PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ YÊN BÁI
TỔ LỊCH SỬ - GDCD
CHUYÊN ĐỀ
“VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN, CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS”
Phương pháp dạy học vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp đã được Bộ GD
– ĐT triển khai và thí điếm nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan và chủ
quan nên vẫn còn nhiều GV ở các trường phổ thông chưa thực sự nắm rõ mục đích, nội
dung của phương pháp dạy học này.
Để giúp GV trong Tổ Sử-GDCD trường THCS Võ Thị Sáu, trường THCS Quang
Trung, Thành phố Yên Bái nói riêng và các đồng nghiệp khác có quan tâm nói chung,
chúng tôi cố gắng tìm hiểu và hệ thống lại chuyên đề với các nội dung thực sự cần thiết.
PHẦN MỞ ĐẦU: THỰC TRẠNG DẠY HỌC LỊCH SỬ HIỆN NAY
& GIẢI PHÁP CẤP THIẾT.
I.THỰC TRẠNG DẠY HỌC LỊCH SỬ HIỆN NAY :
1.CHƯƠNG TRÌNH, SGK :
a.Chương trình : thiết kế nặng,
không liên thông giữa các môn học,
cấp học, dẫn đến sự trùng lắp một số
kiến thức giữa các cấp học.
b.SGK :
-Biên soạn theo hướng nặng về cung
cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng
vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học
sinh.
-Thể hiện dưới hình thức một môn
khoa học, nên một số kiến thức hàn
lâm không thực sự cần thiết cho thực
tế vẫn được đưa vào.
-Nội dung nhiều bài rất khô khan về
kiến thức, thiên về nhiều sự kiện lịch
sử, chiến tranh cách mạng, ít đề cập
về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa
xen kẽ với văn học, khoa học…
2.GIÁO VIÊN :
-Coi nặng việc truyền
thụ kiến thức có trong
SGK (lối dạy nhồi nhét
kiến thức để thi cử).
-Ít vận dụng kiến thức
liên môn, chủ đề tích
hợp giáo dục (xem nhẹ
việc dạy để giúp HS
phát triển những năng
lực cần thiết nhằm giải
quyết những vấn đề
trong thực tiển).
-> Hệ quả : dẫn đến
tiết dạy khô khan, kém
hấp dẫn, nặng về cung
cấp kiến thức, liệt kê sự
kiện. Điều này dễ sa
vào lối dạy đọc chép.
3.HỌC SINH:
-Ghi nhớ bài
học một cách
rời rạc, máy
móc.
-Không nắm
được mối quan
hệ giữa các tri
thức thuộc lĩnh
vực đời sống
xã hội, về kiến
thức liên môn.
->Hệ quả :
nhàm chán,
không yêu
thích bộ môn
Lịch Sử.
II. GIẢI PHÁP CẤP THIẾT :
Thực hiện quan điểm dạy học tích hợp :
-Tạo nên sự gắn kết kiến thức của các môn học, giữa nội dung học tập với thực tiễn
cuộc sống, làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh.
1
-Từ đó góp phần nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những con người có
đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
PHẦN MỘT : MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP.
I.
MỤC
ĐÍCH,
Ý
NGHĨA
1.Việc sử dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp sẽ giúp học sinh hiểu
được sâu sắc các vấn đề lịch sử, nhận thức được sự phát triển xã hội một
cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
2.Việc sử dụng kiến thức liên môn còn giúp học sinh củng cố thêm những
hiểu biết của mình ở nhiều môn học khác. HS phải biết đặt các khái niệm đã
học trong từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau, có như vậy
thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức.
3.Đặc biệt từ việc hình thành được những biểu tượng Lịch sử cụ thể, sinh
động thông qua vận dụng tích hợp các kiến thức liên môn sẽ tạo nên những
gợi cảm mới, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, sẽ
đem lại hiệu quả tích hợp giáo dục sâu sắc trong nhiều chủ đề theo hướng
dẫn của Bộ GD & ĐT.
4.Với việc dạy học theo chủ đề tích hợp trên có giá trị thực tiễn to lớn trong
đời sống xã hội. Phương pháp dạy học này chú trọng tập dượt cho học sinh
vận dụng các kiến thức kĩ năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận
dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ,
chưa từng gặp. Điều này có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm
người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập.
-> Giúp khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc
trong dạy học , làm cho HS hứng thú và say mê hơn với môn học Lịch
Sử.
II.
NỘI
DUNG
&
MỨC
ĐỘ
TÍCH
HỢP
1.Nội dung tích hợp : Ngoài việc giáo dục các truyền thống, phẩm chất tốt
đẹp của dân tộc, còn thực hiện các nội dung tích hợp theo hướng dẫn của Bộ
GD & ĐT : Tích hợp GD đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh; Tích hợp GD phòng chống tham nhũng; Tích hợp sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Tích hợp bảo vệ môi trường; Tích hợp GD
về dân số, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; Tích hợp GD về tài
nguyên và môi trường, chủ quyền biển đảo…
2.Mức độ tích hợp :
-Tích hợp kiên hệ kiến thức .(mức độ hạn chế)
-Tích hợp bộ phận : chỉ một phần của bài học , của hoạt động thực hiện nội
dung giáo dục (mức độ trung bình).
-Tích hợp toàn phần : Cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo
dục (mức độ cao nhất).
III.
YÊU
CẦU
1.Với GV :
-Việc dạy học liên môn trong Lịch sử đòi hỏi người GV không chỉ có
những kiến thức vững chắc về bộ môn Lịch sử mà còn phải nắm những nội
dung, chương trình các bộ môn được giảng dạy ở trường phổ thông (có kiến
thức cơ bản về môn được tích hợp).
-Tích hợp linh hoạt, nhẹ nhàng, đúng địa chỉ - không làm nặng nề hoặc rối
tiết học . Tránh biến môn Lịch sử thành môn Ngữ văn hay các môn khác.
2
2.Học sinh có vai trò tích cực chủ động trong việc học tập theo nguyên tắc
liên môn, vì ở các em huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu sắc, toàn
diện một sự kiện. Các em được ôn tập củng cố, tổng hợp ở mức cao hơn và
được vận dụng thông minh trong học tập.
PHẦN HAI : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ”.
VĂN
HỌC
1.Vai trò : Giữa văn học và sử học có mối liên hệ khăng khít. Các trích
đoạn thơ văn có tác dụng minh hoạ, cụ thể hoá sự kiện, nêu ra 1 kết luận
khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử.
Các tác phẩm văn học bằng những hình tượng cụ thể sẽ tác động mạnh mẽ
đến tư tưởng, tình cảm người học, góp phần quan trọng làm cho bài giảng
sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
2.Các tài liệuVăn học thường dùng :
a.Văn học dân gian : Phản ảnh về đời sống xã hội, về cuộc đấu tranh vật
lộn với thiên nhiên, chống ngoại xâm trong thời kì dựng nước và giữ nước
của cha ông.
