Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Ứng dụng mô hình thủy văn mô phỏng dòng chảy năm hồ chứa nước định bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

---------------------------------------

NGUYỄN NGỌC THANH

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN
MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY NĂM HỒ CHỨA NƯỚC ĐỊNH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------

NGUYỄN NGỌC THANH
.

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN MÔ PHỎNG
DÒNG CHẢY NĂM HỒ CHỨA NƯỚC ĐỊNH BÌNH

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Mã số: 60.58.02.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TÔ THÚY NGA

Đà Nẵng - Năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Ngọc Thanh. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Thanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tác giả bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành tới TS. Tô Thúy
Nga, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và góp ý để giúp cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Học viên cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, các cô trong Khoa xây dựng Thủy
lợi – Thủy điện đã tạo điều kiện học tập, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức chuyên môn và hỗ
trợ kỹ thuật trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tinh thần và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để hoàn thành chƣơng trình học.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, mong nhận đƣợc sự góp ý từ thầy, cô và các bạn để luận văn
đƣợc hoàn thiện hơn.
Quy Nhơn, tháng 5 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Ngọc Thanh


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
4.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................3
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................4
5.1. Đối với tác giả và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu ..............................4
5.2. Đối với kinh tế - xã hội và môi trƣờng .............................................................4
6. Nội dung luận văn bao gồm ..................................................................................4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC HỒ CHỨA NƢỚC ĐỊNH BÌNH VÀ SỰ
ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƢỚC ...............6
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ....................................................................................6
1.1.1. Vị trí địa lý khu vực.......................................................................................6
1.1.2. Địa hình địa mạo ...........................................................................................7
1.2. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu .........................................7
1.2.1. Điều kiện địa chất ..........................................................................................7
1.2.2. Điều kiện thổ nhƣỡng, thảm thực vật ............................................................8
1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn của khu vực ..........................................................8
1.3.1. Đặc điểm khí hậu:..........................................................................................9
- Nhiệt độ không khí (ToC): ....................................................................................9

1.3.2. Đặc điểm thủy văn .......................................................................................13
1.3.2.1. Mạng lƣới sông ngòi.................................................................................13
1.3.2.2. Dòng chảy năm .........................................................................................14
1.3.2.3. Dòng chảy lũ.............................................................................................18
1.3.2.4. Dòng chảy kiệt ..........................................................................................19
1.4. Tổng quan về ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước ..............................21
1.4.1. Xu thế biến đổi khí hậu ...............................................................................21
1.4.1.1. Xu thế biến đổi khí hậu quy mô toàn cầu .................................................21
1.4.1.2. Xu thế biển đổi khí hậu Việt Nam ............................................................22
1.4.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam.......................................................22
1.4.2.1. Nhiệt độ ....................................................................................................22
1.4.2.2. Lƣợng mƣa ...............................................................................................23
1.4.2.3. Các hiện tƣợng cực đoan liên quan đến nhiệt độ .....................................24
1.4.2.4. Các hiện tƣợng cực đoan liên quan đến mƣa ...........................................24
1.4.2.5. Bão và áp thấp nhiệt đới ...........................................................................25


iv
1.4.3. Các kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam ..............................................26
1.4.4. Tổng quan về nghiên cứu ảnh hƣởng của BĐKH đến tài nguyên nƣớc [3] 28
1.4.5. Tình hình sử dụng tài nguyên nƣớc ở nƣớc ta hiện nay [4] ........................29
2.1. Tổng quan về mô hình thủy văn......................................................................32
2.1.1. Giới thiệu chung ..........................................................................................32
2.1.2. Các bƣớc thiết lập mô hình..........................................................................33
2.1.3. Phân loại mô hình dòng chảy ......................................................................35
2.1.3.1. Mô hình hộp đen.......................................................................................35
2.1.3.2. Mô hình quan niệm...................................................................................35
2.1.4. Các mô hình thủy văn tiêu biểu ...................................................................37
2.1.4.1. Mô hình HEC–HMS (Hydrologic Engineering Center-Hydrologic Modeling
System): .................................................................................................................38

