Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn TRONG dạy học LỊCH sử bài 23 KHÔI PHỤC và PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội ở MIỀN bắc, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 1975) SÁCH GIÁO KHOA LỊCH sử 12 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT SẦM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ BÀI 23: KHÔI PHỤC
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC,
GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 - 1975)
- SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN

Người thực hiện: Lê Thị Hà Dần
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển hết sức nhanh
chóng. Trong cuộc cách mạng ấy, tri thức có vai trò ngày càng quan trọng. Thực
tế đó khiến giáo dục và đào tạo trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội. Điều này đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định giáo
dục và đào tạo có sứ mệnh “phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo
đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng
lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý


tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng
tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập
quốc tế” [2]. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công
nghệ là “quốc sách hàng đầu”; “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” [4].
Chính vì vậy, cần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu
phát triển xã hội.
Đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục hiện nay là nhu cầu bức thiết của xã
hội. Đảng ta nhấn mạnh:"tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo
đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Coi trọng
hơn nữa các môn về khoa học xã hội và nhân văn, nhất là Tiếng Việt, lịch sử
dân tộc, địa lí, văn hóa Việt Nam". Đồng thời "tập trung nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ
năng thực hành, khả năng lập nghiệp".
Được sự quan tâm của toàn xã hội, trong những năm qua, giáo dục nước
ta đã phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên
cạnh đó, giáo dục vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và thiếu sót như chất lượng
giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nhân lực
trình độ cao..., chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa giải
quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa
dạy chữ với dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc
hậu, đổi mới chậm...
Từ thực tế đó, những năm gần đây, chương trình, sách giáo khoa môn học
ở trường phổ thông cũng như phương pháp dạy học đã được đổi mới theo hướng
phát triển năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, trách
nhiệm xã hội.
Lịch sử là một trong những môn học có ưu thế đặc biệt trong việc phát
triển con người toàn diện. Đó là những con người "giàu lòng yêu nước, có ý
thức làm chủ..., có tri thức, sức khoẻ, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa
tình; có tinh thần quốc tế chân chính". Đây là hành trang cần thiết để hình thành

nhân cách con người và văn hoá Việt Nam, giúp thế hệ trẻ vươn lên trong cuộc
sống và hội nhập quốc tế.
3


Hiện nay, chương trình sách giáo khoa lịch sử ở trường phổ thông nói
chung, lớp 12 nói riêng đã có đổi mới về nội dung và phương pháp biên soạn
nhưng vẫn còn hạn chế. Nhiều nội dung trùng lặp ở lớp dưới và lớp trên (ở nhiều
môn học khác nhau), kiến thức quá tải đối với học sinh...Từ thực tế này, từ năm
học 2011 - 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra chuẩn kiến thức kĩ năng và
Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn lịch sử để giáo viên và
học sinh thực hiện tốt hơn yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, góp phần
quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trung học.
Thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông trước đây cũng như từ khi
triển khai chương trình giảm tải, nhiều giáo viên vẫn chưa hiểu hết tầm quan
trọng của kiến thức liên môn và tìm phương pháp sử dụng thích hợp nhằm nâng
cao chất lượng dạy học bộ môn. Chính vì vậy, chưa phát huy tính được tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh
thần hợp tác, niềm vui và hứng thú trong học tập ở học sinh.Từ đó, nhiều học
sinh ngại học sử thậm chí sợ học sử. Ngay cả những học sinh tâm huyết với bộ
môn này thì nhiều em trong số đó cũng không biết cách tiếp cận tri thức, thiên
về ghi nhớ máy móc, không nắm được bản chất vấn đề.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng kiến thức
liên môn trong dạy học lịch sử bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội
ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)" - Sách giáo khoa
lịch sử 12 cơ bản nhằm bổ sung kiến thức các môn học khác, từ đó giúp học
sinh hứng thú, say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học, thực hiện tốt
định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, khi sử dụng kiến thức của một số môn học khác vào giảng

dạy, tác giả muốn nâng cao hiệu quả của bài học, giúp học sinh nắm được kiến
thức cơ bản tốt hơn, có thể vận dụng được kiến thức cơ bản của bài học để làm
rõ hơn một số nội dung của các môn học khác có liên quan cũng như vận dụng
kiến thức của các môn học khác để hiểu rõ hơn về kiến thức lịch sử 1973-1975.
Từ đó, giờ học lịch sử sẽ hấp dẫn hơn, tạo được hứng thú học tập và phát triển
toàn diện học sinh.
Ngoài ra, đề tài hi vọng sẽ giúp cho đồng nghiệp có thêm một nguồn tư
liệu quan trọng, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực,
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch
sử bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng
hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)" - Sách giáo khoa lịch sử 12 cơ bản, tác
giả muốn làm rõ hơn những vấn đề sau:
- Những tư liệu liên môn được sử dụng khi dạy bài 23.
- Cách thức vận dụng kiến thức liên môn để dạy học ở từng nội dung kiến
thức cụ thể của bài 23.
4


- Đánh giá tác dụng của phương pháp dạy học liên môn trong bài 23 trong
việc phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.
- Đưa ra một số kiến nghị để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng dạy
học và giáo dục thông qua việc dạy học liên môn bài 23 nói riêng và bộ môn lịch
sử trong trường THPT nói chung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài hai phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương pháp lịch sử
và phương pháp logic, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như phương
pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực
tế, thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lí số liệu…

