Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Một số kinh nghiệm giáo dục trí tuệ cảm xúc (EQ) cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.58 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CẢM XÚC (EQ)
CHO HỌC SINH THPT QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Người thực hiện: Lê Thị Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác Chủ nhiệm

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:...........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:....................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:......................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:......................6
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề:..........................................................................................................................
8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:.......................................................................12


3. Kết luận, kiến nghị
3.1.

Kết

luận:.......................................................................................................15
3.2.
nghiệm:................................................................................................16

Kiến


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong cuộc sống, con người đã tác động đến thế giới khách quan cải tạo thế
giới, cải tạo xã hội nhằm phục vụ đời sống, đồng thời cải tạo chính bản thân
mình. Bên cạnh đó, con người còn tỏ thái độ của mình với thế giới. Khi thỏa
mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu của bản thân, con người cũng có những
cảm xúc tương ứng. Sự biểu lộ những rung động, những thái độ của con người
đối với sự vật, hiện tượng đó gọi là cảm xúc.
Trong bối cảnh biến đổi không ngừng của thế giới hiện nay, con người chúng
ta đã và đang chịu tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm nhất là ở
lứa tuổi học sinh THPT- lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu
ước mơ ham hiểu biết, thích tìm tòi, thích khám phá, song còn thiếu hiểu biết
sâu sắc về xã hội, chưa có nhiều kinh nghiệm sống để đứng vững trước những
thay đổi không ngừng của xã hội. Các em dễ bị lôi kéo, kích động, sa ngã, bắt
trước thói hư tật xấu. Ở lứa tuổi này, nếu được trang bị đầy đủ kiến thức và giáo
dục đúng phương pháp các em sẽ có khả năng giao tiếp tốt, có thể bình tĩnh và
đưa ra quyết định đúng đắn trong bất kì tình huống khó khăn nào. Nhưng nếu
không được định hướng đúng các em có thể lầm đường, lạc lối, hoặc chán nản,

bi quan, việc thiếu khả năng giao tiếp ứng xử là điều rất dễ xảy ra. Điều này liên
quan đến một năng lực xã hội hiện nay gọi là trí tuệ cảm xúc (viết tắt là EQ:
Emotional Quotient). Trong giai đoạn hiện nay, tình trạng bạo lực học đường có
xu hướng gia tăng, ý thức đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng đi
xuống. Đó là biểu hiện của tình trạng thiếu được quan tâm phát triển trí tuệ cảm
xúc. Để có được khả năng nhận biết, hiểu và truyền đạt cảm xúc thì học sinh
phải được học, được rèn luyện. Khác với IQ, EQ có thể tăng dần qua quá trình
học hỏi, tích lũy kinh nghiệm mỗi người. Vì vậy việc đưa giáo dục EQ vào
trường học trở nên vô cùng cần thiết, nhất là đối với học sinh THPT, lứa tuổi
đang hoàn thiện hành trang trước ngưỡng cửa cuộc đời. Chúng ta không chỉ
thuyết lí suông về trí tuệ cảm xúc, rao giảng EQ mà không đem lại hiệu quả thiết
thực.
1


Là một giáo viên, đặc biệt là người giáo viên chủ nhiệm, bản thân tôi ý thức
được vai trò quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục cảm xúc
trí tuệ cho học sinh. Bởi lớp học cũng chính là ngôi nhà thứ hai để các em hoàn
thiện nhân cách. Với mong muốn bản thân được hoàn thiện, muốn thông qua
một số hoạt động để dạy các em biết điều tiết các cảm xúc, biết cảm thông chia
sẻ, vượt khó, xử lí tình huống trong cuộc sống, để học sinh luôn cảm thấy đến
trường là một niềm vui, hạnh phúc , thấu cảm. Trong quá trình giảng dạy và làm
công tác chủ nhiệm tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu là:
“Một số kinh nghiệm giáo dục trí tuệ cảm xúc (EQ) cho học sinh THPT qua
công tác chủ nhiệm”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nội dung sáng kiến nhằm mục đích hướng tới giải quyết các vấn đề sau:
- Làm rõ vai trò, tác dụng của trí tuệ cảm xúc trong học tập và cuộc sống.
- Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh thông qua các giải pháp của giáo viên
chủ nhiệm.