(Sự tích Trăm trứng nở trăm con, Thánh Gióng, Truyền thuyết Sơn Tinh -
Thủy Tinh, Bánh chưng, bánh dày phản ánh nhiều khía cạnh của đời sống
xã hội và tinh thần của dân tộc thời Hùng Vương…)
b.Tác phẩm văn học :
- Một số tác phẩm văn học là một tư liệu lịch sử như :“Hịch tướng sĩ” của
Trần Quốc Tuấn, “Cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi, “Tuyên Ngôn Độc
Lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh …
-Các tác phẩm văn học yêu nước, cách mạng : phản ánh các sự kiện lịch sử
chiến tranh cách mạng, khắc họa hình tượng cụ thể về các chiến sĩ yêu nước
và các nhà cách mạng Việt Nam.
Ví dụ: “Luận cương đến với Bác Hồ / Và Người đã khóc / Lệ Bác Hồ rơi
trên chữ LêNin/ Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/ Tưởng
bên ngoài đất nước đợi mong tin” (Người đi tìm hình của nước” của Chế
Lan Viên)
-Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán : giúp giáo viên khôi phục bức
tranh xã hội trong quá khứ, để học học sinh hiểu một cách đầy đủ và toàn
diện hơn về một giai đoạn, một thời lỳ lịch sử dân tộc và của thế giới.
Ví dụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Bước đường cùng” của Nguyễn
Công Hoan, “Chí Phèo” của Nam Cao . . . phản ảnh sâu sắc bộ mặt của chế
độ thực dân phong kiến thối nát và thân phận bế tắc, bần cùng của giai cấp
nông dân qua hình tượng chị Dậu, Chí Phèo…
3.Yêu cầu : GV cần nghiên cứu và chắt lọc các trích đoạn thơ văn thật ngắn,
có nội dung tiến bộ, phản ánh lịch sử một cách chân thực nhất, phù hợp với
yêu cầu giáo dục và giáo dưỡng của bài học, tránh ôm đồm làm loãng nội
dung bài lịch sử.
ĐỊA
LÍ
1.Những điểm tương đồng liên môn Lịch Sử - Địa Lí :
-Về nội dung : Hai môn Địa Lí và Lịch Sử đều có những nội dung thuộc
nhóm Khoa học xã hội nhân văn, đều nghiên cứu những vấn đề của con
người, xem xét các mối quan hệ mang tính qui luật trong lĩnh vực kinh tế, xã
hội, tuy rằng mỗi môn học có mục tiêu riêng (Lịch sử chú ý đến quá trình
3
ĐỊA
LÍ
hình thành và phát triển của xã hội, trong khi đó địa lí chú ý đến tính không
gian lãnh thổ của các sự vật hiện tượng đang diễn ra hiện nay). Tuy vậy,
giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau bởi các sự kiện lịch sử
bao giờ cũng diễn ra trong một khoảng không gian nhất định với các điều
kiện cụ thể, trong đó có các điều kiện địa lí. Lịch sử thế giới và lịch sử dân
tộc (kể cả phần lịch sử địa phương) đều gắn với những điều kiện tự nhiên
mà con người sinh sống, cho nên khi học tập lịch sử xã hội phải phân tích
đến các yếu tố của môi trường tự nhiên và thông qua nội dung lịch sử để
hiểu rõ hơn môi trường tự nhiên và thực hiện giáo dục môi trường.
-Về mặt kỹ năng : cũng sử dụng các phương tiện trực quan như bản đồ,
Atlat, tranh ảnh…
-Về mặt phương pháp dạy học: Trong quá trình dạy học, GV lịch sử, địa lí
đã vận dụng phương pháp dạy học theo con đường qui nạp, đi từ phân tích
các hiện tượng, sự kiện cụ thể, đơn lẻ để dẫn tới những nhận xét, kết luận
mang tính khái quát. Không chỉ có môn địa lí, môn lịch sử cũng sử dụng bản
đồ như một nguồn tri thức quan trọng, một phương tiện dạy học cần thiết để
thể hiện không gian diễn biến các sự kiện lịch sử. Vì vậy, học sinh cần biết
cách sử dụng bản đồ khi học hai môn này.
2.Vận dụng kiến thức Địa lí trong dạy học Lịch Sử :
a.Điều kiện tự nhiên tác động mạnh mẽ, tích cực đến sự tồn tại, hình
thành và phát triển lịch sử xã hội loài người.
-Điều kiện nhiên là môi trường đã nuôi sống người tối cổ (hang động, trái
cây, thú rừng ), có sự tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển
các quốc gia :
+Lưu vực các dòng sông lớn là cơ sở để hình thành nên các quốc gia cổ
đại phương Đông gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp, vị trí thuận lợi của
bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a đã hình thành nên các quốc gia cổ đại phương
Tây gắn liền với nền sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp nhất là
ngoại thương.
+Lợi thế núi, sông, đất rộng bằng phẳng của các vùng Hoa Lư, Thăng
Long khi được chọn làm kinh đô đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị
thời Đinh. Lý . . .
-Điều kiện tự nhiên tác động đến sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội
của từng vùng miền tạo nên các giá trị văn hóa riêng: Đất, sông, . . . ->
hình thành nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ; làng gốm, múa rối nước …
- Quá trình khai thác điều kiện tự nhiên đã giúp cho xã hội loài người ngày
càng phát triển qua các thời kì :
+Từ miền rừng núi đã chuyển dần xuống định cư ở vùng đồng bằng châu
thổ ven sông.
+Chính sách khẩn hoang mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào
sông, nạo vét kênh đảm bảo tưới tiêu là làm lãnh thổ mở rộng, kinh tế phát
triển, đời sống con người ổn định.
+Việc khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên như đồng, sắt, than đá, sức
nước…đã đưa con người tiến dần vào thế giới văn minh từ khi có công cụ
bằng kim loại, các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học – kĩ
thuật.
4
ĐỊA
LÍ
- Điều kiện tự nhiên có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh chống
giặc ngoại xâm dựng nước và giữ nước:
+Cha ông đã biết dựa vào những điều kiện tự nhiên để xây dựng căn cứ,
bảo toàn và phát triển lực lượng: thành Cổ Loa, phòng tuyến sông Cầu,
thành nhà Hồ, căn cứ địa Tây Sơn, phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn, căn
cứ địa Yên Thế, Bãi Sậy; căn cứ địa Việt Bắc, đường Trường sơn.
+Cha ông đã biết lợi dụng địa thế, vị trí tự nhiên để kháng chiến thắng
lợi: chiến thắng Bạch Đằng, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, chiến thắng
Chi Lăng – Xương Giang, chiến dịch Việt Bắc
b.Việc khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên của con người đã gây
ảnh hưởng tiêu cực dến môi trường ở các mức độ khác nhau trong từng
giai đoạn lịch sử :
-Thời nguyên thủy : con người phụ thuộc vào thiên nhiên -> ít tác động đến
môi trường.
