Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Một số giải pháp để dạy học tốt phần vẽ kỹ thuật môn công nghệ 8 cho học sinh trườngtrung học cơ sở trung thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 23 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thông tin đang
ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0 trên thế giới đã và đang có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các nước. Nó quyết định quốc gia nào sẽ
tiếp tục phát triển hay sẽ tụt hậu. Vì điều đó mà bản thân tôi nghĩ mình có thể
đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của nước nhà. Với vai trò là một giáo
viên môn Công nghệ trong trường THCS, tôi mong muốn giúp học sinh có được
những thành công nhất định ở bậc trung học để các em có nền móng vững chắc
tạo đà cho các em trên các cấp học tiếp theo.
Để đáp ứng những yêu cầu của đất nước đang chuẩn bị chuyển sang nền
kinh tế công nghiệp cũng như năng lực và sự hiểu biết cần thiết để sống trong
thời kì thông tin. Nhiệm vụ đặt ra trước mắt của nền giáo dục nước nhà phải đào
tạo với số lượng công nhân kĩ thuật có trình độ cao, công nhân lành nghề và thế
hệ trẻ sáng tạo, nhanh nhẹn, dũng cảm, thông minh, sắc sảo. Với xu hướng tiếp
cận và liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, môn công
nghệ chỉ đóng vai trò giới thiệu, hướng dẫn học sinh vào nghề nghiệp đồng thời
“Hình thành cho học sinh một số kĩ năng lao động nghề nghiệp đơn giản”.
Đối với môn Công nghệ 8 chủ yếu hướng học sinh vào ngành công nghiệp
như: cơ khí, kiến trúc, xây dựng, giao thông, điện lực,....và trong những ngành
này đều có bản vẽ kĩ thuật của riêng mình. Bản vẽ kĩ thuật đóng một vai trò rất
quan trọng trong cuộc sống, có thể nói “ Bản vẽ kĩ thuật là tiếng nói chung trong
ngành kĩ thuật”. Nhưng Công nghệ 8 chia thành 3 phần: phần vẽ kĩ thuật, phần
cơ khí và phần kĩ thuật điện, trong đó học phần vẽ kĩ thuật là học phần đầu tiên
và cũng là phần cơ sở của ngành kĩ thuật công nghệ.
Đặc biệt phần vẽ kĩ thuật đối với học sinh THCS hoàn toàn mới chưa từng
tìm hiểu, chưa từng nghiên cứu hay đọc, nên khi học về phần này học sinh gặp
nhiều khó khăn. Mặt khác kinh nghiệm của giáo viên còn hạn chế, trong khi
giảng dạy dùng nhiều từ ngữ về chuyên ngành khó hiểu, chưa áp dụng vào thực
tế nhiều, hướng dẫn học sinh chưa chi tiết và một cách có hệ thống.
Trước những vấn đề trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp


để dạy học tốt phần vẽ kỹ thuật môn Công nghệ 8 cho học sinh trườngTrung
học cơ sở Trung Thành” với mục đích giải quyết một số khó khăn nêu trên
nhằm giúp học sinh học phần vẽ kĩ thuật tốt hơn, có cách học và biện pháp học
đúng đắn không nhàm chán gây hứng thú học tập cho các em, tự giác học tập và
rèn luyện bản thân.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Phân môn Vẽ Kĩ thuật là một môn khó, đòi hỏi phải có trí tưởng tượng không
gian tốt. Là một giáo viên giảng dạy môn Công nghệ THCS bản thân tôi cũng
rất băn khoăn về vấn đề đã đặt ra.Vì vậy sau một thời gian nghiên cứu và tìm
hiểu. Cùng với sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của tổ chuyên môn và đặc biệt
1


là của Ban Giám hiệu nhà trường. Nên tôi viết đề tài này với mong muốn nhằm
nâng cao sự hứng thú học tập môn công nghệ của học sinh ở trường THCS
Trung Thành. Đồng thời cùng đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn
nhau để hoàn thành tốt công việc giảng dạy.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Một số phương pháp dạy học phần Vẽ kỹ thuật
môn Công nghệ 8 cho họ sinh trường THCS Trung Thành.
- Phạm vi nghiên cứu: Tại trường THCS Trung Thành, huyện Quan Hóa.
Tôi lựa chọn phần vẽ kỹ thuật không chỉ nhằm thực hiện mục tiêu giáo
dục phổ thông mà còn giúp học sinh bước đầu tìm hiểu, làm quen rèn luyện “Tư
duy kĩ thuật”, hình thành tác phong công nghiệp trong lao động, trong cuộc
sống, tạo cho các em hứng thú kĩ thuật. Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 8
trường THCS Trung Thành năm học 2018-2019 và 2019-2020. Đồng thời còn
tìm ra những giải pháp tích cực để kích thích sự tư duy, nhằm gây hứng thú yêu
thích bộ môn và biết vận dụng kiến thức phong phú ấy vào cuộc sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Qua tham khảo sách giáo khoa Công nghệ 8, các tài liệu tham khảo về

