Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Trong Sáng Tác Của Nông Viết Toại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VY NGUYÊN HUY

BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC
CỦA NÔNG VIẾT TOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VY NGUYÊN HUY

BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC
CỦA NÔNG VIẾT TOẠI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Đăng Điệp

Thái Nguyên, năm 2017




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Vy Nguyên Huy

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau Đại
học, các giảng viên khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Thái nguyên, các thầy
cô giáo Viện Văn học, gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện cho tác giả trong
thời gian học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, nhà văn Nông Viết Toại đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả

Vy Nguyên Huy

ii



MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................................iii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 6
6. Đóng góp mới của luận văn .................................................................................... 6
7. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 6
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 7
Chương 1 VẤN ĐỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC
VÀ KHÁI QUÁT VỀ NHÀ VĂN NÔNG VIẾT TOẠI ......................................... 7
1.1. Một số vấn đề lí thuyết về bản sắc văn hóa dân tộc ............................................. 7
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 7
1.1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác văn học ............................................. 11
1.2. Nhà văn Nông Viết Toại trong dòng chảy của văn học dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện đại .................................................................................................... 15
1.2.1. Vài nét về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại ........................... 15
1.2.2. Hành trình sáng tác của Nông Viết Toại ......................................................... 22
Tiểu kết ..................................................................................................................... 26
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 27
Chương 2 CÁC BÌNH DIỆN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG
SÁNG TÁC CỦA NÔNG VIẾT TOẠI ................................................................. 27
2.1. Phong tục tập quán ............................................................................................. 27

2.1.1. Phong tục của người dân tộc Tày.................................................................... 27

iii


2.1.2. Nếp sinh hoạt của người dân tộc Tày.............................................................. 33
2.2. Quan niệm về những giá trị của con người ........................................................ 41
2.2.1. Quan niệm về vẻ đẹp của con người. .............................................................. 41
2.2.2. Quan niệm về các giá trị tinh thần của con người .......................................... 48
2.3. Sự hài hòa với tự nhiên ...................................................................................... 56
2.3.1. Truyền thống gắn bó với tự nhiên trong văn học người Tày .......................... 56
2.3.2. Sự gắn bó với tự nhiên của Nông Viết Toại ................................................... 60
Tiểu kết ..................................................................................................................... 66
Chương 3 CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN
TỘC TRONG SÁNG TÁC CỦA NÔNG VIẾT TOẠI ........................................ 67
3.1. Sử dụng các motif, các thể loại truyền thống một cách linh hoạt ...................... 67
3.1.1. Sử dụng motif .................................................................................................. 67
3.1.2. Sử dụng các thể loại truyền thống ................................................................... 72
3.2. Ngôn từ............................................................................................................... 81
3.2.1. Hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nông Viết Toại .............................. 81
3.2.2. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ mang sắc thái dân tộc bản địa ............................ 87
Tiểu kết ..................................................................................................................... 93
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 96

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1.1 Việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề sống còn của
mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của từng dân tộc. Mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng thể hiện qua lối sống, cách ứng xử và
các hành vi giao tiếp khác. Bản sắc văn hóa dân tộc là thiêng liêng, quý giá, nó tạo
nên đặc thù của một dân tộc. Nó được hình thành trong chiều dài lịch sử của một
dân tộc, đúc kết từ kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ và gắn bó
máu thịt với con người. Mỗi quốc gia, dân tộc đều tìm mọi cách phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc của mình nhất là trong thời kì hội nhập toàn cầu hóa việc giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và đã trở
thành một trong những mục tiêu cao cả của Đảng ta là: Xây dựng một nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên nhiều lĩnh vực trong đó có văn
học nghệ thuật.
Từ khi ra đời cho đến nay, trải qua hơn bẩy mươi năm phát triển nền văn học
các dân tộc thiểu số Việt Nam đã tạo nên một dấu ấn riêng độc đáo trên nhiều
phương diện và thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý của độc giả cũng như giới
nghiên cứu phê bình. Với những thành tựu mà mảng văn học dân tộc thiểu số đạt
được nó đã thực sự trở thành một bộ phận và có nhiều đóng góp vào sự phát triển
chung của nền văn học dân tộc nước nhà. Nhiều tác phẩm tiêu biểu đã được công
chúng đón nhận nồng nhiệt và được đánh giá rất cao.
1.2 Nông Viết Toại là một trong những cây bút tiêu biểu, có nhiều thành tựu
trong mảng văn học dân tộc thiểu số Việt Nam. Hiện nay ông là Hội viên Hội Nhà
văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội
viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn. Sáng tác của ông mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc ở nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, tuy nhiên sáng tác của Nông Viết
Toại chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc trong
sáng tác của Nông Viết Toại chưa được chú ý tìm hiểu chuyên sâu.
1.3 Với những lí do trên, chúng tôi đặt vấn đề lựa chọn nghiên cứu Bản sắc
văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại. Lựa chọn đề tài: Bản sắc văn

1



hóa dân tộc trong sáng của Nông Viết Toại, chúng tôi mong muốn được thể hiện
tình yêu của mình đối với những sáng tác của Nông Viết Toại nói riêng, đối với nền
văn học dân tộc nói chung. Qua đó chúng tôi hi vọng có thể đóng góp thêm một góc
nhìn mới trong việc học tập và nghiên cứu về sáng tác của Nông Viết Toại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Trong nền văn học Việt Nam, bộ phận văn học các dân tộc thiểu số hiện
đại xuất hiện muộn, tuy xuất hiện chậm hơn nhưng nền văn học các dân tộc thiểu số
đã có bước phát triển nhanh chóng và mau lẹ về lực lượng sáng tác luôn được bổ
sung qua nhiều thời kì với nhiều tác giả thuộc nhiều dân tộc khác nhau cho đến số
lượng tác phẩm ngày càng nhiều với chất lượng ngày một nâng cao.
Các tác phẩm văn học thiểu số đã phản ánh một cách chân thực cuộc sống
của đồng bào người dân tộc thiểu số miền núi qua các giai đoạn lịch sử. Trong
những sáng tác đó bản sắc dân tộc luôn được hiện lên trên nhiều phương diện, với
sự nỗ lực hết mình các thế hệ tác giả người dân tộc thiểu số đã có nhiều đóng góp
vào sự phát triển chung của văn học nước nhà trên tất cả các thể loại làm phong phú
và giàu có thêm cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
2.2 Ngay sau ngày cách mạng tháng tám 1945 thành công, trên mảnh đất Bắc
Kạn đã sớm hình thành một đội ngũ nhà văn, nhà thơ sáng tác bằng tiếng dân tộc
của mình. Nhìn lại quá trình sáng tác bằng tiếng dân tộc thế hệ những nhà văn, nhà
thơ đầu tiên của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại như “Nông Quốc
Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại.... chủ yếu viết tác phẩm bằng tiếng dân
tộc” [30]. Ngay từ thuở ấu thơ Nông Viết Toại đã bộc lộ năng khiếu văn chương,
khi mới 12 tuổi tình yêu văn nghệ truyền thống của dân tộc Tày đã sớm nảy nở qua
những trang ghi chép sưu tầm những lời đối đáp trong bài hát lượn của người Tày,
từ đó ông bắt đầu làm thơ thất ngôn bằng ngôn ngữ mẹ đẻ và là “Một trong những
nhà văn đi đầu trong việc sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ” [18], những người đi đầu bao
giờ cũng là những nhà văn hóa lớn của dân tộc.
Trong những năm tháng kháng chiến Nông Viết Toại tham gia viết báo và

