Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

skkn hoat dong ngoai khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.73 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
TÓM TẮT SÁNG KIẾN……………………………………………………………………..
I – MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………….1

1. Lí do chọn sáng kiến………………………………………………………………………1
2. Mục tiêu của sáng kiến……………………………………………………………………3
3. Phạm vi của sáng kiến (đối tượng, không gian, thời gian) ……………………………….4
II – CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN………………………………………………..4
1. Cơ sở lý luận (khoa học, chính trị, pháp lý) ………………………………………………4
2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………………………….4
III – NỘI DUNG SÁNG KIẾN……………………………………………………………….5
1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến……………………………………..5
2. Đánh giá kết quả thu được……………………………………………………………….....17
2.1 Tính mới, tính sáng tạo……………………………………………………………………19
2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến …………………………20
a) Khả năng áp dụng hoặc áp dụng thử, nhân rộng………………………………………….20
b) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực……………………………………………………….20
III – KẾT LUẬN……………………………………………………………………………...21


TÓM TẮT SÁNG KIẾN

Các khóa học tiếng Anh ngoại khóa, trải nghiệm đang dần trở nên phổ biến,
đặc biệt là ở các thành phố lớn do các bậc phụ huynh ngày nay đã bắt đầu quan tâm
tới tương lai con em của họ ngay từ rất sớm. Khi tham gia các khóa học này, trẻ sẽ
được tiếp cận với tiếng Anh bằng nhiều phương pháp dạy học năng động và lý thú,
một trong số đó là hoạt động ngoại khóa.
Hoạt động ngoại khóa trong các trường học đã sớm trở nên phổ biến ở các nước tiên
tiến nhờ những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Và trong những năm gần đây, thông
qua các trung tâm tiếng anh cho Học sinh, Học sinh Việt Nam cũng đã có cơ hội được
trải nghiệm với mục đích nâng cao hiệu quả của việc học cũng như mở rộng kiến


thức cho chính các Em.
Hoạt động ngoại khóa tức là các hoạt động nằm ngoài chương trình học, được tổ chức
nhằm mục đích bổ trợ kiến thức cũng như kỹ năng và kinh nghiệm sống cho các em
học sinh. Đây không chỉ đơn thuần là các chương trình vui chơi giải trí mà còn có thể
là hoạt động tham quan, chương trình học thuật,... Thông qua các chương trình ngoại
khóa ở lớp , trường Các em sẽ có được những lợi ích sau:


Phát triển toàn diện: phát triển các kỹ năng bổ trợ cho việc học ngoại ngữ, đặc
biệt là kỹ năng nói. Ngoài ra trẻ được rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn hơn trong
giao tiếp.



Giải tỏa căng thẳng: hiển nhiên các hoạt động được tổ chức ngoài giờ, đặc biệt
là tham quan, chơi trò chơi sẽ hấp dẫn với các bé hơn so với việc ngồi trong
lớp. Do đó, chương trình ngoại khóa là một giải pháp tốt để trẻ giải tỏa căng
thẳng sau những giờ học, lấy lại hứng thú trong học tập.



Xây dựng các mối quan hệ: trên thực tế có không ít trẻ rất nhút nhát khi lên
lớp, và thậm chí một số em còn có dấu hiệu trầm cảm và hầu như không chơi


với ai. Các hoạt động ngoại khóa sẽ là môi trường tốt để trẻ cởi mở hơn, dần
trở nên hoạt bát và kết nối với các bạn xung quanh.
Với skkn của tôi trình bày sau đây có thể hiểu như sau: Trước đây hoạt động ngoại
khóa chỉ mang tính hình thức, đơn thuần và hiếm hoi. Nay với sự phát triển về kinh
tế, xã hội như ngày nay thì chúng ta sẽ dễ dàng tổ chức hoạt động ngoại khóa với

hình thức đa dạng với quy mô đa dạng từ cấp lớp đến cấp khối rồi đến cấp trường. Từ
học sinh giỏi đến khá cả học sinh trung bình lẫn yếu đều có cơ hội tham gia. Không
chỉ vậy, thông qua việc vui chơi giải trí, cùng các bạn luyện tập, thi đấu hay biểu diễn
múa hát, kịch nghệ,... Các Em Hs này sẽ phát huy khả năng giao tiếp, sử dụng tiếng
Anh một cách tự nhiên. Đồng thời, giúp Hs tự tin, cởi mở và có trách nhiệm hơn
trong các hoạt động tập thể.
Nhìn chung, hoạt động ngoại khóa đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn
diện năng lực của Hs. Đây cũng chính là một phần của phương pháp dạy học tích
cực. Chính vì vậy, trong mỗi bộ môn không chỉ riêng Tiếng Anh nên cố gắng tích hợp
hoạt động ngoại khóa nhằm tăng thêm niềm đam mê cho các em Hs.