- Nêu cao vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục cảm xúc trí
tuệ cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trí tuệ cảm xúc (EQ) của các em học sinh lớp 12A6 sẽ được giáo dục, phát
triển hơn sau khi áp dụng giải pháp của giáo viên chủ nhiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp quan sát .
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp thực nghiệm, so sánh, đúc rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2


a. Khái niệm về trí tuệ cảm xúc.
Cảm xúc là một hoạt động của trí tuệ, chịu sự chi phối và kiểm soát của trí
tuệ. Trí tuệ dẫn đường cho cảm xúc biểu hiện một cách hợp lí, giải phóng những
cảm xúc tiêu cực, hướng đến cảm xúc tích cực có lợi cho hành động của chủ thể
và những người xung quanh, làm thành động lực cho hoạt của chủ thể.
Daniel Goleman, Tâm lí gia người Mĩ, là tác giả cuốn “Emotional
Intelligence” một cuốn sách đột phá xuất hiện vào năm 1995. Ông đã chứng
minh được tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc EQ như sau: trí tuệ cảm xúc dự
đoán thành công trong tương lai. Bởi nó ảnh hưởng đến các mối quan hệ, sức
khỏe và chất lượng cuộc sống. Ông ước tính chỉ số IQ chỉ chiếm 20% các yếu tố
quyết định thành công trong cuộc đời, còn lại các yếu tố khác như EQ, tính khí,
nền tảng gia đình và sự may mắn thuần túy tạo nên sự cân bằng. Như vậy, các kĩ

năng xã hội, sự kiên trì, kiểm soát xung đột, cơ chế đối phó..., thuộc về EQ.
Tóm lại, trí tuệ cảm xúc (hay trí thông minh cảm xúc) là khả năng nhận biết
cảm xúc của bản thân, hiểu những gì người khác nói về mình và hiểu được cảm
xúc của mình ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào. Trí tuệ cảm xúc
còn liên quan đến nhận thức của bản thân về người khác: khi hiểu cảm xúc của
họ sẽ giúp con người quản lí các mối quan hệ hiệu quả hơn.
b. Các cấp độ và yếu tố cấu thành trí tuệ cảm xúc.
EQ gồm các cấp độ sau:
- Nhận biết cảm xúc: Nhận biết đúng cảm xúc của mình và cảm xúc của những
người xung quanh.
- Thấu hiểu được cảm xúc: Khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm xúc.
Đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy.
- Tạo ra cảm xúc: Khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người khác.
Thông qua đó biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác.
- Quản lý cảm xúc: Khả năng tự quản lí được cảm xúc của mình, cư xử hợp lí để
dễ dàng hòa đồng với tập thể.
EQ gồm các yếu tố cơ bản sau:

3


- Tự nhận thức: Cảm xúc ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của mình như thế
nào.
- Tự kiểm soát cảm xúc tiêu cực: Kiểm soát cảm xúc và hành vi bột phát và có
thể thích ứng với hoàn cảnh thay đổi.
- Thấu cảm (quản lí mối quan hệ): Cá nhân biết làm thế nào để phát triển và duy
trì mối quan hệ tốt và quản lí xung đột. Hiểu được cảm xúc, nhu cầu và mối
quan tâm của người khác dựa vào tín hiệu cảm xúc.
- Có niềm tin vào cuộc sống.
- Có các kĩ năng về xã hội (nhận thức xã hội): Nắm được các kiến thức về xã hội

và các kĩ năng: Thuyết trình, ra quyết định, giao tiếp, đàm phán, thương lượng,
giải quyết mâu thuẫn.
c. Vai trò, tác dụng của trí tuệ cảm xúc.
Các nhà nghiên cứu cho rằng trí thông minh cảm xúc (EQ) sẽ dự đoán thành
công trong cuộc sống tốt hơn sự thông minh trí tuệ (IQ). Theo báo cáo của Diễn
đàn kinh tế thế giới, trí thông minh cảm xúc sẽ là một trong 10 kĩ năng làm việc
hàng đầu. Nhiều nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng chỉ số EQ dự đoán sự
thành công, các mối quan hệ , sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mỗi người
trong tương lai. Tác giả cuốn Giác ngộ kinh doanh Shis Myers cũng đưa ra kết
luận như vậy. Tại nơi làm việc, xung quanh ông luôn là những đồng nghiệp rất
thông minh, nhưng bằng cách nào đó ông vẫn vượt lên trên họ. Nhiều năm sau,
con trai ông, một cậu bé được đánh giá xuất chúng với chỉ số IQ 145, cũng phải
nỗ lực hết sức mới thành công chứ không phải dễ dàng như nhiều người nghĩ.
Myers cho rằng sự thành công trong cuộc sống và kinh doanh là vấn đề của
“cảm xúc, mối quan hệ và tính cách chứ không đơn thuần là trí tuệ thông minh
ban đầu”.
Một cuộc khảo sát của Hiệp hội sức khỏe học sinh tại Mĩ cũng tiến hành
khảo sát trên 123.000 học sinh tại 153 trường năm 2013. Kết quả cho thấy hơn
một nửa số học sinh cảm thấy căng thẳng trong suốt năm học, 1/3 cho hay bị
trầm cảm nặng. Như vậy có thể thấy yếu tố cảm xúc sẽ ảnh hưởng nhiều tới kết
quả học tập, cũng như đời sống của các em.
4


