòng thí nghiệm làm sạch trước và đậy nắp.

-

Có thể bọc giấy tráng paraphin mỏng để chống bụi. Bình chứa mẫu để phân tích kim
loại nặng được rửa sạch nhiều lần sau đó tráng bằng dung dịch HNO3 1:1 và tráng lại
lần cuối cùng bằng nước cất. Bình chứa mẫu/dụng cụ chứa mẫu được kiểm tra định
kỳ để phát hiện nhiễm bẩn bằng cách lấy mẫu trắng vào các dụng cụ sử dụng
lại hoặc thêm chuẩn ở nồng độ thấp.

-

Không đựng mẫu trong lọ không có nắp đậy.

-

Việc sử dụng lại các bình chứa mẫu đã rửa sạch rất thông dụng. Tuy nhiên, không sử
dụng lại trong các trường hợp phép phân tích có độ nhạy cao mà sử dụng dụng cụ
chứa mẫu mới.

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 14



QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG
c. Cách lấy mẫu nước sông, suối (TCVN 6663-6:2008 & APHA 1060 B )
-

Khi lấy mẫu cho mục đích xác định nền chất lượng nước sông , điểm lấy mẫu là một
cái cầu ,ở dưới một nguồn xả, hoặc dưới một nhánh sông… để cho nước trộn đều
nhau trước khi đến điểm lấy mẫu.

-

Khi nghiên cứu tác động của một dòng nhánh tới chất lượng nước trong một vùng
dòng chính, cần ít nhất hai điểm lấy mẫu, một ở vùng thượng lưu của chỗ rẽ nhánh
và một đủ xa về phía hạ lưu để đảm bảo trộn lẫn hoàn toàn. Khoảng cách cần
để trộn lẫn theo chiều nằm ngang phụ thuộc vào khúc ngoặt và thường là nhiều km.

-

Đối với các con sông bị ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều, mỗi nhóm hiện trường phải
có bảng thuỷ triều và phải lấy mẫu khi triều kiệt.

d. Cách lấy mẫu nước ao hồ (TCVN 5994-1995)
-

Chất lượng nước ao hồ thay đổi theo mùa và theo độ sâu, hình dạng.

-

Kết hợp lấy mẫu tổ hợp ở những khoảng thời gian ngắn và loạt mẫu đơn ở những
khoảng thời gian dài hơn. Vì dùng một loạt mẫu đơn để biết được những cực trị về

điều kiện và sự thay đổi chất lượng thì giá thành cao. Dùng mẫu tổ hợp để
giảm giá thành thì chỉ biết giá trị trung bình.

e. Cách lấy mẫu nước ngầm (TCVN 6000-1995)
-

Có hai phương pháp lấy mẫu nước ngầm: lấy mẫu bằng bơm và lấy mẫu theo chiều
sâu. Cả hai phương pháp đều có những ưu điểm và những hạn chế .

-

Lấy mẫu bơm: Mẫu bơm lấy từ giếng khoan dùng để cấp nước uống hoặc cho các
mục đích khác là hỗn hợp nước đi qua ống lọc của lỗ khoan từ nhiều độ sâu khác
nhau.

-

Cách lấy mẫu này chỉ dùng khi nước ngầm có thành phần đồng đều theo chiều thẳng
đứng, hoặc để lấy mẫu tổ hợp theo chiều sâu. Trong những trường hợp này

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 15


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG
mẫu được lấy ở chỗ càng gần lối ra giếng càng tốt để tránh vấn đề không bền của
mẫu.
-


Lấy mẫu theo chiều sâu:Lấy mẫu theo chiều sâu là nhúng thiết bị lấy mẫu vào giếng
đào hoặc giếng

-

khoan để cho nước ở độ sâu đã định nạp đầy vào thiết bị rồi kéo lên và chuyển vào
bình chứa. Cách lấy mẫu này thích hợp với các lỗ khoan thăm dò không bơm, có thể
dùng bơm có ống nối định vị chiều sâu. Không lấy mẫu trong ống vách của giếng
vì nước đó không phải có nguồn gốc từ độ sâu cần lấy và chất lượng nước có thể bị
thay đổi do các hoạt động hoá học và vi sinh.

