Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tiểu luận cuối kỳ môn Quản lý ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.8 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Xã hội học

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Môn: QUẢN LÝ CA
Giảng viên:

Th.s Lương Bích Thủy

Sinh viên:

Nguyễn Thị Thanh Hải 

MSSV:

16030335

Ngành:

QH 2016 X Công tác xã hội


Hà Nội, 03­2019
MỤC LỤC
 MỤC LỤC                                                                                                                          
 
.........................................................................................................................
   
 2


1.

Phân tích mô hình quản lý ca hiện nay đang được sử  dụng đối 

với một nhóm đối tượng yếu thế mà bạn đang quan tâm
2.

Đánh giá chung về  sự  phát triển của quản lý ca tại Việt Nam 

hiện nay.
BÀI LÀM
1.

Dẫn nhập 

Sự phát triển của xã hội giúp con người có cái nhìn nhân văn hơn và có ý 
thức hơn về  sự  công bằng xã hội. Tức là mội người trong xã hội đều được 
đối xử công bằng với nhau.
Để đạt được mục tiêu ấy, nhân viên công tác xã hội cần một quá trình để 
giải nan đề của thân chủ.
Trong xã hội hiện nay, rất nhiều thân chủ  gặp nhiều nan đề  trong cuộc  
sống, các nan đề như: tâm lý, sức khỏe, không thể hòa nhập với cộng đồng,…
Do vậy, việc sử dụng quản lý ca trong công tác xã hội là cần thiết. Song 
ngành công tác xã hội nói chung và quản lý ca nói riêng đang trong quá trinh  
vừa làm vừa sửa, vừa thực hành vừa rút kinh nghiệm.
Vậy nên chúng ta cần có những nhìn nhận, đánh giá phân tích về các mô  
hình quản lý ca hiện nay.
2.

Khái niệm công cụ, cơ sở lý luận


2.1

Quản lý ca( quản lý tường hợp)

Quản lý trường hợp là quá trình điều phối các dịch vụ, trong đó NVXH  
làm việc với TC để xác định dịch vụ cần thiết, tìm kiếm và kết nối các nguồn  
lực, tổ chức thực hiện và theo dõi sự chuyển giao các dịch vụ đó tới thân chủ 
một cách hiệu quả (Social Work Practice, 1995)[1, tr.7]
Theo hiệp hội quản lý trường hợp của MỸ (2008): Quản lý ca là một quá  
trình hợp tác trong việc đánh giá, lập kế  hoạch, điều phối và biện hộ  cho 


những quyền lựa chọn và các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe của cá 
nhân thông qua việc giao tiếp và sử  dụng các nguồn lực để  thúc đẩy những 
kết quả có chất lượng và hiệu quả.[2]
Dựa trên khái niệm quản lý ca do hiệp hội quốc gia về công tác xã hội ta 
có thể dưa ra các phân tích sau:
­ Quản lý trường hợp là quá trình hợp tác. Vậy nên trong quá trình này  
người quản lý ca và thân chủ  ngang bằng về  vai trò, trách nhiệm. Quá trình 
hợp tác người quản lý ca và thân chủ  có mục đích chung và có cam kết để 
đảm bảo tính bảo mật và đảm bảo vai trò trách nhiệm.
­ Quản lý trường hợp là quản lý vấn đề. Người quản lý trưởng hợp chỉ 
quản lý vấn đề của thân chủ chứ không quản lý con người họ.
2.2

 Quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

QLTH đối với người sử dụng ma túy là một quá trình trợ giúp  của công 
tác xã hội, bao gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu của khách hàng (là cá  

nhân, gia đình người sử  dụng ma túy), xác định, kết nối và điều phối các 
nguồn lực, dịch vụ  nhằm giúp khách hàng phục hồi với việc sử  dụng chất 
gây nghiện hoặc với các vấn đề khác. Quản lý trường hợp còn là sự phối hợp 
giữa các dịch vụ hỗ trợ xã hội và lâm sàng chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ những  
người hiện đang có nhiều nhu cầu phức tạp, chủ yếu vì mục đích bảo vệ  và 
chăm sóc dài hạn[3, tr11]
2.3