truyện ngắn tuyên truyền đấu tranh giải phóng dân tộc, ông là một trong những nhà
văn người dân tộc thiểu số có nhiều cống hiến cho cách mạng vùng Việt Bắc. Là

2


một trong những nhà văn tiêu biểu mở đường cho nền văn học dân tộc Tày phát
triển và đến với công chúng bạn đọc.
Tác giả Nguyễn Thùy Linh trong bài Nhà văn Nông Viết Toại - sức đời vẫn
xanh nhận xét rằng “Nhà văn lão thành Nông Viết Toại cùng với hai nhà văn anh
em là Nông Quốc Chấn và Nông Minh Châu được xem là những người có công khai
sơn phá thạch dòng văn học cách mạng, đặc biệt là dòng văn học các dân tộc miền
núi phía Bắc” [17].
Tác giả Hoàng Thị Dung cũng cùng nhận xét đó trên tạp chí Khoa Học Và
Công Nghệ cho rằng Nông Viết Toại là “Một trong những nhà văn tiên phong đặt
nền móng cho văn học của Bắc Kạn nói riêng cho nền văn học các dân tộc thiểu số
Việt Nam nói chung” [9].
Tham gia cách mạng với vai trò của một cán bộ văn hóa tuyên truyền thông
tin, ban đầu Nông Viết Toại sử dụng ngòi bút của mình để tuyên truyền phục vụ
kháng chiến, cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân nhưng với tình yêu quê hương
đất nước và tiếng mẹ đẻ nên nhà văn Nông Viết Toại đã tiếp tục hướng sâu ngòi bút
của mình vào việc sáng tác những tác phẩm có giá trị về cuộc sống, con người miền
núi qua những phong tục tập quán và những nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần của
đồng bào dân tộc Tày bằng chính tiếng mẹ đẻ, đồng thời cũng là để lưu giữ những
giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình qua những trang ghi chép sáng tác đó.
Khi nhắc đến nhà văn Nông Viết Toại mọi người lại nhớ đến hình ảnh của
một “Nhà văn lão thành giản dị, gần gũi cùng với những đóng góp lớn lao của
ông trong việc đặt nền móng phát triển và giữ gìn, truyền bá văn học dân tộc Tày”
[32]. Được biết đến qua nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại nhưng Nông Viết Toại
dành nhiều tình cảm hơn hẳn cho thơ, thơ của ông luôn bám sát với những sự kiện

chính trị to lớn của đất nước, trong những năm tháng kháng chiến ngôn ngữ Tày
được sử dụng phổ biến ở hầu hết cộng đồng dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc nên
tác phẩm của ông có sức lan tỏa và được rất nhiều người yêu thích học thuộc. Ông
không chỉ ghi lại những nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mà còn là
người sáng tạo ra những giá trị văn hóa, nhiều bài thơ của ông có giá trị đã được

3


phổ nhạc theo làn điệu hát then nổi tiếng của dân tộc trong đó đạt được nhiều
thành công nhất phải kể đến bài Lập xuân.
Tác giả Vũ Anh Tuấn cũng tìm về nguồn văn hóa Tày cổ “Với các tri thức
Tày nổi tiếng: Vi Hồng, Triều Ân, Hoàng Hoa Toàn, Nông Viết Toại” [11]. Ông là
cây bút tiêu biểu của việc kế thừa truyền thống trên cơ sở am hiểu sâu sắc tiếng mẹ
đẻ và di sản văn hóa, văn học dân tộc mình. Là nhà văn sáng tác bằng song ngữ
“Nông Viết Toại vận dụng hữu hiệu ngôn ngữ quần chúng trong tác phẩm và góp
phần không nhỏ vào việc giữ gìn và làm phong phú tiếng Tày hiện đại” [54].
Hoàng Quảng Uyên trong bài báo Lập xuân cùng nhà thơ Nông Viết Toại,
từng nói: “Nông Viết Toại là niềm tự hào, là tài tài sản quý của Bắc Kạn, của nền
văn học nghệ thuật của dân tộc thiểu số Việt Nam, của nền văn học nước nhà” [55].
Nhìn lại toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nông Viết Toại có thể nhận thấy
rằng thơ của Nông Viết Toại “Mang nhiều hình ảnh gắn bó với đời sống sinh hoạt
và các sự kiện của đất nước; Đặc biệt thơ Tày của ông thuần túy, các câu tục ngữ,
thành ngữ cũng được ông sử dụng một cách tinh tế, linh hoạt; Thơ ông còn là
nguồn phong phú để tìm ra những tiếng Tày cổ, những phong tục, tập quán, đời
sống văn hóa tinh thần, ngôn ngữ cổ… đang bị mai một dần theo thời gian” [32].
Sáng tác của ông luôn gắn với mỗi bước đi của lịch sử, mỗi chặng đường của cách
mạng, bám sát với mỗi sự kiện xảy ra trong đời sống chính trị nhưng không vì thế
mà nó mất đi sức hấp dẫn riêng mà luôn mang đậm dấu ấn của dân tộc.
Nhà nghiên cứu Nông Phúc Tước khi nhận xét về truyện ngắn của Nông Viết

