Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu lập kế hoạch vận hoành tuần kế tiếp cho nhà máy thủy điện sông tranh 2 trong thị trường điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHẠM HỮU TRÍ

NGHIÊN CỨU LẬP KẾ HOẠCH VẬN HÀNH
TUẦN KẾ TIẾP CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
SÔNG TRANH 2 TRONG THỊ TRƢỜNG ĐIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHẠM HỮU TRÍ

NGHIÊN CỨU LẬP KẾ HOẠCH VẬN HÀNH
TUẦN KẾ TIẾP CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
SÔNG TRANH 2 TRONG THỊ TRƢỜNG ĐIỆN
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60.52.02.02

TÓM TẮT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN TẤN VINH


Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Hữu Trí


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................................. 2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: .......................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................... 2
5. Đặt tên đề tài: ............................................................................................................... 2
6. Bố cục luận văn: .......................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT
NAM ................................................................................................................................ 4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 VÀ CÔNG TY
THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH ......................................................................................... 4
1.1.1. Giới thiệu về Công trình Thủy điện Sông Tranh 2 ............................................ 4
1.1.2. Sơ đồ tổ chức Công ty Thủy điện Sông Tranh................................................... 8

1.2. CÁC CẤP ĐỘ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH [5] ............. 8
1.2.1. Thị trƣờng phát điện cạnh tranh: ........................................................................ 8
1.2.2. Mô hình thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh: .................................................. 9
1.2.3. Mô hình thị trƣờng bán lẻ điện cạnh tranh:...................................................... 10
1.3. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM
(VCGM): ....................................................................................................................... 11
1.3.1. Sơ lƣợc về thị trƣờng phát điện cạnh tranh Việt Nam [1]: ............................... 11
1.3.2 Cấu trúc của thị trƣờng phát điện cạnh tranh VCGM: ...................................... 12
1.4. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 14
CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VẬN HÀNH TUẦN CỦA
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 VÀ TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ
HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA ................................................................................. 15
2.1. GIỚI THIỆU QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VẬN HÀNH TUẦN ..... 15
2.1.1. Nguyên tắc lập kế hoạch vận hành................................................................... 15
2.1.2. Các nội dung của việc lập kế hoạch vận hành tuần ......................................... 15
2.1.3. Cung cấp các số liệu phục vụ việc lập kế hoạch vận hành thị trƣờng điện tuần
tới
........................................................................................................................ 15
2.1.4. Trình tự thực hiện lập kế hoạch vận hành thị trƣờng điện tuần tới.................. 17
2.2. QUY TRÌNH TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ NƢỚC VÀ GIỚI HẠN MỨC NƢỚC ...... 17
2.3. PHƢƠNG PHÁP DỰ BÁO THÔNG TIN THỦY VĂN VÀ THỊ TRƢỜNG
TUẦN TỚI CỦA NMTĐ SÔNG TRANH 2 ................................................................ 18
2.3.1. Thông tin thủy văn ........................................................................................... 18


2.3.2. Thông tin thị trƣờng ......................................................................................... 19
2.4. PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VẬN HÀNH TUẦN TỚI CỦA
NMTĐ SÔNG TRANH 2 .............................................................................................. 20
2.5. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 21
CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC PHƢƠNG PHÁP DỰ BÁO DOANH THU

TUẦN KẾ TIẾP TRONG THỊ TRƢỜNG ĐIỆN .................................................... 22
3.1. TÌM HIỂU CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ: .................................................. 22
3.1.1. Phƣơng pháp dự báo giá biên [6]: .................................................................... 22
3.1.2. Phƣơng pháp mô phỏng dựa trên lấy mẫu các số liệu quá khứ [7] .................. 24
3.1.3. Phƣơng pháp mô phỏng Monte-Carlo các số liệu thị trƣờng đầu vào [5]: ...... 26
3.2. GIỚI THIỆU BÀI TOÁN ĐÁNH GIÁ DOANH THU TUẦN KẾ TIẾP CỦA
NMTĐ TRONG THỊ TRƢỜNG ................................................................................... 28
3.2.1. Sơ lƣợc về tính toán thanh toán trong thị trƣờng điện: .................................... 29
3.2.2. Mô tả bài toán dự kiến doanh thu tuần tới của NMTĐ Sông Tranh 2 ............. 34
3.3. LỰA CHỌN PHƢƠNG PHÁP PHÙ HỢP CHO NMTĐ SÔNG TRANH 2: ....... 34
3.4. KẾT LUẬN: ........................................................................................................... 35
CHƢƠNG 4: ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP MÔ PHỎNG MONTE-CARLO ĐỂ
ĐÁNH GIÁ, PHÊ DUYỆT VÀ LẬP KẾ HOẠCH PHÁT ĐIỆN TUẦN KẾ TIẾP
CỦA NMTĐ SÔNG TRANH 2 .................................................................................. 36
4.1. GIỚI THIỆU VỀ PHƢƠNG PHÁP MÔ PHỎNG MONTE CARLO VÀ PHẦN
MỀM CRYSTAL BALL: .............................................................................................. 37
4.1.1. Giới thiệu mô phỏng Monte Carlo: .................................................................. 37
4.1.2. Giới thiệu phần mềm Crystal Ball [4] .............................................................. 41
4.1.3. Ƣu và nhƣợc điểm của việc sử dụng phần mềm Crystal Ball .......................... 46
4.2. THIẾT LẬP MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ DOANH THU TUẦN KẾ TIẾP CỦA
NMTĐ SÔNG TRANH 2 DỰA TRÊN PHƢƠNG PHÁP MÔ PHỎNG MONTECARLO TRONG PHẦN MỀM CRYSTAL BALL...................................................... 47
4.2.1. Thiết lập các yếu tố đầu vào ............................................................................. 47
4.2.2. Phân tích các số liệu đầu ra của bài toán đánh giá doanh thu NMTĐ Sông
Tranh 2 trên phần mềm Crystal Ball: ......................................................................... 49
4.3. ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀO THỰC TẾ VẬN HÀNH
NMTĐ SÔNG TRANH 2 .............................................................................................. 52
4.3.1. Lựa chọn các tình huống vận hành thực tế: ..................................................... 52
4.3.2. Vận dụng phƣơng pháp đã xây dựng và phần mềm Crystal Ball để đánh giá
một số tình huống vận hành thực tế tại NMTĐ Sông Tranh 2: ................................. 57
4.4. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ BÁO: ........................................... 60

