Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Giải pháp đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng giáo viên cọ sát với các dạng đề thi HSG các cấp, thi đại học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT yên định 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.54 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
5. Những điểm mới của SKKN
2
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
1. Cơ sở pháp lý:
3
2. Cơ sở lý luận
3
2.1. Một số khái niệm cơ bản
3
2.2. Vị trí, vai trò của giáo dục THPT.
5
2.3. Vai trò của đội ngũ giáo viên và tầm quan trọng của việc nâng cao
5
chất lượng đội ngũ giáo viên.
3. Thực trạng tình hình đội ngũ của nhà trường
6
3.1 . Đặc điểm tình hình
6


3.2. Thuận lợi:
7
3.3. Khó khăn:
7
3.4. Tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên nhà trường
7
4. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường
8
4.1. Xác định tiêu chuẩn nội dung và hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo
8
dục trong nhà trường.
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại
9
trường THPT Yên Định 1
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13
5.1. Về thái độ của giáo viên đối với việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn
13
5.2. Kết quả kiểm tra năng lực của giáo viên
14
5.3. Tác động của việc nâng cao chất lượng đội ngũ đến chất lượng
17
giáo dục và đào tạo của nhà trường.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18
1. Kết luận:
18
2. Kiến nghị.
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

19

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, mà trí tuệ là sản phẩm của giáo
dục đào tạo. Trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, song song với
0


chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng phát
triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Tại Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương
khóa 8 đã khẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải
phát triển mạnh giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự
phát triển nhanh và bền vững”. Điều 2 Luật Giáo dục đã ghi: “Mục tiêu giáo dục là
đào tạo làm người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe. Thẩm
mĩ và nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ đất nước” nghĩa là giáo dục, đào tạo ra những con người có tri thức, có
nhân cách, những người có đủ “đức, trí, mĩ, thể”. Thực tế cho thấy chất lượng đội ngũ
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới. Nguyên
nhân chính là do đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo tốt, bất cập với yêu cầu đổi mới,
đời sống một số giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn, một số giáo viên bằng lòng với bản
thân, chưa chịu khó vươn lên…Trước tình hình đó việc nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ cho giáo viên được đặt ra hết sức cần thiết. Cụ thể là bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên có đạo đức trong sáng, có năng lực chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành
giảng dạy, có nghệ thuật giáo dục giỏi phát huy được vai trò tích cực của cá nhân, làm
chủ được tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tính tổ chức và kỷ luật cao để thừa
kế và phát huy cao độ nền giáo dục nước nhà.
Trường THPT Yên Định 1 là trường có có lịch sử 55 năm xây dựng và trưởng
thành, là trường thuộc tốp đầu các trường THPT trong toàn tỉnh về chất lượng, có

nhiều học sinh giỏi. Để có trò giỏi thì yêu cầu thiết yếu đặt ra là phải có thầy giỏi.
Tuy nhiên, trong thực tế mặc dù đội ngũ rất nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ gắn bó với
nghề, có tâm huyết với công tác giáo dục nhưng một bộ phận không nhỏ dạy ở các
lớp đại trà có chất lượng học sinh chưa cao, họ ít quan tâm phấn đấu để nâng cao
trình độ, không mấy hào hứng trong việc học tập nâng cao trình độ. Cũng còn những
giáo viên tiếp cận với phương pháp mới còn nhiều hạn chế. Khi dạy còn nặng nề
truyền thụ kiến thức theo con đường mòn phương pháp cũ, chưa phát huy tính sáng
tạo của học sinh. Chính vì vậy mà tay nghề cũng như trình độ của đội ngũ giáo viên
trường THPT Yên Định 1 chưa được đồng đều. Vai trò của người quản lý trong nhà
trường phải được thể hiện như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đặt ra hiện nay là
đổi mới phương pháp giảng dạy, là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ giáo viên. Là người phụ trách chuyên môn trong nhà trường, bản thân tôi luôn
băn khoăn, trăn trở về điều này, làm thế nào để nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo
viên, làm sao để mỗi giáo viên thấy được vị trí của mình trong xã hội, bản thân họ
còn non yếu ở vấn đề gì để từ đó tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao tay
nghề cho bản thân. Từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo
1


dục và của toàn xã hội. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn nội dung “Giải pháp đổi
mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng giáo viên cọ sát với các dạng đề thi HSG
các cấp, thi Đại học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Yên
Định 1 đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục hiện nay”
Đề tài nhằm đưa ra hình thức sinh hoạt chuyên môn giải đề thi HSG, đề thi
Đại học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà trường và quản lý công tác bồi dưỡng giáo
viên trong trường phổ thông và thực trạng hoạt động này của trường THPT Yên
Định 1, tỉnh Thanh Hóa .
Trên cơ sở đó đưa ra biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm

nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trường THPT Yên Định 1, tỉnh Thanh Hóa .
3. Đối tượng nghiên cứu
Áp dụng đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn và sự tác động đến chất lượng
đội ngũ giáo viên trong các năm từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2019 – 2020.
Ảnh hưởng của việc đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn đến chất lượng
giáo dục và đào tạo của nhà trường trong các năm từ năm học 2016 – 2017 đến năm
học 2019 – 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tiến hành tổ chức cho giáo viên làm các bài thi tự luận trong thi HSG các
cấp từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2018 – 2019.
- Tiến hành tổ chức cho giáo viên làm các bài thi trắc nghiệm tương ứng của
các kỳ thi THPT Quốc gia.
- Tổ chức cho giáo viên của các nhóm chuyên môn xây dựng hệ thống ngân
hàng câu hỏi về thi HSG, thi Đại học đồng thời yêu cầu giáo viên thực hiện ra đề thi
và đáp án chi tiết của từng bài thi.
5. Những điểm mới của SKKN
Điểm mới trong đề tài là tôi đã đưa ra được giải pháp khắc phục sức ì của giáo
viên trong việc nâng cao trình độ chuyên môn.

PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở pháp lý:
2


Căn cứ vào thông tư 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNVngày23 tháng 8 năm2006
vềviệc hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công
lập; thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 Ban hành Quy định
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, thông
tư 12/2006/TT-BGD ĐTngày 28 tháng 3 năm 2011 banhành Điều lệ trường THPT;
thông tư 28/2009 /TT-BGD ĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 qui định chế độ làm việc

của giáo viên; công văn số 2737/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Bộ
GD&ĐT chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012-2013 đã nêu:
“Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực để
phát triển giáo dục”; Chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý
giáo dục; giáo viên các cơ sở giáo dục.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về quản lý
Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ như quan hệ giữa con
người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và
cả quan hệ giữa con người với chính bản thân mình xuất hiện theo. Điều này đã làm
nảy sinh nhu cầu về quản lý.
Ngày nay quản lý đã trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội. Yếu tố
quản lý tham gia vào mọi lĩnh vực trên nhiều cấp độ và liên quan đến mọi người.
Với ý nghĩa đó, ta có thể hiểu quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của
chủ thể quản lý lên khách thể quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất định tiềm
năng các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đạt ra trong điều kiện biến động
của môi trường.
2.1.2. Chức năng quản lý
Theo nhà quản lý người Pháp Henry Fayol thì quản lý bao gồm các chức năng
cơ bản đó là:
- Chức năng kế hoạch hóa: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình
quản lý, bao gồm soạn thảo, thông qua được những chủ trương quản lý quan trọng.
Chức năng tổ chức thực hiện: Đây chính là giai đoạn hiện thực các quyết
định, chủ trương bằng cách xây dựng cấu trúc tổ chức của đối tượng quản lý, tạo
dựng mạng lưới quan hệ tổ chức, lựa chọn sắp xếp cán bộ.
- Chức năng chỉ đạo: Chỉ dẫn động viên điều chỉnh và phối hợp các lực lượng
giáo dục trong nhà trường, tích cực hăng hái chủ động theo sự phân công đã định.

