Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Người thầy cần năng động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.93 KB, 2 trang )

Chúc mừng thầy cô trường THCS Trần Quốc Toản
ăm học 2010 - 2011, chương trình có 37 tuần thực học. Trong đó, học kỳ I bố
trí 19 tuần và học kỳ II bố trí 18 tuần (trong đó có hai tuần thi HK). Phòng GD-
ĐT đã chỉ đạo các trường THCS thực hiện phân phối chương trình cho phù hợp
với chương trình hiện hành và thực hiện phối kết hợp các phương pháp nâng cao chất
lượng Dạy - Học để phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh và bảo đảm thống nhất
theo tiến độ chung của kế hoạch thời gian năm học. Cụ thể:
N
* Hoạt động ngoài giờ
- Đối với dạy học tự chọn ở cấp THCS: Toàn bộ thời lượng dạy học tự chọn theo chủ
đề bám sát (ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kỹ năng, không bổ sung kiến thức
nâng cao mới)
- Các hoạt động giáo dục đã được quy định thời lượng với số tiết học cụ thể như các
môn học. Đối với giáo viên được phân công thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp (HĐGDNGLL) và hoạt động giáo dục hướng nghiệp (HĐGDHN) được tính giờ dạy
như các môn học; việc tham gia điều hành hoạt động giáo dục tập thể (chào cờ đầu tuần
và sinh hoạt chủ nhiệm lớp) được tính vào giờ dạy tiêu chuẩn theo qui định.
- Với HĐGDNGLL, bảo đảm thực hiện đủ các chủ đề quy định cho mỗi tháng, với thời
lượng 2 tiết/tháng. Đưa nội dung giáo dục về Công ước Quyền trẻ em của Liên Hợp
Quốc vào HĐGDNGLL ở lớp 9. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào xây
dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD-ĐT phát động. Tăng cường
phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, xây dựng môi trường sư phạm tích cực, kết
hợp tốt hơn giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Tập
trung giáo dục về trật tự an toàn giao thông, tuyên truyền, giáo dục và có biện pháp
phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội, đẩy mạnh giáo dục môi trường và hoạt động văn
nghệ, thể dục thể thao. Đồng thời giáo dục kỹ năng sống thông các hoạt động để các em
nhận thức đúng đắn từng hành vi, cách ứng xử trong cuộc sống.
- Việc HĐGDHN, lớp 9 thời lượng 9 tiết/năm học sau khi đưa một số nội dung GDHN
tích hợp sang HĐGDNGLL ở hai chủ điểm: “Truyền thống nhà trường” , chủ điểm
tháng 9 và “Tiến bước lên Đoàn”, chủ điểm tháng 3. Nội dung tích hợp do phòng GD-
ĐT hướng dẫn thực hiện cho sát thực tiễn địa phương. Cần tập trung hướng dẫn học


sinh (phân luồng) lựa chọn con đường học lên (THPT, GDTX, TCCN, học nghề) hoặc
đi vào cuộc sống lao động.
Tuy trường không đủ giáo viên bộ môn, không đủ thiết bị dạy học, nhà trường phải
chủ động bằng nhiều biện pháp để đảm bảo trong chất lượng dạy và học. tăng cường
việc mua sắm thiết bị để bảo đảm kế hoạch giáo dục. Chú ý nội dung giáo dục địa
phương, tích hợp giáo dục môi trường, vận dụng tốt kỹ năng sống trong thực tế và lồng
ghép tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài soạn giảng.

* Đổi mới phương pháp dạy học
- Giáo viên cần phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò
chủ đạo của giáo viên; thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo
viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng
nề quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực
độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc
không nắm vững bản chất; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học,
khuyến khích sử dụng hợp lý giáo án điện tử, sử dụng các phương tiện nghe nhìn, thực
hiện đầy đủ thí nghiệm, thực hành, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung
từng bài học. Lồng ghép kỹ năng sống và tư tưởng Hồ Chí Minh vào một số môn theo
qui định một cách khoa học nghệ thuật để học sinh nhận thức đúng đắn về hành vi trong
công việc cũng như trong giao tiếp, đồng thời khắc sâu cho các em hiểu về những câu
chuyện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và bản thân HS đã hiểu
và vận dụng vào thực tế như thế nào để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
- Quá trình lên lớp, giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ
hiểu, tác phong thân thiện, coi trọng việc khuyến khích, động viên học sinh học tập, tổ
chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm. Tạo tâm lý ổn định cho học
sinh, nhất là học sinh yếu kém. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học và trang thiết bị cho
từng tiết dạy đảm bảo chất lượng (động viên sự sáng tạo của giáo viên tự trang bị cho cá
nhân ĐDDH)
Kiểm tra đánh giá
- Đánh giá sát, đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn

học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập của mình. Trong quá trình dạy học, cần kết hợp
một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan(theo đúng qui
định hiện hành) trong kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của học sinh và thực
hiện đúng quy định. Một số môn như: ngữ văn, lịch sử, địa lí, GDCD, cần coi trọng đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới KTĐG, hạn chế ghi nhớ máy móc, tuyệt đối không
làm bài theo mẫu mà khuyến khích từng bước ra loại đề “mở”. Đề bài đòi hỏi học sinh
phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và có thể biểu đạt chính kiến của bản thân
khi làm bài.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (soạn phần mềm dạy học,
giáo án điện tử, tạo lập nguồn dữ liệu tham khảo phục vụ dạy và học). Thi cử, bảo đảm
khách quan, chính xác, công bằng, thực hiện tốt “Hai không”.
- “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là yêu cầu đặt ra trong năm học. Xây dựng
môi trường sư phạm lành mạnh, phát huy vai trò tích cực, tinh thần tự giác, hứng thú
học tập cho học sinh, giáo dục thái độ, hành vi ứng xử thân thiện giữa các thành viên
trong trường, uốn nắn mọi thái độ, hành vi thiếu văn hoá, để ngăn ngừa hành vi bạo lực
trong trường học. Do đó mọi vấn đề giáo dục HS nhận thức tốt hơn thì chính mỗi thầy,
cô giáo chúng ta hãy biểu hiện đúng, hành động đẹp và luôn là tấm gương để HS tin
yêu.

×