Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Cách nhận biết và phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm qua ôn tập phần vi sinh vật sinh học 10 CB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.07 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
TIÊU ĐÊ

TRANG

1. MỞ ĐẦU

2

1.1. Lí do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

3

2. NỘI DUNG


3

2.1. Cơ sở lý luận trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

4

2.3. Các giải pháp sử dụng

5

2.3.1. Đối với bệnh Covid – 19

5

2.3.2. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

8

2.4. Hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tiễn

13

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục dân số cho thế hệ trẻ Việt
Nam. Đặc biệt là nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSSVTN).
1


Các nội dung giáo dục (SKSSVTN) được nhấn mạnh trong chương trình giáo dục
chính khóa bậc THPT tích hợp vào nội dung môn Sinh học. Tuy nhiên do những
ràng buộc về thời gian, hình thức, nội dung, phương thức này cũng gặp nhiều hạn
chế nhất định, chỉ những chủ đề về giáo dục (SKSSVTN) phù hợp với nội dung bài
giảng mới được lựa chọn để tích hợp vào nội dung của bài học chính khóa. Nội
dung giảng dạy chính khóa phải tuân thủ một cách chặt chẽ theo nội dung sách giáo
khoa, trong đó các nội dung về (SKSSVTN) lại hết sức phong phú . Trong số này
có “các bệnh truyền nhiễm”. Do vậy những nội dung được đưa vào bài giảng
chính khóa chỉ là kiến thức chung, thiên về lý thuyết, tính địa phương và các vấn đề
nổi cộm phù hợp với vùng miền, cũng như việc thực hiện các kỹ năng giải quyết
các vấn đề đặt ra có liên quan đến các hành vi chăm sóc (SKSSVTN) còn ít có cơ
hội đề cặp. Bên cạnh đó giáo dục (SKSSVTN) chứa đựng rất nhiều chủ đề nhạy
cảm, tế nhị khó có thể trình bày, trao đổi một cách cụ thể, rõ ràng trong môi trường
lớp học trước thầy cô, bạn bè khác giới. Trong đó nổi cộm nhất hiện nay là các
bệnh truyền nhiễm như COVID - 19. Đặc biệt là các bệnh lây truyền qua
đường tình dục.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tuyên truyền cho các em nhận biết các triệu chứng một số bệnh truyền nhiễm đặc
biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục, COVID - 19 nhằm cung cấp thông
tin mỗi loại bệnh lây nhiễm và tăng cường kỹ năng cho các em cách nhận biết các
dấu hiệu bệnh để phòng tránh và có thể cần được xét nghiệm y học

1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 10 tôi giảng dạy trường THPT Nga Sơn
- Một số bệnh truyền nhiễm (COVID – 19, HIV, Viêm gan B. Lậu. Giang Mai…..)
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2


Để hoàn thành sáng kiến trên tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Khảo sát học sinh khối 10 về hiểu biết các bệnh truyền nhiễm
- Nhu cầu giảng dạy của giáo viên
- Thu thập, tìm hiểu về các bệnh truyền nhiễm
1.5. Những điểm mới của SKKN.
- Tạo điều kiện cho học sinh hình thành kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm
- Cách thức tổ chức trò chơi, hỏi đáp giúp học sinh dễ dàng nhận biết và phòng
tránh một số bệnh truyền nhiễm như: COVID – 19, HIV, Lậu, Giang mai….
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
* Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc động vật
sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
* Phương thức lây truyền.
- Truyền ngang
+ Qua sol khí (qua giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí) bắn ra khi
ho hoặc hắt hơi: như bệnh COVID – 19
+ Qua đường tiêu hóa, vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống….
+ Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, quan hệ tình dục, hôn nhau…( HIV, viêm
gan B, Lậu, Giang Mai, bệnh Herpes, bệnh Chlamdia, bệnh mụn giộp cơ quan sinh
dục..)
+ Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt
3



