Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Một số kinh nghiệm trong công tác xã hội hoá giáo dục nhằm tăng cường CSVC để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS nguyễn văn trỗi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.2 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CƠNG TÁC
XÃ HỘI HỐ GIÁO DỤC NHẰM TĂNG CƯỜNG
CSVC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI

Người thực hiện: Chu Thị Hường
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí

THANH HỐ, NĂM 2020
0


MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung SKKN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
2
2
3
3
3
3
3
4
5
11
11
11
12

1


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện nghị quyết số 29 – NQ/TW, Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.”. Một trong 7 nội

dung của đề án là cơng tác xã hội hóa giáo dục (XHHGD).
Xã hội hố khơng phải là một vấn đề mới đối với giáo dục. Trước khi đặt
ra chính sách xã hội hố thì bản thân nó đã tồn tại trong thực tế ngay từ trong
lịch sử xa xưa đến những năm đầu lập nước (phong trào diệt giặc dốt, xoá nạn
mù chữ ..) và ngay cả trong chiến tranh, dưới bom đạn, chính quyền và người
dân vẫn duy trì sự phát triển giáo dục trong điều kiện hết sức khó khăn. Đến
ngày nay XHHGD đã trở thành một nội dung quan trọng của cải cách giáo dục.
Xã hội hóa giáo dục có 3 nội dung chủ yếu:
Một là tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều
hình thức - học tập suốt đời.
Hai là vận động tồn dân chăm sóc thế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ giữa nhà
trường - gia đình - xã hội;
Ba là huy động sự đóng góp vật chất, tài chính, cơng sức của toàn xã hội
nhằm tăng cường cơ sở vật chất (CSVC) cho nhà trường.
Vì điều kiện thời gian, sáng kiến của tôi chỉ đi sâu nghiên cứu nội dung 3:
việc huy động các nguồn lực (Nhân lực, vật lực, tài chính) nhằm tăng cường
CSVC, cải tạo cảnh quan, khn viên nhà trường xanh-sạch-đẹp và an toàn.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu.
CSVC các cơ sở giáo dục ngày một được đầu tư để đáp ứng với yêu cầu của
Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, khi nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho giáo
dục vẫn cịn hạn hẹp thì việc huy động nguồn lực của nhân dân, của toàn xã hội
để đẩy mạnh XHHGD là rất cần thiết. Để làm tốt cơng việc này, cần có sự góp
sức của địa phương, của ngành và của cộng đồng, giúp nhà trường có điều kiện
xây dựng CSVC để làm thay đổi bộ mặt của nhà trường, đồng thời nâng cao chất
lượng giáo dục, giúp uy tín của trường được nâng lên. Song, làm sao để biện
pháp tuyên truyền huy động phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội đều
hướng về nhà trường bằng cả tâm huyết và lòng tự nguyện, làm sao để đẩy mạnh
công tác XHHGD trong nhà trường được duy trì thường xuyên, liên tục đồng
thời phải đảm bảo đúng luật, đúng quy định, làm sao để công tác XHHGD
không trở thành những vấn đề bức xúc, tạo dư luận xấu như một vài cơ sở giáo

dục trong những năm gần đây là cả vấn đề nan giải mà mỗi hiệu trưởng ở từng
đơn vị phải suy nghĩ và hành động. Từ thực tế của nhà trường CSVC cịn thiếu
nhiều, xuất phát từ lý do đó, tơi đã nghiên cứu kĩ “Thông tư 16/2018/TTBGDĐT ngày 03/8/2018 Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân”, tìm hiểu thực trạng của công tác XHHGD ở địa
phương, rút ra nguyên nhân của những tồn tại cũng như những ưu điểm trong
công tác huy động các nguồn lực để tăng cường CSVC, cải tạo cảnh quan nhà
trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Qua hai năm thực hiện công tác
XHHGD tại nhà trường, bản thân tôi đã cùng với ban giám hiệu nhà trường hoàn
2


thành xuất sắc nhiệm vụ. Vì vậy tơi đã chọn viết sáng kiến “Một số kinh
nghiệm trong công tác xã hội hoá giáo dục nhằm tăng cường CSVC để nâng
cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi” để cùng với đồng
nghiệp trao đổi, thảo luận về vấn đề XHHGD hiện nay ở các nhà trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, các văn bản, các quy định để đề
xuất một số giải pháp về công tác XHHGD ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp về việc đẩy mạnh công tác XHHGD ở trường THCS
Nguyễn Văn Trỗi từ năm học 2018- 2019 đến nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp này nhằm giúp thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài cụ thể: Phương pháp phân tích, tổng hợp đề tài; phương
pháp khái quát hoá các nhận định, độc lập.
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp này nhằm giúp thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng
cơ sở thực tiễn của đề tài cụ thể: Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
phương pháp lấy ý kiến kinh nghiệm đồng nghiệp.

