Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

chương trình quan trắc nước mặt hệ thống nước hồ trúc bạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 39 trang )

PHỤ LỤC

Page 1


LỜI MỞ ĐẦU
Hà Nội là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế xã hội nhất nước
ta.Với đặc điểm về địa hình thấp, Hà Nội có nhiều loại hình thuỷ vực đặc trưng
như ao, hồ, sông tiêu dẫn nước thải.Trong đó, hồ là loại thuỷ vực khá lớn liên
quan trực tiếp đến đời sống văn hoá, phong tục tập quán và nuôi trồng thuỷ sản
của cư dân sống trong khu vực và cả nước.Hà Nội có 19 hồ với diện tích mặt
nước xấp xỉ 547 ha. Trong đó hồ Trúc Bạch là một địa danh gắn liền với nhiều
lịch sử, văn hoá của người Hà Nội.Hồ Trúc Bạch có chức năng điều hoà không
khí cũng như là một sinh cảnh quan trọng trong việc cân bằng sinh thái và bảo
vệ môi trường của thủ đô. Đây là một tài sản quý giá tồn tại song song với sự
phát triển kinh tế,xã hội, văn hoá và du lịch của Hà Nội. Tuy nhiên trong bối
cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay, chất lượng nước hồ và đặc trưng thuỷ
sinh vật hồ Trúc Bạch đã có nhiều thay đổi theo hướng xấu đi.
Bởi vậy, việc quan trắc đánh giá hiện trạng chất lượng nước là việc làm cần
thiết để từ đó có thể đưa ra một số biện pháp nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học
trong hệ sinh thái hồ, đảm bảo chất lượng nước hồ ở mọi khía cạnh trong tiến
trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.Vì vậy, chúng tôi đã thực
hiện chương trình quan trắc nước mặt hệ thống nước hồ Trúc Bạch.

Page 2


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật
− Định nghĩa quan trắc môi trường là một quá trình đo đạc thường xuyên một


hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hoá học và sinh học của các thành phần
môi trường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp
và quy trình đo lường, để cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính
xác cao và có thể đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường.
− Ở Việt Nam quan trắc môi trường là hoạt động then chốt, không thể thiếu trong
công tác quản lý và bảo vệ môi trường
− Hệ thống căn cứ pháp lý và kỹ thuật của chương trình quan trắc tại Việt Nam
bao gồm:
− Luật và Nghị định của Việt Nam:
• Luật Bảo vệ môi trường 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2006.
• Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường
• Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường.
• Thông tư số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2007 về Hướng dẫn
bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
• Nội dung cơ bản của thông tư số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm
2007 về Hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan
trắc môi trường.
• Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường.
• Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Page 3





Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT về Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng môi trường:


TCVN 5994:1995 - Chất lượng nước lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự
nhiên và nhân tạo.



QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt.



QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Tiêu chuẩn lấy mẫu:



TCVN 5754:1993 Không khí vùng làm việc, phương pháp xác định nồng độ
hơi khí độc phương pháp chung lấy mẫu.



TCVN 5999:1995 Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.




TCVN 5996:1995._ Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và
suối.



TCVN 6663-1:2011._ Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập
chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu.



TCVN 6663-6:2008._ Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu
ở sông và suối.



TCVN 6663-3:2008._ Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn bảo quản
và xử lý mẫu.
Tiêu chuẩn phân tích



TCVN 6177:1996 ISO 6332:1988 Chất lượng nước – xác định bằng phương
pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1.10 Phenantrolin.



TCVN 6492:2011 ISO 10523:2008 Chất lượng nước – xác định pH.




TCVN 6494-1:2011 ISO 10304-1:2007 Chất lượng nước – xác định các anion
hòa tan bằng phương pháp sắc kí lỏng ion. Phần I: xác định Bromua, Clorua,
Florua, Nitrat, Nitrit, Photphat, Sunfat hòa tan.
Page 4


Yêu cầu kỹ thuật






Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước mặt thực hiện theo hướng dẫn của các
tiêu chuẩn quốc gia: - TCVN 5992:1995 (ISO 5667 -2: 1991) - Chất lượng
nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
TCVN 5993:1995 (ISO 5667 -3: 1985) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng
dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
TCVN 5994:1995 (IS O 5667-4: 1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng
dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhi ên và nhân tạo.
TCVN 5996:1995 (ISO 5667 -6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng
dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước mặt thực hiện theo
hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của
các tổ chức quốc tế:













TCVN 6492-1999 (ISO 10523 -1994) - Chất lượng nước – Xác định pH.
TCVN 5499-1995. Chất lượng nước – Xác định oxy hoà tan Phương pháp
Winkler.
TCVN 6625-2000 (ISO 11923 -1997) - Chất lượng nước- Xác định chất rắn lơ
lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh.TCVN 6001-1995 (ISO 5815
-1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxi sinh hoá sau 5 ng ày (BOD5)

TCVN 6491-1999 (ISO 6060 -1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy
hoá học.
TCVN 6494-1999 - Chất lượng nước - Xác định các ion Florua, Clorua, Nitrit,
Orthophotphat, Bromua, Nitrat và Sunfat hoà tan b ằng sắc ký lỏng ion.
TCVN 6194-1996 (ISO 9297 -1989) - Chất lượng nước – Xác định Clorua.
Phương pháp chu ẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (ph ương pháp MO).
TCVN 6195-1996 (ISO 10359 -1-1992) - Chất lượng nước – Xác định florua.
Phương pháp dò điện hóa đối với n ước sinh hoạt và nước bị ô nhiễm nhẹ.
TCVN 6178-1996 (ISO 6777 -1984) - Chất lượng nước – Xác định nitrit.
Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử
TCVN 6180-1996 (ISO 7890 -3-1988) - Chất lượng nước – Xác định nitrat Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic.
TCVN 5988-1995 (ISO 5664 -1984) - Chất lượng nước - Xác định amoni Phương pháp chưng cất và chuẩn độ.

Page 5



















TCVN 6181-1996 (ISO 6703 -1-1984) - Chất lượng nước – Xác định xyanua
tổng.
TCVN 6336-1998 (ASTM D 2330 -1988) - Phương pháp thử chất hoạt động bề
mặt bằng metylen xanh.
TCVN 5991-1995 (ISO 5666 -3-1984) - Chất lượng nước - Xác định thủy ngân
tổng số bằng ph ương pháp quang ph ổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa –
Phương pháp sau khi vô cơ hóa với
TCVN 6053-1995 (ISO 9696 -1992) - Chất lượng nước - Đo tổng hợp độ phóng
xạ anpha trong n ước không mặn - Phương pháp ngu ồn dày.
TCVN 6177-1996 (ISO 6332 -1988) - Chất lượng nước – Xác định sắt bằng

phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 - phenantrolin.
TCVN 6193-1996 (ISO 8288 -1986) - Chất lượng nước – Xác định coban,
niken, đ ồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn
lửa.
TCVN 6197–1996 (ISO 5961 -1994) - Chất lượng nước – Xác định cadimi
bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử.
TCVN 6222-1996 (ISO 9174 -1990) - Chất lượng nước – Xác định crom tổng –
Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử
TCVN 6626-2000 (ISO 11969 -1996) - Chất lượng nước – Xác định asen.
Phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua).
TCVN 6216-1996 (ISO 6439 –1990) - Chất lượng nước - Xác định chỉ số
phenol. Ph ương pháp trắc phổ dùng 4-aminoantipyrin sau khi chưng cất.
TCVN 5070-1995 - Chất lượng nước - Phương pháp kh ối lượng xác định dầu
mỏ và sản phẩm dầu mỏ.
TCVN 6053-1995 (ISO 9696 –1992) - Chất lượng nước - Đo tổng hợp độ
phóng xạ anpha trong n ước không mặn. Ph ương pháp nguồn dày.
TCVN 6219-1995 (ISO 9697 –1992) - Chất lượng nước - Đo tổng hợp độ
phóng xạ beta.
TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm vi
khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt v à Escherichia coli giả định.