phần vẽ kĩ thuật, kết hợp các phương pháp thu thập thông tin lắng nghe ý kiến
phản hồi của đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí
thuyết với phương pháp điều tra khảo sát thực tế, kết hợp phương pháp kích
thích tư duy, luyện tập sáng tạo, mặt khác công nghệ mang tính chất thực tiễn vì
vậy phương pháp giảng dạy cần kết hợp lí thuyết với thực hành. Thực hành để
củng cố kiến thức và hình thành kĩ năng cần thiết cho học sinh, tập cho các em
vận dụng các kiến thức kĩ thuật và kĩ năng đã được học vào cuộc sống hàng
ngày. Qua đó, gây thêm hứng thú và lòng say mê của học sinh như lời Bác dạy:
“Học và hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không
học thì hành không trôi trảy” đó là lời dạy được lưu truyền từ đời này qua đời
khác và cũng là phương châm, mục tiêu để giáo dục học sinh, giáo dục con cháu
sau này.

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
Phương pháp dạy học môn Công Nghệ ở trường THCS phải luôn gắn liền
việc dạy học kiến thức, kỹ năng với việc giáo dục rèn luyện con người với việc
phát triển trí tuệ của học sinh. Cần chú ý các điểm sau: Phương pháp dạy học
phải kích thích học sinh hứng thú, khơi dậy và phát huy năng lực hoạt động
nhận thức độc lập, năng lực tự học của học sinh.Việc dạy học học sinh trong tập
thể (nhóm, tổ) là cần thiết, có tác dụng giáo dục học sinh biết đoàn kết, hợp tác
giúp đỡ nhau trong học tập nhưng việc dạy học phải nhằm phát triển tới mức tối
đa mọi cá nhân học sinh theo đúng mục tiêu đào tạo.Giáo viên phải thường
xuyên nắm được kết quả học tập của học sinh, nắm được những thuận lợi và
khó khăn của học sinh để kịp thời điều chỉnh. Giáo viên cần nắm vững kiến thức
trọng tâm, xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh giải quyết tình huống học
tập và áp dụng các biện pháp sư phạm để giáo dục và hình thành tác phong cho

học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Theo mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo là giáo dục học sinh theo
hướng tích cực hóa “lấy học sinh làm trung tâm” phần lớn học sinh tự hoạt
động tìm hiểu kiến thức, tìm tòi phát hiện kiến thức, tham gia tranh luận, phát
biểu ý kiến đóng góp cùng bạn bè. Giáo viên chỉ hướng dẫn, cố vấn, trọng tài
giữa các nhóm tranh luận.
Mặt khác môn Công nghệ thường được xem là môn phụ nên tâm lí chung
của học sinh thường không quan tâm chú trọng vào việc học tập, cố gắng rèn
luyện. Còn học trong lớp không chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài, làm việc
riêng không cố gắng học hỏi đào sâu, khắc sâu kiến thức.
Công nghệ lớp 8 là môn mới được đưa vào chương trình phổ thông cơ sở
và chuyên về công nghiệp nên các em ít tiếp xúc nhiều về máy móc kĩ thuật
cao hay thiết bị dụng cụ. Trong khi giảng dạy giáo viên phụ thuộc nhiều vào
mẫu vật, hình ảnh, mô hình ...để minh họa hướng dẫn cho học sinh dễ hiểu
hơn, thực tế hơn và học sinh có tâm lí tin tưởng, suy nghĩ đúng thật về vấn đề.
Nếu không có các dụng cụ và thiết bị khó hình dung, hướng dẫn học sinh hiểu
vấn đề.
Sau khi dạy xong chương I, tôi đã khảo sát để đánh giá, kết quả:
+ 20% học sinh không hiểu hình chiếu vuông góc là gì; Không phân biệt
được hình chiếu vuông góc với hình chiếu trục đo.
+ 35% học sinh không vẽ được hình chiếu vuông góc.
+ 45% học sinh vẽ được hình chiếu nhưng vẫn còn thiếu sót.
Rõ ràng học sinh đã thiếu đi những kĩ năng cơ bản về vẽ hình chiếu, do đó
không đọc được nội dung của các bản vẽ kĩ thuật đơn giản ở sách giáo khoa.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3


