Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông thu bồn đoạn qua thôn quảng đại 1, đại lộc, quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.68 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


NGUYỄN DUY XUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ
SÔNG THU BỒN ĐOẠN QUA THÔN QUẢNG ĐẠI 1, ĐẠI LỘC,
QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

Đà Nẵng - 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


NGUYỄN DUY XUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ
SÔNG THU BỒN ĐOẠN QUA THÔN QUẢNG ĐẠI 1, ĐẠI LỘC,
QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình Thủy
Mã số: 60.58.02.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN HƯỚNG

Đà Nẵng - 2017


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu và
kết quả tính toán đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Xuyên


iii

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU
.............................................................................................................. - 1 1. tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... - 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... - 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... - 2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... - 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... - 2 6. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................... - 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU.................... - 4 1.1. GIỚI THIỆU hệ thống sông Thu Bồn ............................................................. - 4 1.2. GIỚI THIỆU khu vực nghiên cứu: ................................................................. - 6 1.2.1 Vị trí địa lý: ............................................................................................... - 6 1.2.2. Đặc điểm địa hình dự án .......................................................................... - 6 1.2.3. Đặc điểm địa chất vùng dự án: ................................................................ - 7 1.3. Đặc điểm khí hậu và khí tượng ....................................................................... - 9 1.3.1. Khí hậu ..................................................................................................... - 9 1.3.2. Nhiệt độ.................................................................................................... - 9 1.3.3. Số giờ nắng ........................................................................................... - 10 1.3.4. Độ ẩm ..................................................................................................... - 10 1.3.5. Bốc hơi .................................................................................................. - 10 1.3.6. Gió, bão và áp thấp nhiệt đới ................................................................. - 10 1.3.7. Mưa ........................................................................................................ - 11 1.3.8. Tình hình mưa lũ.................................................................................... - 12 1.4. Đặc điểm thủy văn ........................................................................................ - 14 1.4.1. Dòng chảy năm ...................................................................................... - 14 1.4.3. Chế độ lũ ................................................................................................ - 16 1.4.4. Dòng chảy kiệt ....................................................................................... - 18 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SÔNG THU BỒN ĐOẠN QUA XÃ ĐẠI
CƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...................................................................... - 20 2.1. Mô tả hiện trạng và nguyên nhân sạt lở đoạn sông nghiên cứu .................... - 20 2.1.1. Mô tả hiện trạng: .................................................................................... - 20 2.1.2. Nguyên nhân: ......................................................................................... - 21 2.2. Tính toán lưu lượng tạo lòng ......................................................................... - 26 -


iv
2.2.1. Lưu lượng tạo lòng: ............................................................................... - 27 2.2.2. Chỉ tiêu ổn định lòng sông: .................................................................... - 33 2.2.3. Quan hệ hình dạng sông [5] ................................................................... - 36 2.3. Đánh giá ổn định đoạn sông nghiên cứu theo các chỉ tiêu ổn định: ............. - 38 2.4. Thiết kế giải pháp bảo vệ bờ đoạn sông nghiên cứu và khái toán: ............... - 39 2.4.1. Những bài học kinh nghiệm trên thế giới và trong nước về nghiên cứu diễn

biến lòng dẫn [9] ................................................................................. - 39 2.4.2. Cơ sở đề xuất chỉnh trị đoạn sông khu vực nghiên cứu: ....................... - 42 2.4.3. Các giải pháp chỉnh trị sông .................................................................. - 42 2.4.4. Lựa chọn giải pháp đối với khu vực nghiên cứu. .................................. - 48 CHƯƠNG 3 ÁP DỤNG GIẢI PHÁP BẢO VỆ SÔNG THU BỒN ĐOẠN QUA
THÔN QUẢNG ĐẠI 1 ............................................................................................ - 62 3.1.Phương pháp và kết quả đo sâu theo phương pháp hồi âm: .......................... - 62 3.1.1. Thiết bị đo đạc: ...................................................................................... - 62 3.1.2. Công tác đo đạc: .................................................................................... - 63 3.2. Phân tích và lựa chọn số liệu thủy văn trên cơ sở kế thừa: ........................... - 66 3.2.1. Nguồn thực đo: ...................................................................................... - 66 3.2.2. Nguồn dữ liệu kế thừa: .......................................................................... - 66 3.3. Phân tích lựa chọn mô hình tính toán: .......................................................... - 66 3.3.1. Những thuận lợi và khó khăn của mô hình MIKE ................................ - 67 3.3.2. Kết quả của mô hình .............................................................................. - 70 3.4. Xác định phạm vi tính toán và điều kiện biên: ............................................. - 72 3.5. Áp dụng mô hình thủy lực để tính toán cho đoạn sông theo hiện trạng: ...... - 73 3.6. Áp dụng mô hình thủy lực để tính toán cho đoạn sông theo giải pháp đề xuất:- 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. - 88 A. KẾT LUẬN ..................................................................................................... - 88 B. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... - 88 PHỤ LỤC 1 - 90 PHỤ LỤC 2 - 1 PHỤ LỤC 3 - 4 PHỤ LỤC 4 - 5 PHỤ LỤC 5 - 6 PHỤ LỤC 6 - 10 -


v

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ SÔNG
THU BỒN ĐOẠN QUA THÔN QUẢNG ĐẠI 1, ĐẠI LỘC, QUẢNG NAM
Học viên: Nguyễn Duy Xuyên

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

Mã số: 60.58.02.02 Khóa: K31 Trường Đại học Bách Khoa - ĐHĐN
Tóm tắt - Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện tốt Chương trình di dời dân ra khỏi
vùng thiên tai, tại những nơi có nguy cơ cao xảy ra sạt lở núi, sạt lở ven sông của Chính phủ; Khu dân
cư thôn Quảng Đại 1 là nơi có dân cư sống đã lâu do đó việc chuyển đến nơi ở mới là điều người dân
ở đây không hề mong muốn; Mặt khác, các công trình hạ tầng hiện trạng tương đối đầy đủ, nhà cửa
của người dân tương đối kiên cố; Nếu phải di dời thì phải mất khoảng 11.000m2 đất sản xuất; Tốn chi
phí xây dựng lại cơ sở hạ tầng cho khu dân cư mới. Bên cạnh đó, nếu bờ sông không được bảo vệ sẽ
ngày càng bị sạt lở và mất đất dần thậm chí bị xóa sạch. Nội dung đề tài là đánh giá hiện trạng và đề
xuất giải pháp bảo vệ bờ sông Thu Bồn đoạn qua thôn Quảng Đại 1, Đại Lộc, Quảng Nam thông qua
việc điều tra, thu thập, phân tích số liệu và tài liệu về dân sinh, địa hình, địa chất, khí tượng, thủy
văn,...liên qua đến khu vực nghiên cứu; Kế thừa các đề tài, dự án nghiên cứu liên quan đến khu vực;
Sử dụng phần mềm MIKE 21 để đánh giá tính hợp lý của giải pháp bảo vệ bờ sông hợp lý khu vực qua
thôn Đại Cường 1 từ đó vận dụng kết quả của đề tài là cơ sở có tính khoa học để các đơn vị chức năng
đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông Thu Bồn khu vực qua thôn Quảng Đại 1, xã Đại Cường, huyện Đại
Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Từ khóa – Sông Thu Bồn, Thôn Quảng Đại 1, mô hình MIKE, kè mỏ hàn, kè lát mái
ASSESS THE STATUS AND PROPOSAL FOR RIVER BANK PROTECTION SOLUTIONS
THU BON SURROUNDING QUANG DAI 1, DAI LOC, QUANG NAM