Toại đã cho rằng: “Đọc truyện ngắn của Nông Viết Toại có cảm giác như đang trở
về làng bản của mình sau những ngày đi xa, với tất cả những cảnh vật quen thuộc,
những con người xiết bao gần gũi, mến yêu”. Nó là chiếc cầu nối cho mỗi độc giả
thêm gần hơn, gắn bó hơn với quê hương của mình, với truyện ngắn của Nông Viết
Toại dù ở bất cứ nơi đâu thì quê hương không ở đâu xa mà ở ngay trong tâm hồn
mỗi con người chúng ta.
Với những cống hiến không ngừng nghỉ của Nông Viết Toại, tác giả Tôn
Phương Lan trong cuốn Nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam đời và văn đã nhận
xét “Đóng góp của Nông Viết Toại trong đời sống văn hóa của vùng đất này chắc

4


chắn là không nhỏ… góp phần làm phong phú hơn đời sống tinh thần của đồng bào
miền núi” [26].
Như vậy qua các công trình nghiên cứu trên, có thể thấy rằng bản sắc văn
hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại đã được quan tâm nhưng chủ yếu
được tìm hiểu lồng ghép trong những nghiên cứu khác và mới chỉ dừng lại ở những
nhận xét, những bài báo mà chưa được tìm hiểu cụ thể trong một đề tài riêng biệt.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác
của Nông Viết Toại. Tuy những ý kiến đi trước chưa bao quát hết sự nghiệp của
Nông Viết Toại nhưng sẽ là những gợi ý quý báu và định hướng cho chúng tôi thực
hiện luận văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại.
- Phạm vi nghiên cứu:
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng toàn bộ sáng tác của
Nông Viết Toại, cụ thể gồm các tác phẩm sau:
- Rại róa vít pây (Xấu xa bỏ đi), (1956) - Sở Văn hóa Việt Bắc

- Nam Kim - Thị Đan (1957) - Bản dịch
- Hai em bé mồ côi (1957) - Nxb Phổ thông
- Kin ngày phuối khát (Ăn ngay nói thẳng), (1962) - Nxb Việt Bắc
- Boỏng tàng tập éo (Đoạn đường ngoặt), (1973) - Nxb Dân tộc
- Đét chang nâư (Nắng ban trưa), (1976) - Nxb Việt Bắc
- Đoạn đường ngoặt (1981) - Nxb Văn hóa
- Ca dao tục ngữ Tày (in chung, 1993) - Hội văn nghệ Bắc Thái
- Con đường Nam tiến (1995) – Ghi chép
- Tuyển tập Nông Viết Toại (2005) - Nxb Văn hóa thông tin
Để hiểu rõ hơn bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại
chúng tôi tìm hiểu một số sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số khác để so sánh,
đối chiếu và rút ra những nét khác biệt trong sáng tác của ông.

5


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn chỉ ra và làm rõ những biểu hiện cụ thể của bản sắc văn hóa dân
tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại trên cả hai phương diện nội dung và hình
thức nghệ thuật. Qua đó thấy được giá trị và những đóng góp của Nông Viết Toại
cho mảng văn học các dân tộc thiểu số.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn, chúng tôi vận dụng đồng bộ các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
- Phương pháp phân tích tác phẩm
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
6. Đóng góp mới của luận văn

Đây là công trình đầu tiên khảo sát, thống kê đầy đủ, có hệ thống, toàn diện
vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại. Qua luận văn,
chúng tôi mong muốn góp thêm một góc nhìn mới về bản sắc văn hóa dân tộc trong
sáng tác của Nông Viết Toại, một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc học tập,
nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông Viết Toại.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo,
phần Nội dung được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc trong văn học và khái quát về nhà
văn Nông Viết Toại.
Chương 2: Các bình diện bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Nông
Viết Toại.
Chương 3: Các phương thức biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác
của Nông Viết Toại.

6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
VẤN ĐỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC VÀ KHÁI
QUÁT VỀ NHÀ VĂN NÔNG VIẾT TOẠI
1.1. Một số vấn đề lí thuyết về bản sắc văn hóa dân tộc
1.1.1. Khái niệm
Mỗi người chúng ta khi sinh ra đã được hít thở trong bầu không khí văn hóa,
đó là lời ru của mẹ, câu hát của cha, câu chuyện của bà cho tới những bài thơ, câu
chuyện cổ tích thuở đi học… đã nuôi nấng chúng ta trưởng thành tất cả đều thuộc
về văn hóa. Văn hóa có vai trò rất quan trọng đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay
“Văn hóa được mọi người chú ý, tầm quan trọng của văn hóa được nêu lên hàng
đầu”[20, tr.14]. Vậy văn hóa là gì?

Văn hóa - Culture có gốc chữ La Tinh là “Trồng cấy”. Theo nghĩa bóng
culture có nghĩa là quá trình nuôi dưỡng tập thành con người như thể gieo trồng và
chăm sóc mầm cây vậy. Văn hóa theo Hán tự là quá trình con người hóa con người.
Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (đó là
trình độ văn hóa), lối sống (đó là nếp sống văn hóa), theo nghĩa chuyên biệt để chỉ
trình độ phát triển của một giai đoạn ví dụ như văn hóa Đông Sơn… trong khi theo
nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho tới tín
ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động…
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rất rộng với nhiều cách hiểu, cách
tiếp cận khác nhau. Theo UNESCO hiện nay có khoảng bốn trăm định nghĩa khác
nhau về văn hóa xuất phát từ nhiều bình diện, quan điểm, góc nhìn khác nhau. Dựa
trên khảo sát một số tài liệu nghiên cứu, chúng tôi xin nêu ra một số định nghĩa
đáng lưu ý sau:
“Nói tới văn hóa trước hết phải nói tới con người” [57, tr.12], văn hóa và
con người là hai khái niệm không tách rời, con người xuất hiện khi nào thì văn hóa
xuất hiện khi ấy. Con người là con người bởi có văn hóa, văn hóa là văn hóa bởi từ
con người và cho con người.