f. Cách lấy mẫu nước thải (TCVN 5999-1995)
-

Khi lấy mẫu nước cống, nước thải chú ý những nguyên nhân thay đổi chất lượng như
sau:

-

Thay đổi hàng ngày (nghĩa là thay đổi trong thời gian của ngày)

-

Thay đổi giữa các ngày trong tuần lễ

-

Thay đổi giữa các tuần lễ


-

Thay đổi giữa các tháng và các mùa

-

Xu hướng

g. Bảo quản, vận chuyển mẫu
Bảo quản mẫu:
-

Mẫu nước sau khi lấy được bảo quản và lưu giữ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN
6663-3:2008 (tương đương tiêu chuẩn chất lượng ISO 5667-3:2003)..Toàn bộ thuốc
thử hoá chất bảo quản mẫu phải đạt độ tinh khiết phân tích (Pure for Analysis)
hoặc tốt hơn và được ghi chép dán nhãn rõ ràng dùng cho loại mẫu nào khi ra hiện

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 16


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG
trường để tránh sự nhầm lẫn. Hoá chất thuốc thử bảo quản có thể được đong đo trước
và cho vào các lọ nhỏ hoặc ampul và hàn kín để tránh phải pha chế ngoài hiện trường
-

Nước cất:


-

Cần mang theo nước cất hai lần khi đi thực địa.

-

Nước cất hai lần có thể được sử dụng để rửa sạch thiết bị quan trắc hay thiết bị lấy
mẫu khi chúng bị nhiễm bẩn ở hiện trường, và có thể được sử dụng để kiểm chuẩn
thiết bị. Khi sử dụng nước cất hai lần, cần lưu ý:

-

Không sử dụng nước cất chưa biết nguồn gốc

-

Không sử dụng nước cất đã quá hạn sử dụng thậm chí kể cả khi lọ được đậy kín

-

Không dùng nước cất đã để quá 1 tháng

-

Tiếp nhận mẫu tại phòng thí nghiệm:

-

Mẫu được nhóm hiện trường bàn giao cho phòng thí nghiệm. Nhằm bảo toàn
mẫu về mặt số lượng và chất lượng, trong quá trình bàn giao lưu ý:


-

Họ tên người bàn giao:

-

Họ tên người nhận:

-

Thời gian bàn giao:

-

Số lượng mẫu:

-

Tình trạng mẫu khi bàn giao:

-

Ghi chú (Những điều bất thường cần quan tâm):

-

Khi mẫu về đến phòng thí nghiệm và không thể phân tích ngay thí mẫu cần

-


được bảo quản trong những điều kiện tránh được nhiễm bẩn từ bên ngoài cũng như

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 17


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG
bất kỳ một thay đổi nào về hàm lượng của những chất cần xác định. Mẫu cần được
bảo quản lạnh và tối ở nhiệt độ từ 2~50C. Thời gian bảo quản mẫu đã được nêu trong
TCVN 5993 -1995. Bảo quản lâu hơn thì giữ ở nhiệt độ -200C. Khi bảo quản mẫu ở
nhiệt độ -200C, trước khi phân tích phải để mẫu tan hết đá, bảo đảm tính đồng nhất
của mẫu. Mẫu cần phải được mã hoá và nhận dạng để tránh nhầm lẫn
Cụ thể phần bảo quản vận chuyển mẫu trong TCVN 6663-3:2008
-

Nạp mẫu vào bình chứa
Trường hợp các mẫu dùng để xác định các thông số lí, hoá học, một chú ý đơn giản,
tất nhiên không đầy đủ cho mọi trường hợp, là nạp mẫu đầy bình và đậy nút sao cho
không có không khí ở trên mẫu...Điều đó hạn chế tương tác với pha khí và sự lắc khi
vận chuyển (để tránh thay đổi hàm lượng cacbon dioxit, và do đó pH; hidro cacbonat
không chuyển thành các kết tủa cacbonat; Sắt ít xu hướng bị oxi hoá, như vậy hạn chế

-

được sự thay đổi màu của mẫu,...)
Các mẫu dùng để xác định vi sinh vật thì không được nạp đầy mà cần để một khoảng
không khí sau khi nút. Điều đó cũng để dễ lắc trước khi phân tích và tránh đưa chất ô