CÁC TỪ VIẾT TẮT

- Skkn: sáng kiến kinh nghiệm
- Hs: Học sinh
- Gv: Giáo viên
- GD- ĐT: giáo dục và đào tạo
- THPT: trung học phổ thông


I – MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến

+ Lý do khách quan.
Ngày nay học Tiếng Anh là vô cùng quan trọng, có thể nói rằng Tiếng
Anh là ngôn ngữ duy nhất có khả năng kết nối toàn thế giới xích lại gần nhau.
Đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại
quốc tế( gọi tắt là WTO). Vậy khi cánh cửa hội nhập WTO đang dần rộng
mở, việc hợp tác đầu tư luôn là tâm điểm hàng đầu của mọi ngành nghề, khi
chất lượng chất xám trong lực lượng lao động được đề cao thì đó cũng là lúc

cuộc chạy đua tri thức và trí tuệ bắt đầu, và phương tiện cơ bản để tiếp cận và
giành chiến thắng đó là Tiếng Anh.
Giáo sư Joshep Foley – Thái Lan cho rằng: “Đối với hàng triệu người học
Tiếng Anh thì khả năng giao tiếp Tiếng Anh chính là tấm hộ chiếu để bước
vào nền kinh tế thịnh vượng, vào xã hội năng động luôn biến đổi và nền giáo
dục tiến bộ”. Thực tế cho thấy nhiều sinh viên giỏi về chuyên môn, nhưng
khả năng giao tiếp Tiếng Anh còn yếu, đành phải chia tay với công việc mơ
ước. Vậy có thể nói rằng Anh Ngữ là tiêu chuẩn hàng đầu và quan trọng nhất
cho một nhân viên muốn vào làm tại các doanh nghiệp, không những là các
công ty nước ngoài mà nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đánh giá cao yêu
cầu này của nhân viên. Do đó đòi hỏi nước ta phải có một nguồn nhân lực,
ngoài việc được đào tạo về chuyên môn một cách có hệ thống bài bản có chất
lượng, còn phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp quốc tế.
Cũng do yêu cầu như vậy, ở bậc học trung học cơ sở và trung học phổ
thông, Tiếng Anh là một trong những môn học bắt buộc và là môn thi tốt
nghiệp ở bậc Trung học phổ thông. Trong chương trình giáo dục phổ thông
thì môn Tiếng Anh được xây dựng theo đường hướng giao tiếp. Hình thành
kỹ năng giao tiếp chính là mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy học. Để hình
thành kỹ năng giao tiếp thì môi trường học tập nói chung và môi trường thực
hành Tiếng Anh nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng. Được học tập và
thực hành trong môi trường thực hành tiếng thuận lợi và tích cực sẽ giúp học
4


sinh có điều kiện thực hành, áp dụng những kiến thức đã học đồng thời tăng
cường sự tự tin cho học sinh khi sử dụng Tiếng Anh.
Tuy nhiên, dạy ngoại ngữ nói chung và dạy Tiếng Anh nói riêng ở Việt
Nam trong những năm qua đã gặp rất nhiều khó khăn, chẳng hạn như sách
giáo khoa chưa đồng nhất; trình độ của giáo viên chưa cao, không đồng đều;
phương pháp giảng dạy lạc hậu, không hiệu quả; thiếu phương tiện giảng dạy;

