Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Chiến thuật chinh phục các câu hỏi trắc nghiệm trong ôn thi TN THPT, minh họa qua một số bài phần địa lí ngành nông nghiệp việt nam ở trường THPT nga sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.32 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Li do chọn đề tài
Năm 2020 là một năm có nhiều biến động ở nước ta với đại dịch Covid kéo
dài, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảng dạy và học tập của nhà trường.
Vào tháng 5 năm 2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi tham khảo, tư
việc phân tích ma trận đề thi theo đúng mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và
vận dụng cao. Phần Địa lí ngành kinh tế gồm có 5 câu hỏi lí thuyết, mà địa lí vùng
kinh tế cũng đa phần vận dụng kiến thức địa lí ngành kinh tế để giải quyết. Các tài
liệu tham khảo trên thị trường hiện nay đã có thêm nhiều, nhưng chỉ phân chia theo
chủ đề, không phân loại được dạng đề, rất ít tài liệu kết hợp viết kiến thức cơ bản
và câu hỏi trắc nghiệm và đa phần dùng số liệu cũ.
Tôi luôn trăn trở và cố gắng tìm ra những giải pháp để giảng dạy và ôn tập
địa lí 12 nói chung, địa lí ngành kinh tế Việt Nam nói riêng cho học sinh trường
THPT Nga Sơn một cách hiệu quả nhất. Xuất phát tư những trăn trở ấy, tôi mạnh
dạn lựa chọn đề tài:
“Chiến thuật chinh phục các câu hỏi trắc nghiệm trong ôn thi TN THPT,
minh họa qua 1 số bài phần địa lí ngành nông nghiệp Việt Nam” ở trường
THPT Nga Sơn.
1.2. Mục đich nghiên cứu
Kế hoạch dạy học, cách thức hướng dẫn học sinh học và ôn tập địa lí ngành
kinh tế Việt Nam trong chương trình địa lí 12 có hiệu quả nhất chính là mục đích
nghiên cứu của đề tài. Qua đó, tôi mong muốn được trao đổi chuyên môn với đồng
nghiệp để nâng cao trình độ của bản thân, đồng thời tôi cũng muốn chia sẻ tài liệu
đã nghiên cứu và biên soạn được, kinh nghiệm giảng dạy để đồng nghiệp cùng
tham khảo và đóng góp ý kiến.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 12 – trường THPT Nga Sơn
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được sáng kiến, tôi đã tham khảo các tài liệu: SGK, SGV, các
tài liệu tự luận và trắc nghiệm địa lí 12. Ngoài ra, tôi còn thực hành áp dụng sáng
kiến trong các giờ dạy, điều tra kết quả học tập của học sinh.


1.5. Điểm mới của SKKN
Nội dung cuả SKKN năm nay tôi tập trung vào 1 số bài trong Địa Lí ngành
nông nghiệp chứ không nghiên cứu dàn trải. Và được chia theo các giai đoạn khác
nhau. Hi vọng sẽ thổi một luồng gió mới vào những ai yêu thích Địa lí, đã và đang
nghiên cứu Địa Lí.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở li luận
Địa lí trong trường THPT là một môn khoa học xã hội nhưng thực tế lại
mang nhiều đặc điểm của một môn học khoa học tự nhiên. Địa lí cũng khác với các
môn xã hội khác, ví dụ với môn Lịch sử: một sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ
trải qua thời gian số liệu gần như không thay đổi. Thế nhưng, đối với địa lí, số liệu,
1


các định hướng phát triển, các kiến thức, nhất là địa lí dân cư, địa lí kinh tế trong
sách giáo khoa qua 1 số năm sẽ trở nên lạc hậu. Thêm nữa, địa lí bao giờ cũng yêu
cầu người học phải tính toán, tư duy không gian như các môn Vật lí, Toán học và
tất nhiên có cả các kiến thức của Hóa học, Sinh học,…
Địa lí ngành kinh tế Việt Nam là một phần kiến thức rất quan trọng trong
chương trình địa lí lớp 12, đây là phần kiến thức không quá phức tạp như địa lí tự
nhiên nhưng lại yêu cầu học sinh phải có tư duy móc nối kiến thức, bởi sự phát
triển của kinh tế trên 1 vùng lãnh thổ là sản phẩm của mối quan hệ của tự nhiên với
dân cư. Quan trọng hơn, sự việc, hiện tượng địa lí kinh tế luôn luôn biến đổi làm
thay đổi bộ mặt kinh tế nước ta tưng phút tưng giây.
Thời gian thi được rút ngắn lại rất nhiều, tư 180 phút với hình thức tự luận
còn 50 phút với đề thi trắc nghiệm. Đề thi minh họa công bố tháng 5/2020 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo cho thấy việc học thuộc kiến thức đơn thuần đã không còn phù
hợp nữa, người học cần phải có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin, so sánh
thông tin, đối chiếu các đối tượng địa lí với nhau để chọn loại trư được 3 đáp án
nhiễu một cách nhanh chóng. Đúng là đề thi đang lựa chọn cho kinh tế Việt Nam