-Thời văn minh nông nghiệp : Rừng bắt đầu thu hẹp (tiêu cực), hệ sinh thái
nông nghiệp phát triển (tích cực).
-Thời công nghiệp với cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật, con người tăng
cường khai thác và sử dụng nguồn nguyên vật liệu, nhiên liệu trong tự nhiên
của con người đã làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phạm vi tác hại
toàn cầu.
*Chính sách khai thác thuộc địa, cuộc chiến tranh đế quốc, chiến tranh
xâm lược thuộc địa, cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc được tìm hiểu
trong chương trình môn lịch sử cũng đã phản ảnh hậu quả vô cùng tàn khốc
của con người trong việc khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên : ruộng
đất bỏ hoang, tỉ lệ thương tật, nhiều lãnh thổ hoặc quốc gia bị xóa bỏ và đặc
biệt là sự ô nhiễm môi trường từ các loại vũ khí hạt nhân
GIÁO
DỤC
CÔNG
DÂN
Với yêu cầu đặc trưng là giúp HS hiểu rõ từng thời kì phát triển của xã
hội để có những nhận thức thức lịch sử đúng đắn, bộ môn Lịch sử có thể tích
hợp nhiều nội dung, chủ đề giáo dục của môn GDCD.
*Ví dụ :
-Đức tính : Sống giản dị; đoàn kết, tương trợ; siêng năng, kiên trì; chí công
vô tư -> lồng ghép giáo dục thông qua gương sáng của Bác Hồ, các nhân vật
lịch sử.
-Lòng biết ơn với những người có công với nước, noi gương các anh hùng
tuổi thanh niên sẵn sàng xã thân vì nước
-Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Bảo vệ di sản văn
hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc -> Bổn phận và trách nhiệm cụ
thể của công dân hiện nay.
-Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, Bảo vệ hòa bình, Tình hữu nghị
giữa các dân tộc trên thế giới, Hợp tác cùng phát triển -> truyền thống yêu
chuộng hòa bình của dân tộc và chủ trương hội nhập, hợp tác quốc tế của
Đảng hiện nay.
MĨ
THUẬT
Một hình ảnh nghệ thuật như tác phẩm hội họa, kiến trúc, điêu khắc, tranh
ảnh … được sử dụng hợp lí sẽ giúp học sinh tiếp nhận kiến thức sâu sắc hơn
và việc học Lịch Sử sẽ hứng thú hơn.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu
5
kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích
thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn.
*GV cần chọn lọc tranh ảnh có tính mĩ thuật cao và nội dung phù hợp với
mục tiêu của bài Lịch Sử .
ÂM
NHẠC
Các tác phẩm âm nhạc trong chương trình có tác dụng minh họa kiến thức
lịch sử một cách cụ thể bỡi nhiều tác phẩm được sáng tác trong chính thời kì
đó. Đặc biệt thông qua ca từ và âm nhạc sẽ có sức lay động lớn đến tâm tư,
tình cảm, nhận thức của người học, giúp học sinh hình dung một cách cụ
thể, sinh động các giai đoạn lịch sử.
*Ví dụ :
-Quốc tế ca (1871)-Hành khúc & vũ khí chiến đấu của những người CS và
người lao động trên toàn thế giới Kêu gọi đấu tranh ở VN đầu thế kỉ XX.
NS Lưu Hữu Phước và bài hát “Lên đàng”(1944) -> khí thế hào hùng, kêu
gọi thế hệ trẻ.
-“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” (Phong Nhã)Cuối 1945
-> Tình cảm mến yêu của thiếu nhi VN với Bác Hồ.
-NS Đỗ Nhuận và bài hát “Hành quân xa”1953 -> niềm tin kháng chiến
chống Pháp nhất định thắng lợi.
-Nhạc sĩ Hoàng Hiệp và bài hát “Câu hò bên bến Hiền Lương”->Vĩ tuyến
17, nỗi đau chia cắt đất nước.
-Như có Bác trong ngày vui đại thắng – Phạm Tuyên.1975 -> Nhớ Bác + Ý
nghĩa chiến thắng 1975.
-NS Hoàng Vân và bài hát “Hò kéo pháo”1954 -> Lòng quyết tâm vượt qua
khó khăn + sự hi sinh anh dũng của chiến sĩ ĐBP.
-Nổi trống lên các bạn ơi! (Phạm Tuyên)Cội nguồn + Tình đoàn kết 54 dân
tộc.
-Nối vòng tay lớn – Trịnh Công Sơn > Đoàn kết dân tộc (thống nhất Mặt
Trận TQ VN)
TOÁN,
VẬT LÍ
1.Tích hợp kiến thức các môn khoa học tự nhiên cũng giúp HS hiểu rõ
thêm về lịch sử.
Một số bài Lịch sử có đề cập đến việc tìm hiểu tiểu sử, cuộc đời của các
nhà bác học. Song như vậy chưa đủ, việc vận dụng dụng kiến thức toán học,
vật lí trong môn Lịch Sử sẽ giúp HS hiểu cụ thể hơn những thành tựu của
họ, qua đó thấy được đóng góp to lớn của các nhà khoa học như Ta-lét, Pi-
ta-go, Ác-si- mét . . .đối với toàn nhân loại. Ngoài ra, việc vận dụng kiến
thức toán học sẽ giúp HS hiểu rõ hơn về việc ra đời của lịch, cách tính niên
đại trong Lịch Sử, . . .
2.Tích hợp kiến thức các môn khoa học tự nhiên trong dạy học Lịch
Sử cũng giúp HS củng cố các kiến thức đã học ở môn Toán, Vật Lí (các
phát minh, định lí quan trọng ). Từ đó giúp HS thấy được ý nghĩa liên
thông giữa các môn học, làm cho việc học các môn nói chung và môn Lịch
Sử nói riêng có ý nghĩa hơn.
PHẦN BA : CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN, CHỦ
ĐỀ TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở THCS”
6
I.BƯỚC MỘT : Tìm hiểu chương trình, SGK các môn học khác -> Chọn các nội dung
có liên quan đến bộ môn Lịch Sử.
Như đã trình bày ở phần II, trong chương trình, SGK các môn học khác có rất
nhiều nội dung kiến thức có thể tích hợp trong môn Lịch Sử - nhất là môn Văn, Địa Lí,
GDCD, Âm Nhạc,Mĩ Thuật . . . Do vậy việc tìm hiểu chương trình, SGK các môn học
khác để chọn các nội dung có liên quan đến bộ môn Lịch Sử là việc làm cần thiết
không những phục vụ cho việc giảng dạy Lịch Sử của GV mà còn giúp HS liên tưởng,
củng cố các kiến thức của các môn học khác.
*Xem phần Phụ lục đính kèm : Các nội dung kiến thức liên môn có thể tích hợp dạy
học Lịch Sử và Địa Lí.
II.BƯỚC HAI : Xác định địa chỉ tích hợp và chủ đề giáo dục tích hợp ở từng bài Lịch
Sử cụ thể.
ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN & CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1.