- Truyền dọc
Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ
(HIV, viêm gan B…..)
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng vào sáng kiến kinh nghiệm.
- Những vấn đề liên quan đến (SKSSVTN) đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm trong
các tiết chính khóa bộ môn sinh học ít được đề cặp đến. Có chăng chỉ lồng ghép ở
một số tiết với thời gian rất ít mà các bệnh truyền nhiễm hiện nay rất phổ biến và
nguy hiểm như COVID – 19. Đây là bệnh mới lây từ động vật sang người, sau đó
lây từ người sang người với tốc độ nhanh – cả người mang bệnh cũng như người
mang mầm bệnh không có biểu hiện bệnh và hiện nay chưa có thuốc đặc trị cũng
như vắc xin phòng bệnh, các bệnh lây qua đường tình dục như Giang Mai, Lậu…
mà bản thân các giáo viên giảng dạy và học sinh biết rất ít về những bệnh này.
- Qua khảo sát 04 lớp 10 tôi dạy năm học 2019 – 2020 tại trường THPT Nga Sơn
gồm 10 (B, C, G, H, ) có kết quả như sau:
Lớp

Sỹ

Bệnh COVID - 19

Bệnh lây truyền qua đường

số

10B

42

tình dục

Số học sinh

Số học sinh

Số học không

Số học sinh

không biết

biết

sinh biết

biết

Dấu

Cách

Dấu

Cách

Dấu

Cách

Dấu


Cách

hiệu

phòng

hiệu

phòng

hiệu

phòng

hiệu

phòng

22

27

20

15

37

39


5

2

52,34% 64,3% 36,64% 35,7% 88,1% 92,8% 11,9%
10C

40

20

15

20

25

36

50,0%

37,5%

50,0%

62,5%

90%

37


4

92,5% 10,0%

7,2%
3
7,5%
4


10G

10H

40

40

22

20

18

55,0%

40,0%

45,0%


23

16

17

57,5%

40,0%

22,5%

20

33

37

7

3

50,0% 82,5% 92,5% 17,5% 7,50%
24

38

38


60,0% 95,0% 95,0%

2

2

5,0%

5,0%

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
2.3.1. Đối với bệnh COVID – 19: Phần này có tên là “HỎI ĐÁP VÊ COVID
-19”
Giáo viên chia học sinh làm 4 nhóm sau đó đọc câu hỏi mỗi câu hỏi gôm 8 bộ liên
quan đến cách nhận biết bệnh, 8 bộ liên quan đến cách phòng chống bệnh sau đó
giáo viên độc câu hỏi mỗi câu hỏi có thời gian trả lời 1 phút nhóm nào tìm ra trước
dơ tay được quyền trả lời. nếu sai các nhóm khác bổ sung. Trong trường hợp các
nhóm không trả lời được giáo viên gợi ý đưa ra câu trả lời
* Câu hỏi về cách nhận biết bệnh COVID – 19
Câu 1: Dịch COVID – 19 là gì?
Trả lời: Dịch COVID – 19 là viết tắt từ cụm từ “Coronavirus disease 2019” là bệnh
dịch do virus Corona gây ra và xuất hiện lần đầu năm 2019
Câu 2: Dịch COVID – 19 nguy hiểm như thế nào?
Trả lời: Dịch COVID – 19 được xếp vào nhóm A – nhóm đặc biệt nguy hiểm vì
bệnh có khả năng lây lan nhanh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có
vacxin phòng bệnh
Câu 3: Dịch COVID – 19 lan truyền bằng cách nào?
5



Trả lời: Virut lây từ người sang người qua 3 con đường chính: Giọt bắn, không khí,
tiếp xúc bề mặt có virus
Câu 4: Virus COVID – 19 có ở đâu trong môi trường xung quanh chúng ta?
Trả lời: COVID – 19 là virus có cả ở người và động vật bị bệnh cũng như người và
động vật mang virus không có biểu hiện bệnh
Câu 5: Virus COVID – 19 có nhân lên trong môi trường tự nhiên không?
Trả lời: Không. COVID – 19 nói riêng và virus nói chung không tự nhân lên được
Câu 6: Người bị bệnh COVID – 19 có biểu hiện gì?
Câu trả lời: Các triệu chứng lâm sàng ban đầu hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi,đau
cơ..
Câu 7: Bị nhiễm COVID – 19 nếu không được điều trị có thể dẫn đến những hậu
quả gì?
Trả lời: Người bị nghiễm COVID – 19 có thể tiến triển ở nhiều mức độ khác nhau,
nhẹ thì tự khỏi, nặng thì có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp, suy chức
năng các cơ quan dẫn tới tử vong.
Câu 8: Có phải cứ ho, sốt là bị bệnh do COVID – 19 hay không?
Trả lời: Ho sốt là biểu hiện bệnh lý của nhiều bệnh liên quan đến hô hấp. Tuy nhiên
nếu bị ho, sốt mà đến, ở nơi có dịch hoặc tiếp xúc với người bị ngiễm COVID – 19
trong vòng 14 ngày thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tư vấn.
* Câu hỏi cách phòng chống dịch COVID – 19
Câu 1: Tại sao khi có dịch COVID – 19 lại phải tiến hành cách ly y tế?