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Xã hội hoá giáo dục là gì?
XHHGD là huy động mọi nguồn lực của tồn xã hội cùng tham gia vào
quá trình giáo dục, đa dạng hố các loại hình giáo dục, tạo ra phong trào học tập,
xây dựng một xã hội học tập để mọi người dân cùng được hưởng thụ các thành
quả do hoạt động giáo dục đem lại.
XHHGD một mặt là quá trình nâng cao vai trị định hướng, chỉ đạo, quản
lí và đầu tư của Nhà nước mặt khác là việc huy động sự tham gia đóng góp của
nhân dân, của toàn xã hội cho phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo để huy
động sự đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực cho Giáo dục và Đào tạo.
Đó chính là huy động XHHGD.
XHHGD gồm 2 thành phần chính đó là: Xây dựng một xã hội học tập
trong đó mọi người học tập thường xuyên, học tập suốt đời và huy động các
nguồn lực trong xã hội tham gia đóng góp cho giáo dục.
XHHGD đem lại nhiều lợi ích. Thứ nhất là nó tạo ra một phong trào học
tập sâu rộng trong xã hội dưới nhiều hình thức, thực hiện học tập suốt đời để
người dân làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho
Việt Nam trở thành một xã hội học tập. Thứ hai là xã hội hóa giáo dục sẽ phát
huy mọi tiềm năng trong xã hội về vật chất, trí tuệ, khoa học kĩ thuật, huy động
sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục với các mức độ khác nhau
giúp giáo dục đạt quy mô rộng, tốc độ lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát
triển và tiến bộ giáo dục. Thứ ba là xã hội hóa giáo dục là một giải pháp quan
trọng để thực hiện chính sách cơng bằng xã hội trong chiến lược kinh tế – xã hội
3


của Đảng và nhà nước. Công bằng không chỉ trong việc hưởng thụ (Người dân
được Nhà nước và xã hội chăm lo) mà cịn trong việc đóng góp, cống hiến cho
xã hội theo khả năng thực tế của từng người, từng địa phương.

Thực tế trong những năm học vừa qua, cơng tác xã hội hố đã đem lại
luồng sinh khí mới cho giáo dục: Bộ mặt của các cơ sở giáo dục đã có những
bước chuyển biến rõ rệt, điều kiện CSVC, khn viên trường lớp, chất lượng
giáo dục vì thế mà cũng được nâng lên; Mối quan hệ giữa nhà trường và phụ
huynh học sinh càng thêm gắn kết, tin cậy lẫn nhau. Phụ huynh học sinh tin
tưởng vào nhà trường, quan tâm đến các hoạt động giáo dục của con em. Hiệu
quả từ cơng tác xã hội hố đến nay là không thể phủ nhận nhưng bên cạnh đó
cơng tác xã hội hố cũng bị một vài cơ sở giáo dục đã biến tướng thành vấn đề
bức xúc trong dư luận đó là tình trạng thiếu dân chủ, bàn bạc; thiếu sự công
khai, minh bạch; thiếu đồng thuận, không tuân thủ các quy định của nhà nước về
công tác vận động XHHGD. Dẫn tới hiện tượng lạm thu, thu sai quy định…dẫn
tới có những luồng dư luận khơng tốt trong công tác XHHGD.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi là một trường thuộc thành phố Thanh
Hóa, nhưng do đã được xây dựng từ lâu nên các điều kiện phục vụ cho hoạt
động dạy và học còn thiếu thốn; khn viên trường lớp, các cơng trình phụ trợ,
các phịng chức năng chưa có; việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà
trường còn bị chi phối bởi các điều kiện CSVC hiện có; sự quan tâm của phụ
huynh đến chất lượng giáo dục của nhà trường và quan tâm đến điều kiện học
tập của con em vì thế cũng giảm sút.
Là một trường trong trung tâm thành phố nhưng do đã lâu chưa được đầu
tư, nên CSVC, trang thiết bị dạy học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ tốt
cho giáo viên và học sinh như: bàn ghế gỗ ép đã đến thời kỳ phồng rộp; đồ
dùng, thiết bị thí nghiệm đã cũ và hỏng; sân chơi, bãi tập chưa có, các phịng học
thực hành, phịng chức năng cịn thiếu; dàn máy tính phục vụ cho dạy học tin
học đã cũ, hay hỏng; khuôn viên trường lớp chưa đảm bảo xanh - sạch - đẹp; Hệ
thống điện, quạt chưa thực sự an toàn, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học
còn thiếu, tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh chưa phong phú.
Nhìn chung thời gian này cơng tác xã hội hố giáo dục cịn gặp nhiều khó
khăn do hạn chế về công tác tuyên truyền dẫn tới một bộ phận không nhỏ quần

chúng nhân dân, cán bộ Đảng viên chưa nhận thức đúng đắn quan điểm của
Đảng, Nhà nước về XHHGD. Đảng ủy, chính quyền địa phương chưa có những
văn bản cụ thể về việc phát triển giáo dục, sức lan tỏa cịn hạn chế. Vì vậy các tổ
chức đồn thể và nhân dân trên địa bàn chưa có nhiều đóng góp lớn cho việc xây
dựng và phát triển nhà trường.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng qua
Xuất phát từ thực tế đó mà tơi đã có suy nghĩ: Nhân dân trong phường tuy
đời sống kinh tế đa số chưa phải là khá giả nhưng họ sẵn sàng đầu tư cho con em
họ nếu thấy hiệu quả và tin cậy. Nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường, của
địa phương là một hiệu trưởng, tôi suy nghĩ nếu chỉ trông chờ vào ngân sách nhà
4


