Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương cơ học chất lưu vật lí 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.03 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÓ
NỘI DUNG THỰC TIỄN CHƯƠNG CƠ HỌC CHẤT
LƯU VẬT LÝ 10 GIÚP HỌC SINH PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

Người thực hiện: Lê Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật ly

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung.
2.1. Khái niệm về năng lực giải quyết vấn đề và phát triển năng lực
cho học sinh trung học phổ thông.
2.1.1 Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề.

Trang


1
1
1
1
2
2
2
2
2
2

2.1.2 Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề.
2.1.3 Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề.
2.1.4 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học
3
vật lí
2.1.4.1. Quy trình phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
3
2.1.4.2 Các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
4
2.2. Bài tập vật lí ,bài tập vật lí có nội dung thực tế.
5
2.2.1 Yêu cầu của việc xây dựng bài tập thực tế.
5
2.3. Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn trong chương
5
cơ học chất lưu 10.
2.3.1 Nội dung cơ bản chương cơ học chất lưu.
6
2.3.2. Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn trong

6
chương cơ học chất lưu 10
2.3.2.1. Bài tập mở bài, tạo tình huống để dạy
6
2.3.2.2. Bài tập tiến hành xây dựng kiến thức mới
8
2.3.2.3. Bài tập vận dụng sau khi xây dựng kiến thức mới
10
2.3.3.4. Bài tập củng cố hệ thống hóa kiến thức
14
2.3.3.5 Bài tập kiểm tra
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
19
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận và kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm được hội đồng giáo dục xếp loại
1. Mở đầu
1.1. Ly do chọn đề tài
Hiện nay để xây dựng, đổi mới và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi các năng lực của con người Việt Nam cao hơn. Để
đáp ứng được nhu cầu đó, ngành Giáo dục phải đi tiên phong trong việc thay đổi


về mọi mặt và đặc biệt là về phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho
học sinh.
Nhiệm vụ cấp thiết được đề ra cho các môn học phải làm sao sau khi học
học xong sinh có thể tham gia vào lao động thực tiễn, không lúng túng khi khoa
học thay đổi ngày càng nhanh. Do đó, khi giảng dạy các môn học trong trường
phổ thông, việc áp dụng các Phương pháp dạy học nhằm phát triến năng lực giải

quyết vấn đề cho học sinh là vô cùng quan trọng. Trong dạy học vật lí ở trường
phổ thông, việc giảng dạy bài tập vật lí là một việc làm vô cùng cần thiết. Thông
qua dạy học về bài tập vật lí, giáo viên có thể giúp học sinh nắm một cách chính
xác, sâu sắc và toàn diện hơn những quy luật vật lí, những hiện tượng vật lí, biết
cách phân tích chúng và ứng dụng chúng vào các vấn đề thực tiễn. Từ đó, giúp
các em vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết tốt những nhiệm vụ học
tập và những vấn đề mà thực tiễn đã đặt ra. Bài tập vật lí chính là một trong
những phương tiện rất quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, rèn luyện
thói quen vận dụng kiến thức đã thu nhận được để giải quyết các vấn đề của thực
tiễn.
Ở trường phổ thông ở chương “Cơ học chất lưu” chủ yếu mới chỉ dừng lại
ở nghiên cứu tài liệu lí thuyết trên lớp. Học sinh rất ít khi được quan sát hay tiến
hành các thí nghiệm kiểm nghiệm kiến thức lí thuyết đã được học. Việc giải các
bài tập có nội dung thực tiễn sẽ khiến học sinh có hứng thú tìm tòi, khám phá
những hiện tượng vật lí liên quan.Thông qua đó, học sinh phần nào sẽ phát triển
năng lực giải quyết vần đề của bản thân. Với tất cả những lý do trên, tôi nhận
thấy việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương cơ
học chất lưu là rất cần thiết.Vậy nên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Xây
dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương Cơ học chất lưu
vật lí 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập vật lí có nội dung thực tiễn trong chương: Cơ
học chất lưu Vật lí 10 nâng cao nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của
học sinh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương: cơ
học chất lưu vật lí 10 giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Học sinh lớp 10



1.4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
1.4.1. Nghiên cứu lí luận
Cơ sở lí luận về tâm lý học, giáo dục học và lí luận dạy học vật lí theo
định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
1.4.2. Điều tra, quan sát
Thăm dò, trao đổi ý kiến với giáo viên các trường trung học phổ thong để
biết: thực trạng việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh và việc
dạy chương “Cơ học chất lưu” ở trường trung học phổ thông.
Đánh giá về năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong quá trình học
môn vật lí để xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với khả năng của học sinh.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm về năng lực và phát triển năng lực cho học sinh trung học
phổ thông.
2.1.1. Khái niệm năng lực
Theo chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể (4/2017), năng
lực giải quyết vấn đề là năng lực chung bao gồm các năng lực thành phần như:
Nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và làm rõ vấn đề, hình thành và triển khai ý
tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp, thực hiện và đánh giá giải pháp giải
quyết vấn đề và tư duy độc lập.[1]
2.1.2. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực chủ yếu của con người,
được cấu trúc thành 3 năng lực thành phần - thành tố chính như sau:
- Phát hiện và làm rõ vấn đề.
- Đề xuất và lựa chọn giải pháp.
- Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề.
2.1.3. Các biểu hiện của năng lực giả quyết vấn đề
Mỗi thành tố của năng lực giải quyết vấn đề có những chỉ số hành vi được
cụ thể hóa bằng một số biểu hiện hành vi của cá nhân khi tham gia quá trình giải
quyết vấn đề, cụ thể được trình bày trong ở bảng sau.

Thành tố

Chỉ số hành vi
Phân tích tình huống

Phát hiện và Phát hiện vấn đề
làm rõ vấn đề.
Phát biểu vấn đề

Biểu hiện cụ thể
Phân tích được những dữ kiện trong
tình huống.
Phát hiện ra vấn đề thông qua các dữ
kiện đã phân tích.
Phát biểu một cách khái quát và đầy đủ
nội dung của vấn đề đã phát hiện.