1.2.Mục tiêu quan trắc và nhiệm vụ chương trình quan trắc
1.2.1. Mục đích quan trắc:


Quan trắc được tiến hành nhằm xác định tác động ô nhiễm tới con người và môi
trường sống xung quanh.
Page 6








Quan trắc được tiến hành để nghiên cứu,đánh giá quan hệ của chất ô nhiễm môi
trường với các thành phần môi trường.
Quan trắc được thực hiện để đánh giá sự cần thiết đối với việc kiểm soát sự phát
thải của chất ô nhiễm và xác định tiêu chuẩn phát thải.
Trong vấn đề tích lũy chất ô nhiêm,quan trắc có mục tiêu hướng tới kiểm soát
các sản phẩm sinh ra ô nhiễm và tạo ra các sản phẩm sạch…
Quan trắc được thực hiện để có một mốc lịch sử về chất lượng môi trường và
tạo ra cơ sở dữ liệu môi trường

1.2.2. Yêu cầu của quan trắc:
a.Yêu cầu chung: Quan trắc phải bao quát được không gian và thời gian diễn biến
bằng số lượng tối thiểu các trạm và thông số môi trường trong đó chú trọng tới:



Việc lựa chọn được các vị trí thích hợp xây dựng hoặc bố trí trạm quan trắc.Phải
xác định các thời điểm,chu kỳ ,tần số đo đạc( theo mùa,năm,theo tháng)
Quan trắc môi trường phải tập trung vào các vấn đề môi trường quan trọng của
quốc qia,vùng lãnh thổ và các đối tượng chủ yếu( không khí,nước….).Để xác
định các vấn đề cấp thiết và trọng tâm của quan trắc cần phải có các nghiên cứu
xem xét các yếu tố nào là đặc trưng cho sự biến đổi các thông số của mổi
trường.

b.Các yêu cầu khoa học về quan trắc:




+
+




Độ chính xác của số liệu.Điều này phụ thuộc vào: tính đồng nhất số liệu cần
thiết để sánh các số liệu,nghiên cứu về sự biến đổi theo không gian và thời gian
của một yếu tố môi trường nào đó.
Để đảm bảo tính thống nhất của số liệu cần phải:
Thống nhất phương pháp đo đạc( loại máy đo.phương pháp đo),vì mỗi phương
pháp đo có giá trị đo và các đặc điểm sai số khác nhau.
Thống nhất quy trình quy phạm quan trắc: như thời gian đo,vị trí đặt trạm( điểm
đo),độ cao( độ sâu) của điểm đo.
Tính tương quan của số liệu.Mục đích của việc tính toán tương quan,từ đó cho
phép loại trừ các trạm thừa,bổ sung các trạm thiếu vào mạng lưới.
Gắn các số liệu đo đạc với các nguồn biến đổi hoặc cơ chế biến đổi trong môi
trường.
Gắn các thông số quan trắc với mô hình tính toán:
Page 7


Từ các thông số đo điều chỉnh áp dụng cho mô hình cụ thể.
Từ mô hình xác lập điểm đo và ước lượng giá trị đo đạc.


+
+

+

Theo dõi liên tục theo thời gian và các biến đổi môi trường bằng chuỗi số liệu.
Tính hoàn chỉnh đồng bộ của số liệu:
Số liệu đo phải đặc trưng cho vùng đặt trạm đo.
Thông số đo phải đặc trưng cho hiện tượng biến đổi,môi trường chủ yếu của
khu vực khảo sát..
Số liệu đo phải phục vụ mục đích xác định thông số nền,thông số địa
phương,thông số nguồn nhiễm bẩn.

1.3. Các bước cơ bản trong quan trắc

Quản lý môi trường

Sử dụng thông tin

Nhu cầu thông tin

Chương trình quan trắc

Báo cáo

Thiết kế mạng lưới

Phân tích sô liêu

Lây mâu va quan trắc tại hiên trường

Xử lý sô liêu


tích trong
PTN
1.4.Vị trí địa lý và đặc điểm củaPhân
hồ Trúc
Bạch
Sơ lược về địa điểm và vị trí thực hiên quan trắc

Hồ Trúc Bạch cách Hồ Tây bởi con đường Thanh Niên. Đường Thanh
Niên có từ năm 1957 - 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau
khi hồ được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ
bảy cộng sản mở rộng như ngày nay. Trước gọi là đường Cổ Ngư, hình
thành từ một con đê hẹp được đắp ngăn một góc Hồ Tây.