nước cấp thì chưa biết đến lúc nào nhà trường mới có được một cơ ngơi khang
trang cho thầy và trò dạy – học, mà phải biết dựa vào dân, khai thác sự đóng góp
của mọi tổ chức cá nhân và các nhà hảo tâm trên địa bàn để tăng cường CSVC,
cải tạo cảnh quan nhà trường. Từ suy nghĩ đó, tơi đã chủ động xây dựng kế
hoạch cụ thể về cơng tác XHHGD: Mục tiêu huy động là gì? Đối tượng huy
động? Thời gian huy động? Xác định ai là vai trị chủ thể huy động? Từ đó, họp
cấp ủy – lãnh đạo nhà trường, thống nhất trong hội đồng sư phạm, họp trao đổi
thống nhất với Hội Cha mẹ học sinh (CMHS) trong nhà trường và trình duyệt,
xin chủ trương của Đảng uỷ, chính quyền, các tổ chức đồn thể ở địa phương và
phịng GD&ĐT thành phố. Được sự nhất trí, ủng hộ của chính quyền địa phương
và phòng GD&ĐT thành phố, Hội CMHS từ năm học 2018-2019 nhà trường đã
triển khai thực hiện công tác XHHGD với những giải pháp cụ thể và bước đầu
đạt kết quả đáng khích lệ.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền

Là một hiệu trưởng, tôi nhận thức được mục đích của việc tuyên truyền
phải làm sao để mọi người hiểu ra rằng: Nếu toàn xã hội và các gia đình quan
tâm với cơng tác XHHGD thì con em họ được hưởng môi trường giáo dục tốt
hơn. Việc tuyên truyền phải là một chủ trương đúng đắn với ý nghĩa tất cả những
gì tốt đẹp nhất đều dành cho thế hệ trẻ, cải thiện điều kiện học tập của học sinh,
đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò.v.v. Tuyên truyền sâu rộng đến
tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường để họ sẽ hiểu ra rằng
nếu thiếu thốn trang thiết bị dạy học, mơi trường sư phạm khơng đảm bảo thì
hiệu quả công tác giảng dạy sẽ không cao, chất lượng giáo dục thấp, uy tín nhà
trường sẽ bị giảm đi. Ngược lại, nếu nhà trường có điều kiện tốt thì bản thân mỗi
cán bộ giáo viên, nhân viên sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong công việc, hiệu quả
công tác cao hơn, uy tín nhờ đó mà được nhân lên
Nội dung tuyên truyền là chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước, của
UBND tỉnh, thành phố…về công tác XHHGD. Tuyên truyền ý nghĩa của cơng tác
XHHGD với tồn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, với phụ huynh học sinh (PHHS)
để từ đó thấy được tầm quan trọng của cơng tác XHHGD đối với sự nghiệp giáo
dục và đào tạo nói chung và sự phát triển của nhà trường nói riêng. Để mọi người
hiểu rằng sự nghiệp giáo dục không chỉ là nhiệm vụ riêng của nhà trường mà đó là
nhiệm vụ chung của tồn xã hội trong đó nhà trường có vai trị chính.
Tơi thường xun cập nhật thơng tin, quán triệt các quan điểm, đường lối,
nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền về cơng tác XHHGD.
Họp định kỳ chi bộ vào đầu tháng tổ chức tuyên truyền, giao trách nhiệm cho các
tổ chức trong nhà trường, các Đảng viên cùng thực hiện tốt công tác tuyên truyền.
Tôi xây dựng kế hoạch về công tác XHHGD cụ thể, chi tiết theo từng năm
học. Tổ chức họp tham khảo ý kiến giáo viên để đưa ra những biện pháp cụ thể,
phân công rõ nhiệm vụ cho từng bộ phận để triển khai thực hiện. Đối với cán bộ,
giáo viên, nhân viên trong nhà trường: Thông qua các buổi họp hội đồng, họp
chuyên môn nhà trường, tổ chức tuyên truyền, nêu rõ chủ trương mục đích huy
động XHHGD, xây dựng nội dung cụ thể chi tiết cho giáo viên khi triển khai tới
từng PHHS thông qua các buổi họp định kỳ trong năm, giáo viên lắng nghe phản