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nhà giáo dục T.A.I.Linna đã nói: "Ngày nay, không một khoa học nào
được giảng dạy mà lại không sử dụng những số liệu của các khoa học tiếp cận
khác, những tài liệu, những sự kiện và những thí dụ lấy từ trong cuộc sống hằng
ngày và từ các lĩnh vực tri thức khác nhau". Việc xác lập mối liên hệ giữa các bộ
môn nhằm vạch ra cho học sinh thấy mối liên hệ qua lại của các khoa học, từ đó
gây hứng thú đặc biệt đối với việc học tập ở các em.
Học sinh trung học phổ thông, nhất là học sinh lớp 12 là đối tượng đã có
năng lực hoạt động độc lập, có khả năng tư duy, biết đánh giá đúng sai, có khả
năng quan sát, có ý thức rõ hơn ở cấp dưới; hơn nữa hứng thú đối với môn học
đã phân hoá rõ, bước đầu hình thành khuynh hướng nghề nghiệp. Hơn nữa, đặc
trưng của bộ môn lịch sử là nghiên cứu, nhận thức hiện thực lịch sử qua những
sự kiện, hiện tượng đã xảy ra và không lặp lại, nếu có lặp lại cũng không hoàn
toàn như cũ ("lặp lại trên cơ sở không lặp lại"). Chính vì vậy, trong học tập lịch
sử, do học sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác các sự kiện, hiện tượng đã
xảy ra nên việc lĩnh hội tri thức gặp nhiều khó khăn, nhất là với những tri thức
lịch sử cách xa với đời sống hiện tại. Vì lẽ đó, trong học tập lịch sử, trước hết
cần giúp học sinh tri giác tài liệu về sự kiện, quá trình lịch sử cụ thể để tạo biểu
tượng, nắm nội hàm từng khái niệm, hệ thống khái niệm lịch sử. Từ đó, học sinh
phải vận dụng kiến thức để tạo ra trong tư duy những mối liên hệ giữa kiến thức
cũ với những điều mới, điều chưa biết, trên cơ sở đó tìm ra bản chất sự kiện,
hiểu sự kiện lịch sử một cách toàn diện. Tuy nhiên, làm được điều này không
phải dễ.
Theo lí luận của phương pháp dạy học, dạy học liên môn là một trong
những nguyên tắc quan trọng ở trường phổ thông. Đối với bộ môn lịch sử, mà
chức năng cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của lịch sử
dân tộc cũng như xã hội loài người, thì việc nắm vững các sự kiện lịch sử liên
quan chặt chẽ với việc tìm hiểu các tri thức về môn khoa học xã hội và nhân văn
(văn học, địa lí, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng...) và cả về khoa học tự

nhiên (những kiến thức về khoa học kĩ thuật).
Việc sử dụng kiến thức của nhiều môn học trong dạy học lịch sử sẽ đảm
bảo được tính toàn vẹn của kiến thức đồng thời kiến thức liên môn còn giúp học
5


sinh tránh được những lỗ hổng kiến thức khi học tách rời các môn học. Nhờ đó,
các em hiểu được sâu sắc kiến thức lịch sử và gây được hứng thú học tập bộ
môn. Đây cũng là một trong những biện pháp cơ bản thúc đẩy quá trình nhận
thức của học sinh. Nếu hiểu được kiến thức thì các em sẽ hình thành được các kĩ
năng như phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá và biết liên hệ kiến thức đã học
vào cuộc sống. Hơn nữa, khi hiểu sâu sắc sự kiện, hiện tượng lịch sử thì các em
sẽ nảy sinh nhiều trạng thái cảm xúc như vui buồn, lo lắng, hồi hộp, khâm phục
hay căm ghét...Điều này sẽ tạo cơ sở để giáo dục tư tưởng, đạo đức một cách
đúng đắn cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Để hiểu rõ thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông, đặc biệt là việc
sử dụng kiến thức liên môn, tôi đã khảo sát thực tế giáo viên ở chính trường
mình, đồng nghiệp ở các trường khác và học sinh lớp 12 trường THPT Sầm Sơn.
Kết quả khảo sát cho thấy:
Về phía giáo viên: Có 100% giáo viên quan tâm đến việc sử dụng kiến
thức liên môn vào dạy học. Tuy nhiên, một số cho rằng chỉ cần nhắc lại để học
sinh nhớ hoặc cung cấp cho học sinh kiến thức cần thiết. Một số khác (không
nhiều) cho rằng khi sử dụng kiến thức liên môn cần yêu cầu học sinh nhớ và vận
dụng kiến thức đã học vào học tập lịch sử đồng thời bản thân giáo viên kết hợp
các phương pháp như giải thích, phân tích, đàm thoại...trong giảng dạy. Như
vậy, cũng có nghĩa là việc sử dụng kiến thức liên môn có được chú ý nhưng thật
sự chưa hiệu quả.
Về phía học sinh: Trong tổng số 391 học sinh lớp 12 của nhà trường, khi
được khảo sát, có khoảng 40,4% (158 học sinh) thích học lịch sử. Ngoài ra, có

26,1% (102 học sinh) không thích học lịch sử. Số còn lại không rõ ràng quan điểm.
Trong học tập lịch sử, nhiều học sinh có nhận thức tốt, có tư duy logic.
Tuy nhiên, thời gian các em dành cho học tập lịch sử không nhiều như cho các
môn học khác. Còn một số học sinh mặc dù chọn lịch sử làm bài môn thi tốt
nghiệp THPT nhưng luôn mang suy nghĩ chỉ cần “chống liệt” là được nên
không chú tâm vào học tập, thờ ơ với bộ môn, từ đó nhớ sai sự kiện, hiểu không
đúng thậm chí xuyên tạc sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Như vậy, vấn đề là ở chỗ giáo viên cần có cách để học sinh lĩnh hội kiến
thức tốt. Khi được hỏi, trong giờ dạy lịch sử, nếu giáo viên sử dụng kiến thức văn
học, địa lí, chính trị, quốc phòng, âm nhạc…thì học sinh sẽ cảm thấy như thế nào
thì có 321 học sinh (82,1%) thích học và giờ học hấp dẫn, kiến thức dễ hiểu hơn.
Điều này chứng tỏ sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử là cần thiết.
Tuy nhiên, cần có phương pháp sáng tạo để phát huy vai trò của chúng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Sử dụng kiến thức văn học để nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử
Để tạo ra biểu tượng lịch sử sinh động, chân xác, trong dạy học lịch sử có
thể sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau, trong đó, tài liệu văn học là một trong
những nguồn tài liệu phong phú và có nhiều lợi thế.
6