-

nhiễm vào mẫu.
Bình chứa những mẫu phải bị đông lạnh thì khi bảo quản không được nạp đầy
Dùng các bình chứa thích hợp
Chọn và chuẩn bị bình chứa là rất quan trọng. Tiêu chuẩn này nêu một số hướng dẫn

-

về vấn đề này.
Điểm cơ bản là các bình chứa mẫu và nút không được:
Là nguyên nhân nhiễm bẩn (thí dụ thuỷ tinh bolisicat hoặc vôi xút có thể làm tăng

-

hàm lượng silic oxit hoặc natri);
Hấp thụ hoặc hấp phụ các chất cần xác định (thí dụ hydro cac bon có thể bị hấp thụ
trong bình polyetylen, các vết kim loại có thể hấp phụ trên thành bình thuỷ tinh, điều

-

này có thể tránh bằng cách axit hoá mẫu);
Phản ứng với các chất nào đó trong mẫu (thí dụ florua phản ứng với thuỷ tinh).
Cần nhớ rằng dùng các bình chứa bằng thuỷ tinh mờ hoặc nâu (không quang hoá) làm

-

giảm đáng kể các hoạt động quang hoá.
Nên dành riêng một dãy bình chứa cho một phép xác định riêng, như vậy tránh được

rủi ro ô nhiễm lẫn nhau. Cần hết sức chú ý tránh dùng những bình đã chứa các chất

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 18


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG
xác định có nồng độ cao để sau đó lại chứa các chất có nồng độ thấp. Có thể loại bỏ
các bình, nếu điều kiện kinh tế cho phép, để tránh loại nhiễm bẩn này. Chúng không
-

thích hợp cho những thông số đặc biệt như thuốc trừ sâu clo hữu cơ.
Luôn luôn phải làm mẫu trắng: dùng nước cất, bảo quản, phân tích như mẫu để kiểm

tra sự lựa chọn và làm sạch các bình chứa mẫu.
Khi lấy mẫu rắn hoặc nửa rắn cần dùng bình rộng miệng.
* Chuẩn bị các bình chứa
Các mẫu phân tích hoá học
Để phân tích các lượng vết trong nước mặt và nước thải, thường rửa kỹ các bình mới
để giảm khả năng gây nhiễm bẩn mẫu; cách rửa và chất liệu bình chứa phụ thuộc vào
-

thành phần cần phân tích.
Nói chung dụng cụ thủy tinh mới cần rửa bằng nước chứa chất tẩy rửa để loại hết bụi
và các vật liệu đóng gói bám lại, sau đó tráng kĩ bằng nước cất hoặc nước trao đổi
ion. Để phân tích vết nói chung, bình chứa cần được nạp đầy axit clohydric hoặc axit
nitric 1mol/l và ngâm ít nhất một ngày, sau đó tráng bằng nước cất hoặc nước trao đổi


-

ion.
Để xác định phosphat, silic, bo và các chất hoạt động bề mặt, không được dùng các
chất tẩy rửa để rửa bình chứa. Để phân tích vết các hợp chất hữu cơ, cần xử lý đặc
biệt các bình chứa theo các tiêu chuẩn tương ứng

Các mẫu phân tích thuốc trừ sâu, diệt cỏ và dư lượng của chúng
Nói chung phải dùng bình chứa thuỷ tinh (nâu càng tốt), vì chất dẻo, trừ
-

polytetrafloetylen (PTFE), có thể gây ra các yếu tố cản trở nhất là khi phân tích vết.
Tất cả các bình chứa cần được rửa bằng nước và chất tẩy rửa, sau đó tráng kĩ bằng
nước cất hoặc nước trao đổi ion, sấy khô ở 105 OC trong 2 giờ rồi để nguội trước khi
tráng bằng dung môi chiết sẽ dùng để phân tích. Cuối cùng làm khô bằng dòng không

khí hay nitơ sạch.
Các mẫu phân tích vi sinh
Bình chứa phải được nhiệt độ khử trùng 175OC trong 1 giờ mà không giải phóng ra
bất kì hoá chất nào gây ức chế hoạt tính sinh học, làm chết hoặc kích thích tăng
trưởng.