Abstract - Over the past few years, Quang Nam has successfully implemented the Program for
Relocation of People Out of Disaster Areas, where there is a high risk of river bank erosion and river
bank erosion. The residential area of Quang Dai 1 is a place where people have lived for a long time,
so moving to a new home is something that people do not want to live in. On the other hand, the
existing infrastructure is relatively adequate, houses of people relatively solid; If relocation, it takes
about 11,000m2 of productive land; Cost of rebuilding infrastructure for new residential area. In
addition, if the river bank is not protected, it will become increasingly landslide and land loss will
gradually erode. The subject of the project is to assess the current situation and propose measures to
protect the Thu Bon river bank across Quang Dai 1, Dai Loc and Quang Nam villages through the
investigation, data collection and analysis on population. Birth, terrain, geology, meteorology,
hydrology, etc., interdepend the research area; Inheriting research topics and projects related to the
area; Using MIKE 21 software to evaluate the rationality of a suitable river bank protection solution
through Dai Cuong 1 village, thereby applying the results of the project as a scientific basis for
functional units. Proposed measures to protect the Thu Bon river bank area through Quang Dai 1
village, Dai Cuong commune, Dai Loc district, Quang Nam province.
Key words - Thu Bon River, Quang Dai 1 Village, MIKE model, groins, revetments.


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của các lớp đất


8

1.2.

Bảng tần số bão đổ bộ vào các đoạn bờ biển nước
ta

11

1.3.

Lượng mưa quan trắc toàn đợt từ 1 đến 7/11/1999.

13

1.4.

Lưu lượng trung bình nhiều năm các trạm trong
lưu vực

15

1.5.

Kết quả tính tần suất dòng chảy năm tại các trạm
trong lưu vực

15


1.6.

Nguồn nước các sông trong lưu vực

16

1.7.

Dòng chảy năm Q75% tại Giao Thuỷ, Ly Ly, Ái
Nghĩa, Tuý Loan, Cu Đê

16

1.8.

Tần suất lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất các trạm thuỷ
văn

18

1.9.

Đỉnh lũ lớn nhất đã quan trắc được tại các trạm
thuỷ văn

18

1.10.

Dòng chảy kiệt nhỏ nhất các trạm trong vùng

nghiên cứu

19

2.1.

Bảng đặc trưng thủy văn năm 2004 và trung bình
nhiều năm tại trạm thủy văn Nông Sơn

28

2.2.

Bảng đặc trưng thủy văn năm 2004 và trung bình
nhiều năm tại thôn Quảng Đại 1 từ 2001-2010

29

2.3.

Bảng tính kết quả P.I.Q2

32

2.4.

Quan hệ RC/B và φ

38


2.5.

Bảng đánh giá chỉ tiêu ổn định lòng sông

38

2.6.

Chiều sâu hố xói đầu mỏ hàn

51


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

1.

Vị trí khu vực nghiên cứu của đề tài

1

2.


Một số hình ảnh sạt lở hiện trạng cảnh chụp ngày 12/11/2016

1

1.1.

Mạng lưới sông, trạm thủy văn và địa hình lưu vực sông Vu
Gia -Thu Bồn

4

1.2.

Vị trí đoạn sông nghiên cứu

6

1.3.

Bản đồ mạng lưới trạm Khí tượng Thủy văn

12

2.1 .

Hình ảnh tổng thể khu vực nghiên cứu

20


2.2.

Đoạn sạt lở mạnh nhất vào cách bờ hiện trạng hơn 10m

21

2.3.

Hình ảnh sạt lở đoạn cuối gần ngã ba Giao Thủy

22

2.4.

Hình ảnh tàn phá rừng đầu nguồn và khai thác cát tại Quảng
Nam

25

2.5.

Điều tra vết lũ tại khu vực nghiên cứu (nhà ông Lê Văn Diêu)

28

2.6.

Biểu đồ quan hệ Q~P.I.Q2

32


2.7.

Thí nghiệm đo đường kính cát tại khu vực nghiên cứu

34

2.8.

Biểu đồ quan hệ lượng sót tích lũy và cỡ sàng

35

2.9.

Chiều rộng lòng sóng ứng với lưu lượng tạo lòng

35

2.10.

Bó cành

41

2.11.

Rồng

41


2.12.

Rọ đá

42

2.13.

Hiện trạng bờ tre bị phá hủy tại đoạn thẳng và đoạn bị xói
hàm ếch

44

2.14.

Hình ảnh vệ tinh vị trí nghiên cứu vào ngày 28/6/2015 (bên
trái) và ngày 04/6/2017 (bên phải)

45

2.15.

Thiết kế sơ bộ kè mỏ hàn

49

2.16.

Đại diện mặt cắt kè lát mái.


55

2.17.

Tuyến gia cố dự kiến

56

3.1.

Vận chuyển và lắp đặt thiết bị tại khu vực nghiên cứu

58


viii

Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

3.2.

Xác định mực nước và kiểm tra thiết bị

59


3.3

Nguyên lý đo sâu

59

3.4

Hình ảnh đo đạc hiện trường

60

3.5

Bản đồ ĐÊM khu vực nghiên cứu sau khi đo đạc

60

3.6.

Lưới phi cấu trúc chữ nhật và tam giác

64

3.7.

Kết quả mô hình vận tốc hiển thị theo màu

66


3.8.

Hình ảnh phạm vi tính toán và biên T1, T2, T3

68

3.9.

Hình ảnh kết quả độ sâu mực nước năm 2004 hiển thị theo
màu

69

3.10.

Hình ảnh trường phân bố vận tốc hiển thị theo màu

70

3.11.

Hình ảnh trường phân bố vận tốc hiển thị theo biểu đồ

70

3.12.

Hình ảnh bờ tả đoạn nghiên cứu bị phá sâu vào bờ


71

3.13.

Vị trí cây lớn trên bãi cát tại cao trình 2.7m

71

3.14.

Biểu đồ quan hệ mực nước Z ứng với các trường hợp theo
thời gian tại 3 điểm P1, P2, P3

73

3.15.