4.5. KẾT LUẬN: ........................................................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 62
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


NGHIÊN CỨU LẬP KẾ HOẠCH VẬN HÀNH TUẦN KẾ TIẾP CHO
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 TRONG THỊ TRƢỜNG ĐIỆN
Học viên: PHẠM HỮU TRÍ. Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60.52.02.02 Khóa: K31. Trƣờng Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt – Việc lập kế hoạch vận hành tuần kế tiếp của Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 khi tham
gia thị trƣờng điện hiện nay ch đơn thuần dựa vào sản lƣợng đƣợc giao hoặc một số ràng buộc
riêng lẻ khác. Thực tế giá điện năng thị trƣờng tuần tới yếu tố quyết định đến doanh thu) thƣờng
có sự biến động rất lớn và rất khó dự báo dẫn đến tình trạng Nhà máy có thể gặp những tình huống
bất lợi về doanh thu trong tuần kế tiếp. Luận văn đã nghiên cứu các quy trình vận hành và thanh
toán trong thị trƣờng điện cạnh tranh các quy định tính toán thanh toán cho t ng chu k giao dịch
giờ) ngày và tuần để làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình bài toán đánh giá doanh thu tuần tới
của NMTĐ Sông Tranh 2. Luận văn đã nghiên cứu xây dựng mô hình bài toán doanh thu tuần trên
phần mềm Crystal Ball dựa trên mô phỏng Monte Carlo để t đó thực hiện các mô phỏng về dự
báo đánh giá doanh thu tuần kế tiếp của NMTĐ Sông Tranh 2 trong thị trƣờng điện cạnh tranh.
Một số lƣợng lớn các kịch bản của giá thị trƣờng đƣợc mô phỏng nhằm đánh giá các rủi ro tiềm n
có thể gây ra bởi sự biến động của đại lƣợng này trong thị trƣờng giao ngay. Các kết quả mô phỏng
là cơ sở để giúp bộ phận vận hành thị trƣờng điện của NMTĐ Sông Tranh 2 phân tích lựa chọn
phê duyệt lập kế hoạch vận hành tuần tới tốt hơn. Tác giả đã tóm tắt các kết quả đã đạt đƣợc và
đƣa ra các hƣớng phát triển tiếp theo.
Từ khóa – Kế hoạch vận hành tuần; doanh thu tuần; NMTĐ Sông Tranh 2; doanh thu thị trƣờng
điện; đánh giá doanh thu tuần; mô phỏng Monte Carlo.

RESEARCH ON THE PREPARATION OF
THE NEXT WEEKLY OPERATIONAL PLAN FOR

SÔNG TRANH 2 HYDROPOWER PLANT IN THE ELECTRICITY MARKET
Abstract – Currently, the preparation of the weekly operational plan for Sông Tranh 2 Hydropower
Plant’s participation in the electricity market merely depends on the assigned output or some other
individual constraints. In fact, the market price of electricity next week (the decisive factor in the
revenue) is often very volatile and difficult to forecast, leading to the situation that the Plant may
encounter disadvantages in revenue in the next week. The thesis studied the operating and payment
processes in the competitive electricity market, and payment rules for each trading cycle (hour),
day and week for the bases of the establishment of the next week’s revenue forecasting model of
Sông Tranh 2 Hydropower plant. The thesis studied the establishment of the weekly revenue using
Crystal Ball software based on Monte Carlo simulation to create the next week’s revenue
evaluating and forecasting model of Sông Tranh 2 Hydropower plant in the competitive electricity
market. A large number of market price scenarios are simulated to assess the potential risks posed
by volatility in the spot market. Simulation results are the basis for Sông Tranh Hydropower
plant’s electricity market operating department’s better analysis selection approval and
establishment of the weekly operational plan. The author summarized the obtained results and
provided further directions.

Keywords – Weekly operational plan; weekly revenue; Sông Tranh 2 Hydropower plant;
electricity market revenue; weekly revenue evaluation; Monte Carlo simulation.


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CÁC KÝ HIỆU
CAN

Giá công suất

FMP

Giá thị trƣờng toàn phần


Pc

Giá hợp đồng

Qc

Sản lƣợng hợp đồng

QCAN

Công suất thanh toán

Qm

Sản lƣợng thực phát

R
SMP

Doanh thu
Giá điện năng thị trƣờng

CHỮ VIẾT TẮT
A0

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia

BCT


Bộ Công thƣơng

BOT

Nhà máy điện đƣợc đầu tƣ theo hình thức Xây dựng – Kinh
doanh – Chuyển giao thông qua hợp đồng giữa nhà đầu tƣ và cơ
quan nhà nƣớc có th m quyền

NMTĐ
MDMSP
PC
PPA
SB

Nhà máy thủy điện
Đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý và đo đếm điện năng
Công ty điện lực
Hợp đồng Mua bán điện song phƣơng dài hạn
Đơn vị mua buôn duy nhất

SMHP

Nhà máy Thủy điện chiến lƣợc đa mục tiêu

SMO

Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trƣờng điện

TNO


Đơn vị quản lý lƣới truyền tải

VCGM

Thị trƣờng phát điện cạnh tranh Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
1.1
3.1
3.2
3.3
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6