Page 8


Hồ Trúc Bạch có từ thế kỉ XVII khi dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên
Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp con đê ngăn góc đông
nam Hồ Tây để nuôi bắt cá. Từ khi thành một hồ biệt lập, hồ đã đi vào
thư tịch cổ. Sách "Tây Hồ chí" cho biết nguyên ở phía nam hồ có làng
Trúc Yên, có nghề làm mành, do đó nhà nào cũng trồng trúc, trúc mọc
như rừng. Thời chúa Trịnh Giang (1729 - 1740) xây ở đây một cung điện
gọi là Viện Trúc Lâm.Về sau, viện trở thành nơi giam cầm những cung nữ
có lỗi, phải dệt lụa để mưu sinh.Lụa đẹp, bóng bẩy, nổi tiếng khắp kinh
thành, gọi là lụa làng Trúc.
Ven hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc
như đền Quán Thánh ở ngay góc tây nam hồ.Phía đông có chùa Châu
Long (phố Châu Long), tương truyền xây từ thời Trần, là nơi tu hành của
công chúa con vua Trần Nhân Tông. Có đền An Trì, nơi thờ Uy Đô, một
anh hùng chống quân Nguyên.

Ba phía chung quanh hồ phố xá che khuất, chỉ có phía tây giáp đường
Thanh Niên mới bày ra vẻ đẹp êm ả phẳng lặng của mặt hồ. Phía bắc hồ
có một gò đất nhỏ, trên gò có đền thờ Cẩu Nhi gắn với chuyện Lý Công
Uẩn dời đô.
1,5 giới thiệu về trạm xử lý và hệ thống xử lý nước thải hồ Trúc Bạch
1.5.1. Giới thiệu về Trạm xử lý nước thải Trúc Bạch
Trạm xử lý nước thải Trúc Bạch la đơn vị trực thuộc Xí nghiệp Quản lý các Nha
máy Xử lý nước thải, la một trong hai trạm xử lý nước thải thí điểm của thanh phô
Ha Nội, có nhiệm vụ xử lý nước thải tập trung xung quanh khu vực hồ Trúc Bạch
Được hoan thanh va đưa vao vận hanh ngay 01/09/2005, nằm trong gói thầu
CP12 của dự án thoát nước Ha Nội giai đoạn I, Trạm xây dựng trên địa ban
phường Trúc Bạch trên diện tích 1.777m 2. Công suât xử lý nước thải trung bình
của Trạm la 2.300m3/ngay đêm (công suât tôi đa 3.000m 3/ngay đêm) với chât

Page 9


lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B TCVN 5945 – 2005. Lượng nước sau khi
xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép bổ cập vao hồ Trúc Bạch.
1.5.2. Hệ thống xử lý nước thải tại Trạm xử lý nước thải Trúc Bạch
Tại Trạm xử lý nước thải Trúc Bạch, hệ thống xử lý nước thải bằng bùn hoạt
tính theo công nghệ A2/O có khả năng xử lý Nitơ và Phốt pho trong nước thải. Áp
dụng công nghệ xử lý bùn bằng phương pháp ép băng tải va công nghệ xử lý mùi
bằng than hoạt tính.

Hình 3.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải Trúc Bạch

Page 10



Page 11


3.4.1. Bộ phận tiếp nhận
3.4.1.1. Bể lắng cát và song chắn rác
Theo quy trình công nghệ của Trạm xử lý nước thải Trúc Bạch thì nước thải sẽ
được thu gom lại tại công gom va sẽ được đưa vao hệ thông xử lý. Song chắn rác
có tác dụng tách các vật chât lơ lửng có trong nước thải va các vật chât nay sẽ
được bơm chuyển hút sang bể lắng cát.
Tại bể lắng cát những chât rắn như cát, các vật chât nặng khác, … sẽ được lắng
bằng trọng lực. Những vật chât lắng xuông sẽ được bơm chuyển đến thiết bị tách
cát để tiếp tục tách vật chât lắng ra khỏi nước thải, nước thải sau khi tách được
tuần hoan lại bể lắng cát. Trong bể lắng cát có song chắn rác tinh cơ khí tiếp tục
tách các rác trôi lơ lửng ra khỏi nước thải.
3.4.1.2. Bể điều hòa
Bể điều hòa dùng để cân bằng chât nước thải dòng vao va kiểm soát lưu lượng
đến bể lắng sơ câp. Sự cân bằng nay để đảm bảo hiệu suât của vi khuẩn trong bể
phản ứng BNR được ổn định va đạt được hiệu suât xử lý cao nhât.
Nước thải trong bể được hai máy khuây chìm khuây liên tục lam cho mọi các
hạt vật chât ở trạng thái lơ lửng sau đó sẽ được bơm chuyển đến bể lắng sơ câp.
3.4.2. Bộ phận xử lý nước
3.4.2.1. Bể lắng sơ cấp