Đặc điểm của người sử dụng ma túy

­ Về mặt sức khỏe:
Người đang nghiện thì sức khỏe suy sụp dần, không quan tâm chăm sóc  
đến sức khỏe bản thân. Có một vài vấn đề ven như áp – xe, có thể  mắc phải 
một số bệnh lây truyền qua đường máu và đường tình dục, các hoạt động thể 
lý suy giảm, có vấn đề về răng miệng…
Tuy nhiên nếu  ngừng sử dụng và tham gia vào một mô hình điều trị phù  
hợp thì sức khỏe thể lý sẽ dần dần được cải thiện, nhưng cũng mất rất nhiều  
thời gian. 
­Về mặt  tâm lý 


Tùy thuộc và từng chất gây nghiện khác nhau và thời điểm thiếu thuốc  
(hội chứng cai) hoặc lúc phê thuốc mà người sử dụng có những biểu hiện tâm  
lý khác nhau. Ví dụ một trong những biểu hiện tâm lý của người phê heroin sẽ 
là khoan khoái, lâng lâng, thoải mái… nhưng đối với hàng đá thì phấn khích, 
hứng tình và có phần dễ gây hấn với khác…
­ Thông thường đối với người  sử  dụng  ma tuý thường có những đặc 
điểm như  bức xúc về  mặt tâm lý muốn sử  dụng lại chất gây nghiện, khi lên 
cơn nghiện, người nghiện khó có thể kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của  
mình nên dễ dạng gây ra những tổn thương cho người khác hoặc gây ra những 

hành động làm ảnh hưởng xấu đến gia đình và người xung quanh. 
Tuy nhiên, khi tỉnh táo, người nghiện nhận thức được tác hại của việc  
lạm dụng chất gây nghiện và đôi khi cũng có mong muốn cai nghiện và thực  
hiện những hoạt động có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Để  giúp người 
nghiện  chiến  thắng  được   chính  bản  thân  mình,   vượt  qua   sự   cám  dỗ   chết 
người của chất gây nghiện, gia đình, cộng đồng, xã hội và những nhà chuyên 
môn như  nhân viên quản lý trường hợp cần tích cực hỗ  trợ, giúp đỡ.[3, tr48­
49]
2.4

. Nhu cầu cảu người nghiện ma túy

Về  tâm lý:  Muốn được yêu thương, được tin tưởng, xây dựng lại mối 
quan hệ, lập gia đình, tình dục, sử  dụng ma túy, được tham gia vào các hoạt  
động của gia đình, cộng đồng và xã hội.
Về xã hội: Muốn được hướng nghiệp, được vay vốn, có việc làm, không 
kỳ thị, thuộc về một nhóm nào đó, được làm các thủ tục hành chính,  có những  
mối quan hệ  tốt trong cộng đồng, quan hệ  với các cơ  quan và những người  
trong xã hội
Về  Y tế: Biết được tình trạng sức khỏe, HIV của bản thân, muốn được 
điều trị các bệnh đang mắc phải, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời, mong 
muốn có sức khỏe tốt để hòa nhập cộng đồng[3, tr 28]
3.

Phân tích mô hình quản lý ca

3.1

  Mô tả mô hình quản lý ca (QLTH) đối với người sau nghiện  


ma túy tại VIệt Nam


Mô hình thí điểm về  quản lý trường hợp với người sau nghiện ma túy 
được triển khai theo Đề  án “ Tổ  chức quản lý, dạy nghề  và giải quyêt việc 
làm cho người sau cai nghiện ma túy”
Về  mục đích can thiệp, quản lý trường hợp của mô hình này là hỗ  trợ 
người sau nghiệm ma túy tái hòa nhập cộng đồng.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nhân lực được sử dụng trong mô hình 
thí điểm là nhân viên quản lý trường hợp tình nguyện bao gồm những cán bộ 
trực thuộc Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh nhiên, tổ dân phố…  
chịu sự quản lý của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.[3, tr46­48] 
Noài ra mô hình còn sử dụng nguồn lực sẵn có là các cán bộ chuyên trách  
phồng chống tệ nạn xã hội quận huyện, phường xã
Để nâng cao chuyên môn, các nhân viên quản lý trường hợp tình nguyện 
và các cán bộ địa phương được tổ chức huấn luyện nâng cao.
Tại Hải Phòng, mô hình quản lý trường hợp với người sau nghiện ma túy  
có những bước tiến mới so với ở thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, có sự lồng  
ghép nhân sự trong việc quản lý trường hợp. Ngoài sựu tham gia của tham gia  
của các cán bộ quản lý trường hợp tại các phường xã còn có sự tham gia của  
giám sát viên của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội với sự  hỗ  trợ  ký thuật 
trục tiếp  từ Tổ chúc FHI360 [3,tr 49,50]
Sau này, đề  án “ tổ  chức quản lý, dạy nghề  và giải quyết việc làm cho 
người sau cai nghiện được thực hiện một số  tỉnh thành khác như  Tây Ninh, 
Long An, Bình Dương, Hà Nội, Quảng Ninh, Bà Rịa­ Vũng Tàu,… 
3.2