* Sử dụng kiến thức văn học kết hợp với kiến thức lịch sử để tạo biểu tượng lịch
sử cho học sinh
Khi dạy mục III2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, tôi đã cùng
học sinh tạo biểu tượng về Bùi Quang Thận, người lính Quân đội nhân dân Việt
Nam đầu tiên cắm lá cờ chiến thắng lên nóc dinh Độc Lập: cung cấp tiểu sử của
Bùi Quang Thận (Ông sinh năm 1948 tại Thái Bình, nhập ngũ năm 1966. Từ
năm 1966 đến năm 1975 ông trưởng thành từ pháo thủ đến đại đội trưởng Đại
đội 8, Trung đoàn tăng thiết giáp 202. Ông tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh là
đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2

(đơn vị đảm nhiệm đánh chiếm dinh Độc Lập). Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975
ông chỉ huy xe tăng T-54 mang số 843 đi đầu đội hình tiến vào dinh Độc Lập.
Khi xe tăng 843 của ông bị kẹt lại tại cổng phụ và xe tăng 390 của Vũ Đăng
Toàn húc đổ cổng chính, ông đã nhảy xuống, với tay không vũ khí, mang cờ Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cắm trên nóc dinh Độc Lập. Sau
năm 1975, ông đi học trường văn hóa, ngoại ngữ của quân đội (1976), tiếp tục
phục vụ trong quân ngũ. Ông được phong Đại tá năm 1995, nghỉ hưu năm 2000.
Ngày 24 tháng 6 năm 2012, ông qua đời đột ngột tại quê nhà Thái Bình) [8].
Khi cung cấp những thông tin trên, tôi cho học sinh quan sát các hình ảnh:
Bùi Quang Thận cầm cờ rời khỏi xe tăng, chạy vào từ cổng dinh Độc Lập, ảnh
Bùi Quang Thận với các cháu học sinh và đọc một đoạn viết của nhà thơ Trần
Đăng Khoa dành cho Bùi Quang Thận: “Khi tôi viết những dòng này thì Đại tá
Bùi Quang Thận đã thành người trong cõi nhớ thương rồi…Năm 2000, Bùi
Quang Thận về hưu. Anh cười hiền lành: “Mình xa vợ con biền biệt. Bây giờ
mới có điều kiện giúp đỡ vợ con”. Bùi Quang Thận trở về với ruộng đồng. Anh
lao động cật lực như một lão nông. Ngoài làm ruộng, anh còn thuê ao, nuôi
tôm, thả cá. Rồi vợ chồng anh mở thêm cửa hàng bán gas ở quê. Nhà nào hết
gas hay van gas hỏng là anh có mặt thay gas và bảo hành sửa chữa. Anh bảo,
thay một van gas hỏng, cái lớn được 5.000, cái nhỏ cũng 500 đồng đấy. Trông
anh thợ gas xởi lởi, thật thà, tận tụy và tốt bụng, không ai nghĩ đó là người anh
hùng…Chính Bùi Quang Thận cũng không thể ngờ được mình đã làm nên kỳ
tích lịch sử chỉ bằng có... hai bàn tay không”. [9].
Qua những thông tin này, một lần nữa học sinh được nhìn nhận rõ hơn,
đầy đủ hơn về Bùi Quang Thận, một con người dũng cảm, gan dạ, thông minh,
nhạy bén, một anh hùng trong thời chiến và một con người rất đỗi bình dị trong
đời thường. Từ đó, góp phần hình thành ở các em sự kính phục, lòng tự hào đối
với các bậc cha chú đi trước và trong những hoàn cảnh nhất định điều này sẽ
thổi bùng ngọn lửa cách mạng vào tuổi trẻ. Cũng qua việc tạo biểu tượng này, sẽ
tạo sơ sở để học sinh rút ra được một minh chứng rõ ràng chứng minh cho một
nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) của dân

tộc ta mà các em sẽ học ở cuối bài này.
* Sử dụng kiến thức văn học góp phần cụ thể hoá sự kiện lịch sử, khắc sâu kiến
7


thức cho học sinh
Khi dạy nội dung III.1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam và
mục III.2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, tôi cung cấp cho học sinh
một số câu thơ viết về các chiến dịch:
Chặt Buôn Mê Thuật, rụng cả Tây Nguyên
Quét Huế - Thừa Thiên, đổ nhào Đà Nẵng.
Và Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên
Và Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Nha Trang, lũ ngụy cuống cuồng,
Rũ rượi một màu tang cờ trắng [10].
(Tố Hữu)
hay
Gió thời đại thổi vào trang giấy
Mỗi ngày một quận lỵ - Một đêm bao phố phường
Ta chưa xong một câu thơ thì đã thu hồi hàng trăm dặm đất
Tin thắng mỗi ngày mọc trước vừng dương[10].
(Chế Lan Viên)