6


Trả lời: Bệnh COVID – 19 là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm nên bắt buộc
phải tiến hành cách ly y tế.
Câu 2: Những người thuộc diện nào phải cách ly trong đợt dịch COVID – 19?
Trả lời: Theo quy định của Bộ y tế, người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc

bệnh dịch, người mang mầm bệnh , người tiếp xúc với tác nhân COVID – 19 đều
phải được cách ly.
Câu 3: Tại sao phải tiến hành giám sát thân nhiệt để kiểm soát dịch bệnh?
Trả lời: Giám sát thân nhiệt chỉ là biện pháp kiểm soát dịch bước đầu để phát hiện
người bị sốt khi nhập cảnh, khám bệnh. Hầu hết các ca nhiễm COVID – 19 đều có
sốt lên đây là bước sơ bộ để kiểm soát dịch bệnh.
Câu 4: Ngoài giám sát thân nhiệt còn có biện pháp nào để giám sát dịch nữa không
Trả lời: Ngoài giám sát thân nhiệt còn phải kê khai các yếu tố dịch tễ như đến từ
vùng dịch và theo dõi các triệu chứng hô hấp..
Câu 5: Tại sao phải đeo khẩu trang có thể ngăn ngừa được bệnh lây nhiễm qua
đường hô hấp
Trả lời: Khẩu trang khi sử dụng đúng loại và đúng cách có tác dụng ngăn ngừa
được các tác nhân gây bệnh từ đường hô hấp của người mang mầm bệnh phát tán ra
không khí và từ không khí vào đường hô hấp của người chưa bị bệnh
Câu 6: Đeo khẩu trang y tế như thế nào là đúng cách?
Trả lời: Khi đeo đảm bảo tay sạch, luôn đeo mặt chống thấm ra ngoài, chỉnh thanh
kim loại cho ôm sát mĩu và quai đeo chăc chắn. Khẩu trang phải trùm kín được
mũi, miệng.

7


Câu 7: Covid – 19 là virus gây bệnh đường hô hấp, tại sao rửa tay lại hạn chế được
lây nhiễm mầm bệnh.
Trả lời: Vì tay người là bộ phận tiếp xúc với các vật xung quanh nhiều nhất do đó
có nguy cơ bị nhiễm cao. Rửa tay làm hạn chế, thậm chí loại bỏ các tác nhân trên
tay bị ô nhiễm nên hạn chế được nguy cơ lây nghiễm.
Câu 8: Nên vệ sinh cá nhân như thế nào để phòng chống lây nhiễm Covid – 19?
Trả lời: Vệ sinh bàn tay, thân thể, quần áo, tóc, móng tay
2.3.2. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục:

Phần này có tên là: “TÌM NHAU QUA TẤM THẺ”
- Giáo viên chuẩn bị hai hay nhiều tấm thẻ cho mỗi nội dung. Trên mỗi tấm thẻ có
một biểu tượng để người điều khiển có thể xác định được nhóm nào đang cằm loại
thẻ nào. Biểu tượng trên mỗi tấm thẻ hoàn toàn khác nhau, tốt nhất là lập một bảng
danh sách các biểu tượng và nhóm cằm tấm thẻ tương ứng (tấm thẻ do học sinh
cằm không có tên các bệnh).
- Cách chơi như sau: Giáo viên dạy chia học sinh làm các nhóm nhỏ
Những người chơi được đưa cho 1 tấm thể có 10 câu hỏi liên quan tới một bệnh lây
qua đường tình dục. Dưới mỗi câu hỏi là câu trả lời.
Người chơi tự đi tìm những người có tấm thẻ liên quan đến căn bệnh giống tấm thẻ
của mình bằng cách đi quang phòng đọc các câu hỏi ghi trên tấm thẻ của mình lên,
người được hỏi chỉ trả lời theo đáp án cho mỗi câu hỏi. Nếu nhận câu trả lời sai,
các em chuyển sang người khác và đọc lại câu hỏi. Những người cầm tấm thẻ có
căn bệnh tương tự là những người có cùng câu hỏi và câu trả lời. Sau khi những
người chơi đã tìm ra được hết những người cằm thẻ có cùng căn bệnh với mình,
8