học sinh thiếu động cơ học tập; đặc biệt là thiếu môi trường thực hành giao
tiếp dẫn đến chất lượng dạy học còn thấp........
Từ những thực tế trên chúng ta có thể khẳng định rằng việc đổi mới
phương pháp giảng dạy Tiếng Anh nói chung và việc tạo môi trường cho học
sinh thực hành tiếng nói riêng là rất cần thiết, góp phần vào việc thực hiện
mục tiêu giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cũng là góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực cho đất nước trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới.
+ Lý do chủ quan.
Qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường phổ thông,
tôi đã nhận thấy một thực tế là đa số các em học sinh phổ thông rất ngại học
môn Tiếng Anh, thường có cảm giác rất nặng nề trong những giờ học, sau khi
tốt nghiệp đều không thể giao tiếp bằng ngoại ngữ mà mình đã học. Thường
thì khi bắt đầu một cấp học mới( Đại học, Cao đẳng) hoặc khi cần thiết thì các
em phải bắt đầu học lại từ đầu. Đặc biệt, do môi trường giao tiếp vô cùng hạn
hẹp nên khi tình huống giao tiếp
tình cờ xuất hiện ( chẳng hạn như gặp người
nước ngoài, hoặc đột xuất hỏi câu hỏi giao tiếp bằng Tiếng Anh), các em
thường không thể giao tiếp được, nhiều em còn nói rằng các em thấy xấu hổ,
sợ sai khi nói Tiếng Anh.
Ngoài ra, theo quan niệm của hầu hết học sinh trường trung học phổ thông
Như Thanh, Tiếng Anh đơn thuần chỉ là môn học bắt buộc mà các em phải
vượt qua trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, đại học. Chính vì vậy các em chỉ hầu
hết học trên giấy, làm các bài tập thật tốt vì các em nghĩ các kỳ thi đó không
5


kiểm tra kỹ năng giao tiếp.
Vậy, phải làm thế nào để học sinh hứng thú với việc học Tiếng Anh. Làm
thế nào để hoàn thành mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy học ngoại ngữ ,

đó là hình thành kỹ năng giao tiếp cho học sinh ? Làm sao để giờ học Tiếng
Anh trở thành giờ học mà các em trông đợi và không phải sốt ruột mong cho
nhanh hết giờ vì chán học? Làm sao để các em nói được những câu Tiếng
Anh đơn giản một cách tự nhiên để từ đó phát triển được kỹ năng giao tiếp?
Đó là một số trăn trở của tôi trong quá trình dạy học, vì vậy tôi luôn cố gắng
tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm tạo cho học
sinh một môi trường giao tiếp Tiếng Anh hiệu quả, có môi trường thực hành
tiếng tốt thì học sinh mới có điều kiện để hình thành và phát triển kỹ năng
giao tiếp.
Tuy nhiên học sinh trường trung học phổ thông Chi Lăng vẫn chưa có
nhiều cơ hội để thực hành tiếng, việc giao tiếp bằng Tiếng Anh đối với các
em vẫn còn là một việc xa lạ và rất thụ động. Chính vì vậy để tạo ra một môi
trường giao tiếp là rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả, khả năng giao tiếp
của học sinh góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng đào tạo của nhà
trường.
Xuất phát từ những lý do trên và được sự giúp đỡ của BGH, sự đóng góp ý
kiến của bạn bè đồng nghiệp, sự tìm tòi qua các phương tiện thông tin, tôi đã
tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo môi trường thực hành ( hay
môi trường giao tiếp) Tiếng Anh cho học sinh và kết quả thu được tương đối
khả quan, học sinh sử dụng ngôn ngữ tốt hơn. Các em rất hứng thú, chủ động,
tích cực và đạt được hiệu quả cao trong học tập.Từ đó thúc đẩy động cơ học
tập của các em giúp các em thích học môn Tiếng Anh hơn và biết sử dụng
kiến thức ngôn ngữ để giao tiếp.
2. Mục tiêu của sáng kiến