2.1.4.2. Mô hình TANK: .......................................................................................39
2.1.4.3. Mô hình MIKE – SHE: ............................................................................39
2.1.4.4. Mô hình SWAT: .......................................................................................40
2.1.4.5. Mô hình NAM (Nedbor-Afstromnings-Model hay Precipitation-RunoffModel): ..................................................................................................................41
2.1.5. Phân tích lựa chọn mô hình thủy văn áp dụng mô phỏng cho lƣu vực: ......42
2.2. Khái quát mô hình NAM: ................................................................................42
2.2.1. Các điều kiện ban đầu: ................................................................................43
2.2.1.1. Bể tuyết tan: ..............................................................................................44
2.2.1.2. Bể chứa mặt: .............................................................................................44
2.2.1.3. Bể sát mặt (bể tầng rễ cây) .......................................................................45
2.2.1.4. Bốc thoát hơi nƣớc: ..................................................................................45
2.2.1.5. Dòng chảy mặt:.........................................................................................45
2.2.1.6. Dòng chảy sát mặt: ...................................................................................45
2.2.1.7. Bổ sung dòng chảy ngầm: ........................................................................46
2.2.1.8. Lƣợng ẩm của đất: ....................................................................................46
2.2.1.9. Diễn toán dòng chảy mặt và dòng chảy sát mặt: ......................................46
3.2.1.10. Diễn toán dòng chảy ngầm .....................................................................47
2.2.1.11. Bể chứa ngầm .........................................................................................47
2.2.2. Các thông số cơ bản của mô hình ................................................................ 48
2.3. Xây dựng mô hình Mike Nam cho lưu vực hồ Định Bình ..............................50
2.3.1. Dữ liệu đầu vào: ..........................................................................................50
2.3.2. Để đánh giá mức độ hiệu quả của mô hình sử dụng các chỉ số sau ............55
2.4. Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định mô hình tại trạm Bình Tường: .....................56
2.4.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình NAM: .............................................................57
2.4.2. Kết quả kiểm định mô hình NAM: ..............................................................58


v
CHƢƠNG 3: MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY NĂM LƢU VỰC HỒ ĐỊNH BÌNH
THEO CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .......................................................60

3.1. Ứng dụng mô hình MIKE NAM mô phỏng dòng chảy năm lưu vực hồ chứa
nước Định Bình theo các kịch bản BĐKH: .............................................................60
3.1.1. Lựa chọn các kịch bản tính toán: .................................................................60
3.1.2. Sự thay đổi lƣợng mƣa theo các kịch bản BĐKH .......................................60
3.1.3. Mô phỏng dòng chảy năm lƣu vực hồ Định Bình khi xét đến BĐKH ........61
3.2. Đánh giá kết quả ảnh hưởng BĐKH đến lưu vực hồ chứa nước Định Bình:....72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................74
* Kết luận .................................................................................................................74
* Kiến nghị ...............................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................75
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN


vi
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY NĂM
HỒ CHỨA NƢỚC ĐỊNH BÌNH
Học viên: Nguyễn Ngọc Thanh Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Mã số: 60.58.02.02; Khóa: 2016 – 2018 Trƣờng Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt - Trong thời gian qua công tác vận hành điều tiết hồ chứa nƣớc Định Bình còn
gặp nhiều khó khăn, nhất là trong mùa mƣa lũ việc quyết định để vận hành điều tiết lũ
còn bị động, vào mùa khô thì tình trạng thiếu hụt nguồn nƣớc cho sản xuất còn xảy ra.
Bên cạnh đó các yếu tố nhƣ biến đổi khí hậu, vận hành hệ thống các hồ chứa … cũng làm
ảnh hƣởng rất lớn đến sự phân phối dòng chảy trên lƣu vực gây nên sự bất lợi trong việc
sử dụng nguồn nƣớc cho vùng hạ du. Trên lƣu vực sông Kôn – Hà Thanh đã và đang xây
dựng nhiều công trình thủy lợi, nhiều nhà máy, khu công nghiệp... nên đã mở rộng thêm
nhu cầu dùng nƣớc. Do đó, nguyên cứu này tác giả sẽ ứng dụng bộ công cụ MIKE-NAM
để đánh giá chế độ dòng chảy đến lƣu vực hồ Định Bình khi xét đến biến đổi khí hậu,
làm cơ sở cho việc sử dụng nguồn nƣớc phía hạ du hợp lý nhằm nâng cao lợi ích cho xã
hội và giảm thiểu những thiệt hại do sự biến đổi bất lợi gây ra trong tƣơng lai.
Từ khóa - Lƣu vực hồ Định Bình; biến đổi khí hậu; dòng chảy năm; mô hình toán thủy

văn; MIKE NAM.
APPLICATION OF HYDROLOGICAL MODEL TO SIMULATE
THE FLOW OF DINH BINH RESERVOIR
Student: Nguyen Ngoc Thanh
Specialty: Marine engineering
Code: 60.58.02.02; Course: 2016 - 2018 Polytechnic University - DHDN
Abstract - In recent years, the operation of regulating Dinh Binh Reservoir has
encountered many difficulties, especially in the rainy season, the decision to operate the
flood control is passive, in the dry season, the shortage The shortage of water for
production still occurs. In addition, factors such as climate change, the operation of the
reservoir system, etc., also greatly affect the distribution of water flows in the basin,
which causes disadvantages in the use of water resources in the downstream areas. du. In
the Kon River - Ha Thanh river basin, many irrigation works, factories and industrial
zones have been built. Therefore, they have expanded the demand for water. Therefore,
this research will apply the MIKE-NAM toolkit to assess the flow regime to the Dinh
Binh reservoir basin in consideration of climate change as the basis for the downstream
use of water resources. To increase the benefits to the society and minimize the damage
caused by adverse changes in the future.
Keywords - Dinh Binh reservoir; Climate Change; flow year; hydrographic model;
MIKE NAM.