2.3.1. Điều kiện thực hiện

a) Đối với giáo viên
Phân môn vẽ kĩ thuật gắn với hoạt động thực tiễn nên việc giảng dạy rất
chú trọng thực hành. Thực hành để củng cố, khắc sâu kiến thức. Để đảm bảo
việc giảng dạy giáo viên cần chuẩn bị thiết bị dạy học cho tốt.
+ Tranh ảnh: Chủ yếu các hình, tranh ảnh ở sách giáo khoa được
phóng to.
+ Mô hình các khối hình học, các chi tiết có ren, bộ vòng đai,...
+ Mẫu vật: Các đồ vật có dạng khối hình học như: bao thuốc lá, hộp sữa,
quả bóng, bu lông, đai ốc, vòng đệm,...
- Trong suốt quá trình giảng dạy học sinh, khi hướng dẫn học sinh làm
công việc nào đó, cần hướng dẫn cho các em hiểu rõ quy trình, bắt đầu từ việc
chuẩn bị, tiếp đó đến các bước, các công đoạn cụ thể thực hiện công việc và sau
cùng là nhận xét đánh giá.
- Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Trong bài học nhiều kiến thức được
nêu dưới dạng câu hỏi hoặc câu gợi ý, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm
hiểu, suy luận, phân tích và đi đến kết luận nội dung kiến thức. Chọn phương
pháp dạy phù hợp với từng lớp, từng đối tượng học sinh, ngoài ra giáo viên
phải tìm hiểu thêm các câu hỏi vận dụng phù hợp với thực tế của từng gia đình,
địa phương.
b) Đối với học sinh
- Các em lắng nghe giáo viên giảng bài, học bài và làm bài đầy đủ.
- Học bài trước khi đến lớp.
- Tìm tòi nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu liên quan.
2.3.2. Một số giải pháp phân tích hình
- Xác định hướng chiếu và mặt phẳng chiếu:
Nhằm xác định hướng chiếu phù hợp cho từng hình và từng mặt của
hình ứng với các mặt phẳng chiếu.
- Cách tưởng tượng ảnh của vật in trên mặt phẳng:
Khi giáo viên trình bày bằng cách diễn giải học sinh khó hiểu, có thể liên

với một số ví dụ thực tế biện pháp phân tích như:
+ Dùng đèn pin rọi vào vật mẫu và hướng dẫn học sinh quan sát ảnh.
+ Ảnh của bóng cây khi mặt trời chiếu vào.
+ Ảnh của vật, đồ dùng trong nhà khi có đèn điện, đèn cầy.
- Các đường nét vẽ phải vẽ đúng mới thể hiện được ý nghĩa đặc điểm
của hình.
4


- Xác định mặt phẳng chiếu: Giúp chúng ta dễ chiếu hình, chọn đúng mặt
phẳng chiếu.
2.3.3. Các giai đoạn khi chiếu hình lên 3 mặt phẳng chiếu
- Giai đoạn 1: Xác định các mặt phẳng của hình.
Khi nhìn bất cứ vào vật thể nào, hình ảnh trực quan phản ánh vào mắt ta
một cách rõ nét ở hình không gian 3 chiều. Bằng sự tưởng tượng và phân loại
phải loại bỏ những hình ảnh không cần thiết khi xác định vật thể. Chọn một mặt
phẳng làm cơ sở và cố định mặt phẳng đó để chiếu hình, sau đó chiếu các mặt
phẳng còn lại.
Ví dụ: Xác định các mặt phẳng hình hộp chữ nhật.
B

C

A
Tạm gọi 3 mặt phẳng của vật thể hình hộp chữ nhật A, B, C và chiếu từng
mặt A, B, C lên các mặt phẳng chiếu. Trong trường hợp này khi học sinh quan
sát vào vật thể thường là nhìn vào 3 mặt phẳng trực tiếp cùng một lúc nên khi
chiếu từng mặt phẳng chiếu, học sinh băn khoăn không biết chiếu mặt phẳng nào
lên mặt phẳng nào vì đây là hình không gian 3 chiều. Trong trường hợp này phải
chọn một mặt phẳng để chiếu lên mặt phẳng chiếu đứng, cạnh hay bằng.

Bình thường khi chúng ta nhìn vào vật thể bất kì, một mặt của vật thể đập
vào mắt chúng ta đầu tiên là mặt chính diện (mặt A). Vậy chọn mặt chính diện là
mặt A chiếu lên mặt phẳng chiếu đứng và có hướng chiếu từ trước tới.
- Giai đoạn 2: Xác định các điểm tạo nên đoạn thẳng hay mặt phẳng.
Đường thẳng hay đoạn thẳng đều được tạo nên từ những điểm kế cạnh
nhau. Để vẽ một đoạn thẳng chỉ cần cho hai điểm A, B cách xa nhau một
khoảng, nối hai điểm này lại được một đoạn thẳng.
Ví dụ:

5


Còn đối với các loại hình vuông hay hình chữ nhật đều là các đoạn thẳng
được nối lại với nhau.