Thành tố

Chỉ số hành vi

Biểu hiện cụ thể

Thu thập các thông tin cóThu thập, sắp xếp, tích hợp những
thông tin về kiến thức đã học với vấn
liên quan đến vấn đề
đề cần giải quyết. Phân tích và đưa ra
Đề xuất các giải pháp
các đề xuất để giải quyết vấn đề.

Đề xuất và lựa
Lựa chọn được giải pháp phù hợp
chọn giải pháp.
nhất cho vấn đề cần giải quyết.
Lựa chọn giải pháp phù
hợp
Thực hiện giải pháp đã
chọn

Thực hiện và trình bày đầy đủ, logic
giải pháp đã lựa chọn.
Suy ngẫm về cách thức và tiến trình
Đánh giá giải pháp
giải quyết vấn đề để điều chỉnh cho
ngắn gọn, xúc tích và hợp lý hơn.
Thực hiện
So sánh kết quả thu được với kinh
và đánh giá
nghiệm thực tiễn của bản thân để đánh
giải pháp. Nhận thức và vận dụng giá kết quả có phù hợp với thực tiễn
phương pháp hành độnghay không.
vào bối cảnh mới.
Đề xuất giải pháp cho những vấn đề
tương tự. Đề xuất cải tiến về cách giải
quyết cho vấn đề đang xét.
2.1.4. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học vật lí
2.1.4.1. Quy trình phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Bước 1: Chuẩn bị:
Cơ sở lí luận về năng lực giải quyết vấn đề.
Lập kế hoạch phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh: giáo viên

cần lựa chọn nội dung phần kiến thức phù hợp để cải tiến, thiết kế các nhiệm vụ
có vấn đề có sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn để phát triển năng
lực giải quyết vấn đề của học sinh. Kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
là kiểu dạy học chủ yếu dùng để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh.
Bước 2: Tổ chức dạy học theo kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn
đề. Sử dụng các biện pháp thích hợp để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh.Trong quá trình dạy học, giáo viên cần theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh
và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thông qua quá trình học của học sinh.
Bước 3: Đánh giá sự thay đổi năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
thông qua kết quả bài kiểm tra và đánh giá quá trình bằng các công cụ sau:
Đánh giá bằng bài viết trước và sau khi thực nghiệm dựa trên thang đánh
giá đã đề ra.
Phiếu quan sát năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học.


Đánh giá quá trình thông qua việc đánh giá bài tập nhóm, bài tập về nhà
của cá nhận và của nhóm.
Bước 4: Rút kinh nghiệm từ những phương pháp thu kết quả tốt đẹp, đề
xuất khắc phục những hạn chế để phát huy năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh. Sau đó tiếp tục phát triển các hoạt động nhằm phát triển năng lực.
2.1.4.2. Biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh bằng những biện pháp
cụ thể sau:
Tổ chức tình huống có vấn đề: tạo ra hoàn cảnh hay nhiệm vụ có vấn đề
trong cuộc sống hoặc trong học tập để học sinh tự ý thức được vấn đề. Từ đó,
học sinh nảy sinh nhu cầu cần tìm hiểu kiến thức để giải quyết vấn đề.
Để tạo được tình huống có vấn đề cho học sinh, giáo viên cần thiết kế bài
học thành chuỗi các tình huống có vấn đề, đặc biệt là những vấn đề gần gũi với
đời sống hàng ngày của học sinh. Sau đó, sắp xếp chúng theo trình tự logic của

sự phát triển vấn đề cần nghiên cứu, nhằm dẫn dắt học sinh đi từ vấn đề chưa
biết đến nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới và sau cùng học sinh phải tìm tòi, học
hỏi kiến thức mới để giải quyết vấn đề chưa biết trong cuộc sống hàng ngày. Từ
đó, phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
Giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách:
Quan sát hiện tượng, thí nghiệm sau đó đưa ra dự đoán nhờ nhận xét trực
quan.Từ mâu thuẫn của kiên thức cũ, đặt vấn đề dẫn đến kiến thức mới hay tạo
ra sự không phù hợp giũa tri thức, cách thức đã biết với những yêu cầu đặt ra khi
thực hiện một nhiệm vụ mới.
Tạo ra thí nghiệm vật lí đòi hỏi học sinh phải giải thích cơ sở lý thuyết của thí
nghiệm. Phân tích những hiện tượng mâu thuẫn với các lý thuyết đã học.
Giải bài tập mà chưa có cách giải trực tiếp, từ đó học sinh sẽ hình thành
nên kiến thức mới hoặc kỹ năng sử dụng kiến thức liên môn…
Hướng dẫn học sinh phương pháp chung để giải quyết vấn đề, thông qua
kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Tạo hứng thú cho học sinh thông qua các tình huống có vấn đề dưới dạng
các câu hỏi, bài tập có nội dung thực tiễn.
Tổ chức hoạt động học tập để học sinh có thể rèn luyện năng lực giải quyết
vấn đề thông qua câu hỏi bài tập, thí nghiệm…
Luyện tập cho học sinh suy luận, phỏng đoán và xây dựng giả thuyết dưới
dạng câu hỏi khoa học hay kết luận khoa học cần được rút ra bằng liên tưởng
những khái niệm đã có, những hiện tượng tương tự, các mối liên hệ giữa các đại
lượng, mở rộng phạm vi giới hạn,…
2.2. Bài tập vật lí
2.2.1. Khái niệm bài tập Vật lí, bài tập Vật lí có nội dung thực tiễn
Theo X.E Camenetxki và V.P. Ôrêkhốp “trong thực tế dạy học, bài tập Vật
lí được hiểu là một vấn đề được đặt ra mà trong trường hợp tổng quát đòi hỏi
những suy luận logic những phép toán và thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật



và các phương pháp Vật lí …”. Thực ra, trong các giờ học vật lí, mỗi một vấn đề
xuất hiện do nghiên cứu tài liệu giáo khoa trong các tiết học chính là một bài tập
đối với học sinh. Hiểu theo nghĩa rộng thì sự tư duy định hướng một cách tích
cực luôn luôn là việc giải bài tập.
Trong các tài liệu giáo khoa cũng như các tài liệu về phương pháp dạy học
bộ môn người ta thường hiểu bài tập vật lí là những bài tập luyện tập được lựa
chọn một cách phù hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng vật
lí, hình thành các khái niệm, phát triển tư duy vật lí của học sinh và rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn.
Với định nghĩa trên, cả hai ý nghĩa khác nhau của bài tập vật lí là vận
dụng kiến thức và hình thành kiến thức mới đều có mặt. Do đó bài tập vật lí với
tư cách là một phương pháp dạy học giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong quá
trình hoàn thành nhiệm vụ dạy học vật lí ở nhà trường phổ thông .
Bài tập vật lí có nội dung thực tiễn là những câu hỏi liên quan đến vấn đề
rất gần gũi với thực tế cuộc sống mà khi trả lời học sinh không những phải vận
dụng linh hoạt các khái niệm, quy tắc, định luật vật lí mà còn phải nắm chắc và
vận dụng tốt các hệ quả của chúng. Các bài tập có nội dung thực tiễn chú trọng
chuyển tải kiến thức từ lí thuyết sang những ứng dụng kĩ thuật đơn giản tương
ứng, phù hợp với từng mức độ.[2]
2.2.2. Yêu cầu của việc xây dựng hệ thống bài tập
Đảm bảo mục tiêu của chương trình sách giáo khoa, chuẩn kỹ năng, thái
độ và định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh: Các bài tập
được chọn phải là các bài tập tiêu biểu, điển hình và bao quát được kiến thức cơ
bản của một vấn đề, của từng bài, từng chương giúp mở rộng và đào sâu thêm
kiến thức của bài, của chương, được sắp xếp theo mức độ khó dần.
Đảm bảo nội dung của hệ thống bài tập có nội dung gắn liền thực tiễn,
gần gũi với đời sống của học sinh.
Đảm bảo tính chính xác, khoa học của nội dung liên quan đến kiến thức
vật lí và các môn khoa học khác. Bài tập là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn,
giữa nhà trường và đời sống hàng ngày. Bài tập phải phù hợp với trình độ kiến

thức, khả năng của của học sinh: đảm bảo tính cân đối về thời gian học lý thuyết
và giải bài tập, có tính phân hóa, vừa sức với học sinh.
Bài tập phải bảo đảm tính hệ thống và tính kế thừa: Bài tập phần trước
chuẩn bị cho bài tập phần sau, bài tập phần sau phát triển cho bài tập phần trước.
Tất cả các bài tập cùng với nội dung lý thuyết tạo nên một sự hoàn chỉnh về kiến
thức, kỹ năng và phát triển năng lực cho học sinh.
Đảm bảo phát huy được thái độ tích cực, hứng thú của học sinh trong khi
giải quyết vấn đề được đặt ra trong hệ thống bài tập.
Đảm bảo nhu cầu phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
Có tính khả thi, học sinh có thể thực hiện được trong quá trình học bộ
môn vật lí.
2.2.3 Phân loại các loại bài tập trong hệ thống


Căn cứ vào tiến trình dạy học theo kiểu phát hiện và giải quyết vấn đề, tôi
tiến hành chia ra các loại bài tập sau:
- Bài tập mở bài, để tạo tình huống dạy học.
- Bài tập tiến hành khi xây dựng kiến thức mới.
- Bài tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức.
- Bài tập kiểm tra để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
2.3 Xây dựng hệ thống bài tập vật lí có nội dung thực tiễn trong chương cơ
học chất lưu vật lí 10.
2.3.1 Nội dung kiến thức cơ bản chương“Cơ học chất lưu”
F
S

+Áp suất chất lỏng :
P =
2
* Đơn vị áp suất [Pa,N/m ,mmHg,Tor,atm ]

* 1Pa =1 N/m2 =1/(1,013.105 ) atm =1/133,3 Tor = 1/133,3 mm Hg ;
+Áp suất thuỷ tĩnh tại 1 điểm trong chất lỏng: P = Pa + ρgh
* Pa (đo bằng N/m2 ), ρ ( kg/m3 ), g(m/s2 ), h (m)


* Khi hA = h B
PA = P B
+Nguyên lý Pa-Xcan P = Png + ρgh




* Png = Pa + P, P = F1/S1 = F2/S2 = cost
F1 /F2 = d2/d1
* Khi chất lỏng chảy ổn định lưu lượng chất lỏng
A = S1 V1 = S2 V2
S diện tích tiết diện ống (m 2 ), V vận tốc chất lưu (m/s ), A lưu lượng ( m3 /s )
+ Định luật BEC-NU –LI
* Khi ống nằm ngang P1 +
* Khi ống không nằm ngang
P1 + ρgy1 +

1
2

1
2

ρ V12 = P2 +


1
2

ρ V22

ρ V12 = P2 + ρgy2

+

1
2

ρ V22

* Ptp =Pt + Pđ

* Công thức xác định vận tốc chất lỏng ( Tàu thuỷ ) V1 =

* Công thức xác định vận tốc chất khí (Máy bay ) V =

2 S2 2 ∆P
( S12 − S12 ) ρ

2 ρ g ∆h
ρ kk


2.3.2. Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn chương “Cơ học
chất lưu”
2.3.2.1. Bài tập mở bài, tạo tình huống để dạy

Bài 1. Mô tả nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực. Sau đó trả lời các câu
hỏi sau:

1. Em có nhận xét gì về lực F 1 do tay ta tạo ra như thế nào với lực F 2 tác dụng
lên xe ô tô?
2. Bằng kiến thức vật lí, hãy giải thích hiện tượng quan sát được. [4]
Tiêu chí đánh giá
Các
Chưa hoàn
Không
Hoàn chỉnh
thành tố
chỉnh
đạt
Học sinh nhận ra rằng: Độ lớn Học sinh phát
Học sinh
của lực F1 nhỏ hơn rất nhiều hiện thiếu hoặc phát hiện
lần so với lực F2 tác dụng lên chưa đầy đủ vấn sai hoặc
xe ô tô. Học sinh phát biểu
đề trong hiện
không phát
Phân tích
được vấn đề: Mối quan hệ
tượng này.
hiện ra vấn
và hiểu
giữa hai lực này có tuân
đề. Học
đúng
theo biểu thức toán học hay

sinh không
qui luật nào không?
phát biểu
được vấn
đề.
Đề xuất, Mối liên hệ giữa áp suất P và
Học sinh nêu
Học sinh
lựa chọn tiết diệt S. Sự truyền nguyên
thiếu một trong không đề
giải pháp vẹn áp suất lên thành bình và
các mối quan hệ xuất được
để giải
mọi điểm trong chất lỏng theo cần thiết lập để giải pháp.
quyết vấn nguyên lí Pascal.
giải thích hiện
đề
tượng.
Thực hiện Gỉa sử tại nhánh của pít-tông
Học sinh có sai Học sinh
và đánh người ta tạo ra một áp lực .
sót trong quá
không giải
giá giải
Khi đó tăng áp suất:
trình lập luận và thích được
pháp
giải thích hiện
hiện tượng.
Áp suất Δp được truyền đi

tượng.
nguyên vẹn bên trong lòng
chất lỏng theo nguyên lí Pascal
đến nhánh của pít-tông nên ta


