Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành cho hệ thống chiếu sáng tại thành phố quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.66 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN VĂN LỘC

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ VẬN HÀNH CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN VĂN LỘC

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ VẬN HÀNH CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60 52 02 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ TỊNH MINH



Đà Nẵng - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả


TÓM TẮT LUẬN VĂN
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH CHO HỆ
THỐNG CHIẾU SÁNG TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
Học viên: Nguyễn Văn Lộc
Mã số: 60 52 02 02 Khóa: 2017- 2018

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN

Tóm tắt – Thực trạng chiếu sáng công cộng tại thành phố Quảng Ngãi tiêu hao điện
năng lớn nhưng chất lượng chiếu sáng không đảm bảo theo quy chuẩn QCVN 077:2016/BXD. Đồng thời thành phố Quảng Ngãi đang phải thực hiện theo chỉ thị số 34/CTTTg ngày 07 tháng 08 năm 2017, của Thủ tướng Chính phủ về việc tiết kiệm điện trong chiếu
sáng công cộng (CSCC). Đề tài tiến hành tìm hiểu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận
hành hệ thống CSCC cho thành phố Quảng Ngãi. Theo lý thuyết hiện nay, hai loại giải pháp
tiết kiệm điện năng cho hệ thống CSCC: giải pháp vận hành và giải pháp kỹ thuật. Dựa trên
các phân tích hiện trạng, ưu nhược điểm của từng giải pháp, tác giả đề xuất trên cơ sở khoa
học và có tính toán kiểm chứng giải pháp thay thế đèn SODIUM hiện trạng bằng đèn LED có
tiết giảm công suất là hợp lý. Đồng thời, đề tài cũng kiểm chứng bằng thực nghiệm giải pháp
sử dụng đèn LED cho toàn bộ thành phố Quảng Ngãi dựa trên số liệu đo đạt thực tế về kỹ
thuật như: độ chói, độ rọi, điện năng trên tuyến đường Phạm Văn Đồng. Kết quả đánh giá

hiệu quả kinh tế của giải pháp được xét đến chi phí tiết kiệm điện năng thu được cũng như dự
tính thời gian thu hồi vốn đầu tư.
Từ khóa - Tiết kiệm điện; giải pháp vận hành, giải pháp kỹ thuật; chiếu sáng công
cộng, đèn LED, thành phốQuảng Ngãi.
Summary - The public lighting in Quang Ngai City consumes a lot of energy however
the lighting qualities are not satified with QCVN 07-7: 2016 / BXD standards. At the same
time, it is required to implement the Directive No. 34 / CT-TTg dated August 07, 2017 of the
Prime Minister on public lighting energy saving (CSCC) at Quảng Ngãi city. This project
have introduced some solutions to improve the operation of the CSCC system. According to
theories of power saving, two current solutions for CSCC system are operation solution and
technical solution. Based on analysising advantages and disadvantages of each solution, the
author proposed to replace the current SODIUM lamps by LEDs technique for CSCC system.
This project also gives scientific and calculated results reasons for applying the LEDs
techinique for the entire Quang Ngai city. The results are based on real measured data on
Pham Van Dong stress about technical brightness, luinance, and energy consumer creteria .
The cost investment and the economic efficiency have taken in this project for the whole city.
Keywords - Energy Saving; operation solution, technical solution; public lighting,
LEDs technique, Quang Ngai city.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu ....................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu ...................................................................... 1
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 1
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 2
6. Nội dung của luận văn ........................................................................................ 2
CHƯƠNG 1 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG KHU
VỰC THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI ........................................................................... 3

1.1. Tổng quan về kỹ thuật chiếu sáng và những thành tựu của chiếu sáng ở Việt Nam 3
1.1.1. Tầm quan trọng về kỹ thuật chiếu sáng ........................................................ 3
1.1.2. Hiện trạng chiếu sáng ở Việt Nam................................................................ 3
1.2. Thực trạng hệ thống chiếu sáng công cộng khu vực thành phố Quảng Ngãi........... 4
1.2.1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Quảng Ngãi ........................................... 4
1.2.2. Thực trạng hệ thống chiếu sáng công cộng khu vực thành phố Quảng Ngãi
......................................................................................................................................... 5
1.3. Đánh giá tình trạng vận hành của hệ thống chiếu sáng khu vực thành phố Quảng
Ngãi ................................................................................................................................. 6
1.4. Quy định kỹ thuật chung về hệ thống CSCC ........................................................... 6
1.4.1. Yêu cầu chung .............................................................................................. 6
1.4.2 Chiếu sáng công trình giao thông cho xe có động cơ .................................... 7
1.4.3 Chiếu sáng các nút giao thông ....................................................................... 8
1.5. Giới thiệu các phương án thiết kế đèn CSCC thông thường .................................... 9
1.5.1. Các loại mặt đường điển hình ....................................................................... 9
1.5.2. Các dạng bố trí chiếu sáng công trình giao thông ........................................ 9
1.6. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng công cộng .............. 10
1.6.1. Giải pháp vận hành ..................................................................................... 10
1.6.2. Giải pháp kỹ thuật ....................................................................................... 12
1.7. Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 18
CHƯƠNG 2 TÍNH TOÁN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
VẬN HÀNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG ...................................... 19
2.1. Phần mềm tính toán các thông số kỹ thuật của CSCC ........................................... 19
2.2. Các buớc tính kiểm tra chọn đèn bằng phần mềm Dialux ..................................... 20
2.3. Tính toán kinh tế kỹ thuật các giải pháp vận hành chiếu sáng công cộng ............. 27


2.3.1. Xây dựng chế độ vận hành ......................................................................... 28
2.3.2. Chọn tuyến đường khảo sát ........................................................................ 28
2.3.3. Tính toán thực trạng chiếu sáng tuyến đường Trường Chinh .................... 29