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 19


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG
-


Khi dùng nhiệt độ khử trùng thấp hơn (khử trùng bằng hơi nước) có thể dùng bình
chứa polycacbonat, polypropylen chịu nhiệt. Nắp và nút đều phải chịu được nhiệt độ

-

khử trùng như bình.
Một điều cơ bản là bình chứa không được có vết axit, kiềm hoặc các chất độc. Bình
thuỷ tinh cần được rửa bằng nước và chất tẩy rửa, sau đó tráng kĩ bằng nước cất.
Cũng có thể tráng bằng axit nitric 10% (thể tích/thể tích) rồi tráng kĩ bằng nước cất để

-

loại hết vết các kim loại nặng hoặc cromat dư.
Nếu mẫu chứa clo, cần thêm natri thiosunfat (Na 2S2O3) trước khi thử trùng . Điều đó

loại trừ khả năng ức chế vi khuẩn do clo.
Làm lạnh và đông lạnh mẫu
Mẫu cần được giữ ở nhiệt độ thấp hơn khi lấy. Bình chứa cần nạp gần đầy nhưng
-

không hoàn toàn đầy.
Cần nhấn mạnh rằng làm lạnh hoặc đông lạnh mẫu chỉ có tác dụng nếu thực hiện
ngay sau khi lấy mẫu. Nếu có thể, nên dùng bình lạnh hay máy lạnh làm lạnh trên xe
dậu ở nơi lấy mẫu.

Làm lạnh đơn giản (nước đá hoặc tủ lạnh, ở 2OC đến 5OC và để mẫu ở nơi tối trong đa số
trường hợp là đủ để bảo quản mẫu trong khi vận chuyển đến phòng thí ngiệm và trong thời
gian ngắn trước khi phân tích. Làm lạnh không thể xem là biện pháp bảo quản lâu dài, nhất
là với các mẫu nước thải

Nói chung, đông lạnh (- 20OC) cho phép kéo dài thời gian bảo quản mẫu. Tuy nhiên, cần
kiểm tra kĩ thuật đông lạnh và làm tan để bảo đảm cho mẫu trở lại trạng thái cân bằng trước
khi phân tích. Trong trường hợp này nên dùng bình chứa bằng chất dẻo (thí dụ polyvinyl
clorua).
Bình bằng thuỷ tinh không thích hợp để đông lạnh. Các mẫu phân tích vi sinh vật không
được làm đông lạnh.
Lọc hoặc li tâm mẫu
Các chất lơ lửng, tảo và các vi sinh vật khác có thể được loại đi lúc lấy mẫu hoặc
ngay sau đó bằng cách lọc mẫu qua giấy hoặc màng lọc, hoặc li tâm. Dĩ nhiên lọc sẽ không
thích hợp nếu màng lọc giữ lại một hoặc nhiều thành phần cần phân tích. Căn bản là màng

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 20


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG
lọc không được gây ô nhiễm mẫu, phải được rửa kĩ trước khi dùng và phù hợp với phương
pháp phân tích cuối cùng.
Nhiều khi phương pháp phân tích yêu cầu tách riêng các dạng tan và không tan (thí
dụ của một kim loại) bằng cách lọc.
Dùng màng lọc cần lưu ý vì nhiều kim loại nặng và chất hữu cơ có thể bị hấp phụ lên
bề mặt, và các chất trong màng có thể tan vào mẫu.
Thêm chất bảo quản
Một số yếu tố vật lí, hoá học có thể ổn định bằng cách thêm hoá chất trực tiếp và mẫu
sau khi lấy hoặc vào bìh chứa trước khi lấy mẫu.
Nhiều hoá chất, ở nhiều nồng độ khác nhau đã được khuyến nghi dùng. Thông
thường nhất là:
Các axit

Các dung dịch bazow
Các chất diệt sinh vật
Các thuốc thử đặc biệt cần để bảo quản một số thành phần nhất định (thí dụ để xác
định oxi, xianua và sulfua tổng số yêu cầu ổn định mẫu tại chỗ (xem các tiêu chuẩn
-

thích hợp).
Cảnh báo: Tránh dùng thuỷ ngân (II) clorua (HgCl 2) và phenyl thuỷ ngân (II) axetat