Vậy trí tuệ cảm xúc có vai trò, tác dụng:
- Giúp phát triển khả năng lãnh đạo: Tăng khả năng ảnh hưởng và kết nối
nhóm.
- Giúp bản thân ít bị stress, có sức khỏe tốt, thành công trong công việc, cân
bằng công việc và cuộc sống.
- Giúp cho tổ chức thành công: Nhân viên có trí tuệ cảm xúc cao sẽ làm việc

hiệu quả hơn và đem lại thành công cho tổ chức.
- Giúp cho đội, nhóm gắn kết hòa hợp và làm việc có hiệu quả.
- Giúp gia đình hiểu nhau hơn và sống vui vẻ, hạnh phúc.
Chỉ số EQ cao sẽ giúp cho học sinh phát triển tốt kĩ năng giao tiếp, diễn đạt,
hòa đồng với bạn bè, thích ứng nhanh chóng với cuộc sống, biết cách cư xử và
xử lí tình huống hợp lí. Điều này sẽ tạo cho các em có một nền tảng tốt về nhân
cách cũng như các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống để có thể thành công vững
chắc sau này.
d. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục trí tuệ cảm xúc cho
học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có
đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học
hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật
chủ chốt là linh hồn của lớp học, người tập hợp dìu dắt giáo dục học sinh phấn
đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể
học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm vừa là thầy vừa là bạn của học trò.
Trong lớp, giáo viên chủ nhiệm là người để các em noi theo. Cách hành động
suy nghĩ, cư xử của giáo viên chủ nhiệm sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm
của học sinh và phụ huynh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau:
- Thay mặt hiệu trưởng quản lý một lớp học.
- Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết.
- Người tổ chức các hoạt động giáo dục trên lớp.
- Là cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh.
- Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục.
5


Như vậy giáo viên chủ nhiệm giữ một vai trò quan trọng giáo dục cảm xúc
trí tuệ cho học sinh. Là người đứng đầu tổ chức các hoạt động giáo dục trí tuệ
cảm xúc, là cầu nối của các em với gia đình, nhà trường. Lớp học là gia đình thứ

hai để các em có thể trưởng thành phát triển hoàn thiện nhân cách bản thân.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Một góc “tối” của cảm xúc trí tuệ.
Ở lứa tuổi học sinh, các em còn rất dễ bị tác động bởi các cảm xúc tiêu cực,
dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Hàng loạt những con số thống kê cho thấy tình hình tội phạm, bạo lực trong
nhà trường ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng tăng nhanh với biểu hiện
ngày càng đa dạng.
Một bộ phận nhỏ các em gây hấn, đánh nhau, chửi bới, lăng mạ nhau một
cách thiếu kiềm chế. Điều đáng nói nếu như trước đây, hiện tượng này thường
xảy ra ở nam sinh thì bây giờ hiện tượng phổ biến ở cả nữ sinh. Có khi các em
còn đưa những video bạo hành lên mạng xã hội một cách “hồn nhiên”, để lại
những hậu quả đáng tiếc. Đồng thời, ý thức của một bộ phận học sinh trong nhà
trường ngày càng đi xuống. Với việc tiếp xúc rộng rãi với mạng internet, sự phát
triển các trang mạng xã hội, một số học sinh dần “lệch chuẩn” trong suy nghĩ và
hành động. Các em sẵn sàng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực của mình mọi lúc
mọi nơi, với mọi đối tượng: bạn bè, gia đình, thầy cô. Mặt trái trên là biểu hiện
thiếu kiềm chế cảm xúc của những người trong cuộc. Nếu các em học sinh có trí
tuệ cảm xúc cao, biết cân bằng cảm xúc theo hướng tích cực thì chắc chắn các
em sẽ tìm được hướng giải quyết đúng đắn.
Bên cạnh đó, một số bệnh trầm cảm, mất cân bằng tâm lí cũng ngày càng
phát triển nhiều hơn ở lứa tuổi học trò, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi
đối mặt với những khó khăn hay vướng mắc nào đó trong học tập hay cuộc sống
gia đình, bè bạn, các em không biết tự điều chỉnh cảm xúc dẫn đến suy nghĩ tiêu
cực, trầm cảm...
Chính vì vậy, việc giáo dục về trí tuệ cảm xúc trong nhà trường trở nên vô
cùng cần thiết, nhất là đối với học sinh THPT.
6