Ví dụ: Trong hình chữ nhật có các điểm A, B, C, D như trên và nối các
điểm này lại chúng ta tìm được hình chữ nhật ABCD.
- Giai đoạn 3: Đối với các dạng hình cầu, hình trụ tròn hay đường, nửa
cung tròn thì phải xác định theo các bước sau:
+ Phải xác định đường bao xung quanh vật thể.
+ Đường cao nhất của vật thể, đường kính.
Ví dụ: Phân tích hình trụ sau

Khi học sinh nhìn vào vật thể trên sẽ cảm thấy bối rối và bị phân tán vì thế
giáo viên phải phân tích cho học sinh thấy được chổ nào là cạnh thấy, cạnh
không thấy, các cạnh chiều dài và đường cao nhất của hình trụ tròn. Theo hình
trên cạnh cao nhất của hình là 2 đường thẳng song song ở hai bên và tại hai đầu
của nó là 2 hình tròn. Nhưng khi chiếu lên mặt phẳng chiếu, đường tròn ở đầu
chỉ là một đường thẳng. Vậy khi chiếu hình lên mặt phẳng chiếu đứng chúng ta
được một hình chữ nhật.


Nếu nhìn từ trái sang phải, phần đập vào mắt chúng ta là một đường tròn.

6


Giáo viên phải giải thích cho học sinh biết tại sao chỉ nhìn thấy là một
đường tròn còn phần phía sau thì bị che khuất không nhìn thấy. Khi hình dung
được ảnh của vật trên các mặt phẳng chiếu, tiếp theo là xác định kích thước như:
Chiều dài, đường kính.
- Giai đoạn 4: Xác định cạnh khuất, đường bao khuất
Đòi hỏi học sinh có sự tưởng tượng và liên tưởng đến vật thể thật để vẽ
đường khuất hay cạnh bao khuất. Một vật thể có nhiều mặt của nó và thể hiện ở
hình không gian 3 chiều, khi chúng ta nhìn vào vật thể chỉ nhìn vào một số mặt
của vật thể không thể nhìn thấy hết một lượt tất cả các mặt của nó. Phần chúng
ta không nhìn thấy được vẫn thể hiện bằng đường khuất, dựa theo sự tưởng
tượng và hình dung vào vật thể thật.
Ví dụ: Quan sát hình hộp chữ nhật

Khi nhìn vào vật thể này chỉ nhìn được 3 mặt của hình hộp chữ nhật còn
phần khuất được thể hiện bằng nét đứt.
- Giai đoạn 5: Dùng tia chiếu đi qua các điểm đã xác định tới mặt
phẳng.
Trong bước này đòi hỏi học sinh có sự tưởng tượng rất nhiều, hình dung
ảnh của vật trên mặt phẳng chiếu.
Ví dụ: Khi chiếu tứ giác ABCD lên mặt phẳng chiếu đứng.
Dùng các tia chiếu song song đi qua 4 điểm A, B, C, D tìm ảnh của 4
điểm này trên mặt phẳng. Dùng tia thứ nhất đi qua điểm A tìm được ảnh A’ trên
mặt phẳng chiếu đứng, dùng tia thứ hai đi qua điểm B tìm được ảnh B’ trên mặt
phẳng chiếu đứng. Khi nối hai điểm A’, B’ lại với nhau tìm được ảnh của đoạn

thẳng AB trên mặt phẳng chiếu đứng và người ta gọi A’B’ là hình chiếu đứng.
Tương tự ảnh của hai điểm còn lại là C’D’, nối 4 điểm lại với nhau tìm được ảnh
của tứ giác ABCD là A’B’C’D’ và gọi là hình chiếu đứng của tứ giác.

7


2.3.4. Cách trình bày bản vẽ chi tiết
- Cách trình bày khung tên, khung bản vẽ:
Trước khi vẽ bất cứ bản vẽ nào công việc đầu tiên cần trình bày rõ đó là
khung tên, khung bản vẽ. Nếu chuẩn bị tốt sẽ tạo cho người xem có cảm giác tốt,
dễ hiểu và dễ bắt mắt. Đồng thời rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ,
sạch đẹp và chi tiết nội dung ngay từ bước đầu khi làm bất kì một công việc nào.
Khung bản vẽ có 4 đường ngang dọc, khi vẽ trên giấy các đường này cách
mép tờ giấy là 10 mm và loại giấy sử dụng thường là giấy A4. Khung tên nằm
trong khung bản vẽ và đều có kích thước nhất định. Giáo viên giảng dạy phần
này cần chú ý các kích thước, khỏang cách của khung tên rõ ràng theo quy định.
Khi vẽ chiều dài của khung tên là 140mm và chiều rộng là 32mm, trong đó được
chia thành nhiều ô nhỏ có những kích thước xác định như sau:

Chú giải:
1. Tên bài thực hành (khi viết chiều cao của chữ là 7mm và nằm ngay
2.
3.
4.
5.