Tên bảng

Trang

Thông số kỹ thuật chính của Công trình Thủy điện Sông Tranh 2
Số liệu vận hành NMTĐ Sông Tranh 2 trong giờ thứ 9 ngày
13/10/2016
Số liệu vận hành NMTĐ Sông Tranh 2 ngày 13/10/2016
Số liệu sản xuất và thị trƣờng trong tuần 42 năm 2016 nhƣ sau

Các ch số thống kê của 10.000 số liệu kết quả mô phỏng doanh
thu tuần
Bảng phân vị của tập số liệu doanh thu
Kế hoạch vận hành nguồn tuần thứ 40
Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2
Số liệu kế hoạch vận hành tuần 40 năm 2016
Các ch số thống kê
Bảng phân vị doanh thu tuần theo phƣơng án 3 đơn vị: nghìn
đồng)

06
31
32
33
49
51
54
54
58
60


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5

1.6
2.1
2.2
2.3
3.1
3.2
3.3
3.4
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14

Tên hình

Trang

Sơ đồ tổ chức Công ty Thủy điện Sông Tranh
Mô hình thị trƣờng phát điện canh tranh
Mô hình thị trƣờng bán buôn điện canh tranh

Mô hình thị trƣờng bán lẻ điện canh tranh
Cấu trúc của VCGM
Các nhóm thành viên của VCGM
Trình tự lập kế hoạch vận hành thị trƣờng điện tuần tới
Giá biên thị trƣờng trong ngày 09/02/2017
Lƣu đồ xây dựng kế hoạch vận hành tuần của NMTĐ Sông
Tranh 2
Giao diện công cụ hỗ trợ dự báo Predictor của phần mềm
Crystal Ball
Lƣu đồ thuật toán tính toán ƣớc lƣợng doanh thu theo phƣơng
pháp mô phỏng số liệu quá khứ
Lƣu đồ thuật toán tính toán doanh thu theo phƣơng pháp mô
phỏng Monte Carlo
Sơ đồ minh họa cách tính doanh thu trong thị trƣờng VCGM
Phân bố chu n
Phân bố Lognormal
Phân bố Uniform
Phân bố tam giác
Phân bố PERT
Phân bố rời rạc
Giới thiệu một số giao diện của phần mềm Crystal Ball
Bảng tính minh họa bài toán tính lợi nhuận bán hàng
Minh họa các đại lƣợng đầu vào của bài toán lợi nhuận theo
phân bố xác suất
Dự báo phân bố lợi nhuận đƣợc tính toán bằng phần mềm
Crystal Ball
Biểu đồ độ nhạy cho bài toán lợi nhuận bán hàng
Bảng tính cho bài toán doanh thu tuần NMTĐ ST2
Giao diện mô-đun Predictor của phần mềm Crystal Ball
Giao diện mô-đun Predictor của phần mềm Crystal Ball


08
09
10
11
12
13
17
19
21
23
25
28
30
38
39
39
40
40
40
42
44
44
45
45
47
48
49



Số hiệu
hình
4.15
4.16
4.17
4.18

4.19
4.20

4.21
4.22
4.23
4.24

Tên hình
Ví dụ biểu đồ thống kê doanh thu tuần NMTĐ Sông Tranh 2
dựa trên 10.000 mô phỏng Monte Carlo trên phần mềm Crystal
Ball
Biểu đồ tần suất tích lũy doanh thu tuần
Biểu đồ phân tích độ nhạy trong bài toán dự báo doanh thu tuần
Lƣu đồ thuật toán ứng dụng phần mềm Crystal Ball và mô
phỏng Monte Carlo trong xây dựng kế hoạch vận hành tuần
NMTĐ Sông Tranh 2
Thông tin thủy văn trong kế hoạch vận hành tuần 40 năm 2016
đƣợc công bố trên trang thông tin nội bộ thị trƣờng điện VCGM
Mô hình bài toán doanh thu tuần 40 đƣợc lập trên phần mềm
Crystal Ball
Cửa sổ giao diện cài đặt quá trình mô phỏng cho phần mềm
Crystal Ball. Thông thƣờng số lần mô phỏng đƣợc chọn là

10.000 lần
Biểu đồ tần suất doanh thu của phƣơng án 3
Biểu đồ lũy kế tần suất doanh thu của phƣơng án 3
Biểu đồ phân tích độ nhạy của phƣơng án 3

Trang

50
50
51
52

53
57

57
58
59
59


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong suốt thời gian dài áp dụng mô hình độc quyền tình hình cung cấp kinh
doanh điện năng cho nền kinh tế thị trƣờng ở Việt nam gặp nhiều bất cập: giá điện
chƣa hợp lý kinh doanh độc quyền vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu điện ... Để giải
quyết tình trạng này Chính Phủ đã có những bƣớc đi quan trọng để tái cấu trúc ngành
điện t năm 2006 đánh dấu bằng quyết định số 26/2006/QĐ-TTg quy định lộ trình