Buôn Mê Thuột ngày 10 tháng 3 đòn điểm huyệt tuyệt vời
Rụng Con Tum, Plei Cu 18-19 tháng 3 giặc tháo chạy tơi bời
Ngày 26-3 các vua xưa ở Ngọ Môn lại cúi đầu dưới sao vàng rực sáng
Ngày 29-3 thiết giáp tiến hai hàng vào sân bay Nước Mặn
Đà Nẵng đây chỉ nghìn quân ta mà mươi muôn lính nguỵ chửa hoàn hồn
Tổ quốc thu về bán đảo Sơn Trà và những Ngũ Hành Sơn
Trúc chẻ ngói tan…


Ta hốt gon quân thù Phan Thiết, Phan Rang
Rồi cả cánh cửa thép miền Đông ta đạp đổ
Xuân Lộc, Biên Hoà, Vũng Tàu... tan vỡ
Trăm vạn hùng binh ta đã chiếm Sài Gòn[10].
(Chế Lan Viên)
Qua những vần thơ này, kết hợp với kiến thức từ sách giáo khoa, học sinh
sẽ hình dung được những chiến thắng dồn dập của quân dân ta qua những câu
thơ hào hùng, nhịp điệu ào ào như thác lũ, cuồn cuộn như bão giông, liên tiếp đổ
xuống đầu quân giặc. Từ đó, giáo viên khắc sâu chủ trương đánh nhanh, thắng
nhanh, "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" của bộ Chính trị. Đồng thời,
8


những vần thơ này cũng cho học sinh thấy diễn biến mau lẹ của cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy. Bằng ngôn ngữ văn học, kiến thức lịch sử sẽ được lưu giữ trong
nhận thức của học sinh nhanh hơn, vững bền hơn và học sinh cũng hứng thú học
tập hơn. Từ đó, khơi gợi ở các em ham muốn tìm hiểu, khám phá thêm những
đơn vị kiến thức mới.
* Sử dụng kiến thức văn học để giải thích một sự kiện, hiện tượng lịch sử
Để giảng về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước
( 1954 - 1975), tôi yêu cầu học sinh đọc những câu thơ bản thân biết nói về điều này.
Sau khi tiếp nhận thông tin từ học sinh, tôi cung cấp thêm một số đoạn thơ:
Như tháng năm dài nhen ủ mật thơm
Như mùa gặt bắt đầu từ hạt mạ
Chiến thắng hôm nay bắt đầu từ nơi đó
Một con đường bé nhỏ giữa rừng khuya
Con đường mòn mang những dấu chân đi
Cành củi ướt đêm khuya anh nhóm lửa
Phá gai góc, mở con đường lịch sử
Cho những đoàn quân nối tiếp vượt Trường Sơn

Từ những năm làng xóm tối đen
Đêm "tố cộng" tiếng giầy đinh ghê rợn
Mẹ vẫn giữ trong tim hình ảnh Bác
Dõi nhìn sao Bắc Đẩu gọi tên con

Người bạn thân nằm lại ven rừng
Cởi chiếc áo cho đồng đội mặc
Giao phần đạn cho người sau đánh tiếp.

Chiến thắng này, chiến thắng của tình yêu
Tấm lòng sắt son của những má nghèo
Tiễn con đến bờ sông, còn dặn:
"Con của má, bây giờ con của nước"
Phần gạo cuối cùng, má trút cho con

Triệu anh hùng không thể biết hết tên
Cho hôm nay, giữa Sài Gòn toàn thắng
Chiến thắng của nhân dân bất khuất
Chiến thắng của niềm tin vô tận
Của Việt Nam rực rỡ trái tim người[8].
(Xuân Quỳnh)
Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
9


Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại[10].
(Nguyễn Khoa Điềm)
Ba dân tộc vai kề vai bè bạn
Chung máu đổ, khổ đau hy vọng
Chung màu da bán đảo chẳng chia miền[10].

(Nguyễn Đức Mậu)
Qua những câu thơ đó, học sinh sẽ thấy được sự đoàn kết của ba dân tộc
Đông Dương, là niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào Bác Hồ, là lòng yêu nước,
tinh thần chiến đấu dũng cảm quên mình của nhân dân. Đó cũng chính là chủ
nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam, là nguồn cơn của chiến thắng
21 năm trước một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Cũng qua những vần thơ
đó, chắc chắn có những học sinh sẽ tò mò tìm hiểu về vai trò của nhân dân, về
sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, về những chính sách cai trị của kẻ thù ở
Việt Nam… Từ đó, học sinh sẽ một lần nữa khắc sâu biểu tượng về một giai
đoạn hết đỗi đau thương nhưng cũng cực kì hào hùng của dân tộc, học sinh yêu
lịch sử hơn, yêu quê hương đất nước hơn cũng như tránh được việc "hiện đại
hoá" lịch sử.
Khi giảng về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tôi sử dụng
các câu thơ:
Ba mươi năm, trường kỳ kháng chiến
Ta đã đi. Và ta đã đến
Thật đây rồi, hạnh phúc cầm tay
Độc lập, Tự do, từ nay vĩnh viễn.

Tổ quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ!
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Xanh trời, xanh của những giấc mơ...
Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời
Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi!