Các
thành tố

Hoàn chỉnh

Chưa hoàn
chỉnh

Không
đạt

có:
Từ hai phương trình trên ta có:
Nhận xét:
Bài 2: Tiến hành làm một thí nghiệm nhỏ sau: Đưa bàn tay vào bao xốp sau đó
nhúng từ từ xuống nước, hiện tượng gì xảy ra? Giải thích?
Tiêu chí đánh giá
Các thành tố
Hoàn chỉnh
Chưa hoàn chỉnh Không đạt
Phân tích và Học sinh phát hiện ra:
Học sinh phát hiện Học sinh phát
hiểu đúng
Khi đưa tay xuống nước thiếu hoặc chưa

hiện sai hoặc
vấn đề.
ta thấy nước ép lên bao đầy đủ vấn đề
không phát
xốp, bao xốp ép vào tay. trong hiện tượng
hiện ra vấn đề.
Học sinh phát biểu vấn này. Học sinh phát Học sinh
đề: Có phải nước đã tác biểu vấn đề còn
không phát
dụng lên tay một lực
thiếu hoặc chưa
biểu được vấn
hay không? Lực này có đầy đủ.
đề.
đặc điểm gì?
Đề xuất, lựa
Mối liên hệ giữa áp suất Học sinh nêu thiếu Học sinh
chọn giải pháp và diện tích tiếp xúc.
một trong các mối không để xuất
để giải quyết
quan hệ cần thiết
được giải
vấn đề.
lập để giải thích
pháp.
hiện tượng.
Thực hiện và Tác dụng của nước lên Học sinh có sai sót Không giải
Đánh giá
diện tích bằng tay được trong quá trình lập thích được
giải pháp

tính bằng:
luận và giải thích
hiện tượng.
F
hiện tượng.
S

P =
2.3.2.3. Bài tập tiến hành xây dựng kiến thức mới
Bài 1. Người thợ lặn dùng áp kế đo áp suất ở nhiều độ sâu khác nhau ở hai vị trí
khác nhau ở biển Vũng Tàu và thu được bảng số liệu sau:
Độ sâu
Áp suất vị trí 1
Áp suất vị trí 2
Mặt biển
1 atm
1 atm
10m
1.996 atm
1.995 atm
20m
2,992 atm
2,993 atm
30m
3,989 atm
3,987 atm


Từ bảng số liệu em có nhận xét gì về các giá trị áp suất ở các độ sâu khác nhau?
Giải thích vì sao? [5]

Tiêu chí đánh giá:
Chưa hoàn
Các thành tố
Hoàn chỉnh
Không đạt
chỉnh
Học sinh phát hiện ra
Học sinh phát
Học sinh phát
rằng: ở cùng một độ sâu,
hiện thiếu hoặc hiện sai hoặc
áp suất gần như nhau, càng chưa đầy đủ
không phát
Phân tích và
xuống sâu thì áp suất càng vấn đề trong
hiện ra vấn
hiểu đúng
tăng. Học sinh phát biểu
hiện tượng này. đề. Học sinh
vấn đề.
vấn đề: Áp suất có quan
không phát
hệ với độ sâu theo qui
biểu được vấn
luật nào không?
đề.
Mối liên hệ giữa áp suất và Học sinh nêu
Học sinh
Đề xuất, lựa độ sâu. Điều kiện cân bằng thiếu một trong không để xuất
chọn giải

của vật khi ở trạng thái cân các mối quan
được giải
pháp để giải bằng.
hệ cần thiết lập pháp.
quyết vấn đề.
để giải thích
hiện tượng.
Thực hiện và Xét một chất lỏng ở
Học sinh có sai Học sinh
đánh giá giải trạng thái cân bằng tĩnh
sót trong quá
không giải
pháp.
trong một bình chứa tức
trình lập luận thích được
là không có dòng chảy
và giải thích
hiện tượng.
của chất lỏng. Các lực tác
hiện tượng.
dụng lên khối chất lỏng
bao gồm: F1, F2 , P
Khi hình trụ cân bằng:
F1-F2+P=0
P1.S− P2 .S+ P = 0

P = m.g = ρ .g .h = ρ .g .( y2 − y1 )
Khi y1 = 0 suy ra
P = P2 = Pa + ρ .g .h


P=P2=Pa+ρgh
Từ công thức trên ta thấy
càng xuống thấp áp suất
càng tăng:


Các thành tố

Hoàn chỉnh

Chưa hoàn
chỉnh

Không đạt

2.3.2.4. Bài tập vận dụng sau khi xây dựng kiến thức mới
Bài 1. Hệ thống tưới nước được thiết kế với
mục đích tiết kiệm công sức, thời gian và
nguồn tài nguyên nước, khi mà nước được
tưới trực tiếp vào cây một cách hợp lý tối
đa hóa sự hấp thu nước của cây, giúp cây đủ
nước, không bị rửa trôi chất dinh dưỡng
theo dòng nước như hình bên:
Vận tốc dòng nước chảy vào một ống nước
tưới vườn là 2.5 m/s, bán kính của ống là
6mm.
1. Bán kính ở đầu vòi phun phải là bao nhiêu để tia nước phun ra có vận tốc
10m/s?
2. Lưu lượng dòng nước qua ống là bao nhiêu lít mỗi phút?
Tiêu chí đánh giá:

Mức độ
Các thành
Mức độ
Mức độ hoàn chỉnh
chưa hoàn
tố
không đạt
chỉnh
Học sinh phân tích đầy đủ các dữ Học sinh
Học sinh
kiện tường minh và ẩn của bài
phân tích
không
Phân tích
toán. Nhận thấy được để có vận
đầy đủ dữ
phân tích
và hiểu
tốc 10m/s thì tiết diện ở đầu phun kiện đã cho được các
đúng vấn
phải nhỏ hơn 6mm.
nhưng còn
hiện tượng
đề.
thiếu sót.
của bài
toán.
Học sinh vận dụng mối liên hệ
Học sinh
Học sinh

giữa tiết diện của ống dòng và
vận dụng
không biết
Đề xuất lựa
vận tốc ở đầu vòi và ở trong ống được các
sử dụng
chọn giải
dòng.
mối liên hệ kiến thức
pháp để
Học sinh vận dụng mối liên hệ
nhưng còn
nào để giải
giải quyết
giữa bán kính và tiết diện của ống thiếu sót.
quyết vấn
vấn đề.
dòng.
đề của bài
toán.


Áp dụng công thức giữa tiết diện
ống và vận tốc dòng chảy ở đầu
vòi và trong ống dòng ta có:

Học sinh
lập luận
được nhưng
Thực hiện

vẫn còn sai
2
và đánh giá s1 v2 π r1 v2
xót trong
v
= ⇒ 2 = ⇒ r2 = r1. 1 = 3mm
giải pháp. s2 v1 π r2 v1
quá trình
v2
tính toán và
Lưu lượng của ống dòng:
lập luận.
-4
3
A=S1.V1=2826.10 m /s

Học sinh
không giải
được bài
tập.


Bài 2. Quan sát hiện tượng sau

Một chiếc thùng phuy có ít nước, còn lại là không khí bịt kín được đun
nóng sau đó được làm lạnh nhanh bằng nước đá nước lạnh. Em hãy trả lời
những câu hỏi sau:
1.Chiếc thùng phuy đã trở nên như thế nào?
2. Hãy giải thích hiện tượng trên bằng kiến thức vật lí mà em đã học.
Tiêu chí đánh giá:

Các thành
Mức độ chưa
Mức độ
Mức độ hoàn chỉnh
tố
hoàn chỉnh
không đạt
Nêu được hiện tượng
Học sinh nêu
Học sinh
chiếc thùng phi sẽ bị bóp hiện tượng chưa không nêu
méo bên trong.
rõ ràng cụ thể.
được hiện
Phân tích và Học sinh phát biểu vấn
Học sinh phát
tượng.
hiểu đúng
đề: Tại sao khi làm lạnh
biểu vấn đề còn Học sinh phát
vấn đề.
nhanh chiếc thùng phi
thiếu chưa đầy
hiện vấn đề
bóp méo vào bên trong.
đủ.
còn thiếu
hoặc chưa
đầy đủ.
Học sinh đề xuất được là Học sinh đề

Học sinh
do sự chênh lệch áp suất xuất được cách không đề xuất
trước và sau khi xịt nước. giải thích nhưng đươc cách
Đề xuất lựa
Chính sự chênh lệch áp
chưa rõ ràng cụ giải thích
chọn giải
suất đã gây ra lực nén rất thể.
hoặc giải
pháp.
lớn tác dụng lên thùng,
thích sai.
từ đó giải thích được hiện
tượng.
Thực hiện và Áp suất bên trong thùng
Học sinh lập
Học sinh
đánh giá giải giảm nhanh do xịt nước luận được
không giải
pháp.
lạnh vào thùng nên khiến nhưng vẫn còn thích được
áp suất bên ngoài(áp suất sai xót trong
hiện tượng.
khí quyển) gây ra áp lực
quá trình lập
nén rất lớn làm bẹp thùng luận và giải


phi.
thích.

Bài 3. Bơm tiêm nhựa dùng 1 lần, dung tích: 1,
2, 3, 5, 10, 20, 50ml được sản xuất trên thiết bị
và công nghệ của Nhật Bản, tiệt trùng bằng khí
E.O, vô trùng, không độc, không gây sốt.
Quan sát ống tiêm và cho biết khi đẩy pittông
của ống tiêm thì vận tốc của chất lỏng trong
ống sẽ lớn nhất khi qua vị trí nào? Giải thích vì
sao? [6]
Tiêu chí đánh giá:
Các thành
Mức độ hoàn chỉnh
tố
Học sinh phát hiện được vận
tốc của chất lỏng lớn nhất
khi qua điểm đầu tiên và đặt
Phân tích
ra câu hỏi tại sao vận tốc lớn
và hiểu
nhất khi qua điểm đầu tiên.
đúng vấn
đề.

Mức độ chưa
hoàn chỉnh
Học sinh phát
hiện vận tốc
càng tăng khi
tiết diện càng
nhỏ.
HS phát biểu

thiếu hoặc sai
vấn đề.

Mức độ
không đạt
Học sinh
không nêu
được hiện
tượng.
Học sinh phát
hiện vấn đề
còn thiếu
hoặc chưa đầy
đủ.
Học sinh vận dụng được
Nêu được mối Học sinh
mối liên hệ giữa vận tốc và quan hệ giữ vận không đề xuất
Đề xuất
tiết diện của ông. Đầu ống
tốc và tiết diện đươc cách
lựa chọn
tiêm có tiết diện nhỏ nhất
ống nhưng còn giải thích
giải pháp.
nên vận tốc sẽ lớn nhất.
thiếu sót.
hoặc giải
thích sai.
Thực hiện Tiết diện ống tỉ lệ nghịch
Học sinh còn

Học sinh
và đánh với diện tích nên vận tốc lớn thiếu sót trong không giải
giá giải
nhất khi qua vạch đầu tiên.
lập luận.
thích được
pháp.
hiện tượng
Bài 4. Một người thợ lặn dùng khí ép chưa thành thạo, trong một bể bơi lấy đủ
khí từ bình chứa khí của anh để hít đầy phổi, trước khi bỏ bình ra và bơi lên mặt
nước. Khi anh ta bơi lên mặt nước độ chênh lệch áp suất bên ngoài tác dụng vào
anh và áp suất không khó trong phổi là 70mm Hg. Anh ta xuất phát từ độ sâu
nào có nguy hiểm nào đang đe dọa anh ta
HS thực hiện bài giải theo các bước sau:
1 .Em hiểu vấn đề đặt ra trong đề bài như thế nào? Nêu rõ đây là dạng bài nào?
Các dữ kiện đã cho và bài toán yêu cầu gì?