7


Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong tác phẩm Văn hóa và đổi mới đã định
nghĩa “Văn hóa là tất cả những gì không phải thiên nhiên, nghĩa là tất cả những gì
do con người, ở trong con người và liên quan trực tiếp đến con người” [2, tr.19].
Bởi vì “Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo” [57, tr.17] đồng thời con
người hưởng thụ thành quả của văn hóa. Con người vừa là chủ thể của văn hóa đồng
thời là khách thể của văn hóa, là sản phẩm của văn hóa.
Theo Trần Ngọc Thêm thì “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [36,

tr.10]. Định nghĩa này nêu bật bốn đặc trưng quan trọng đó là tính hệ thống, tính giá
trị, tính lịch sử và tính nhân văn của văn hóa.
Tác giả Huỳnh Công Bá thì cho rằng “Văn hóa là tổng thể các giá trị vật
chất, tinh thần và ứng xử mang tính biểu trưng do một cộng đồng người sáng tạo ra
và tích lũy được qua quá trình sinh tồn trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và lịch sử - xã hội của mình cũng như sự hoàn thiện đối với bản
thân mình” [2, tr.21].
Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc lại định nghĩa “Văn hóa là mối quan hệ
giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới
thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình
tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này đó là văn
hóa dưới hình thức dễ thấy nhất. Biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá
nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người
khác” [20, tr.17-18].
UNESCO cũng đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau “Văn hóa là tổng thể
những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách
của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật
và vật chất, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống
các giá trị, những phong tục và những tín ngưỡng”.
Như vậy, có thể thấy có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa nhưng nhìn
chung các nhà nghiên cứu đã tập trung vào định nghĩa văn hóa gắn với con người,

8


khẳng định con người trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội, văn hóa là sản phẩm
do con người sáng tạo ra và con người chính là chủ nhân của nền văn hóa.
Trong diễn văn của tổng giám đốc UNESCO - Fedrico Mayor tại lễ phát
động Thập kỉ quốc tế phát triển văn hóa tại Pari ngày 21/1/1988, ông cho rằng văn
hóa là “Tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra

trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại. Qua hàng thế kỉ, các hoạt
động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thị
hiếu, thẩm mĩ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng
của mình” [33, tr.453].
Mỗi nền văn hóa lại có một dấu ấn riêng phù hợp với nơi nó sinh ra, phù hợp
với con người sinh sống ở đó, phù hợp đặc tính riêng làm nên bản sắc riêng biệt của
từng dân tộc. Ở nước ta với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có màu sắc tạo nên
bản sắc riêng của dân tộc mình. Vậy bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt định nghĩa bản sắc là “Màu sắc, tính chất riêng,
tạo thành đặc điểm chính” [31, tr.31]. Về từ nguyên tiếng Hán thì bản sắc là màu
gốc chưa bị pha trộn là sắc thái tự nhiên chưa bị đẽo gọt.
Nói đến bản sắc văn hóa là nói đến những giá trị hạt nhân “Nói tới cái phần
ổn định trong văn hóa” [20, tr.114] nghĩa là không phải nói tới tất cả các giá trị mà
chỉ nói đến những giá trị có tính hạt nhân vì “Bản sắc chính là văn hóa, song không
phải bất cứ yếu tố văn hóa nào cũng được xếp vào bản sắc. Người ta chỉ coi những
yếu tố văn hóa nào giúp phân biệt một cộng đồng văn hóa này với một cộng đồng
văn hóa khác là bản sắc” [34] như vậy khái niệm bản sắc có hai quan hệ cơ bản,
thứ nhất xét về quan hệ bên ngoài thì nó là dấu hiệu để phân biệt các cộng đồng với
nhau và thứ hai xét về quan hệ bên trong nó chỉ tính đồng nhất mà mỗi cá thể trong
một cộng đồng văn hóa phải có.
Khi nói đến sự ổn định trong văn hóa cũng chính là nói đến mặt bất biến đã
được định hình của văn hóa, nhưng nói như vậy cũng chỉ mang tính tương đối mà
thôi bởi vì không có một nền văn hóa nào là nền văn hóa chung và duy nhất cho tất
cả các nền văn hóa và ở trong cái chung ấy thì mỗi dân tộc lại có một bản sắc văn
hóa riêng làm nên diện mạo của dân tộc.

9


Theo nhà thơ Tố Hữu thì “Mỗi dân tộc tồn tại và phát triển đều có bản sắc,

bản lĩnh nhất định” [26], bởi không có một nền văn hóa nào lớn hơn một nền văn
hóa nào cả và mỗi dân tộc dù lớn hay nhỏ đều có màu sắc truyền thống văn hóa
riêng của mình và họ luôn có ý thức nuôi dưỡng, làm phong phú thêm truyền thống
của tộc người hình thành nên bản sắc dân tộc.
Tác giả Thành Duy cho rằng “Bản sắc dân tộc là tổng thể những tính chất,
tính cách, đường nét, màu sắc, biểu hiện ở một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát
triển của dân tộc ấy, đồng thời giúp dân tộc ấy giữ vững được tính thống nhất, tính
nhất quán, tính độc đáo của bản thân mình trong quá trình phát triển” [10, tr.19].
Mỗi một dân tộc trên thế giới đều có lịch sử hình thành và phát triển riêng của tộc
người đã được định hình trong dấu ấn văn hóa vì vậy dân tộc có lịch sử riêng thì ắt
hẳn sẽ có một nền văn hóa riêng và “Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất,
tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo của một
dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc đó, giúp cho dân tộc đó giữ
vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán của bản thân mình trong
quá trình phát triển” [21, tr.77-78].
Tác giả Trần Thị Việt Trung thì cho rằng “Bản sắc dân tộc là những nét
riêng biệt độc đáo của một nền văn hóa, văn học bao gồm những giá trị bền vững,
những tinh hoa văn hóa, văn mạch của dân tộc được vun đắp qua lịch sử, tạo thành
phong cách dân tộc”[54, tr.26].
Khái niệm bản sắc văn hóa có nhiều nét tương đồng về cơ bản là thống nhất
với khái niệm tính dân tộc. Tại hội nghị Văn hóa miền núi năm 1987, cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã nhận định “Nói tới văn hóa thì phải có vấn đề dân tộc, nói văn
học, nghệ thuật phải có vấn đề dân tộc”. Tính dân tộc là một thuộc tính tất yếu của
văn nghệ, xuất phát từ mối liên hệ qua lại giữa văn học và dân tộc vì tác phẩm văn
học là sự tự biểu hiện tâm hồn của chính tác giả người dân tộc ấy.
Tính dân tộc là phẩm chất của văn học, là một phạm trù lịch sử và không
phải là bất biến, văn học phục vụ dân tộc vì vậy trải qua các giai đoạn khác nhau
của lịch sử thì văn học cũng phải biến đổi theo.