. Biểu đồ quan hệ mực nước Z ứng với các trường hợp theo
thời gian tại 3 điểm P1, P2, P3

74

3.16.

Cao trình mặt nước ứng với các trường pjtaij thời điểm
0:00:00 ngày 28/10/2004

76

3.17.


Chi tiết mực nước tại khu vực nghiên cứu ứng với các trường
hợp tại thời điểm 0:00:00 ngày 28/10/2004

77

3.18.

Trường phân bố vận tốc ứng với các trường hợp tại thời điểm
0:00:00 ngày 28/10/2004

79

3.19.

Chi tiết Trường phân bố vận tốc ứng với các trường hợp tại
khu vực nghiên cứu ứng với các trường hợp tại thời điểm
0:00:00 ngày 28/10/2004

80

3.20.

Trường phân bố vận tốc ứng với phương án 2 tại khu vực
nghiên cứu vào lúc 0:00:00 ngày 28/10/2004

81

3.21.


Trường phân bố vận tốc ứng với phương án 3 tại khu vực

81


ix

Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

nghiên cứu vào lúc 0:00:00 ngày 28/10/2004
3.22.

Trường phân bố vận tốc ứng với phương án 4 tại khu vực
nghiên cứu vào lúc 0:00:00 ngày 28/10/2004

82


-1-

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện tốt Chương trình di dời
dân ra khỏi vùng thiên tai, tại những nơi có nguy cơ cao xảy ra sạt lở núi, sạt lở ven
sông của Chính phủ; trong đó, đã lập dự án di dời khẩn cấp 42 hộ dân thôn Quảng Đại

1 (xem Hình 1) đến khu tái định cư Thanh Vân, xã Đại Cường và đã được các cấp
chính quyền xã, huyện và tỉnh trình Trung ương đề nghị bố trí nguồn vốn nhưng chưa
thực hiện được.

Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu của đề tài
Đến sau mùa lũ năm 2013, tình hình sạt lở bờ sông tại khu vực này càng
nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của 42 hộ dân đang sinh
sống ở thôn Quảng Đại 1, huyện Đại Lộc (xem Hình 2).

Hình 2. Một số hình ảnh sạt lở hiện trạng (ảnh chụp 12/11/16)


-2Cho đến nay, khu dân cư thôn Quảng Đại 1 là nơi có dân cư sống đã lâu do đó
việc chuyển đến nơi ở mới là điều người dân ở đây không hề mong muốn; Mặt khác,
các công trình hạ tầng hiện trạng tương đối đầy đủ, nhà cửa của người dân tương đối
kiên cố; Nếu phải di dời toàn bộ 42 hộ dân đến khu ở mới thì phải mất đất sản xuất lúa
khoảng 11.000m2 để xây dựng khu tái định cư và tốn chi phí xây dựng lại cơ sở hạ
tầng. Bên cạnh đó, nếu bờ sông không được bảo vệ sẽ ngày càng bị sạt lở và mất đất
dần thậm chí bị xóa sạch.
Do đó, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông Thu
Bồn đoạn qua thôn Quảng Đại 1, Đại Lộc, Quảng Nam” là rất có ý nghĩa và cần
thiết.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạng bờ sông Thu Bồn đoạn qua xã Đại Cường, huyện Đại Lộc,
tỉnh Quảng Nam;
- Đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông Thu Bồn đoạn qua thôn Quảng Đại 1, xã Đại
Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Đoạn sông Thu Bồn đoạn qua xã Đại Cường huyện Đại

Lộc tỉnh Quảng Nam.
- Số liệu thủy văn sẽ kế thừa từ các đề tài, dự án, bài báo khoa học đã được
nghiệm thu, thẩm tra và phản biện.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Điều tra, thu thập, phân tích số liệu và tài liệu về dân sinh, địa hình (nghiên
cứu bằng phương pháp đo sâu hồi âm), địa chất, khí tượng, thủy văn,...liên qua đến
khu vực nghiên cứu;
- Phỏng vấn và thu thập từ người dân sinh sống tại khu vực nghiên cứu;
- Kế thừa các đề tài, dự án nghiên cứu liên quan đến khu vực nghiên cứu;
- Sử dụng phần mềm MIKE 21 để đánh giá tính hợp lý của giải pháp bảo vệ bờ
sông hợp lý khu vực qua thôn Đại Cường 1.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả đề tài được xây dựng trên số liệu đo đạc thực tế và kiểm chứng mô hình
đưa ra phân tích số liệu cụ thể cho khu vực nghiên cứu nhằm làm rõ hơn các đề tài dự
án đã nghiên cứu liên quan đến khu vực và cơ sở cho các đề tài nghiên cứu sau này bổ
sung thêm các hạn chế của đề tài để phân tích sâu và rõ hơn.


-3Kết quả của đề tài là cơ sở có tính khoa học để các đơn vị chức năng đề xuất
giải pháp bảo vệ bờ sông Thu Bồn khu vực qua thôn Quảng Đại 1, xã Đại Cường,
huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm phần mở đầu, ba chương và phần kết luận kiến nghị với cấu trúc
như sau:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6. Cấu trúc của luận văn
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐOẠN SÔNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan hệ thống sông Thu Bồn
1.2. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
1.3. Đặc điểm khí hậu và khí tượng
1.4. Đặc điểm thủy văn
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SÔNG THU BỒN ĐOẠN QUA
XÃ ĐẠI CƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
2.1 Mô tả hiện trạng và nguyên nhân sạt lở đoạn sông nghiên cứu
2.2 Tính toán lưu lượng tạo lòng
2.3 Đánh giá ổn định đoạn sông nghiên cứu theo các chỉ tiêu ổn định
2.4 Thiết kế giải pháp bảo vệ bờ đoạn sông nghiên cứu và khái toán
CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG BỘ MÔ HÌNH THỦY LỰC ĐỂ ĐÁNH GIÁ
TÍNH HỢP LÝ CỦA GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ ĐOẠN SÔNG NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp và kết quả đo sâu theo phương pháp hồi âm
3.2 Phân tích và lựa chọn số liệu thủy văn trên cơ sở kế thừa
3.3 Phân tích lựa chọn mô hình tính toán
3.4 Xác định phạm vi tính toán và điều kiện biên
3.5 Áp dụng mô hình thủy lực để tính toán cho đoạn sông theo hiện trạng
3.6 Áp dụng mô hình thủy lực để tính toán cho đoạn sông theo giải pháp đề xuất
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


-4-

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG SÔNG THU BỒN
Sông Thu Bồn bắt nguồn từ sườn Đông Nam của dãy Ngọc Linh với độ cao
nguồn hơn 2.000 m. Sông chảy theo hướng gần Bắc Nam qua các huyện Trà My, Tiên

Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, rồi chảy qua Giao Thuỷ vào vùng đồng bằng qua các
huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, Điện Bàn, Hội An, đổ ra biển tại Cửa Đại - Hội An.
Chiều dài sông chính đến Cửa Đại là 198 km.