Đã qua, thuở âm u bóng giặc
Trắng khăn tang, tàn lụi cỏ cây
Đã qua, nỗi đêm Nam ngày Bắc
Giữa quê hương mà như kiếp đi đày!
Ta đã thắng. Hãy thẳng đường đi tới

Lấp những hố bom, xóa mọi đau buồn
Từ tro bụi, ta lại xây dựng mới
Phố làng ta, và cả những linh hồn
Tôi lại mơ... Trên Thái Bình Dương
Tổ quốc ta như một thiên đường
Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống
Của tự do, hy vọng, tình thương... [10].
10


(Tố Hữu)
Qua những vần thơ ấy, kết hợp sách giáo khoa và những kiến thức của
bản thân, học sinh sẽ rút ra được những ý nghĩa to lớn của cuộc kháng chiến, đó
là kết thúc của 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945, trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc Cách mạng
Dân tộc Dân chủ Nhân dân trong cả nước…; mở ra kỉ nguyên“Độc lập, Tự do,
từ nay vĩnh viễn”…; là cơ sở để thống nhất đất nước hoàn toàn (Ôi Việt Nam!
Yêu suốt một đời/Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi!); cũng như đưa cả
nước tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa giàu mạnh (Từ tro bụi, ta lại xây dựng
mới/Phố làng ta, và cả những linh hồn/Tôi lại mơ... Trên Thái Bình Dương/Tổ
quốc ta như một thiên đường/Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống/Của
tự do, hy vọng, tình thương...). Thắng lợi đó cũng tạo ra niềm tin, niềm tự hào ở
mỗi người dân đất Việt, là động lực thúc đẩy những thắng lợi tiếp sau của lịch sử
Việt Nam.
Từ nguyên nhân thắng lợi, trước khi yêu cầu học sinh rút ra bài học kinh
nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), tôi cung cấp
tới học sinh các câu thơ:
Đất nước này là đất nước của nhân dân
Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại…


Tuổi trẻ ơi trong sương gió tháng năm
Ta đã lớn rồi, chín đầy hy vọng
Hãy ngã xuống tay Nhân dân, hỡi sắc vàng của nắng
Hỡi hương thơm của nồng mặn mồ hôi..
Hãy ngã vào tay Nhân dân, đừng vãi đừng rơi
Đừng tự do, đừng hoài nghi nữa
Hãy yêu Nhân dân và nghe Người nhắn nhủ
Hãy tìm sức mạnh mình trên cơ thể Nhân dân[10].
(Nguyễn Khoa Điềm)
Hay
Nhân dân bao dung tin vào nhân nghĩa
Ôi nhân dân tấm lá chắn diệu kỳ
Người nhận mọi vết xăm cho căn hầm nguyên vẹn
Người kéo co giành giật lại đôi kèo[10].
(Hữu Thỉnh)
Từ đó, yêu cầu học sinh rút ra một bài học kinh nghiệm đã được Đảng vận
dụng triệt để để phát huy sức mạnh dân tộc, vượt qua khó khăn từ trong quá khứ.
Khi học sinh rút được bài học về sức mạnh của nhân dân, về giữ gìn, phát huy
truyền thống của dân tộc, các em sẽ thêm trân trọng những gì nhân dân đã cống
hiến, hi sinh và từng bước hình thành tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm
công dân ở các em.
11


2.3.2. Sử dụng kiến thức địa lí để nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử
Khoa học địa lí có mối quan hệ đặc biệt với khoa học lịch sử. Sự kiện lịch
sử gắn liền với vị trí không gian nhất định. Nhiều sự kiện lịch sử xảy ra bắt
nguồn từ đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động, chi phối. Do vậy, kiến
thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dạy học lịch sử. Bài học lịch sử
gắn liền với bản đồ và kiến thức địa lí luôn tạo ra sự hấp dẫn, giúp học sinh nắm

chắc sự kiện, biết lí giải bản chất sự kiện, đồng thời lưu giữ sự kiện trong trí não
vững bền hơn bởi tất cả các sự kiện lịch sử được hình thành đều đi theo con
đường “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”.
Khi giảng mục III.2: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, để học
sinh có thể nắm rõ về các chiến dịch Tây Nguyên, tôi sử dụng lược đồ diễn biến
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 kết hợp với kiến thức địa lí để giúp
các em hiểu được vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975 (tại
sao chọn Tây Nguyên để đánh mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân 1975).

12


13


Bản đồ hành chính Việt Nam
Khi sử dụng lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
kết hợp với bản đồ hành chính Việt Nam, tôi yêu cầu học sinh quan sát để có
được những nhận thức bước đầu. Từ thực tế nhận thức đó, bằng các câu hỏi gợi
mở, tôi sẽ giúp học sinh rút ra được vị trí quan trọng của Tây Nguyên: là vùng
cao nguyên rộng lớn, giáp Lào, Campuchia, là một trong 3 vùng chiến lược quan
trọng trên chiến trường miền Nam (Sài Gòn, các tỉnh ven biển miền Trung và
Tây Nguyên). Từ Tây Nguyên có các đường giao thông quan trọng đánh xuống
Đà Nẵng, Sài Gòn, là những thành phố lớn và là trung tâm kinh tế, chính trị ở
miền Nam. Tây Nguyên gần con đường chiến lược Nam - Bắc (đường mòn Hồ
14



Chí Minh trên bộ). Khi học sinh hiểu được điều này từ quan sát lược đồ (dưới sự
hướng dẫn, gợi ý của giáo viên), học sinh sẽ hiểu được tầm quan trọng của Tây
Nguyên đối với cả ta và kẻ thù từ đó giải thích được vì sao ta quyết định chọn
Tây Nguyên làm hướng tấn công chính trong năm 1975 (tại sao chọn Tây
Nguyên để đánh mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975): Tây
Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng...nhưng việc phòng ngự của địch có
nhiều sơ hở. Lực lượng quân sự của địch đang tập trung chủ yếu ở Sài Gòn và
Đà Nẵng nên lực lượng ở Tây Nguyên mỏng, bố phòng sơ hở, hơn nữa, địa bàn
Tây Nguyên rộng, phân tán nên ít có khả năng cơ động. Không chỉ vậy, sau
chiến thắng đường 14 – Phước Long, địch phán đoán sai hướng tiến công của ta
nên lực lượng của chúng ở Tây Nguyên tương đối yếu, chỉ tập trung ở Plâycu và
Kon Tum. Cuộc tiến công Tây Nguyên thắng lợi sẽ phá vỡ chiến lược phòng
ngự của kẻ thù, thực hiện chia cắt lớn trên chiến trường miền Nam và tạo điều
kiện thuận lợi cho ta phát triển chiến lược tiến công trên các vùng còn lại ở miền
Nam. Chính vì những lí do đó mà Bộ Chính trị quyết định chọn Tây Nguyên để
mở chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Tương tự, khi giảng về chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí
Minh, giáo viên cũng sử dụng Lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Xuân 1975 kết hợp lược đồ của từng chiến dịch để học sinh quan sát và
rút ra được vị trí của Huế - Đà Nẵng, vị trí của Phan Rang, Xuân Lộc đối với
đô thành Sài Gòn, qua đó học sinh sẽ nắm tốt hơn diễn biến, ý nghĩa của các
chiến dịch.