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGCM-MRI: Mô hình của Viện Nghiên cứu Khí tƣợng Nhật Bản
ATNĐ: Áp thấp nhiệt đới
AR5: Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của IPCC
BĐKH: Biến đổi khí hậu
CCAM: Mô hình Khí quyển bảo giác lập phƣơng (Conformal Cubic Atmospheric

Model)
CLWRF: Mô hình WRF phiên bản cho nghiên cứu khí hậu
CMIP5: Dự án đối chứng khí hậu lần 5 (Coupled Model Intercomparison Project Phase
5)
IPCC: Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate
Change)
KB: Kịch bản
MNDBT: Mực nƣớc dâng bình thƣờng
MNLKT: Mực nƣớc lũ kiểm tra
MNLTK: Mực nƣớc lũ thiết kế
PRECIS: Mô hình khí hậu khu vực của Trung tâm Khí tƣợng Hadley, Vƣơng quốc Anh
(Providing Regional Climates for Impacts Studies)
RCP4.5: Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp
RCP8.5: Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao
RegCM: Mô hình khí hậu khu vực (Regional Climate Model) của ICTP
SK - HT: Sông Kôn – Hà Thanh
TNN: Tài Nguyên nƣớc
VHHC: Vận hành hồ chứa


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 0. 1: Các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình [16] ............................................ 1
Bảng 1. 1: Các đặc trưng lưu vực hồ Định Bình [16] ........................................................ 7
Bảng 1. 2: Mạng lưới trạm quan trắc các yếu tố khí tượng - thủy văn ............................... 9
Bảng 1. 3: Các đặc trưng nhiệt độ của khu vực nghiên cứu. .............................................. 9
Bảng 1. 4: Các đặc trưng độ ẩm không khí trung bình của khu vực dự án. .................... 10
Bảng 1. 5: Số giờ nắng bình quân ngày các tháng trong năm .......................................... 10
Bảng 1. 6: Vận tốc gió bình quân các tháng trong năm ................................................... 10

Bảng 1. 7: Vận tốc gió mạnh theo các hướng theo tần xuất Pi (%) .................................. 10
Bảng 1. 8: Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche, Zpic (mm) ............................................... 11
Bảng 1. 9: Lượng bốc hơi mặt nước, Znc (mm) ................................................................ 11
Bảng 1. 10: Thay đổi lượng mưa (%) trong 57 năm qua (1958-2014) ở các vùng khí hậu
........................................................................................................................................... 23
Bảng 2. 1: Bảng phân chia tiểu lưu vực Bình Tường ....................................................... 55
Bảng 2. 2: Bảng trọng số mưa cho các trạm đo mưa........................................................ 55
Bảng 2. 3: Đánh giá mức độ mô phỏng của mô hình tương ứng với chỉ số Nash-Sutcliffe
(Theo Moriasi, 2007) ......................................................................................................... 56
Bảng 2. 4: Tiêu chuẩn đánh giá hệ số tương quan (Theo Moriasi, 2007) ........................ 56
Bảng 2. 5: Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình NAM tại trạm Bình Tường ............ 58
Bảng 2. 6: Bộ thông số mô hình NAM sau khi hiệu chỉnh và kiểm định ........................... 59
Bảng 3. 1: Sự thay đổi lượng mưa trung bình tháng theo kịch bản RCP 4.5 ................... 61
Bảng 3. 2: Sự thay đổi lượng mưa trung bình tháng theo kịch bản RCP 8.5 ................... 61
Bảng 3. 3: Lưu lượng trung bình tháng lưu vực hồ Định Bình khi xét đến BĐKH theo kịch
bản RCP4.5 Q(m3/s) .......................................................................................................... 64
Bảng 3. 4: Lưu lượng trung bình tháng lưu vực hồ Định Bình khi xét đến BĐKH theo kịch
bản RCP8.5 Q(m3/s) .......................................................................................................... 64
Bảng 3. 5: Lưu lượng dòng chảy lưu vực hồ định bình – giai đoạn 1986-2005 (m3/s) .... 65
Bảng 3. 6: Lưu lượng dòng chảy lưu vực hồ Định Bình khi xét đến BĐKH theo KB
RCP4.5 – giai đoạn 2016-2035 (m3/s) .............................................................................. 66
Bảng 3. 7: Lưu lượng dòng chảy lưu vực hồ Định Bình khi xét đến BĐKH theo KB
RCP4.5 – giai đoạn 2046-2065 (m3/s) .............................................................................. 67


ix
Bảng 3. 8: Lưu lượng dòng chảy lưu vực hồ Định Bình khi xét đến BĐKH theo KB
RCP4.5 – giai đoạn 2080-2099 (m3/s) .............................................................................. 68
Bảng 3. 9: Lưu lượng dòng chảy lưu vực hồ Định Bình khi xét đến BĐKH theo KB
RCP8.5 – giai đoạn 2016-2035 (m3/s) .............................................................................. 69