10



Ta có thể thấy tính dân tộc thể hiện trên ba phương diện ngôn ngữ, tính cách
dân tộc và phong tục tập quán, lối sống “Tính dân tộc chính là bản sắc văn hóa của
một dân tộc, có mối quan hệ hữu cơ đến lịch sử hình thành và phát triển của mỗi
dân tộc cũng như mỗi nền văn hóa dân tộc” [10, tr.17]. Tính dân tộc trong văn học
là đặc điểm độc đáo tạo nên phong cách riêng cho sáng tác của một dân tộc và phân
biệt nó với sáng tác của một dân tộc khác.
Nói đến bản sắc văn hóa dân tộc trong văn học nghệ thuật chính là nói đến
chiều sâu phản ánh những giá trị văn hóa, con người Việt Nam tới mức độ nào
trong sáng tác văn học nghệ thuật. Vậy bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện ở
những phương diện nào?
1.1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác văn học
Văn học nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo… là những bộ
phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hóa. Nói tới văn hóa của một dân tộc thì
không ai không nghĩ tới văn học, bởi văn học có một vị trí không thể thiếu trong
mỗi nền văn hóa nên các tác giả luôn ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc và coi đây là
một phẩm chất cần phải phấn đấu trong sáng tác, bởi nó là vấn đề có liên quan mật
thiết tới sự tồn vong của một dân tộc nói chung và văn học nói riêng, mất bản sắc
dân tộc trong văn học thì văn học của dân tộc đó cũng không còn. Vì vậy giá trị
của một tác phẩm văn học được xác định trước hết bởi bản sắc dân tộc của nó
“Bản sắc dân tộc trong văn học là do chính nhà văn dân tộc sáng tạo ra… nó là sự
thể hiện tâm hồn, tính cách dân tộc qua cách cảm, cách nghĩ, cách nói riêng của
nhà văn, là sự thể hiện một cách đẹp đẽ, sáng tạo những truyền thống văn hóa của
dân tộc trong những điều kiện lịch sử nhất định” [54, tr.108]. Qua đó cho thấy bản
sắc dân tộc trong văn học dân tộc thiểu số được thể hiện trên tất cả các phương diện
từ đội ngũ sáng tác đến nội dung phản ánh lẫn phương diện nghệ thuật biểu hiện.
Về chủ thể sáng tạo
Suy cho cùng thì một tác phẩm văn học đều là “Sản phẩm tinh thần của một
chủ thể sáng tạo cụ thể” [21, tr.32] mỗi một tác phẩm văn học đều là đứa con tinh

thần của các nhà văn, nhà thơ, là biểu hiện của sự đào bới, tìm tòi và mổ xẻ, tái hiện
lại một cách chân thực chính tâm hồn của tác giả. Đối với mảng văn học các dân tộc

11


thiểu số, đa phần các thế hệ nhà văn, nhà thơ đều là con em của các dân tộc thiểu số
được sinh ra và lớn lên trên những mảnh đất quê hương thuộc miền núi cao của tổ
quốc nên họ am hiểu và chịu sự quy định của môi trường xã hội, văn hóa ấy. Các
nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số đã sớm được hít thở trong bầu không khí văn hóa
của dân tộc mình, họ đại diện cất lên tiếng nói của dân tộc mình và đưa những nét
bản sắc văn hóa dân tộc vào trong các tác phẩm một cách tự nhiên nhất dưới nhiều
cung bậc cảm xúc.
Về phương diện nội dung
Bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện rất phong phú, đa dạng dưới nhiều
đề tài với nhiều đối tượng phản ánh sinh động, cụ thể từ thiên nhiên đến con
người với những nét sinh hoạt văn hóa in đậm dấu ấn phong tục tập quán nghìn
đời. Ngay ở việc lựa chọn đề tài đã tạo nên bản sắc riêng cho mỗi dân tộc, mỗi
vùng miền văn hóa, chúng ta chỉ có thể tìm thấy hình ảnh tiếng cồng chiêng trong
những sáng tác của các tác giả dân tộc thiểu số về vùng đất Tây Nguyên đầy nắng
gió hay hình ảnh những điệu then, sli, lượn đặc trưng chỉ có trong sáng tác của các
dân tộc Tày - Nùng vùng núi phía Bắc, đây là những biểu tượng văn hóa đại diện
tiêu biểu của vùng miền được tác giả lựa chọn phản ánh với kinh nghiệm của mình
để dẫn dắt người đọc thâm nhập vào tác phẩm.
Các tác giả dân tộc thiểu số được sinh ra trong môi trường thiên nhiên rừng
núi nên tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên cuộc sống đã trở thành một
truyền thống tốt đẹp và được chú trọng nhiều hơn cả. Thiên nhiên có một vị trí rất
đặc biệt đối với các tác giả người dân tộc thiểu số, nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức
mỗi tác giả, họ dành nhiều trang viết về quê hương núi rừng thân thuộc với những
dãy núi trùng điệp cao vút ẩn hiện trong mây, những cánh rừng xanh mướt nhẹ

nhàng uốn lượn, những con thác bạc hùng vĩ từ trên cao như một dải lụa đào chảy
xuống hai bên bờ in bóng những nương ngô tạo nên vẻ đẹp vừa hoang sơ quyến rũ,
vừa hư vừa thực, vừa thơ mộng trữ tình. Thiên nhiên còn là nơi gắn bó với cuộc
sống con người, thiên nhiên chở che, là nơi gửi gắm tình cảm của con người và là
nguồn đề tài bất tận cho các tác giả người dân tộc thiểu số.

12


Bên cạnh phản ánh tình yêu thiên nhiên đất nước, trong những trang viết của
các tác giả người dân tộc thiểu số ta còn bắt gặp không khí lao động hăng say với sự
gắn bó hòa quyện vào thiên nhiên đất trời của con người. Người dân tộc thiểu số
không chỉ là những người nông dân miền núi khỏe mạnh, giản dị, thật thà, yêu lao
động mà họ còn biết yêu quê hương làng bản, yêu tha thiết cách mạng, không sợ hi
sinh gian khổ mà luôn sẵn sàng đứng lên chiến đấu mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng với
một tinh thần quật cường góp phần làm nên chiến thắng. Khi cuộc sống hòa bình trở
lại họ reo lên tiếng ngân vang hướng về cội nguồn văn hóa dân tộc với những tư
tưởng tiến bộ, luôn ý thức đấu tranh chống lại những hủ tục lạc hậu để xây dựng
một lối sống văn minh cho dân tộc trong quá trình phát triển đất nước. Họ là những
con người có hoàn cảnh éo le nhưng luôn vượt lên số phận bằng ý chí nghị lực phi
thường, tuy cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn vất vả nhưng trong tâm hồn họ
không bao giờ mất đi cái phần lãng mạn bay bổng.
Không chỉ phản ánh chân thực tâm lí tính cách con người và những nét đẹp
hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên mà các tác giả còn đi sâu miêu tả những nét đẹp
sinh hoạt văn hóa đã ổn định trong đời sống với những phong tục tập quán rất
phong phú và đa dạng của cộng đồng người dân tộc thiểu số. Đó là phong tục ma
chay độc đáo được cử hành qua nhiều nghi lễ khác nhau ở mỗi dân tộc, những đám
cưới hỏi với nhiều màu sắc riêng biệt đến việc lựa chọn vị trí địa lí sinh sống hay
những dấu ấn riêng trong tổ chức quần cư. Đó còn là điệu hát đối đáp Quan làng
của người Tày trong thủ tục xin dâu tại đám cưới hỏi, thể hiện cái tài ứng xử thông