- Chức năng kiểm tra, đánh giá: Là chức năng liên quan đến mọi cấp quản lý
để đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống. Nó thực hiện xem xét tình hình thực
hiện công viêc so với yêu cầu, từ đó đánh giá đúng đắn.
2.1.3 Khái niệm quản lý giáo dục
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan
“Là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác
3


đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”. Ngày nay với sứ mệnh phát triển
giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho
mọi người, tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục
được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân. Ta có thể hiểu: Quản lý giáo
dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối giáo dục và nguyên lý của Đảng, thực
hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội
tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến,
tiến lên trạng thái mới về chất.
2.1.4. Khái niệm về quản lý trường học
Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước – xã hội, là nơi
trực tiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ. Theo Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trường
là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức
là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục,
mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục đào tạo, đối với thế hệ trẻ và học sinh.
2.1.5. Khái niệm năng lực và năng lực sư phạm
a) Khái niệm năng lực
Nói đến năng lực con người trước hết chúng ta cần phải hiểu được; năng lực
của con người là có đủ khả năng làm một cái gì đó. Nói một cách khoa học, năng lực
là tổng thể những thuộc tính độc đáo của một cá nhân phù hợp với một hoạt động
nhất định và làm cho hoạt động đó đạt hiệu quả. Trong tâm lí học, khái niệm năng

lực được hiểu như là một tổ hợp các phẩm chất sinh lí – tâm lí phù hợp với yêu cầu
của một hoạt động hoặc một lĩnh vực hoạt động nào đó, nó là cơ sở đảm bảo cho
hoạt động của con người đạt hiệu quả cao.
b) Khái niệm năng lực sư phạm
Năng lực sư phạm nói chung: “Năng lực sư phạm là tổ hợp những đặc điểm
tâm lý cá nhân của nhân cách đáp ứng yêu cầu của hoạt động sư phạm và quyết định
sự thành công trong việc nắm vững và thực hiện hoạt động ấy”. Năng lực sư phạm:
là khả năng của người giáo viên có thể thực hiện những hoạt động sư phạm. Giáo
viên có năng lực sư phạm là người đã tích lũy được vốn tri thức, hiểu biết và kĩ năng
nhất định để làm tốt hoạt động giảng dạy và giáo dục.
2.1.6. Hiệu trưởng chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn.
Giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục, vì thế họ phải thường
xuyên được học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng
những yêu cầu đổi mới của đất nước và của ngành học. Công tác bồi dưỡng giáo
viên bao gồm những mặt sau:
- Về bồi dưỡng chính trị tư tưởng: Giúp cho giáo viên luôn nắm được những
quan điểm, chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng, nhà nước, của ngành, trường
và địa phương.
- Về bồi dưỡngtrình độ chuyên môn: Nhằm hoàn thiện và nâng cao hệ thống
tri thức khoa học, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, đáp ứng công việc được giao đạt
được một trình độ chuẩn theo quy định ngành học.
4


- Về bồi dưỡng nghiệp vụ: Nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục về kỹ năng
nghề nghiệp.
- Về hình thức tổ chức, tổ chức cho giáo viên tham quan học tập kinh nghiệm các
trường tiên tiến điển hình trong tỉnh hoặc các trường ngoài địa phương, tổ chức trao đổi
tọa đàm, nghe các ý kiến tư vấn của chuyên gia. Hiệu trưởng cũng cần quan tâm tạo
điều kiện về thời gian và kinh phí để động viên giáo viên, luôn phát huy phong trào

nâng cao tự học, tự bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.
- Về bồi dưỡng thực hiện chuyên đề: Chuyên đề được hiểu là vấn đề chuyên
môn được đi sâu chỉ đạo trong một thời gian nhất định, nhằm tạo ra sự chuyển biến
chất lượng về vấn đề đó, góp phần nâng cao chất lượng . Chính vì vậy, hàng năm
hiệu trưởng cần có kế hoạch chỉ đạo chuyên sâu từng vấn đề và tập trung vào những
vấn đề khó, vấn đề còn hạn chế của nhiều giáo viên hoặc vấn đề mới theo chỉ đạo
của ngành, giúp cho giáo viên nắm vững những vấn đề lý luận và có kỹ năng thực
hành chuyên đề tốt.
2.2. Vị trí, vai trò của giáo dục THPT.
Việc chăm lo sự nghiệp “trồng người” nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài là trách nhiệm của toàn xã hội, song ngành giáo dục bao giờ cũng giữ
vai trò trọng yếu. Báo cáo chính trị đại hội VIII của Đảng đã ghi “Lấy việc phát huy
nguồn nhân lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.
Thực tế đã chứng minh, nếu thiếu hụt những kiến thức tối thiểu về văn hoá thì người
lao động sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, trong cơ chế thị trường.
Giáo dục THPT là một bậc học nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân,
là bậc học cơ bản trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Chính
vì vậy, giáo dục THPT phải tạo cho học sinh một nền tảng vững chắc. Từ đó các em
có sức bật và tiếp tục học lên bậc học Đại học. Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
2.3. Vai trò của đội ngũ giáo viên và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên.
Người giáo viên THPT có tầm quan trọng đặc biệt; lao động của người thầy
giáo THPT là lao động mang tính khoa học, tính nghệ thuật và đòi hỏi sự công phu,
lấy nhân cách để rèn luyện nhân cách. Thầy cô giáo THPT chính là hình ảnh trực
quan gần gũi sinh động và toàn diện để các em học sinh học tập noi theo, góp phần
hoàn thiện nhân cách của mình.
Vì vậy đội ngũ giáo viên phải là những người có đầy đủ năng lực phẩm chất
của nhà sư phạm, giỏi về chuyên môn, tốt về đạo đức, giàu lòng yêu nghề mến trẻ.
Việc rèn luyện nghề nghiệp phải được diễn ra thường xuyên đáp ứng nhu cầu

mà ngành cũng như xã hội đặt ra. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT nêu rất rõ về
giáo viên cần phải đảm bảo đủ sáu tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn : Phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống; Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;
Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học; Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục; Tiêu chuẩn 5:
Năng lực hoạt động chính trị, xã hội; Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp.
Điều 63 của Luật giáo dục cũng nêu: “Nhà giáo dục không ngừng học tập, rèn luyện
5


để nâng cao đạo đức, phẩm chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt
cho người học”.
Chính vì thế công tác bồi dưỡng giáo viên có một ý nghĩa to lớn trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng
giáo dục. Muốn phát triển giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng không thể
không chú ý tới việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Đây là yếu tố số một mà trong đó
chuyên môn là yếu tố quan trọng nhất. Nếu giáo viên yếu về trình độ chuyên môn,
yếu về năng lực sư phạm thì không thể nâng cao chất lượng giáo dục lên được, ai
cũng thừa nhận một nền giáo dục không thể phát triển cao hơn trình độ của những
người xây dựng nên nó.
Để người giáo viên có “đủ đức, đủ tài” đáp ứng với tình hình giáo dục mới thì
vấn đề bồi dưỡng cần phải tập trung vào những nội dung sau:
- Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, phẩm chất nghề nghiệp.
- Bồi dưỡng về tri thức văn hoá, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
- Bồi dưỡng về phẩm chất, sức khoẻ và tinh thần yêu nghề cho giáo viên.
Vì vậy, đứng trước yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, với vai trò của
người quản lý phải giúp đội ngũ nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức và
kịp thời nắm bắt được các yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay.
3. Thực trạng tình hình đội ngũ của nhà trường
3.1 . Đặc điểm tình hình
Tên đơn vị: Trường THPT Yên Định 1, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.