Phân tích mô hình

Mô hình quản lý trường hợp với người sau nghiện ma túy tại Việt Nam  

được xây dựng theo mô hình quản lý ca môi giới.
 Mô hình quản lý ca môi giới dịch vụ là cách tiếp cận truyền thống, nhấn  
mạnh việc đánh giá nhu cầu của khách hàng, chuyển đến các cơ  quan cung  
cấp dịch vụ, điều phối dịch vụ và theo dõi điều trị.[4]
Mục tiêu của mô hình là tạo điều kiện cho người sau cai nghiện ma túy  
được tiếp tục học nghề, lao động sản xuất, học tập và rèn luyện nhân cách 
trong môi trường lành mạnh không có ma túy, chuẩn bị các điều kiện cần thiết  
để tái hòa nhập cộng đồng một cách vững chắc.


Với mô hình thí điểm quản lý trường hợp với người sau nghiện ma túy ở 
Việt Nam, cách dịch vụ  được kết nối là dạy nghề, dạy văn hóa, giải quyết 
việc làm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Nhân viên xã hội và các cán bộ phòng chống tệ nạn phường xã đống vai 
trò là người liên kết giữa tài nguyên của khách hàng và cộng đồng hơn là can  
thiệp trực tiếp.[4]
Trong mô hình thí điểm quản lý trường hợp này, người đóng vai trò kết  
nối là các nhân viên quản lý trường hợp tình nguyện và các cán bộ phường xã  
phòng chống tệ nạn xã hội.
Với một nhân viên quản lý trường hợp tình nguyện  có một lúc quản lý  
ca. Tức là một nhân viên quản lý trường hợp có thể  cùng lúc kết nối nhiều  
người cai nghiện với các dịch vụ  như  học văn hóa, học nghề, việc làm và 
chăm sóc sức khỏe. Nguồn lực để kết nối các dịch vụ là các doanh nghiệp, các  
cụm tiểu, thủ công nghiệp, ủy ban nhân dân các địa phương
Đồng nghĩa việc cùng lúc quản lý nhiều trường hợp cùng lúc là việc  
giám sát không được liên tục sát sao.
Nhân viên quản lý trường hợp tình nguyện và người sau nghiện ma túy 
không có mối quan hệ  sâu sắc, lâu dài. Môi quan hệ  giữa nhân viên quản lý 
trường hợp và người sau nghiện ma túy kết thúc khi nhân viên quản lý trường  
hợp kết nối các dịch vụ  cho thân chủ. Theo nguyên tắc ca kết thúc khi đặt 

được khi mục tiêu chung của hai bên đặt được. Tuy nhiên với mô hình này  
việc kết thúc ca không có dấu hiệu rõ ràng.
Việc lượng giá và đo lường kết quả được thực hiện bằng việc đánh giá  
dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ. 
3.3

Đánh giá mô hình

3.3.1.  Kết quả
Người sau cai nghiện được bố  trí ăn  ở tại một khu riêng trong các trung 
tâm cai nghiện bắt buộc 
Về  cơ  bản, người sau cai nghiện được nâng cao trình độ  văn hóa, hầu 
hết người sau cai nghiện được xóa mù chữ, tại thành phố Hồ Chí Minh còn có 
những người được theo học lớp đại học từ xa.