trong tương lai những người lao động vưa cần mẫn vưa thông minh.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Tại đơn vị công tác – trường THPT Nga Sơn của chúng tôi có 3 GV dạy địa
lí, chúng tôi đều nhận thức được việc giảng dạy kiến thức và rèn luyện kĩ năng Địa
Lí cho HS là vô cùng quan trọng, tuy nhiên, chúng tôi đều là những người mẹ,
người phụ nữ của gia đình nên việc chu toàn mọi công việc gia đình và giảng dạy
đôi lúc cũng gặp khó khăn. Ngoài việc dạy học ở trên lớp buổi sáng, buổi chiều tôi
đảm nhận ôn tập 3 lớp 12 ôn thi tốt nghiệp; ngoài ra còn làm công tác chủ nhiệm,
bồi dưỡng học sinh giỏi... Mặt khác, mặt bằng chung của các lớp là khác nhau, ý
thức học tập khác nhau, mục đích hướng tới tương lai của các em cũng lại khác
nhau, đây quả là một rào cản rất lớn cho những giáo viên trẻ như tôi trong việc ôn
tập kiến thức
Về phía HS: Cả khối 12 của chúng tôi có 9 lớp, thì đã có 6 lớp các em theo
học các môn khoa học xã hội, nhiều lớp, nhiều HS có tư tưởng coi địa lí là môn phụ
chỉ cần đủ điểm xét tốt nghiệp nên đa phần HS lười học, thậm chí đã học rồi lại
quên, được ôn lại vẫn quên…
Về phía GV: Đã 4 năm nay thực hiện thi trắc nghiệm môn địa lí trong bài thi
tổ hợp, đề thi vẫn theo ma trận cũ, gồm 40 câu hỏi ở 4 mức độ đánh giá năng lực
học sinh gồm: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Trong đó, các câu
hỏi lí thuyết chiếm tỉ lệ lớn hơn (22 câu = 55%), còn lại là các câu hỏi kĩ năng
thuộc 2 dạng: kĩ năng làm việc với Atlat địa lí Việt Nam, kĩ năng làm việc với bảng
số và biểu đồ. Dù không còn lạ lẫm với hình thức thi và ma trận đề thi nhưng nhiều
GV vẫn ôn tập tràn lan, có một cuốn sách tham khảo mới là phô tô phân phát cho
HS, mỗi tiết ôn là một vài tờ lẻ, các ngăn bàn của HS đầy các tờ đề cương đủ các
môn học. Trong khi, thời gian nghỉ hè không chịu khó nghiên cứu, biên soạn lại để
phù hợp với tình hình học sinh tại đơn vị công tác. Và chắc chắn, không mấy GV
2


phân chia các mức độ nhận thức của tưng câu hỏi trong tài liệu tham khảo, phân

dạng câu trong tài liệu tham khảo, viết lại đề cương kiến thức cơ bản và tập hợp các
câu hỏi trắc nghiệm thành một tài liệu để HS được đối sánh lại sau một chương, sau
một học kì.
Do đó, vẫn còn nhiều HS điểm 3, điểm 4 môn địa lí, thậm chí là có điểm còn
thấp hơn. HS vốn dĩ đã lười học địa lí, nay ôn tập tràn lan càng làm các em thấy
chán nản, vào phòng thi không biết loại câu nào ở mức độ nhận thức nào, loại câu
nào cần tập trung thời gian để suy nghĩ kĩ.
Xuất phát tư thực tế trên, khi giảng dạy địa lí tại trường THPT Nga Sơn, tôi
đã cố gắng tìm nhiều giải pháp để nâng cao điểm bài thi địa lí của HS. Do nội dung
thi cả chương trình địa lí 12 và có cả 1 số câu trong Địa Lí 11, vốn dĩ nội dung địa
lí 12 lại rất dài, nên tôi chỉ minh họa qua1 số bài trong chương địa lí ngành nông
nghiệp.
2.3 Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Giải pháp chung
Chiến thuật chinh phục các câu hỏi trắc nghiệm ở một số bài phần địa lí
ngành nông nghiệpViệt Nam trong ôn thi TN THPT của tôi gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khởi động, với chiến thuật: “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”. Điều này có nghĩa cả GV và HS cùng thực hiện nhiệm vụ, trao đổi, tương tác
với nhau. Để chinh phục được các câu hỏi trắc nghiệm, trước hết HS phải nắm
vững kiến thức cơ bản. Giai đoạn này là thời gian học chính khóa trên lớp, GV và
HS cùng xây dựng một đề cương kiến thức chuẩn, tất nhiên GV luôn là người
hướng dẫn học sinh biết được, hiểu được kiến thức địa lí ngành NN Việt Nam, phân
loại dạng kiến thức; đọc được, khai thác triệt để được các trang Atlat trong phần địa
lí ngành NN, có móc nối với các trang tự nhiên, dân cư,…
Giai đoạn 2: Vượt chướng ngại vật, với chiến thuật: “Dân biết, dân làm,
dân bàn, dân kiểm tra”. Đây là nội dung chính của đề tài này. Giai đoạn này
chính là thời gian ôn tập buổi chiều. Tôi dành thời gian để khái quát kiến thức, kĩ
năng cơ bản; sau đó, học làm câu hỏi trắc nghiệm theo tưng chủ đề (theo bài). HS
tự phân loại dạng câu hỏi, mức độ của câu hỏi trong quá trình làm bài. HS kiểm tra,
chấm điểm lẫn nhau, chữa lỗi sai cho nhau. GV hướng dẫn HS phân loại dạng câu,

mức độ, cách giải tưng dạng, tưng mức độ, chốt đáp án đúng.
Giai đoạn 3. Tăng tốc, với chiến thuật: “Dân vận”. Lúc này là thời điểm HS
đã lĩnh hội đầy đủ các kiến thức, kĩ năng mà ở 2 giai đọan trước cả thầy và trò cùng
nhau thực hiện. Giai đoạn này diễn ra trong thời gian cách 1 – 2 tháng trước khi thi.
Vận động trí lực tất cả HS để giải đề thi tham khảo của Bộ GD &ĐT, đề của các
trường THPT trong tỉnh biên soạn, các kì thi thử do sở giáo dục tổ chức. HS được
làm những câu hỏi mới với cách tiếp cận kiến thức mới mẻ hơn sẽ làm vốn kiến
thức và kinh nghiệm thi thêm vững chắc.
Giai đoạn 4: Về đích, với chiến thuật: “Dân tri”. Diễn ra vào trước hai tuần
khi kết thúc thời gian ôn tập. Tôi hướng dẫn HS ôn tập lại đề cương và đề thi đã
luyện. Phải đảm bảo chắc chắn rằng đến thời điểm này, trí tuệ của HS đạt trình độ
3