2.3.4. Tính toán lựa chọn giải pháp kỹ thuật tiết kiệm điện ................................. 32
2.4. Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao CSCC ..................................................... 39
2.5. Chọn giải pháp tối ưu nâng cao hiệu quả vận hành cho CSCC tại TP Quảng Ngãi
....................................................................................................................................... 40
2.6. Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 41
CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP THAY THẾ ĐÈN LED TIẾT GIẢM
CÔNG SUẤT CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG TẠI TP QUẢNG
NGÃI ............................................................................................................................. 42
3.1 Tính toán chọn đèn LED thay thế tương ứng cho từng loại đèn Sodium trên toàn bộ
địa bàn TP Quảng Ngãi ................................................................................................. 42
3.1.1. Bảng thống kê chọn đèn LED thay thế ....................................................... 42
3.1.2. Kiểm tra thông số kỹ thuật theo việc bố trí đèn LED trên các tuyến đường
cơ bản bằng phần mềm DIALUX.................................................................................. 43
3.2. Xây dựng quy trình đo đạt thực nghiệm ................................................................. 52
3.2.1. Chọn tuyến đường đo đạt ............................................................................ 52
3.2.2. Chọn thiết bị đo........................................................................................... 52
3.2.3. Thu thập dữ liệu .......................................................................................... 53
3.3. Đánh giá về mặt kỹ thuật ........................................................................................ 53
3.3.1. Kết quả đo độ rọi, độ chói thực tế trong 5 ngày (từ ngày 11/11/2017 đến
ngày 16/11/2017) ........................................................................................................... 53
3.3.2. Kết quả đo điện năng thực tế trong 5 ngày (từ ngày 11/11/2017 đến ngày
16/11/2017):................................................................................................................... 54
3.4. Đánh giá về mặt kinh tế .......................................................................................... 55
3.4.1. Tính toán chi phí tiết kiệm điện năng cho tuyến đường Phạm Văn Đồng . 55
3.4.2. Dự kiến tiềm năng tiết kiệm điện năng cho CSCC thành phố Quảng Ngãi.
....................................................................................................................................... 56
3.4.3. Tính toán thời gian thu hồi vồn .................................................................. 58
3.5. Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 59
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 60
HƯỚNG PHÁT TRIỂN .............................................................................................. 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 62


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Chủng loại đèn hiện trạng thành phố Quảng Ngãi

6

1.2.

Yêu cầu chiếu sáng các loại đường giao thông

7

1.3.

Trị số độ chói trung bình quy định theo lưu lượng xe

8


1.4.

Bảng chọn R

8

2.4.

Nhập thông tin người thiết kế

21

2.1.

Các thông số chiếu sáng hiện trạng đường Trường Chinh
lúc cao điểm

30

2.2.

Các thông số chiếu sáng hiện trạng đường Trường
Chinh lúc thấp điểm

31

2.3.

Các thông số khi sử dụng giải pháp điều chỉnh vô cấp

(biến áp xuyến)

34

2.4.

Các thông số khi sử dụng giải pháp hai cấp công suất

35

2.5.

Các thông số khi sử dụng giải pháp đèn Led lúc cao điểm

37

2.6.

Các thông số khi sử dụng giải pháp đèn Led lúc thấp
điểm

38

2.7.

So sánh về mặt kỹ thuật của 3 giải pháp cho đường
Trường Chinh

39


2.8.

So sánh về mặt kinh tế của 3 giải pháp cho đường
Trường Chinh

40

3.1.

Bảng thay thế đèn Led bằng các loại đèn cao áp đang sử
dụng

42

3.2.

Các thông số đèn bố trí 01 bên

45

3.3.

Các thông số đèn bố trí so le

47

3.4.

Các thông số đèn bố trí đối diện


49

3.5.

Các thông số đèn trên dải phân cách

51

3.6.

Kết quả đo độ rọi và độ chói đoạn 35m:

53

3.7.

Kết quả đo độ rọi và độ chói đoạn 33m

53

3.8.

So sánh kết quả tổng điện năng tiêu thụ toàn tuyến (sau
05 ngày)

55


Số hiệu
bảng


Tên bảng

Trang

3.9.

Khoản thanh toán tiền từ cơ quan nhà nước cho hệ thống
CSCC

56

3.10.

Chi phí thiết bị và lắp đặt khi thay đèn Led toàn thành
phố Quảng Ngãi

59


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

1.1.


Toàn cảnh thành phố Quảng Ngãi

5

1.2.

Ứng dụng tiến bộ KHCN, CNTT trong chiếu sáng
công cộng

11

1.3.

Tuyến chiếu sáng công cộng áp dụng giải pháp tắt đèn
xen kẽ

12

1.4.

Tủ điều chỉnh điện áp kiểu vô cấp (biến áp xuyến)

13

1.5.

Sơ đồ mạch động lực thiết bị

14


1.6.

Bộ chấn lưu 2 cấp công suất

15

1.7.

Bộ chuyển mạch công suất

15

1.8.

Chiếu sáng công cộng sử dụng đèn LED hiệu suất cao

16

2.1.

Hình ảnh 3D phần mềm Dialux

19

2.2.

Giao diện khi khởi động Dialux

20


2.3.

Nhập thông tin dự án

20

2.4.

Nhập thông tin người thiết kế

21

2.5.

Nhập tên tuyến đường

21

2.6.

Lựa chọn các quy cách tuyến đường

22

2.7.

Nhập thông số tuyến đường

22


2.8.

Chọn nhà sản xuất đèn

23

2.9.

Chọn đèn từ Catalogues nhà sản xuất

23

2.10.

Chèn đèn vào phần mềm

24

2.11.

Nhập các thông số về đèn

24

2.12.

Chọn cách bố trí đèn

25


2.13.

Chọn các thông số đầu ra

25

2.14.

Tính toán kiểm tra đèn

26

2.15.

Xuất chương trình tính toán ra file PDF

26

2.16.