Địa điểm: Khu 5, Thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.
Trường THPT Yên Định 1 được thành lập theo Quyết định số 2928/QĐ-VX
ngày 15/08/1965 của UBHC Thanh Hóa. Là một trường THPT công lập, đóng trên
khu vực thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Năm 2012 trường
được công nhận trường THPT đạt Chuẩn quốc gia. Năm 2015 nhà trường được công
nhận là điển hình tiên tiến của ngành Giáo dục toàn quốc và được Chủ tịch nước
tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Nhà trường có Đảng bộ với 87 Đảng viên, chiếm tỷ lệ 77.68% số cán bộ giáo
viên trong đơn vị. Đảng bộ trường THPT Yên Định 1 có 3 chi bộ trực thuộc, là hạt
nhân tiên phong trong các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Ngoài ra nhà trường
còn có các đoàn thể chính trị khác như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội chữ thập
đỏ, Hội khuyến học, Ban đại diện CMHS ...
Thời điểm tháng 6 năm 2020 toàn trường có 112 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, trình độ Thạc sĩ: 17 đồng chí. Tổng số lớp
toàn trường hiện tại có 51 lớp với 2112 học sinh; trong đó khối 10 có 15 lớp với 634
học sịnh; khối 11 có 18 lớp với 781 học sinh; khối 12 có 18 lớp với 697 học sinh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, tập thể cán bộ công nhân viên đã đoàn kết
thống nhất xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện trở thành điển hình tiên tiến
trong phong trào thi đua: “ Dạy tốt - học tốt ” của ngành GD&ĐT Thanh Hoá.
3.2. Thuận lợi:
6


Trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên yêu nghề, trình độ chuyên môn khá vững
vàng. Trường đóng trên một địa bàn là trung tâm của huyện Yên Định, nơi đây có
truyền thống lịch sử, con em nông dân cần cù, hiếu học; nhà trường có truyền thống
dạy tốt, học tốt, có tinh thần đoàn kết, nhất trí và trách nhiệm cao. Ban giám hiệu trẻ,
khoẻ, năng động, có tư duy lãnh đạo sáng tạo. Nhà trường được sự quan tâm của
lãnh đạo địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của Ban đại diện cha mẹ học sinh; đa số
học sinh chăm ngoan hiếu học.

3.3. Khó khăn:
Trường THPT Yên Định 1 đóng trên địa bàn của một vùng quê thuần nông,
đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động,
ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của CBGV.
- Trường thuộc địa bàn thuần nông, số lớp khá lớn (34 lớp) nên cường độ làm
việc của GV lớn, nhất là khâu soạn bài.
- Một số GV mới ra trường chưa được bồi dưỡng thay sách, kinh nghiệm còn
hạn chế nên gặp nhiều trở ngại trong công tác dạy học.
- Một số GV lớn tuổi, sức khỏe không đảm bảo, chủ nghĩa kinh nghiệm còn
nặng, ít có nhu cầu học tập nâng cao kiến thức, do đó thực hiện chương trình đổi mới
giáo dục phổ thông còn hạn chế.
Từ những khó khăn trên, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục
của nhà trường.
3.4. Tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên nhà trường năm học 2018-2019
- Cán bộ quản lý: Hiệu trưởng: 01
Hiệu phó: 03
- Tổng số giáo viên hiện có: 72
- Nhân viên hành chính: 02 ( Kế toán và Văn thư kiêm thủ quỹ )
- Hợp đồng trường : 02
+ Nhân viên thư viện: 01
+ Nhân viên phụ trách thiết bị dạy học : 01
- Số cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn : 76. Trong đó :
+ Chưa đạt trình độ chuẩn : 0
+ Đạt trình độ trên chuẩn : 13 ( Tỷ lệ 17,10 % )
- Số giáo viên từng môn:
Môn
Số GV

Văn Sử Địa GDCD Toán Lý Hoá Sinh TDQP T.Anh
9


4

4

3

14

5

6

4

7

8

C.Nghệ
KTCN KTNN
2

2

Tin
4

- Về đội ngũ giáo viên: Các yếu tố tuổi đời, tuổi nghề, hệ đào tạo, hoàn cảnh
gia đình cũng tác động trực tiếp đến trình độ tay nghề của giáo viên.

+ Giáo viên có tuổi đời từ 50 trở lên: 04 chiếm tỷ lệ 5,56% số giáo viên này
trình độ chuyên môn tương đối vững song trình độ tin học để đáp ứng với công nghệ
thông tin hiện nay thì đa số còn yếu, hoặc hạn chế.
7


+ Giáo viên có tuổi đời từ 30 trở xuống: 06 giáo viên chiếm: 8,33% số giáo
viên này về tuổi nghề cón ít, trình độ chuyên môn chưa thực sự vững vàng mặt khác
hoàn cảnh gia đình con còn nhỏ, hoặc chống đi công tác xa cũng ảnh hưởng rất lớn
đến việc giành thời gian đầu tư vào việc soạn giáo án hoặc thực hiện các hoạt động
khác về chuyên môn để nâng cao tay nghề. Tuy nhiên số giáo viên này thi trinh độ
tin học, việc sử dụng công nghệ thông tin khá vững.
+ Năm học 2018 - 2019 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường là 40 chiếm
55,56%; giáo viên có trình độ chuyên môn khá: 26 chiếm 36,11%; giáo viên có trình
độ trung bình: 06 chiếm 8,33%.
- Về chất lượng giáo dục năm học 2018-2019:
Hạnh kiểm
TT

Lớp

1
10
2
11
3
12
Toàn cấp

Tổng số

học sinh
509
461
495
1465

Hạnh kiểm
Khá
T.Bình
SL
%
SL
%
50
9.8
5
1.0
57
12.4
8
1.7
02
0.4
0
0
109
6.3
13
0.9


Tốt
SL
454
396
493
1343

%
89.2
85.9
99.6
91.7

Yếu
SL
0
0
0
0

%
0
0
0
0

Học lực
TT
1
2

3

Lớp
10
11
12

Tổng số
học sinh
509
461
495
1465

Giỏi
SL
81
92
189
362

%
15.9
20.0
38.2
24.7

Khá
SL
370

299
305
974

%
72.7
64.9
61.6
66.5

Học lực
T.Bình
SL
%
56
11.0
68 14.8
1
0.2
125 8.5

Yếu
SL
%
2
0.4
2
0.4
0
0

4
0.3

Kém
SL %
0
0
0
0
0
0
0
0

4. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường
4.1. Xác định tiêu chuẩn nội dung và hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo dục trong
nhà trường.
4.1.1. Tiêu chuẩn của giáo viên trong xã hội hiện nay:
Trước tiên người giáo viên phải là người công dân tốt, có đầy đủ phẩm chất
“Tài và Đức”. Đây là hai mặt để tạo nên nhân cách con người phát triển toàn diện;
phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, là người có đạo đức tư cách trong
sáng, có tác phong mẫu mực, có lối sống lành mạnh, nhận thức đúng đắn đường lối
của Đảng nhất là lĩnh vực giáo dục. Giáo viên phải có trình độ sư phạm đạt chuẩn
đào tạo (Đại học sư phạm) và luôn có ý thức phấn đấu để nâng cao trình độ trên
chuẩn. Bên cạnh đó luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, tham gia đầy đủ các lớp bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do cấp trên và nhà trường tổ chức để nâng cao trình
độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
4.1.2. Nội dung cần bồi dưỡng:
8