Bảng 3. 10: Lưu lượng dòng chảy lưu vực hồ Định Bình khi xét đến BĐKH theo KB
RCP8.5 – giai đoạn 2046-2065 (m3/s) .............................................................................. 70
Bảng 3. 11: Lưu lượng dòng chảy lưu vực hồ Định Bình khi xét đến BĐKH theo KB
RCP8.5 – giai đoạn 2080-2099 (m3/s) .............................................................................. 71
Bảng 3. 12: Lưu lượng mô phỏng lưu vực hồ Định Bình theo kịch bản RCP4.5 Q(m3/s) 72
Bảng 3. 13: Lưu lượng mô phỏng lưu vực hồ Định Bình theo kịch bản RCP8.5 Q(m3/s) 72
Bảng 3. 14: Lưu lượng trung bình năm lưu vực hồ Định Bình khi xét đến BĐKH ........... 73


x

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỔ
Hình 1. 1: Sơ đồ vị trí hồ Định Bình ................................................................................... 6
Hình 1. 2: Bản đồ đẳng trị mưa của tỉnh Bình Định ........................................................ 12
Hình 1. 3: Bản đồ mạng lưới sông, suối tỉnh Bình Định ................................................... 14
Hình 1. 4: Chuẩn sai nhiệt độ (°C) trung bình năm trong 57 năm qua (1958-2014) trên
quy mô cả nước (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường [2]) ........................................... 23
Hình 2. 1: Sơ đồ mô hình hóa quá trình thuỷ văn cho lưu vực ......................................... 34
Hình 2. 2: Nguyên lý chung của mô hình mưa dòng chảy [13] ........................................ 36
Hình 2. 3: Cấu trúc tổng quát của mô hình SWAT............................................................ 41
Hình 2. 4: Cấu trúc của mô hình NAM [13] ..................................................................... 44
Hình 2. 5: Chu trình thủy văn [13].................................................................................... 48
Hình 2. 6: Sơ đồ mạng lưới sông lưu vực Bình Tường ..................................................... 51
Hình 2. 7: Dữ liệu thực đo lưu lượng tại trạm thủy văn Bình Tường từ năm 1995 – 2008
........................................................................................................................................... 52
Hình 2. 8: Dữ liệu thực đo lượng mưa lưu vực Bình Tường từ năm 1995-2008 .............. 52
Hình 2. 9: Dữ liệu bốc hơi thực đo từ năm 1995-2008 ..................................................... 53
Hình 2. 10: Bản đồ vị trí các trạm đo mưa lưu vực Bình Tường ...................................... 54
Hình 2. 11: Kết quả hiệu chỉnh mô hình Nam ................................................................... 57
Hình 2. 12: Kết quả kiểm định mô hình Nam .................................................................... 58

Hình 3. 1: Sơ đồ trình tự tính toán .................................................................................... 62
Hình 3. 2: Lưu lượng trung bình tháng lưu vực hồ Định Bình theo kịch bản RCP4.5 của
từng giai đoạn .................................................................................................................... 63
Hình 3. 3: Lưu lượng trung bình tháng lưu vực hồ Định Bình theo kịch bản RCP8.5 của
từng giai đoạn .................................................................................................................... 63


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ chứa nƣớc Định Bình đƣợc xây dựng hoàn thành và đƣa vào khai thác sử dụng
năm 2009, dung tích thiết kế 226,21 triệu m3 nƣớc. Địa điểm xây dựng trên sông Kôn
thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định; vị trí địa lý có tọa độ khoảng
14009’30” vĩ độ Bắc, 108046’20” kinh độ Đông. Đây là hồ chứa thủy lợi lớn nhất và cũng
là công trình trọng điểm của tỉnh Bình Định, góp phần đáng kể cho việc phát triển kinh tế
xã hội của địa phƣơng.
Nhiệm vụ của hồ chứa nƣớc là cung cấp nƣớc tƣới cho hơn 28.060 ha đất nông
nghiệp; xả về hạ lƣu Q = 3 m3/s chống cạn kiệt dòng chảy và xâm nhập mặn ở cửa sông,
bảo vệ môi trƣờng sinh thái trong khu vực; cấp nƣớc cho công nghiệp nông thôn, cho dân
sinh và nuôi trồng thủy sản; cắt lũ bảo vệ mùa màng, giảm nhẹ lũ chính vụ cho các vùng
hạ du; kết hợp với nuôi trồng thủy sản, phát điện (công suất N = 9,9 MW) và khai thác
các nguồn lợi khác.
Bảng 0. 1: Các thông số kỹ thuật cơ bản của công trình [16]
STT

Nội dung

1


Cấp công trình

2

Diện tích lƣu vực

3

Đơn vị

Trị số
II

Km2

1.040

Mức đảm bảo tƣới thiết kế

%

75

4

Mực nƣớc dâng bình thƣờng (MNDBT)

m

91.93


5

Mực nƣớc dâng gia cƣờng (MNDGC)

m

93.27

6

Mực nƣớc chết (MNC)

m

65.0

7

Dung tích toàn bộ, WTB

106m3

226,21

8

Dung tích chết, WC

106m3


16,28

9

Dung tích phòng lũ, WPL

106m3

227,48

10

Chế độ làm việc của hồ

11

Cao trình đỉnh đập, Zđ

m

95.30

12

Tràn xả lũ có 6 cửa (B x H)

m

6 x (14x11)