Trang điển hình kết quả tính toán của phần mềm
Dialux

27

2.17.

Đồ thị thời gian vận hành hệ thống chiếu sang giờ cao
điểm và thấp điểm


29


Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

2.18.

Mô phỏng các thông số hiện trạng

29

2.19.

Độ rọi hiện trạng chiếu sáng lúc cao điểm

30

2.20.

Độ chói hiện trạng chiếu sáng lúc cao điểm

30

2.21.


Độ rọi hiện trạng chiếu sáng đường Trường Chinh lúc
thấp điểm

31

2.22.

Độ chói hiện trạng chiếu sáng đường Trường Chinh
lúc thấp điểm

31

2.23.

Độ rọi khi sử dụng giải pháp điều chỉnh vô cấp (biến
áp xuyến)

33

2.24.

Độ chói khi sử dụng giải pháp điều chỉnh vô cấp (biến
áp xuyến)

33

2.25.

Độ rọi khi sử dụng giải pháp hai cấp công suất


35

2.26.

Độ chói khi sử dụng giải pháp hai cấp công suất

35

2.27.

Độ rọi khi sử dụng đèn Led lúc cao điểm

37

2.28.

Độ chói khi sử dụng đèn Led lúc cao điểm

37

2.29.

Độ rọi khi sử dụng đèn Led lúc thấp điểm

38

2.30.

Độ chói khi sử dụng đèn Led lúc thấp điểm


38

3.1.

Thông số đèn bố trí 01 bên

44

3.2.

Độ chói đèn bố trí 01 bên

45

3.3.

Độ rọi đèn bố trí 01 bên

45

3.4.

Thông số đèn bố trí so le

46

3.5.

Độ chói đèn bố trí so le


47

3.6.

Độ rọi đèn bố trí so le

47

3.7.

Thông số đèn bố trí đối diện

48

3.8.

Độ chói đèn bố trí đèn đối diện

49

3.9.

Độ rọi đèn bố trí đối diện

49

3.10.

Thông số đèn bố trí trên dải phân cách


50

3.11.

Độ chói đèn bố trí trên dải phân cách

51

3.12.

Độ rọi đèn bố trí trên dải phân cách

51


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tiết kiệm năng lượng đang là một chương trình hành động quyết liệt đối với
ngành điện của Việt Nam nói chung và thành phố Quảng Ngãi nói riêng. Trong những
năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tốc độ phát triển chiếu sáng ngày
càng tăng. Việc cải thiện và giảm thiểu chi phí cho hệ thống chiếu sáng công cộng là
một vấn đề đang được quan tâm trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ đơn
thuần là chất lượng chiếu sáng mà phải làm thế nào để tạo ra một môi trường an toàn
hơn cho những người tham gia giao thông và mỹ quan đô thị. Lĩnh vực chiếu sáng
chiếm khoảng 15-20% năng lượng điện toàn quốc, do đó yêu cầu chiếu sáng hiệu quả,
tiết kiệm là một yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài.
Thành phố Quảng Ngãi là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, cũng là đô
thị thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, và là đầu mối giao thông quan trọng của

vùng Trung bộ. Thành phố Quảng Ngãi đang từng bước phát triển mạnh mẽ nên chất
lượng chiếu sáng công cộng cũng phải được nâng cao. Hiện nay hệ thống chiếu sáng
tại khu vực thành phố Quảng Ngãi đang dùng chủ yếu là đèn thông thường, đa số đèn
đã cũ nên tốn rất nhiều điện năng và thường xuyên hư hỏng nên chi phí vận hành cao.
Thực trạng chiếu sáng công cộng tại thành phố Quảng Ngãi tiêu hao điện năng
lớn nhưng chất lượng chiếu sáng chưa đạt yêu cầu. Gần đây, Tp. Quảng Ngãi phải
thực hiện chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 07 tháng 08 năm 2017, của Thủ tướng Chính phủ
về việc tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng hiệu quả. Do đó để giải quyết các
vấn đề nêu trên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận
hành cho hệ thống chiếu sáng tại thành phố Quảng Ngãi”
2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích đánh giá tình trạng chiếu sáng hiện nay tại thành phố Quảng Ngãi và từ
đó đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng công cộng hiệu quả.
2.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm tiết kiệm điện năng
- Nâng cao hiệu quả vận hành vận
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống chiếu sáng công cộng
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống chiếu sáng công cộng tại thành phố Quảng Ngãi
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


2
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đề tài có nhiệm vụ làm rõ tính khoa học của các giải pháp vận hành và các giải

pháp kỹ thuật nhằm tối ưu về tính kỹ thuật (độ chói, độ rọi, …) và tính kinh tế (điện
năng tiêu thụ) cho hệ thống chiếu sáng công cộng như hiện nay. Qua đó, đi sâu nghiên
cứun giải pháp kỹ thuật tối ưu nhằm khắc phục các nhược điểm hiện đang tồn tại.
- Đề tài cung cấp các luận cứ thuyết phục, giúp cho nhà quản lý tham mưu với
cấp trên đề xuất triển khai ứng dụng.
- Dùng làm tài liệu tham khảo để ứng dụng trong hệ thống chiếu sáng công cộng.
6. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo trong luận văn gồm có 03
chương như sau:
Chương 1: Hiện trạng hệ thống chiếu sáng công cộng khu vực thành phố Quảng
Ngãi
Chương 2: Tính toán và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống
CSCC
Chương 3: Ứng dụng giải pháp thay thế đèn Led tiết giảm công suất cho hệ thống
chiếu sáng công cộng tại thành phố Quảng Ngãi.