a) Bồi dưỡng về tư tưởng đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp.
Trước tiên người giáo viên cần được bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống, tuyệt đối trung thành với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước; thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động “Dân chủ - kỷ cương - tình
thương - trách nhiệm”; “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức tự học và
sáng tạo”; Phong trào thi đua xây dựng “Trường học học thân thiện, học sinh tích
cực” gắn với việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Bên cạnh đó còn phải bồi dưỡng cho giáo viên về phẩm chất nghề nghiệp, lòng yêu
nghề, mến trẻ; thực hiện nghiệm túc đạo đức nhà giáo, luôn là tấm gương sáng cho
học sinh noi theo.
b) Bồi dưỡng về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ.
Kho tàng tri thức của nhân loại là vô tận và luôn có sự đổi mới. Tri thức là
chìa khóa vạn năng giúp con người mở cửa cuộc đời. Ngày nay, cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật và công nghệ diễn ra như vũ bão, đòi hỏi người giáo viên phải tự
bồi dưỡng, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho mình. Nếu không tự
nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi bổ sung kiến thức về chuyên môn sẽ bị tụt hậu và không
theo kịp sự phát triển của thời đại. Năng lực chuyên môn của giáo viên được thể
hiện qua việc: Nắm chương trình, SGK theo chuẩn kiến thức, kỹ năng từng bài dạy,
phần, chương của khối lớp mà mình đảm nhiệm; phải xác định đúng mục tiêu bài
dạy, tiết dạy. Bên cạnh đó còn phải có phương pháp dạy học thích hợp đối với từng
bài, từng chương và đặc biệt đối với từng đối tượng học sinh. Ngoài việc truyền thụ
kiến thức đầy đủ, chính xác, khoa học và biết liên hệ thực tế đòi hỏi người giáo viên
vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học truyền thống với hiện đại theo đúng đặc
trưng của bộ môn, tiết học. Từ đó đánh giá đúng năng lực tiếp thu, vận dụng kiến
thức của học sinh một cách chính xác, công bằng và khách quan. Hoạt động nghiệp
vụ giáo viên được thể hiện qua 3 khâu cơ bản: Soạn bài – Lên lớp – Chấm sửa, đánh
giá xếp loại học sinh. Ba khâu này tạo thành một chu trình khép kín trong công tác
dạy học của người thầy; khâu nào cũng rất quan trọng không thể xem nhẹ. Vì vậy,
người cán bộ quản lý (trực tiếp là Ban giám hiệu nhà trường) cần phải có những giải

pháp để giúp giáo viên thực hiện tốt cả 3 khâu:
+ Thiết kế bài giảng điển hình cho từng kiểu dạng bài  Soạn bài
+ Tiến trình, tác phong sư phạm, thăm lớp dự giờ, rút kinh nghiệm  Lên lớp
+ Ma trận, đề bài, đáp án rõ ràng, chấm sửa bài, xếp loại học sinh  Chấm
sửa, đánh giá xếp loại học sinh. Muốn vậy, đòi hỏi người cán bộ quản lý ngay từ đầu
mỗi năm học phải có kế hoạch thanh kiểm tra nội bộ đầy đủ, rõ ràng theo từng
tháng, đánh giá theo đúng chuẩn giáo viên
9


4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường
THPT Yên Định 1
4.2.1. Xác định đúng tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng cán bộ, giáo viên.
Sự phát triển của xã hội cũng như sự phát triển của công nghệ thông tin để
vươn tới nền kinh tế tri thức đã tác động trực tiếp mạnh mẽ vào giáo dục. Một xã
hội dựa vào sức mạnh của tri thức phải bắt nguồn từ sự khai thác tiềm năng của con
người - con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Xu hướng toàn
cầu hóa tác động và làm thay đổi hàng loạt vấn đề ngay trong bản thân giáo dục,
làm cho giáo dục phát triển không ngừng mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của
xã hội. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định sự phát triển của giáo
dục do đó yêu cầu mỗi giáo viên phải không ngừng tự bồi dưỡng, học tập để nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mới đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục.
Nhận thức được đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục trong mỗi nhà
trường nên Ban giám hiệu cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể ngay từ đầu mỗi năm
học để chỉ đạo sát sao, kịp thời để phân công, bố trí đội ngũ một cách hợp lý, đúng
người, đúng việc nhằm mục đích động viên khuyến khích giáo viên học tập nâng cao
trình độ trên chuẩn, tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng
thay sách, tự học tin học, ngoại ngữ... để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Thực tế của đội ngũ giáo viên nói chung trường THPT Yên Định 1 còn gặp
không ít khó khăn và hạn chế trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục. Chính

vì thế,việc chăm lo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có đủ phẩm
chất năng lực công tác là vấn đề quan trọng đối với người Hiệu trưởng trong nhà
trường THPT nói riêng, trong nhà trường phổ thông nói chung. Có thể khẳng định:
“Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là công tác quan trọng hàng đầu và lâu dài
của người Hiệu trưởng” do đó cần phải
1. Tìm hiểu đội ngũ giáo viên: Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên,
người Hiệu trưởng cần phải hiểu và nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về trình độ
chuyên môn, tuổi tác, điều kiện hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ... của từng giáo viên để
từ đó có kế hoạch bố trí sắp xếp hợp lý giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ và nâng cao
hiệu quả giáo dục.
2. Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: Xây dựng cho mình một kế
hoạch chỉ đạo dạy và học sao cho sát với thực tế nhà trường và nhiệm vụ năm học.
Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng giáo viên, nhóm, tổ chuyên môn đồng
thời bố trí giáo viên sao cho trong từng nhóm chuyên môn có giáo viên có nhiều
kinh nghiệm trong giảng dạy, có trình độ chuyên môn vững vàng, có giáo viên trẻ,
giáo viên mới ra trường, .. để họ có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau thực hiện chuyên môn
đạt kết quả cao theo yêu cầu của trường. Kế hoạch của nhóm, tổ chuyên môn được
Ban giám hiệu kiểm tra định kì hàng tháng, học kì được thể hiện trong kế hoạch
kiểm tra nội bộ (Có phụ lục đính kèm).
Căn cứ thực trạng đội ngũ giáo viên, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng thường xuyên, học tập nâng trên chuẩn, bồi dưỡng đạo đức tư tưởng chính trị,
lối sống... Hiệu trưởng cần có kế hoạch phát triển giáo dục dài hạn, xây dựng đội
ngũ cán bộ kế cận.
10


3. Phối hợp sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để
làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của
Đảng bộ Nhà trường, kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn,
Đoàn thanh niên nhằm tổ chức tốt các phong trào thi đua, rèn luyện, bồi dưỡng cho

đội ngũ giáo viên về công tác tư tưởng, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước. Thông qua việc học tập nghiên cứu nghị quyết của TW
Đảng, nghe báo cáo sinh hoạt tập thể, duy trì tốt các cuộc vận động “Mỗi thầy cô
giáo là tấm gương sáng về đạo đức tự học và sáng tạo”; “Dân chủ - Kỷ cương –
Tình thương – Trách nhiệm”; “Dạy tốt, học tốt”; “Hai không” và phong trào thi
đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với việc “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” nhằm nâng cao tầm hiểu
biết cho đội ngũ GV.
4.2.2. Thực hiện nề nếp sinh hoạt chuyên môn và đa dạng hóa các loại hình bồi
dưỡng, tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên.
Thực hiện có nề nếp sinh hoạt chuyên môn ở HĐSP và tổ chuyên môn, nhóm
chuyên môn: Tổ chuyên môn đóng vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường nếu
được sinh hoạt tốt thì có tác dụng rất thiết thực trong công tác bồi dưỡng đội ngũ.
Nếu sinh hoạt qua loa, chiếu lệ thì sẽ trở thành hình thức, ít hiệu quả. Những năm
trước việc sinh hoạt chuyên môn thường nặng về đánh giá kiểm điểm không đem lại
hiệu quả thiết thực cho giáo viên và lãng phí thời gian. Để nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên, người Hiệu trưởng cần phải xác định rõ nội dung sinh hoạt chuyên
môn, dành thời gian ưu tiên cho việc giải quyết những vướng mắc trong chuyên môn
như: năng lực chuyên môn của giáo viên, tổ chức rút kinh nghiệm việc thiết kế giáo
án những nội dung, bài giảng, những tiết luyện tập, ôn tập, thực hành khó.....; thăm
lớp dự giờ, thao giảng, hội giảng, ngoại khóa, chuyên đề...
Trong những năm qua, việc dạy đội tuyển HSG và ôn thi Đại học thực sự chỉ
diễn ra ở một số cá nhân đã dẫn đến có sự phân hóa ngày càng rõ về năng lực và uy
tín của các giáo viên dẫn đến sự hình thành các nhóm giáo viên khác nhau, có nhóm
phải liên tục làm việc có nhóm thì ít phải làm việc hoặc không được giao việc, sự
đoàn kết trong tập thể bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu
nguyên nhân và thấy rằng cần phải tác động để thu hẹp khoảng cách về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ của các nhóm giáo viên, thực hiện giao việc cho tập thể
nhóm chuyên môn, đánh giá kết quả thực hiện của nhóm, trong đó đi sâu vào việc
giúp đỡ các nhóm phía sau nâng cao dần trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng việc

đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở các tổ, nhóm chuyên môn. Cụ thể, nhà trường đã
thực hiện các giải pháp sau:
a) Nâng cao nhận thức cho đội ngũ về việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
Nhận thức của giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục của nhà
trường. Nếu mọi người nhận thức đúng, thông suốt thì công việc sẽ được thực hiện
một cách trôi chảy và đưa đến hiệu quả cao. Chính vì lẽ đó, khi triển khai bất kỳ văn
bản nào của ngành hoặc của trường, Ban giám hiệu đã phát cho mỗi tổ chuyên môn
một bộ hoặc mỗi người một bộ (tùy theo nội dung tính chất của văn bản) để giáo viên
trong khối nghiên cứu, thảo luận sau đó cùng chia sẻ với Ban giám hiệu, những vướng
11


mắc sẽ được giải thích một cách thỏa đáng. Sau đó Ban giám hiệu và giáo viên cùng
nhau đề ra biện pháp thực hiện hữu hiệu. Thực hiện tốt điều này đã giúp cho guồng
máy của nhà trường hoạt động nhịp nhàng và đạt được hiệu quả khả quan.
b) Tổ chức cho giáo viên cọ sát với với các dạng đề thi để nâng cao chuyên môn
Trước khi thực hiện việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi đã tiến
hành khảo sát về việc có nên tổ chức các kỳ thi khảo sát năng lực của giáo viên, cho
giáo viên làm đề thi HSG, đề thi Đại học hay không để nắm tâm tư của giáo viên,
đồng thời phát hiện ra các rào cản về việc có đồng ý hay không đồng ý tham gia của
giáo viên. Từ các thông tin nhận được ở cuộc khảo sát, BGH và các tổ trưởng
chuyên môn đã họp tìm ra giải pháp và thống nhất thực hiện: Phải đổi mới sinh hoạt
chuyên môn trong đó đưa việc tổ chức cho giáo viên cọ sát với các dạng đề thi là
việc làm cần thiết để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nhằm
tạo sự tự tin, động lực cho giáo viên. Nhà trường đã lên kế hoạch và yêu cầu tổ,
nhóm chuyên môn thực hiện theo lịch họp tổ, chóm chuyên môn với yêu cầu cụ thể
của từng buổi họp:
Giai đoạn 1:
- Thứ nhất, ổ chức cho giáo viên nghiên cứu cấu trúc về đề thi HSG, đề thi
Đại học các năm.

- Thứ hai, cả nhóm cùng thảo luận để làm đáp án của đề thi, việc làm này đã
khiến tất cả giáo viên cùng suy nghĩ và các câu hỏi khó được giáo viên có kinh
nghiệm đề xuất phương án giải quyết, các giáo viên năng lực chưa tốt sẽ học hỏi và
nâng dần trình độ chuyên môn.
- Thứ ba, tổ chức phân cặp giáo viên cùng xây dựng một đề thi HSG cấp tỉnh
và một đề thi Đại học theo cấu trúc qui định, trong đó sự phân cặp có sự tính toán để
một giáo viên có kinh nghiệm hỗ trợ giáo viên chưa có kinh nghiệm, qua việc làm
việc cùng nhau, hỗ trợ nhau đã khiến tập thể ngày càng đoàn kết và năng lực chuyên
môn của đội ngũ ngày càng được cải thiện.
- Thứ tư, tổ chức trao đổi chéo đề thi của các cặp để đánh giá chất lượng đề thi
của nhau.
- Thứ năm, tổ chức họp tổ, nhóm chuyên môn để đánh giá việc ra đề thi của
các cặp, các cặp nhận xét đề thi của nhau chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm để
chỉnh sửa và học hỏi lẫn nhau.
Giai đoạn 2:
Nhà trường tổ chức đợt thi khảo sát của tất cả các giáo viên trong tổ, nhóm để
nắm bắt chất lượng thực của đội ngũ giáo viên. Việc làm này, BGH nhà trường đã
tiến hành liên hệ với một trường có uy tín trong tỉnh để nhờ giúp đỡ trong công tác
ra đề thi, chấm thi đảm bảo tính công bằng, khách quan trong việc đánh giá đúng
năng lực thực tế của giáo viên.
Sau khi có kết quả chấm thi mà trường bạn gửi, trên cơ sở nhận xét về bài làm
của từng giáo viên BGH nhà trường sẽ tổ chức gặp gỡ riêng rẽ và chuyển kết quả
đến từng giáo viên. Việc làm này vừa giữ uy tín cho giáo viên, cũng đồng thời tạo ra
động lực để giáo viên cố gắng hơn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn.
12


Giai đoạn 3:
Trong năm học nhà trường tổ chức các cuộc thi chọn đội tuyển thi HSG các
cấp, thi thử Đại học. Ở các cuộc thi này nhà trường tổ chức song song, khi đến lịch

thi của môn nào thì học sinh làm bài thi môn đó, đồng thời tại một phòng khác các
giáo viên của môn thi đó sẽ thực hiện làm bài thi độc lập để nhà trường tổ chức
chấm thi nhằm đánh giá được năng lực của giáo viên. Khi hết giờ thi của môn thi đó,
tổ nhóm chuyên môn sẽ tiến hành họp để xây dựng đáp án chung, việc làm này có ý
nghĩa hết sức quan trọng đó là giáo viên được học hỏi lẫn nhau, các bài tập khó
nhiều giáo viên không làm được sẽ được giáo viên có năng lực tốt chỉ ra cách giải
quyết, khi lên lớp học sinh có thể hỏi thầy cô về các câu hỏi khó thì lúc này các thầy
cô sẽ tự tin để trả lời cho học sinh do đó giáo viên giữ được uy tín trước học sinh
được học sinh tin tưởng và mối quan hệ giao tiếp giữa các giáo viên và học sinh
ngày càng thân thiện, giáo viên có động lực tốt hơn trong công việc
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Để đánh giá khách quan hiệu quả của SKKN, tôi đã thực hiện tổ chức lấy ý kiến
của giáo viên 10 bộ môn có thi HSG cấp tỉnh và các môn thi Đại học về tính cấp thiết
của nội dung đổi mới sinh hoạt chuyên môn, kiểm tra năng lực của giáo viên trước và
sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu về đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Kết quả về thái
độ và năng lực của giáo viên trước và sau khi thực hiện đề tài như sau:
5.1. Về thái độ của giáo viên đối với việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn
Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu để lấy ý kiến về việc giáo viên cần thực
hiện giải các đề thi HSG, đề thi tuyển sinh vào các trường Đại học, giáo viên tham
gia kỳ thi khảo sát chất lượng trước và sau khi tiến hành thực nghiệm và đã thu được
kết quả như sau:
Bảng số liệu về kết quả lấy ý kiến của giáo viên trước và sau khi thực nghiệm
TT
Trước khi
thực hiện
Sau khi
thực hiện