Cao trình ngƣỡng, Zngƣỡng

m

80.93

Cửa xả đáy 6 cửa (BxH)

m

6 x (6x5)

13

Điều tiết năm


2
Đơn vị

Trị số

Cao trình ngƣỡng, Zngƣỡng

m

58.00

Cống lấy nƣớc Vĩnh Thạnh 1 cửa, 


m

1,0

Cao trình ngƣỡng, Zngƣỡng

m

63.0

Cống lấy nƣớc Vĩnh Hiệp 1 cửa, 

m

1,0

Cao trình ngƣỡng, Zngƣỡng

m

63.0

Cống lấy nƣớc vào nhà máy thủy điện, 

m

2,8

Cao trình ngƣỡng, Zngƣỡng


m

59.0

STT

14

15

16

Nội dung

Công trình hồ chứa nƣớc Định Bình có nhiều lợi ích đƣợc khai thác tổng hợp, sử
dụng đa mục tiêu. Công trình không chỉ hạn chế tác hại của lũ lụt, đáp ứng yêu cầu sản
xuất nông nghiệp mà còn góp phần cải tạo môi trƣờng sinh thái phục vụ công tác du lịch,
giao lƣu văn hóa, nghỉ ngơi thƣ giãn, phục hồi sức khỏe cho ngƣời lao động, cải tạo giao
thông thủy, nuôi trồng thủy sản và kết hợp phát điện... Vì vậy, việc vận hành hồ chứa
nƣớc Định Bình là một công tác hết sức quan trọng, cần thiết phải xây dựng một kế
hoạch sử dụng nguồn nƣớc hợp lý nhất thì việc khai thác công trình mới mang lại hiệu
quả cao.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam là một trong
những quốc gia chịu tác động nhiều nhất của Biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng [4].
Trong khoảng 50 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm tăng 0,6 - 0,80C, mực nƣớc
biển dâng tăng khoảng 20cm, lƣợng mƣa có xu hƣớng gia tăng trong mùa lũ và suy giảm
vào mùa kiệt. Đây là một thách thức rất lớn với nền kinh tế nông nghiệp của nƣớc ta. Tác
động của BĐKH do trái đất nóng lên sẽ ảnh hƣởng lớn đến nhu cầu nƣớc dùng cho nông
nghiệp, cho cấp nƣớc sinh hoạt và môi trƣờng ....

Theo kịch bản Biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng cho Việt nam năm 2016 của Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng [2] thì BĐKH đến cuối thế kỷ 21 theo kịch bản trung bình thì
nhiệt độ trung bình năm tăng từ 1,7 đến 4,00C. Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 350C sẽ
tăng 15 đến 30 ngày trên phần diện tích cả nƣớc. Về lƣợng mƣa tăng phổ biến 20%. Còn
về lƣợng mƣa trung bình cả năm thì tăng, nhƣng lƣợng mƣa mùa khô sẽ giảm và lƣợng
mƣa trong mùa mƣa sẽ tăng.


3
Thực tế trong khoảng 10 năm trở lại đây ta thấy, do sự Biến đổi khí hậu nên lƣu
vực sông Kôn thuộc hạ lƣu hồ chứa nƣớc Định Bình đã chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi lũ lụt
và hạn hán, với tần suất xảy ra ngày càng tăng và phức tạp, nhất là các năm 2007, 2009,
2011, 2013 và 2016: mùa khô thì ít mƣa, nắng nóng kéo dài [8] gây khô hạn thiếu nƣớc
rất nghiêm trọng, cuối năm thì xảy ra mƣa lũ lớn bất thƣờng, do đó đã gây ảnh hƣởng lớn
đến việc điều hòa cung cấp nƣớc của công trình, nhất là phục vụ nƣớc tƣới cho sản xuất
nông nghiệp. Vì vậy, việc cần thiết hiện nay là phải tính toán xây dựng cơ sở khoa học và
thực tiễn nhằm đƣa ra phƣơng án tối ƣu cho việc vận hành, đảm bảo nhu cầu dùng nƣớc
thực tế là vấn đề cấp thiết. Vì hồ chứa nƣớc Định Bình là một trong những hồ chứa có
nhiệm vụ lớn nhất của tỉnh Bình Định, phục vụ cho sản suất nông nghiệp góp phần bảo
đảm an ninh lƣơng thực của Tỉnh. Với nhiều nhiệm vụ đặt ra đối với công trình, đòi hỏi
công tác tính toán dòng chảy đến hồ chứa nƣớc Định Bình phải xét đến sự Biến đổi khí
hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề cấp thiết, để sớm có các giải pháp ứng phó với
mùa mƣa lũ và sử dụng nguồn nƣớc hợp lý hơn về mùa kiệt trong tƣơng lai.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Ứng dụng mô hình thủy
văn mô phỏng dòng chảy năm hồ chứa nƣớc Định Bình” là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá lại lƣợng nƣớc đến của lƣu vực hồ chứa nƣớc Định Bình trong tƣơng lai
có xét đến Biến đổi khí hậu, để làm cơ sở đề xuất các giải pháp thích hợp khai thác hiệu
quả hồ chứa nƣớc Định Bình và xây dựng kế hoạch sản xuất cũng nhƣ quy hoạch chuyển
đổi cơ cấu các loại cây trồng hợp lý, để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa

phƣơng phát triển bền vững.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Mô phỏng, đánh giá sự thay đổi chế độ dòng chảy trên
lƣu vực hồ chứa nƣớc Định Bình khi xét đến ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu cho các giai
đoạn trong thế kỷ 21.
- Phạm vi nghiên cứu: Lƣu vực công trình hồ chứa nƣớc Định Bình, địa điểm tại
xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Từ các số liệu thực tế và kịch bản biến đổi khí hậu đã đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng năm 2016 công bố cho từng vùng, áp dụng mô hình toán thủy văn tính toán dòng


4
chảy trên các tiểu lƣu vực, tìm bộ thông số tối ƣu của mô hình. Sau đó, áp dụng tính toán
dòng chảy năm cho lƣu vực hồ chứa nƣớc Định Bình trong tƣơng lai.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp kế thừa nghiên cứu: kế thừa một số các tài liệu, cơ sở dữ liệu và
kết quả nghiên cứu các đề tài nghiên cứu đi trƣớc về lƣu vực hồ Định Bình; kế thừa kết
quả nghiên cứu ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến lƣu vực hồ chứa nƣớc Định Bình.
- Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu: dùng trong việc phân tích và
xử lý số liệu đầu vào và kết quả đầu ra của của bài toán.
- Phương pháp ứng dụng mô hình toán: dựa trên khả năng ứng dụng và sự phổ
cập của các mô hình, trong nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình MIKE NAM để mô
phỏng biến đổi dòng chảy lƣu vực hồ chứa nƣớc Định Bình.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Đối với tác giả và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu có thể chuyển giao cho cơ quan quản lý hồ chứa, nâng cao
trình độ chuyên môn cho những ngƣời kỹ sƣ tham gia thực hiện. Xây dựng bộ thông số

mô hình phù hợp với lƣu vực nghiên cứu ứng với kịch bản biến đổi khí hậu, làm cơ sở
tính toán dự báo nguồn nƣớc đến đủ độ tin cậy để kịp thời phục vụ công tác vận hành hồ
chứa, có chế độ cấp nƣớc cho sinh hoạt, sản xuất và phục vụ tƣới tiêu một cách hợp lý.
5.2. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường
Số liệu dự báo sẽ giúp cho các đơn vị có liên quan có cái nhìn tổng thể về chế độ
dòng chảy ứng với kịch bản biến đổi khí hậu trong tƣơng lai. Giúp cho đơn vị Quản lý, có
kế hoạch vận hành hồ chứa nƣớc Định Bình hợp lý, vừa đảm bảo an toàn cho công trình,
vừa tránh đƣợc tình trạng thiếu nƣớc tƣới, sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô, góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp và đảm bảo an sinh xã hội trong
lƣu vực hƣởng lợi.
6. Nội dung luận văn bao gồm
Cấu trúc luận văn bao gồm:
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN KHU VỰC HỒ CHỨA NƢỚC ĐỊNH BÌNH VÀ SỰ
ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƢỚC


5
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT THIẾT LẬP MÔ HÌNH THỦY VĂN TRÊN
LƢU VỰC HỒ ĐỊNH BÌNH
CHƢƠNG 3. MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY NĂM LƢU VỰC HỒ ĐỊNH BÌNH
THEO CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.


6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN KHU VỰC HỒ CHỨA NƢỚC ĐỊNH BÌNH VÀ
SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƢỚC
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý khu vực
Hồ chƣ́a nƣớc Định Bình đƣợc xây dựng ở thƣợng nguồn sông Kôn tại xã Vĩnh
Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Cụm công trình đầu mối cách thành phố Quy
Nhơn khoảng 80 km về phía Tây. Vị trí lƣu vực thƣợng lƣu hồ chứa Phía Bắc giáp huyện
An Lão, phía Đông giáp huyện Phù Cát, phía Nam giáp huyện Tây Sơn và phía Tây giáp
thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai). Tổng diện tích lƣu vực tính đến tuyến công trình
F=1.040km2.