b. Thực trạng lớp chủ nhiệm.
Chuyển công tác về trường Hoằng Hóa 4 được hai năm tôi được phân công
chủ nhiệm lớp 11A6 năm học 2018-2019 thay cho 1 đồng chí nghỉ sinh. Sau khi
tiếp nhận lớp chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy môn toán các em một thời gian,
tôi đã nắm được đặc điểm tình hình lớp như sau: Học sinh là con em nông thôn,
chất lượng đầu vào nằm ở gần tốp cuối của trường, sĩ số lớp là 43 nhưng có tới
24 nam, 19 nữ. Năm học 2017-2018 thứ tự thi của lớp là 26/32 của cả trường,
lớp không có những học sinh cá biệt nhưng điều tôi nhận thấy ở các em là: một
số em chưa biết kiềm chế cảm xúc bản thân, thể hiện khi mắc lỗi thầy cô nhắc
nhở các em vẫn chưa thực sự thấy lỗi sai của mình, vẫn còn hiện tượng nói năng
chưa lễ phép. Giao tiếp với cô thầy, bạn bè còn kém, các em chưa biết cách bày
tỏ cảm xúc của bản thân về sự biết ơn, xin lỗi... Trong lớp vẫn có những nhóm
chơi riêng biệt không có tiếng nói chung để xây dựng tập thể. Về vấn đề giới
tính một số bạn nam nữ vẫn nắm tay nhau trong lớp học rất “hồn nhiên”. Nhiều
bạn thực hiện nội qui trường lớp còn mang tính đối phó, lao động tập thể vẫn có
sự đùn đẩy trong công việc và chưa tự giác. Phần đa công việc của lớp các em
đều chưa biết cách xử lí khi vắng giáo viên chủ nhiêm. Sự kết nối giữa các em
và giáo viên còn rất xa lạ có sự “đề phòng”. Điều đó cũng không có gì là lạ bởi
tôi mới bắt đầu chủ nhiệm các em nên không thể ngày một ngày hai là có thể
quen thân được. Sau một thời gian chủ nhiệm bằng một số biện pháp và kinh
nghiệm tôi đã dần đưa lớp vào nề nếp và thực hiện tốt hơn nội qui của nhà
trường. Năm học này lớp tôi xếp thi đua ở vị trí thứ 16 trên tổng số 32 lớp. Tuy
đã có sự thay đổi trong thứ tự thi đua xong là một giáo viên chủ nhiệm trong tôi
vẫn luôn trăn trở tìm ra biện pháp giúp các em thực hiện tốt nề nếp nhưng vẫn
cảm thấy thoải mái, tự tin trong giao tiếp, thực hiện các nhiệm vụ tự giác, nhiệt
huyết trong công việc. Làm sao để tập thể đó gắn kết với nhau, nhận thức ra giá
trị của bản thân, xử lí được các tình huống trong cuộc sống, yêu thích môn học.
Điều quan trọng hơn nữa làm sao các em có sự kết nối với giáo viên, có thể nói
được tâm tư nguyện vọng cho giáo viên chủ nhiệm nghe và lớp học của tôi sẽ


7


trở thành một lớp học hạnh phúc hơn và tôi cũng hạnh phúc hơn trong lớp mình
chủ nhiệm để trí tuệ cảm xúc của học sinh được cải thiện và nâng cao.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Việc giáo dục học sinh mà đặc biệt là giáo dục trí tuệ cảm xúc là một việc
không dễ, điều đó không thể thực hiện trong một thời gian ngắn ngủi nên trong
năm học 2019-2020 bằng tình yêu nghề và lòng nhiệt huyết của một giáo viên,
giáo viên chủ nhiệm tôi giải quyết vấn đề mà năm học trước tôi chưa làm được
như sau:
a. Giáo viên chủ nhiệm thay đổi theo hướng tích cực.
Theo tôi nghĩ đây là nhiệm vụ quan trọng nhất trong giáo dục EQ cho học
sinh. Bởi thầy cô luôn là tấm gương để học sinh noi theo, cảm xúc của người
giáo viên ảnh hưởng nhiều đến không khí lớp học và cảm xúc của học sinh. Nếu
giáo viên điều chỉnh cảm xúc và thay đổi theo chiều hướng tích cực thì việc giáo
dục EQ sẽ đạt hiệu quả cao. Muốn giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học trò mỗi giáo
viên cũng phải rèn luyện và học tập để điều chỉnh EQ của bản thân. Tôi đã trực
tiếp theo dõi chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” trên VTV7. Tôi thật
sự xúc động về một chương trình giáo dục tuyệt vời như vậy, tôi như tìm thấy lại
nguồn năng lượng trong vai trò của một giáo viên bộ môn cũng như giáo viên
chủ nhiệm. Bản thân giáo viên luôn yêu cầu học sinh phải thay đổi theo hướng
tích cực nhưng lại ít khi đề cập đến vấn đề giáo viên phải thay đổi như thế nào
để có thể tiếp cận với các em học sinh, hiểu được tâm tư nguyện vọng của các
em. Sau khi xem chương trình tôi bắt đầu suy nghĩ nhiều về những thiếu xót khi
là một giáo viên bộ môn cũng như một giáo viên chủ nhiệm. Tôi nhận thấy bản
thân mình còn quá nghiêm khắc với học trò khiến các em vì sợ mắc lỗi mà trở
nên đói phó, không nói lên những khúc mắc trong lòng với thầy cô. Lớp tôi chủ
nhiệm cũng là lớp có đầu vào thấp nhưng tôi vẫn còn yêu cầu cao đối với các em
về cả mặt nhận thức và trong bộ môn toán tôi giảng dạy. Trong một số tiết sinh