3
CHƯƠNG 1
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG
KHU VỰC THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
1.1. Tổng quan về kỹ thuật chiếu sáng và những thành tựu của chiếu sáng ở
Việt Nam
1.1.1. Tầm quan trọng về kỹ thuật chiếu sáng
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành điện chiếu
sáng công cộng (CSCC) cũng như các ngành công nghiệp nói chung luôn đóng vai
trò rất quan trọng cho sự phồn vinh của đất nước và của địa phương. Hệ thống
CSCC không chỉ chiếu sáng đơn thuần mà còn góp phần phát triển sản xuất, xây
dựng đời sống kinh tế văn hóa của địa phương và góp phần làm cộng đồng ngày càng
thêm văn minh, hiện đại, an toàn, lành mạnh.

Hệ thống chiếu sáng công cộng được quan tâm đầu tư hiệu quả sẽ làm tăng
thêm vẻ đẹp của đô thị và các công trình văn hóa khác trong khu vực. Hệ thống
đường giao thông đô thị được chiếu sáng vào ban đêm góp phần tôn tạo diện mạo,
mỹ quan đô thị của thành phố, mở rộng tầm nhìn cho người điều khiển giao thông,
giảm nguy cơ xảy ra tai nạn. Các ngõ hẻm được chiếu sáng giúp cho việc giao
thông được thuận lợi hơn, góp phần đảm bảo an ninh trật tự văn minh khu vực dân
cư, giảm thiểu được các tệ nạn xã hội.
1.1.2. Hiện trạng chiếu sáng ở Việt Nam
Đối lập với xu hướng sử dụng chiếu sáng hiệu suất cao của các quốc gia trên thế
giới như Mỹ, Pháp, Đức, Bỉ, Singapore …, ở nước ta hiện nay, chủ yếu vẫn sử dụng
các loại đèn thế hệ cũ như: đèn thủy ngân cao áp hoặc sodium cao áp… cho hệ thống
CSCC. Các loại đèn này tiêu thụ nhiều điện năng, hiệu suất chiếu sáng chưa cao, tuổi
thọ trung bình chỉ đạt 6.000 – 8.000 giờ, chất lượng và hiệu quả sử dụng còn rất thấp.
Năm 2013, TP.HCM đã đầu tư xây dựng trung tâm quản lý CSCC với công nghệ
hiện đại nhằm triển khai dự án "Chiếu sáng công cộng hiệu suất cao tại Việt Nam"
(VEEPL) là dự án quốc gia được tài trợ bởi Quỹ Môi Trường toàn cầu (GEF).
Trung tâm ứng dụng Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Ninh cùng Công ty cổ
phần Công nghệ quản lý Năng lượng-EMTECH phối hợp với Công ty cổ phần Môi
trường Đô thị Hạ Long Quảng Ninh đã hoàn thành việc triển khai lắp đặt hệ thống
Savelite trên tuyến đường Hoàng Quốc Việt – TP Hạ Long. Đây là tuyến đường đầu
tiên trên địa bàn tỉnh được lắp đặt thử nghiệm hệ thống thiết bị giám sát và điều khiển
điện chiếu sáng công cộng Savelite ứng dụng kết hợp công nghệ PLC và GPRS của
tập đoàn Unique Technology-Israel.[1]


4
Giám sát chiếu sáng công cộng bằng công nghệ thông minh. Đó là gải pháp công
nghệ cao mà Quảng Nam đang thực hiện. Hệ thống này cho phép điều khiển, giám sát,
quản lý vận hành lưới điện chiếu sáng hoàn toàn tự động tại trung tâm, thông tin hiển
thị trên màn hình máy tính (theo khu vực và bản đồ số GIS), bản đồ LCD trên tường.

Hiện nay TP Hà Nội đã triển khai đề án: Ứng dụng thiết bị tự động điều chỉnh
điện áp theo thời gian và yêu cầu chiếu sáng để tiết kiệm điện trong đô thị nội dung
của đề án này là sử dụng thiết bị để điều chỉnh công suất, cụ thể là dùng đèn hai cấp
công suất thay cho hệ thống đèn hiện có.
Tại TP Đà Nẵng: Tiếp theo sau thành công của đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế
tạo và lắp đặt đèn chiếu sáng áp dụng công nghệ Nano phát sáng ” đã đạt giải thưởng
sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2009 (VIFOTEC) và giải thưởng cuộc
thi Sáng chế năm 2014; Công ty quản lý và vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà
Nẵng, đã tiếp tục đưa ra ý tưởng số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, sử dụng công nghệ
thông tin như một công cụ hỗ trợ tích cực hơn cho quá trình sản xuất, thực hiện nhiệm
vụ chính trị của đơn vị.
Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng đã và đang trình
các cấp triển khai xây dựng dự án thí điểm điều khiển chiếu sáng trung tâm dựa trên
phương thức truyền thông không dây sử dụng dịch vụ GSM/GPRS.
1.2. Thực trạng hệ thống chiếu sáng công cộng khu vực thành phố Quảng
Ngãi
1.2.1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Quảng Ngãi
Thành phố Quảng Ngãi trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích tự nhiên là
15.904 ha, dân số trung bình năm 2016 khoảng 253.881 nghìn người, chiếm trên 3%
về diện tích và trên 20% về dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số bình quân 1.596
người/km2. Thành phố có 23 đơn vị hành chính bao gồm 09 phường: Lê Hồng Phong,
Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Nghiêm, Nghĩa Lộ, Chánh Lộ, Quảng Phú, Nghĩa
Chánh,Trương Quang Trọng và 14 xã: Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng,Tịnh An, Tịnh Ấn
Đông, Tịnh Ấn Tây, Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Khê, Tịnh Hoà, Tịnh
Kỳ, Nghĩa Hà, Nghĩa Phú, Nghĩa An.
Thành phố Quảng Ngãi nằm ở trung lộ Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội 898 km,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 819 km. Cách các thành phố khác: Đà
Nẵng 132 km, Quy Nhơn176 km, thành phố Kon Tum 198 km.
Ngày 24 tháng 09 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
1654/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Quảng Ngãi là đô thị loại 2 trực thuộc

tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 2017, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt gần 29 nghìn tỷ đồng, đạt


5
100,04% KH, tăng 11,6% so với năm 2016; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng
với dịch vụ 51,02%, công nghiệp – xây dựng 37,63% và nông lâm nghiệp, thủy sản
chiếm 11,35%. Tổng giá trị gia tăng trên địa bàn thành phố đạt gần 13 nghìn tỷ đồng,
đạt 100,12% KH, tăng 11,52% so với cùng kỳ năm 2016.