5


hồi của PHHS tổng hợp những ý kiến chung nhất để xây dựng kế hoạch thực
hiện sau đó thơng báo lại cho ban đại diện Cha mẹ các lớp để tạo được sự đồng
thuận cao nhất. Đối với lãnh đạo, nhân dân địa phương, các đơn vị trên địa bàn:
Tạo mối quan hệ thật tốt với lãnh đạo địa phương, tổ chức tốt họp thống nhất về
công tác phối hợp giữa nhà trường với UBND phường đúng định kỳ, xây dựng
nghị quyết thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường. Thu
thập ý kiến đóng góp của mọi lực lượng xã hội, để thể hiện trách nhiệm của xã
hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Duy trì thường xuyên liên tục, sinh
động, đa dạng và có hiệu quả việc tuyên truyền các chủ trương, nội dung
XHHGD của Đảng và Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông
qua các đợt sơ, tổng kết đồn thể mời dự, tơi tranh thủ kêu gọi sự đóng góp của
cộng đồng, phân tích cặn kẽ các chủ trương huy động của nhà trường, nâng cao
ý thức trách nhiệm của mỗi người dân và cộng đồng xã hội trong việc chăm lo
phát triển giáo dục.
Biện pháp 2: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương
Tơi xác định nếu có sự nhất trí của lãnh đạo địa phương sẽ giúp cho công
việc của nhà trường được thuận lợi và ngược lại lãnh đạo sẽ tin tưởng vào nhà
trường. Làm tốt công tác tham mưu sẽ giúp cho cơng tác XHHGD của nhà
trường có được cơ sở pháp lý trong quá trình thực hiện và kế hoạch XHHGD
được tổ chức bài bản và có hiệu quả hơn.
Từ đó, tơi thường xun và kịp thời cung cấp những thơng tin về cơng tác
giáo dục nói chung và các chủ trương XHHGD của Đảng, Nhà nước, Chính phủ,
Tỉnh và của ngành đến UBND phường. Tạo uy tín thơng qua các hoạt động giáo
dục, những kết quả đạt được của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trên
các mặt hoạt động. Tham mưu về công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia,
quy hoạch khuôn viên trường, tham mưu về xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo
cảnh quan nhà trường… Tham mưu phải được thể hiện bằng các nghị quyết của

nhà trường, quyết định của UBND phường và của ngành giáo dục mới được phụ
huynh học sinh và nhân dân ủng hộ và là căn cứ pháp lý để nhà trường thực hiện
có hiệu quả.
Để tham mưu đạt hiệu quả, tôi thống nhất trong ban giám hiệu xây dựng
kế hoạch tham mưu trên lĩnh vực mà nhà trường đang gặp khó khăn ví dụ như:
Làm lại sân trường, cầu thang phụ khu phòng học ba tầng, cảnh quan nhà
trường, làm nhà xe giáo viên và học sinh, xây khu vệ sinh học sinh, cải tạo
khuôn viên trường lớp học, xây hệ thống cống rãnh và tường rào, bàn ghế mới
học sinh… Trước khi tham mưu, lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch về
công tác XHHGD của nhà trường trong một năm học. Kế hoạch cụ thể, đặc biệt
là các biện pháp thực hiện. Tôi mời cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm
trường, gặp gỡ giáo viên nhà trường. Định kỳ họp giao ban Bí thư chi bộ tại
phường, tôi báo cáo kế hoạch XHHGD, báo cáo những vấn đề khó khăn về
CSVC của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ những vấn đế ngồi tầm tay
của nhà trường. Tơi ln chủ động tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính
quyền. Trong cơng tác tham mưu, phải kiên trì, tham mưu một lần chưa được thì
lặp lại nhiều lần.
6


Biện pháp 3: Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền
và nhân dân thơng qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà trường
Sự tạo lập uy tín của nhà trường bằng chính nội lực của nhà trường và sự
phấn đấu của mỗi thầy, cô giáo trong q trình giảng dạy. Tạo một bầu khơng
khí ở nhà trường thật vui tươi phấn khởi, để học sinh mỗi ngày đến trường được
học, được vui chơi một cách thoải mái và tiếp thu bài học có hiệu quả. Phải xây
dựng cho mỗi giáo viên trong giảng dạy học trị, phải giảng dạy bằng cả tình
thương và trách nhiệm của mình, để học sinh có được tự tin hơn khi được đến
lớp đến trường.
Đối với nhà trường phải xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn,

gương mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết, chú trọng việc
dạy thật, học thật, chất lượng thật.
Thông báo kịp thời kết quả học tập của học sinh đến từng phụ huynh học
sinh và kết quả sau mỗi học kỳ, những thành tích nổi trội của học sinh đến ban
đại diện cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương. Đồng thời cũng thông báo kịp
thời những học sinh có những biểu hiện khơng tốt trong học tập và rèn luyện đến
PHHS biết, để PHHS có biện pháp phối hợp giáo dục những học sinh chậm tiến.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh để tạo niềm tin cho
PHHS. Niềm tin ấy chính là cơ sở quan trọng để cấp ủy chính quyền địa phương
ủng hộ. Để lấy lại và tạo được uy tín cao với PHHS và lãnh đạo địa phương, nhà
trường xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, gương mẫu trong đạo
đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết, xây dựng hệ thống chính trị trong
nhà trường vững mạnh. Mặt khác cần tập trung quan tâm vào mũi nhọn như giáo
viên giỏi, tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh hoàn thành chương trình THCS, hạn chế
học sinh có lực học yếu, học sinh lưu ban… nhằm khẳng định uy tín nhà trường
đây là yếu tố quan trọng để công tác XHHGD được triển khai có hiệu quả. Bên
cạnh đó nhà trường ln quan tâm đến ngun tắc lợi ích trong việc huy động
cộng đồng, biết tận dụng thời cơ và biết làm cho cộng đồng những việc làm có
ích dưới nhiều hình thức như: Chủ động tham gia các hoạt động của địa phương,
cơ quan đơn vị khi được yêu cầu đặc biệt là trong các dịp lễ, hội, Tết, các đợt ra
qn tun truyền vừa tạo được khơng khí sơi động trong các hoạt động văn hóa
văn nghệ của đơn vị, vừa tạo được mối quan hệ mật thiết với đồn thể, chính
quyền địa phương, vừa tạo cho học sinh thêm gắn bó với quê hương đất nước.
Biện pháp 4: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN)
GVCN có vai trị quan trọng trong việc kết hợp giữa phụ huynh học sinh
và nhà trường, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Vì vậy, việc bố
trí giáo viên làm tốt cơng tác chủ nhiệm tạo uy tín cao đối với PHHS là điều
kiện tốt để phụ huynh đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường. GVCN còn là
người cố vấn trong thực hiện công tác XHHGD, đồng thời là người đứng ra phối
hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường.