Số lượng
GV lấy ý

kiến

Rất cần thiết phải
thay đối
SL
Tỷ lệ%

Cần thiết phải
thay đối
SL
Tỷ lệ%

Không cần thiết
phải thay đối
SL
Tỷ lệ%

62

12

19.35

15

24.19

35

56.45


62

50

80.65

12

19.35

0

0

Ghi
chú

13


Biểu đồ về kết quả lấy ý kiến của giáo viên trước và sau khi thực nghiệm

Kết quả khi áp dụng đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt chuyên môn đã
có những chuyển biến rất tích cực, giáo viên đã có những nhìn nhận chính xác và
hào hứng với sự đổi mới này, sự thân thiện trong đội ngũ thực sự rất tốt, giáo viên
luôn có sự trao đổi và hỗ trợ nhau, công việc được giao cho tổ, nhóm được coi là
việc chung và cả nhóm cùng trao đổi để tìm ra giải pháp và cùng thực hiện dẫn đến
chất lượng coomg việc, tiến độ công việc hoàn thành đúng thời gian. 100% giáo viên
đã thấy rằng việc đổi mới sinh hoạt là cần thiết và có tác động rất lớn tới việc nâng

cao chất lượng đội ngũ.
5.2. Kết quả kiểm tra năng lực của giáo viên
Nhà trường đã tổ chức các kỳ thi khảo sát năng lực giáo viên về việc làm các
bài thi tương ứng với đề thi của kỳ thi HSG cấp tỉnh và đề thi THPT Quốc gia các
năm trước khi tiến hành thực nghiệm và sau khi tiến hành thực nghiệm. Kết quả các
lần kiểm tra như sau:
5.2.1. Kết quả bài thi tương đương với kỳ thi HSG cấp tỉnh.
Chúng tôi đã tiến hành cho thi kiểm tra giáo viên ở 10 môn trong kỳ thi HSG
cấp tỉnh của các năm.
Bảng số liệu về kết quả thi kiểm tra năng lực giáo viên trước và sau khi thực nghiệm
Số lượng
Loại
Loại
Loại Giỏi
Loại Khá
TT
GV tham
Trung bình
Yếu
SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ%
gia thi
Trước khi
62
11
17.7
20
32.3
23
37.1
8

12.9
thực hiện
Sau khi
62
32
51.6
20
32.3
10
16.1
0
0
thực hiện
(Loại giỏi từ 8.0 – 10 điểm; loại khá từ 6.5 – 7.9; loại trung bình từ 5.0 – 6.4; loại yếu < 5.0)

14


Biểu đồ về kết quả thi kiểm tra năng lực giáo viên trước và sau khi thực nghiệm

Kết quả từ biểu đồ cho thấy khi áp dụng đổi mới hình thức và nội dung sinh
hoạt chuyên môn đã có những chuyển biến rất tích cực về chất lượng đội ngũ, tỷ lệ
giáo viên làm bài thi đạt loại giỏi tăng từ 17.7% lên 56.1%, tỷ lệ giáo viên loại trung
bình đã giảm đáng kể từ 37.1% xuống còn 16.1% và đặc biệt không còn giáo viên
xếp loai yếu khi làm bài thi (Từ 12.9% xuống còn 0%).
5.2.2. Kết quả bài thi tương đương với kỳ thi tuyển sinh vào các trường Đại học của
đội ngũ giáo viên nhà trường
Chúng tôi đã tiến hành cho thi kiểm tra giáo viên ở 9 môn trong kỳ thi THPT
Quốc gia của các năm.
Bảng số liệu về kết quả thi kiểm tra năng lực giáo viên trước và sau khi thực nghiệm


TT
Trước khi
thực hiện
Sau khi
thực hiện

Số lượng
GV tham
gia thi

SL

Tỷ lệ
%

SL

Tỷ lệ
%

Loại
Trung bình
Tỷ lệ
SL
%

58

15


25.9

21

36.2

16

27.6

6

10.3

58

31

53.4

18

31.0

9

15.5

0


0

Loại Giỏi

Loại Khá

Loại
Yếu
Tỷ lệ
SL
%

(Loại giỏi từ 8.0 – 10 điểm; loại khá từ 6.5 – 7.9; loại trung bình từ 5.0 – 6.4; loại yếu < 5.0)

Biểu đồ về kết quả thi kiểm tra năng lực giáo viên trước và sau khi thực nghiệm
15


Kết quả từ biểu đồ cho thấy khi áp dụng đổi mới hình thức và nội dung sinh
hoạt chuyên môn đã có những chuyển biến rất tích cực về chất lượng đội ngũ, tỷ lệ
giáo viên làm bài thi kỳ thi tuyển sinh Đại học đạt loại giỏi tăng từ 25.9% lên 53.4%,
tỷ lệ giáo viên loại trung bình đã giảm đáng kể từ 27.6% xuống còn 15.5% và đặc
biệt không còn giáo viên xếp loai yếu khi làm bài thi (Từ 10.3% xuống còn 0%).
Có thể nói đây là những dấu hiệu rất lạc quan, khẳng định hiệu quả rất thiết
thực của việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng cho giáo viên thực sự cọ sát
với các dạng đề thi của các kỳ thi HSG và tuyển sinh Đại học đã có những nhìn nhận
chính xác và hào hứng với sự đổi mới này, sự thân thiện trong đội ngũ thực sự rất
tốt, giáo viên luôn có sự trao đổi và hỗ trợ nhau, công việc được giao cho tổ, nhóm
được coi là việc chung và cả nhóm cùng trao đổi để tìm ra giải pháp và cùng thực

hiện dẫn đến chất lượng coomg việc, tiến độ công việc hoàn thành đúng thời gian.
100% giáo viên đã thấy rằng việc đổi mới sinh hoạt là cần thiết và có tác động rất
lớn tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ.

5.3. Tác động của việc nâng cao chất lượng đội ngũ đến chất lượng giáo dục và
đào tạo của nhà trường.
16


5.3.1. Về kết quả thi HSG các môn văn hóa của nhà trường trong những năm gần
đây khi áp dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
Năm học
2016-2017
2017-2018
2018-2019

Số HS
dự thi
47
47
47

Số HS
đạt giải
41
40
44

Nhất


Nhì

Ba

KK

Xếp thứ trong tỉnh

4
1
3

5
7
11

14
16
14

18
16
16

8
8
3

Qua bảng thống kê có thể thấy chất lượng của đội ngũ đã có những ảnh hưởng
sâu sắc đến việc vồi dưỡng đội tuyển thi HSG của nhà trường, số lượng giải kỳ thi

HSG liên tục tăng lên, số lượng giải cao nhày càng nhiều, xếp thứ của nhà trường
luôn nằm trong tốp đầu các trường THPT trong tỉnh. Đặc biệt, trong giai đoạn này
nhà trường đã có 03 học sinh đạt giải HSG cấp Quốc gia với 01 giải nhất; 01 giải ba
và 01 giải khuyến khích. Như vậy, chất lượng của nhà trường luôn được giữ vững và
có chiều hướng đi lên đã từng bước khẳng định thương hiệu của nhà trường.
5.3.2. Về kết quả thi tuyển sinh vào các trường Đại học của học sinh nhà trường
trong những năm gần đây khi áp dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
Năm học

Số HS
dự thi

Tỷ lệ
tốt nghiệp

Tỷ lệ
đậu Đại học

2016-2017
2017-2018
2018-2019

1437
1452
1465

99.31%
99.39%
100%


81.5%
82.0%
83.5%

Số học
sinh trên
27 điểm
16
01

Số học
sinh trên
24 điểm
65
23
67

Điểm
bình quân

Xếp thứ
trong tỉnh

5.06
5.25
5.88

3

Qua bảng thống kê có thể thấy chất lượng của đội ngũ đã có những ảnh hưởng

rất lớn đến kết quả thi THPT Quốc gia của nhà trường, tỷ lệ tốt nghiệp luôn đạt trên
99%, nhiều năm đạt 100% và nằm trong tốp đầu các trường THPT của tỉnh, nhiều
năm nhà trường có thủ khoa vào các trường Đại học. Đặc biệt, nhà trường đã có 02
lần có học sinh đạt điểm thủ khoa với điểm số tuyệt đối 30/30 điểm, kết quả giáo dục
và đào tạo của nhà trường đã khiến nhân dân trong và ngoài vùng tin tưởng để đưa
con đến học.
Với những kết quả thi HSG, thi Đại học của học sinh nhà trường qua các năm
có thể khẳng định rằng việc áp dụng đối mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo
hướng cho giáo viên cọ sát với các dạng đề thi của các kỳ thi đã góp phần không nhỏ
dẫn đến sự chuyển biến tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của
nhà trường và đây là hướng đi đúng và cần thiết của nhà trường.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
17


Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý, phân tích thực trạng
đội ngũ giáo viên trường THPT Yên Định 1 chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp
đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng cho giáo viên cọ sát với các
dạng đề thi của các kỳ thi HSG, tuyển sinh Đại học nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên của nhà trường. Như vậy mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn
thành. Chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng gió viên vừa
mang tính thực tiễn, vừa mang tính khả thi đó là:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên nhà trường.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng cho giáo viên thông qua việc tổ chức cho
giáo viên cọ sát với các dạng đề thi của các kỳ thi HSG, tuyển sinh Đại học
- Tạo môi trường thuận lợi và tạo động lực thúc đẩy giáo viên phát huy năng
lực sư phạm của mình .
2. Kiến nghị.

Đối với Bộ GD-ĐT: Ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên nhằm
bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên. Tuyển sinh vào Đại học Sư phạm ngoài phần
thi kiến thức, cần xem xét cả về hình thức và năng khiếu sư phạm.
Đối với Sở GD-ĐT: Có cơ chế tuyển dụng giáo viên phù hợp để tuyển được
các giáo viên có chất lượng phục vụ ngành.
Đối với trường: Tiếp tục củng cố, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngày
càng vững về chuyên môn, nghiệp vụ.
Do thời gian còn hạn chế và xuất phát từ thực tế của nhà trường, chúng tôi đã
đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ theo hướng tổ chức cho giáo viên cọ
sát với các dạng đề thi của các kỳ thi HSG, tuyển sinh Đại học, đề nghị các đồng
nghiệp quan tâm đến lĩnh vực này tiếp tục có những giải pháp mới bổ sung để việc
nâng cao chất lượng đội ngũ ngày càng hoàn chỉnh, phù hợp và có hiệu quả cao hơn
ở từng cơ sở.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường THPT Yên Định 1 đã nhiệt tình
hỗ trợ, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG THPT Thanh Hóa, ngày 28 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
YÊN ĐỊNH 1
không sao chép nội dung của người khác.

NGƯỜI VIẾT

Lê Văn Hiển

TÀI LIỆU THAM KHẢO
18


1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2001
2.Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa IX; X; XI

3. Luật Giáo dục 2005 - NXB Giáo dục.
4. Điều lệ trường phổ thông - NXB Giáo dục.
5. Bài giảng về xây dựng tập thể sư phạm trong trường THPT của Thạc sĩ Trương
Thị Minh
6. Các số liệu trong báo cáo hàng năm của Trường THPT Yên Định 1.
7. Quyết định số 09/2005/QĐ – TTg ngày 11/01/2005 của thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt đề án “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục giai đoạn 2005 -2010”.
8. Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 15/08/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.
9. Giáo trình khoa học quản lý ( 2004 ) . Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
10. Trần kiểm ( 2003 ) Khoa học quản lý giáo dục. NXBĐHQG – Hà Nội.
11. Trần Quốc thành (2003 ). Chuyên đề bài giảng khoa học quản lý đại cương.
ĐHSP – Hà Nội.
12. Các đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, chọn học sinh giỏi dự thi quốc gia của
tỉnh Thanh Hóa. Các đề thi THPT Quốc gia các năm từ 2014 đến 2019.

DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ ĐƯỢC SỞ GD& ĐT THANH HÓA, HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC TỈNH THANH HÓA CHỨNG NHẬN
19


Họ và tên tác giả: Lê Văn Hiển
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng – Trường THPT Yên Định 1
TT

1
2

Tên SKKN

Tiếp cận áp dụng phần mềm Microsoft PowerPoint trong việc
nâng cao chất lượng bài dạy ở một số bài giảng khó của phần
sinh học lớp 10 trung học phổ thông.
Một số giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục và Khuyến
học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong trường THPT.

3

Vận dụng kiến thức tổ hợp để giải nhanh một số dạng bài tập
trong di truyền phân li độc lập.

4

Vận dụng kiến thức tổ hợp để giải nhanh một số dạng bài tập
trong di truyền phân li độc lập.

5

Xây dựng công thức giải bài tập quần thể tự phối có chọn lọc
và xác định cấu trúc quần thể có gen liên kết NST giới tính.

Loại, năm
học
Loại C cấp
ngành, năm
2007
Loại C cấp
ngành, năm
2012
Loại B cấp

ngành, năm
2013
Loại B cấp
tỉnh, năm
2014
Loại B cấp
ngành, năm
2019

*Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào Ngành
cho đến thời điểm hiện tại.

PHỤ LỤC
A. ĐỀ THI MÔN SINH, KỲ THI HSG CẤP TRƯỜNG
20


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I
Số báo danh
..............................

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2018-2019
Môn thi: Sinh học
Thời gian: 180 phút(không kể thời gian giao đề)
Ngày thi:tháng năm 2018
Đề thi có 2 trang, gồm 10 câu.


Câu 1: (2điểm)
Trong tế bào có các đại phân tử sinh học: xenlulozo, photpholipit, ADN, tinh bột và protein.
a) Những phân tử nào ở trên có liên kết hidro hình thành? Vai trò của các liên kết
hydro trong cấu trúc các hợp chất trên?
b) Chất nào không có cấu trúc đa phân? Chất nào không có trong lục lạp của tế bào?
c) Nêu vai trò của xenlulozơ trong cơ thể sống.
Câu 2: (2 điểm)

a) Trong các thành phần được kí hiệu từ 1 đến 10, hãy gọi tên các thành phần và cho biết:
- Thành phần nào chỉ có ở vi khuẩn G- mà không có ở vi khuẩn G+?
- Thành phần nào liên quan đến khả năng kháng các điều kiện môi trường bất lợi của
vi khuẩn?
b) Cấu trúc số 1 ở vi khuẩn có gì khác so với cấu trúc đó trong tế bào nhân thực?
Câu 3: (2 điểm)
a) NO, CO2, O2, Na+, Ca2+, C6H12O6, H2O vận chuyển qua màng sinh chất bằng những
con đường nào? Phân biệt khuyếch tán của NO và Na+?
b) Tại sao người ta bảo quản trứng sống bằng phương pháp bảo quản lạnh mà không
bảo quản bằng phương pháp nóng?
Câu 4:( 2 điểm)
a) Tại sao môi trường quá thừa hay quá thiếu ánh sáng đều làm giảm sự đồng hoá
CO2 ở cây xanh?
b) Tại sao nói axit pyruvic và axetyl coenzim A được xem là sản phẩm trung gian của quá
trình trao đổi chất? Nêu các hướng sinh tổng hợp các chất hữu cơ từ hai sản phẩm này.
Câu 5: (2,5 điểm)
a) Ở một loài ong, trứng được thụ tinh nở thành ong cái, trứng không được thụ tinh nở
thành ong đực. Một ong chúa đẻ một số trứng bằng 87/16 số NST đơn trong bộ NST 2n của
loài. Tổng số NST đơn trong tất cả các cá thể con nói trên là 4704, các NST trong mỗi cặp
tương đồng đều có cấu trúc không giống nhau.
21



a1) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
a2) Giả sử trong quả trình giảm phân của ong chúa có 3 cặp trao đổi chéo đơn, 2 cặp
có trao đổi chéo kép. Tính số loại giao tử tối đa mà ong chúa có thể tạo ra.
b) Ở đợt nguyên phân đầu tiên của một hợp tử, người ta thấy trung bình mỗi kì của
nguyên phân là 5 phút, giai đoạn chuyển tiếp giữa các lần phân bào là 10 phút. Khi hợp tử
nguyên phân được 210 phút thì nó đã trải qua bao nhiêu đợt nguyên phân? Biết thời gian
của đợt nguyên phân cuối là 40 phút và tốc độ giảm dần đều.
Câu 6: (2,5 điểm)
a) Hoạt động của enzim được điều hòa bằng những cơ chế nào?
b) Bằng cách nào enzim có thể làm tăng vận tốc của các phản ứng trong tế bào? Nhiệt độ
cũng có thể làm tăng vận tốc phản ứng nhưng tế bào sống lại lựa chọn sự xúc tác của enzim.
Hãy nêu 2 ưu thế của enzim so với nhiệt độ trong việc làm tăng vận tốc phản ứng.
Câu 7: (2,0 điểm)
Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
(1) 2NH3 + 3O2 → HNO2 + H2O + Q
CO2 + RH2
(2) 2HNO2 + O2 → HNO3