Hình 1.1. Toàn cảnh thành phố Quảng Ngãi
1.2.2. Thực trạng hệ thống chiếu sáng công cộng khu vực thành phố Quảng
Ngãi
Nhìn chung trên địa bàn thành phố, hệ thống chiếu sáng công cộng (CSCC) sử
dụng chủ yếu loại đèn Sodium. Bên cạnh đó, phần lớn các hẻm nhỏ đều được lắp đặt
đèn công suất cao. Qua khảo sát, đèn chiếu sáng tại thành phố Quảng Ngãi có nhiều
chủng loại như bảng 1.1 và có các đặc điểm sau:
- Bóng đèn cũ xuống cấp, thường xuyên gây hư hỏng, tiêu thụ năng lượng lớn mà
hiệu quả chiếu sáng thấp
- Bóng mới trên một số tuyến phố mới xây dựng,
- Một số khu vực đang tiến hành lắp đặt nên không đưa vào phạm vi khảo sát (Ví
dụ: Khu dân cư Nam Lê Lợi) hoặc thuộc phạm vi quản lý của khu công nghiệp (Ví dụ:
Khu công nghiệp Quảng Phú).
Đến năm 2017, TP Quảng Ngãi có 373 tuyến đường và ngõ hẽm chiếu sáng với
170 tuyến đường và 203 ngõ, hẽm, số lượng tổng các bộ đèn là 11.230 bộ, cụ thể như
sau:


6
Bảng 1.1. Chủng loại đèn hiện trạng thành phố Quảng Ngãi [2]

Loại đèn

TT
1
2
3
4
5
6
7

Đèn cao áp Sodium 1000W
Đèn cao áp Sodium 400W
Đèn cao áp Sodium 250W
Đèn cao áp Sodium 150W
Đèn cao áp Sodium 70W
Đèn Compact 50W
Đèn Compact 20W
Tổng

Đơn vị
Bóng
Bóng
Bóng
Bóng
Bóng
Bóng
Bóng
Bóng


Số
lượng
52
44
2.906
2.567
3.441
241
1.979
11.230

Độ rọi các tuyến đường tại khu vực trung tâm thành phố đạt mức trung bình và
tương đối đồng đều nhưng về độ chói thì không đạt theo quy chuẩn chiếu sáng đường
phố, các khu vực ngoại ô thành phố đèn có độ rọi thấp và số lượng đèn chỉ tập trung tại
khu vực phía đông thành phố, một số xã nông thôn hầu như không có đèn chiếu sáng
công cộng.
Về thông số kỹ thuật, khoảng cách trụ đèn tại khu vực trung tâm dao động từ 30 40m, khu vực ngoại ô từ 25 - 40m. Chiều cao trụ đèn dao động từ 8,5m đến 14m.
1.3. Đánh giá tình trạng vận hành của hệ thống chiếu sáng khu vực thành
phố Quảng Ngãi
Hệ thống đèn CSCC tại TP. Quảng Ngãi có hiệu quả chiếu sáng chưa cao, hàng
năm tiêu tốn khá nhiều ngân sách cho các chi phí như tiền điện; tiền vận hành, duy tu,
bảo dưỡng;... Để tiết kiệm chi phí điện năng và đáp ứng với chương trình tiết kiệm
điện của nhà nước, trong những năm gần đây, ngoài việc thay thế mới các tủ điều
khiển chiếu sáng theo công nghệ mới, còn vận hành theo chế độ là tắt 1/3 đến 1/2 số
đèn CSCC, điều này làm ảnh hưởng đến độ sáng cần thiết và an toàn giao thông. Trong
khi đó, hệ thống CSCC lại vô cùng cần thiết với chức năng góp phần đảm bảo an toàn
giao thông, trật tự an ninh xã hội, làm đẹp cảnh quan đô thị, thúc đẩy các hoạt động
thương mại, du lịch và thông qua đó, một cách gián tiếp đã góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân đô thị.
1.4. Quy định kỹ thuật chung về hệ thống CSCC

1.4.1. Yêu cầu chung
Công trình chiếu sáng đô thị phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch
đô thị, thiết kế đô thị đã được phê duyệt nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình tham gia
giao thông, và an ninh đô thị. Bên cạnh đó, CSCC cần đảm bảo vận hành thuận tiện,
an toàn, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.


7
Các công trình chiếu sáng phải đảm bảo độ bền, ổn định, an toàn trong suốt quá
trình làm việc của chúng dưới tác động của điều kiện tự nhiên. Các thiết bị và vật liệu
sử dụng trong các công trình chiếu sáng phải phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng.
1.4.2 Chiếu sáng công trình giao thông cho xe có động cơ
Chiếu sáng đường, phố phải bảo đảm làm lộ rõ tất cả các đặc điểm của đường và
của dòng giao thông, giúp người điều khiển phương tiện giao thông tiếp nhận đầy đủ
thông tin từ các quan cảnh luôn thay đổi phía trước để có thể điều khiển phương tiện
giao thông an toàn với tốc độ hợp lý cho phép. Hệ thống chiếu sáng ngoài việc đảm
bảo đủ ánh sáng theo quy định phải tạo được tính định hướng giúp người điều khiển
phương tiện giao thông nhận biết rõ ràng hướng tuyến.
+ Phải tạo được độ chói cần thiết để mắt nhận biết được các chi tiết nhỏ, ở độ
tương phản thấp với tốc độ cao, tương ứng với tình huống giao thông;
+ Độ chói phải đồng đều trên mặt đường theo cả phương dọc và phương ngang,
hạn chế sự xuất hiện các khoảng tối, nơi có thể che dấu các mối nguy hiểm;
+ Không gây loá mắt người điều khiển phương tiện giao thông .
Chiếu sáng đường đô thị phải bảo đảm các yêu cầu quy định trong Bảng 1.2 và
Bảng 1.3.
Bảng 1.2. Yêu cầu chiếu sáng các loại đường giao thông [3]