Hình 1.1. Mạng lưới sông, trạm thủy văn và địa hình lưu vực sông Vu Gia -Thu Bồn
Diện tích lưu vực khống chế tính đến trạm TV Nông Sơn là: 3.130km2, tính đến
Giao Thuỷ (cách Hội An 30,7 km) là 3.825km2. Sông Thu Bồn có các nhánh sông
chính như: Sông Khang, Sông Vang, Sông Ngọn Thu Bồn, sông Tranh, sông Ghềnh
Ghềnh...
- Sông Ngọn Thu Bồn bắt nguồn từ núi Ngok Gle Long cao 1.865 m ở huyện
Phước Sơn, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đổ vào sông Thu Bồn ở phía bờ
trái. Sông Vang dài 35km, diện tích lưu vực 488 km2.
- Sông Khang bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1000m (núi Răng Cưa cao
1.152m) thuộc huyện Trà My, tiếp giáp với vùng núi huyện Trà Bồng tỉnh Quảng


-5Ngãi, chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc qua các huyện Trà My, Tiên Phước, Hiệp
Đức, đổ vào sông thu Bồn (sông Tranh) về phía bờ phải sông Tranh, cách thị trấn Hiệp
Đức 2,5km về phía thượng lưu. Chiều dài sông 57 km, diện tích lưu vực 609km2.
Sông Khang có một số nhánh lớn như sông Tiên với diện tích lưu vực 137km2, sông
Lung diện tích lưu vực 26 km2.
- Sông Vang bắt nguồn từ vùng núi huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, chảy theo
hướng Đông Nam - Tây Bắc qua huyện Trà My rồi đổ vào sông Tranh ở phía bờ phải,
hạ lưu thị trấn Trà My khoảng 10 km bên bờ hữu. Sông Vang dài 24 km, diện tích lưu
vực 249 km2.
- Sông Trầu (sông Lâu) bắt nguồn từ vùng Tiên Cảnh, Cẩm Hà huyện Tiên
Phước, chảy theo hướng Đông - Tây đổ vào sông Tranh tại thị trấn Tân An, sông Trầu
dài 21 km, diện tích lưu vực 93 km2.
- Sông Ghềnh Ghềnh (sông Nam Nin) bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1000m ở
ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Sông chảy theo hướng Tây Nam- Đông

Bắc, đổ vào sông Tranh ở bờ trái. Sông Ghềnh Ghềnh dài 22km, diện tích lưu vực 195
km2.
Hạ lưu sông Thu Bồn có mạng lưới phân lưu, nhập lưu phức tạp và cuối cùng
chảy ra cửa Đại, nhưng đáng chú ý là khi sông chảy vào vùng đồng bằng, sông Thu
Bồn tiếp nhận nước từ sông Vu Gia chảy qua sông Quảng Huế đổ vào ở bờ trái tại
Giao Thủy. Sông Thu Bồn có phân lưu Bà Rén-Chiêm Sơn, phụ lưu này chảy qua
huyện Duy Xuyên - tiếp nhận nước sông Ly Ly ở bờ phải (tại xã Duy Thành) rồi đổ
vào sông Thu Bồn ở gần cửa sông (tại xã Duy Vinh, Duy Nghĩa).
Dòng chính sông Thu Bồn từ phân lưu Bà Rén-Chiêm Sơn có tên là Kỳ Lam,
sông Kỳ Lam chảy qua huyện Điện Bàn và từ hạ lưu cầu Câu Lâu sông có tên là Câu
Lâu. Trước khi chảy vào thị xã Hội An sông tách thành 2 dòng là sông Hội An và sông
Cẩm Nam. Sông Cẩm Nam nhập với sông Bà Rén và lại có tên là sông Thu Bồn. Sông
Hội An chảy qua thị xã Hội An, sau đó nhập với sông Thu Bồn để đổ vào sông Cửa
Đại, rồi đổ ra biển ở Cửa Đại.
Sông Kỳ Lam - Điện Bình (tên chính là sông Vĩnh Điện - sông có chiều dài
24km), có các phân lưu: Cổ Cò, Vĩnh Điện. Suối Cổ Cò lại phân thành 2 nhánh là Tam
Giáp và Thanh Quýt. Các sông này đều chảy vào sông Vĩnh Điện. Sông Vĩnh Điện
chảy theo hướng Bắc-Nam, Tây Nam-Đông Bắc, đổ vào sông Hàn rồi chảy ra vịnh Đà
Nẵng.
Sông Ly Ly bắt nguồn từ vùng núi huyện Quế Sơn chảy theo hướng Tây NamĐông Bắc qua các huyện Quế Sơn, Thăng Bình và đổ vào sông Bà Rén. Sông Ly Ly
dài 36 km, diện tích lưu vực 279 km2. Hiện nay dòng chảy trên sông này chỉ tồn tại
trong mùa lũ, mùa kiệt dòng chảy từ thượng nguồn về rất bé.


-61.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Vị trí địa lý:
Đoạn sông nghiên cứa thuộc sông Thu Bồn đoạn đi qua thôn Quảng Đại 1, Xã
Đại Cường (xem Hình 1.2) là xã đồng bằng thuộc vùng B của huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam, có diện tích tự nhiên khoảng 9,44 km2; dân số khoảng 8.754 người; mật
độ 927 người/km2.

Xã Đại Cường nằm về phía Nam huyện Đại Lộc, cách trung tâm hành chính
huyện 10 km; ranh giới được xác định như sau:
Phía Bắc giáp xã Đại Nghĩa.
Phía Tây giáp xã Đại Minh.
Phía Nam giáp xã Đại Thắng và xã Duy Tân (huyện Duy Xuyên)
Phía Đông giáp xã Đại An.
Tọa độ địa lý: 15047’47” vĩ độ Bắc và 10803’51” Kinh độ Đông.

Hình 1.2. Vị trí đoạn sông nghiên cứu
1.2.2. Đặc điểm địa hình dự án
Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai chủ yếu là đất phù sa do 2 con sông Thu
Bồn và Vu Gia bồi đắp nên rất thuận lợi cho nông nghiệp; tuy nhiên về mùa mưa lũ,
dòng chảy của sông Thu bồn và Vu Gia đổ về rất lớn làm ngập hết làng mạc, nhà cửa
gây ra nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân.