phát triển thị trƣờng điện Việt Nam.
Sau nhiều bƣớc chu n bị thị trƣờng phát điện cạnh tranh Việt Nam Vietnam
Competitive Generation Market – VCGM) đã chính thức đƣa vào vận hành t ngày 01
tháng 7 năm 2012. Đến nay ngành điện đang kh n trƣơng hoàn thiện các cơ sở pháp
lý cho thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam Vietnam Wholesale Electricity
Market) dự kiến đƣa vào vận hành chính thức năm 2019. Trong năm 2016 Bộ Công
Thƣơng đã tiến hành vận hành thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh thí điểm bƣớc 1.
Theo lộ trình này các Tổng Công ty điện lực bƣớc đầu làm quen với cách xác định
mua và bán điện trên thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh. Các đơn vị tham gia thị
trƣờng điện đang gấp rút chu n bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và các giải pháp
nhằm đảm bảo tham gia thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh đạt hiệu quả cao nhất.
Khác với cơ chế hạch toán phụ thuộc trƣớc đây của EVN trong đó việc tính toán
lập kế hoạch huy động tổ máy đƣợc thực hiện tập trung bởi Trung tâm Điều độ hệ
thống điện Quốc Gia trong thị trƣờng điện việc huy động các tổ máy sẽ đƣợc tính toán
căn cứ trên bản chào giá của các đơn vị phát điện cùng với các ràng buộc khác nhƣ
giới hạn truyền tải các dịch phụ kỹ thuật phụ trợ...
Ngoài việc đảm bảo an ninh hệ thống điện cơ chế lập lịch vận hành các tổ máy
tham gia thị trƣờng phải đảm bảo tính tối ƣu về kinh tế: chi phí mua điện là rẻ nhất.
Đối với các đơn vị phát điện bên cạnh cơ hội tăng doanh thu t diễn biến của thị
trƣờng mà cơ chế cạnh tranh theo bản chào này đem lại các đơn vị phát điện cũng
phải đối mặt với các rủi ro t sự biến động của thị trƣờng.
Thực tế vận hành tại Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 khi tham gia thị trƣờng điện
cho thấy việc lập kế hoạch vận hành tuần kế tiếp ch đơn thuần dựa vào sản lƣợng giao
Qc) hoặc một số ràng buộc riêng lẻ khác. Kế hoạch vận hành này chƣa đảm bảo cho
Nhà máy có đƣợc doanh thu tốt nhất mặt khác giá điện năng thị trƣờng tuần tới yếu
tố làm cơ sở và có tính chất quyết định đến doanh thu) thƣờng có sự biến động rất lớn
và rất khó dự báo dẫn đến tình trạng Nhà máy có thể gặp những tình huống bất lợi về
doanh thu trong tuần kế tiếp. Xuất phát t thực tế nêu trên việc nghiên cứu xây dựng
một phƣơng pháp đánh giá doanh thu tuần kế tiếp dựa trên mô phỏng để làm cơ sở cho
việc xem xét phê duyệt lập kế hoạch vận hành tuần kế tiếp là hết sức cần thiết và có ý



2

nghĩa thực tiễn rất lớn trong công tác vận hành tại Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2
khi tham gia thị trƣờng điện cạnh tranh.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
T những cơ sở nêu trên luận văn sẽ tập trung nghiên cứu xây dựng phƣơng pháp
đánh giá kế hoạch vận hành tuần của nhà máy thủy điện vận hành trong thị trƣờng
điện trong đó doanh thu t thị trƣờng của Nhà máy tƣơng ứng với các kịch bản vận
hành sẽ đƣợc đánh giá theo tần suất dựa trên phƣơng pháp mô phỏng. Các mục tiêu cụ
thể bao gồm:
- Nắm vững các quy định và cơ chế vận hành trong thị trƣờng điện cạnh tranh.
- Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất điện năng của nhà máy
thủy điện.
- Phân tích các yếu tố liên quan đến thị trƣờng ảnh hƣởng đến doanh thu/lợi nhuận
tuần của Nhà máy thủy điện.
- Xây dựng phƣơng pháp đánh giá doanh thu tuần kế tiếp của Nhà máy thủy điện
Sông Tranh 2 theo các mức tần suất trên cơ sở mô phỏng các yếu tố bất định t thị
trƣờng.
- Phê duyệt lập kế hoạch vận hành tuần kế tiếp của NMTĐ Sông Tranh 2.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là doanh thu tuần của Nhà máy thủy điện trực
tiếp tham gia thị trƣờng điện và phƣơng pháp mô phỏng Monte carlo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu là kế hoạch vận hành tuần kế tiếp của Nhà máy thủy điện Sông
Tranh 2.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu lập kế hoạch vận hành tuần kế tiếp là hết sức cần thiết và có ý nghĩa

thực tiễn rất lớn trong công tác vận hành tại Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 khi
tham gia thị trƣờng điện cạnh tranh.
5. Đặt tên đề tài:
Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đƣợc đặt tên: "Nghiên cứu lập
kế hoạch vận hành tuần kế tiếp cho Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 trong thị trƣờng
điện".
6. Bố cục luận văn:


3

Ngoài phần mở đầu phần kết luận và kiến nghị nội dung luận văn đƣợc biên chế
thành 4 chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan về Thị trƣờng điện cạnh tranh Việt Nam
Chƣơng 2: Quy trình xây dựng kế hoạch vận hành tuần của Trung tâm Điều độ Hệ
thống điện Quốc gia và Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2
Chƣơng 3: Nghiên cứu các phƣơng pháp dự báo doanh thu tuần kế tiếp trong thị
trƣờng điện
Chƣơng 4: Ứng dụng phƣơng pháp mô phỏng Monte-Carlo để đánh giá phê duyệt
và lập kế hoạch phát điện tuần kế tiếp của NMTĐ Sông Tranh 2.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG
ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM
Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 có công suất 190 MW đƣợc xây dựng t
tháng 3 năm 2006 có nhiệm vụ cung cấp điện năng cho hệ thống điện với sản lƣợng
bình quân hàng năm lên đến 679 6 triệu kWh. Nhà máy chính thức tham gia vào thị