nhận thức cao nhất. Bên cạnh việc củng cố kiến thức, kĩ năng, thời điểm này là lúc
chúng ta tạo thêm niềm tin, động lực cho HS, với tâm thế thật thoải mái sẵn sàng
bước vào kì thi để đạt kết quả cao.
2.3.2. Giải pháp cụ thê
2.3.2.1.Giai đoạn 1: Khởi động, với chiến thuật: “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”.
Atlat chính là “cuốn sách giáo khoa” thứ 2, “cuốn sách” này HS được mang
vào phòng thi. Do vậy, khi hình thành kiến thức mới ở trên lớp GV cố gắng hướng
dẫn HS tận dụng Atlat. Để tận dụng triệt để được Atlat, GV cần hướng dẫn HS hiểu
Atlat: hệ thống kí hiệu, tỉ lệ bản đồ, phương hướng trên bản đồ, mối quan hệ tương
hỗ trên bản đồ.
Mỗi giờ học kiến thứ trên lớp, GV cần xác định được trọng tâm kiến thức để
tập trung hướng dẫn HS khai thác. Để làm được việc này, GV cần bám sát chuẩn
kiến thức kĩ năng trong soạn kế hoạch dạy học.
Và kết quả cuối cùng của mỗi tiết học, đó là mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái
độ và năng lực phải đạt được. Mỗi một ngành có một đặc điểm riêng, nhưng thông

thường địa lí ngành được tiếp cận theo hướng sau: vai trò/ vị trí/ ý nghĩa; các nhân
tố ảnh hưởng; hiện trạng phát triển và phân bố; định hướng phát triển. Tôi xin minh
họa cụ thể qua giáo án bài 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu bài dạy
1.Kiến thức
- Hiểu và trình bày được cơ cấu ngành NN: trồng trọt và chăn nuôi; tình hình phát
triển và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của nước ta.
2.Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ Nông nghiệp, Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày sự phân bố các
cây trồng và vật nuôi chủ yếu. Đọc và giải thích được đặc điểm phân bố ngành
chăn nuôi .
3. Thái độ:
Có ý thức khai thác và sử dụng tài nguyên nông nghiệp một cách hợp lí
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp
tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên :
- Bản đồ nông nghiệp VN, Atlat
- Bảng số liệu
2. Học sinh: SGK vở ghi, vở bài tập
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới.
4


3. Tiến trình:

Hoạt động 1: Khởi động
Cơ cấu nông nghiệp gồm những ngành gì? Gv gọi HS trả lời.
Cùng với đặc điểm tự nhiên, nông sản nước ta rất đa dạng. Hôm nay chúng
ta sẽ tìm hiểu những nông sản chính của nước ta với những cây trồng, vật nuôi gì?
Phân bố ở những địa phương nào? Địa phương chúng ta có những nông sản nổi bật
nào?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung 1: Tìm hiểu ngành trồng trọt
Hình thức: cá nhân, Nhóm
Phương pháp: đàm thoại phát vấn, khai thác kênh hình Atlat, biểu đồ
Hoạt động của GV, HS
Nội dung
*Cá nhân
I. Ngành trồng trọt
- Dựa vào hình 22, hãy nhận
chiếm 70% giá trị ngành nông nghiệp (A19)
xét về cơ cấu SX ngành
trồng trọt và xu hướng
chuyển dịch của ngành này?
?Các nhóm cây trồng chủ
yếu. Xếp thứ tự theo tỉ trọng
từ cao xuống thấp?
?Sự thay đổi tỉ trọng của
các nhóm cây trong giá trị
SX ngành trồng trọt.
* NHÓM
Bước 1: giao nhiệm vụ
Các nhóm cùng tìm hiểu về
SX lương thực, cây CN và
cây ăn quả

1. Sản xuất lương thực
Nội dung nghiên cứu:
a. vai trò:có tầm quan trọng đặc biệt.
- Vai trò
- Đa dạng hoá SX nông nghiệp.
- Điều kiện SX.
- Đảm bảo an ninh lương thực.
- Tình hình SX và phân bố.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
Bước 2: HS làm việc cá nhân
- Xuất khẩu.
7 phút, ghi ra giấy nháp, b. Điều kiện sản xuất
Thảo luận nhóm 8 phút, ghi
Thuận lợi: Đất, nước, khí hậu.
nội dung thống nhất nội
Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh.
dung vào vở.
c. Tình hình sản xuất và những xu hướng phát triển
Bước 3: Đại diện các nhóm Diện tích : Tăng mạnh 1980 -2002, 2005 giảm nhẹ
lên trình bày, các nhóm khác Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi (d/chứng).
bổ sung.
Năng suất: tăng mạnh (KHKT, thâm canh tăng vụ....)
- Bản đồ địa lí TNVN (Atlat Sản lượng: Tăng mạnh (d/chứng).
BQ lương thực: Tăng, 470 kg/năm.
5


địa lí VN- tr19 lúa) HS
xác định 2 đồng bằng lớn và
các đồng bằng nhỏ hẹp ở

duyên hải miền Trung.
Bản đồ KT chung 
HS xác định vùng phân bố
của các cây CN.
-Yêu cầu HS điền vào
lược đồ trống (đã chuẩn bị)
các vùng phân bố chủ yếu
của các cây CN.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức.