Việc học nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma túy cũng đạt được 
những kết quả nhất định. Các nghê nghiệp phổ biến ở nhóm đối tượng này là 
may công nghiệp, điện cơ, sửa xe,…
Ngoài ra các chế độ  bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội cũng được áp  
dụng cho nhóm đối tượng này song chưa áp dụng rộng rãi
3.3.2. Đánh giá mô hình
Ưu điểm của mô hình thí điểm quản lý trường hợp là nguồn nhân lực dồi 
dào, bao gồm các nhân viên quản lý trường hợp và các nhân viên phòng chống  
tệ nạn xã hội của các địa phương tại phường xã. Xong đây cũng là điểm hạn 
chế của mô hình, vì chuyên môn của họ chưa cao. Chúng ta sử dụng đến quản  
lý ca( quản lý trường hợp) khi nan đề  của thân chủ  là phức tap. Bởi vậy với  
trình độ chuyên môn không cao, nguồn nhân lực sử dụng cho mô hình thí điểm 
này chưa thể triệt để giải quyết vấn đề của thân chủ.
Xét theo nhu cầu của của nhóm đối tượng sau cai nghiện thì mô hình 

quản lý trường hợp chủ  yếu chú trọng vào việc kết nối nguồn lực để  giải 
quyết vấn đề việc làm cũng như trình độ văn hóa còn các vấn đề khác về tâm  
lý cũng như  rào cản từ  định kiến xã hội, định kiến gia đình, tự  định kiến lại  
không để cập tới. Các vấn đề này ảnh hưởng tương đối lớn đến quá trình tái  
hòa nhập cộng đồng của những người sau cai nghiện.
Mô hình thí điểm quản lý trường hợp tại Việt Nam được xây dựng trên  
mô hình quản lý ca môi giới. Áp dụng mô hình này, các đối tượng tham gia vào  
mô hình này đều là tự  nguyện, hoặc là các đối tượng cai nghiện bắt buộc.  
Vậy nên nhiều đối tượng khác bị bỏ xót, không được can thiệp kịp thời.
Về đánh giá, lượng giá cho thấy việc quản lý trường hợp với người sau  
nghiệm ma túy chưa giải quyết triệt để vấn để. Việc học nghề hay việc làm 
được kết nối cho người sau cai nghiện không phù hợp với sự  phát triển của  
kinh tế hiện nay. Người sau cái nghiện thường làm lao động thủ  công, không  
được hưởng các chê độ bảo hiểm xã hội, bào hiểm y tế. Người sau cai nghiện  
sau khi học nghề nếu có việc làm thì đều là việc làm ngắn hạn không có tinhd  
ổn định và lâu dài.


Bên cạnh việc kết nối nguồn lực, dịch vụ cho người sau cai nghi ện thì 
việc tạo môi trường lành mạnh để họ tái hòa nhập cộng đồng là rất cần thiết.  
Xong điều này lại  không được chú trọng trong mô hình này. 
4.

Đánh giá sự phát triển của quản lý ca tại Việt Nam

Cho đến nay, chưa có tài liệu chính xác cho rằng quản lý ca có từ khi nào  
tại Việt Nam, xong chúng ta cũng có thể  nhìn nhận thấy sự  phát triển của 
quản lý ca tại Việt Nam.
Năm 2005, thực hiện đề  án “ Tổ  chức quản lý, dạy nghề  và giải quyêt  
việc làm cho người sau cai nghiện ma túy” ở Việt Nam xuát hiện mô hình thí 

điểm quản lý trường hợp với người sau cai nghiện.
Năm 2015, Bộ Lao động ­Thương binh và Xã hội đưa ra thông tư quản lý 
trường hợp với người khuyết tật.
Ngoài ra  ở  Việt Nam hiện nay có các mô hình quản lý ca tiêu biểu như 
mô hình quản lý trường hợp với nhóm trẻ  em đường phố  tại Tổ  chức Rồng  
Xanh, mô hình quản lý trường hợp đối với nhóm phụ nữ bị buôn bán ở tổ chức  
Hagar,…
Phân tích trên các mô hình ta thấy sự  phát triển của quản lý ca  ở  Việt 
Nam chia làm hai nhóm chính:
­ Mô hình quản lý trường hợp phát triển dựa trên các chính sách của Nhà  
nước
­ Mô hình quản lý trường hợp xây dựng trong các tổ chức phi chính phủ
Mô hình quản lý trường hợp phát triển dựa trên các chính sách của chỉ 
yếu hướng đến việc giải quyết các vấn đề  mang tính “bề  nổi”: dạy nghề, 
việc làm, chăm sóc sức khỏe,… nhằm giúp các nhóm đối tượng hòa nhập cộng  
đồng. Cho đến thời điểm hiện tại các mô hình nữa đã kết nối các dịch vụ  để 
giải quyết vấn đề cho thân chủ xong vấn đê của thân chủ  xong lại chưa giải 
quyết đến tận cùng vấn đề  của thân chủ. Có khi dịch vụ  được kết nối vơi  
thân  chủ không phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội. Có khi các dịch  
vụ được kết nối không thể giải quyết vấn đề. 
Mô hình này chưa thực đáp ứng nhu cầu của nhóm yếu thế vì các yêu tố 
liên quan đến tâm lý xã hội chưa được chú trọng đến.