2.
3.
PHẦN KẾT LUẬN
Vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp trong dạy học Lịch Sử nói riêng và các
môn học nói thực sự đem lại nhiều hiệu quả thiết thực.
1.Đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản mục tiêu đào tạo :
-Về kiến thức : Liên thông và bổ trợ giữa các môn học -> Làm sáng tỏ, giúp HS hiểu
sâu kiến thức.
-Về kĩ năng : tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được cho quá
trình học tập tiếp theo, vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách
thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
-Về hiệu quả tích hợp giáo dục sâu sắc để làm công dân tốt, có trách nhiệm sau này.
2.Giúp khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, tản mạn, rời rạc trong dạy
học; gắn kết việc dạy học với thực tiển cuộc sống , làm cho HS hứng thú và say mê hơn
với môn học Lịch Sử.
3. Một bước chuẩn bị chu đáo, chủ động đón đầu cho chủ trương dạy học tích hợp
từ sau 2015 của GV, đặc biệt đối với những GV mới vào nghề.
Tóm lại, trước nhu cầu bức thiết của thực tiển dạy học Lịch sử và yêu cầu đổi mới
toàn diện của ngành, Tổ Sử Địa trường THCS Trưng Vương mong sự quan tâm, chia sẻ
chuyên đề sinh hoạt cụm lần này. Do đề tài quá rộng, thời gian nghiên cứu không nhiều nên
nội dung chuyên đề tất yếu sẽ có nhiều sai sót, mong các thầy cô góp ý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
-Một số ý kiến về chương trình, SGK Lịch sử đăng trên các báo.
-Mã mô đun THCS 14 – BDTX – năm học 2012 – 2013. (Web trường THCS Phổng
Lăng , Sơn La)
-Xây dựng và thử nghiệm một số chủ đề tích hợp liên môn Lịch sử và Địa lý ở
trường trung học cơ sở (Chủ nhiệm đề tài:ThS. Nguyễn Trọng Đức )
7
-Bảo vệ môi trường trong dạy học Lịch Sử (SKKN của GV Đinh Thị Bích Nga,
Trường THCS Võ Thị Sáu)
-Một số tài liệu vận dụng kiến thức liên môn khác.
PHẦN PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM :
1.Bảng trình chiếu giới thiệu chuyên đề ”Vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp
trong dạy học Lịch Sử ở trường THCS” (Tổ Sử-GDCD trường THCS Võ Thị Sáu, trường
THCS Quang Trung).
2.Nội dung chương trình, SGK liên môn cấp THCS có thể tích hợp trong dạy học Lịch
Sử & Địa Lí (Tổ Sử-GDCD trường THCS Võ Thị Sáu, trường THCS Quang Trung, Thành
phố Yên Bái).
3.Tích hợp tư liệu văn học trong dạy học Lịch Sử (tổng hợp từ nhiều nguồn)
4.Giới thiệu tài liệu chuyên đề tập huấn có liên quan đến tích hợp GD trong dạy học Lịch
Sử:
-GD môi trường trong dạy học Lịch Sử (GV Nguyễn Thị Quỳnh Dư – Sở GD ĐT Bắc
Ninh)
-Tích hợp GD Học tập và làm theo dương đạo đức Hồ Chí Minh (Bản in và trình chiếu –
tài liệu tập huấn)
Đà Nẵng, ngày 12/1/2014
TÌM HIỂU KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I.MÔN GDCD :
BÀI ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GD
MÔN GDCD 6 :
2. Siêng năng, kiên trì -Bác Hồ tự học ngoại ngữ
3.Tiết kiệm -Tiết kiệm năng lượng, tài nguyên TN.
6.Biết ơn -Lòng biết ơn với những người có công với nước.
7.Yêu thiên nhiên, sống hòa
hợp với thiên nhiên
-TN tươi đẹp -> bảo vệ TN, bảo tồn đa dạng sinh học.
8.Sống chan hòa với mọi
người.
-Lễ tịch điền, tấm gương của Bác Hồ.
10.Tích cực, tự giác trong hoạt
động tập thể và trong hoạt động
xã hội
-Bác Hồ gương mẫu nhịn ăn, cứu đói.
13.Công dân nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩaViệt Nam
VN sau 1975-> tự hào, quyền và nghĩa vụ đối với nhà
nước.
15.Quyền và nghĩa vụ học tập -Các quyền trong TN Độc lập->phát triển sau này.
-Chống giặc dốt sau 1945.
MÔN GDCD 7
1 – Sống giản dị Bác Hồ trong buổi TN Độc lập.
7 – Đoàn kết, tương trợ Sức mạnh và truyền thống của dân tộc.
14 – Bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
15 – Bảo vệ di sản văn hóa Bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử.
8
17, 18 – Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
Liên hệ tổ chức bộ máy nhà nước trung ương và địa
phương các thời kì.
MÔN GDCD 8
8.Tôn trọng và học hỏi các dân
tộc khác
Đoàn kết, học hỏi có chọn lọc.
10 – Tự lập Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
11 – Lao động tự giác và sáng
tạo
Bạch Đằng, Điện Biên Phủ, các công trình LĐ. . .
20, 21 - Hiến pháp và pháp
luật nước Cộng hòa XHCNViệt
Nam
Liên hệ luật pháp các thời kì -> Hiến pháp 1992, Bộ luật
Hình sự 1999.
MÔN GDCD 9
1 – Chí công vô tư Gương sáng của Bác Hồ -> “Cả đời tôi chỉ có 1 mục đích
là phấn đấu cho quyền lợi của dân tộc và hạnh phúc của
nhân dân”
4 – Bảo vệ hòa bình ->Trong các cuộc kháng chiến, nhân dân ta luôn nhận
được sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên
thế giới. -> Phản đối chiến tranh.
5 – Tình hữu nghị giữa các dân
tộc trên thế giới
-> Hữu nghị tạo sự hiểu biết, tránh nguy cơ chiến tranh +
cơ hội phát triển. Đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị
của Đảng và nhà nước -> Thái độ và hành vi của HS trong
thực tiển
6 – Hợp tác cùng phát triển -> Hợp tác là tất yếu để phát triển + cùng giải quyết
những vấn đề toàn cầu. Đường lối của Đảng + Thái độ
hành vi của HS trong thực tiển
7 – Kế thừa và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc
-> GD các truyền thống tốt đẹp : lòng yêu nước, chống
ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa , cần cù lao động, hiếu
học, tập quán và ứng xữ . . > tự hào và phát huy, lên án
những hành vi làm tổn hại đến truyền thống.
8.Năng động, sáng tạo Tích cực, sáng tạo -> khắc phục hoàn cảnh -> làm nên kì
tích -> Hs vận dụng vào thực tiển.
10.Lí tưởng sống của Thanh
niên.
11.Trách nhiệm của TN hiện
nay.
Gương các anh hùng tuổi thanh niên sẵn sàng xã thân vì
nước -> thực tiển trong xây dựng đất nước hôm nay.