hoạt vì áp lực về mặt thi đua và học tập tôi đã vô tình đặt áp lực lên các em, biến
không khí lớp trở nên căng thẳng, đôi khi tôi đã phê bình nhiều hơn là động viên
khuyến khích. Tôi nghĩ mình chưa thực sự quan tâm đến cảm xúc của học trò,
8


chưa lắng nghe và chưa tin tưởng các em. Như vậy, vô tình mình đã thiếu tôn
trọng các em, bắt các em phải tuân thủ theo những qui tắc khô khan cứng nhắc.
Và quan trọng hơn nữa cảm xúc trí tuệ của các em phần nào bị tác động không
tốt từ giáo viên. Bản thân tôi cũng thấy áp lực, mệt mỏi, bực bội vì chưa tìm
được sự kết nối giữa cô và trò. Với mong muốn bản thân hoàn thiện và đưa tập
thể lớp đi lên nhưng không phải chịu áp lực từ bệnh thành tích, các em tự giác,
tự tin, cảm thấy được tôn trọng yêu thương trong lớp học, có thể nói lên những
cảm xúc suy nghĩ của mình với tập thể lớp với giáo viên chủ nhiệm. Tôi nghĩ
mình phải thay đổi và tôi sẽ quyết tâm thay đổi vì mình và vì học sinh thân yêu.
Tôi đã hiện việc thay đổi như sau:
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh cảm xúc của bản thân, giữ cho mình một tâm
trạng tốt khi đến lớp, không đem những áp lực cuộc sống vào lớp học. Tôi tập
cho mình một thói quen cười nhiều hơn trong lớp học và các tiết sinh hoạt lớp,
các buổi lao động, sinh hoạt tập thể. Trong các buổi sinh hoạt 15 phút, cuối tuần
tôi thường bắt đầu bằng những câu chuyện hài hước hoặc một cách gợi chuyện
từ một hành động của một học sinh hoặc hướng học sinh chú ý đến giáo viên khi
cô có một điều gì mới. Thay đổi cử chỉ và ánh mắt nhìn đối với học sinh. Có thể
chỉ là cái xoa đầu nhẹ nhàng với lỗi sai, hoặc một cái vỗ vai khích lệ, một ánh
mắt luôn chăm chú nhìn khi các em nói chuyện, giãi bày. Cô thường xuyên nói
những lời cảm ơn đến các em khi các em giúp đỡ, hợp tác...Tất cả những việc đó
thực hiện không hề dễ dàng, đôi khi còn là sự ngượng nghịu nhưng nếu chúng ta
quyết tâm thì sau một thời gian nó như là một thói quen cảm xúc, các em sẽ cảm
nhận tình cảm, sự quan tâm của cô thầy dành cho mình. Điều đó phù hợp với
việc giáo dục EQ cho các em, yêu thương cho đi và nhận lại. Cô hạnh phúc và

trò hạnh phúc.
- Lập hồ sơ tìm hiểu ưu, nhược điểm của từng học sinh, gặp gỡ trao đổi trực tiếp
với phụ huynh về tình hình học tập, thực hiện nề nếp và những tâm tư của các
em mà bố, mẹ chưa nắm được. Phối hợp với phụ huynh hướng dẫn và giáo dục
về vấn đề giới tính lứa tuổi học đường.

9


- Trong các tiết sinh hoạt lớp thay vì việc phê bình, trách móc lỗi lầm tôi đã cho
các em mạnh dạn giãi bày, nói ra cách giải quyết. Đồng thời cho các bạn trong
lớp góp ý tìm ra phương pháp xử lí hiệu quả. Thời gian đầu một số bạn khả năng
diễn đạt kém, cô cho viết ra giấy những tâm tư nguyện vọng và có thể cầm giấy
đọc trước lớp.
- Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, khích lệ động viên các em trong cuộc sống,
môn học, lớp học. Tôi cũng thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để tìm
hiểu tình hình học tập, thay mặt các em nói lên tâm tư, nguyện vọng đối với
từng môn học.
- Trong vai trò là giáo viên bộ môn: tôi quan tâm đến điểm xuất phát của các em,
không tạo áp lực căng thẳng cho môn học, phân loại từng đối tượng học sinh,
tìm ra những chỗ yếu của các em, khuyến khích các em, giữ thái độ bình tĩnh
với những bạn học chậm, thiết kế bài dạy phù hợp với học sinh. Nhắc lại các
kiến thức cũ khi các em quên, tạo ra một không khí học vui vẻ, nhưng vẫn hiệu
quả bằng những hoạt động khởi động liên quan đến môn học.
b. Giáo dục phát triển trí tuệ cảm xúc thông qua các buổi sinh hoạt tập thể
để rèn luyện các kĩ năng.
Từ việc thay đổi của giáo viên chủ nhiệm về cảm xúc và cách quản lý để tạo
cho các em một môi trường học thân thiện, kết nối. Tôi còn rèn luyện trí tuệ EQ
cho các em thông qua rèn luyện một số kĩ năng, việc này chủ yếu là được dành ở
các tiết sinh hoạt cuối tuần, mỗi tháng tôi xây dựng một chủ đề, tập trung rèn