Chất hữu cơ
+Q

a) Cho biết tên VSV tham gia sơ đồ chuyển hoá (1); (2).
b) Hình thức dinh dưỡng và kiểu hô hấp của VSV này? Giải thích?
Câu 8: ( 1,5 điểm)
Người ta tiến hành nuôi cấy 3.104 vi khuẩn trong một bình nuôi cấy chứa 0,5l H2O.
Sau một thời gian nuôi cấy người ta tách 10ml H2O từ bình nuôi cấy sang 1 ống nghiệm
chứa 90ml H2O
Biết rằng trong 1ml dung dịch ở ống nghiệm chứa 1536 vi khuẩn, tốc độ sinh trưởng
của chủng vi khuẩn là 38250 vi khuẩn/phút.

a) Xác định thời gian thế hệ và thời gian nuôi cấy của chủng?
b) Tính hằng số tốc độ sinh trưởng riêng (µ) của chủng vi khuẩn trên.
Câu 9: (2 điểm)
a) Nhiều người cùng tiếp xúc với 1 loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh,
có người không mắc bệnh. Giả sử rằng những người không mắc bệnh là do có các gen
kháng loại virut này. Hãy cho biết gen kháng virut ở những người không mắc bệnh quy
định tổng hợp những loại prôtêin nào?
b) Một loại virut gây bệnh ở động vật có vật chất di truyền là ARN. Giải thích tại sao
khi sử dụng văcxin phòng chống thì hiệu quả rất thấp?
Câu 10: (1,5 điểm)
Cho một mẫu mô đã bị nghiền nát. Làm thế nào để nhận biết mẫu mô đó là mô động
vật hay mô thực vật? Giải thích?

--------------- HẾT ---------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2018 - 2019
22


TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I

Câu

Câu 1
(2 điểm)


Câu 2
(2 điểm)

MÔN THI: Sinh học

Hướng dẫn chấm và thang điểm
Nội dung
a. Những phân tử có liên kết hidro: xenlulozo, ADN và protein
* Vai trò của các liên kết hydro trong cấu trúc các hợp chất trên:
- Xenlulozo: Các lk hidro giữa các phân tử ở các mạch hình thành nên các bó
dài dạng vi sợi sắp xếp xen phủ tạo nên cấu trúc dai và chắc.
- ADN: Các nu trên 2 mạch đơn ADN liên kết với nhau theo NTBS (A- T, GX) đảm bảo cấu trúc của ADN bền vững.
- Protein: Các chuỗi polypeptit bậc 1 hình thành lk giữa nhóm C-O với N-H ở
các vòng xoắn gần nhau hình thành cấu trúc protein bậc 2.
b,c.
- Chất không có cấu trúc đa phân: photpholipit
- Chất không có trong lục lạp của TB: Xenlulozơ
- Vai trò của xenlulozơ:
+ Đối với thực vật: Cấu tạo nên thành TB, là nguồn thức ăn cho 1 số loài
+ Đối với động vật: Điều hoà hệ thống tiêu hoá, hỗ trợ thải cặn bã, giảm lượng
mỡ và colesteron trong máu
a. Chú thích:
1- ADN vòng, 2 - thành tế bào; 3 - màng nhầy; 4 - plasmit; 5 - màng tế bào
(màng trong); 6 - riboxom; 7 - hạt dự trữ (thể vùi); 8 - lông; 9 - Màng ngoài;
10 – roi.
+ Thành phần chỉ có ở vi khuẩn G- mà không có ở vi khuẩn G+: 9
+ Thành phần liên quan đến khả năng kháng các điều kiện môi trường bất lợi
của vi khuẩn: 2 (Thành TB qui định hình dạng TB, chống lại sự trương nước
làm vỡ tế bào; 3 (màng nhầy dự trữ chất dinh dưỡng và chống lại sự thực bào

của TB bạch cầu; 9 (màng ngoài mang các kháng nguyên nội độc tố để tăng
tính độc của vi khuẩn và tạo nên khoang chu chất ở vi khuẩn G-).
b. - Vi khuẩn: ADN dạng vòng, không liên kết với protein histon, gen không
phân mảnh.
- TBNT: ADN dạng thẳng, có liên kết với protein histon tạo cấu trúc NST,
phần lớn gen phân mảnh.

Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25

0,25
0,25

23


Câu 3
(2 điểm)


a. * Con đường:
- NO, CO2, O2: Có kích thước nhỏ, không phân cực khuyếch tán qua lớp kép
phôtpholipit
- Na+, Ca2+, C6H12O6: Là các chất phân cực nên được khuyếch tán qua màng
nhờ kênh prôtêin
- H2O: là chất phân cực, được thẩm thấu qua tế bào nhờ kênh prôtêin đặc hiệu
là aquaporin
- Khi tế bào cần Na+, Ca2+, C6H12O6, có thể được vận chuyển chủ động nhờ các
bơm prôtêin tốn Q ATP
* Phân biệt khuyếch tán NO và Na+:
- NO: là chất không phân cực nên được vận chuyển trực tiếp qua lớp
photpholipit nên không mang tính chọn lọc
- Na+: Na+ là chất phân cực nên đươc vận chuyển qua kênh prôtêin, có chọn
lọc, tốc độ nhanh hơn, đặc hiệu với chất mang vận chuyển.

b. Trong trứng có nhiều protein, cấu trúc không gian của protein được hình
thành bởi các liên kết hidro, không bền với nhiệt độ cao…
- Dùng phương pháp bảo quản lạnh, điều kiện nhiệt độ thấp --> liên kết hidro
không bị đứt --> cấu trúc không gian của protein không bị phá vỡ --> nó chỉ ức
chế và làm giảm hoạt tính của protein nên trứng lâu bị hỏng
- không dùng phương pháp bảo quản nóng vì: nhiệt độ cao --> liên kết hidro bị
phá vỡ --> cấu trúc không gian protein bị phá vỡ --> protein mất hoạt tính,
trứng nhanh bị hỏng
Câu 4
(2 điểm)

a.- Trong sự đồng hoá CO2 ở cây xanh, ánh sáng tham gia vào chu trình Canvin
dưới dạng ATP và NADPH(được tạo ra ở pha sáng) ở giai đoạn khử từ APG �
AlPG và giai đoạn tái sinh chất nhận (RiDP).
- Quá thiếu ánh sáng thì ATP và NADPH giảm � quá trình khử từ APG �

AlPG và giai đoạn tái sinh chất nhận (RiDP) giảm � APG tăng lên còn RiDP
giảm làm xáo trộn chu trình Canvin � giảm sự đồng hoá CO2.
- Quá thừa ánh sáng: nhiệt độ lá tăng lên làm phân giải prôtêin trong tế bào lá,
làm giảm hoạt tính Rubisco, lỗ khí đóng không thu nhận được CO 2 � giảm
đồng hóa CO2.

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25

0,5
0,25

24


×