Để giúp học sinh khắc phục được những khó khăn trong việc học ngoại ngữ có
hiệu quả qua những buổi ngoại khóa rất thú vị, sôi nổi làm học sinh hào hứng học
tiếng Anh. Sau khóa học, các em không chỉ nói tiếng Anh lưu loát, nghe tốt, đọc
6



chuẩn và viết đúng văn phong mà còn mạnh dạn hơn rất nhiều trong việc giao tiếp
cùng nhau. Các hoạt động ngoại khóa chính là những cơ hội tốt để học sinh ứng dụng
tiếng Anh trong thực tế đồng thời cũng là cơ hội đê giáo viên nhìn nhận được khả
năng của từng em trong lớp.
3. Phạm vi của sáng kiến : Hs trường THPT Chi Lăng
II – CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lý luận:
Ngoại ngữ là một trong những kĩ năng thuộc về ngôn ngữ trong quá trình thực
hiện giao tiếp. Giống như kĩ năng học tiếng việt khi còn là một đứa trẻ, vì ngôn bản
được tiếp thu qua nghe là lời nói. Học từ những bài trong sách giáo khoa cả một năm
học sẽ làm cho học sinh nhàm chán vá áp lực. Khi dạy các nội dung trong sách giáo
khoa, giáo viên thường phải logic theo trật tự của nội dung chương trình giãng dạy,
sắp xếp có trật tự như quy định của bộ giáo dục; việc dạy và học giữa giáo viên và
học sinh hay lặp đi lặp lại xuyên suốt cả một năm học. Để tạo ra một không khí mới,
một không gian mới, thì chúng ta phải thay đổi không gian và thời gian cho các em,
để các em có cơ hội thoải mái tư tưởng, thoát ra khỏi áp lực học hành. Chính vì vậy
tôi đã mạnh dạn tạo ra một số tiết học ngoại khóa trong một học kỳ. Tiết học ngoại
khóa do giáo viên chủ động về thời gian, không gian cho học sinh, tùy vào địa điểm
thuận lợi của trường học. Hơn nữa khi tham gia ngoại khóa sẽ giúp các em năng nổ
hơn, dạn dĩ hơn. Chỉ cần thực hiện 2-3 lần trong một học kỳ cũng đã giúp các em có
hứng thú trong việc học tiếng anh, tạo cho các em có cơ hội áp dụng những gì mà
mình có được khi học trên lớp. Do đó, khi dạy học ngoại ngữ, ngoài những thủ thuật
chung áp dụng cho các kĩ năng tiếp thụ, GV còn cần có những thủ thuật đặc thù cho
các hoạt động ngoại khóa của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Thuận lợi
Với thời đại phát triển công nghệ như hiện nay, các em đang tiếp xúc với thông tin
đại chúng ngày càng nhiều. Bộ giáo dục đã tổ chức nhiều cuộc thi trên phạm vi toàn

7


quốc như: Thi Tiếng Anh trên Internet toàn quốc ( The internet’s competition), kiến
thức quanh ta cấp trường…đã tạo ta một sân chơi hữu ích lôi cuốn giúp các em ngày
càng hứng thú với bộ môn này. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong sự nghiệp giáo dục
giảng dạy, luôn tìm tòi sáng tạo tìm ra những phương pháp dạy học tích cực và phù
phợp với trình độ, tư duy của học sinh.
Khó khăn
Học sinh của chúng ta chưa nhận thấy được ý nghĩa thiết thực của Ngoại Ngữ. Đó
là lý do mà các em cảm thấy ngôn ngữ nước ngoài không quan trọng, nên không cần
cố gắng và dần dần lâu ngày dồn lại thiếu kiến thức quá nhiều dẫn đến tư tưởng:
“Tiếng Anh là một bộ môn khó”. Hiểu được những trăn trở này, chính giáo viên
chúng ta là người sữa đổi, định hướng cho các em để các em sửa chữa, bổ xung kịp
thời những lỗ hổng của kiến thức. Muốn làm được điều đó thì tôi đã áp dụng một vài
phương pháp hoạt động ngoại khóa nhằm thúc đẩy tinh thần, gây hứng thú cho học
sinh đối với bộ môn Tiếng Anh.
Giáo viên thường không theo các phương pháp của bộ môn Anh văn, do một số lý do
như: cơ sở vật chất ở một số trường còn thiếu, không đồng đều, không có băng đài
hoặc băng đài chất lượng kém, thiếu ổ cắm ở lớp học, cuối kỳ, cuối năm không thi
nghe, nói.
Tính chất của hoạt động ngoại khóa là cần có thời gian, không gian rộng, các vật
liệu để học tập... Vì thế, một số trường không có điều kiện thời gian, không gian, vật
chất thì chỉ đành nói "Không" với các hoạt động ngoại khóa. Vẫn còn rất nhiều
trường, xem thường các hoạt động ngoại khóa chỉ chú trọng đến việc học văn hóa của
học sinh. Một số trường tổ chức làm các hoạt động ngoại khóa quá sơ xài .
III – NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến:

a. Các dạng của hoạt động ngoại khóa.