-7Đặc biệt thôn Quảng Đại 1 nằm sát bờ sông Thu Bồn, hàng năm về mùa lũ,
dòng chảy xiết của sông Thu Bồn và sông Vu Gia đổ về uy hiếp đến làng mạc, nhà cửa
của người dân trong vùng. Những năm gần đây do dòng chảy biến đổi nên cứ mỗi năm
bờ sông xói lở lấn vào làng từ 2m đến 5m.
1.2.3. Đặc điểm địa chất vùng dự án:
Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất do Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây
dựng Quảng Đại Phát thực hiện tháng 02/2017, Trong phạm vi khu vực đoạn sông khu
vực Quảng Đại xã Đại Cường hệ tầng A Vương được chia làm ba phân hệ tầng:
- Phân hệ tầng trên (Є2-O1av3): Đá phiến sericit xen đá phiến thạch anh sericit,
các lớp mỏng đá phiến giàu vật chất than. Dày 800m;
- Phân hệ tầng giữa (Є2-O1av2): Đá cát kết dạng quaczit, đá phiến thạch anh
sericit, đá phiến thạch anh felspat, đá phiến sericit, đá phiến giàu vật chất than. Dày
1600m;
- Phân hệ tầng dưới (Є2-O1av1): Đá phiến sericit, đá phiến thạch anh sericit,

thấu kính đá hoa chứa sericit, đá phiến silic, phun trào bazơ bị biên đổi, đá phiến giàu
vật chất than, thấu kính phun trào acit bị biến đổi. Dày 1000m.
- Những sưu tầm hoá thạch tìm thấy trong hệ tầng A Vương cho khoảng tuổi
Cambri - Orđovic, có thể có cả yếu tố Proterozoi. Trên cơ sở đó, hệ tầng A Vương
được tạm xếp vào Cambri thượng - Orđovic hạ.
Khu vực khảo sát là bờ của Sông Thu Bồn đoạn thuộc địa phận Xã Đại Cường,
địa hình đồng bằng, bằng phẳng, cao độ tự nhiên thay đổi không đáng kể. Qua công
tác khảo sát và thí nghiệm tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm cho thấy cấu trúc
địa chất của khu vực thuộc Đệ Tứ (Q) chủ yếu là các trầm tích sông aQ, trầm tích tuổi
Holocen (aQ2) và pleitocen (aQII2) được phủ bất chỉnh hợp trên nền đá gốc thuộc Hệ
tầng A Vương và có đầy đủ cáp lớp phong hóa của nó.
Lớp 1: Lớp đất thổ nhưỡng và Lớp hỗn hợp lớp cát pha lẫn ít sét pha màu nâu
vàng - nâu đỏ, là sản phẩm phù sa bồi đắp, trạng thái dẻo cứng đến dẻo mềm. Lớp này
có nguồn gốc trầm tích sông aluvi (aQ), phần đất bồi lấp bề mặt là phù sa bồi lắng
hằng năm. Tính thấm mất nước yếu đến trung bình.
Lớp 2: Lớp cát hạt mịn, phần đáy lớp lẫn ít sỏi sạn và cát thô, màu nâu vàng xám trắng xen kẹp nâu đen, kết cấu chặt vừa đến chặt, lớp này chứa nước ngầm. nguồn
gốc trầm tích sông aluvi (aQ) phù hợp đặt móng công trình.
Lớp 3: Lớp cát hạt trung đến thô màu nâu vàng - xám trắng, kết cấu chặt vừa
lớp này là sản phẩm bồi lắng do lũ tích phân bố cục bộ trên cắt dọc tuyến. Nguồn gốc
trầm tích sông aluvi (aQIV) và trầm tích tuổi Holocen (aQ2). Lớp này thí nghiệm hiện
trường và thí nghiệm cơ lý trong phòng 7 chỉ tiêu.
Lớp 4: Hỗn hợp cuội sỏi tròn canh có lẫn cát hạt trung đến thô màu nâu vàng -


-8xám trắng, kết cấu chặt vừa lớp này là sản phẩm bồi lắng do lũ tích. Nguồn gốc trầm
tích sông aluvi tuổi pleitocen (aQ2). Lớp này thí nghiệm hiện trường và thí nghiệm cơ
lý trong phòng 7 chỉ tiêu.
Lớp 5: Lớp sét pha màu nâu vàng - xám xanh, trạng thái dẻo cứng đến dẻo
mềm, phần trên là sản phẩm của phù sa được bồi đắp hằng năm. Lớp này có nguồn gốc
trầm tích sông aluvi (aQIV);

Lớp 6: Hỗn hợp sét pha và bùn sét màu nâu đen, xám xanh, trạng thái thay đổi
từ dẻo cứng đến dẻo mềm và dẻo chảy theo chiều sâu địa tầng. một vài vị trí có lẫn vỏ
sò vỏ hến. Lớp này tồn tại dạng thấu kính cục bộ ở một số vị trí.
* Các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của các lớp đất này được nêu Bảng 1.1:
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của các lớp đất
Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

-0,19

0,07

%
%
%

29,87
18,33
11,53

SPT N30 =35- 56
>Rq=1,80 kg/cm2

Lớp 1


SPT N30 =11-42>
Rq =1,40 kg/cm2

Đơn vị

SPT N30=19-36>
Rq= 1,50 kg/cm2

Các chỉ tiêu

+ Dung trọng ướt w

%
T/m3

20,35
1,8

22,8
1,78

28,65
1,86

26,41
1,82

30,5
1,81


+ Dung trọng khô c

T/m3

1,5

1,45

1,45

1,408

1,39

+ Tỷ trọng 
+ Độ rỗng n
+ Hệ số rỗng e
+ Độ bảo hòa G
+ Lực dính kết C
+ Góc ma sát trong 
+ Hệ số nén lún a1-2
+ Cường độ đất nền qui ướt

T/m3

2,64
45,15
0,82
73


2,65
44,25
0,89
93

2,66
47,1
0,89
87

25000'

27000'

30000'

cm2/kg

2,67
43,75
0,78
70
0,16
23015'
0,017

2,68
47,9
0,92
96

0,234
16008'
0,024

Kg/cm2

87,2

75

80

90

+ Độ sệt
+ Giới hạn Atterberg
- Giới hạn chảy
- Giới hạn dẻo
- Chỉ số dẻo
+ Độ ẩm W

%
%
Kg/cm2
độ

42,21
28,32
14,37


57

Nhìn chung, địa chất khu vực dự án tương đối đồng nhất với cấu trúc không
phức tạp bao gồm cát pha và cuội sỏi, chỉ có khả năng chống nén lún, không có khả
năng chống sạt lở và xói bờ. Muốn bảo vệ được sự ổn định và chống xói lở, chỉ có thể
can thiệp bằng biện pháp công trình.