Để làm tốt công tác XHHGD, GVCN phải nắm vững chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước, các kế hoạch của nhà trường về công tác XHHGD để
làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh và học sinh. Tăng cường hoạt động
của hội đồng chủ nhiệm, thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề, chú trọng
việc bồi dưỡng giáo viên làm công tác chủ nhiệm, phân cơng các giáo viên có
7


kinh nghiệm tham gia công tác chủ nhiệm. GVCN phải nắm những thơng tin
khái qt về gia đình học sinh như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh
kinh tế gia đình, giáo dục của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái.
Việc tìm hiểu này sẽ giúp GVCN kết hợp tốt với gia đình trong cơng tác giáo
dục tồn diện cho học sinh góp phần thực hiện tốt công tác XHHGD.
Thực hiện tốt cam kết giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Theo Luật Giáo
dục quy định “Nhà trường phối hợp với chính quyền, đồn thể địa phương, Ban
đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan
nhằm huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà
trường; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an
tồn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh; tạo điều kiện
để học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh phù
hợp với lứa tuổi”. Cần thực hiện tốt việc phân cơng giáo viên chủ nhiệm, lựa
chọn những người có phẩm chất và năng lực tốt, nhiệt tình và có tinh thần trách
nhiệm cao trong công việc. Thường xuyên kiểm tra công tác chủ nhiệm thông
qua hồ sơ, sổ sách, thông qua trao đổi thông tin với giáo viên bộ môn, học sinh
và phụ huynh để kịp thời điều chỉnh. Yêu cầu GVCN và phụ huynh cần chọn lựa
được ban đại diện cha mẹ học sinh từ các lớp là những người có uy tín, nhiệt
tình để cùng xây dựng nhà trường, là những người phối kết hợp tốt nhất trong
việc thực hiện cách tốt nhất và giúp nhà trường trong tun truyền đến tồn thể
phụ huynh về cơng tác XHHGD.

Mặt khác GVCN cần quan tâm chú trọng việc liên lạc giữa GVCN với
PHHS thông qua sổ liên lạc điện tử, thông qua trao đổi điện thoại, trao đổi trực
tiếp. Tìm hiểu nguyện vọng phụ huynh, chia sẻ với phụ huynh về tình hình học
tập của học sinh, nêu rõ những cố gắng của giáo viên và nhà trường đã giúp đỡ
học sinh. Đưa ra những biện pháp cụ thể đề nghị gia đình và nhà trường cùng
quan tâm đồng bộ thực hiện đem lại sự tiến bộ của học sinh. GVCN thường
xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn và các tổ chức khác trong nhà trường về
tình hình của lớp, của từng học sinh để có thể thơng tin kịp thời và chính xác
nhất đến phụ huynh học sinh để tạo được niềm tin của gia đình đối với GVCN.
Từ tạo niềm tin đó phụ huynh học sinh sẽ tích cực ủng hộ cơng tác XHHGD để
con em họ có mơi trường giáo dục tốt nhất để học tập và rèn luyện.
GVCN thường xuyên báo cáo với Ban giám hiệu những góp ý của phụ
huynh học sinh về các hoạt động của nhà trường như hoạt động dạy – học, hoạt
động ngoại khóa, cơng tác XHHGD, cơng tác tuyên truyền…để nhà trường nắm
bắt kịp thời và điều chỉnh cho phù hợp nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn
chế những mặt yếu. Ngoài ra GVCN phải thường xuyên học tập nâng cao trình
độ chun mơn nghiệp vụ, trao dồi đạo đức nhà giáo để xứng đáng là tấm gương
tốt cho học sinh noi theo, tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh.
Biện pháp 5: Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn
hố, mơi trường giáo dục lành mạnh và là một đơn vị kiểu mẫu
Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc huy động
XHHGD là xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp, làm sao để nhà
trường thật sự là môi trường giáo dục, để học sinh “Đi học là hạnh phúc, mỗi
8