TT

Cấp đường


Đường cấp đô
thị: đường cao tốc
Đường cấp đô
thị: đường trục
chính,
đường
2
chính đô
thị,
đường liên khu
vực
Đường cấp khu
vực: đường chính
3
khu vực, đường
khu vực
1

Độ rọi
Độ
Độ
Độ chói
Độ
ngang
đồng
đồng
trung
tăng
trung

đều độ
đều độ ngưỡng bình tối
Đặc điểm bình tối
chói
chói
thiểu,
thiểu, Ltb
TI tối
chung,
dọc, U1 đa, (%) En,tb,
(cd/m2)
Uo
(lx)
Tốc độ 802
0,4
0,7
10
20
100 km/h
Có dải
1,5
0,4
0,7
10
10
phân cách
Không dải
phân cách

Có dải

phân cách
Không dải
phân cách
Hai bên
đường sáng
4 Đường cấp nội bộ
Hai bên
đường tối

2

0,4

0,7

10

20

1

0,4

0,6

10

7

1,5


0,4

0,6

10

10

0,75

0,4

0,5

15

7

0,5

0,4

0,5

15

10



8
Bảng 1.3. Trị số độ chói trung bình quy định theo lưu lượng xe [3]
Cấp đường

TT

Đường cấp đô thị:
đường trục chính,
1
đường chính đô thị,
đường liên khu vực
Đường cấp khu vực:
2 đường chính khu vực,
đường khu vực
3 Đường cấp nội bộ

Đặc điểm
Có dải phân cách
Không dải phân
cách
Có dải phân cách
Không dải phân
cách
Hai bên đường sáng
Hai bên đường tối

Lưu lượng xe lớn
Độ chói
nhất trong thời
trung bình

gian có chiếu sáng tối thiểu,
(xe/h)
Ltb (cd/m2)
Từ 1000 đến dưới
1,2
3000
Từ 3000 trở lên

1,6

Dưới 500
Từ 500 đến dưới
1000
Trên 500
Dưới 500

0,8
1
0,6
0,4

Trường hợp đường phố có hè phố, yêu cầu độ rọi trung bình trên hè phố bằng
50 % độ rọi trung bình tối thiểu của độ rọi mặt đường liền kề nêu trong Bảng 1.2
Ngoài ra, độ chói còn được tính toán từ độ rọi với mối liên hệ được thể hiện theo

E
= tb (Ltb: Độ chói trung bình, Etb: Độ rọi trung bình) [4]
tb
R


công thức sau: L

R được chọn theo bảng sau:
Bảng 1.4. Bảng chọn R [4]
Tính chất lớp phủ
Sạch
Bẩn
Bê tông nhựa màu sáng

Bê tông

Giá trị tỉ số R
Imax từ 0-65
Imax từ 0-750
12
8
14
10
14
10
0

1.4.3 Chiếu sáng các nút giao thông
Chiếu sáng các nút giao thông phải tạo điều kiện để người điều khiển phương
tiện giao thông phát hiện được cả sơ đồ nút giao thông và hoạt động giao thông. Tổ
chức chiếu sáng các nút giao thông, nhất là các nút phức tạp phải bảo đảm cho
người điều khiển phương tiện giao thông có thể nhìn thấy vị trí các mép vỉa hè và các
mốc đường, các chiều của đường, sự có mặt của người đi bộ hoặc các chướng ngại, sự
chuyển động của tất cả các loại xe gần nút giao thông và đảm bảo khoảng cách tối
thiểu 200 m trước khi vào nút giao.

Tại các nút giao thông phải:
+ Các giá trị chiếu sáng phải đạt hoặc cao hơn yêu cầu chiếu sáng đường tối thiểu
10 % và tối đa là 20 % nêu trong Bảng 1.2;


9
+ Độ chói mặt đường yêu cầu trên toàn nút giao thông không được nhỏ hơn
độ chói trên mặt các đường chính dẫn tới nút.
1.5. Giới thiệu các phương án thiết kế đèn CSCC thông thường
1.5.1. Các loại mặt đường điển hình
1.5.1.1. Đường cao tốc và đường Quốc lộ
Đường cao tốc và đường Quốc Lộ có mặt cắt ngang điển hình khoảng 50-100m,
thông thường có 04-12 làn xe.
Trên đường cao tốc và Quốc lộ đèn chiếu sáng có công suất từ 250W, một số vị
trí tại các nút giao lộ được bố trí đèn pha có công suất lớn trên 1000W trở lên trụ đèn
chiếu sáng được bố trí trên dải phân cách, đối diện hoặc hỗn hợp. Đối với các mặt cắt
đường có mặt cắt quá lớn thì vừa bố trí trên Dải phân cách vừa bố trí đối diện.
1.5.1.2. Đường đô thị tuyến phố lớn
Đường đô thị có mặt cắt ngang điển hình khoảng 40-70m, thông thường có 02-06
làn xe.
Trên đường đô thị đèn chiếu sáng có công suất từ 150W - 250W, một số vị trí tại
các nút giao lộ được bố trí đèn pha có công suất lớn từ 400W - 1000W, trụ đèn chiếu
sáng được bố trí theo nhiều dạng như một bên, đối diện, so le, trên dải phân cách tùy
theo thiết kế và bề rộng đường.
1.5.1.3. Đường nhỏ, đường khu vực, khu dân cư, hẻm lớn
Loại đường này có mặt cắt ngang điển hình khoảng 10-40m, thông thường có 02
làn xe.
Đèn chiếu sáng thường dùng là đèn cao áp có công suất từ 70W - 150W, trụ đèn
chiếu sáng được bố trí một bên hoặc trên dải phân cách (đối với các đường có mặt cắt
rộng), hầu hết được bố trí trên trụ điện lực.