những người này tập hợp lại để bàn về những bệnh lây truyền đó. Giáo viên cần
giải thích cho các em cách chơi phần này, sử dụng kiến thức về bệnh lây truyền qua
đường tình dục, đọc các gợi ý dùng phương pháp loại trừ. Trong phần này các
nhóm không được nói chuyện với nhau.
Sau khi các nhóm đã tìm ra bệnh đó là bệnh gì, giáo viên tập hợp các nhóm lại.
Phát ra các tên gọi của tất cả các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục khác nhau
và giải thích là các em phải tìm ra nhóm nào có tấm thẻ về từng bệnh đó. Khuyến
khích các nhóm nhỏ quyết định chọn lấy một tên bệnh và giải thích vì sao các em
lại nghĩ đó đúng là tên bệnh mà các em có trên thẻ.
Sau hoạt động này, phần thảo luận sẽ tạo cơ hội cho những người chơi hiểu rõ
thông tin về các bệnh lây truyền qua đường tình dục và xác định được mình còn
thiếu những kiến thức gì. Nếu chưa biết vấn đề gì, các em cần hỏi giáo viên để

nhận được câu trả lời rõ ràng. Giáo viên cũng có thể tranh thủ cho thảo luận về
những chuyện tưởng tượng hay thông tin sai lệch đã ảnh hưởng tới một số quyết
định của các em.
- Nội dung các tấm thẻ
VIÊM GAN B
• Có phải bệnh gây mệt mỏi và ăn không ngon không? Đúng
• Một khi đã nhiễm vào người, bệnh có thể được chữa khỏi không? Không,
đây là vi rút
• Bệnh có gây sốt và đau các khớp không? Có
• Bệnh có gây vàng da không? Có
• Bệnh có thường gây ra kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng từ một đến
ba tháng sau khi nhiễm không? Có
• Bệnh có lây qua tiếp xúc máu không ? Có
• Bệnh có lây truyền từ người mẹ bị nhiễm sang con khi sinh không ? Có
• Bệnh có lây qua giao hợp bằng âm đạo, miệng và hậu môn không? Có
9


• Bệnh có được phòng tránh bằng vắc xin không ? Có
BỆNH HERPES
• Có thể bạn bị bệnh trong cơ thể nhưng vẫn không biểu hiện triệu chứng ra
bênh ngoài không? Đúng
• Có phải bệnh làm cho bộ phận sinh dục cảm thấy ngứa ngáy đau không?
Đúng
• Có phải bệnh làm cho một người cảm thấy họ đang bị cúm không ? Đúng
• Có phải bệnh gây xuất hiện các mụn giộp nhỏ không ? Đúng
• Bệnh có phải là một loại vi khuẩn có thể chữa bằng thuốc kháng sinh
không? Không
• Có phải bệnh gây đau rát đường tiết niệu nếu các vết rộp nằm ở vị trí
nước tiểu đi qua không? Đúng

• Có phải bệnh lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc da không?
Đúng
• Có phải bệnh biểu hiện dưới dạng da nổi mụn, nứt nẻ hoặc một số tình
trạng khác của da quanh vùng kín không? Đúng
• Có phải bệnh đôi khi được tìm thấy ở trong miệng hoặc trong họng không
? Chỉ trong miệng
• Có phải bệnh gây ra những cơn đau nhói không? Đúng
BỆNH VI KHUẨN CHLAMYDIA
• Có thể bạn bị bệnh trong cơ thể nhưng vẫn không thể hiện triệu chứng ra
bên ngoài không? Đúng
• Có phải bệnh gây ra cho âm đạo hoặc dương vật tiết ra nhiều chất dịch
một cách bất thường không? Đúng
• Bệnh có gây đau rát khi đi tiểu không? Có
• Bệnh có gây đau đớn ở tinh hoàn hay trực tràng không? Có
• Đối với phụ nữ có phải bệnh gây đau đớn khi quan hệ tình dục không?
Đúng
• Có phải bệnh bị lây qua tiếp xúc da không? Không