ngày đến trường là một ngày vui”. Giáo dục nhà trường giữ vai trị chủ đạo vì
nó định hướng cho tồn bộ q trình giáo dục hình thành nhân cách của học
sinh, khai thác có chọn lọc những tác động tích cực và ngăn chặn những tác
động tiêu cực từ gia đình và xã hội. Từ đó phụ huynh học sinh tin tưởng và yên

tâm khi cho con học tập tại trường.
Tổ chức sắp xếp, tu sửa khuôn viên của nhà trường xanh-sạch-đẹp giúp
cho học sinh có tinh thần học tập tốt. Tạo nên bầu khơng khí giáo dục trong tồn
trường và ở mỗi lớp học, hình thành nên một phong cách sinh hoạt của nhà
trường, biểu hiện cụ thể như: Nền nếp tốt, vệ sinh sạch sẽ, phong trào thi đua sôi
nổi. Xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong trường: giữa thầy với
thầy, giữa thầy với trò, giữa học sinh với nhau. Trong các mối quan hệ phải thực
sự đúng mực, hài hòa; giáo viên thương yêu tôn trọng học sinh. Xây dựng đúng
nghĩa “Trường học thân thiện – học sinh tích cực”. Học sinh u mến và tin
tưởng thầy cơ. Học sinh đồn kết, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, khơng nói
tục chửi bậy, không tham gia vào tệ nạn xã hội.
Tổ chức họp tham khảo ý kiến hội đồng giáo dục để đưa ra những quy
định cụ thể về nội quy nhà trường, nhiệm vụ của học sinh, dựa trên cơ sở Luật
Giáo dục và Điều lệ trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Xây dựng
kế hoạch huy động sự đóng góp của phụ huynh và các tổ chức để cải tạo cảnh
quan sư phạm: trồng cây xanh, cây cảnh, trang trí các khẩu hiệu, tranh ảnh, nội
quy của từng phòng học và trong khu vực trường.
Chú trọng đầu tư xây dựng sân chơi, bãi tập, để các em có chỗ vui chơi.
Chăm lo xây dựng bồn hoa, cây cảnh, vườn trường, chú trọng công tác vệ sinh
để nhà trường thực sự xanh sạch đẹp. Nhờ đó mới thu hút được sự chú ý và ủng
hộ của chính quyền địa phương, của PHHS và các nhà hảo tâm quan tâm đến
giáo dục. Tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục giữa các tập thể
và cá nhân, nhằn tạo sự chuyển biến cả về nhận thức và hành động, góp phần
hạn chế và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực. Thành lập đội văn nghệ, duy trì tốt
cơng tác tập luyện với nhiều nội dung phong phú, đặc biệt dành nhiều nội dung
cho những tiết mục mang làn điệu dân ca. Tổ chức cho các em biểu diễn nhân
dịp các ngày lễ, các hội diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn tạo cho học
sinh sân chơi lành mạnh góp phần giáo dục tồn diện học sinh. Xây dựng lớp
học thân thiện, sưu tầm tranh ảnh, cây xanh để trang trí lớp học xanh, sạch, đẹp
và được duy trì trong suốt năm học.

Biện pháp 6: Huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực
huy động từ sự đóng góp của CMHS, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm,
các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương
Ngồi chế độ quy định về các khoản thu của nhà nước, nhà trường họp
bàn với ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp về những cơng việc, những cơng
trình mà nhà trường đang cần đầu tư để thảo luận đề xuất xin chủ trương của các
cấp quản lý từ đó để xây dựng kế hoạch, đối tượng huy động, hình thức huy
động, người thụ hưởng, dự kiến nguồn lực huy động, thời gian hồn thành, đối
tượng giám sát, chế độ thơng tin báo cáo...
Song song với việc huy động nguồn lực, quản lý chặt chẽ các nguồn lực
được huy động là khâu quan trọng nhằm bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm
9


kinh phí. Nhà trường củng cố vai trị của ban đại diện CMHS, ban đại diện
CMHS trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động cùng nhà trường. Ban đại
diện giám sát các nguồn huy động việc chi và sử dụng vào các mục đích cơng
khai rõ ràng, hàng năm tổng kết đánh giá các mặt mạnh mặt yếu, đề ra giải pháp
khắc phục, thông báo trong cuộc họp phụ huynh toàn trường. Huy động sức
mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hoá giáo dục.
Hiệu trưởng cùng với Ban đại diện Hội CMHS cùng làm tốt cơng tác xã
hội hố giáo dục, Hiệu trưởng phải tìm thấy cái gì là mối quan tâm nhất, ưu tiên
nhất cần huy động để xây dựng. Người Hiệu trưởng phải có năng lực tổ chức,
tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh của các tổ chức, của mọi lực lượng xã hội.
Trong thực tế, Hiệu trưởng nào có đầu óc tổ chức, năng động, sáng tạo, biết phát
hiện, huy động, sử dụng các lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành,
khai thác được các tiềm năng trong xã hội, sử dụng đúng người, đúng việc thì ở
đó nhà trường phát triển mạnh mẽ và công tác XHHGD cũng thu được nhiều kết
quả tốt đẹp. Huy động sự đóng góp về tài chính, vật lực của các cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp, các hộ dân đóng trên địa bàn, các nhà hảo tâm, các tổ chức từ