1.5.1.4. Đường hẻm
Loại đường này thông thường có mặt cắt ngang điển hình khoảng 3 - 7m, có 01
làn xe.
Đèn chiếu sáng thường dùng đèn có công suất nhỏ thường là đèn Compact, đèn
được bố trí được bố trí trên trụ điện lực hoặc các trụ tự chế (gỗ, tre … )
1.5.2. Các dạng bố trí chiếu sáng công trình giao thông
1.5.2.1. Bố trí một bên
Bố trí đèn chiếu sáng một bên đường được thực hiện khi long đường tương đối
hẹp, hoặc một phía có hàng cây, hoặc đường uốn cong. Phương án bố trí này có ưu
điểm là khả năng dẫn hướng tốt, chi phí lắp đặt thấp, song có nhược điểm là độ đồng
đều chói chung U0 không cao. Để đảm bảo đồng đều độ chói, yêu cầu chiều cao đèn h
≥ 1 (h: chiều cao trụ, 1: bề rộng lòng đường).


10
1.5.2.2. Bố trí so le hai bên
Phương án này sử dụng khi đường tương đối rộng, phù hợp với đường phố có
nhiều cây xanh song có nhược điểm là tính dẫn hướng thấp. Độ đồng đều chói dọc UI
không cao, chi phí lắp đặt tương đối cao. Để đảm bảo độ đồng đều độ chói yêu cầu
chiều cao đèn h ≥ 2*l/3 (h: chiều cao trụ, 1: bề rộng lòng đường).
1.5.2.3. Bố trí đối diện hai bên đường
Phương án này sử dụng khi đường có trên 02 làn xe cơ giới, mặt cắt ngang rộng
hoặc khi cần đảm bảo độ cao đèn giới hạn. Phương án có ưu điểm là khả năng dẫn
hướng tốt, độ đồng đều U0, UI cao, thuận tiện cho việc trang trí chiếu sáng và kết hợp
chiếu sáng vỉa hè, song có nhược điểm là chi phí lắp đặt cao. Để đảm bảo độ đồng đều
độ chói, yêu cầu chiều cao đèn h ≥ 0.5*1 (h: chiều cao trụ, 1: bề rộng lòng đường).
1.5.2.4. Bố trí đèn trên dải phân cách trung tâm
Phương án này được sử dụng khi dải phân cách lớn hơn l,5m và nhỏ hơn 6m. Ưu
điểm của phương án này là tính dẫn hướng tốt, hệ số sử dụng quang thông cao, chi phí
lắp đặt thấp, song có nhược điểm là độ đồng đều chói chung U0 không cao, hạn chế

chiếu sáng vỉa hè. Để đảm bảo độ đồng đều, độ chói, yêu cầu chiều cao đèn h ≥ 1 (h:
chiều cao trụ, 1: bề rộng lòng đường)
* Bố trí đèn hỗn hợp
Phương án này sử dụng khi đường quá rộng, ta có thể kết hợp bố trí đèn ở dải
phân cách trung tâm và hai bên đường.
1.6. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng công cộng
Hiện nay, trên thế giới đã áp dụng nhiều giải pháp để tiết kiệm điện (TKĐ) trong
chiếu sáng công cộng. Tuy nhiên, có thể phân thành 2 nhóm giải pháp chính như sau:
1.6.1. Giải pháp vận hành
1.6.1.1. Ứng dụng tiến bộ KHCN, CNTT để vận hành hệ thống tối ưu
Giải pháp này cho đèn kết nối về trung tâm điều khiển thông qua đường truyền
GPRS và internet. Người dùng thông qua phần mềm smartware để:
- Giám sát, điều khiển hoạt động của hệ thống từ xa theo thời gian thực.
- Điều chỉnh, đóng cắt theo nhánh, theo phase… một cách tức thời.
- Cài đặt lịch hoạt động từ trung tâm điều khiển hay từ bất kỳ nơi đâu có internet,
3G
- Thu thập dữ liệu hoạt động của toàn bộ hệ thống và hiển thị trực quan trên nền
bản đồ GIS.
- Cảnh báo các sự cố tới người quản lý thông qua phần mềm điều khiển hoặc tin
nhắn SMS.


11
- Kết nối với các thiết bị đầu cuối khác, tuỳ theo nhu cầu giám sát điều khiển thực
tiễn.

Hình 1.2. Ứng dụng tiến bộ KHCN, CNTT trong chiếu sáng công cộng
Ưu điểm:
- Hiện đại, bảo đảm hiệu quả chiếu sáng
- Chi phí tiền điện sử dụng thích hợp

- Tiết giảm chi phí cho bộ máy quản lý vận hành
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cao.
1.6.1.2. Rút ngắn thời gian chiếu sáng kết hợp với tắt bớt đèn
Với sự thiếu hụt trầm trọng nguồn điện cung ứng cho nền kinh tế quốc dân,
chính phủ đã có chủ trương kêu gọi toàn dân tiết kiệm điện, chính quyền địa phương
các cấp hưởng ứng cũng đã có những chỉ thị cụ thể cho việc thực hành triệt để tiết
kiệm điện nơi công sở, cộng cộng (những nơi dùng ngân sách địa phương để thanh
toán tiền điện). Nhiều thành phố đã thực hiện biện pháp giảm thời gian chiếu sáng
đường phố (đóng điện đèn đường muộn hơn và cắt đèn sớm hơn) và biện pháp cắt bớt
đèn (xen kẻ 1/3, 1/2 thậm chí có nơi cắt đến 2/3 số lượng đèn). Giải pháp này đặt mục
tiêu TKĐ lên hàng đầu, chấp nhận “hy sinh” một phần mục tiêu chiếu sáng đô thị, an
toàn giao thông, an ninh xã hội.
Bố trí các đội kỹ thuật trực thường xuyên để vận hành, bảo dưỡng hệ thống chiếu
sáng, vệ sinh các chóa đèn bị bụi bẩn, thay thế các chóa đèn đã cũ làm giảm độ rọi


12
xuống mặt đường để tăng độ chiếu sáng đồng đều trên đường phố.