2. Nêu rõ các bước thực hiện và kiến thức dùng để giải quyết vấn đề trong câu
hỏi trên?
3. Em hãy trình bày lời giải chi tiết cho bài toán.
Tiêu chí đánh giá:
Mức độ
Các
chưa
Mức độ
Mức độ hoàn chỉnh
thành tố
hoàn
không đạt

chỉnh
Phân tích đầy đủ các dữ kiện,yêu Học sinh
Học sinh chưa
cầu của bài toán
phân tích
Phân tích
Phân
chưa đầy
được tình
tích và
đủ hoặc
huống hoặc
hiểu
hiểu không hiểu sai vấn
đúng vấn
đầy đủ về đề của bài
đề
vấn đề
toán
đang được
đề cập đến.
Học sinh phát
Đề xuất đúng và đầy đủ giài Học sinh
phát
hiện
hiện sai h oặc
pháp để giải quyết vấn đề dựa trên
chưa đầy
không phát
Đề xuất, kiến thức đã học

đủ vấn đề
hiện ra vấn
lựa chọn
hoặc phát
đề.
hiện thiếu
giải pháp
hoặc chưa
để
đầy đủ vấn
GQVĐ
đề trong
hiện tượng
này.
Học sinh
Thực
Khi anh ta hít không khí vào đầy Học sinh
không
hiện và phổi ở độ sâu L, áp suất ngoài tác thực hiện
giải quyết
đánh giá dụng vào anh ta (và áp suất không chưa đầy
được bài
giải pháp khí trong phổi anh) cho
đủ hoặc
bởi phương trình:
thiếu logic toán hoặc
giải sai bài
P = P0 + ρ gL
trong quá
toán.

trình lập
Khi anh ta ngoi lên, áp suất ở ngoài luân
tác dụng lên anh ta giảm đến áp
suất khí quyển p0 ở mặt nước. Áp
suất máu anh ta cũng giảm xuống
đến mức bình thường. Nhưng trừ
phi anh ta thở ra, áp suất không
khí trong phổi anh ta không giảm.
Ở mặt nước, hiệu số giữa áp suất


Các
thành tố

Mức độ hoàn chỉnh

Mức độ
chưa
hoàn
chỉnh

Mức độ
không đạt

không khí trong phổi anh và áp
suất không khí bên ngoài cơ thể
cho bởi:
∆P=P-P0=ρgL
L=


∆P
ρ .g

Suy ra
=0,95m
Hiệu áp suất 70mmHg là đủ làm
rách phổi anh, và dồn không khí
trong phổi vào máu đã giảm áp
suất, máu này sẽ chuyển không khí
vào tim và giết chết người thợ lặn.
Nếu người thợ lặn tuân theo các chỉ
dẫn và từ từ thở ra khi ngoi lên, thì
sẽ giúp cho áp suất trong phổi anh
ta cân bằng với áp suất bên ngoài,
và khi đó không còn nguy hiểm
nữa.
2.3.2.5. Bài tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức
Bài 1: Tiết diện động mạch của người là 3cm2, vận tốc máu chảy từ tim ra là
30cm/s . Tiến diện của mỗi mao mạch là 3.10 -7, vận tốc máu trong mao mạch là
0,05cm,s. Hỏi người đó có bao nhiêu mao mạch.
Học sinh thực kiện theo các thao tác sau:

1. Em hiểu vấn đề đặt trong đề bài như thế nào? Nêu rõ đây là dạng nào? Và
bài toán yêu cầu gì?
2. Nêu rõ các bước thực hiện và kiến thức dùng để giải quyết vấn đề trong câu
hỏi trên?
3. Em hãy trình bày lời giải chi tiết cho bài toán.
Tiêu chí đánh giá:



Các thành
tố

Mức độ hoàn chỉnh

Phân tích được dữ kiện
tường minh và dữ kiện ẩn
Phân tích và
của bài toán.
hiểu đúng
vấn đề.
Học sinh biết sử dụng lưu
lượng của dòng chảy ổn
định Máu đi qua các mao
mach phải đi qua động
mạch chủ Thiết lập mối
quan hệ giữ các đại lượng
Đề xuất lựa
trên.
chọn giải
pháp.

Mức độ
chưa hoàn
chỉnh
Chỉ phân
tích được dữ
kiện tường
minh của bài
toán.


Mức độ
không đạt
Học sinh chỉ
tóm tắt đề mà
không hiểu
được dữ kiện và
vấn đề của bài
toán.
Học sinh không
biết kiến thức
vật lí liên quan.

Học sinh sử
dụng được
biểu thức
lưu lượng
của dòng
chảy ổn
định. Hoc
sinh không
chỉ ra được
máu đi qua
mao mạch
phải đi qua
động mạch
chủ.
Toàn bộ máu đi qua mao
Học sinh
Học sinh không

mạch phải đi qua động
thiếu lập
biết cách giải.
mạch chủ. Gọi số mao mạch luận khi giải
là n. lưu lượng máu đi qua và sai xót
động mạch chủ có tiết diện trong tính
là s1 là
A1= s1.v1
toán.
Thực hiện lưu lượng máu đi qua 1 tĩnh
và đánh giá mạch có tiết diện là s2 là :
giải pháp.
A2 =s2.v2
lưu lượng máu đi qua n tĩnh
mạch có tiết diện là s1 là :
A’ 2= n s2.v2.
Theo định luật bảo toàn
dòng ta có: A1= A’2.. Từ đó
suy ra n.
Bài 2. Đọc mẫu tin sau: “ Những ảnh hưởng đến sức khỏe của giày cao gót Giày
cao gót là một trong những phụ kiện không thể thiếu để tôn lên dáng vẻ thu hút,
sang trọng cho phái đẹp. Nhưng việc thường xuyên sử dụng giày cao gót trong
việc di chuyển hàng ngày, bạn sẽ có nguy cơ bị tổn thương vĩnh viễn cho các cơ


chân, gân và dây thần kinh….”.Vậy áp suất của một người bình thường khi
mang giày cao gót đặt lên sàn là bao nhiêu? Giả sử: một người nặng 50kg đứng
thăng bằng trên một gót đế giày. Cho rằng tiết diện đế giày hình tròn, bằng
phẳng, có bán kính 2cm và g = 9,8m/s2.
Học sinh thực hiện bài giải theo các bước sau:

1. Em hiểu vấn đề đặt ra trong đề bài như thế nào? Nêu rõ đây là
dạng bài nào? Các dữ kiện đã cho và bài toán yêu cầu gì?
2. Nêu rõ các bước thực hiện và kiến thức dùng để giải quyết vấn đề
trong câu hỏi trên?
3. Em hãy trình bày lời giải chi tiết cho bài toán.
4. Nêu cách giải khác (nếu có)?
Tiêu chí đánh giá:
Mức độ chưa
Mức độ
Các thành tố
Mức độ hoàn chỉnh
hoàn chỉnh
không đạt
Học sinh phân tích và
Học sinh phân Học sinh tóm
Phân tích và
hiểu được dữ kiện
tích dữ kiện đề tắt nhưng
hiểu đúng vấn
tường minh dữ kiện ẩn ra nhưng chưa
không hiểu
đề.
và yêu cầu của đề bài.
đầy đủ.
đúng dữ kiện.
Học sinh đề xuất được Học sinh đề
Học sinh
mối liên hệ giữa áp lực xuất chưa đầy
không đề xuất
do người tác dụng lên

đủ.
được giải
Đề xuất lựa
sàn và trọng lượng của
pháp.
chọn giải
người. Công thức tính
pháp.
diện tích bị ép, công
thức áp suất của áp lực
tác dụng lên sàn.
Áp lực tác dụng lên sàn Học sinh sai sót Học sinh
bằng trọng lực của
trong quá trình không thực
Thực hiện và người đó.
lập luận và tính hiện được.
đánh giá giải Ta có áp suất cần tìm:
toán.
pháp
F m.g
5
P=

S

=

π .R 2

= 3,9.10 Pa



Bài 3: Quan sát dòng nước chảy chậm
từ vòi nước xuống dưới. Hãy trả lời
những câu hỏi sau đây:
1.Tiết diện ở đầu vòi và cuối vòi có gì
khác nhau không?
2.Giải thích hiện tượng trên bằng kiến
thức.[7]
1.
Tiêu chí đánh giá:
Các thành
Mức độ hoàn chỉnh
tố
Học sinh phát hiện: Vòi nước
có tiết diện thay đổi. Cụ thể
Phân tích và
là tiết diện ở đầu dưới nhỏ dần
hiểu đúng
Phát biểu được vấn đề: Tại
vấn đề.
sao tiết diện ở đầu dưới nhỏ
dần.
Học sinh vận dụng được lưu
lượng của ống dòng , vận tốc
ở tiết diện đầu nhỏ hơn tiết
diện cuối vì dòng nước chảy
Đề xuất lựa
ra coi như sự rơi tự do.
chọn giải

pháp.

Thực hiện
và đánh giá
giải pháp.

Vì chất lỏng chảy chậm nên
lưu lượng của nó không đổi:
Q1=Q2 suy ra S1.V1=S2.V2
Khi chất lỏng chảy từ vòi
xuống dưới vận tốc của chất
lỏng tăng vì nếu bỏ qua ma sát
coi chuyển động này như rơi
tự do.
Ta có V2>V1 suy ra S1>S2 hay
dòng nước bị thắt lại.

Mức độ chưa
hoàn chỉnh
Học sinh nhận
ra sự khác
nhưng không
nêu đươc sự
khác biệt.

Mức độ
không đạt
Học sinh
không nhận
ra được vấn

đề.

Học sinh vận
dụng được lưu
lượng của dòng
không đổi
nhưng không
biết vì sao vận
tốc ở tiết diện
đầu nhỏ hơn vận
tốc của tiết diện
cuối.
Học sinh chỉ
khẳng định được
V2>V1 nhưng
không giải thích
được vì sao.

Học sinh
không biết
dùng kiến
thức nào đã
học.

Học sinh
không giải
thích được
hiện tượng.



Bài 4. Cho các dụng cụ sau:
Một cốc hỉnh trụ. Một thước dây có độ
chia nhỏ nhất đến mm. Một đồng hồ
bấm giây hiện số.
Hãy trình bày và giải thích phương án
thí nghiệm để xác định gần đúng vận
tốc chảy của nước khi ra khỏi vòi của
máy nước trong nhà.
Tiêu chí đánh giá:
Xác định vận tốc chảy của nước máy chảy
Vấn đề giải quyết
trong nhà
Kiến thức sử dụng
Khi nước rời khỏi vòi, có lưu lượng là: v.s2.t
Dung tích của cốc nước V=S1.h
Vì lưu lượng nước không đổi
Nên v.s2.t= S1.h
Giải pháp giải quyết
Dựa vào công thức tính tìm ra dụng cần thiết và
tiến hành thích hơp để có giá trị của vận tốc :
v=

Dụng cụ đo đạc
Cách tiến hành

s1.h D 2h
=
s2 .t d 2t

Đồng hồ bấm giây, thước

Tiến hành mở vòi nước sao cho dòng chảy ổn
định.
Dùng đồng hồ để đo thời gian t để nước chảy đầy
cốc
Dùng thước để đo đường kính D và chiều cao
của cốc nước
Dùng thước đo đường kính trong của vòi nước.
Dựa vào công thức tính vận tốc nước đã thiết lâp
tính vận tốc nước chảy của vòi nước :
v=

s1.h D 2 h
=
s2 .t d 2t

2.3.2.5. Bài tập kiểm tra
Bài 1. Quan sát một đoàn tàu đang chạy vào ga với vận tốc lớn, người ta đem bỏ
những mảnh giấy vụn ở hai bên đường ray. Hiện tượng gì sẽ xãy ra đối với các
mảnh giấy khi đoàn tàu chạy qua. Từ đó, giải thích vì sao ở các nhà ga, nhân
viên đường sắt luôn yêu cầu cho hành khách chờ tàu đứng cách xa đường sắt khi
tàu tiến vào ga? [8]
Tiêu chí đánh giá:


Các thành
tố
Phân tích
và hiểu
đúng vấn
đề.