10


• Đối với phụ nữ có phải bệnh gây chảy máu hoặc ra cục máu bất thường
giữa các thời kỳ kinh không? Đúng
• Có phải bệnh gây ra đau họng khi quan hệ tình dục bằng đường miệng
không ? Không
• Nếu không được chữa cả nam giới và nữ giới, có phải bệnh dẫn tới vô
sinh không? Đúng
• Bệnh có lây qua giao hợp bằng đường âm đạo, miệng và hậu môn không?

HIV

• Có phải bệnh gây mệt mỏi và giảm cân nhanh chóng không? Đúng ( ở các
giai đoạn sau)
• Nếu đã nhiễm vào người bệnh có thể được chữa khỏi không? Không, đây
là vi rút
• Có phải bệnh gây nên tuyến bạch huyết , mất trí và ỉa chảy kéo dài







không? Đúng ( ở các giai đoạn sau)
Bệnh có luôn thể hiện triệu chứng ra ngoài hay không?Không
Có phải bệnh lây lan do ôm hôn không? Không
Có phải bệnh lây từ mẹ nhiễm sang con khi sinh không ? Đúng
Có phải bệnh lây qua tiếp xúc với máu không? Đúng
Một người có nguy cơ bị nhiễm nếu dung chung ống kim tiêm không? Có
Có phải bệnh được phòng chống bằng vắc xin không?Không
LẬU

• Có phải bệnh ở trong cơ thể những vẫn không thể hiện triệu chứng ra bên
ngoài không? Đúng
• Có phải bệnh gây ra cho âm đạo hay dương vật tiết ra nhiều chất dịch một
cách bất thường không? Đúng
• Bệnh có gây đau rát khi đi tiểu không? Có
• Bệnh có gây đau đớn ở tinh hoàn không? Có
• Đối với phụ nữ có phải bệnh gây đau bụng hoặc đau đớn khi quan hệ tình
dục không ? Đúng, nếu bệnh lây sang ống dẫn trứng
• Có phải bệnh lây qua tiếp xúc da không ? Không

• Có phải bệnh ảnh hưởng cả nam giới và nữ giới không? Đúng
11


• Nếu chữa trị kịp thời, bệnh có thể được kiểm soát và đào thải khỏi cơ thể
không ? Có
• Đối với phụ nữ, có phải bệnh gây ra chảy máu hoặc ra cục máu bất
thường giữa các kỳ kinh không? Đúng
• Nếu một người chưa bao giờ giao hợp dương vật – âm đạo, người đó có
thể bị nhiễm bệnh không? Có
BỆNH MỤN GIỘP CƠ QUAN SINH DỤC
• Có phải bệnh vẫn ở trong cơ thể nhưng không phải lúc nào cũng biểu hiện
ra bên ngoài không? Đúng
• Có phải bệnh chỉ xuất hiện quanh vùng kín không? Không
• Có phải bệnh bị lây qua trao đổi các chất lỏng trong cơ thể không?
Không, chỉ qua tiếp xúc da
• Có phải bệnh gây nổi mụn trên da không? Không
• Có phải bệnh là do vi khuẩn có thể chữa được bằng thuốc kháng sinh
không? Không
• Có phải bệnh làm tang nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cho phụ nữ hút





thuốc không? Đúng
Bệnh có thể hiện ra ngoài dưới dạng mụn giộp không? Có
Có nhiều người quan hệ tình dục bừa bãi bị nhiễm bệnh không? Có
Có phải bệnh xuất hiện ở cổ tử cung và bên trong niệu đạo không? Đúng
Có phải bệnh xuất hiện xung quanh miệng không? Không, nhưng có thể ở

trong miệng và trong họng.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đói với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Đối với học sinh rất hứng thú trong tiếp thu, các em bạo dạn hơn trong việc trao
đổi các vấn đề nhạy cảm biết cách nhận biết triệu chứng bệnh và cách phòng chống
bệnh COVID – 19 và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cụ thể sau khi dạy
“Cách nhận biệt và phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm” khảo sát lại các lớp có
kết quả như sau:
12