Nếu bạn biết kiểm soát thời gian và có phương pháp học tập đúng đắn, bạn sẽ có
thời gian cho những ngoại khóa (extra-curricular) rất hấp dẫn. Việc tham gia các hoạt
8


động này sẽ giúp cho bạn khám phá bản thân, phát hiện ra những phẩm chất khác
ngoài tư chất thông minh trong học tập. Vì thế, nếu bạn chưa từng tham gia, bây giờ
là lúc để thả mình (throw yourself out there) và khám phá bản thân mình. Cho dù
không phục vụ mục đích du học thì những hoạt động này cũng sẽ giúp bạn rất nhiều
trong cuộc sống. Sau đây là một số những gợi ý về các phong trào, hoạt động ngoại
khoá mà Gv, Hs có thể tham gia.
Hoạt động câu lạc bộ (CLB)
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích,
nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi
trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với
thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLB tạo cơ hội để học sinh
được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan
tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng
nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng
hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,…
Tổ chức trò chơi
Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau, trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác
nhau để khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức;
đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,
… Trò chơi: Slap blackboard (đập vào bảng), Lucky number (con số may mắn),
Hangman (người treo cổ)
Tổ chức diễn đàn
Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia
của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với

đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên
quan. Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những
hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh.
9


Sân khấu tương tác(roll-play)
Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật tương tác
dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống,
phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia.
Tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học
sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu
và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với những người bản ngữ để luyện tập tiếng anh.
Hội thi / cuộc thi
Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn
học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục và rèn luyện Chính vì vậy,
tổ chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của
giáo viên trong quá trình tổ chức ngoại khóa.
Tổ chức sự kiện: halloween, christmas Day..
Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ hội cho học sinh
được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổ chức
hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động. Thông qua hoạt động tổ chức sự
kiện học sinh được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động,
nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc
theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê. Khi tham gia tổ chức sự kiện học sinh sẽ
thể hiện được sức bền cũng như khả năng chịu được áp lực cao của mình. Ngoài ra,
các em còn phải biết cách xoay xở và ứng phó trong mọi tình huống bất kì xảy đến.
Các sự kiện học sinh có thể tổ chức trong nhà trường như: Lễ khai mạc, lễ nhập học,
lễ tốt nghiệp, lễ kỉ niệm, lễ chúc mừng,…;

Hoạt động giao lưu
Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho
học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình
trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp các em có tình cảm và thái độ phù
10


hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và
hoàn thiện nhân cách.
b. Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế buổi hoạt động ngoại khóa.
- Yêu cầu phù hợp với chương trình sách giáo khoa.
- Yêu cầu phù hợp với đối tượng.
- Yêu cầu tiện lợi, hữu dụng.
- Yêu cầu về ngôn ngữ.
c. Các giai đoạn tiến hành ngoại khóa
Để hoạt động ngoại khóa mang tính lôi cuốn hấp dẫn, thì tôi đã chuẩn bị cho
mình nhiều hình thức khác nhau để thay đổi nội dung hoạt động. Chẳng hạn như:
Xem một đoạn phim, nghe nhạc, xem một chương trình thi tài năng trên truyền hình
của Hoa Kỳ, hoặc cho đóng kịch các nhân vật trong câu chuyện mà các em tự chọn…
Sau đây tôi xin trình bày một thể loại là xem các chương trình thi tài năng ở Anh
* Lập kế hoạch
5. Kiến nghị, đề xuất:
- Ban Giám hiệu nhà trường tiếp tục tạo điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất,
kinh phí, chỉ đạo các Ban ngành, Đoàn thể, Tổ chức trong nhà trường cùng phối kết
hợp với tổ Ngoại ngữ để thực hiện có hiệu quả các hoạt động nhằm đạt được tốt nhất
mục tiêu của Đề án.
- Sở giáo dục tổ chức giao lưu giữa các trường được cử thực hiện thí điểm để
học hỏi thêm kinh nghiệm.