minh nhanh nhẹn của người dẫn đầu, hay tiếng gọi tha thiết yêu thương trong làn
điệu Nàng ới của người dân tộc Nùng cho tới những lễ hội đón chào một mùa xuân
mới với những trò chơi dân gian tung còn, đánh yến, đánh quay lung linh màu sắc…
tất cả đều được các tác giả dân tộc thiểu số ghi lại trong những trang viết của mình
với một niềm tự hào và ý thức tự tôn dân tộc, cho thấy bộ mặt văn hóa của từng dân
tộc và tạo nên sự đa dạng cho màu sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Về phương diện nghệ thuật
Bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện ở ngôn ngữ sáng tác, mỗi một dân tộc
đều có một ngôn ngữ riêng và mỗi một tác giả người dân tộc thiểu số đều đặc biệt

13


chú ý sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của dân tộc mình trong sáng tác văn học. Đây là một
nét rất đặc biệt làm nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam
hiện đại nói chung. Các tác giả rất coi trọng ngôn ngữ mẹ đẻ trong sáng tác văn
chương, nổi lên là các tác giả người dân tộc Tày, họ luôn ý thức đưa ngôn ngữ mẹ
đẻ cất giữ vào trong văn học. Ngôn ngữ mẹ đẻ là kho tàng quý giá kết tinh những
giá trị truyền thống quý báu của dân tộc. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư
tưởng, nhiều tác phẩm sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác đã thể hiện rất độc
đáo lối cảm, lối nghĩ của người dân tộc thiểu số với tư duy và tính cách dân tộc, thể
hiện ý thức tự tôn dân tộc và đưa ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển lên một tầm cao mới.
Bản sắc dân tộc còn được thể hiện ở sự vận dụng các thể loại truyền thống,
mỗi một dân tộc đều có một kho tàng văn học truyền thống với một hệ thống thi
pháp là nền tảng để các tác giả người dân tộc vận dụng vào trong sáng tác của mình.
Bên cạnh các thể thơ năm chữ, thể thơ bẩy chữ, thì thể thơ lục bát được các tác giả
người dân tộc vận dụng nhiều nhất và đem đến nhiều thành công nhất trong việc thể
hiện nội dung tư tưởng của tác giả.
Kết cấu của tác phẩm cũng là một phương diện thể hiện rõ bản sắc văn hóa
dân tộc, kết cấu trong truyện dân gian của mỗi dân tộc đều có những nét khác biệt

được nhận biết qua những đặc điểm riêng. Việc kế thừa và vận dụng kết cấu ấy ở mỗi
tác giả người dân tộc thiểu số thông qua thế giới hình tượng, giọng điệu, các motif,
các thủ pháp, các hình ảnh văn hóa giúp cho việc thể hiện quan điểm thẩm mĩ của tác
giả được dễ dàng hơn và mang hơi thở riêng truyền thống đặc sắc của từng dân tộc.
Bản sắc văn hóa còn được thể hiện ở hệ thống nhân vật, bất cứ tác phẩm văn
học nào cũng đều có sự xuất hiện của nhân vật, văn học không thể thiếu nhân vật
bởi thông qua nhân vật các tác giả mới có thể xây dựng nên thế giới hình tượng của
mình để thể hiện quan điểm, cái nhìn của mình về hiện thực khách quan. Thông qua
hệ thống nhân vật mà người đọc có thể nhận thấy được chiều sâu tư tưởng và những
thông điệp văn hóa trong việc phản ánh bản sắc dân tộc của tác giả.
Như vậy, có thể thấy bản sắc văn hóa thể hiện trên nhiều phương diện trong
tác phẩm văn học, văn học là sự biểu hiện văn hóa vì vậy qua tác phẩm văn học
chúng ta bắt gặp những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời được kết tinh dưới ngòi

14


bút tài năng của các tác giả dân tộc thiểu số thẩm thấu vào trong các tác phẩm văn
học từ phương diện nội dung đến nghệ thuật phản ánh, làm nên một bức tranh đa
sắc màu về cuộc sống, con người miền núi và một nền văn học dân tộc thiểu số hiện
đại đậm đà bản sắc dân tộc.
1.2. Nhà văn Nông Viết Toại trong dòng chảy của văn học dân tộc thiểu số Việt
Nam hiện đại
1.2.1. Vài nét về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Vài nét về các dân tộc thiểu số Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với 54 thành phần dân tộc anh em, ước
tính dân số đến năm 2016 đạt gần 92 triệu người được xếp theo ba ngữ hệ và tám
nhóm ngôn ngữ đó là: Việt - Mường, Tày -Thái, Mông - Dao, Tạng - Miến, Kadai,
Môn - Khơme, Nam Đảo, Hán. Trong đó nhóm Tày - Thái gồm tám dân tộc cư trú
chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc nước ta với nghề trồng lúa nước và làm nương rẫy.