Xuất khẩu: 3-4tr.tấn gạo /năm.
Phân bố: Rộng khắp cả nước,Tập trung chủ yếu ở Đồng
bằng sông Cửu long , Đồng bằng sông Hồng,…
2. SX cây công nghiệp
a. Vai trò
b. Điều kiện sản xuất
Thuận lợi: (SGK)
Khó khăn: Thị trường biến động, ...
c. Tình hình phát triển và phân bố
- diện tích: tăng.
Cây CN lâu năm: quan trọng nhất trong cơ cấu (1,6
triệu ha.), hình thành vùng chuyên canh
- Cây CN lâu năm:
phân bố
Cao su:… Hồ tiêu:…
Chè, điều, dưa ... Cà phê:…
- Cây CN hàng năm:
Mía Lạc, Đậu tương
Đay, cói, Bông
Dâu tằm, Thuốc lá

3. Cây ăn quả: PT khá mạnh (chuối, cam, xoài, nhãn,
vải,…) trồng nhiều nhất ở ĐBSCL và ĐNB.

Nội dung 2: Tìm hiểu ngành chăn nuôi
Hình thức: cả lớp
Phương pháp: đàm thoại phát vấn, khai thác kênh hình Atlat, biểu đồ.
Hoạt động của GV, HS
Nội dung
GV đưa câu hỏi, yêu cầu học sinh II. Ngành chăn nuôi:
đọc Sgk để trả lời
- Việc phát triển chăn nuôi ở nước 1. Điều kiện phát triên:
ta có những thuận lợi và khó khăn
- Thuận lợi: Cơ sở thức ăn được đảm bảo,
gì?
dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ....
- Khó khăn: dịch bệnh, giống vật nuôi chưa
- Ngành chăn nuôi ở nước ta hiện đảm bảo về chất lượng...
nay được phát triển theo xu hướng 2. Xu hướng phát triên:
nào?
- chiếm tỉ trọng nhỏ, đang có xu hướng tăng
- Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá.
- Hãy phân tích các nguồn thức ăn - Các sản phẩm không qua giết mổ chiếm tỉ
cho chăn nuôi ở nước ta.
trọng ngày càng cao
3. Các ngành chăn nuôi chính
6


GV phân tích biểu đồ trong Atslat
địa lí để HS hiểu được ngành chăn

nuôi ở nước ta tuy còn chiếm tỉ
trọng thấp trong cơ cấu NN nhưng
không ngưng tăng lên.

a. Chăn nuôi lợn và gia cầm:
- là 2 nguồn cung cấp thịt chủ yếu
- Đàn lợn: 27 triệu con (2005);
- Gia cầm: 220 triệu con (2005)
Phân bố: chủ yếu ở ĐBSH và ĐBSCL.
b. Chăn nuôi gia súc lớn:
Bảng số liệu về sản lượng thịt
- dựa vào các đồng cỏ tự nhiên
các loại  HS rút ra nhận xét.
- Trâu: 2,9 triệu con, nuôi nhiều nhất ở
Trung du miền núi BB
(hơn ½ đàn trâu cả nước).
- Bò: 5,5 trệu con, nuôi nhiều ở BTB,
DHNTB và Tây Nguyên.
Bò sữa: 50.000 con, chủ yếu ở ven
TPHCM và HN.
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động 4: Vận dụng – 12C
?Tại sao các cây CN lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ
cấu sản xuất cây CN?
Câu hỏi vận dụng
?Vì sao chăn nuôi lợn và gia cầm lại tập trung nhiều ở đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long?
?Vì sao trâu lại được nuôi nhiều ở trung du miền núi BB? Vì sao chăn nuôi bò
sữa phát triển mạnh ở ven thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội?
Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo

Yêu cầu HS kể tên một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở Trung du Băc Bộ và Tây
Nguyên
Ở Trung du Bắc Bộ: Điện Biên, Than Uyên, Nghĩa Lộ. Ở Tây Nguyên: An Khê,
Krông pach.
GV cho HS thấy được ý nghĩa sâu sắc của viêc hình thành các vùng chuyên canh
cây CN, đặc biệt là việc đẩy mạnh phát triển các cây CN nhiệt đới.
4. Tổng kết, đánh giá:
Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.
a) Trình bày vai trò của sản xuất lương thực.
b) Điều kiện sản xuất cây lương thực.
c) Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực, thực phẩm nước ta.
5. Hướng dẫn về nhà:
Đọc và tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi hoạt động 4, 5
Chuẩn bị bài thực hành: Thước kẻ, máy tính.
Như vậy, qua bài này, HS cần nắm vững những kiến thức cơ bản: Về cơ cấu
ngành nông nghiệp nước ta, Hiện trạng sản xuất, phân bố… kĩ năng phân tích bảng
biểu số liệu, át lat…
7


2.3.2.2. Giai đoạn 2: Vượt chướng ngại vật, với chiến thuật: “Dân biết, dân làm,
dân bàn, dân kiêm tra”.
BƯỚC 1: DÂN BIẾT, DÂN LÀM
* Bắt đầu buổi ôn tập:
- HS khái quát được kiến thức cơ bản (tên chương, tên bài, tên các đề mục,
trình bày được những đơn vị kiến thức “cốt” (các ý chính), có thể xây dựng sơ đồ
tư duy.
- HS khai thác được kiến thức tư Atlat địa lí Việt Nam.
- GV có thể định hướng HS tóm tắt như sau: tiếp cận địa lí ngành kinh tế,
thông thường chúng ta sẽ nghiên cứu: Vai trò của ngành, điều kiện phát triển (bao

gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, cả thuận lợi và khó khăn), hiện
trạng phát triển và phân bố (tình hình thực tế như thế nào lại do các điều kiện phát
triển qui định), định hướng phát triển. Do vậy, các dạng câu hỏi cũng hướng đến
các khía cạnh trên của các ngành kinh tế, mỗi dạng GV cố gắng hướng dẫn HS
phân ra các mức độ nhận thức.
* Tiến hành ôn tập:
- HS làm câu hỏi theo tưng chủ đề (theo bài), phân loại câu hỏi theo dạng,
theo mức độ. Tùy tưng lớp dạy khác nhau, GV có thể ôn theo kiểu bổ ngang kiến
thức (tưng bài) hoặc bổ dọc kiến thức (theo mức độ nhận thức hoặc theo dạng đề).
- GV tổ chức cho HS làm việc, hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức, rút kinh
nghiệm kĩ năng.
BƯỚC 2: DÂN BÀN, DÂN KIỂM TRA
* Dân bàn:
- GV có thể cho HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi, thảo luận
nhóm 4 HS…để có kết quả cao nhất.
- Thảo luận nhóm tự do giữa HS với HS, thảo luận cá nhân hoặc nhóm giữa
HS với GV.
* Dân kiểm tra:
- HS kiểm tra nhau, chấm chéo cho nhau.
- GV gọi HS báo cáo, các HS lắng nghe, cho ý kiến phản hồi.
- Để làm được giai đoạn này, trong tập câu hỏi của GV không được dưới 20
câu/tiết ôn, vì nếu ít quá sẽ không bao được kiến thức và kĩ năng, nhưng cũng
không cần thiết ôm đồm nhiều câu quá dẫn đến loãng kiến thức.
Tôi xin minh họa qua bài 22 như sau:
BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
DẠNG 1: Vị tri/ vai trò của ngành NN
<TH>Câu 1. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết ý nào sau đây
đúng về ngành trồng trọt nước ta?
A. Cây lương thực tăng giá trị sản xuất.
B. Cây CN biến động giá trị sản xuất.

C. Cây khác cao nhất giá trị sản xuất.
D. Cây CN nhỏ nhất giá trị sản xuất.
8


Đáp án: Giá trị sản xuất các nhóm cây nước ta giai đoạn 2000 – 2007
(tỉ đồng, theo giá so sánh 1994)
Nhóm cây
Tổng
Cây lương thực
Cây CN
Cây khác
2000
90 858
55 150,8
21 805,9
13 901,6
2005
107 898
63 875,6
25 571,0
18 451,4
2007
115 375
65 186,9
29 536,0
20 652,1
 Chọn A.
<TH>Câu 2. Ở nước ta, mục đích sản xuất lương thực không phải nhằm vào
A. đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân.

B. cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
C. nguồn hàng cho xuất khẩu.
D. nguyên liệu cho công nghiệp.
Đáp án: Dư thưa lương thực mới cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến,
chọn D.
<TH>Câu 3. Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta vì
A. điều kiện tự nhiên nước ta không thuận lợi cho sản xuất lương thực.
B. nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
C. nước ta thiếu lao động trong sản xuất lương thực.
D. phần lớn diện tích nước ta là đồng bằng.
Đáp án: Đảm bảo an ninh lương thực trong nước là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của sản xuất lương thực nước ta, chọn B.
DẠNG 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành NN
<NB>Câu 1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực ở nước
ta không phải là
A. tài nguyên đất phong phú.
B. tài nguyên nước dồi dào, rộng khắp.
C. cán cân bức xạ dương quanh năm.
D. chính sách phát triển phù hợp.
Đáp án: Chọn D.
<NB>Câu 2. Khó khăn đối với sản xuất lương thực nước ta không phải là
A. bão lụt.
B. động đất.
C. hạn hán. D. sâu bệnh.
Đáp án: Chọn B.
<TH>Câu 3. Năng suất lúa cả năm nước ta tăng lên, chủ yếu do
A. đẩy mạnh thâm canh.
B. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
C. đẩy mạnh xen canh tăng vụ.
D. mở rộng diện tích canh tác.

Đáp án: Năng suất lúa là tương quan giữa tổng sản lượng cả năm và tổng
diện tích cả năm, chỉ có đầu tư vốn, áp dụng KH – CN, sử dụng đại trà giống mới,
đầu tư thủy lợi trên một diện tích đất mới cho năng suất cao, chọn A.

9


<TH>Câu 4. Biện pháp nào sau đây không ảnh hưởng đến tăng diện tích trồng lúa
ở nước ta hiện nay?
A. Khai hoang.
B. Tăng vụ. C. Cải tạo đất.
D. Tăng năng suất.
Đáp án: Việc tăng năng suất lúa là tăng hiệu quả sản xuất lúa trên 1 đơn vị
diện tích, không đi kèm với tăng diện tích lúa, chọn D.
<TH>Câu 5. Biện pháp làm cho năng suất lúa ở nước ta tăng nhanh là
A. khai hoang, tăng vụ trong năm.
B. thâm canh, sử dụng đại trà giống mới.
C. cải tạo đất, tăng vụ trong năm.
D. thâm canh, khai hoang.
Đáp án: Tương tự phần giải thích ở trên, chọn B.
<TH>Câu 6. Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là
A. đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
B. mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực.
C. đẩy mạnh khai hoang, phục hóa ở miền núi.
D. thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất NN.
Đáp án: Tương tự phần giải thích ở trên, chọn A.
<NB>Câu 7. Điều kiện kinh tế – xã hội nào sau đây thuận lợi cho sản xuất cây CN
ở nước ta?
A. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có sự phân hóa đa dạng.
B. Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây CN.

C. Có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây CN.
D. Có nhiều giống cây CN thích hợp với điều kiện sinh thái.
Đáp án: Chọn C.
<NB>Câu 8. Trong thời gian gần đây, cây CN lâu năm ở nước ta được phát triển
mạnh mẽ do
A. khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
B. đất đai thích hợp.
C. thị trường mở rộng.
D. lao động dồi dào.
Đáp án: A, B, D là điều kiện nước ta vẫn có tư xưa đến nay, chọn C.
<NB>Câu 9. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây CN ở nước ta là
A. nguồn lao động dồi dào.
B. Mạng lưới cơ sở chế biến phát triển.
C. đất thích hợp với nhiều loại cây CN.
D. thị trường ngoài nước được mở rộng.
Đáp án: Chọn C.
<TH>Câu 10. Nguyên nhân nào sau đây làm cho cây CN lâu năm ở nước ta đóng
vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây CN?
A. Năng suất cao hơn cây CN hàng năm.
B. Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển.
C. Có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm.
D. Giá trị sản xuất cao hơn nhiều cây CN hàng năm.
10