Hình 1. 1: Sơ đồ vị trí hồ Định Bình


7
Bảng 1. 1: Các đặc trưng lưu vực hồ Định Bình [16]
Các đặc trƣng lƣu vực
2

Giá trị

Diê ̣n tích lƣu vƣ̣c

F (Km )

1.040

Chiề u dài sông chính

Lsc(Km)

83


Độ dốc lòng suối chính

J s (%0)

40

Độ dốc sƣờn khu vực

J d (%0)

150

MNDBT
MNC
Vc
VMNBT

(m)
(m)
(10 m3)
(106 m3)
6

91.93
65.00
16,28
226,21

1.1.2. Địa hình địa mạo
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có địa hình đồi núi cao, các dãy núi phát triển

theo hƣớng Bắc Nam, các đỉnh núi có cao độ 800 ÷ 900m và bị phân cách bỡi các nhánh
suối nhỏ của sông Kôn. Vị trí đập bê tông ngăn sông nằm ngang dòng chính sông Kôn,
tại đây dòng chảy sông Kôn theo hƣớng Đông – Tây. Mặt cắt ngang sông tại tim tuyến
đập rộng khoảng 180 mét.
Địa mạo khu vực đặc trƣng bởi dạng thung lũng mở rộng, với các sƣờn đồi hai bên
khá thoải, kết quả của một quá trình bào mòn, phát triển mạnh cả về chiều thẳng đứng và
chiều nằm ngang trên một nền địa chất tƣơng đối tƣơng đối đồng nhất, không có tính
phân lớp. Quá trình bào mòn phát triển mạnh dọc theo các hệ thống đứt gãy chính trong
vùng. Lớp phủ tàn tích, sản phẩm của quá trình phong hoá đá gốc thƣờng có bề dày lớn
từ 5 ÷ 15 m, hoặc hơn. Dạng địa hình tích tụ chỉ gặp ở dọc sông, các thềm sông thƣờng
có bề rộng 50 ÷ 60 m và kéo dài hàng trăm mét. Từ phía đập Định Bình về phía phía hạ
lƣu địa hình tích tụ phát triển mạnh, tạo thành cánh đồng rộng vài km thuộc xã Vĩnh
Thịnh.
1.2. Đặc điểm địa chất, thổ nhƣỡng khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện địa chất
Theo các kết quả nghiên cứu địa chất, cấu tạo và kiến tạo mới nhất, nền đá biến
chất của địa khối Kon Tum trong vùng công trình bị phân cách bởi hệ thống đứt gãy cấp
III chạy dọc theo hƣớng Bắc - Nam. Đứt gãy lớn nhất gọi là đứt gãy sông Kôn chạy phía


8
bên phải và gần song song với hƣớng chảy của sông Kôn. Do tác động của đứt gãy này
đã kéo theo sự hình thành của một loại đứt gãy nhỏ khác theo hƣớng tƣơng tự.
Hệ thông đứt gãy thứ hai cáo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Dọc theo các đứt gãy
thuộc hệ thống này đã hình thành các khối xâm nhập Granit nhỏ nhƣ đã nêu trên. Một đứt
gãy thuộc hệ thống này chạy ngang phía hạ lƣu vị trí đầu mối Định Bình, và có thể là
nguyên nhân chính làm thay đổi hƣớng chảy của sông Kôn ngay phía hạ lƣu vị trí xây
dựng đập.
Do nền địa chất là các lớp đất đá kết tinh và đá xâm nhập liền khối, có tính thấm
nƣớc và trữ nƣớc nhỏ, do đó nƣớc ngầm chỉ gặp ở phần trên cùng của nề đá gốc trong

đới đá phong hoá nứt nẻ. Nƣớc ngầm có nguồn bù cấp chính là nƣớc mƣa và có hƣớng
vận động về phía sông Kôn và các nhánh của nó. Do lƣợng mƣa trong vùng tƣơng đối
cao, khoảng 1700 ÷ 1800 mm/ năm, nên nƣớc ngầm khá dồi dào. Mực nƣớc ngầm tại các
sƣờn đồi nói chung nằm sâu từ 7 ÷ 15m.
Nƣớc mặt tập trung chủ yếu ở sông Kôn và các chi lƣu chính nhƣ Đắc Sem,
Kriêng - Tin. Dòng chảy hiện tại của sông Kôn phụ thuộc một mặt vào sự làm việc của
hồ chứa Vĩnh Sơn, cách vị trí xây dựng đập Định Bình khoảng 20 km về thƣợng lƣu và
vào lƣu lƣợng của các chi lƣu nhỏ nằm dƣới thuỷ điện Vĩnh Sơn.
1.2.2. Điều kiện thổ nhưỡng, thảm thực vật
- Lớp phủ trong khu vực công trình bao gồm: các lớp trầm tích Đệ tứ trong khu
vực công trình chủ yếu là cát sạn sỏi, bột, á sét vừa đến á sét nặng, độ dày thay đổi 1-5m,
phân bố chủ yếu tại các vùng trũng có suối uốn lƣợn quanh co và tích tụ thành các giải
hẹp không liên tục dọc theo suối về phía hạ du.
- Về thảm thực vật, khu vực công trình bao gồm khu vực lòng hồ, tuyến đập, tuyến
tràn và cống là rừng tƣơng đối rậm rạp, các hợp thủy có nhiều tầng và độ che phủ tốt,
phía thƣợng lƣu lòng hồ là rừng tự nhiên có một số diện tích rừng trồng tái sinh.
1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn của khu vực
Bình Định thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình 270C. Lƣợng
mƣa trung bình hàng năm trong 5 năm gần đây là 2.185 mm. Mùa mƣa (từ tháng 9 đến
tháng 12) tập trung 70 ÷ 75% lƣợng mƣa cả năm. Mùa mƣa trùng với mùa bão nên
thƣờng gây ra lũ lụt. Ngƣợc lại mùa nắng kéo dài nên gây hạn hán ở nhiều nơi. Độ ẩm
trung bình là 80%.