giữa).
Tên vật liệu
Tỉ lệ

Bài số
Họ tên học sinh
8


6. Ngày làm bài tập
7. Chữ kí giáo viên
8. Ngày kí
9. Tên trường, lớp (Trường THCS Trung Thành lớp 8 ...) (1)

- Phân chia các mặt phẳng vẽ:
Trong bản vẽ kĩ thuật mặt phẳng chiếu được chia thành 3 mặt phẳng chiếu
như: mặt phẳng chiếu đứng, mặt phẳng chiếu cạnh và mặt phẳng chiếu bằng, 3
mặt phẳng này cũng là 3 mặt phẳng không gian 3 chiều. Khi chiếu hình tưởng
tượng vật thể dựa theo 3 mặt phẳng không gian 3 chiều để vẽ. Nhưng khi trình
bày trên giấy A4 chỉ vẽ trên một mặt phẳng, vì các mặt phẳng này được mở sang
thành một mặt phẳng. Mặt phẳng chiếu bằng (II) được mở xuống dưới cho trùng
với góc phần tư thứ I so với mặt phẳng chiếu đứng (I). Mặt phẳng chiếu cạnh
(III) được mở sang bên phải cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng (I).
I

III

I

III

II

II

* Chiếu hình lên từng mặt phẳng và chỉnh sửa các đường nét:
Ví dụ: Chiếu hình hộp chữ nhật và trình bày một bản vẽ hoàn chỉnh trên
giấy A4 (nhưng các kích thước dưới đây chỉ là mang tính chất mô phỏng không
chính xác, trong thực tế phải vẽ chính xác theo quy định ).

9


2.3.5. Cách đọc bản vẽ chi tiết
Đọc bản vẽ chi tiết theo các bước sau:
- Khung tên:
Gồm tên gọi chi tiết máy, vật liệu, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế.
- Hình biểu diễn:
Gồm hình chiếu, hình cắt mặt cắt diễn tả hình dạng, kết cấu và vị trí chi
tiết máy.
- Kích thước:
Gồm đường kính ngoài, đường kính trong và chiều dài. Kích thước trên
bản vẽ kĩ thuật được tính theo đơn vị milimét (mm).
- Yêu cầu kĩ thuật:
Gồm chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt....
- Tổng hợp:
Mô tả hình dạng cấu tạo của chi tiết, công dụng của chi tiết. (2)
B
E

N
G

F


C
M
H

I

A

CÁC BÀI TẬP VÀ

HƯỚNG DẪN VẼ:
a) Hình hộp chữ nhật (3)
10


- Khi quan sát vào hình hộp chữ nhật, phần có thể trông thấy được là các
mặt phẳng A, B, C. Tương tự chiếu từng mặt phẳng này lên các mặt phẳng
chiếu, khi tiếng hành chiếu thì tùy ý chiếu mặt nào của vật thể lên hình chiếu
đứng hoặc là hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh, làm sao để dễ quan sát trong
trường hợp này chọn:
+ Mặt A chiếu lên mặt phẳng chiếu đứng.
+ Mặt B chiếu lên mặt phẳng chiếu bằng.
+ Mặt C chiếu lên mặt phẳng chiếu cạnh.
Quan sát vào mặt A thấy đó là một hình chữ nhật HGFI chiếu từng điểm
này lên mặt phẳng chiếu đứng.
Theo các giai đoạn khi chiếu một hình lên mặt phẳng chiếu thì chúng ta
tìm được ảnh của hình chữ nhật trên mặt phẳng chiếu đứng là H’G’F’I’.

- Tiếp tục chiếu mặt phẳng B lên hình chiếu bằng, khi quan sát mặt B với
hướng từ trên xuống chúng ta vẫn thấy một hình chữ nhật NGFE, tương tự

dùng các tia chiếu đi qua các điểm này tìm được ảnh N’G’F’ E’ trên mặt phẳng
chiếu bằng.
* Lưu ý:
+ Xác định đoạn thẳng nào gần trục x nhất.
+ Đoạn thẳng H’I’ cách trục x bao nhiêu thì đoạn thẳng N’E’ cũng cách
trục x khoảng cách đó.
- Từ điểm H’, I’ dùng đường dóng, dóng xuống thẳng cách x với khoảng
đã xác định như trên tìm được điểm N’, E’ trên hình chiếu bằng và nối lại được
đoạn thẳng N’E’. Quan sát vào vật thể trên và xác định khoảng cách NG, EF sau
đó chúng ta vẽ đoạn thẳng N’G’ và E’F’ đúng khoảng cách đó. Sau khi vẽ song
chúng ta tìm được ảnh hình chữ nhật NGEF trên hình chiếu bằng.