trƣờng phát điện cạnh tranh t ngày 01/01/2016. Hiệu quả kinh doanh của Nhà máy
không những phụ thuộc vào đặc tính kinh tế kỹ thuật riêng của Nhà máy mà còn phụ
thuộc vào cơ chế vận hành thị trƣờng điện cạnh tranh ở các cấp độ khác nhau. Trong
chƣơng này sẽ trình bày tổng quan về cơ chế vận hành thị trƣờng điện cạnh tranh Việt
Nam ở các cấp độ khác nhau và Công trình Thủy điện Sông Tranh 2.
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 VÀ CÔNG
TY THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH
1.1.1. Giới thiệu về Công trình Thủy điện Sông Tranh 2
a. Vị trí địa lý và nhiệm vụ của Công trình
Công trình Thủy điện Sông Tranh 2 đƣợc xây dựng trên Sông Tranh thuộc hệ
thống sông Vu gia – Thu bồn cách thị trấn huyện Bắc Trà My khoảng 10 km về phía
Tây cách thành phố Tam K khoảng 70 km về phía Tây Nam. Khu vực công trình
chính nằm trên địa bàn hai xã Trà Đốc và Trà Tân thuộc huyện Bắc Trà My t nh
Quảng Nam.
Công trình có nhiệm vụ chính là phát điện lên lƣới điện quốc gia với công suất
190MW sản lƣợng điện trung bình hàng năm là 679 6 triệu kWh. Trong thời gian mùa
lũ t ngày 01/9 đến 31/12 hàng năm công trình đƣợc vận hành theo nguyên tắc và thứ
tự ƣu tiên nhƣ sau theo Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ: A Vƣơng Đắk My 4
và Sông Tranh 2 trong mùa lũ hàng năm do thủ tƣớng chính phủ ban hành):
1- Đảm bảo an toàn công trình: Đảm bảo tuyệt đối an toàn công trình thủy điện
Sông Tranh 2 không để mực nƣớc hồ vƣợt cao trình mực nƣớc dâng gia cƣờng với
mọi trận lũ có chu k lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 năm;
2- Góp phần giảm lũ cho hạ du;
3- Đảm bảo hiệu quả phát điện.
b. Đặc điểm các hạng mục công trình:
- Hồ chứa:
+ Tích nƣớc bằng cách tập trung cột nƣớc thông qua đập dâng để phát điện;
+ Điều tiết và phân phối lại lƣợng nƣớc thiên nhiên phù hợp với nhu cầu sử
dụng.
- Đập dâng:

+ Đập dâng có tác dụng ngăn dòng tích nƣớc cho hồ chứa. Đập dâng đƣợc bố


5

trí hai bên Đập tràn làm bằng bê tông đầm lăn bên trong bên ngoài bọc bê tống cốt
thép;
+ Nƣớc thấm trong thân đập đƣợc tập trung vào bể thu nƣớc rò r hành lang
thân đập và đƣợc bơm xả ra hạ lƣu nhờ hệ thống bơm nƣớc thấm hành lang thân đập.
Các hành lang này đƣợc bố trí thông nhau có tác dụng thông gió trong thân đập.
- Đập tràn: có nhiệm vụ điều tiết mực nƣớc trong hồ theo các Quy trình vận
hành hồ chứa và đƣợc bố trí ở phần lòng sông của tuyến đập. Đập tràn có sáu khoan
đƣợc ngăn cách bởi các trụ pin. Tại Đập tràn có bố trí các cửa van cung và phai sửa
chữa van cung.
- Cửa lấy nƣớc:
+ Là công trình đầu tiên trong hệ thống dẫn nƣớc vào nhà máy nó trực tiếp lấy
nƣớc t hồ chứa vào nhà máy. Cửa lấy nƣớc đƣợc bố trí cách tuyến đập khoảng 4km
về phía thƣợng lƣu. Cửa lấy nƣớc có dạng tháp đƣợc kết cấu bằng bê tông cốt thép;
+ Tại Cửa lấy nƣớc có bố trí: lƣới chắc rác van vận hành van sửa chữa cầu
trục chân dê;
+ Ngoài ra còn có cầu công tác nối Cửa lấy nƣớc với đƣờng giao thông.
- Đƣờng hầm áp lực:
+ Đƣờng hầm áp lực nối với Cửa lấy nƣớc đi ngầm trong lòng núi nối với
đƣờng ống áp lực phía trƣớc Van đĩa;
+ Có nhiệm vụ dẫn nƣớc t hồ chứa vào đƣờng ống áp lực đồng thời tạo cột áp
do độ dốc của đƣờng hầm;
+ Hầm có tổng chiều dài 1676 45 m đƣờng kính 8 5/5 m đƣợc bọc bê tông.
- Tháp điều áp: có chức năng làm giảm áp lực nƣớc va trong đƣờng hầm trong
trƣờng hợp cắt tải và tăng tải đột ngột. Tháp đƣợc bố trí cách cửa lấy nƣớc khoảng
1.500m về phía hạ lƣu và đƣợc đào xuyên thẳng đứng trong lòng núi nối thông với

đƣờng hầm áp lực.
- Đƣờng ống áp lực:
+ Đƣờng ống áp lực nối t đƣờng hầm áp lực dẫn nƣớc vào các tổ máy trong
nhà máy.
+ Chiều dài của mỗi đƣờng ống bao gồm cả đoạn chạc ba là 145 5m có đƣờng
kính trong là 5m;
+ Đƣờng ống áp lực đƣợc chế tạo bằng thép bọc bê tông bảo ôn.
- Nhà máy thủy điện kiểu hở có công suất lắp máy 190MW gồm hai tổ máy
mỗi tổ có công suất là 95MW.
- Trạm phân phối điện ngoài trời: đặt cách nhà máy 400m về phía thƣợng lƣu.
c. Thông số kỹ thuật chính của Công trình Thủy điện Sông Tranh 2


6

Bảng 1.1. Thông số kỹ thuật chính của Công trình Thủy điện Sông Tranh 2
TT
Thông số
Đơn vị đo
Giá trị
1

Thủy văn
Diện tích lƣu vực Flv

km2

1.100

m3/s


111

m3/s

14.100

Cao trình mực nƣớc dâng bình thƣờng

m

175

Cao trình mực nƣớc dâng gia cƣờng

m

178,51

Cao trình mực nƣớc chết

m

140

Dung tích toàn bộ Wtb

106 m3

733,4


Dung tích hữu ích Whi

106 m3

521,1

Dung tích phòng lũ hạ du (172-175m)