thiện ... Cũng với mục đích tăng cường thêm CSVC, các điều kiện phục vụ dạy
và học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Để làm được việc này, tơi tranh
thủ những mối quan hệ, tìm cơ hội để có cơ hội trao đổi với họ về kế hoạch phát
triển của nhà trường thơng qua đó sẽ kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của họ cho các
vấn đề liên quan đến giáo dục của nhà trường.
Thực hiện công khai minh bạch các khoản huy động để cho phụ huynh
học sinh biết và cùng với ban đại diện CMHS, xây dựng kế hoạch sử dụng hợp
lý và có hiệu quả các nguồn thu từ XHHGD.
Biện pháp 7: Triển khai cơng tác XHHGD đúng quy định
Trong q trình triển khai, tổ chức thực hiện tôi rút ra kinh nghiệm trong
công tác XHHGD một mặt phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo uy
tín với các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, các hộ dân
đóng trên địa bàn và PHHS trong nhà trường mặt khác đó là phải làm đúng quy
định. Qua nhiều năm thực hiện tôi rút ra các bước triển khai công tác XHHGD
như sau:
- Bước đầu tiên trong công tác XHHGD đó chính là xác định mục đích
của việc huy động nguồn lực xã hội hoá (trả lời cho câu hỏi để làm gì?)
- Bước thứ hai là xác định nội dung vận động, đối tượng thụ hưởng (trả
lời cho câu hỏi vận động cái gì? Ai thụ hưởng?).
- Bước thứ ba là dự kiến giá trị vận động.
- Bước thứ tư là xác định đối tượng vận động.
- Bước thứ năm là xác định mức vận động.
- Bước thứ sáu là xác định thời gian vận động.
- Bước thứ bảy là xác định phương thức vận động.
- Bước thứ tám là yêu cầu về chất lượng sản phẩm, công trình.
- Bước thứ chín là tổ chức tiếp nhận ủng hộ và tài trợ của các tập thể, cá nhân.
- Bước thứ mười là bàn giao, nhận cơng trình; vinh danh tập thể, cá nhân
trong việc tham gia công tác XHHGD của nhà trường.
10



- Bước thứ mười một là yêu cầu về thực hiện và thanh toán, quyết toán
theo quy định của nhà nước.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
và với nhà trường
Sau 2 năm áp dụng thực hiện các biện pháp trên, nhờ làm tốt công tác
tham mưu với UBND phường Ngọc Trạo mà nhà trường đã được thành phố đầu
tư cải tạo, xây mới khu phòng học 4 tầng (đầy đủ các phòng học và phòng chức
năng), mặt khác nhà trường đã huy động XHHGD để hồn thiện một số cơng
trình như: Xây mới tường rào, xây được 1 nhà vệ sinh cho học sinh, 1 nhà xe
cho cán bộ giáo viên, 1 nhà xe học sinh, quy hoạch lại sân chơi, bãi tập, bổ sung
bàn ghế cho học sinh, cải tạo lại toàn bộ khn viên sân trường với cây bóng
mát, bồn hoa cây cảnh đảm bảo xanh, sạch, đẹp.
Cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường cũng đã tự nguyện ủng hộ
tiền sơn tồn bộ mặt ngồi khu phịng học 3 tầng cho học sinh với số tiền:
26.000.000đ (Hai mươi sau triệu đồng).
Cơng ty than Thanh Hóa tặng 25 bộ bàn ghế học sinh 2 chỗ ngồi.
Cơng ty Bia Thanh Hóa tặng 2 máy chiếu đa năng.
Công ty Môi trường Thanh Hóa tặng cây xanh, đèn cao áp cổng trường.
Chính từ việc nhà trường được đảm bảo về cơ sở vật chất, điều kiện, môi
trường dạy và học được nâng cao nên chất lượng giáo dục của nhà trường ngày
càng cao. Cụ thể:
Hạnh kiểm (%)

Văn hóa đại trà (%)

Năm học
Tốt

Khá


Giỏi

Khá

TB

Yếu

Số HS giỏi

HS
TN
Thành
Trường
Tỉnh %
phố

TB

Yếu

2017-2018 90.54 9.46

0

0

25.62 47.44 22.61 1.34


147

43

4

100

2018-2019 95.32 4.68

0

0

28.48 48.39 21.47 1.67

165

24

2

100

Được sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự nhiệt tình và tâm
huyết của hội cha mẹ học sinh, sự quan tâm ủng hộ của nhân dân địa phương,
các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể mà đến năm 2020 nhà trường đã đảm
bảo các điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ tốt cho công tác dạy và học. Trên
cơ sở các điều kiện đã đạt được nhà trường đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ
1, đạt kiểm định chất lượng mức độ 2 vào tháng 02/2020. Đây là niềm vui của

không chỉ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong tồn trường mà cịn là
niềm vui của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Ngọc Trạo. Từ đây
đánh dấu một mốc mới trong sự phát triển của nhà trường, các thầy cô và các em
được hưởng một môi trường giáo dục tốt để công tác và học tập.
Trước những kết quả đạt được bước đầu như vậy nên thầy trị càng phấn
khởi hơn, nhiệt tình hơn trong giảng dạy và học tập. Lãnh đạo địa phương,
PHHS và nhân dân địa phương phấn khởi và tin tưởng vào nhà trường, ngày
càng phối kết hợp tốt với nhà trường trong việc chăm lo xây dựng CSVC, cảnh
quan sư phạm để con em họ có mơi trường học tập tốt nhất
3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận
11