-

(CH3CO2HgC6H5).
Cần nhớ rằng một số chất bảo quản (thí dụ các axit, clorofom) dễ gây nguy hiểm.
Người làm việc với các chất đó cần được cảnh báo trước về những nguy hiểm có thể

-

xẩy ra và cách tự bảo vệ.
Các chất bảo quản nhất thiết không được gây cản trở việc xác định, nếu nghi ngờ, cần
phải thử trước sự phù hợp của chúng. Sự pha loãng mẫu do thêm chất bảo quản cần
phải được tính đến khi phân tích và tính toán kết quả. Nên dùng dung dịch chất bảo
quản đủ đậm đặc để chỉ cần thêm thể tích nhỏ vào mẫu. Điều đó cho phép bỏ qua sự

-

pha loãng trong đa số trường hợp.
Sự thêm chất bảo quản có thể làm thay đổi bản chất vật lí, hoá học của một số thành
phần. Do đó cần bảo đảm chắc chắn rằng sự thay dổi là không ảnh hưởng đến sự xác
định tiếp theo. (Thí dụ axit hoá có thể làm tan các thành phần ở dạng keo hoặc rắn, và
do đó phải hết sức chú ý nếu mục đích là xác định các thành phần hoà tan. Khi phân

tích độc tính đối với sinh vật nước, cần phải tránh sự hoà tan của một số thành phần,
đặc biệt là các kim loại nặng - rất độc ở dạng ion. Do đó cần phân tích mẫu sớm).

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 21


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG
-

Cần làm mẫu trắng, đặc biệt là với phép xác định vết các kim loại, để xem xét khả
năng chất bảo quản có thể đưa thêm chất cần xác định vào mẫu (thí dụ các axit
thường chứa lượng nhỏ asen, chì, thuỷ ngân) hay không. Trong trường hợp như vậy
cần giữ dung dich chất bảo quản để chuẩn bị mẫu trắng.
Với khí :

-

Nguyên tắc lấy mẫu: sử dụng phương pháp lấy mẫu chủ động gồm một trong các
thao tác sau đây
Bơm không khí có chứa chất ô nhiễm vào bình chứa có dung tích xác định.
Hút không khí chứa chất ô nhiễm qua dụng cụ có chứa dung dịch hấp thụ hoặc phin
lọc hoặc ống hấp phụ, chất ô nhiễm bị giữ lại còn không khí thì đi qua.

-

Kỹ thuật lấy mẫu:


Chuẩn bị hoá chất, dụng cụ và thiết bị lấy mẫu :
Pha chế, bảo quản dung dịch hấp thụ hoặc giấy lọc bụi theo các phương
pháp tương ứng
Kiểm chuẩn thiết bị về độ tin cậy, độ chính xác và độ lệch chuẩn
của lưu lượng. Đối với máy lấy khí độc là các bơm hút có lưu lượng nhỏ 0,5-5 lit/phút;
chuẩn lưu lượng trong khoảng 0,5-1,0 lit/phút khi hút qua dung dịch hấp thụ. Các
máy lấy bụi tổng số có lưu lượng lớn đến 20-30 lit/phút; chuẩn lưu lượng theo chỉ dẫn
của máy.
Đầu lấy mẫu: các máy mua mới đều kèm theo các đầu lấy mẫu.
Khi lấy mẫu bụi , chọn giấy lọc dạng sợi thuỷ tinh ( glass fibre filter) có
Kích thước trùng với kích thước đầu lấy bụi.
Khi lấy mẫu khí ống hấp thụ có dung tích 10ml, 25ml hoặc 100ml ; có
GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 22