17 – Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc Kế thừa truyền thống & bảo vệ chủ quyền lảnh thổ thiêng
cha ông đã xây dựng -> Yêu cầu thực tiển với HS?
II.MÔN MĨ THUẬT :
TIẾT ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GD
MĨ THUẬT 6
1.Chép họa tiết trang trí dân
tộc
-> Trang phục dân tộc phong phú, đa dạng về họa tiết.
2.Sơ lược mĩ thuật Việt Nam
thời kỳ cổ đại
->Đời sống vật chất & tinh thần người nguyên thủy (hình khắc
hang động,hiện vật công cụ SX,đồ trang sức, trrongs đồng
Đông Sơn)
3.Sơ lược về Luật Xa gần – Địa Lí 6 : Hình dạng Trái Đất – đường chân trời.
9
Đường tầm mắt.
8,9.Sơ lược mĩ thuật thời Lý
(1010 - 1225)
-Kiến trúc : Hoàng thành Thăng Long, Quốc Tử Giám, chùa
Một Cột, Tháp Chương Sơn Điêu khắc : Tượng A di đà, rồng
VN thời Lý Gốm Bát Tràng.
19.Tranh dân gian VN -Tranh Đông Hồ - Bắc Ninh : Gà Đại Cát (mạnh mẻ, thịnh
vượng, Đám cưới chuột (kích tệ tham nhũng,ức hiếp của PK).
30.Sơ lược mĩ thuật thế giới
thời kỳ cổ đại
Kim tự tháp Kê ốp, tượng Nhân Sư (Ai Cập), Đền Pác tê mông
(Hi Lạp), Đấu trường Cô li đê (La Mã)
MĨ THUẬT 7
1,8. Mĩ thuật thời Trần (1226
- 1400)
Chùa Yên Tử (QN), tháp Phổ Minh, Bình Sơn, Rồng thời
Trần.
28,29.Mĩ thuật Ý thời kỳ Phục
hưng
Le o na de Vin ci, Mi ken lăng giơ, Ra pa en.
MĨ THUẬT 8
2,5.Mỹ thuật thời Lê (từ thế kỷ
XV đến đầu thế kỷ XVIII)
Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp
Bắc Ninh)
MĨ THUẬT 9
1. Mĩ thuật thời Nguyễn (1802
- 1945)
Cố đô Huế, điêu khắc cung đình, lăng tẩm, tượng.
12.Mĩ thuật các dân tộc ít
người ở VN
Thổ cẩm, nhà rông, tượng nhà mồ, tháp Chăm, ddieu khắc
Chăm -> văn hóa đa dạng + Bảo vệ di sản.
16.Mĩ thuật Châu Á Lăng Tát Ma ha (Ấn độ), Vạn Lí trường thành (TQ), Thạt
Luồng (Lào), Ăng co Thom (CPC)
III.MÔN ÂM NHẠC :
TIẾT ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GD
ÂM NHẠC 6
1. Tập hát Quốc ca (Tiến Quân ca – Văn Cao)
2.Tiếng chuông và ngọn cờ
(Phạm Tuyên)
-> mong muốn sống HB, hữu nghị, đoàn kết với các dân tộc
trên thế giới.
7.Nhạc sĩ Văn Cao & bài hát
“Làng tôi”
(1947) -> lòng quyết tâm kháng chiến chống Pháp.
10.NS Lưu Hữu Phước và bài
hát “Lên đàng”
(1944) -> khí thế hào hùng, kêu gọi thế hệ trẻ.
14.Sơ lược về một số nhạc cụ
dân tộc phổ biến
Dùng trong lễ hội, sinh hoạt văn hóa -> Sắc thái văn hóa đa
dạng.
19.Bài Niềm vui của em
(Nguyễn Huy Hoàng)
->Bạn trẻ vùng cao cố gắng học tập, nuôi dưỡng ước mơ.
21.“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh
hơn thiếu niên nhi đồng”
(Phong Nhã)
Cuối 1945 -> Tình cảm mến yêu của thiếu nhi VN với Bác Hồ.
29.Trống đồng thời đại Hùng
Vương
-> Thành tựu đúc đồng + Phản ảnh cuộc sống, sinh hoạt văn
hóa, lễ hội tưng bừng
34.Nhạc sĩ Nguyễn Xuân
Khoát và bài hát “Lúa thu”
1958 ->Ý nguyện đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân.
ÂM NHẠC 7
1.NS Bùi Đình Thảo và bài 1970 ->HS miền núi phía Bắc đi học.
10
hát “Đi học”
3.NS Hoàng Việt và bài hát
“Nhạc rừng”
1953 -> Lạc quan của bộ đội trong kháng chiến chống Pháp ở
Đông Nam Bộ.
4.Hội Lim Bắc Ninh -> quê hương Quan họ- di sản thế giới + Hội Lim
(13 Tháng giêng AL)
8.Chúng em cần hòa bình
(Hoàng Long, Hoàng Lân)
->Ước vọng của tuổi thơ về hòa bình.
10.NS Đỗ Nhuận và bài hát
“Hành quân xa”
1953 ->niềm tin kc chống Pháp nhất định thắng lợi.
26.Ca-chiu-sa – Nhạc Blante,
Lời Phạm Tuyên)
Bản hành khúc cách mạng trong chiến tranh vệ quốc chống PX
của LX.
28.Nhạc sĩ Huy Du và bài hát
“Đường chúng ta đi”
1968 ->Niềm tin chiến thắng trong kc chống Mĩ ác liệt.
29.Như có Bác trong ngày vui
đại thắng – Phạm Tuyên.
1975 -> Nhớ Bác + Ý nghĩa chiến thắng 1975.
ÂM NHẠC 8
6.NS Hoàng Vân và bài hát
“Hò kéo pháo”
1954 -> Lòng quyết tâm vượt qua khó khăn + sự hi sinh anh
dũng của chiến sĩ ĐBP.
10.NS Phan Huỳnh Điểu và
“Bóng cây kơ-nia”
1971 -> nỗi đau đất nước bị chia cắt, mong chờ thống nhất.
13.Một số nhạc cụ dân tộc Cồng chiêng (TN), đàn đá, đàn tơ rưng -> Độc đáo, sáng tạo +
đa dạng văn hóa.
15.Quốc tế ca (1871) -Hành khúc & vũ khí chiến đấu của những người CS và người
lao động trên toàn thế giới.
-Kêu gọi đấu tranh ở VN đầu thế kỉ XX.
21.Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn
và bài hát “Biết ơn Võ Thị
Sáu”
1958 -> gương hi sinh anh dũng, không khuất phục kẻ thù.
22.Nổi trống lên các bạn ơi!
(Phạm Tuyên)
-> Cội nguồn + Tình đoàn kết 54 dân tộc.
26.Ngôi nhà của chúng ta –
Huỳnh Phước Liên.
->Bảo vệ TĐ xanh + yêu thương, nhân ái.