luyện ở kì 1 của lớp 12.
- Kĩ năng giảm căng thẳng: Thực hiện vào tiết sinh hoạt cuối tháng 9 năm
2019.
Cách thực hiện:
+) Giáo viên chủ nhiệm phô tô sẵn tài liệu cho các em đọc trước hoặc hướng dẫn
các em đọc trên báo, mạng...tìm hiểu về: biểu hiện của căng thẳng, tác hại của
căng thẳng, biện pháp để giảm căng thẳng.
+) Trong tiết sinh hoạt cô sẽ gọi đại diện của từng nhóm hoặc một bạn bất kì
trong lớp nêu lên hiểu biết của mình về những vấn đề cô đã hướng dẫn.
10


+) Nêu một vài tình huống cụ thể để các em giải quyết: Cách giải quyết căng
thẳng khi học môn toán, cách giải quyết căng thẳng trong kì thi...
Kết quả: Vì đây là buổi đầu các em sinh hoạt tập thể theo hình thức mới nên các
em còn bỡ ngỡ, cách trao đổi trước lớp của một số em còn ngượng ngùng, bẽn
lẽn, chưa mạnh dạn, sôi nổi. Tuy nhiên buổi sinh hoạt đã giúp các em làm quen,
hiểu thêm được các kiến thức và biết cách xử lí tình huống trong thực tế.
-Kĩ năng nhận biết và quản lí cảm xúc: Thực hiện vào tiết sinh hoạt cuối
tháng 10 năm 2019.
Cách thực hiện:
+) Tương tự như kĩ năng giảm căng thẳng.
+) Tình huống đưa ra thảo luận là: Bạn sẽ làm gì khi thích một bạn cùng lớp và
bạn sẽ làm gì khi bị một giáo viên bộ môn phê bình trước lớp.
Kết quả: Học sinh tiến bộ hơn, các em đã trao đổi nhiệt tình, sôi nổi hơn lần
trước, nhiều bạn đã dám bày tỏ quan điểm của mình trước lớp, không khí buổi
sinh hoạt không còn trầm lắng, sự kết nối của các em tiến triển, các em tranh
luận sôi nổi về vấn đề tình yêu tuổi học trò.
-Kĩ năng kết nối mọi người: Thực hiện vào tiết sinh hoạt cuối tháng 11 năm
2019.

Cách thực hiện:
+) Tương tự như hai kĩ năng trên.
+) Điểm mới: lớp trưởng sẽ điều hành buổi sinh hoạt tập thể này, giáo viên chủ
nhiệm tham dự và góp ý.
+) Tình huống đưa ra: Ở vai trò của một cán bộ lớp bạn sẽ tổ chức tri ân các thầy
cô nhân dịp ngày Nhà giáo Việt nam 20-11 như thế nào.
Kết quả: Bạn lớp trưởng đã tự tin trong việc điều hành buổi sinh hoạt lớp. Các
em rất vui vẻ, khi mình được phát biểu trong vai trò của một người lớp trưởng.
Cách xử lí tình huống đã tốt hơn.
-Kĩ năng sử dụng sự hài hước để xây dựng các mối quan hệ: Thực hiện vào
tiết sinh hoạt cuối tháng 12 năm 2019
Cách thực hiện:
11


+) Tương tự như các kĩ năng trên.
+) Tình huống đưa ra: Mỗi bạn hãy kể một câu chuyện khiến các bạn trong lớp
cười nghiêng ngả.
Kết quả: Hầu hết các em đều có thể phát biểu trước cả lớp, ngôn từ trôi chảy, tự
tin, các em vui vẻ trao đổi với các bạn và cô chủ nhiệm. Cách kể chuyện là do
năng khứu và năng lực rèn luyện của từng bạn có bạn kể gây cười có bạn không.
Điều quan trọng các em đã tự tin trong giao tiếp, nhận thức vai trò tác dụng của
sự hài hước, tiếng cười trong cuộc sống. Và để có sự hài hước đó các em phải
rèn luyện như thế nào.
-Kĩ năng giải quyết xung đột một cách tích cực và tự tin: Thực hiện vào giữa
tháng 1 năm 2020.
Cách thực hiện:
+) Tương tự các kĩ năng trên.
+) Tình huống đưa ra: Hai bạn trong lớp mâu thuẫn với nhau, với vai trò là
người hòa giải bạn hãy hòa giải như thế nào để hai bạn trên hết mâu thuẫn với