-9-

1.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ KHÍ TƯỢNG
1.3.1. Khí hậu
Các tỉnh duyên hải ven biển rung Trung bộ nói chung, tỉnh Quảng Nam nói
riêng có chế độ nhiệt đới gió mùa nội chí tuyến Bắc cùng với dãy Trường Sơn chi phối
mạnh mẽ đến khí hậu tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng tạo thành 2 mùa với hai
kiểu khí hậu khác nhau.
Khí hậu mùa Đông: Từ tháng XI đến tháng IV nhiều đợt không khí lạnh hướng
Đông Bắc, ở thời kỳ đầu và giữa mùa Đông gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh
(tuy đã biến tính) trong quá trình di chuyển qua dãy núi Bạch Mã, Hải Vân nhiệt độ
không khí vẫn còn tương đối lạnh. Nhiệt độ thấp nhất tại Đà Nẵng xuống đến 10,3 0C
tháng 1/1993, tại Quảng Ngãi 13,40C tháng 3/1986, vùng núi cao như Trà My 10,90C
tháng 1/1982, tại Ba Tơ 11,30C vào tháng 1/93. Nhiệt độ các tháng mùa Đông trong
vùng nghiên cứu dưới 140C. Vào đầu mùa Đông, gió mùa Mùa Đông khi qua biển
mang theo hơi ẩm gây mưa vừa đến mưa to cho vùng nghiên cứu. Giữa mùa Đông
cường độ hoạt động của các nhiễu động thời tiết như: dải hội tụ, áp thấp nhiệt đới,
bão... đã lùi xa về phía Nam vì vậy sự hội tụ của gió Đông bắc với hướng gió Đông
hoặc Đông Nam không tồn tại hoặc yếu đi so với tháng X, XI. Thời kỳ này trong vùng
chỉ có mưa nhỏ, mưa rào nhẹ.
Khí hậu mùa Hạ: từ tháng IV đến tháng IX là các hoạt động của gió mùa Mùa
Hạ hướng Tây Nam và Đông Nam.

- Gió mùa hướng Tây Nam nguồn gốc từ vịnh Thái Lan mang theo hơi ẩm khi
qua sườn núi phía Tây của dãy Trường Sơn để lại lượng mưa đáng kể và tạo thành
hiện tượng phơn làm cho không khí phần phía Đông Trường Sơn nóng lên và gây khô
hạn trong vùng.
- Gió hướng Đông Nam có nguồn gốc từ Đông Châu úc hoặc xích đạo gây nên
các nhiễu động biển Đông mang theo hơi ẩm vào các tỉnh trung Trung Bộ vào khoảng
tháng V tháng VI hàng năm cung cấp lượng mưa vừa làm dịu mát và mang tính hỗ trợ
bớt đi sự khô hạn cho cây trồng. Từ tháng VII đến giữa tháng IX toàn vùng có lượng
mưa không đáng kể, cũng có nhiều nơi, nhiều năm không mưa nên lại là thời kỳ khô
hạn.
1.3.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí vùng nghiên cứu tăng dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang
Đông và từ vùng cao xuống vùng thấp. Nhiệt độ bình quân hàng năm vùng núi 24,5 
25,50C. Vùng đồng bằng ven biển 25,5  26,00C.
Tháng có nhiệt độ cao nhất thường vào tháng VI đến tháng VII. Nhiệt độ bình


- 10 quân tháng vùng núi 27,0  28,00C, vùng đồng bằng ven biển 28,5  29,00C.
Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng XII hoặc tháng I. Nhiệt độ bình quân vùng
núi 20,5  21,50C, vùng đồng bằng ven biển 21,4  22,00C.
Nhiệt độ không khí bình quân năm là 25.50C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng VII
với bình quân tháng là 34.20C. Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng XII và tháng I bình
quân vào khoảng 21.10C đến 21.20C.
1.3.3. Số giờ nắng
Vùng nghiên cứu có số giờ nắng hàng năm khoảng 1870 giờ đến 2290 giờ,
tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng V, ở vùng núi 216  230 giờ/ tháng đạt bình
quân 6,8 giờ/ ngày. Vùng đồng bằng ven biển 260  264 giờ/ tháng đạt bình quân 8,4
giờ/ ngày. Tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng XII ở vùng núi 62  68,2 giờ/ tháng
đạt bình quân 2,1 giờ/ ngày.
Khu vực phía bắc ven biển có số giờ nắng cao hơn các vùng miền núi. Tổng số

giờ nắng trong một năm đạt gần 2400 giờ, cao hơn Đà Nẵng trên 200 giờ nắng, như
vậy thời kỳ này trung bình mỗi ngày có khoảng 7 giờ nắng, trong đó hai tháng V và
VII có số giờ nắng cao nhất. Đặc biệt những ngày có gió tây khô nóng số giờ nắng mỗi
ngày trên 10 giờ. Các tháng X đến tháng II trung bình chỉ đạt từ 100 đến 180 giờ
nắng/tháng trong đó tháng 12 thường có số giờ nắng ít nhất.
1.3.4. Độ ẩm
Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng mưa.
Vào các tháng mùa mưa độ ẩm không khí vùng đồng bằng ven biển có thể đạt 85 
88%, vùng núi có thể đạt 90  95%. Các tháng mùa khô vùng đồng bằng ven biển chỉ
còn dưới mức 80%, vùng núi còn 80  85%.
Độ ẩm không khí vào những ngày thấp nhất có thể xuống tới mức 30  50%.
1.3.5. Bốc hơi
Khả năng bốc hơi phụ thuộc vào yếu tố khí hậu: nhiệt độ không khí, nắng, gió,
độ ẩm... Khả năng bốc hơi vùng nghiên cứu khoảng 680  1040mm, vùng núi bốc hơi
ít khoảng 680  800mm, vùng đồng bằng ven biển bốc hơi nhiều hơn khoảng 880 
1.050mm.
1.3.6. Gió, bão và áp thấp nhiệt đới
+ Gió: Vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của các hướng gió thổi tới: từ tháng V
đến tháng IX hướng Đông Nam và Tây Nam, từ tháng X đến tháng IV hướng Đông và
Đông Bắc, vùng đồng bằng ven biển tốc độ gió lớn hơn vùng miền núi.