Page 12


Lắng sơ câp la bước đầu tiên của dây chuyền xử lý, trong đó một phần đáng kể
vật chât hữu cơ va chât rắn lơ lửng được tách ra từ dòng nước thải vao. Trong bể
lắng có lắp đặt một cánh gạt bùn để tăng hiệu suât xử lý va hệ thông song chắn
rác tinh tiếp tục thu gom các chât rắn lơ lửng trước khi nước thải được chuyển

vao bể phản ứng. Lượng bùn thu được trong bể lắng sơ câp sẽ được chuyển vao
bể cô đặc bùn.
3.4.2.2. Bể phản ứng BNR (Biological Nutrient Removal)
Sau khi đã loại bỏ các chât cặn có thể lắng va các chât nổi bề mặt, nước thải sẽ
được tiếp tục xử lý để khử các chât bẩn hữu cơ hòa tan va các chât rắn hữu cơ lơ
lửng còn lại (các quá trình chuyển hóa trong bể phản ứng BNR sẽ được trình bay
kỹ trong chương 3). Ngoai ra, vật liệu Bioerg trong bể hiếu khí giúp ổn định mật độ
vi khuẩn va tăng hiệu suât của quá trình xử lý sinh hóa. Trong mỗi bể yếm khí,
hiếm khí va hiếu khí đều có lắp đặt một máy khuây để khuây trộn dung dịch bùn
hoạt tính, riêng bể hiếu khí được lắp đặt hệ thông sục khí để cung câp đủ oxy cho
phản ứng sinh hóa xảy ra trong bể, song chắn ở cuôi bể hiếu khí được sử dụng
nhằm tách Bioerg va hỗn hợp bùn lỏng trước khi đưa về bể lắng cuôi.
3.4.2.3. Bể lắng cuối
Bể lắng cuôi la phương pháp hữu hiệu trong việc tách bùn va thanh phần nước
thải đã lắng trong ở trên. Việc tách chât rắn/lỏng xảy ra được do trọng lực va có
một cánh gạt bùn để lam tăng thêm hiệu suât xử lý. Bùn hoạt tính được tuần hoan
lại bể phản ứng BNR phần dư được đưa về bể cô đặc bùn.

3.4.2.4. Bể khử trùng
Page 13


Nước đã được xử lý chảy qua bể khử trùng để khử vi trùng trong nước trước
khi đổ vao hồ Trúc Bạch. Chât khử trùng được dùng có thể la Canxi Hipoclorit dạng
rắn hoặc Natri Hipoclorit dạng lỏng.
3.3.2.5. Hố xả nước thải đã được xử lý
Nước sau sau xử lý được chảy vao hô xả, được bơm ra hồ ma xả thẳng ra hồ
một cách tự nhiên. Đây la một điểm đặc biệt của Trạm XLNT Trúc Bạch để tạo cảnh
quan cho hồ.
3.4.3. Bộ phận xử lý bùn và quy trình

Tại bể cô đặc bùn, bùn sẽ được cô đặc lại dưới tác dụng của trọng lực nhằm
tập trung chât thải rắn va giảm thể tích bánh bùn. Thời gian bùn lưu trong bể ngắn
để tránh chât rắn nổi lên. Nước sau khi tách bùn sẽ được chảy về hô thu nước sau
lọc rồi đưa về bể điều hòa.
Sau khi cô đặc bùn, bùn thải được máy bơm chuyển đến thiết bị tách nước.
Dưới tác dụng của hóa chât Polymer, bùn sẽ tạo thanh các bông bùn kết dính lại
với nhau va được chuyển đến thiết bị tách nước tại đó nước được tách khỏi bùn
tạo các bánh bùn rồi chuyển đến phễu chứa bùn. Nước sau khi tách sẽ đưa về hô
thu nước sau lọc.
3.4.4. Hệ thống khử mùi
Một tháp khử mùi chứa than hoạt tính được sử dụng để tách mùi trong hệ
thông xử lý. Ống hút mùi được bô trí ở những hạng mục xử lý chính (hình 3.1) va
được thu gom tập trung bằng quạt hút mùi. Một thiết bị khử hơi nước được lắp