ÂM NHẠC 9
1.Nhạc sĩ Hoàng Hiệp và bài
hát “Câu hò bên bến Hiền
Lương”
->Vĩ tuyến 17, nỗi đau chia cắt đất nước.
7.Mùa xuân trên Tp Hồ Chí
Minh – Xuân Hồng.
-> Niềm vui chiến thắng 1975, thống nhất.
8.Nối vòng tay lớn – Trịnh
Công Sơn.
-> Đoàn kết dân tộc (thống nhất Mặt Trận TQ VN)
IV.MÔN VẬT LÍ :
TIẾT ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GD
VẬT LÍ 6
2. Đo độ dài ->Năm ánh sáng :9461 tỉ km.
6,7. Lực và tác dụng của ->Nội lực, ngoại lực và các kết quả.
11
lực
8. Trọng lực ->Lực hút của Trái Đất lên mọi vật -> hệ quả.
14. Mặt phẳng nghiêng
15. Đòn bẩy.
->Kim tự tháp Ai cập cao 138m, trên 2 triệu tảng đá, mỗi tảng 2500
kg -> làm thế nào đưa lên? ->Lao động sáng tạo.
->Kéo pháo (ĐBP)
22. Nhiệt kế. ->Cách đo nhiệt độ không khí.
26,27. Sự bay hơi và
ngưng tụ
->Nguyên nhân hình thành mây,mưa, sương, tuyết + Vòng tuần
hoàn của nước. +Độ ảm không khí.
VẬT LÍ 7
1. Nguồn sáng và vật
sáng
-> Xác định Mặt trời? Trái Đất?
2. Sự truyền ánh sáng -> Vận tốc ánh sáng trong không khí : 300 000km/s.
3.Ứng dụng định luật
truyền thẳng của ánh
sáng
-> Giải thích hiện tượng : nhật thực, nguyệt thực.
->Tính được chính xác thời gian, địa điểm do biết được qui luật
chuyển động của Trái Đất và Mặt trăng.
14. Phản xạ âm- Tiếng
vang
->Vận tốc truyền âm : không khí 340 m/s, nước 1500 m/s . . .
->Phương pháp địa chấn -> biết cấu tạo bên trong của Trái Đất, đo
độ sâu của biển.
-> Sấm, chớp : Thấy trước(as nhanh), nghe sau (âm chậm)
15. Chống ô nhiễm
tiếng ồn
-> Mở rộng khái niệm ô nhiễm môi trường và vai trò của cây xanh,
rừng.
17. Sự nhiễm điện do cọ
sát
->Mây giông tĩnh điện : do sự cọ xát mạnh của những giọt nước
trong luồng không khí bốc lên cao.
-> Nhiệt độ cao, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ gọi là
sấm (tia lữa điện giữa 2 đám mây ) hoặc sét (tia lữa điện giữa đám
mây và mặt đất).
VẬT LÍ 8
1. Chuyển động cơ học ->Quĩ đạo :đường do vật chuyển động vạch ra).
->Chuyển động thực,chuyển động biểu kiến.
2. Vận tốc -> Hải lí :1,852 km, ánh sáng : 300 000 km/s, năm as : 10 triệu tỉ m.
5. Sự cân bằng lực.
Quán tính
->Trọng lực làm mọi SV chuyển động theo TĐ (gần XĐ 1674
km/s, tương đương vận tốc của máy bay phản lực)
8.Áp suất chất lỏng ->bề mặt nước đều ở cùng một độ cao.
->Ứng dụng : ruộng bậc thang -> LĐ sáng tạo.
9. Áp suất khí quyển ->Nguyên nhân hình thành khí áp ? Khí áp giảm theo độ cao?
->Ứng dụng : dụng cụ đo độ cao (của núi)
17. Sự chuyển hóa và
bảo toàn cơ năng
->Thủy điện, phong điện : Thế năng chuyển hóa thành động năng.
23. Đối lưu - Bức xạ
nhiệt
-> Giải thích TĐ nhận nhiệt của M trời qua khoảng không vũ trụ :
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng, có có thể
xảy ra ở chân không
24. Công thức tính nhiệt
lượng
Nhiệt dung riêng của dất nhỏ hơn nhiệt dung riêng chủa nước nhiều
lần.
->Giải thích gió đất, gió biển, gió mùa.
26. Năng suất tỏa nhiệt
của nhiên liệu
Nhiên liệu đang cạn kiệt (chỉ còn 140 tỉ tấn dầu, 100 000 tỉ m3 khí
đốt.
12
->Nhiên liệu mới : Hi đrô được điều chế bằng cách dùng năng
lượng mặt trời để điện phân nước biển -> vô tận, không ô nhiễm
môi trường.
VẬT LÍ 9
7. Sự phụ thuộc của
điện trở vào chiều dài
dây dẫn
-> Đường dây 500 KV kéo dài từ Hòa Bình đến Phú Lâm (Tp
HCM) dài 1530 km gồm 3 đường dây tải, mỗi dây gồm 4 dây liên
kết lại.
19. Sử dụng an toàn -
tiết kiệm điện
-> Vì sao ? Các giải pháp?
56. Các tác dụng của
ánh sáng
->Năng lượng Mặt trời : Mỗi mái nhà 20 m2 trong ngày nhận một
năng lượng đun sôi được 1800 lít nước.
59. Năng lương và sự
chuyển hóa năng lượng
->Năng lượng hạt nhân : 1 kg urani 235 bị phá vở sẽ cho 1 năng
lượng tương đương 2700 tấn than đá bị đốt cháy.
PHỤ LỤC :
VẬN DỤNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ.
Lớp BÀI LS TÍCH HỢP VỚI MÔN NGỮ VĂN
6 Bài 12.
Nước Văn
Lang.
-Truyền thuyết: Con rồng cháu tiên; Thánh Gióng; Bánh chưng bánh dày
-Ca dao : Ai về Phú Thọ cùng ta/ Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười.
“ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
-Bác Hồ “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng
nhau giữ lấy nước”.
6 Âu Lạc -Truyền thuyết: An Dương Vương Ca dao : Ai về đến ngả ba Chanh/ Ghé
xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương/ Cổ Loa thành ốc lạ thường/ Trải
bao năm tháng nẻo đường còn đây
-Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thuỷ
-Thơ Tố Hữu: “Tôi kể người nghe chuyện Mỵ Châu . . .”
6 Chương
II. Thời
Bắc thuộc
và đấu
tranh
giành ĐL
-Một xin rữa sạch quốc thù/ Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng. . .
-Ru con con ngủ cho lành/ Để mẹ gánh nước rửa bành con voi/ Muốn coi
lên núi mà coi/ Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.