Theo một vài số liệu điều tra cho thấy người Kinh chiếm phần đa số với gần
90% dân số được phân bố rộng khắp trên cả nước nhưng chủ yếu là ở vùng đồng
bằng, ven biển, hải đảo. 53 dân tộc thiểu số còn lại chiếm hơn 10% dân số của cả
nước, trong đó người Tày chiếm số lượng nhiều hơn cả, sau đó là các dân tộc Thái,
Mường, Khơme, H’mông cho đến những dân tộc có số lượng rất ít như Si La, Pu
Péo, Rơ Măm, BRâu, Ơ Đu phân bố trên khắp cả nước nhưng tập trung nhiều dân
tộc sinh sống lâu đời nhất đó là vùng núi phía Bắc chiếm tới 62% (2009) dân số của
toàn miền, phân bố đông ở nhiều tỉnh như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hòa
Bình với dân tộc Tày chiếm số lượng nhiều nhất.
Người dân tộc thiểu số thường tổ chức xây dựng gia đình theo chế độ phụ hệ
trong đó người đàn ông làm chủ gia đình và đảm đương những công việc lớn, nặng
nhọc còn phụ nữ đảm đương những công việc nhẹ nhàng hơn và nội trợ. Mỗi dân
tộc lại cư trú ở một vị trí địa lí khác nhau, người Mường thường ở ven chân núi,
người Thái ở ngay giữa cánh đồng, người Tày - Nùng thường chọn những sườn đồi
sườn núi, đặc biệt người H’mông và người Dao thường ở những vị trí rất cao, đi lại
khó khăn hiểm trở vì trong quan niệm họ là con Giàng (con trời) nên phải ở trên tất

15


cả các dân tộc còn lại. Mặc dù sinh sống ở nhiều vị trí địa lí khác nhau nhưng các
dân tộc thường tổ chức nơi ở quần cư với nhiều hộ gia đình tập trung lại theo các
đơn vị làng, bản, mường với thiết chế tự quản dưới sự đứng đầu của trưởng thôn,
trưởng bản để hỗ trợ nhau trong cuộc sống.
Nhà cửa của các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc chủ yếu lấy vật liệu từ
thiên nhiên, người Tày - Nùng thường sử dụng những cây gỗ lớn để làm nhà sàn
truyền thống với bốn mái lợp bằng ngói máng và được chia làm ba tầng riêng biệt.
Người H’mông còn có sự kết hợp giữa nhà sàn và nhà đất nhưng nét chung trong xây
dựng nhà ở của người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đó là sự quy định rõ ràng

không gian trong xây dựng nhà cửa.
Các dân tộc thiểu số chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp trồng trọt canh tác
và chăn nuôi với hình thức tự cung tự cấp. Người Tày - Nùng thường sử dụng lúa
gạo, người H’Mông, Dao thường sử dụng ngô làm thực phẩm chính. Họ thường
chăn nuôi gia súc để phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi gia cầm để cải thiện bữa ăn
trong cuộc sống. Với đời sống sản xuất khép kín nên người dân tộc thiểu số thường
sử dụng những vật liệu do chính mình làm ra. Trang phục của người dân tộc thường
được làm từ sợi bông, sợi lanh, vỏ cây, mỗi trang phục đại biểu cho một vẻ, một dân
tộc, người dân tộc Tày - Nùng chuộng sự đơn giản thường quấn khăn xếp trên đầu
kết hợp với màu xanh trong tấm áo nhuộm chàm nổi tiếng, người H’mông - Dao lại
chọn cho mình trang phục cầu kì nhiều màu sắc rực rỡ đi kèm với những trang sức
làm bằng bạc trắng như những lá bùa hộ mệnh.
Đời sống tinh thần của người dân tộc thiểu số cũng hết sức phong phú, đó là
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nhiều dân tộc, người dân tộc chủ yếu sống bằng nghề
nông nghiệp nên còn có tín ngưỡng đa thần xuất hiện ở người Tày - Nùng với các
miếu thành hoàng, ngoài ra còn có tín ngưỡng vật tổ mà đại diện là người dân tộc
Dao, đối với người Dao họ coi con chó là thủy tổ của mình nên sẽ không bạc đãi
hay giết thịt.
Đời sống tinh thần của người dân tộc thiểu số còn được biểu hiện qua các lễ
hội rất độc đáo, người Tày có lễ hội lồng tồng, nàng Hai, người H’Mông có lễ hội
gầu tào, người Dao có dun pùn gắn với sản xuất nông nghiệp hay những lễ hội gắn

16


với các anh hùng lịch sử như lễ hội Dương Tự Minh ở đền Đuổm - Thái nguyên hay
lễ hội về người anh hùng Nùng Trí Cao ở vùng đất Cao Bằng, phản ánh tinh thần
của người dân tộc thiểu số và là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống lịch sử của
dân tộc.
Có thể thấy rằng các dân tộc thiểu số đã sản sinh ra một nền văn hóa truyền

thống lâu đời với một sức hấp dẫn riêng được thể hiện qua nhiều phương diện, khi
nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại chưa ra đời những giá trị ấy vẫn âm
ỉ cháy trong chính tâm hồn của mỗi dân tộc, đến khi nền văn học dân tộc thiểu số
hình thành và phát triển những giá trị vĩnh cửu ấy đã đi vào văn học như một tất yếu
khách quan tạo nên màu sắc văn hóa dân tộc rất độc đáo cho mảng văn học này.
Vài nét về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Đến nay nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại đã khẳng định
được vai trò và vị trí của mình trong nền văn học dân tộc, được coi là một bộ phận
không thể thiếu trong nền văn học nước nhà, luôn hòa vào dòng chảy chung của nền
văn học Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa. Để có được vị trí như vậy nền văn
học các dân tộc thiểu số đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển với nhiều
thành tựu. Nhìn lại quá trình vận động của nền văn học các dân tộc thiểu số, thông
qua khảo sát tài liệu của một số nhà nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng giai đoạn
1930 - 1945, mảng thơ ca cách mạng các dân tộc thiểu số đã ra đời với các tác giả là
người dân tộc thiểu số chủ yếu hoạt động trong phong trào cách mạng đã đặt nền
móng cho thơ ca cách mạng các dân tộc thiểu số Việt Nam phát triển và tác động
mạnh mẽ đến nhiều tên tuổi ở giai đoạn sau, tuy nhiên có thể khẳng định rằng trước
năm 1945 nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại chưa được hình
thành, chúng ta hầu như không thấy sự xuất hiện của một tác phẩm văn xuôi nào
của người dân tộc thiểu số mà chủ yếu độc giả mới chỉ được biết đến thiên nhiên,
cuộc sống và con người miền núi có phần kì bí rùng rợn qua các sáng tác của các
tác giả là người Kinh như Lan Khai, Thế Lữ, Nhất Linh, Nguyễn Tuân, Lê Văn
Trương, Thanh Tịnh… đặc biệt là Nam Cao, Nguyên Ngọc, Tô Hoài là những
người có công rất lớn, thôi thúc cho việc hình thành, phát triển nền văn xuôi dân tộc
thiểu số và tác động không nhỏ đến cảm hứng sáng tác trong văn xuôi người dân tộc
thiểu số.