Lược đồ chiến dịch Huế - Đà Nẵng

15


Lược đồ chiến dịch Hồ Chí Minh
Như vậy, kiến thức địa lí đã góp phần cụ thể hoá không gian lịch sử, giải

thích sự kiện, hiện tượng lịch sử, giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức bài học,
từ đó, học sinh sẽ hình dung được những sự kiện lịch sử trong quá khứ rõ ràng
hơn, chân xác hơn, góp phần mang lại hiệu quả cao hơn cho việc học tập lịch sử,
tránh được tình trạng “hiện đại hóa” hay bóp méo, xuyên tạc lịch sử.
2.3.3. Sử dụng kiến thức chính trị, giáo dục công dân để nâng cao hiệu quả
giờ học lịch sử
Khoa học lịch sử và việc giáo dục lịch sử ở nhà trường ra đời trong xã hội
có giai cấp, chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các quan điểm của giai cấp thống
trị. Cuộc đấu tranh giai cấp cũng diễn ra gay gắt, sôi nổi trên lĩnh vực này. Vì
vậy, trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, phải đứng vững trên một lập trường,
quan điểm chính trị nhất định. Kiến thức về giáo dục công dân cung cấp cho học
sinh những hiểu biết về thế giới quan, nhân sinh quan của chủ nghĩa Mac Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, rất cần thiết cho việc học tập lịch sử. Những
quan điểm cơ bản về vai trò của quần chúng nhân dân, của cá nhân trong lịch sử,
về những cơ sở, động lực của sự phát triển lịch sử…được hình thành qua môn
giáo dục công dân là cơ sở không thể thiếu trong học tập lịch sử.
Khi dạy bài 23: “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải
phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)”, giáo viên có thể sử dụng kiến thức
giáo dục công dân để giúp học sinh đánh giá khách quan, chính xác về vai trò
của quần chúng nhân dân, vai trò của các cá nhân như Võ Nguyên Giáp, Lê
Trọng tấn, Văn Tiến Dũng, Bùi Quang Thận…đối với thắng lợi của cuộc Tổng
16


tiến công và nổi dậy Xuân 1975 nói riêng, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mĩ (1954 - 1975) nói chung. Kiến thức của bộ môn giáo dục công dân sẽ giúp
học sinh nhận thức rõ cá nhân có vai trò quan trọng đối với lịch sử, có thể thúc
đấy lịch sử hoặc kéo lùi lịch sử. Tuy nhiên, trong qua hệ giữa cá nhân và quần
chúng nhân dân thì quần chúng mới là chủ thể của lịch sử, quyết định tiến trình
phát triển của lịch sử.
Cũng bằng kiến thức giáo dục công dân, giáo viên có thể giúp học sinh

xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các di tích lịch sử, hiện vật lịch sử
như Cố đô Huế, Dinh Thống Nhất, xe tăng 390, xe tăng 843… Qua việc xây
dựng ý thức đó, sẽ hình thành niềm tự hào về quê hương, dân tộc, đất nước mình
ở học sinh. Đây chính là cơ sở của lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc của
những công dân Việt Nam chân chính.
2.3.4. Sử dụng kiến thức giáo dục quốc phòng để nâng cao hiệu quả giờ học
lịch sử
Kiến thức giáo dục quốc phòng cũng có quan hệ chặt chẽ với kiến thức
lịch sử.
Từ những kiến thức về Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân
dân Việt Nam (giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 10); Bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam (lớp 11); Bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975 (lớp 12) mà môn giáo dục quốc phòng
cung cấp, học sinh có thể hiểu rõ hơn về truyền thống đánh giặc giữ nước của
dân tộc, của lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam từ đó
so sánh, đối chiếu với kiến thức được trang bị sau khi học bài: “Khôi phục và
phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 1975)” để hiểu rõ hơn về nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh
nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975). Ngược lại,
những kiến thức lịch sử này cũng sẽ là minh chứng hùng hồn chứng minh truyền
thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nói riêng, truyền thống đánh
giặc giữ nước của cha ông ta nói chung từ đó bước đầu giúp học sinh có nhận
thức đúng về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
cũng như trách nhiệm công dân đối với việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
2.3.5. Sử dụng kiến thức toán thống kê để nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử
Khi giảng dạy về nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh
nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, giáo viên có thể kết hợp với
toán thống kê để thống kê chi phí chiến tranh, số người thương vong, thiệt hại
vật chất… của ta và địch…
Các cuộc chiến tranh
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Chiến tranh Triều Tiên(1950-1953)
Chiến tranh Việt Nam(1954-1975)
Nguồn: [8]

Chi phí
85 tỉ USD
4100 tỉ USD
54 tỉ USD
676 tỉ USD

17


Hoặc
Các cuộc chiến tranh
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Chiến tranh Triều Tiên(1950-1953)
Chiến tranh Việt Nam(1954-1975)
Nguồn: [8]