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG
Hoặc không có màng xốp để phân tán dòng khí. Dùng loại nhỏ và nối tiếp
hai ống có chứa dung dịch hấp thụ để đảm bảo chất ô nhiễm được hấp thụ hết. Đối với CO
lấy mẫu bằng chai, chai chứa mẫu đảm bảo không để thoát khí mẫu hoặc không khí bên
ngoài thâm nhập vào.
Đặt đầu đo cách mặt đất từ 1,2 - 1,5 m .Không khí từ ngoài do máy hút tác động
sẽ đi qua đầu lấy mẫu chất ô nhiễm bị giữ lại không khí sẽ đi tiếp các chất gây hại cho
máy hút sẽ bị giữ lại tại màng lọc, không khí di chuyển tiếp tới lưu lượng kế , lưu lượng kế
sẽ đo lưu lượng qua. Cuối cùng không khí sạch sẽ hút qua máy hút đi ra ngoài.
h. Bảo quản và vận chuyển mẫu
-


Mẫu bụi đựng trong bao kép bằng giấy can kỹ thuật có thể bảo quản dễ dàng
và lâu dài ở điều kiện thường, nhưng không để quá 3 ngày. Các mẫu khí lấy xong bảo
quản trong bình lạnh có nhiệt độ 5oC và vận chuyển nhanh về phòng thí nghiệm.
Mẫu O3 phân tích tại chỗ càng nhanh càng tốt ngay sau khi lấy. Khi lấy mẫu bằng
ống hấp thụ, lấy mẫu xong rót mẫu vào lọ thuỷ tinh có nút nhám hoặc ống nghiệm có
nút chắc chắn, đặt trong giá đỡ cho vào bình lạnh vận chuyển ngay về, chưa kịp phân
tích thì phải đặt trong ngăn mát của tủ lạnh ( phải phân tích ngay trong vòng 24 giờ).
Đối với các mẫu CO, chai đựng mẫu phải nút và gắn kín giữ trong các thùng gỗ
hoặc tôn có chèn xốp để tránh bể vỡ.

-

Nên có mẫu lưu, các mẫu lưu khoảng 3 tháng, nếu không có điều gì nghi ngại thì có
thể lập biên bản huỷ mẫu.
Với đất:

-

Nguyên tắc lấy mẫu:
Tiến hành lấy mẫu cần tính đến cấu trúc theo chiều thẳng đứng, biến đổi thành phần

theo không gian, tính không đồng nhất của lớp đât mặt, địa hình và khí hậu địa phương và
tính đến các đặc điềm của các chất gây bẩn được phân tích hoặc của sinh vật .
GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 23


QUAN TRẮC VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG

Khu đất lấy mẫu sao cho loại trừ được sự sai lệch cảu kết quả phân tích dưới ảnh
hưởng của môi trường xung quanh.
Bảo quản và vận chuyển mẫu đất
Mẫu đất được bảo quản trong dụng cụ chứa mẫu chuyên dụng hoặc trong túi nilon
sạch, nhãn mẫu phải đựng trong túi nilon để đảm bảo không bị nhòe do nước thấm vào, sau
đó buộc chặt bằng dây cao su, xếp trong thùng chứa mẫu, vận chuyển về phòng thí nghiệm
bằng các phương tiện phù hợp;
Riêng đối với các thông số sinh học cần phân tích mẫu tươi, việc bảo quản phải theo
quy trình riêng. Mẫu đất phải bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-5oC và tránh tiếp xúc với không
khí. Mẫu đất sau khi lấy cần được chuyển đến phòng thí nghiệm và phân tích càng sớm càng
tốt.
Cơ sở pháp lý  đã áp dụng QA
-

Chương trình quan trắc chất lượng môi trường làng nghề Lụa Vạn Phúc được thực
hiện dựa theo cơ sở pháp lý là những Văn bản sau :

-

Thông tư 10 : 2007/TT-BTNMT : Hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất
lượng trong quan trắc môi trường

-

Thông tư 28 : 2011 /TT-BTNMT : Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường
không khí xung quanh và tiếng ồn

-

Thông tư 29: 2011/TT-BTNMT : Quy định quy trình quan trắc môi trường nước mặt

lục địa

-

Thông tư 30: 2011/TT-BTNMT : Quy định quy trình quan trắc môi trường nước dưới
đất

-

Thông tư 33: 2011/TT-BTNMT : Quy định quy trình quan trắc môi trường đất

-

TCVN 5992 : 1995 : Hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu

GVHD: THS TẠ HỒNG ÁNH
NHÓM 2- LỚP 11M

Page 24


×