- 11 Tốc độ gió bình quân hàng năm vùng núi đạt 0,7  1,3 m/s, trong khi đó vùng
đồng bằng ven biển đạt 1,3  1,6 m/s. Tốc độ gió lớn nhất đã quan trắc được vùng
đồng bằng ven biển gió thường mạnh hơn và đạt 40 m/s như ở Đà Nẵng.
+ Bão và áp thấp nhiệt đới:
Bão cũng như áp thấp nhiệt đới là một nhiễu động nhiệt đới có cường độ lớn
trong hệ thống thời tiết thường kèm theo mưa to, gió lớn mang lại những tác hại cho
sản xuất và đời sống. Bão thường xuất hiện từ biển Đông, do tác dụng chắn gió của
các đỉnh núi cao và dãy Trường Sơn làm cho tốc độ gió và tốc độ di chuyển của bão bị

chậm lại, bão trở thành vùng áp thấp gây gió mạnh và mưa lớn tạo nên lũ lụt vùng hạ
du các sông hoặc hình thành lũ quét vùng thượng du.
Miền trung là nơi chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất Việt Nam (hơn 65% số
cơn bão vào Việt Nam). Theo thống kê từ năm 2001 đến năm 2013 trung bình hằng
năm trên biển Đông có khoảng trên 10 cơn bão, 3 đến 4 áp thấp nhiệt đới hoạt động.
Bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông tập trung nhiều nhất trong các
tháng VIII, IX, X. Khu vực Quảng Nam chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt
đới trong các tháng IV, V, VI và tập trung nhiều nhất vào tháng VIII đến tháng XII
(được nêu Bảng 1.2).
Bảng 1.2 Bảng tần số bão đổ bộ vào các đoạn bờ biển nước ta
Tháng

Đoạn bờ biển
IV

VIII

0.04 0.11

0.3

0.47 0.32 0.18 0.00 0.00 1.42

Trung trung bộ

0.02 0.04 0.05

0.2

0.15 0.56 0.31 0.02 0.00 1.35


Nam trung bộ

0.02 0.04 0.02 0.00 0.00 0.07 0.31 0.31 0.05 0.82

Nam bộ

0.02 0.02 0.00 0.00 0.00 0.00 0.02 0.05 0.04 0.15

0

VI

Năm

VII

Bắc bộ và T. Hoá

V

IX

X

XI

XII

1.3.7. Mưa

Các tỉnh trung Trung Bộ nói chung tỉnh Quảng Nam nói riêng, dãy Trường Sơn
là vai trò chính đóng góp cho việc làm lệch pha mùa mưa của các tỉnh trung Trung Bộ
trong đó có tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng so với mùa mưa cả nước.
- Về mùa hạ, trong khi mùa mưa đang diễn ra trong phạm vi cả nước thì các
tỉnh Trung Bộ do hiệu ứng phơn phía sườn khuất gió (phía Đông Trường Sơn) đang là
mùa khô kéo dài với những ngày thời tiết khô nóng, đặc biệt ở vùng đồng bằng ven
biển và các thung lũng dưới thấp. Bên cạnh đó vùng núi phía Tây có dịu mát hơn do
ảnh hưởng một phần mùa mưa của Tây Nguyên.
- Thời kỳ cuối mùa hạ đầu mùa đông gió mùa Đông Bắc đối lập với hướng núi,


- 12 kèm theo là những nhiễu động như: fron cực đới, xoáy thấp, bão và hội tụ nhiệt đới
cuối mùa đã thiết lập mùa mưa ở Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố ven
biển trung Trung Bộ.
- Nếu coi thời gian mùa nhiều mưa bao gồm những tháng có lượng mưa lớn hơn
lượng mưa bình quân tháng trong năm và đạt trên 50% tổng số năm quan trắc thì mùa
nhiều mưa ở Quảng Nam, Đà Nẵng từ tháng IX đến tháng XII, mùa ít mưa từ tháng I
đến tháng VIII. Riêng tháng V và tháng VI xuất hiện đỉnh mưa phụ, càng về phía Tây
của vùng nghiên cứu đỉnh mưa phụ càng rõ nét hơn, hình thành thời kỳ tiểu mãn trên
lưu vực sông Vu Gia và sông Thu Bồn.
1.3.8. Tình hình mưa lũ
- Mưa lớn là nguyên nhân sinh ra lũ lụt sông ngòi và xói mòn trên lưu vực...
làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sản xuất và giao thông đi lại.

Hình 1.3. Bản đồ mạng lưới trạm Khí tượng Thủy văn
- Các đặc trưng của mưa sinh lũ như cường độ mưa, tâm mưa, phân bố mưa là
các yếu tố quyết định đến độ lớn nhỏ của dòng chảy lũ. Mưa sinh lũ trên lưu vực sông
Vu Gia - Thu Bồn được hình thành do nhiều loại hình thời tiết khác nhau. Những trận
mưa lớn ở Miền Trung phần lớn do bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh, hội tụ nhiệt
đới, không khí lạnh và sự phối hợp hoạt động của giải hội tụ nhiệt đới hay cao áp Thái

Bình Dương gây ra. Các hình thái này hoạt động riêng lẻ hoặc phối hợp với nhau gây
nên những trận mưa lớn và đặc biệt lớn trên diện rộng. Trận mưa lớn nhất quan trắc
được trên lưu vực rơi vào đầu tháng XI năm 1999 đã xảy trên diện rộng, lượng mưa
một ngày lớn nhất đạt tại hầu hết các trạm trên lưu vực sông Vu Gia trừ một số trạm


- 13 vùng thượng nguồn sông Thu Bồn.
- Hàng năm, từ tháng VIII đến tháng XII, khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp của bão. Theo thống kê 107 năm (1891-1997), hàng năm bão đổ bộ vào
vùng ven biển miền Trung trung bình chiếm 70% tổng số cơn bão trên toàn dải bờ biển
Việt Nam trong đó Thanh- Nghệ -Tĩnh chiếm 18,6%, Bình-Trị-Thiên 17%, Đà NẵngBình Định 22,7%, Phú Yên trở vào 11,7%. Nhưng 37 năm gần đây (1961-1997) tần số
bão đổ bộ vào bờ biển vùng nghiên cứu tăng lên rõ rệt chiếm 78,5% và có xu thế tăng
dần về phía Nam.
- Bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh dù hoạt động đơn độc hay kết hợp đều
có thể gây ra mưa lớn ở các sông ven biển miền Trung. Song nếu bão, áp thấp nhiệt
đới kết hợp với không khí lạnh đồng thời hoặc sau bão tan còn có không khí lạnh thì
mưa lũ lớn hơn là khi bão hoạt động đơn độc hay vào sau không khí lạnh. Trường hợp
bão đổ bộ liên tiếp là hình thế rất nghiêm trọng có thể gây ra lũ đặc biệt lớn trên nhiều
sông vào các năm 1964, 1973, 1975, 1983, 1986, 1987, 1993, 1996, 1998, 1999. Đặc
biệt những năm trùng với La Nina có cường độ mạnh như năm 1973, 1975, 1996 gây
ra lũ có thời gian duy trì mực nước cao trong nhiều ngày, bất lợi cho tiêu thoát nước.
Bảng 1.3. Lượng mưa quan trắc toàn đợt từ 1 đến 7/11/1999.
Trạm

TT

X (mm)

1


Hội Khách

1.171

2

Thành Mỹ

1.192

3

Ái Nghĩa

1.260

4

Cẩm Lệ

5

Hiệp Đức

1.290

6

Sơn Tân


1.140

7

Giao Thủy

1.249

8

Câu Lâu

1.184

9

Nông Sơn

1.150

10

Hội An

1.281

801

Xét trung bình nhiều năm thì mùa mưa lũ trên các phần khác nhau của lưu vực
như sau:

- Dải đồng bằng mùa mưa tập trung trong 4 tháng từ tháng VIII đến tháng XII.
Trạm Ái nghĩa (cửa ra đồng bằng của sông Vu Gia) và Giao Thuỷ (cửa ra đồng bằng


- 14 của sông Thu Bồn), mùa mưa chính vụ từ tháng VIII - XII và tháng mưa sinh lũ tiểu
mãn là VI - VII
- Vùng núi của cả hai nhánh sông mùa mưa từ tháng V đến tháng XI (XII). Khu
vực tâm mưa Trà My thậm chí mùa mưa kéo dài tới 9 tháng (V-I), trong khi chỉ có 3
tháng mùa ít mưa.
- Lượng mưa mùa lũ thay đổi khá lớn theo không thời gian. Tổng lượng mưa 3
tháng lớn nhất (IX, X,XI) chiếm từ 54% đến 69% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa
lớn nhất thường rơi vào tháng X, trong khi tháng lượng mưa nhỏ nhất là tháng II.
Chênh lệch giữa tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất và nhỏ nhất trên dưới 30 lần.
Tốc độ truyền lũ giảm rất nhanh từ thượng lưu về hạ lưu
Dòng chảy lũ lưu vực sông Thu Bồn từ tháng X - XII. Theo tài liệu quan trắc,
hàng năm có khoảng 3 trận lũ đạt trên báo động I, năm nhiều có thể đến 5-6 trận. Số lũ
đạt báo động II trở lên từ 1-2 trận, nhiều nhất 2-3 trận và số lũ đạt báo động III trở lên
từ 0.6 - trận, nhiều nhất 2-3 trận.
Lũ chính vụ xảy ra chủ yếu trong hai tháng X và XI. Trong thời kỳ này, có
nhiều tổ hợp hình thế thời tiết có khả năng gây ra lũ lớn, trong khi mặt đất đã bão hoà
nước. Đây là những tổ hợp thuận lợi tạo ra những trận lũ nhiều đỉnh, kéo dài nhiều
ngày. Theo thống kê, trên nhánh Thu Bồn, trong thời kỳ từ 1977 đến 2000 có khoảng
30 trận lũ, trong đó khoảng 70% đạt từ cấp báo động I đến báo động II, 30% đạt từ báo
động II trở lên.
Do địa hình dốc, hẹp nên tốc độ dòng chảy lũ, biên độ và cường suất lũ khá lớn,
tuy nhiên các đặc trưng này thay đổi tuỳ theo từng đoạn sông. Lưu tốc dòng chảy lớn
nhất từ 3.5 đến 4 m/s. Biên độ lũ thay đổi từ 7 - 12 m/ngày là rất lớn và có xu thế giảm
dần khi đi từ thượng lưu xuống hạ lưu. Cường suất mực nước lũ rất lớn kể cả khi lên
và xuống. Theo tài liệu thống kê cho thấy sự thay đổi cường suất lũ lớn nhất lên tới
1m/giờ, trung bình 60 cm/giờ.

1.4. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN
1.4.1. Dòng chảy năm
a) Phân phối dòng chảy năm
- Theo số liệu quan trắc từ 1976-2006 tại trạm thuỷ văn Nông Sơn: Lưu lượng
nước trung bình năm là Qo = 271 m3/s (Xem theo Bảng 1.4), tương ứng với mô dun
dòng chảy trung bình năm là Mo = 86,0 l/s/km2, tổng lượng dòng chảy mặt trung bình
năm W0 = 8,61 km3; mùa lũ từ tháng X- XII, có tổng lượng dòng chảy mặt trung bình
mùa lũ là WTB mùa lũ = 5,84 km3, chiếm khoảng 67,8% Wnăm, lượng dòng chảy
trung bình tháng lớn nhất (tháng XI) chiếm khoảng 29,0% Wnăm, lưu lượng lớn nhất
đã quan trắc được là Qmax=10.815 m3/s (12/XI/2007), tương ứng với mô đun dòng


- 15 chảy lớn nhất là Mmax=3.433 l/s/km2, mùa cạn kéo dài từ tháng I - X (9 tháng), có
tổng lượng dòng chảy trung bình mùa cạn (WTB mùa cạn) chiếm khoảng 32,2%
Wnăm, tổng lượng dòng chảy trung bình của ba tháng nhỏ nhất (VI-VIII) chiếm
khoảng 7,57% Wnăm, lượng dòng chảy trung bình tháng nhỏ nhất (VII) chiếm khoảng
2,15% Wnăm, lưu lượng nhỏ nhất là Qmin= 14,6 m3/s (21/VIII/1977), tương ứng với
mô đun dòng chảy nhỏ nhất là Mmin = 4,63 l/s/km2.
Bảng 1.4. Lưu lượng trung bình nhiều năm các trạm trong lưu vực [7]
Tháng

Trạm
1

2

3

4


5

6

Năm

7

8

9

10

11

12

Q 107 67.4 48.6 41.4 53.3 57.6 45.9 54.7 98.4 279 368 244 122
Thành
Mỹ K% 7.30 4.60 3.32 2.82 3.64 3.93 3.13 3.74 6.72 19.0 25.1 16. 100.
2
6
0
Q 230 134 91.4 71.3 101 96.4 69.2 77.1 166 649 9540 612 271
Nông
Sơn K% 7.09 4.12 2.81 2.19 3.09 2.96 2.13 2.37 5.10 20.0 29.3 18. 100.
8
0
b) Biến động dòng chảy năm

Theo số liệu thực đo tại trạm Nông Sơn và Thành Mỹ, thì biến động dòng chảy
năm trên dòng chính sông Vu Gia và Sông Thu Bồn không lớn lắm. Hệ số biến động
dòng chảy năm trên sông Thu Bồn là 0,31 còn trên sông Vu Gia thì dòng chảy năm
biến động mạnh hơn với hệ số biến động dòng chảy năm là 0,37. Sau đây là kết quả
tính tần suất dòng chảy năm tại các trạm vùng nghiên cứu (Bảng 1.5.):
Bảng 1.5. Kết quả tính tần suất dòng chảy năm tại các trạm trong lưu vực
Qp(%) m3 /s
Trạm

Qo

Cv

Flv

Cs
10

25

50

75

85

90

(km2)


Thành Mỹ

122

0.37

1.48

181 143 112 89.2 80.5

75.8

1850

Nông Sơn

271

0.31

1.24

383 314 254 210

180

3150

191


c) Khả năng nguồn nước các sông chính
- Sông Thu Bồn từ thượng nguồn đến Giao Thủy có diện tích lưu vực 3.825
km2. Vùng thượng nguồn của sông chảy trong vùng núi cao Phước Sơn, tâm mưa lớn
của Trà My. Tiên Phước, Ngọc Lĩnh lượng mưa bình quân lưu vực nhiều năm đạt


×