1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay ngày càng phát triển một
cách nhanh chóng. Có thể thấy nền kinh tế thị trường hiện nay sức cạnh tranh
của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp đều phụ thuộc vào kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào những mặt hàng cần bán ra
với số lượng là bao nhiêu đó có lẽ là một câu hỏi rất khó đối với các doanh
nghiệp nó góp phần vào sự sống còn của mỗi Hợp tác xã, doanh nghiệp.
Hợp tác xã thương mại Hương Lụa là một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán phụ tùng, xe máy… đã hơn 8 năm tồn tại
và phát triển trên thị trường có nhiều biến động, hợp tác xã vẫn đứng vững và
ngày càng phát triển.
Với đề tài: "Phân tích tình hình kinh doanh và đánh giá thực hiện
công việc tại Hợp tác xã thương mại Hương Lụa". Em đã tham gia thực tập,
nghiên cứu nhằm đánh giá một cách rõ nét nhất tình hình thực hiện công việc
tại Hợp tác xã, tìm kiếm những biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả kinh
doanh của Hợp tác xã trong điều kiện hiện nay.
1
2
I. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP TÁC XÃ
THƯƠNG MẠI HƯƠNG LỤA:
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Hợp tác xã thương mại Hương
Lụa:
Hợp tác xã thương mại Hương Lụa được thành lập ngày 12/10/1998,
Hợp tác xã chuyên bán buôn, bán lẻ phụ tùng xe máy các loại. Hiện nay do
nhu cầu thị trường có nhiều thay đổi, công nghệ cũng có những bước phát
triển mới, từ chỗ có nhiều chủng loại xe mới nhập từ nước ngoài Hợp tác xã
mua và nhập về để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu
dùng hiện nay.
Tên Hợp tác xã : Hợp tác xã thương mại Hương Lụa.
Trụ sở chính: 239 Nguyễn Trãi II - Sao Đỏ - Chí Linh - Hải Dương.
Điện thoại 0320.882409
Tại thời điểm tháng 8/2007 Hợp tác xã có tổng số cán bộ công nhân
viên là 26 người trong đó:
Đại học, cao đẳng: 8 người
Công nhân kĩ thuật: 18 người
Thu nhập bình quân một người 2007 là 1.600 nghìn đồng/tháng.
Những thành tích đã đạt được:
Bằng khen Hợp tác xã Hương Lụa có số lượng bán xe chạy nhất năm
2005.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Hợp tác xã thương mại Hương Lụa
2.1. Lĩnh vực kinh doanh:
Hợp tác xã có chức năng kinh doanh sản phẩm tiêu dùng, linh kiện phụ
tùng xe đạp, xe máy, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì xe máy, buôn bán tư liệu sản
xuất, tư liệu tiêu dùng, đại lý mua bán.
2
3
2.2. Các loại hàng hoá và dịch vụ chủ yếu của Hợp tác xã thương
mại Hương Lụa.
Hoạt động chủ yếu của Hợp tác xã là kinh doanh xe máy các loại và
phụ tùng xe máy. Đây là các hoạt động mang tính chiến lược của Hợp tác xã
để đáp ứng thị trường xe máy ngoại nhập từ Trung Quốc, xe máy liên
doanh…Sản phẩm của Hợp tác xã được bán ra để cạnh tranh với thị trường
bán lẻ cùng loại của các hãng khác trên thị trường Hà Nội, Hải Dương, Hải
Phòng, Hà Tây là chủ yếu. Các thị truờng này là các thị trường mà Hợp tác xã
khai thác chủ yếu và là các thị trường tiềm năng của Hợp tác xã cho các loại
sản phẩm khác của Hợp tác xã như các loại phụ tùng xe máy và một số dịch
vụ khác nằm trong lĩnh vực nghành nghề kinh doanh.
Sau một số năm hoạt động,cơ sở vật chất kỹ thuật của Hợp tác xã cùng
với thời gian từng bước đựơc cải tiến theo chiều hướng hiện đại hoá máy móc
thiết bị. Đến nay Hợp tác xã đã có được hệ thống máy móc thiết bị dây
chuyền công nghệ hiện đại đầy đủ phục vụ cho công việc lắp ráp và nâng cao
từng bước chất lượng sản phẩm, góp phần vào sự thành công trong việc bán
ra những sản phẩm chất lưọng cao, có vị trí và uy tín trên thị trường. Mặc dù
trong điều kiện hiện nay Hợp tác xã hoạt động rất tốt nhưng vẫn còn tồn tại
một số vấn đề được coi là chưa hợp lý như: xây dựng, quản lý và phân phối
quỹ tiền lương chưa hợp lý, kém hiệu quả dẫn đến lãng phí quỹ tiền lương,
vấn đề vệ sinh, an toàn lao động chưa thật sự đảm bảo…
Chính vì vậy đội ngũ quản lý lãnh đạo của Hợp tác xã đang nỗ lực tìm
kiếm những giải pháp hoàn thiện, kiện toàn nhằm mục đích giải quyết những
bất hợp lý mà Hợp tác xã đang mắc phải. Đây là một chiến lược lâu dài của
Hợp tác xã phục vụ cho mục đích bán hàng và mở rộng thị trường của Hợp
tác xã trong tương lai.