Số người thương vong
15.000.000
63.000.000
3.000.000
3.000.000

Nội dung so sánh


Việt Nam
Tổng sản phẩm quốc dân 500 tỉ USD
2 tỉ USD
Quân đội
Hơn 1 triệu người
250.000 người
Dân số
180 triệu người
16 triệu
Nguồn: [8] - Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng qua những lời thú
nhận của đối phương; Cổng thông tin điện tử Cao Bằng.
Khi đặt các con số này cạnh nhau, học sinh cũng sẽ rút ra được nhiều
thông tin bổ ích, lí thú về cuộc chiến tranh mà Mĩ và Việt Nam tham gia, từ đó,
học sinh sẽ nắm kiến thức nhanh chóng và vững bền hơn, đặc biệt là kiến thức
liên quan đến số liệu chính xác, khơi dậy sự tò mò về các vấn đề lịch sử đã học,
hình thành mong muốn tìm hiểu thêm tri thức về cuộc chiến tranh... Điều này là
cơ sở để việc học lịch sử hiệu quả hơn.
2.3.6. Sử dụng kiến thức liên môn để củng cố, kiểm tra, đánh giá kiến thức
của học sinh
Việc đổi mới dạy học không chỉ diễn ra trong quá trình dạy học mà cả ở
quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh.
Cũng như việc sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy, việc sử dụng
kiến thức liên môn để kiểm tra, đánh giá học sinh đem lại nhiều kết quả: củng cố
và phát triển kiến thức lịch sử, phát huy tính tích cực, năng động và gây hứng
thú học tập ở học sinh. Do đó, chất lượng dạy học bộ môn được nâng cao.
Khi kiểm tra, đáng giá học sinh cuối bài 23: “Khôi phục và phát triển kinh tế
- xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975)”, giáo viên
có thể đưa ra một số yêu cầu sau đối với học sinh:
- Sưu tầm những câu, đoạn hoặc bài thơ (văn) nói về chiến dịch Tây Nguyên,
chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh,về chiến thắng của cuộc

kháng chiến chống Mĩ…
- Xác định vị trí của đường 14 - Phước Long, Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng,
Xuân Lộc (giáo viên đưa bản đồ câm để học sinh xác định) từ đó nêu ý nghĩa
của những chiến thắng này.
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về các di tích lịch sử liên quan đến các chiến
dịch của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
- Làm rõ truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta và truyền thống của
quân đội nhân dân Việt Nam qua cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
(hoặc qua cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước 1954 - 1975).
18


- Thống kê số lượng lượng địch và ta khi tham gia cuộc chiến, kết quả của
cuộc chiến và rút ra nhận xét.
Bằng việc giải quyết một hoặc một số câu hỏi trên (tùy điều kiện, hoàn
cảnh và đối tượng học sinh cụ thể), học sinh sẽ nắm chắc hơn kiến thức về
cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc và hứng thú hơn đối với
môn học này.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Để đánh giá về hiệu quả của sáng kiến, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư
phạm ở 2 lớp 12A2 và 12A3 trường THPT Sầm Sơn. Lớp 12A2 là lớp thực
nghiệm, lớp 12A3 là lớp đối chứng. Trình độ nhận thức và số lượng học sinh của
hai lớp này ngang nhau.
Sau khi dạy theo 2 cách khác nhau (lớp 12A2 dạy thực nghiệm, sử dụng
kiến thức liên môn như văn học, địa lí, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng,
thống kê toán học vào dạy học lịch sử nhằm gây hứng thú học tập lịch sử cho
học sinh; lớp 12A3 dạy học theo phương pháp bình thường, không sử dụng đầy
đủ kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử), tôi tiến hành kiểm tra việc nắm
kiến thức của học sinh bằng bài kiểm tra nhanh 5 phút sau tiết học. Kết quả thu

được như sau:
Kết quả thực nghiệm
Lớp

Số hs

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu - kém

12A2 45

Sl
11

%
24.4

Sl
23

%
51,1

Sl
10


%
22,2

Sl
1

%
2,2

12A3 45

8

17,8

19

42,2

17

37,8

1

2,2

Nhìn vào bảng kết quả trên, ta có thể thấy rõ ràng chất lượng ở lớp thực
nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này chỉ có thể là do học sinh lớp thực

nghiệm nắm vững kiến thức hơn lớp đối chứng nhờ vào phương pháp dạy học
mới của giáo viên.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói
riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành kiến thức lịch sử ở
học sinh. Bài học có tích hợp kiến thức liên môn có ưu thế trong việc tạo ra
động cơ, hứng thú học tập ở học sinh. Khi học, học sinh phải vận dụng kiến thức
tổng hợp để giải quyết các nội dung bài học, ít phải ghi nhớ máy móc. Học sinh
sẽ được tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy, hiểu sâu sắc vấn đề, có
cách nhìn hệ thống, toàn diện về sự kiện, hiện tương, quá trình lịch sử qua đó
phát triển kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa;
giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện bản thân.
19