Đáp án: Do thời gian thu hoạch trong vòng nhiều năm, giảm chi phí đầu tư
giống cây; thêm nữa, các sản phẩm cây lâu năm có giá cao, nhất là khi xuất khẩu ra
thị trường bên ngoài, như: cà phê, cao su, hồ tiêu, chọn D.
<NB>Câu 11. Cơ sở thức ăn tự nhiên cho chăn nuôi ở nước ta được đảm bảo tốt
hơn nhiều tư

A. hoa màu lương thực.
B. đồng cỏ.
C. phụ phẩm của thủy sản.
D. thức ăn chế biến CN.
Đáp án: Chọn B.
<TH>Câu 12. Khó khăn của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay không phải là
A. giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít.
B. chính sách phát triển ngành chăn nuôi còn nhiều hạn chế.
C. dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm vẫn lan tràn trên diện rộng.
D. lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật còn rất ít.
Đáp án: Do những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế mà trình
độ lao động nước ta cao hơn, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm càng nhiều, chọn
D.
<TH>Câu 13. Nguyên nhân nào sau đây làm cho ngành chăn nuôi lợn và gia cầm
tập trung ở các đồng bằng lớn của nước ta?
A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt.
B. Có nhiều mặt bằng để tập trung chuồng trại.
C. Có nhiều cơ sở chế biến thịt.
D. Nhu cầu thịt, trứng của dân cư rất lớn.
Đáp án: Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển và phân bố
ngành chăn nuôi, khác với ngành trồng trọt lại yêu cầu về điều kiện đất trồng; tuy
nhiên, chăn nuôi lợn và gia cầm có khả năng phát triển ở tất cả các vùng nước ta do
thức ăn cho người đã được đảm bảo, nhưng ở các vùng có dân số đông, mức sống
cao, kinh tế phát triển đã có nhu cầu lớn về thịt, trứng, do vậy mặc dù diện tích ở
các đồng bằng nhỏ nhưng vẫn có mức độ tập trung đàn lợn và đàn gia cầm cao,
chọn D.
DẠNG 3. Hiện trạng phát triển các ngành NN nước ta
<NB>Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành trồng lúa của nước ta
hiện nay?
A. Sản lượng lúa tăng nhanh.

B. Bình quân lương thực theo đầu người còn thấp.
C. Nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
D. Sản xuất vẫn không đủ nhu cầu trong nước.
Đáp án: Chọn D.
<NB>Câu 2. Vùng nào sau đây có bình quân lương thực đầu người cao nhất cả
nước?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải miền Trung.
Đáp án: Chọn B.
11


<NB>Câu 3. Năng suất lúa cao nhất nước ta là vùng
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải miền Trung.
Đáp án: Chọn A.
<NB>Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với cây CN ở nước ta?
A. Chủ yếu là cây CN nhiệt đới.
B. Có rất nhiều cây ôn đới.
C. Có một số cây có cận nhiệt.
D. Có nhiều loại cây CN khác nhau.
Đáp án: Chọn B.
<TH>Câu 5. Phát biểu sau đây không đúng về hiện trạng ngành chăn nuôi của
nước ta hiện nay?
A. Vật nuôi giữ vai trò số 1 trong việc cung cấp thịt là lợn.
B. Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh ở TDMNBB và TN.

C. Miền Bắc nuôi trâu nhiều hơn nuôi bò.
D. Đàn bò sữa gần đây tăng mạnh, phân bố ven các thành phố lớn.
Đáp án: TDMNBB và TN là vùng núi, dân cư thưa, mức sống thấp, CN chế
biến thực phẩm còn hạn chế nên nhu cầu ít, chọn B.
<TH>Câu 6. Trong điều kiện sản xuất hàng hóa, đầu ra chủ yếu của sản xuất NN
nước ta phải là
A. sản phẩm đã qua chế biến.
B. nông sản nguyên liệu chưa qua chế biến.
C. sản phẩm sơ chế và nông sản chưa qua chế biến.
D. sản phẩm chưa qua chế biến và cả sản phẩm đã qua chế biến.
Đáp án: Các sản phẩm NN đã qua chế biến sẽ có thời gian sử dụng lâu, đáp
ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường, chọn A.
DẠNG 4. Kĩ năng làm việc với biểu đồ và bảng số
<VDC>Câu 1. Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Năm
Tổng số dân (nghìn người)
Sản lượng lương thực (nghìn tấn)
1990
66 016
19 879,7
2000
77 635
34 538,9
2005
82 392
39 621,6
2010
86 947
44 632,2

2015
91 713
50 498,3
(Nguồn: Niên Giám Thống kê các năm)
Để thể hiện sản lượng lương thực và số dân của nước ta giai đoạn 1990 –
2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Kết hợp.
D. Đường.
Đáp án: Chọn C.
<VDC>Câu 2. Cho bảng số liệu:
12


DIỆN TÍCH TRỒNG LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VỤ LÚA CỦA NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 2005 – 2015 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Tổng số
Lúa đông xuân Lúa hè thu
Lúa mùa
2005
7329,2
2942,1
2349,3
2037,8
2007
7207,4
2988,4
2203,5

2015,5
2009
7437,2
3060,9
2358,4
2017,9
2011
7655,4
3096,8
2589,5
1969,1
2013
7902,5
3105,6
2810,8
1986,1
2015
7830,6
3112,8
2783,0
1934,8
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2010 và 2016)
Để thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng lúa phân theo vụ lúa của nước ta giai
đoạn 2005 – 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây không vẽ được?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Cột chồng.
D. Đường.
Đáp án: Xử lí số liệu, vẽ 6 hình tròn; xử lí số liệu vẽ 1 biểu đồ miền, xử lí số
liệu, vẽ 6 cột chồng, biểu đồ thích hợp nhất là miền, vậy -> chọn D.