3
4
II. ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA HỢP
TÁC XÃ THƯƠNG MẠI HƯƠNG LỤA
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ giữa các phòng ban, các bộ
phận của Hợp tác xã thương mại Hương Lụa.
P.Kế toán tổng hợp
Phân xưởng
Giám đốc
Phó giám đốc
Bộ phận
bảo vệ
Bảo dưỡng xe
PX. Hoàn thiện và lắp ráp
4
5
Nguồn: Từ phòng phó giám đốc
Chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban, bộ phận:
Được phân công, phân nhiệm rõ ràng nhưng vẫn có tình trạng công
việc của các phong, các bộ phận bị chồng chéo do chức năng nhiệm vụ của
mỗi phòng, ban đôi khi còn lam việc chưa rõ ràng dẫn tới quản lý kém hiệu
quả hơn. Đây cũng là một vấn đề mà Hợp tác xã cần hoàn thiện hơn sao cho
quản lý có hiệu quả. Còn một vấn đề là việc đánh giá thực hiện công vịêc của
các cán bộ công nhân viên đôi khi còn chưa rõ ràng dẫn đến hiệu quả công
việc chưa cao. Đây là vấn đề Hợp tác xã cần xem xét và tìm hướng giải quyết.
Với sơ đồ trên Hợp tác xã đã phần nào cho thấy một hệ thống quản lý
gọn nhẹ, linh hoạt, tiết kiệm được chi phí tiền lương, khai thác được ở mức tối
đa sức lao động. Mỗi phòng ban, bộ phận có một chức năng, nhiệm vụ riêng,
đảm nhận các khâu chuyên môn, nhiệm vụ khác nhau trong tổng thể hoạt
động kinh doanh của Hợp tác xã và có mối quan hệ phụ trợ lẫn nhau.
1.Giám đốc Hợp tác xã:
Là người chỉ huy cao nhất, phải chịu trách nhiệm trước Hợp tác xã về
hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã, quản lý tài sản, đảm bảo đời
sống và lao động cho công nhân viên, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà
nước và các khoản liên quan khác. Giám đốc Hợp tác xã là người điều hành
hoạt động hàng ngày của Hợp tác xã.
• Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày
của Hợp tác xã
• Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của
Hợp tác xã
• Chịu trách nhiệm pháp lí trước pháp luật va chịu trách nhiệm
trước toàn bộ công nhân viên của Hợp tác xã.
5
6
2. Phó giám đốc Hợp tác xã:
Là người trực tiếp chịu sự điều hành trực tuyến dưới cấp, giúp giám
đốc trong công vịêc và được sự uỷ quyền điều hành mọi công vịêc khi giám
đốc vắng mặt. Phó giám đốc là người trực tiếp điều hành các phòng ban và
chịu trách nhiệm trước giám đốc, thường xuyên báo cáo về tình hình sản xuất
kinh doanh của Hợp tác xã.
3. Phòng kế toán tổng hợp:
Gồm hai bộ phận chính đó là bộ phận kho và bộ phận kế toán. Tổng số
nhân viên phòng kế toán gồm 8 người.
- Bộ phận kế toán: Gồm 3 người trong đó gồm 1 kế toán trưởng, 1 kể
toán viên và một thủ quỹ. Nhiệm vụ của bộ phận kế toán là:
+ Dựa vào kế hoạch bán hàng, cập nhật các chi tiết bán ra, và số
lượng nhập vào để báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch.
+ Lấy số liệu kiểm kê cuối năm để cân đối kế hoạch cho đồng bộ.
+ Kiểm tra số hàng xuất thực tế đẻ so sánh với số lượng hàng của
công nhân dự báo (nếu không khớp phải kiểm tra đối chiếu và đưa ra kết
luân cụ thể)
+ Tính lương cho công nhân, giám đốc phát lương cho cán bộ công
nhân viên
+ Theo dõi lượng hàng tồn kho, bán thành phẩm và thành phẩm
+ Theo dõi các khách hàng cung cấp những thông tin chủ yếu cho Hợp
tác xã
+ Lập báo cáo tài chính cuối năm cho Hợp tác xã
+ Thống kê hoá đơn chứng từ, đơn đặt hàng
- Bộ phận nhập kho: gồm 5người chuyên làm các nhiệm vụ sau:
+ Thông báo hàng tồn kho hàng ngày, kiểm soát được số lượng,
chủng loại hàng còn tồn lại một cách chiánh xác trên cơ sở sổ sách thực tế.
6