-Sa Nam trên chợ dưới đò/ Nơi Mai Hắc Đế dựng cờ dụng binh
6
7 Bài 4 :
Trung
Quốc thời
PK
-Thơ Đường của Lý Bạch, Thôi Hiệu, Đỗ Phủ, Vương Xương Linh, Vương
Duy và Bạch Cư Dị
-Tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa
7 Bài 10 :
Nhà Lý
đẩy mạnh
-Chiều dời đô
-Đời vua Thái Tổ Thái Tông/ Lúa trổ đầy đồng trâu chẳng thèm ăn
7 Chương
III. Nước
Đại Việt
thời Trần
- Cho HS tóm tắt đoạn trích”Bóp nát quả cam” (trích “Lá cờ thêu sáu chữ
vàng” - Nguyễn Huy Tưởng).
-Đọc một đoạn trong “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn
Sông nhất là sông Bạch Đằng/ Ba lần giặc đến ba lần giặc tan,
-Thơ Lý – Trần, ; Hịch tướng sĩ; Phú sông Bạch Đằng; ; Hồng Đức Quốc
13
âm thi tập; Quốc âm thi tập ; , các đoạn trích của Đại Việt sử ký toàn thư
về Trần Thủ Độ; Trần Quốc Tuấn,
7 Chương
IV. Nước
Đại Việt
thời Lê sơ
(XV- đầu
XVI)
-Cao nhất là núi Lam Sơn/ Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra,
-Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi,
-Cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)
“ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập.”
“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn…./ Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.”
“Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội/ Dơ bẩn thay nước Đông Hải
không rửa sạch tanh hôi ”
“ Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa …/ Ngẫm thù lớn há đợi trời chung …”
+ Nguyễn Trãi mưu tả trận Chi Lăng – Xương Giang.
“ Đánh trận đầu sach sanh kinh ngạc/ Đánh trận nữa tan tác chim nuông.”
+ Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân là tư tưởng chủ đạo trong “
Cáo bình ngô ” nói riêng các tác phẩm văn học của Nguyễn Trãi nói chung.
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
Hoặc “ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường
bạo.”
Đó cũng chính là tư tưởng thời đại. Trên cơ sở đó giúp các em nhận
thức được cả cuộc đời vì nước vì dân, Ông là anh hùng dân tộc, nhà tư
tưởng lớn, tâm hồn và sự nghiệp của Ông là vì sao sáng. Năm 1980 Ông
được phong tặng Danh nhân văn hoá thế giới.
7 Chương
V. Nước
Đại Việt
TK XVI -
XVIII
-Lê còn thì Trịnh cũng còn/ Lê mà sụp đổ Trịnh không vẹn tuyền/
-Từ ngày Cảnh Trị lên ngôi/ Khoai chửa mọc chồi đã nhổ lên ăn
-Luỹ Thầy ai đắp mà cao/ Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu.
-Bần gie đóm đậu sáng ngời/ Rạch Gầm Xoài Mút muôn đời oai linh.
Nguyễn ra rồi Nguyễn lại về/ Chúa Trịnh mất đất, vua Lê hãy còn.
-Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm; Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ,
7 Chương
VI. Nước
Đại Việt
nữa đầu
TK XIX
XVIII
-Tháng tám có chiếu vua ra/ Cấm quần không đáy người ta hãi hùng/ Từ
ngày Tự Đức làm vua/ Cơm chẳng đầy nồi trẻ khóc như ri; Một ngày mà có
ba vua/ Vua sống vua chết, vua thua chạy dài/
- Thơ Hồ Xuân Hương; Nguyễn Công Trứ; Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá
Quát, đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du, các thể loại loại của văn
học dân tộc phát triển mạnh mẽ: ngâm khúc hình thức STLB; lục bát và hát
nói.
8 Cuộc
kháng
chiến
chống
thực dân
Pháp xâm
lược (1858
-1884)
-Rằng năm Tự Đức hãy còn/ Có năm ba chiếc tàu con nó vào / Tàu này
tàu của nước Tây/ Nó sang làm giặc sự này tại đâu? Giặc Tây đánh đến Cần
Giờ/ Bảo đừng thương nhớ đợi chờ uổng công
-Gò công anh dũng tuyệt vời/ Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây.
Kẻ sĩ cho chí kẻ nông/ Ai ai rồi cũng một lòng chán vua.
-Thơ Nguyễn Đình Chiểu, Huỳnh Mẫn Đạt (Hoả hồng Nhựt Tảo kinh thiên
địa/ Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ thần); Nguyễn Khuyến,
8 Phong
trào chống
Pháp của
-Vì ai thất thủ kinh đô/ Vì ai ấu chúa phải vô chốn này.
- Hàm Nghi chính thực vua trung/ Còn như Đồng Khánh là ông vua xằng
-Có chàng Công Tráng họ Đinh/ Dựng cờ Ba Đình chống đánh giặc Tây,
14
nhân dân
Việt Nam
cuối TK
XIX
-Thơ văn Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương
8 Chương
II. Xã hội
VN từ
1897 -
1918
-Chiều chiều trên Phủ Văn Lâu/ Ai ngồi/ Ai câu/ Ai sầu/ Ai thảm/ Ai thương/
Ai cảm/ Thuyền ai thấp thoáng bến sông/ Nghe câu mái đẩy chạnh lòng
nước non;
- Bán thân đổi mấy đồng xu/ Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng.
-Thơ văn Phan Bội Châu
9 Bài 7-Các
nước Mĩ-
La-tinh.
Mục II/
Cu - ba
Thơ "Từ Cu ba" - Tố Hữu :
Anh viết cho em, tự đảo này/Cu ba, hòn đảo Lửa, đảo Say/Ở đây say thật,
say trời đất/ Sóng biển say cùng rượu, mật say
Em ạ, Cu - ba ngọt lịm đường/ Mía xanh đồng bãi biếc đồi nương/
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại/ Ong lạc đường hoa rộn bốn phương
9 Bài 14 –
“Việt Nam
sau chiến
tranh thế
giới thứ
nhất”.
-Á tế á ca“… Thuế đến cả phấn son phường phố/ Thuế môn bài, thuế đuốc,
thuế đèn/ Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền/ Thuế rừng tre gỗ, thuế tiền bán
buôn…/Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt/ Thắt chặt dần như thắt chỉ xe”
-Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu :
“Nửa đêm thuế thúc trống dồn/ Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy./
Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ/ Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu/ Bán thân đổi
mấy đồng xu/ Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!”
- " Tức nước vỡ bờ" - Ngô Tất Tố: Tiếng trống mõ, tù và inh ỏi, tiếng thét
lác đánh đập, tiếng kêu khóc vang lên như trong một cuộc săn người. Chị
Dậu cố chạy vạy bằng mọi cách nhưng không đủ tiền nộp suất sưu cho anh
Dậu. Đường cùng chị phải đứt ruột, gạt nước mắt bán con cho Nghị Quế.