Câu 3. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHỆP PHÂN THEO NHÓM CÂY
CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2015
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm
2000
2005
2010
2013
2015
Cây CN hàng năm
778,1
861,5
797,6
730,9
676,8
Cây CN lâu năm
1 451,3
1 633,6
2 010,5
2 110,9
2 150,5
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2006 và 2015)
<VDC>Bài 1. Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây CN của nước
ta phân theo nhóm cây, giai đoạn 2000 – 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau
đây là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Kết hợp.
D. Đường.

Đáp án: Chọn B.
<VDC>Bài 2. Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích cây CN hàng năm và
lâu năm của nước ta, giai đoạn 2000 – 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây
là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Kết hợp.
D. Đường.
Đáp án: Chọn D.
<VDC>Bài 3. Để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây CN của nước ta
phân theo nhóm cây, giai đoạn 2000 – 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây
là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Kết hợp.
D. Đường.
Đáp án: Chọn A.
<VDC>Câu 4. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM VÀ SẢN LƯỢNG CÀ
PHÊ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2016
13


Năm
Cà phê (nghìn ha)
Cao su (nghìn ha)
Sản lượng cà phê (nghìn tấn)

2010
554,8

748,7
1100,5

2013
2014
2016 (sơ bộ)
637,0
641,2
645,4
958,8
978,9
976,4
1326,6
1408,8
1467,9
(Nguồn: Niên Giám Thống kê 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình
hình phát triển ngành trồng cây CN lâu năm ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2016?
A. Diện tích cà phê tăng thứ 2.
B. Diện tích cao su tăng nhanh nhất.
C. Sản lượng cà phê tăng liên tục. D. Sản lượng cà phê tăng chậm nhất.
Đáp án: Tốc độ tăng diện tích: cà phê 116,3%, cao su 130,4%; tốc độ tăng
sản lượng cà phê: 134,4%. Chọn C.
Câu 5. Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2016)
Năm
Trâu (Nghìn
Bò (Nghìn
Lợn (Nghìn

Gia cầm (Triệu
con)
con)
con)
con)
2010
2877,0
5808,3
27373,3
300,5
2012
2627,8
5194,2
26494,0
308,5
2013
2559,5
5156,7
26264,4
317,7
2014
2521,4
5234,3
26761,4
327,7
2015
2524,0
5496,6
29075,3
361,7

<VDC>Bài 1. Để thể hiện số lượng trâu, bò và gia cầm của nước, giai đoạn
2010 – 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Kết hợp.
D. Đường.
Đáp án: Chọn C.
<VDC>Bài 2. Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây
đúng về sự thay đổi số lượng đàn gia súc và gia cầm của nước, giai đoạn 2010 –
2015?
A. Trâu tăng nhanh thứ hai.
B. Bò tăng liên tục.
C. Lợn tăng nhanh nhất.
D. Gia cầm tăng nhanh hơn trâu.
Đáp án: Đàn trâu tăng trưởng âm (87,7%), đàn bò tăng trưởng âm (94,6%),
đàn lợn tăng 106,2%, đàn gia cầm tăng 120,4%. Chọn D.
<VDC>Câu 6. Cho biểu đồ:

14


Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô diện tích gieo trồng các loại cây của nước ta giai đoạn 1990 –
2013.
B. Diện tích gieo trồng các loại cây của nước ta giai đoạn 1990 – 2013.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây của nước ta giai
đoạn 1990 – 2013.
D. Tốc độ tăng trưởng diện tích cây lương thực có hạt của nước ta giai đoạn
1990 – 2013.
Đáp án: Chọn C.

2.3.2.3. Giai đoạn 3. Tăng tốc, với chiến thuật: “Dân vận”.
- Tăng tốc là giai đoạn đẩy nhanh tốc độ giải bài tập qua các đề tham khảo.
- Mỗi một đề bài tham khảo, chúng đều có thế mạnh và hạn chế riêng, GV
cần chế biến lại để phù hợp với yêu cầu của đề thi trắc nghiệm.
- Chiến thuật: “Quảng canh”. Trong 1 đề tham khảo, kiến thức cả địa 11 và
địa 12, độ phủ kiến thức rất rộng, đối với những HS yếu kém, GV cần thiết ưu tiên
các em được chữa đề trước, các em có thể được chọn câu các em làm được, chắc
chắn đúng để lí lẽ, HS khá giỏi lắng nghe.
- Trong khi HS luyện đề thi tham khảo, GV cần phân loại được nhận thức
HS, sắp xếp tổ chức lại chỗ ngồi của lớp ôn, chiến thuật: “Xen canh”, nghĩa là HS
giải đề nhanh, điểm cao sẽ được xếp ngồi cùng HS giải đề chậm để có thời gian
hướng dẫn, kiểm tra cho nhau.
- Chiến thuật: “Thâm canh”, được áp dụng đối với HS xuất sắc, các kì thi
khảo sát do trường tổ chức bao giờ cũng được điểm cao, giải đề nhanh, đúng, lí