Việc dạy học liên môn giúp giáo viên am hiểu hơn kiến thức các môn học
khác, có điều kiện và chủ động hơn trong phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp
trong giảng dạy đồng thời góp phần giải quyết được phần nào bài toán dạy chay,
học chay, tạo nên không khí học tập sôi nổi, tích cực trong nhà trường.
Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển hết sức nhanh chóng, đòi hỏi phải
thay đổi căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Từ cách
tiếp cận nội dung, giáo dục chuyển sang tiếp cận năng lực. Điều này đặt ra yêu
cầu về nguyên tắc và phương pháp giáo dục theo hướng sử dụng kiến thức liên
môn để giải quyết vấn đề thực tiễn. Đó cũng chính là cơ sở để tiến tới dạy học
tích hợp.
Tuy nhiên, khi sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập lịch sử
cho học sinh cần chú ý một số yêu cầu sau:
- Sử dụng kiến thức liên môn phải đáp ứng được mục tiêu môn học.
- Sử dụng kiến thức liên môn phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức

cơ bản của bài học.
- Sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh
phải góp phần phát triển năng lực tư duy và kĩ năng thực hành bộ môn cho học sinh.
- Sử dụng kiến thức liên môn phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh.
- Sử dụng kiến thức liên môn phải linh hoạt, sáng tạo.
3.2. Kiến nghị
Để việc dạy học liên môn có kết quả cao, tôi có một số đề xuất, kiến nghị sau:
Về phía giáo viên:
Giáo viên cần nắm vững kiến thức bài học, có kiến thức sâu rộng, có “sự
uyên thâm”, sự hiểu biết các môn học gần gũi ở một mức độ nhất định. Trong
dạy học liên môn, giáo viên cần phải phát huy được tính tích cực nhận thức của
học sinh, không chỉ chủ yếu nhớ và nhắc lại các kiến thức của những bộ môn
liên quan đến sự kiện đang học mà còn giúp học sinh trên cơ sở kiến thức tổng
hợp, hiểu sâu hơn nội dung đang nghiên cứu.
Khi sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy, giáo viên cần kết hợp các
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật KWL,
sơ đồ tư duy…để phát huy tốt hơn khả năng của học sinh cũng như hiệu quả bài
học.
Để làm được điều đó, người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề,
phải không ngừng tự học để nâng cao trình độ và năng lực của bản thân.
Về chương trình và sách giáo khoa:
Nội dung sách giáo khoa đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn có những
tồn tại như thừa lí thuyết nặng nề, thiếu những nội dung gắn với hiểu biết đã có
của học sinh, những nội dung gắn với thực tế cuộc sống, những nội dung giúp
học sinh phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng hiểu biết vào việc phát
hiện và giải quyết những vấn đề học tập, vấn đề cuộc sống. Vì vậy, theo tôi, cần
bổ sung các bài đọc thêm, các tài liệu tham khảo cũng như có kiến thức các môn
vệ tinh để sách giáo khoa thực sự phong phú, hấp dẫn đối với học sinh.
20



Sách giáo khoa cũng cần tăng cường các bài tập để tạo điều kiện cho học
sinh tự học, tự đánh giá bản thân; dành cho việc ôn tập, hoạt động ngoại khóa,
công tác nghiên cứu, học tập lịch sử địa phương một tỉ lệ, vị trí nhất định trong
kế hoạch dạy học và thực hiện có hiệu quả; chú ý hơn việc rèn luyện kĩ năng
thực hành bộ môn; chú trọng việc trang bị các trang thiết bị, cơ sở vật chất cho
việc dạy học bộ môn.
Về phía cấp quản lí:
Để gây hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả việc dạy - học lịch sử, các
cấp quản lí cũng cần quan tâm hơn nữa: trang bị đầy đủ phương tiện dạy học
(máy chiếu, tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, đĩa CD và các phương tiện khác…), có
phòng bộ môn để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh; có thêm
những tài liệu hướng dẫn giáo viên cách sử dụng kiến thức liên môn trong giảng
dạy lịch sử; chỉ đạo và thực hiện việc lồng ghép kiến thức lịch sử trong các hoạt
động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể…
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 09 tháng 07 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Lê Thị Hà Dần

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Hà Dần, Dạy học liên môn bài "Cuộc kháng chiến toàn quốc chống

thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) - Sách giáo khoa lịch sử 12, chương
trình chuẩn, SKKN 2014.
2. Luật giáo dục 2019 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2020).
3. Module THPT 14 “ Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp” của
Bộ giáo dục và Đào tạo.
4. Nghị Quyết số 29-NQ/TW, BCH TW Đảng khóa XI.
5. Sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 10 cơ bản, lớp 12 cơ bản, NXB Giáo
dục. H. 2007.
6. Sách giáo khoa giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 cơ bản, lớp 11 cơ bản,
lớp 12 cơ bản, NXB Giáo dục. H. 2007.
7. Sách giáo khoa Lịch sử 12 cơ bản, NXB Giáo dục. H. 2007.
8. Tài liệu trên mạng internet
- Nguồn
- Nguồn http://wikipedia (về Bùi Quang Thận)
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng
9. Trần Đăng Khoa - Dịp 30/4, lại nhớ Bùi Quang Thận, Báo Sức khỏe đời
sống, ngày 29 tháng 4 năm 2017)
10. Vũ Tuấn Anh - Văn học Việt Nam chống Mỹ. NXB Khoa học xã hội. H.
1979.

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
HỘI ĐỒNG SKKN NGÀNH GD VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Lê Thị Hà Dần
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Sầm Sơn


TT

1

2

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp
loại

Phát huy tính cực của học sinh
Hội đồng
trong dạy học lịch sử bài: “Chiến
SKKN
tranh thế giới thứ hai (1939-1945),
ngành giáo
Sách giáo khoa 11 chương trình cơ
dục
bản”
Dạy học liên môn bài "Cuộc kháng
Hội đồng
chiến toàn quốc chống thực dân
SKKN
Pháp kết thúc (1953 - 1954)" - Sách
ngành giáo
giáo khoa lịch sử 12, chương trình
dục

Chuẩn

Kết quả
đánh
giá xếp
loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2010 - 2011

C

2013 - 2014


PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHỤC VỤ GIẢNG DẠY BÀI 23

Bản đồ hành chính Việt Nam

PL24


Lược đồ diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975


PL25


×