11


- Chiếu lên hình chiếu cạnh: Là hình mặt (C) bên của vật thể, nó cũng là
hình chữ nhật. Nhưng khi vẽ trên trang giấy thì vẽ như thế nào cho đúng với
hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh, vì thế trong phần này giáo viên cần hướng
dẫn chi tiết từng bước một. Trước khi vẽ cần lưu ý học sinh góc phần tư thứ IV
vẽ thêm đường xuyên góc tạo với trục x là 45 0 (xy dựng hình chiếu thứ 3 bằng
phương pháp tia phân giác).
Từ hình chiếu bằng có sẵn dóng các đường thẳng N’E’ và G’F’ qua trục y
và vuông góc với trục y gặp trục xuyên vừa vẽ tại các điểm D, Z từ các điểm này
tiếp tục dóng qua trục x và vuông góc với trục x. Tìm được hai đường thẳng
song song với trục y.

Từ mặt phẳng chiếu đứng dóng các đường thẳng G’F’và H’I’qua và
vuông góc với trục y gặp hai đường dóng của hai điểm X, Z tạo thành bốn điểm
và bốn điểm này chính là hình chiếu cạnh của mặt C.


12


H' N'

- Một số lỗi khi học sinh vẽ:

+ Đường dóng vẽ đậm làm cho người xem không phân biệt được đường
nào là đường dóng và đường bao của vật thể.
+ Các hình chiếu bị lệch không ngay thẳng với nhau.
+ Đường dóng thiếu các mũi tên.
b) Hình nón

* Đặc điểm của hình nón:
Đáy và bề mặt là tròn, khi quan sát chỉ thấy các đường cung tròn của bề
mặt hay phần đáy của hình. Nên khi chiếu lên mặt phẳng chiếu thì vẽ như thế
nào? Vẽ thành một đường cung tròn hay vẽ thẳng.
* Hướng dẫn vẽ:
- Phải đặt vật đứng ngay ngắn và quan sát xem đường nào là đường cao
nhất của cung tròn ở hai mặt bên của vật.
- Phần đáy khi nhìn vào vật mẫu thì thấy là một hình tròn, nhưng khi
chiếu giáo viên yêu cầu học sinh đặt phần đáy của hình nón ngang tầm mắt và
tưởng tượng ảnh của đường tròn là hình gì?
- Xác định kích thước chiều cao, đường kính hình tròn.
13


* Chiếu hình lên 3 mặt phẳng chiếu:
- Chiếu lên hình chiếu đứng: Khi quan sát vật thể thấy rằng mặt bên của
hình nón là hình tam giác. Dùng các tia đi qua 3 điểm tìm được ảnh của 3 điểm

trên mặt phẳng chiếu đứng là một hình tam giác.
- Chiếu lên hình chiếu bằng: Có hướng chiếu từ trên xuống sau quan sát
thì thấy phần lớn nhất của hình nón là đáy. Còn đỉnh hình nón khi nhìn từ trên
xuống chỉ là 1 điểm tại tâm của đường tròn. Chúng ta tìm được hình chiếu bằng
là một đường tròn có tâm.

- Chiếu lên hình chiếu cạnh: từ hai hình chiếu đã vẽ song, phải xác định
các điểm cần dóng qua trục y. Dùng compa quay các điểm này đến trục x, được
các điểm tại trục x và dóng qua thành hai đường thẳng song song với trục y. Từ
hình chiếu đứng dóng qua gặp nhau tại các điểm và nối các điểm này lại tìm
được hình chiếu cạnh.

Chú ý: Khi chiếu hình chiếu cạnh cần xác định đường tâm của đường tròn
mới tìm được đỉnh của tam giác.
14


c) Dạng hình chữ U
B

DC A

* Đặc điểm: Khi chiếu các đường khuất đòi hỏi học sinh có trí tưởng
tượng, hình dung ảnh và vật thật, nhận xét được phần bị che khuất và nhìn thấy.
* Hướng dẫn vẽ: Chiếu tương tự như hình hộp chữ nhật, chỉ chú ý phần bị
che khuất.
* Chiếu hình lên 3 mặt phẳng chiếu:
- Chiếu lên hình chiếu đứng: Đặt mắt nhìn theo hướng từ trước tới (hướng
theo A), hình ảnh trực quan mà chúng ta nhận xét được là một hình dạng chữ U.
Từ đây xác định các điểm của hình và chiếu lên mặt phẳng chiếu đứng tìm được

hình chiếu đứng.

+ Chiếu lên hình chiếu bằng: khi quan sát từ trên xuống (hướng theo B)
phần nhìn thấy được đó là các hình chữ nhật được ghép lại với nhau.

