Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Sơ cứu và điều trị bỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.83 KB, 3 trang )

Sơ cứu và Điều trị Bỏng

Sơ Cứu Và Điều Trị Bỏng
Bsck1 Nguyễn Văn Chay – Trưởng Khoa Ngoại TTYT Tân Uyên
Bỏng là một tai nạn rất dễ gặp phải khi chúng ta bất cẩn. Chính vì thế việc tìm hiểu các
nguyên nhân gây bỏng để tránh xa các tác nhân gây bệnh, biết được triệu chứng cấp độ
bỏng để có các biện pháp xử lí, biết cách sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng hiệu quả sẽ giúp
cho bệnh nhân tránh được các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe tính mạng người
bệnh.
I.Nguyên nhân gây bỏng
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bỏng, có thể do tác động của nhiệt, của
điện, của hóa chất và các tác nhân khác tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên
vùng da của chúng ta gây ra các mức độ tổn thương khác nhau.
Bỏng có thể làm thay đổi cấu trúc, làm rối loạn chức năng vùng bị tổn thương, nghiêm
trọng hơn có thể gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời cho nạn nhân.
II.Triệu chứng khi bị bỏng
– Nạn nhân thấy dấu hiệu đau rát vùng bị tổn thương sau khi tiếp xác với tác nhân gây
bỏng: dầu ăn, lửa, điện, hóa chất…
– Vùng da bị bỏng chuyển sang màu đỏ, sẫm màu hoặc đen, biến dạng.
– Có thể xuất hiện những mọng nước hoặc sưng phồng vùng da bị bỏng
III.Phân loại các cấp độ bỏng theo OMS
1. Theo Độ Sâu: có 4 độ
– Bỏng độ 1: Bỏng bề mặt (rám da)
Đây là cấp độ nhẹ nhất, khi bị bỏng thường có dấu hiệu da bỏng rát, đỏ giống như bị
cháy nắng sau một vài hôm vết thương sẽ lành và không để lại sẹo.
– Bỏng độ 2: Bỏng một phần da.( mộng nước)
Ở cấp độ này lớp biểu bì và một phần lớp chân bì bị tổn thương, các túi nước phỏng
được hình thành. Nếu túi nước này bị vỡ, nó sẽ gây ra đau rát cho vùng da bị tổn
Tài Liệu Y học 123doc

Page 1




Sơ cứu và Điều trị Bỏng
thương. Vết bỏng sẽ lành lại và không để lại sẹo sau 1- 4 nếu không bị nhiễm trùng.
Ngược lại, nếu vết bỏng bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, lớp da dưới bị phá hủy sẽ làm
cho vết bỏng nặng hơn, chuyển thành bỏng ở cấp độ 3.
– Bỏng độ 3: Bỏng độ III là bỏng sâu
Vết bỏng ở cấp độ này là bỏng toàn bộ lớp da dưới biểu bì đều bị tổn thương. Vết bỏng
thay vì có màu đỏ nó đã chuyển sang tái nhợt hoặc xám lại, khô cứng. Ở mức độ bỏng
này cần đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện để các bác sĩ kịp thời cấp cứu để tránh những
tổn thương nghiêm trọng hơn.
− Bỏng độ 4 : Vết bỏng này,là bỏng sâu chiếm hết toàn bộ tổ chức dưới da ,cân, cơ,

xương đây là loại bệnh rất nặng nguy hiểm dể gây nhiễm trùng , tử vong.
2. Theo diện tích: Theo nguyên tắc số 9
− Đầu mặt cổ 9%
− Ngực bụng 18%
− Lưng 18%
− 2 Chi dưới 36%
− 2 Chi trên 18%
− Bộ phận SD 1%

IV.Sơ cứu và điều trị bệnh nhân khi bị bỏng
• Sơ Cứu
– Cần nhanh chóng ngăn chặn tác nhân gây bỏng (lửa, điện, dầu hỏa, xăng…) sau đó
ngâm ngay vết bỏng vào nước lạnh sạch. Nước lạnh có tác dụng làm mát vết bỏng,
giảm đau và giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân.
– Đối với những trường hợp bỏng nặng: bỏng do hóa chất, do vôi… cần nhanh chóng
làm thoáng vết bỏng bằng cách cởi bỏ quần áo, các đồ trang sức, sau đó dùng chổi lông
gà phủi sạch vôi, cát bụi… bám trên vết bỏng. Tiếp đó ngâm vết bỏng vào nước mát,

rồi dùng vải sạch băng vết bỏng lại và đưa đi cấp cứu.
– Điện là một trong số những nguyên nhân gây ra bỏng. Bỏng điện có thể gây ra những
biến chứng cực kì nguy hiểm cho nạn nhân, nếu chúng ta không sơ cứu đúng cách và
Tài Liệu Y học 123doc

Page 2


Sơ cứu và Điều trị Bỏng
kịp thời sẽ làm cho vết thương nghiêm trọng hơn. Trước hết, cần ngắt nguồn điện và
đưa nạn nhân ra khu vực an toàn. Sau đó ngâm vết bỏng vào nước như đối với các
trường hợp bỏng trên và nhanh chóng đưa đi bệnh viện.
Lưu ý:
– Không được dùng nước đá để làm mát vết bỏng.
– Không được sờ mó vào vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn làm cho vết bỏng nặng hơn.
Sơ cứu khi bị bỏng không khó, tuy nhiên nếu sơ cứu không đúng cách sẽ làm cho vết
bỏng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của nạn nhân. Do
vậy, cần trang bị những kiến thức về cách sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng hiệu quả để có
cách xử trí hợp lí và đúng đắn.
• Điều trị thực thụ: từ TTYT huyện thị trở lên
• Tại chổ:
− Săn sóc vết bỏng: Rửa sạch vết bỏng bằng nước muối sinh lý nhiều lần dể làm
sạch vết bỏng sau đó dấp gạc Petadin, hoặc Vasalin rồi băng ép kín vết bỏng
 Đối với bỏng độ 2 thì phải cắt bỏ nốt phồng (mộng nước)
 Đối với bỏng độ 3,4 thì cắt lọc mô hoại tử.
− Phòng điều trị bệnh nhân bỏng phải có khu riêng trang bị máy lạnh
• Toàn thân:
− Đối với bỏng nhẹ độ 1,2 điều trị tại trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực
 Thuốc: kháng sinh, giảm đau, nâng thể trạng trong 5 đến 7 ngày
− Đối với bỏng nặng độ 3,4:

 Bù dịch: Latma, điện giải
 Kháng sinh: phối hợp đường tiêm TM từ 7 đến 10 ngày
 Giảm đau, nâng thể trạng
V.Biến chứng, hậu quả:
− Nhiễm trùng thường gặp do cách xử trí ban đầu, do điều trị không đúng phác đồ
− Nặng có thể tử vong: do nhiễm trùng, do mất dịch mất nước.
− Biến dạng, co rút trường hợp bỏng sâu gây hậu quả nghiêm trọng cho thẩm mỹ,
mất sức lao động…..

Tài Liệu Y học 123doc

Page 3



×