- 02 lớp tôi giao trước cho các em về nhà tìm hiểu và tự nghiên cứu kết quả khảo
sát :
Lớp

Sỹ

Bệnh COVID - 19

Bệnh lây truyền qua đường tình

số

10B

42

dục
Số học sinh


Số học sinh

Số học không

Số học sinh

không biết

biết

sinh biết

biết

Dấu

Cách

Dấu

Cách

Dấu

Cách

Dấu

Cách


hiệu

phòng

hiệu

phòng

hiệu

phòng

hiệu

phòng

12

20

30

20

20

25

22


17

28,6% 50,0% 71,4% 50,0%
10C

40

10

8

30

47,6%

32

30

59,5% 52,4% 40,5%
25

25,0% 20,0% 75,0% 80,0% 75,0%% 62,5%

10

15

25%


37,5%

02 lớp tôi dạy bằng cách thức tổ chức trên: Kết quả
Lớp

Sỹ

Bệnh COVID - 19

Bệnh lây truyền qua đường

số

10G

10H

40

40

tình dục
Số học sinh

Số học sinh

Số học không

Số học sinh


không biết

biết

sinh biết

biết

Dấu

Cách

Dấu

Cách

Dấu

Cách

Dấu

Cách

hiệu

phòng

hiệu


phòng

hiệu

phòng

hiệu

phòng

0

2

40

38

3

2

37

38

0,00%

5,0%


100%

95,0%

7,5%

0

1

40

39

4

0,00%

2,5%

100%

5,00% 92,5% 95,0%
5

97,5% 10,0% 12,5%

36


35

90%

87,5%
13


- Đối với học sinh trường THPT Nga Sơn nhiều năm liền không có học sinh vi
phạm các tệ nạn xã hội, Nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác. Đặc biệt
là kỹ năng nhận biết và phòng tránh dịch COVID - 19
- Đối với giáo viên khác trong trường THPT Nga Sơn đây là nguồn tư liệu để dạy
các lớp khác
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHI
3.1. Kết luận:
- Với xu thế xã hội ngày càng phát triển, thì các bệnh tuyền nhiễm ngày càng nguy
hiểm và phức tạp với cách làm như trên tôi đã trang bị cho các em kỹ năng nhận
biết và phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm làm nền tảng để các em hình thành
kỹ năng sống hướng tới tương lai
- Qua đây các em cũng bạo dạn hơn trong việc trao đổi các vấn đề ngạy cảm liên
quan đến (SKSSVTN) với Thầy cô, bạn bè và người thân
3.2 . Kiến nghị.
- Vì năng lực nên đề tài nghiên cứu còn hạn chế tôi mong được sự hướng dẫn,
góp ý của hội đồng khoa học.
- Các đề tài nghiên cứu khi được hội đồng khoa học chấm có thể tổng hợp ý kiến
góp ý cho từng đề tài gửi về cho các trường THPT theo hộp thư điện tử của trường
để chúng tôi có cơ hội hoàn thiện thêm đề tài của mình cho các năm tiếp theo.
- Các cấp quản lý ngành giáo dục (nhất là cấp trên) nên có nhiều biện pháp
khuyến khích, động viên, tạo điều kiện hơn nữa để học sinh có nhiều sinh hoạt ngoại


14


khóa, trải nghiệm hoặc tổ chức các cuộc thi liên quan đến (SKSSVTN). Đặc biệt là
các bệnh truyền nhiễm
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan sáng kiến
kinh nghiệm của tôi là do tôi
viết, không sao chép lại của
người khác.
Nga sơn, ngày 01-07-2020
Người cam đoan

Đào Duy Toàn

Tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa sinh học 10 CB
- Sách giáo dục dân số sức khỏa sinh sản vị thành niên (Nguyễn Hữu Châu)
- Tài liệu về COVID – 19 của Học viện quân Y
- Mạng internet

15



×