nhau.
Kết quả: Khác với lần đầu tiên, tất cả các em đều cùng nhau trao đổi thoải mái
vấn đề và tình huống nêu trên, cả cô trò đều có sự kết nối, mở lòng và không có
một tảng băng ngăn cách giữa cô và trò. Sự tự tin, vui vẻ, hạnh phúc thể hiện rõ
trên khuôn mặt các em. Mỗi em một cách giải quyết xong đều thể hiện sự tích
cực, tính nhân văn cao cả. Giáo viên chủ nhiệm và học sinh đều rất hạnh phúc
trong “ngôi nhà thứ hai” này.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Tôi đã áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm này trong công tác chủ nhiệm lớp
năm học 2019-2020 tại lớp 12A6 trường THPT Hoằng Hóa 4. Qua đó, so với
năm học 2018-2019 học sinh đã có những chuyển biến tích cực đó là:
-Việc thay đổi theo hướng tích cực của giáo viên chủ nhiệm đã tác động
không nhỏ đến học sinh: Các em cảm thấy được yêu thương, tôn trọng, tin
tưởng, được quan tâm phát triển nhân cách và nhận ra giá trị của bản thân, cuộc
12


sống. Khi thầy cô thay đổi biết lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học trò, các
em đã tự tin hơn trong giao tiếp được nói lên những cảm xúc thật của lòng mình,
thực hiện tốt các nội qui trường lớp mà không có sự đối phó, sợ sệt ấm ức trong
lòng, giảm đi những áp lực không đáng có. Không khí những buổi sinh hoạt
lớp không còn trầm lắng căng thẳng mỗi khi mắc lỗi như trước đây, các em trở
nên vui vẻ trong ngôi nhà thứ hai của mình. Các em đã biết nói những lời cảm
ơn, xin lỗi bằng tình cảm chân thật tới các thầy cô. Đối với bộ môn toán tôi trực
tiếp giảng dạy các em cũng đã có những chuyển biến tích cực: yêu thích môn
học hơn, các em không còn căng thẳng và phát biểu nhiều trong giờ học, đặt câu
hỏi nhiều hơn về những khúc mắc trong nội dung của môn học, đặc biệt các em
không ngần ngại hỏi bài, không giấu dốt, biết cố gắng trong điểm số và kết quả
trong các lần thi học kì, các lần thi thử tốt nghiệp được cải thiện đáng kể. Sau

mỗi lần thi thử các em luôn mạnh dạn báo cáo kết quả thi, nói ra nguyên nhân
dẫn đến việc không làm được bài để từ đó giáo viên có cách bổ sung kiến thức
phù hợp cho học sinh. Đã có nhiều học sinh nhắn tin cho tôi nói lên những cảm
xúc của mình sau mỗi lần thi thử, một lời xin lỗi nhẹ nhàng khi kết quả chưa
mong muốn, một lời hứa thể hiện sự quyết tâm hay những trao đổi về một bài
toán còn vướng mắc trên lớp, một tâm sự nhỏ của cuộc sống. Đối với các môn
học khác cũng có những phản hồi tích cực của giáo viên bộ môn đó là sự cố
gắng trong học tập, sự kết nối với giáo viên được cải thiện. Các em không chỉ
xem tôi một người giáo viên mà còn là một “người chị, người bạn” để chia sẻ
học tập và cuộc sống. Như vậy sự thay đổi theo hướng tích cực của giáo viên đã
tác động trực tiếp lên học sinh, truyền năng lượng cho các em phát triển trí tuệ
cảm xúc EQ.
- Thông qua các buổi sinh hoạt tập thể cuối tháng: tôi đã trang bị cho các em
những kiến thức về những kĩ năng rèn luyện trí tuệ cảm xúc, tuy không cầu kì
với những bài giảng công nghệ thông tin nhưng học sinh đã được trải nghiệm
trước lớp nói lên những cảm xúc của bản thân, cách xử lí tình huống trong thực
tế. Sau thời gian tôi quan sát các em đã tự tin hơn rất nhiều trong giao tiếp, khả
năng phát biểu trước lớp được cải thiện, ăn nói trôi chảy, lễ phép, tiến bộ trong
13


tư duy. Nhiều học sinh đã biết cách kiềm chế cảm xúc bản thân, không nói năng
bột phát, biết nhận lỗi, xin lỗi và sửa lỗi tự giác, vui vẻ. Trong thực hiện nội qui
trường lớp các đã tự giác không phải nhắc nhở nhiều, các buổi sinh hoạt 15 phút
giáo viên chủ nhiệm phần lớn không phải trực tiếp tham gia điều hành như trước
đây, lớp trưởng đã tự điều hành và mỗi thành viên trong lớp tự ý thức. Trong các
ngày lễ 20-10; 20-11; 8-3; 26-3,...các em đã tự tổ chức có qui mô, phù hợp, ý
nghĩa.
- Từ một lớp có chất lượng đầu vào gần ở tốp cuối của khối, thứ tự thi đua
hai năm trước đây là 26/32; 16/32 trong năm học này lớp tôi đã xếp vị trí thứ 6