Hình 1.3. Tuyến chiếu sáng công cộng áp dụng giải pháp tắt đèn xen kẽ
Ưu điểm:
- Tiết giảm ngay một lượng điện và chi phí tiền điện đáng kể;
- Giảm được áp lực cấp điện cho EVN
Nhược điểm:
- Hiệu quả chiếu sáng không được bảo đảm, ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã
hội; ảnh hưởng đến an toàn giao thông, cảnh quan đô thị; gây lệch pha lưới điện phân
phối (nếu cắt giảm theo pha)…
- Việc tắt xem kẻ đèn chiếu sáng công cộng làm độ rọi trung bình giảm đi ½ gây
khó khăn cho người đi bộ và độ đồng đều giảm mạnh, gây hiệu ứng bậc thang, làm

mỏi mắt người điều khiển phương tiện giao thông, dễ gây tai nạn.
1.6.2. Giải pháp kỹ thuật
Giải pháp này có 3 giải pháp chính hay dùng hiện nay như sau:
1.6.2.1. Giải pháp điều chỉnh điện áp kiểu vô cấp (biến áp xuyến)
Phần chính của thiết bị TKĐ là bộ hai biến áp xuyến một pha nối song song và
được điều khiển đồng bộ với nhau thông motor điều khiển chổi than. Do cấu tạo đặc
biệt của biến áp xuyến, phần chuyển mạch các nấc phân áp được lấy trực tiếp trên bề


13
mặt các vòng dây thông qua chổi than. Kiểu chuyển mạch này có ưu điểm là điện áp
ngõ ra thay đổi theo hàm tuyến tính nên không gây ra hiện tượng “sốc” điện áp.
Bước chuyển mạch tăng hoặc giảm trong khoảng (2 – 4)V
- Dải điện áp đầu vào: 175 – 250 V;
- Dải điện áp đầu ra: 185 – 220 V;
- Mức tiết kiệm điện năng 1: (10 – 15) %, ngưỡng điện áp ra tương ứng 205 V,
=> giảm 15 V so với điện áp định mức.
- Mức tiết kiệm điện năng 2: (30 – 40) %, ngưỡng điện áp ra tương ứng 185 V,
=> giảm 35 V so với điện áp định mức.

Hình 1.4. Tủ điều chỉnh điện áp kiểu vô cấp (biến áp xuyến)


14

Chế độ 1: Tiết kiệm điện
Chế độ 2: Không TKĐ
Hình 1.5. Sơ đồ mạch động lực thiết bị
Ưu điểm
- Điện áp ngõ ra thay đổi theo hàm tuyến tính nên không gây ra hiện tượng dao

động bất thường dòng công suất hay nguồn sáng - không tắt đột ngột;
- Có tính năng khởi động mềm và giảm mềm điện áp;
- Có tính năng ổn áp;
- Giảm lượng điện năng tiêu thụ => giảm chi phí tiền điện;
- Bảo đảm hiệu quả chiếu sáng;
- Tăng tuổi thọ của bóng đèn, giảm chi phí duy tu bảo dưỡng thay thế;
Giải pháp này rất thích hợp cho các công trình hiện hữu có yêu cầu về tiết kiệm
điện.
Nhược điểm
Chi phí đầu tư vẫn còn cao;
Không ứng dụng cho các phụ tải chiếu sáng có sử dụng nguồn xung.
1.6.2.2. Thay chấn lưu hai cấp công suất
Bộ chấn lưu 2 cấp công suất (400W/250W, 250W/150W , 150W/100W) gồm có:
Bộ chấn lưu và bộ chuyển mạch công suất


15
- Bộ chấn lưu: là chấn lưu điện từ có thêm cuộn kháng phụ, khi được nối sẽ
làm giảm công suất tiêu thụ trên đèn. Cuộn kháng phụ là cuộn dây được quấn trên
cùng cực từ của cuộn dây chính và nối tiếp với cuộn dây đó, khi đó chấn lưu có 3
cực đấu dây.

Hình 1.6. Bộ chấn lưu 2 cấp công suất
- Bộ chuyển mạch công suất: cho phép thay đổi chế độ làm việc của chấn lưu
với cuộn dây chính hay làm việc với cuộn kháng phụ. Thực chất là Rơle thời gian để
đổi nối chấn lưu với mạch điện, sau thời gian đã đặt, chấn lưu của bộ đèn được đóng
thêm cuộn phụ khi Rơle tác động. Đối với bộ chuyển đổi công suất thời gian đặt của
Rơle được đặt trước là 4 hoặc 5 giờ (có công tắc gạt để chọn một trong hai mức
này tùy úy)


Hình 1.7. Bộ chuyển mạch công suất
Ưu điểm chính khi sử dụng bộ chấn lưu hai cấp công suất:
Tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho chiếu sáng đô thị giảm từ 20 - 30% chi phí điện
năng.
Cường độ ánh sáng luôn được phân giải đồng đều
Nhược điểm:
- Chí phí lắp đặt, thiết bị cao.
- Thời gian hư hỏng nhanh
1.6.2.3. Thay thế các bóng đèn chiếu sáng thông thường bằng đèn Led có tiết
giảm công suất


×