15


+ Chiếu lên hình chiếu cạnh: Khi nhìn từ trái sang phải (hướng theo C)
tức là nhìn vào cạnh bên của vật, là một hình chữ nhật. Nhưng phần bên trong
lại có đường khuất, hình chiếu cạnh như sau:

d) Dạng hình hộp chữ nhật

* Đặc điểm: Phần đầu là một hình hộp chữ nhật nhỏ, phần đáy là một hình
hộp chữ nhật lớn, ở giữa có lỗ tròn thông qua mặt đáy của vật. Khi chiếu hình
cần xác định phần bị che khuất bên trong.
* Hướng dẫn vẽ: Vật thể được chia thành hai phần, phần đầu là hình chữ
nhật nhỏ, phần đáy là hình chữ nhật lớn khi chiếu lên mặt phẳng chiếu phải
chiếu đồng loạt hai hình A và B.
* Chiếu hình lên 3 mặt phẳng chiếu:
- Chiếu lên hình chiếu đứng: Theo các giai đoạn khi chiếu một hình lên 3
mặt phẳng công việc đầu tiên là xác định các mặt phẳng của vật thể. Quan sát vào
hình trên cho thấy các mặt của hình mà nhìn rõ nhất đó là mặt A, B, C, D, E, F.
Chúng ta phải chọn hướng chiếu cho phù hợp, tương tự các hình trên
hướng chiếu của hình chiếu đứng là trực diện tức là từ trước tới. Khi quan sát
16


vào các mặt D, F đó là hình chữ nhật, chúng ta chiếu mặt D trước sau đó mới

chiếu mặt F. Khi vẽ lên mặt phẳng chiếu đứng thì mặt F phải vẽ nằm giữa cách
đều mặt D, sau khi vẽ hai mặt này xác định đường khuất ở trong.

- Chiếu lên hình chiếu bằng: Khi chúng ta quan sát từ trên xuống tìm được
hình chiếu bằng tương tự hình chiếu đứng. Dùng thước đo đường trong của
hình, khi vẽ đường khuất thì hai đường cách đều đường tâm và được vẽ bằng nét
đứt. Tiếp đó tìm hình chiếu cạnh từ hai hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh dung
đường dóng, dóng từ các cạnh đến và qua trục y và x theo phương vuông góc.
- Chiếu lên hình chiếu cạnh: Với hướng chiếu từ trái sang phải tìm được
hình chiếu cạnh như sau:

17


B

C

D

E
F

G
A

H

e) Dạng hình chữ L


* Đặc điểm:
- Tạm gọi các mặt của vật thể là A, B, C, D, E, F theo hình.
- Phần trên của vật thể có dạng hình chữ U.
- Các mặt F, H có dạng hình chữ nhật và mặt G nằm nghiêng so với mặt F,
G.
- Mặt bên của vật thể có dạng hình chữ L.
- Quan sát từ trên xuống toàn thể vật thể là hình chữ nhật trong đó có
nhiều hình chữ nhật ghép lại.
- Khi vẽ chú ý đường khuất.
* Hướng dẫn vẽ:
- Xác định kích thước các mặt H, G, E vì đây là mặt phẳng chính diện khi
chiếu từ trước tới.
- Xác định kích thước các mặt B, C, D, F khi chiếu có hướng chiếu từ trên
xuống.
- Xác định kích thước mặt A khi chiếu có hướng chiếu từ trái sang phải.
18


* Chiếu hình lên 3 mặt phẳng chiếu:
- Chiếu lên hình chiếu đứng: Dựa vào các đặc điểm của hình có thể tiến
hành chiếu từng mặt phẳng. Khi chùng ta chiếu chú ý các kích thước của từng
phần hay kích thước chung của vật thể. Tưởng tượng dùng đèn pin chiếu vào vật
thể thì ảnh của chúng lần lượt in trên bức tường.
Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới hay là nhìn vào mặt chính
diện của vật thể có thể tách hình thành hai phần
+ Phần trên là mặt E có dạng hình chữ U.
+ Phần dưới gồm có các mặt H, G mặt F không thể nhìn thấy được vì nằm
ngang. Hình dạng của mặt G, H là hình chữ nhật và tại các đường phân cách của
hai mặt vẫn vẽ bằng nét liền đậm.
+ Mặt F là mặt nằm ngang nên khi chiếu lên mặt phẳng chiếu đứng chỉ là

một đường thẳng trùng với đường phân cách của mặt G. Khi ghép 3 mặt phẳng
lại tìm được hình chiếu đứng như sau:

- Chiếu lên hình chiếu bằng: Theo phương pháp chiếu có hướng chiếu từ
trên xuống tức khi chiếu chỉ chiếu các mặt trên của vật thể gồm có các mặt như:
B, C, D, F, G.
+ Mặt G nằm xiên nên chiếu từ trên xuống không thấy.
+ Theo các giai đoạn khi chiếu hình tìm được hình của mặt B, C, D, F, G
đều là hình chữ nhật.
+ Khi vẽ hình chiếu bằng thì vẽ hình B, C, D trước sau đó mới vẽ hình
F, G.