Mô hình quản lý trường hợp xây dựng trong các tổ chức phi chính phủ có 
sự  học hỏi từ  các tổ  chức quốc tế  nên sự  phát triển và can thiệp đến nhiều  
vấn đề  của thân chủ. Lấy ví dụ  về  mô hình quản lý trường hợp với trẻ  em 
đường phố: Mô hình này kết nối đến dịch vụ giáo dục đào tạo, đưa trẻ em trở 
về nhà, hoặc cung cấp chỗ ở ,bữa ăn, chăm sóc trong nhà tạm trú, dinh dưỡng,  
hỗ trợ pháp lý,….

Mô hình này với đội ngũ có chuyên môn cao, các dịch vụ đầy đủ, phù hợp 
và có sự kiểm soát sát sao với nhóm thân chủ.
Có sự  khác biệt giữa hai nhóm mô hình chủ  yếu do sự  khác biệt về 
nguồn lực. Đối với các nhóm mô hình phát triển dựa trên chính sách thì nguồn 
lực chủ  yếu là các daonh nghiệp nhà nước hoặc các cô quan nhà nước. Các  
nguồn lực này có nguồn vốn tương đối hạn chế và thường mang tính”làm cho 
có”. Các nhóm mô hình được xây dựng trong các tổ  chức phi chính phủ  có  
nguồn lực dồi dào hơn ngoài các nguồn lực trong nước và ngoài nước.Ngoài ra  
các yếu tố  liên quan đến văn hóa xã hội tại Việt Nam cũng ảnh hưởng đến sự 
khác biệt giữa hai nhóm mô hình.
5.

Kết luận

Trong quá trình quản lý ca phát triển và dần hoàn thiện mặc dù còn nhiều  
hạn chế, song cũng đạt được những kết quả nhất định phần nao giúp thân chủ 
giải quyết các nan đề của thân.
Để quản lý thực sự phát triển, cần chú trọng các yếu tố:
­ Nâng cao năng lực chuyên môn của người quản lý ca 
­ Xây dựng chính sách với từng nhóm yếu thế, chính sách phải dựa trên 
nhu cầu của họ
­ Kết nối các nguồn lực .phù hợp với các nhóm yếu thế  và phù hợp với 
sự phát triển của kinh tế xã hội


6.

Danh mục tài liệu tham khảo

1.


Bộ LĐTBXH, Cục BTXH(2015), Tài liệu quản lý trường hợp

2.

Trung tâm Nghiên cứu­ Tư vấn CTXHPTCĐ(n.d.), Tài liệu dự án  

“Nâng co năng lực cho Nhân viên xã hội cơ sở ở TP.HCM”­ Quản lý ca
3.

Nguyễn Hồi Loan và các cộng sự (2013),  Tài liệu quản lý trường  

hợp với người sử dụng ma túy (Tài liệu tập huấn cho cán bộ cơ sở)
4.

Lương Bích Thủy(2019), Slide bài giảng quản lý ca

5.

Bộ  LĐTB&XH(2015), Thông tư: Hướng dẫn về quản lý trường  

hợp với người khuyết tật
6.

Quốc Hội khóa XII(2008),  Báo cáo kết quả  giám sát 5 năm thi  

hành nghị quyết số 16/2003 của Quốc hội về việc thực hiện thí điểm tổ chức  
quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho người nghiện ma túy. 
Truy   cập   ngày   7/4/2019   từ:   />giam­sat­ve­viec­thuc­hien­thi­diem­to­chuc­quan­ly,­day­nghe­va­giai­quyet­
viec­lam­cho­nguoi­sau­cai­nghien­ma­tuy.html

7.

Website   tổ   chức   Rồng   Xanh,   truy   cập   ngày   6/4/2109   từ: 

/>


×