Một đứa con lên bảy, một ổ chó cộng với mấy hào bán khoai mới đủ nộp
tiền sưu để chồng được tha về ngờ đâu lại còn suất sưu của em chồng chết
năm ngoái! Thật là đường cùng anh Dậu vừa hơi tỉnh sau một trận no đòn
và đói lả do nhịn đói hai ngày thì bọn cai Lệ đến đòi tiền sưu. Mặc cho chị
Dậu van xin nhưng bọn chúng không tha, bịch luôn mấy vào ngực chị Dậu
rối sấn đến anh Dậu
9 . Bài 15 –
"Phong
trào
CMVN
sau
chtranh
thế giới
thứ nhất
-Trần Huy Liệu -Từ điển nhân vật lịch sử :
“Một tấm lôi đình kinh vũ trụ/Tấm gan trung nghĩa động thần minh/ Chiếc
thân đã gửi cho dòng nước/ Trang sử còn ghi mãi tính danh”
- Thơ Tố Hữu (Phạm Hồng Thái)
“Sống làm quả bom nổ/ Chết, như dòng nước xanh!”
9 Bài 16 :
Hoạt động
của
Nguyễn Ái
Quốc 1919
- 1925.
" Luận cương đến và Người đã khóc/ Nước mắt Bác Hồ rơi trên chữ
Lê- nin"
15
9 Bài 19 :
“Phong
trào cách
mạng 1930
- 1935”.
-Từ khi có Đảng Đông Dương/ Dân ta biết rõ con đường đấu tranh
-Biển Đông có lúc vơi đầy/ Mối thù đế quốc có ngày nào quên.
-Nhật ký trong tù (HCM), -Từ Ấy (Tố Hữu )
-Bài ca cách mạng - Đặng Chánh Kì “ Than ôi nước mất nhà xiêu/ Thế
không chịu nổi liệu bề tính mau / Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước/
Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên/ Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên/
Anh Sơn, Hà Tĩnh bốn bên dậy rồi/ Không có lẽ ta ngồi chịu chết/ Phải cùng
nhau kiên quyết một phen/ Tổng này, xã nọ kết liên/ Ta hò, ta hét, thét lên
thử nào”
9 Bài 21 :
VN
những
năm 1939
- 1945.
- Thơ Tố Hữu (Quyết hy sinh)
Các anh chị bước lên đài gươm máy/ Đầu sắp rơi mà môi vẫn cười tươi
9 Bài 22 :
Cao trào
CM tiến
tới TKN
Tháng
Tám năm
1945.
Thơ Tố Hữu (Theo chân Bác)
“…Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt/ Sáng rừng biên giới nở hoa mơ/ Bác
về… Im lặng. Con chim hót/ Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…/ Bác đã về
đây, Tổ quốc ơi!/ Nhớ thương hòn đất, ấm hơi Người/ Ba mươi năm ấy,
chân không nghỉ/ Mà đến bây giờ mới tới nơi!”
9 Bài 23 :
TKN
tháng
Tám 1945
và sự
thành lập
nước Việt
Nam Dân
Chủ Cộng
hòa.
Thơ Tố Hữu (Theo chân Bác)
-Tổng khởi nghĩa! Lệnh truyền đêm trước/ Sáng quân ra giải phóng Thái
nguyên/ Hà Nội, Huế, Sài Gòn, cả nước/ Đứng lên ta giành hết chính quyền!
-Hôm nay sáng mồng hai tháng chín/ Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình/
Muôn triệu tim chờ…chim cũng nín/ Bỗng vang lên tiếng hát ân tình/ Hồ
Chí Minh! Hồ Chí Minh!/ Người đứng trên dài, lặng phút giây./ Cao cao
vầng trán, ngời đôi mắt/ Độc lập bây giờ mới tới đây!
-Tuyên ngôn độc lập- HCM
9 Bài 24 -
Cuộc đấu
tranh bảo
vệ và xây
dựng
chính
quyền dân
chủ nhân
dân (1945
- 1946).
-Tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao : " Luôn mấy hôm tôi thấy lão Hạc chỉ
ăn khoai. Rồi khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn
món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau
má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai ốc"
-Chị Dậu bán con trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố: Chị Dậu thuộc
loại cùng đinh nhất hạng đinh đang lâm vào tình cảnh bức bách của sưu
thuế. Chồng đang ốm lại bị đáng đập khổ sở , một thân, một mình chị Dậu
chạy vạy ngược xuôi để lo cho anh Dậu. Đường cùng chị phải đứt ruột, gạt
nước mắt bán con cho Nghị Quế. Một đứa con lên bảy, một ổ chó cộng với
mấy hào bán khoai mới đủ nộp tiền sưu để chồng được tha về
9 Bài 25.
Những
năm đầu
của cuộc
-Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến -HCM .
-Thơ ca kháng chiến chống Pháp: Tây Tiến (Quang Dũng); Đồng Chí (Chính
Hữu); Nhớ (Hồng Nguyên); Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), … Thơ Hồ
Chí Minh, …
16
kháng
chiến toàn
quốc
9 Bài 27 :
“Cuộc
kháng
chiến toàn
quốc
chống
thực dân
Pháp xâm
lược kết
thúc 1953
-1954”.
* Thơ Tố Hữu :
-“Năm mươi sáu ngày đêm,/ khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt / Máu
trộn bùn non/ Gan không núng/ Chí không mòn!/ Những đồng chí, thân chôn
làm giá súng/ Đầu bịt lỗ châu mai/ Băng mình qua núi thép gai/ Ào ào vũ
bão/Những đồng chí chèn lưng cứu pháo/Nát thân, mắt nhắm, còn ôm./
Những bàn tay xẻ núi, lăn bom/ Nhất định mở đường cho xe ta tiến lên chiến
trường tiếp viện.”
-“Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ/ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát.”
-"Mường Thanh Hồng Cúm, Him Lam/ Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại
vàng".
-"Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng".
9 Bài 28.
“Xây
dựng
CNXH ở
miền
Bắc, . . .
1954-
1965”.
Dân có ruộng dập dìu hợp tác/ Lúa mượt đồng ấm áp làng quê/ Chiêm mùa,
cờ đỏ ven đê/ Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn
(Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu)
9 Bài 29.
“Cả nước
trực tiếp
chiến đấu
chống Mĩ
cứu nước
(1965 -
1973)”.
-“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,/ Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ./ Tiến lên!/ Toàn thắng ắt về ta!”
(Thơ chúc tết xuân Mậu Thân -1968 - Chủ Tịch Hồ Chí
Minh)
-“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/ Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội/ Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười.
(Bác ơi - Tố Hữu)
9 Bài 30.“
Hoàn
thành giải
phóng
miền
Nam,
thống nhất
đất nước
1973-
1975)”.
-Tinh thần bất khuất, anh dũng “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” của dân
tộc ta trong kháng chiến chống Mỹ qua thơ của Phạm Tiến Duật, Tố Hữu,
Bùi Minh Quốc . .
-“Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp/ Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta
Chúng con đến, xanh ngời ánh thép/ Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa”
(Toàn thắng về ta - Tố Hữu)
9 Bài 32 .
Xây dựng
đất nước,
đấu tranh
“Chặn sông Đà, ta làm ra thác điện/ Cho sáng núi rừng, sáng đến mai sau
Sắt Thái Nguyên, hãy làm ra thép luyện/ Cho tay ta vươn tới mạnh giàu!”
( Tố Hữu)
17
bảo vệ Tổ
quốc (1976
- 1985).
18