106 m3

61,38

Cao trình đ nh đập

m

Bê tông
đầm lăn
180

Chiều cao lớn nhất

m

97

Chiều dài theo đ nh đập

m


640

m

6(14x15,5)

m3/s

9.609

Lƣu lƣợng dòng chảy trung bình nhiều
năm
Lƣu lƣợng đ nh lũ kiểm tra P = 0,1%
2

3

Hồ chứa

Đập dâng
Loại

4

Đập tràn
Tràn xả mặt có cửa van cung
Số lƣợng và kích thƣớc cửa van
Lƣu lƣợng xả thiết kế


5

Cửa lấy nƣớc
Bê tông
cốt thép
02

Kiểu
Số lƣợng khoang
Kích thƣớc thông thủy rộng x cao)
6

mxm

4,75x8,5

Đƣờng hầm áp lực
Kiểu
Chiều dài

Có áp bọc bê tông
m

1676,45


7

Thông số


Đơn vị đo

Giá trị

m

8,5/5

Đƣờng kính trong

m

25

Đƣờng kính trong đoạn ống nối

m

5

Cao trình đ nh

m

190

Cao trình sân tháp

m


145

TT

Đƣờng kính trong
7

8

Tháp điều áp

Đƣờng ống áp lực
Số đƣờng ống

9

02

Chiều dài đƣờng ống

m

145 5 bao gồm cả
đoạn chạc ba)

Đƣờng kính

m

5


Lƣu lƣợng thiết kế

m3/s

122,76

Cột nƣớc lớn nhất

m

104

Cột nƣớc tính toán

m

87

Cột nƣớc nhỏ nhất

m

65

Công suất lắp máy

MW

190


106 kWh

679,6

Số tổ máy

Tổ

2

Cao trình sàn lắp máy

m

93,5

Mực nƣớc hạ lƣu lớn nhất P=0 1%)

m

91,8

Mực nƣớc hạ lƣu nhỏ nhất

m

70,9

Cao trình sàn gian máy


m

75,6

Cao trình đặt tuốc bin

m

65,1

mxmxm

62,16x25,2x11,5

Cột nƣớc trung bình

m

93,7

Công suất đảm bảo

MW

41

Nhà máy điện

Điện lƣợng bình quân năm


Kích thƣớc nhà máy dài x rộng x cao)


8

1.1.2. Sơ đồ tổ chức Công ty Thủy điện Sông Tranh
Ban giám đốc

P1:
Văn Phòng

P2: Phòng
Kế hoạch – Vật


P3: Phòng
Tổ chức – Lao
động

P4: Phòng
Kỹ thuật

P5: Phòng
Tài chính – Kế
toán

P6:
Phân xƣởng
Vận Hành


P7:
Phân xƣởng
Sửa Chữa

P8: Phòng
Quản lý
dự án

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Thủy điện Sông Tranh
1.2. CÁC CẤP ĐỘ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH [5]
Thị trƣờng điện phát triển theo 3 cấp độ cấp độ 1 là thị trƣờng phát điện cạnh
tranh cấp độ 2 là thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh cấp độ 3 là thị trƣờng bán lẻ
điện cạnh tranh. Theo Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ
tƣớng Chính phủ phê duyệt lộ trình hình thành và phát triển thị trƣờng điện nhƣ sau:
Cấp độ 1 đƣợc vận hành thí điểm t năm 2011 đến năm 2012 và vận hành chính
thức t năm 2012 đến năm 2015.
Cấp độ 2 đƣợc vận hành thí điểm t năm 2016 đến năm 2018 và vận hành chính
thức t năm 2019 đến năm 2021.
Cấp độ 3 đƣợc vận hành thí điểm t năm 2021 đến năm 2023 và vận hành chính
thức t năm 2023.
1.2.1. Thị trƣờng phát điện cạnh tranh:
Là giai đoạn chuyển tiếp t mô hình ngành điện truyền thống sang các cấp độ
thị trƣờng có tính cạnh tranh cao thị trƣờng bán buôn cạnh tranh thị trƣờng bán lẻ
cạnh tranh).
Một số ƣu điểm của thị trƣờng phát điện cạnh tranh:
- Thứ nhất là không gây ra những thay đổi đột biến và xáo trộn lớn trong hoạt
động của ngành điện;
- Thứ hai là hình thành đƣợc môi trƣờng cạnh tranh trong khâu phát điện thu
hút đƣợc đầu tƣ vào các nguồn điện mới;

- Thứ ba là mô hình thị trƣờng đơn giản nhu cầu đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng kỹ
thuật cho vận hành thị trƣờng không lớn;
Một số hạn chế của thị trƣờng phát điện cạnh tranh:
- Thứ nhất là mức độ cạnh tranh chƣa cao ch giới hạn cạnh tranh khâu phát
điện;


9

- Thứ hai là đơn vị mua duy nhất phải có năng lực tài chính đủ mạnh;
- Thứ ba là các công ty phân phối chƣa đƣợc lựa chọn nhà cung cấp điện.

Hình 1.2. Mô hình thị trường phát điện canh tranh
1.2.2. Mô hình thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh:
Là giai đoạn phát triển cao hơn thị trƣờng phát điện cạnh tranh trong đó ngoài
việc tạo ra sự cạnh tranh trong khâu phát điện còn tạo ra sự cạnh tranh trong khâu bán
buôn điện.
Một số ƣu điểm của thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh:
- Thứ nhất là tạo ra sự cạnh tranh trong khâu phát và bán buôn điện;
- Thứ hai là đã xóa bỏ đƣợc độc quyền mua điện của Đơn vị mua duy nhất
trong thị trƣờng phát điện cạnh tranh;
- Thứ ba là các đơn vị phân phối và các khách hàng tiêu thụ lớn có
quyền lựa chọn nhà cung cấp điện.
Một số hạn chế của thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh:
- Thứ nhất là hoạt động giao dịch trong thị trƣờng phức tạp hơn nhiều so với thị
trƣờng phát điện cạnh tranh;
- Thứ hai là nhu cầu đầu tƣ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trƣờng
cao;
- Thứ ba là vẫn còn độc quyền trong khâu bán lẻ điện cho các khách
hàng tiêu thụ điện v a và nhỏ.