- Chiếu lên hình chiếu cạnh: Là chiếu lên mặt A và có dạng hình chữ L.
Từ các hình chiếu bằng và đứng lần lượt dóng các đường bao qua trục y. tương
tự bài trước tìm được hình chiếu cạnh của vật thể như sau: (4)

19


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Thông qua việc áp dụng các biện pháp trên trong khi giảng dạy phần vẽ
kĩ thuật tôi nhận thấy đa số học sinh có thể phân tích được hình, xác định được
các mặt phẳng của hình và trình tự chiếu hình lên mặt phẳng chiếu. Cách chiếu
hình hay vẽ hình lên mặt phẳng chiếu có cơ sở hơn theo trình tự và chính xác
hơn. Dẫn đến việc vận dụng làm bài kiểm tra cũng như bài thi đạt hiểu quả cao.
* Bảng so sánh giữa năm học 2018-2019 và năm học 2019-2020 như sau:
Kết quả cuối học kì I năm học 2018-2019: Khối 8 gồm có 54 học sinh.
Lớp

Giỏi


Khá

TB

Yếu

8A

2

11

12

2

8B

3

10

11

3

Tổng

5


21

23

5

Kết quả cuối học kì I năm học 2019-2020: Khối 8 gồm có 53 học sinh.
Lớp

Giỏi

Khá

TB

Yếu

8A

4

15

8

0

8B


5

12

8

1

Tổng

9

27

16

1

Kết quả học tập của học sinh được xem là sản phẩm đầu ra của một quá
trình tác động có chủ tích của hoạt động dạy học. Tác động của quá trình dạy
học bao gồm nhiều yếu tố dựa trên các điều kiện từ thực trạng đời sống kinh tế,
cơ sở vật chất, trình độ nhận thức của học sinh, phương pháp cũng như trình độ
20


giảng dạy của giáo viên, chương trình sách giáo khoa...từ đó sản phẩm (kết quả
học tập của học sinh) được nâng cao tiếp tục phát triển ở những giai đoạn tiếp
theo của quá trình giáo dục thông qua bảng so sánh kết quả học tập năm học
2018-2019 và 2019-2020.


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Nhìn chung, sách giáo khoa Công nghệ 8 đã bám sát được mục tiêu đào
tạo giáo dục toàn diện: Đức, trí, thể, mĩ, lao động để các em học sinh THCS
có thể tiếp tục học lên hoặc áp dụng ngay vào cuộc sống. Sách giáo khoa có
chú ý đến vấn đề giảm tải, tăng tiết thực hành. Đăc biệt, sách được biên soạn
theo phương pháp mới nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, đây là một
vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng.
Đa số giáo viên dạy bộ môn Công nghệ đã và đang thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học trong tiết dạy của mình, giáo viên được trang bị kiến thức
khá hoàn chỉnh và không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình. Ban
21


Giám hiệu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của giáo viên và
học sinh được thuận lợi khi áp dụng phương pháp mới vào trong tiết dạy.
Bên cạnh những thuận lợi đó, giáo viên và học sinh gặp không ít những
khó khăn trong việc dạy học của mình.
- Về phần giáo viên: Do những năm đầu thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học, nên còn gây khó khăn trong việc soạn giáo án. Để đạt được hiệu quả
cao trong các tiết dạy, yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu kỹ kiến thức chuyên
môn, phương pháp lên lớp trước khi thiết kế và soạn giáo án lên lớp, chuẩn bị đồ
dùng dạy học.
- Về phía học sinh: Các em còn xem nhẹ môn Công nghệ, chưa chú ý
quan tâm học môn học này, một số em còn thụ động, chưa năng nổ trong việc
phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Về thiết bị, đồ dùng dạy học: Chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu
của giáo viên và học sinh.
Tuy gặp những khó khăn trở ngại trên, nhưng trong quá trình dạy và học
giáo viên, học sinh đã từng bước làm quen với cách dạy mới. Để khắc phục tình

trạng thiếu đồ dùng, thiết bị dạy học, giáo viên cùng học sinh thi đua tự làm
những đồ dùng, thiết bị trong khả năng của mình, góp phần làm sinh động tiết
dạy, gây hứng thú học tập cho học sinh, dần từng bước nắm được bài, tích cực
trao đổi thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài nhiều hơn.
3.2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 8, bản thân cũng xin
có một số kiến nghị với các cấp quản lý giáo dục như sau:
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học, đặc biệt là
trang thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học.
- Tập huấn các chuyên đề về nâng cao chất lượng giáo dục để giáo viên
được tham gia học hỏi, giao lưu trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiện của bản thân tôi về một số giải pháp để
dạy học tốt phần vẽ kỹ thuật môn Công nghệ 8 cho học sinh trường THCS Trung
Thành, huyện Quan Hóa. Kính mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến
của các bạn bè và đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Quan Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2020

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI VIẾT

22


Hà Thị Xoan


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Công nghệ 8 - Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Sách giáo viên Công nghệ 8 - Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Sách bài tập Công nghệ 8 - Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Sách Vẽ kĩ thuật - Nhà xuất bản Giáo dục.

23



×