Muốn làm tốt công tác huy động XHHGD trước hết phải làm tốt cơng tác
tun truyền bằng chính nội lực của mình, phải tạo uy tín với cộng đồng bằng
việc nâng cao chất lượng giáo dục, quan tâm chăm lo đến mọi đối tượng học
sinh, đồng thời phải chăm lo đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học tạo
được môi trường học tập cho học sinh mới được phụ huynh và cộng đồng quan
tâm ủng hộ có như vậy công tác XHHGD mới được lâu bền và liên tục, đặc biệt
phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: Phải làm rõ được lợi ích của việc huy động;
Phải phân định rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi bên; Phải đảm bảo thực hiện tốt
công tác dân chủ; Huy động phải dựa vào khuôn khổ luật pháp quy định: Cần có
sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa phương và ngành giáo dục, “nhà trường gắn
liền với xã hội”. Tuân thủ ngun tắc cơng khai, minh bạch, thanh quyết tốn
theo đúng quy định. Nếu khơng biết kết hợp tốt thì mọi kết quả chỉ đi theo qui
tắc một chiều không hiệu quả. Mặt khác, mỗi nhà giáo có mối quan hệ xã hội rất
rộng bởi vì họ có rất nhiều cha mẹ học sinh. Nếu mỗi giáo viên chủ nhiệm làm
tốt vai trị trách nhiệm của mình, coi học sinh như chính con em ruột thịt của
mình từ đó PHHS lại càng yên tâm, lại càng tin tưởng khi giao tương lai của con

mình cho nhà trường. Đó chính là những yếu tố làm nên thắng lợi của công tác
huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường. Như vậy qua
thực tế, công tác XHHGD ở mỗi nhà trường là rất cần thiết, nếu biết phát huy
các nguồn lực nhà trường sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, các thầy cô giáo
yên tâm công tác và tâm huyết với nghề, học sinh hăng hái đến trường. Tạo
khơng khí thi đua sơi nổi ngày càng có chất lượng và hiệu quả, góp phần quan
trọng nâng cao thành tích của nhà trường. Đúng như lời Bác Hồ từng dạy: “Dễ
trăm lần khơng dân cũng chịu, Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
3.2. Kiến nghị
Mỗi nhà trường phải nâng cao chất lượng trong công tác tham mưu với
cấp uỷ, chính quyền địa phương. Trên cơ sở cấp uỷ ra các nghị quyết về giáo
dục để giúp uỷ ban nhân dân chỉ đạo, huy động các lực lượng của tồn xã hội
vào cơng tác XHHGD.
Nâng cao uy tín, năng lực của người Hiệu trưởng: Uy tín của Hiệu trưởng
trong cơng tác XHHGD là rất quan trọng. Vì vậy, phải thường xuyên tự bồi
dưỡng để làm tốt vài trò đầu mối của mình trong mơi trường xã hội địa phương.
Hiệu trưởng có uy tín, có năng lực là nguồn kích thích cho sự tham gia của cộng
đồng trong cơng tác xã hội hoá giáo dục.
Biết xử lý các nguồn vốn hiệu quả, động viên, khích lệ nhân dân đóng góp
xây dựng CSVC trường học. Biết chọn lựa thành lập Ban quản lý, giám sát cơng
trình được nhân dân tín nhiệm, tin tưởng để kiểm tra, giám sát công việc trong
quá trình xây dựng.
Những kết quả trên là sự nỗ lực, đồng lịng, chung tay, góp sức của tập thể
thầy và trò Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi là kết quả sự quan tâm của các cấp
các ngành, của từng người dân xã thiết tha với sự nghiệp giáo dục.
Trên đây là một số biện pháp tổ chức có hiệu quả cơng tác XHHGD nhằm
tăng cường CSVC phục vụ công tác nâng cao chất lượng giáo dục ở trường
THCS Nguyễn Văn Trỗi mà qua thực tế chỉ đạo nhà trường tôi đã đúc kết kinh
12



nghiệm và áp dụng có hiệu quả, đã đem lại kết quả đáng khích lệ trong 2 năm
học vừa qua.
Nhưng dù sao đó cũng chỉ là kinh nghiệm của cá nhân tôi, chắc chắn sáng
kiến này không tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong được sự góp ý của các
cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn nữa trong cơng tác xã
hội hố giáo dục trong nhà trường.
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU

Ngọc Trạo, ngày 29 tháng 5 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người viết sáng kiến

Chu Thị Hường

13



×