10

Hình 1.3. Mô hình thị trường bán buôn điện canh tranh
1.2.3. Mô hình thị trƣờng bán lẻ điện cạnh tranh:
Là giai đoạn phát triển cao hơn thị trƣờng bán buôn điện cạnh tranh trong đó
ngoài việc tạo ra sự cạnh tranh trong khâu phát điện và bán buôn điện còn tạo ra sự
cạnh tranh trong khâu bán lẻ điện.
Một số ƣu điểm của thị trƣờng bán lẻ điện cạnh tranh:
- Thứ nhất là bƣớc phát triển cao nhất của thị trƣờng điện;
- Thứ hai là đã đƣa cạnh tranh vào tất cả các khâu: phát điện bán buôn và bán
lẻ điện.
Một số hạn chế của thị trƣờng bán lẻ điện cạnh tranh:
- Thứ nhất là hoạt động giao dịch thị trƣờng rất phức tạp đòi hỏi hệ thống quy
định cho hoạt động của thị trƣờng phức tạp hơn;
- Thứ hai là nhu cầu đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trƣờng lớn
hơn rất nhiều so với thị trƣờng bán buôn.


11

Hình 1.4. Mô hình thị trường bán lẻ điện canh tranh
1.3. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM
(VCGM):
1.3.1. Sơ lƣợc về thị trƣờng phát điện cạnh tranh Việt Nam [1]:
Thực hiện Luật Điện lực và Quyết định số 26/2006/QĐ-Tg ngày 26/1/2006 của
Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành phát triển các cấp
độ thị trƣờng điện tại Việt Nam để t ng bƣớc thị trƣờng hóa ngành Điện thị trƣờng
phát điện cạnh tranh Việt Nam đã chính thức vận hành kể t ngày 01/7/2012.

Thị trƣờng phát điện cạnh tranh Việt Nam VCGM) - hiện đang áp dụng mô
hình thị trƣờng điện một ngƣời mua – là một thị trƣờng điều độ tập trung chào giá
ngày tới theo chi phí các bảng chào giá có thể đƣợc hiệu ch nh sau khi đóng cửa thị
trƣờng nếu có các yêu cầu về mặt kỹ thuật).
Trong thị trƣờng tất cả các đơn vị phát điện sở hữu các nhà máy có công suất
t 30MW trở lên nối trực tiếp vào lƣới truyền tải hoặc nối vào lƣới phân phối sẽ phải
tham gia thị trƣờng phát điện cạnh tranh VCGM tr các nhà máy điện
gió, điện địa nhiệt).
Trƣớc ngày giao dịch thị trƣờng các bảng chào giá cho 24 giờ tiếp theo của các
tổ máy tham gia VCGM phải đƣợc gửi đến đơn vị vận hành hệ thống và thị trƣờng
(SMO), hiện nay đƣợc giao cho Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0). Dựa
vào yêu cầu vận hành, A0 sẽ lập phƣơng thức vận hành cho ngày tới. Vào ngày giao
dịch thị trƣờng A0 sẽ lập phƣơng thức vận hành giờ tới bằng phƣơng pháp tối ƣu hóa
chi phí có ràng buộc an ninh hệ thống làm cơ sở để phục vụ điều độ thời gian thực.
Giá điện trả cho các tổ máy tham gia thị trƣờng gồm hai thành phần:


12

- Giá biên hệ thống (SMP) của điện năng trong một chu k giao dịch đƣợc xác
định sau khi vận hành và lấy bằng giá chào cao nhất trong tất cả các tổ máy đƣợc huy
động trong lịch huy động không có ràng buộc cho chu k đó bị giới hạn bởi giá trần
SMP chung cho toàn thị trƣờng.
- Giá công suất (CAN) cho phần công suất trong một chu k giao dịch với giá
CAN t ng giờ đƣợc SMO xác định trong trình tự lập kế hoạch vận hành năm tới và
lƣợng công suất t ng giờ đƣợc xác định trong lịch huy động không ràng buộc
giống nhƣ việc xác định SMP cho chu k đó cộng thêm một lƣợng dự phòng.
CAN đƣợc trả cho những giờ hệ thống cần công suất nhất.
Do đó CAN sẽ không đƣợc trả vào các giờ thấp điểm đêm t 22 giờ ngày hôm
trƣớc đến 4 giờ ngày hôm sau).

Giá thị trƣờng toàn phần cho mỗi giờ (FMP) là tổng của SMP và CAN trong
giờ đó.
FMP = SMP + CAN
(1.1)
1.3.2 Cấu trúc của thị trƣờng phát điện cạnh tranh VCGM:

Hình 1.5. Cấu trúc của VCGM
a. Nguyên tắc hoạt động của VCGM:
- Toàn bộ điện năng của đơn vị phát điện tham gia vào thị trƣờng điện đƣợc
chào bán cho đơn vị mua duy nhất trên thị trƣờng (SB), hiện nay đƣợc giao cho Công
ty Mua bán điện và lịch huy động các tổ máy đƣợc sắp xếp dựa trên các bản chào giá


13

theo chi phí biến đổi.
- Giá điện năng mua bán đƣợc thanh toán theo thị trƣờng giao ngay của t ng
chu k giao dịch và theo hợp đồng song phƣơng dạng sai khác. Tỷ lệ giữa sản lƣợng
điện năng thanh toán theo giá hợp đồng và giá thị trƣờng giao ngay không cao hơn
95% cho các năm đầu vận hành và giảm dần cho các năm tiếp theo nhƣng không thấp
hơn 60%.
b. Các thành viên tham gia thị trường điện VCGM:
Tham gia thị trƣờng điện VCGM gồm có các thành viên đƣợc trình bày trên
hình 1.5 nhƣ sau:

Hình 1.6. Các nhóm thành viên của VCGM
- Thành viên tham gia trực tiếp:
+ Các nhà máy điện đơn vị phát điện) có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực
phát điện và có công suất đặt lớn hơn hoặc bằng 30MW trở lên đấu nối vào hệ thống
điện quốc gia tr các nhà máy điện BOT nhà máy điện sử dụng năng lƣợng tái tạo

không phải thủy điện nhà máy điện thuộc khu công nghiệp ch bán một phần sản
lƣợng lên hệ thống điện quốc gia và không xác định đƣợc kế hoạch bán điện dài hạn).
Các đơn vị phát điện này sẽ chào giá trực tiếp vào VCGM theo các Quy định thị
trƣờng phát điện cạnh tranh.
+ Đơn vị mua buôn duy nhất SB): Công ty Mua bán điện là đơn vị mua điện


14

duy nhất của thị trƣờng phát điện cạnh tranh Việt Nam và tất cả các đơn vị phát điện
bắt buộc phải bán điện cho Công ty Mua bán điện thông qua hợp đồng.
- Thành viên tham gia gián tiếp:
+ Các nhà máy thủy điện chiến lƣợc đa mục tiêu SMHP): là các nhà máy thủy
điện do nhà nƣớc sở hữu ngoài mục tiêu phát điện còn đảm nhiệm các vai trò đặc biệt
khác. Các nhà máy này sẽ ký kết các hợp đồng đặc biệt với Công ty Mua bán điện,
trong khi điện năng phát ra sẽ đƣợc Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia công
bố bằng cách sử dụng giá trị nƣớc đƣợc tính toán t mô hình.
+ Các nhà máy điện BOT: là các nhà máy đƣợc đầu tƣ theo hình thức Xây dựng
– Kinh doanh – Chuyển giao thông qua hợp đồng giữa nhà đầu tƣ và cơ quan nhà nƣớc
có th m quyền. Các nhà máy điện BOT không cần phải giao dịch trong thị trƣờng phát
điện cạnh tranh Việt Nam mà Công ty Mua bán điện sẽ chào sản lƣợng phát cho BOT
để thực hiện chế độ bao tiêu và tối ƣu chi phí mua điện.
+ Các Tổng Công ty điện lực PC): Các Tổng Công ty điện lực vận hành lƣới
điện phân phối và cung cấp điện đến khách hàng, mua điện t Công ty Mua bán điện
và bán lại cho các khách hàng của mình trên cơ sở biểu giá điện quy định.
+ Các đơn vị nhập kh u importers) và xuất kh u điện Exporters).
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ: VCGM có ba nhà cung cấp dịch vụ đó là:
+ SMO – Cơ quan vận hành thị trƣờng và hệ thống điện do Trung tâm điều độ
Hệ thống điện Quốc gia đảm nhận.
+ TNO – Cơ quan vận hành lƣới điện truyền tải do Tổng Công ty truyền tải

điện Quốc gia đảm nhận.
+ MDMSP – Đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý và đo đếm điện năng.
1.4. KẾT LUẬN
Chƣơng 1 đã trình bày các cấp độ phát triển của thị trƣờng điện tổng quan thị
trƣờng phát điện cạnh tranh Việt Nam, giới thiệu về công trình Thủy điện Sông Tranh
2 và sơ đồ tổ chức Công ty Thủy điện Sông Tranh.


15

CHƢƠNG 2
QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VẬN HÀNH TUẦN
CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2
VÀ TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
2.1. GIỚI THIỆU QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VẬN HÀNH TUẦN
2.1.1. Nguyên tắc lập kế hoạch vận hành
Việc lập kế hoạch vận hành thị trƣờng điện phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo vận hành an toàn, hệ thống điện vận hành an toàn nhất trong điều
kiện thực tế.
- Đảm bảo tính công bằng minh bạch đối với các thành viên tham gia thị
trƣờng.
- Tuân thủ yêu cầu về chống lũ tƣới tiêu và duy trì dòng chảy sinh thái theo các
quy trình vận hành hồ chứa đã đƣợc phê duyệt.
- Đảm bảo ràng buộc về điều kiện nhiên liệu sơ cấp cho các nhà máy nhiệt điện.
- Đảm bảo thực hiện các thỏa thuận về sản lƣợng và công suất trong hợp đồng
cung cấp điện nhập kh u điện hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện BOT.
- Đảm bảo huy động nguồn điện theo mục tiêu tối thiểu hóa chi phí mua điện
toàn hệ thống.
2.1.2. Các nội dung của việc lập kế hoạch vận hành tuần
Hàng tuần Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia có trách nhiệm lập kế

hoạch vận hành tuần tới để đảm bảo việc vận hành hệ thống điện an toàn theo điều
kiện thực tế với các nội dung sau:
- Dự báo phụ tải bao gồm phụ tải hệ thống điện quốc gia và phụ tải hệ thống
điện miền.
- Tính toán giá trị nƣớc và sản lƣợng dự kiến t ng giờ của nhà máy thủy điện
chiến lƣợc đa mục tiêu.
- Tính toán giá trị nƣớc của các nhóm nhà máy thủy điện bậc thang.
- Tính toán giá trị nƣớc của các nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết trên 01
tuần và sản lƣợng dự kiến hàng giờ của các nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết nhỏ
hơn 01 tuần.
- Tính toán mực nƣớc giới hạn tuần của các hồ chứa thủy điện.
2.1.3. Cung cấp các số liệu phục vụ việc lập kế hoạch vận hành thị trƣờng
điện tuần tới
Để phục vụ việc lập kế hoạch vận hành thị trƣờng điện tuần tới vào trƣớc 8h
ngày thứ Ba hàng tuần các đơn vị tham gia vận hành thị trƣờng điện và các đơn vị liên
quan có trách nhiệm cung cấp cho Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia A0) các
số liệu nhƣ sau:


×