17



Thắng lợi của cách mạng tháng tám 1945 đã tạo ra một dấu mốc rất lớn trong
lịch sử của dân tộc ta trên nhiều lĩnh vực trong đó có văn học, từ đây nền văn học
các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại chính thức được hình thành và phát triển.
Giai đoạn 1945 - 1954 là thời kì thơ ca Việt Nam nói chung phát triển mạnh mẽ
trong đó có mảng thơ các dân tộc thiểu số, hầu hết các thi phẩm được sáng tác bằng
tiếng dân tộc và còn chịu ảnh hưởng rất rõ nét của nền văn học dân gian. Các tác
phẩm chủ yếu ra đời từ phong trào cách mạng nên đối tượng chính mà họ hướng tới
là cuộc sống và con người miền núi trong kháng chiến nhằm phục vụ cho chủ
trương, chính sách của Đảng với đồng bào dân tộc thiểu số miền núi với các tác giả
như Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Hoàng Cầm Biêu, Lương
Quy Nhân, Bàn Tài Đoàn… đến giai đoạn 1954-1975 khi đất nước thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược, sáng tác của các tác giả dân tộc thiểu số tiếp tục bám sát với
nhiệm vụ cách mạng nhưng có sự mở rộng về phạm vi phản ánh với một lớp tác giả
mới được đào tạo và có trình độ văn hóa như Mã A Lềnh, Mã Thế Vinh, Triều Ân,
Vương Anh... với sự xuất hiện của nhiều tập thơ đại diện cho nhiều dân tộc và có sự
phân hóa rõ rệt về xu hướng sáng tác.
Dưới sự định hướng của Đảng, đặc biệt sau Đại hội văn nghệ toàn quốc lần
thứ hai năm 1957 nhiều tác phẩm văn học dân gian dân tộc thiểu số đã được dịch ra
tiếng phổ thông và được lưu hành rộng rãi. Cùng với sự dìu dắt của một số tác giả
người kinh thì văn xuôi các dân tộc thiểu số thực sự được ra đời với truyện ngắn
“Ché Mèn được đi họp” (1958) của Nông Minh Châu, tuy còn nhiều hạn chế về
mặt nghệ thuật nhưng nó được coi là cái dấu mốc khởi đầu cho sự xuất hiện của nền
văn xuôi dân tộc thiểu số để từ đó mở đường cho hàng loạt những cây bút người
dân tộc thiểu số tự tin hơn trong việc phản ánh cuộc sống và con người miền núi với
những sáng tác của Triều Ân, Vi Hồng, Nông Viết Toại, Hoàng Hạc… nhưng phải
đến những năm 1960 trở đi mảng truyện ngắn mới khẳng định được sự có mặt của
mình trong đời sống văn xuôi Việt Nam qua những đóng góp lớn của Vi Hồng với
hàng loạt tác phẩm giá trị như: “Ngôi sao đỏ trên đỉnh núi Phja Hoàng” (1960),
“Cây su su noọng Ỷ (1962), “Nước suối tiên đào” (1963). Nhà văn Triều Ân cũng
đóng góp cho mảng văn học này với: “Chặt cổ rồng” (1962), “Bên bờ suối tiên”

(1962) để đến cuối những năm 60 thể loại truyện ngắn phát triển rất mạnh mẽ với
18


nhiều tuyển tập. Có thể khẳng định Nông Minh Châu cùng với Vi Hồng và Triều
Ân là những người đi tiên phong, khai sáng cho nền văn xuôi các dân tộc thiểu số
Việt Nam hình thành và phát triển.
Trước 1960 chủ yếu là thơ, nhưng với sự xuất hiện của văn xuôi thì nền văn
học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại đã được hoàn thiện về mặt thể loại. Tiểu
thuyết xuất hiện năm 1964 với “Muối lên rừng” của Nông Minh Châu, đây được
coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học các dân tộc thiểu số.
Bên cạnh văn xuôi thì kịch miền núi cũng ra đời và phát triển vào những
năm 1960 - 1964 với các vở kịch cách mạng. Từ 1965 kịch miền núi càng phát triển
mạnh hơn với những vở kịch phản ánh tinh thần chiến đấu của nhân dân các dân tộc
thiểu số miền núi.
Khi nền văn học dân tộc thiểu số hiện đại phát triển với nhiều thể loại, hoạt
động nghiên cứu lí luận phê bình xuất hiện như một quy luật với bài viết phê bình
đầu tiên là “Kể ít chuyện làm thơ” của Nông Quốc Chấn. Đến 1960 trở đi khi thơ ca
phát triển với nhiều tập thơ đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu phê bình với
những bài nghiên cứu về văn hóa, văn học các dân tộc thiểu số của nhiều tác giả
thuộc nhiều dân tộc trong đó có cả những cây bút người kinh.
Trong khoảng ba mươi năm đầu tiên hình thành và phát triển, từ sau 1975
nền văn học các dân tộc thiểu số đã bắt đầu có được những thành tựu nhất định. Ở
giai đoạn này thơ ca các dân tộc thiểu số tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhất với đội
ngũ đông đảo và thuộc nhiều dân tộc. Bên cạnh những tác giả thuộc thế hệ trước
như Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Lương Quy Nhân, Triều Ân, Bàn Tài Đoàn,
Cầm Biêu… vẫn tiếp tục sáng tác thì thời kì này xuất hiện nhiều cây bút trẻ mới vào
nghề nhưng có sức sáng tạo mạnh mẽ với nhiều cách thể hiện khác nhau đã cho ra
đời hàng trăm tác phẩm như Ma Trường Nguyên, Y Phương, Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo
Mìn, Lâm Quý, Dương Thuấn, Triệu Kim Văn… đây là thời kì đất nước hoàn toàn

giải phóng nên thơ ca các dân tộc thiểu số đã phản ánh một cách sinh động cuộc
sống và con người miền núi với tiếng hát ca ngợi cuộc sống, niềm tự hào tự tôn dân
tộc trong thời đại mới và khẳng định sức sống trường tồn mãnh liệt của dân tộc.
Sau 1975 văn xuôi phát triển với nhiều sáng tác của Nông Minh Châu như
“Tiếng chim gô” (1979). Vi Hồng với “Vãi đàng” (1980), tiểu thuyết “Đất bằng”
19


×