Page 14


đặt trước quạt hút mùi để loại ẩm có trong khí gây mùi trước khi đưa về tháp khử
mùi.
3.4.5. Hệ thống giám sát và điều khiển
Tại Trạm xử lý nước thải Trúc Bạch lắp đặt hệ thông điều khiển qua các tủ điều
khiển va tủ giám sát để theo dõi hoạt động của các thiết bị (đo lưu lượng dòng
chảy, tính lượng DO, …). Hệ thông nay thể hiện tât cả các lỗi kỹ thuật trong quá
trình hoạt động va vận hanh tại Trạm XLNT Trúc Bạch.
Bản đồ vị trí lấy mẫu

Hình 1
Page 15



Hình 2

Page 16


CHƯƠNG II
KẾ HOẠCH QUAN TRẮC
2.1.Hiện trạng
Theo đánh giá của Trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên môi trường Hà
Nội, hồ Trúc Bạch đang ở trong tình trạng ô nhiễm nặng, hầu hết các chỉ số đo
được đều vượt từ hàng chục đến hàng trăm lần so với quy chuẩn Việt Nam.
− Nguyên nhân chính của tình trạng nước hồ ô nhiễm nặng là hồ Trúc Bạch phải
nhận một lượng nước thải chưa qua xử lý quá lớn. Nguồn nước chảy qua
mương Ngũ Xã vào hồ bị ô nhiễm bởi cơ sở sản xuất nhôm, chất thải sau xử lý
của nhà máy nước, nhà hàng, cống nước của các hộ dân sống trên lưu vực này
thải vào
− Nước mặt chảy qua khu vực này có màu trắng vàng, mặt nước liên tục sủi bọt đen
và bôc mùi hôi thối

Page 17


2.2.Bộ chỉ tiêu phân tích
a.Thông số quan trắc
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10


Thông số
Nhiệt độ
pH
TSS
NNDO
COD
BOD
Coliform

Đơn vị
(ºC)
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN*1000/100ml

pH:là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình
thường của các sinh vật nước. Cá thường không sống được trong môi trường nước
có độ pH < 4 hoặc pH > 10. Sự thay đổi pH của nước thường liên quan tới sự có

mặt của các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ chất hữu cơ, sự hoà tan của một
số anion SO-24, NO-3…

Dụng cụ đo pH bỏ túi dòng miniLab ISFET Pocket- MỚI

Page 18


• Độ

màu
− Nước thiên nhiên sạch thường không màu, màu của nước mặt chủ yếu do chất
mùn, các chất hòa tan, keo hoặc do thực vật thối rửa. Sự có mặt của một số ion
Page 19


kim loại (Fe, Mn), tảo, than bùn và các chất thải công nghiệp cũng làm cho
nước có màu.
− Độ màu của nước được xác định theo thang màu tiêu chuẩn tính bằng đơn vị PtCo. Trong thực tế, độ màu có thể phân thành hai loại: độ màu thực và độ màu
biểu kiến.
− Độ màu biểu kiến bao gồm cả các chất hòa tan và các chất huyền phù tạo nên, vì
thế màu biểu kiến được xác định ngay trên mẫu nguyên thủy mà không cần loại
bỏ chất lơ lửng.
− Độ màu thực được xác định trên mẫu đã ly tâm và không nên lọc qua giấy lọc vì
một phần cấu tử màu dễ bị hấp thụ trên giấy lọc.
− Ý nghĩa môi trường:
− Đối với nước cấp, độ màu biểu thị giá trị cảm quan, độ sạch của nước. Riêng với
nước thải, độ màu đánh giá phần nào mức độ ô nhiễm nguồn nước.
• Độ


đục

Độ đục của nước bắt nguồn từ sự hiện diện của một số các chất lơ lững có kích
thước thay đổi từ dạng phân tán thô đến dạng keo, huyền phu (kích thước 0,1 –
10mm) . Trong nước, các chất gây đục thường là: đất sét, chất hữu cơ, vô cơ, thực
vật và các vi sinh vật bao gồm các loại phiêu sinh động vật. Độ đục ảnh hưởng
quan trọng đến cấp nước công cộng: làm giảm vẽ mỹ quan, gây khó khăn cho quá
trình lọc và khử khuẩn
• Hợp

chất nitơ
Các dạng thường gặp trong nước của hợp chất nitơ là amôni, nitrit, nitrat, là kết
quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ hoặc do ô nhiễm từ nước thải.Trong
nhóm này, amôni là chất gây độc nhiều nhất cho cá và các loài thủy sinh. Nitrit
được hình thành từ phản ứng phân hủy nitơ hữu cơ và amôni và với sự tham gia
của vi khuẩn. Sau đó nitrit sẽ được oxy hóa thành nitrat. Sự có mặt hợp chất nitơ
trong thành phần hóa học của nước cho thấy dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước

Máy đo tổng nito/photpho TNP-10

Page 20


Đo được 10 hạng mục tổng nitơ và photpho.
Chỉ cần 5 ml mẫu.
Có chức năng hiệu chuẩn Blank
Bộ nhớ tới 1000 dữ liệu.
Có máy in gắn trong.
Nguồn cấp: 2 pin AA hoặc lựa chọn thêm adapter AC
Khối lượng: 320g.

Kích thước: 757 x 187 x 37 mm.

• PO43-:

Photpho là chất dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tảo,
vì thế khi nồng độ photphat trong nước gia tăng quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng
phú dưỡng.

MÁY ĐO PHOTPHO HI 93706

Page 21




Thông số kỹ thuật
- Thang đo : 0.00 đến 15 mg/L
Độ phân giải : 0Á01 mg/L
Độ chính xác : ± 0.3 mg/L
Môi trường hoạt động : 0 – 50 o C ; 95% RH
Kích thước : 180 x 83 x 46 mm ; 290



DO :Là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hoà
tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước
nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự
phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng độ DO thấp, các
loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan

trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.

Máy đo / nhiệt độ cầm tay - HD3030
Page 22


Đặc tính kỹ thuật
Khoảng đo
Độ phân giải
Độ chính xác
Hiệu chuẩn
Pin
Kích thước
Khối lượng

0-20ppm
0 - 50°C
0.01ppm
0.1°C
±1.5%FS
± 0.3°C
Hiệu chuẩn 1 điểm trong không khí 100%
4 pin 1.5V AAA
195 x 40 x 36mm
150gm

• BOD

(Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần
thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ. Trong môi trường nước, khi quá

trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác
định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép
đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD
có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ
bằng các vi sinh vật.
Máy đo DO/BOD Hanna HI 98186

Page 23


− Thang đo DO đến 50ppm hoặc 600%. Đo trực tiếp BOD
− Đo áp suất khí quyển. Tự động bù muối, bù nhiệt độ, bù áp.
− Chống thấm nước. Nhớ được 400 kết quả đo
− Kết nối máy tính bằng cổng USB
− Có đế sạc pin cắm trực tiếp vào ổ điện ( giống điện thoại di động)
− Màn hình LCD có đèn màu xanh.
− Tính năng kỹ thuật
− Chế độ đo: Đo trực tiếp D.O; BOD
− Thang đo: 0.00 to 50.00 ppm; 0.0 to 600.0 % saturation
− Độ phân giải: 0.01 ppm; 0.1% saturation
− Độ chính xác:
− Từ 0 tới 300%: ±1.5% giá trị đọc được hay ±1.0% khi giá trị lớn hơn
− Từ 300 tới 600%: ±3% of giá trị đọc được
− Từ 0 tới 30 mg/L: ±1.5% giá trị đọc được hay 0.10 mg/L khi giá trị lớn hơn

Page 24


• COD


(Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết
để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như
vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước,
trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu
cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.

Máy đo COD Model: HI 83099







Nguồn sáng: 4 đèn tungten
Nguồn cung cấp: pin 2 x 9V or 12 Vdc adapter
Nhiệt độ môi trường: 0 to 50°C (32 to 122°F);RH max 95%
Kích thước: 230 x 165 x 70 mm
Trọng lượng: 640 g



Coliforms: Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men
lactose để sinh ga ở nhiệt độ 35 ± 0.5oC, coliform có khả năng sống ngoài đường
ruột của động vật (tự nhiên), đặt biệt trong môi trường khí hậu nóng. Nhóm vi
khuẩn coliform chủ yếu bao gồm các giống như Citrobacter, Enterobacter,
Escherichia, Klebsiella và cả Fecal coliforms (trong đó E. Coli là loài thường
dùng để chỉ định việc ô nhiễm nguồn nước bởi phân). Chỉ tiêu tổng coliform
Page 25



×