trên tổng số 34 lớp cả trường – đạt danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc. Tuy không
nặng về mặt thành tích nhưng đó là sự cố gắng rất nhiều của học sinh và giáo
viên trong năm học qua. Trong học tập, tỷ số học sinh khá giỏi được tăng lên so
với các năm trước đây, trong hai lần thi thử tốt nghiệp gần cuối năm đa phần các
em đều đạt chỉ tiêu đề ra, điểm số được nâng lên đáng kể. Như vậy việc áp dụng
sáng kiến kinh nghiệp không những giáo dục trí tuệ EQ cho các em mà còn cải
thiện tình hình nề nếp, học tập cho học sinh.

Thành tích đạt được
14


Lớp 12A6 và cô giáo chủ nhiệm
Đối với bản thân, sau khi sử dụng Sáng kiến kinh nghiệm này tôi thấy mình
được hoàn thiện bản thân dám thay đổi vì học sinh thân yêu, tạo nên sự thay đổi
trong công chủ nhiệm cũng như công tác giảng dạy. Tôi tìm lại được nguồn năng
lượng sống tích cực trong công việc và cuộc sống, cảm thấy hạnh phúc và yêu
nghề hơn.
Sáng kiến kinh nghiệm còn được hội đồng SKKN trường THPT Hoằng Hóa
4 đánh giá cao về tính thiết thực và hiệu quả trong công tác giáo dục. và là một
tài liệu tham khảo trong công tác chủ nhiệm năm học tới.
Như vậy, Sáng kiến kinh nghiệm này đã mang lại hiệu quả tích cực và thiết
thực cho giáo viên và học sinh, đáp ứng đúng con đường đổi mới và nâng cao
chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Qua việc nghiên cứu, triển khai vận dụng Sáng kiến kinh nghiệm này, tôi rút
ra một số bài học kinh nghiệm sau:

15



- Trong công việc muốn thành công cần phải có mục tiêu, nhiệt tình, phải
thường xuyên tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm để đưa ra những giải pháp nâng cao
hiệu quả.
- Việc thay đổi bản thân theo hướng tích cực là cần thiết cho cả giáo viên
và học sinh.
- Xây dựng năng lượng sống tích cực giúp con người cải thiện được chất
lượng cuộc sống và dễ thành công trong công việc.
- Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trí
tuệ cảm xúc EQ cho học sinh.
- Đưa vấn đề giáo dục EQ vào trường học là cần thiết nhất là đối với học
sinh THPT, lứa tuổi đang hoàn thiện hành trang trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Sáng kiến kinh nghiệm là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá
trình công tác. Tôi sẽ áp dụng cho những khóa chủ nhiệm tiếp theo và tôi mong
đó sẽ là một tài liệu tham khảo cho các giáo viên muốn nâng cao chất lượng giáo
dục EQ cho học sinh cũng như cải thiện công tác chủ nhiệm trong trường THPT
Hoằng Hóa 4 nói riêng và trong giáo dục nói chung.
3.2. Kiến nghị.
- Qua việc viết và áp dụng SKKN này tôi mong nhà trường, Sở GD và ĐT,
đóng góp ý kiến và tạo điều kiện để tôi tiếp tục phát triển Sáng kiến kinh nghiệm
này cũng như tìm tòi những Sáng kiến mới.
- Kính mong nhà trường, Sở GD và ĐT, xã hội quan tâm hơn và có những
chỉ đạo, hoạt động thiết thực để các em học sinh phát triển các kĩ năng xã hội
cũng như các năng lực trí tuệ cảm xúc. Bởi đây là chìa khóa thành công của các
em trong tương lai.
XÁC NHẬN CỦA

Thanh Hóa, ngày 09 tháng 07 năm 2020


THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Lê Thị Ngọc

16


Tài liệu tham khảo
1. Các module bồi dưỡng thường xuyên bậc THPT: Module THPT 32, Module
THPT 36, Module THPT 41.
2. Kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7 chương trình: Thầy cô chúng ta
đã thay đổi.
3. Nguồn khác: Internet.


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Ngọc
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, THPT Hoằng Hóa 4

TT

1.

Tên đề tài SKKN


Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

(A, B, hoặc
C)

Tỉnh

C

Năm học
đánh giá
xếp loại

Hướng dẫn học sinh giải một số bài
toán ứng dụng thực tiễn gắn liền
với chương trình toán 12.

2017




×