15


luận chặt chẽ. Với những HS này, GV có thể tăng cường thêm đề, thêm câu hỏi để
HS làm.
- Chiến thuật: “Đa canh”. GV có thể kết hợp giải đề và ôn lại một chương
hay một mảng kiến thức, ví dụ: giải xong một đề có thể ôn tập lại bài 11 (khu vực
Đông Nam Á).
2.3.2.4. Giai đoạn 4: Về đích, với chiến thuật: “Dân trí”.
Trong thời gian HS sắp nghỉ ôn tập, với mục đích: trí tuệ HS đạt mức cao
nhất, tôi dùng phương án “cày sâu, bừa kĩ”. Với đề cương, hệ thống câu hỏi và bài
tập, đề thi đã luyện, tôi tổ chức cho HS nghiên cứu lại, đọc lại, HS hoạt động cá
nhân tự đọc, HS hoạt động cặp đôi đọc cho nhau nghe, HS hoạt động nhóm đố
nhau, HS hoạt động cả lớp tương tác với GV…
Học sinh 12 có dùng môn Địa lí để xét tuyển đại học sẽ có nhu cầu lớn về

câu hỏi để luyện, phương hướng hàng đầu của tôi là: “đẩy mạnh sản xuất nông
sản xuất khẩu để phát huy thế mạnh của NN nhiệt đới”. Bằng cách nào? Tôi
tìm tòi sách tham khảo hay, giới thiệu đến HS, cùng giải đề với HS. Chắc chắn,
những HS này sẽ là những “hạt giống đỏ” nảy mầm tại các trường đại học danh
tiếng.
2.4. Hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tiễn
Không phải thành công nào cũng dễ dàng, nhất là đối với những giáo viên
mà tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ như tôi, qua nhiều năm ôn luyện tư những lần thất bại
tôi không nhụt chí, trái lại tôi càng nhiệt huyết hơn để tìm ra mắt xích lỗi, sửa chữa
lại, rút kinh nghiệm để hướng dẫn HS ôn thi TN THPT gia năm 2020 hiệu quả,
cùng với đồng nghiệp của mình hợp sức để tạo nên 1 phần thành tích bảng vàng
cho trường THPT Nga sơn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tại trường tôi chọn 1 lớp thực nghiệm (TN) và 1 lớp đối chứng
(ĐC), hai lớp này có sức học ngang nhau, sĩ số ngang bằng nhau khoảng 36 - 40HS. Tiêu biểu tôi chọn 2
lớp là 12C, và 12B. Sau đó tiến hành dạy thực nghiệm với bài 22 – Vấn đề phát triển nông nghiệp. Lớp TN
dạy theo giáo án của đề tài, lớp ĐC dạy theo giáo án thường sử dụng( truyền thống). Cuối tiết, cả 2 lớp
được đánh giá bằng một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan khoảng 8 - 10 phút, cùng một đề. Sau khi
chấm và trả kết quả kiểm tra, cuối cùng là phần phân tích tổng hợp, đánh giá và cho kết quả như sau:

Điểm
Bài Lớp

Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Không đạt
số
(9 – 10)
(7 – 8)
(5 – 6)
(0 -> 4)
HS %
HS %

HS %
HS %
22
TN(12C 45
15
33
20
44
10
23
0
0
22
ĐC(12B) 47
4
8,5 15
31, 25
53, 3
6,4
9
2
Kết quả tiến bộ hàng ngày của HS lại tiếp thêm động lực cho chúng tôi miệt
mài, say mê nghiên cứu, không quản những ngày hè oi bức để truyền đạt kiến thức
cho HS, chắp cánh cho các em bay cao, bay xa hơn nữa trên bầu trời tri thức.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
16


Thật đúng như A.Konmenxky đã viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức

năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn phát triển nhân cách…hãy tìm ra một
phương pháp cho phép GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn”. Trong thời kì 4.0 trí tuệ
nhân tạo này, đòi hỏi người GV phải thường xuyên cập nhật, nghiên cứu, tìm ra
những phương pháp mới ứng dụng vào thực tế của nhà trường, luôn năng động,
chịu đựng những khó khăn trong cuộc sống, vượt qua và chinh phục trở ngại. Việc
kết hợp giữa lí thuyết và thực hành được coi là tất yếu trong dạy và ôn tập địa lí
chuẩn bị cho các kì thi. Nếu GV dạy tràn lan, ôn tập không có trọng điểm, không
cho kế hoạch ôn chi tiết đối với mỗi đối tượng HS, dù được HS khá và giỏi thì kết
quả vẫn không cao.
2. Kiến nghị
Trong quá trình dạy và ôn tập địa lí thi TN THPT tôi đã nhận thấy một số vấn
đề nảy sinh và đề xuất các biện pháp giải quyết như sau:
- Đối với giáo viên: cần phải nắm vững nội dung chương trình, các đơn vị kiến thức
địa lí cơ bản, nâng cao và kiến thức tích hợp.
- Học sinh trong quá trình học tập phải tham gia các hoạt động mà giáo viên tổ
chức, cần nắm vững kiến thức lí thuyết với thực hành, liên hệ thực tế để có thể vận
dụng vào thực tiễn
- Nhà trường cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị…tạo điều kiện tốt hơn
cho giáo viên trong việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, nhằm nâng cao
hiệu quả giảng dạy của mình.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
tôi viết, không sao chép nội dung của
người khác

Bùi Thị Hằng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

17


1. Nguyễn Lăng Bình (2010), Dạy và học tích cực, một số phương pháp và
kĩ thuật dạy học, NXB Đại học sư phạm.
2. Lê Thông (2005), Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam, NXB Đại học sư phạm.
3. Lê Thông (2010), Địa lí 12 (ban cơ bản), NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Lê Thông (2010), Địa lí 11 (ban cơ bản), NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Lê Thông (2017), Bài tập trắc nghiệm địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Nguyễn Minh Tuệ (2005), Địa lí kinh tế xã hội đại cương, NXB Đại học
sư phạm.
7. Nguyễn Đức Vũ (2015), Câu hỏi và bài tập kĩ năng địa lí 12, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Vũ (2016), Trắc nghiệm địa lí 12, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
9. Niên giám Thống kê 2000, 2005, 2010, 2015, 2016, NXB Thống kê.

MỤC LỤC
18


TIÊU ĐỀ
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.13. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Giải pháp chung
2.3.2.Giải pháp cụ thể
2.3.2.1. Giai đoạn 1
2.3.2.2. Giai đoạn 2
2.3.2.3. Giai đoạn 3
2.3.2.4. Giai đoạn 4
2.4. Hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tiễn
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRANG
Mở
1
1
1
1
1
2
2
2
3
3
4
4
8
15
16
16

17

19



×