2.1 Tính mới, tính sáng tạo

* Tính mới : Trước đây hoạt động ngoại khóa chỉ diễn ra trong 1 buổi cho học sinh
toàn trường. Người tham gia đa phần là các em học sinh giỏi về môn tiếng anh thực
hiện dưới sự chỉ bảo về ý tưởng của Thầy Cô giáo môn Tiếng Anh. Với hình thức
diễn ra trên lớp như bây giờ kết hợp với loại hình phong phú hơn thì tất cả các đối
tượng học sinh đều có cơ hội tham gia và thể hiện mình. Góp phần tạo ra môi trường
khích lệ tinh thần học tiếng anh.
11


- Thứ nhất: hoạt động ngoại khóa diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau
- Thứ hai: Số lượng giáo viên và học sinh tham gia nhiều hơn. Không chỉ có riêng giáo
viên bộ môn ngoại ngữ mà còn có giáo viên chủ nhiệm các lớp tham gia.
- Thứ ba: đề tài này có thể giúp Gv dạy ngoại ngữ có thêm ý tưởng mới từ Hs giúp cho
Gv có thêm kinh nghiệm dạy học, Hs nhận thức được tầm quan trọng của việc sử
dụng Tiếng Anh, từ đó giúp các em có ý thức về việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp của
mình.
* tính sáng tạo:
- Kết hợp nhiều loại hình ngoại khóa
- Liên kết nhiều bộ môn, nhiều đối tượng học sinh tham gia
- Quy mô tổ chức đa dạng nhiều hình thức
2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến:
a) Khả năng áp dụng hoặc áp dụng thử, nhân rộng:
Không chỉ riêng áp dụng cho Hs trường THPT Chi lăng nói riêng mà Skkn
này còn có thể áp dụng dễ dàng cho các Hs ở các khối lớp khác tại các cơ sở giáo dục
nói chung. Tôi đã khảo sát về khả năng sử dụng Tiếng Anh của Hs giỏi lớp 10 vượt
cấp với trình độ Hs giỏi môn Tiếng Anh ở lớp 11 của trường THPT Chi Lăng mà tôi
đã ôn tập vượt cấp năm trước có phần vượt trội hơn về khả năng nói Tiếng Anh. Qua
đây có thể khẳng định hiệu quả việc áp dụng skkn này là rất hiệu quả
b) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực
+ Hiệu quả kinh tế: Khi các em học tập, tiếp thu kinh nghiệm của lĩnh vực này các

em sẽ tự tin hơn, tiết kiệm được thời gian để giải bài tập đúng, nâng cao hiệu quả học
tập và nhất định sẽ thu được kết quả cao trong các kỳ thi cũng như giao tiếp xã hội.
+ Lợi ích xã hội: Quá trình thực hiện đề tài cho thấy Gv có thể thực hiện một cách
tương đối dễ dàng, không tốn nhiều công sức và thời gian. Đề tài này có thể áp dụng
để thực hiện với nhiều đối tượng Hs khác nhau và ở những trường khác nhau.
III – KẾT LUẬN
12


Mỗi người có một suy nghĩ, mỗi giáo viên có một phong cách lên lớp . Song tôi
nghĩ dù phương pháp nào đi nữa cũng đều có mục đích chung là truyền đạt cho các
em học đúng, đủ kiến thức, giúp các em hiểu bài và khắc sâu kiến thức một cách
nhanh nhất, giúp các em có sự đam mê trong bộ môn của mình. Với bộ môn này tôi
thiết nghĩ, có được một phương pháp chung trong dạy học để đạt hiệu quả cao nhất là
điều khiến mỗi giáo viên phải tìm tòi, song không phải ai cũng dễ dàng đạt được điều
đó.
Những suy nghĩ của tôi trên đây về việc “Gây hứng thú trong học tập” chỉ là
những kinh nghiệm rút ra từ phương pháp cũ và mới trong thực tế giảng dạy. Có thể
còn nhiều thiếu sót, song đó cũng chỉ là yếu tố cá nhân. Rất mong các cấp, các ngành
quan tâm hơn đến bộ môn này.

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

13

TÁC GIẢ




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×