Mức độ hoàn chỉnh
Học sinh nêu được hiện tượng
mảnh vụn giấy bị hút về phía
đường ray xe lửa.
Học sinh giải thích được tại
sao hành khách đứng gần
đường ray bị hút vào tàu.

Mức độ chưa
hoàn chỉnh
Học sinh nêu
hiện tượng
chưa đầy đủ và
chưa biết tại
sao nhân viên
không cho hành
khách đứng gần
đường ray.
Học sinh sử
dụng kiến thức
vẫn còn thếu
sót.

Mức độ
không đạt
Học sinh
không nêu
được hiện
tượng.


HS nêu được mối liên hệ giữa
Học sinh
áp suất tĩnh và áp suất động ở
không biết
Đề xuất
giữa tàu lửa và người khi tàu
dùng kiến
lựa chọn
chạy với vận tốc lớn. Sự chênh
thức nào để
giải pháp.
lệch áp suất tĩnh gây ra sức hút
giải quyết
lớn hút người vào tàu.
bài toán.
Khi tàu chuyển động với vận
Học sinh còn
Không giải
tốc lớn kéo theo cả dòng không sai sót trong lập thích được
khí. Sự chuyển động của dòng luận.
hoặc giải
không khí giữa người và tàu
thích sai.
Thực hiện
gây ra áp suất động đáng kể
và đánh
làm giảm áp suất tĩnh so với áp
giá giải
suất lúc đầu tàu đứng yên. Kết

pháp.
quả tạo ra 1 lực kéo người về
đoàn tàu. Đó là lí do nhân viên
yêu cầu hành khách đứng
đường sắt khi tàu đến.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh : “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập
có nội dung thực tiễn chương Cơ học chất lưu Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực
giải quyết vấn đề của học sinh.” thử nghiệm giảng dạy đối với khối lớp 10 tại
đơn vị công tác, tôi nhận thấy trong giờ học các em học sinh đã hình thành
phương pháp làm và có định hướng khi làm bài tập về cơ học chất lưu. Để tiến
hành kiểm chứng kết quả đạt được của đề tài, chọn lớp 10A1 làm lớp thực
nghiệm áp dụng đề tài và lớp 10A2 là lớp không được áp dụng đề tài làm lớp đối
chứng (hai lớp có trình độ tương đương). Sau khi giảng dạy xong bài học ở hai
lớp tôi đều cho các học sinh làm một bài kiểm tra 15 phút với nội dung là các
câu hỏi thực tế liên quan tới bài học (những câu hỏi này không có trong nội
dung của bài dạy tôi đã soạn). Với nội dung câu hỏi như sau (trong thời gian là
15 phút):


Bài 1. Một người thợ lặn táo bạo lí luận rằng một cái ống thông hơi điển hình
dài 20cm dùng tốt, thì một ống dài 6,0m cũng dùng được. Nếu anh ta dùng ống
như thế để thở khi lặn xuống hồ sâu. Thì độ chêng lệch áp suất giữa áp suất
ngòai ống và áp suất không khí trong phổi anh ta là bao nhiêu?
Bài 2. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất thường được cung cấp bởi các
hồ xây trên cao. Quan sát hệ thống vòi nước sinh hoạt trong gia đình em để trả
lời những câu hỏi sau:
1. Nước chảy ra từ vòi ở các tầng khác nhau có gì khác nhau?
2. Giải thích hiện tượng trên bằng kiến thức Vật lí mà em đã học.

Kết quả như sau:
Số học sinh đạt điểm
Lớp

Sĩ số

0 ≤ ni < 3,5

3,5 ≤ ni < 5

5 ≤ ni < 6,5

ni

6,5 ≤ ni < 8

8 ≤ ni ≤ 10

Thực
0
0
9
16
20
nghiệ
m
45
0%
0%
20,0%

35,6%
44,4%
(10A1)
Đối
0
21
15
7
3
chứng
46
0
45,7%
32,6
15,2%
6,5%
(10A2)
Qua bảng kết quả thu được tôi nhận thấy các em có sự chuyển biến về kiến thức
và cả kĩ năng. Ngoài ra tư duy của các em về hiện tượng vật lý cũng tốt hơn.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn
chương Cơ học chất lưu Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của
học sinh.” còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để đề tài
được mở rộng, phát triển và có hiệu quả hơn.
3.2. Kiến nghị:
- Với nhà trường :Phần cơ học chất lưu là phần khó với học sinh, cần tổ
chức thêm các họp tổ chuyên môn về đề tài này để đưa ra các phương pháp làm
tốt nhất và phát triển năng lực của học sinh.
Đề tài không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự góp ý của các

thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 6 năm2020.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác

Lê Thị Hoa

Tài liệu tham khảo
[1] Tham khảo trên mạng internet.
[2] Tham khảo trên mạng internet.
[3] Tham khảo trên mạng internet.
[4] Sách bài tập vật lí 10, NXB Giáo dục
[5] Bùi Quang Hân - Trần Văn Bồi - Phạm Văn Tiến - Nguyễn Thành Tương.
Giải toán Vật lí 10 (tập I,), NXB Giáo dục, 2001.
[6] Bùi Quang Hân - Trần Văn Bồi - Phạm Văn Tiến - Nguyễn Thành Tương.
Giải toán Vật lí 10 (tập I,), NXB Giáo dục, 2001.
[7] Tham khảo trên mạng internet.
[8] Sách bài tập vật lí 10, NXB Giáo dục


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC

CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hoa
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Thọ Xuân 4
Kết quả
Cấp
đánh
giá
T
đánh giá
Tên đề tài SKKN
xếp
loại
T
xếp loại
1

Một số kiến giải về máy biến

2

áp
Phương pháp giải nhanh các
bài toán cực trị

Sở giáo dục và
đào tạo thanh
hóa
Sở giáo dục và
đào tạo thanh
hóa


Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2012-2013

C

2018-2019


×