9
1.3.1. Đặc điểm khí hậu:
- Mạng lưới các yếu tố và thời gian quan trắc khí tượng khu vực và vùng liên quan:
Công tác nghiên cứu KTTV trên lƣu vực sông Kôn đã đƣợc quan tâm từ lâu. Cho
đến nay, tài liệu đo đạc từ mạng lƣới trạm trên lƣu vực sông Kôn khá đầy đủ, tuy nhiên
việc phân bố trạm lại chƣa thật hợp lý.

Mạng lƣới trạm đo mƣa trên lƣu vực sông Kôn, nhất là vùng hạ du khá dày, nhƣng
trạm đo thủy văn thì thƣa thớt, tài liệu thiếu đồng bộ và đây là một hạn chế trong việc
đánh giá nguồn nƣớc của dòng chính sông Kôn.
Bảng 1. 2: Mạng lưới trạm quan trắc các yếu tố khí tượng - thủy văn
TT

Tên trạm

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Vĩnh Kim
Vĩnh Sơn
Định Bình
Kbang
Krong
An Hòa
Hoài Ân
An Khê
Bình Tƣờng
Quy Nhơn


Tọa độ địa lý
Kinh độ
Vĩ độ
108.76667
108.76666
108.80000
108.61667
108.43333
108.90594
108.88333
108.65000
108.85515
109.21760

14.23333
14.30000
14.13333
14.16667
14.31667
14.56589
14.36667
13.95000
13.94805
13.78633

Thời
kỳ
đo
1983-2008
1995-2008

1995-2008
1989-2008
1983-2008
1995-2008
1995-2008
1983-2008
1983-2008
1983-2008

Số
năm
đo
26
14
14
20
26
14
14
26
26
26

Yếu
tố
đo
X(mm)
X(mm)
X(mm)
X(mm)

X(mm)
X(mm)
X(mm)
X(mm)
X,Q
Z

Ghi chú

X(mm): Điểm đo
mƣa

Trạm thuỷ văn

(Nguồn: Bản đồ mạng lưới trạm KTTV)
- Nhiệt độ không khí (ToC):
Nhiệt độ không khí bình quân, cao nhất, thấp nhất các tháng trong năm ghi ở bảng
sau.
Bảng 1. 3: Các đặc trưng nhiệt độ của khu vực nghiên cứu.
Tháng
1
2
3
4
5
6
7

Nhiệt độ bình quân
( T oC )

23,1
23,9
25,4
27,3
28,9
29,7
29,8

Nhiệt độ cao nhất
(Tmax)

Nhiệt độ thấp
nhất (Tmin)

33,0
35,4
38,3
36,6
39,7
40,9
42,1

15,2
15,7
16,4
19,4
19,1
21,7
20,6



10
Nhiệt độ bình quân

Tháng

( T oC )
29,8
28,4
26,8
25,4
23,7
26,9

8
9
10
11
12
Năm

Nhiệt độ cao nhất
(Tmax)

Nhiệt độ thấp
nhất (Tmin)

40,9
39,0
37,3

32,9
31,5
42,1

20,7
20,5
17,9
15,0
16,1
15,0

- Độ ẩm của không khí (u%):
Bảng 1. 4: Các đặc trưng độ ẩm không khí trung bình của khu vực dự án.
Tháng

u (%)

1
84

2
82

3
83

4
83

5

80

6
74

7
71

8
71

9
78

10
83

11
84

12
83

Năm
2008

- Số giờ nắng, n (giờ/ngày):
Bảng 1. 5: Số giờ nắng bình quân ngày các tháng trong năm
Tháng


n ( giờ/ ngày)

1
5,3

2
3
7,2 8,2

4
5
6
7
8
9 10 11 12 Năm
8,8 8,9 8,0 8,7 7,6 6,7 5,8 4,2 4,2 7,0

- Vận tốc gió, v (m/s).
Bảng 1. 6: Vận tốc gió bình quân các tháng trong năm
Tháng
v (m/s)

1
2,3

2
2,0

3
2,2


4
2,0

5
1,7

6
2,0

7
1,8

8
2,0

9
1,5

10
2,2

11
2,8

12
2,7

Năm
2,1


Bảng 1. 7: Vận tốc gió mạnh theo các hướng theo tần xuất Pi (%)
Pi (%)
Trị số VP ( m/s)
Hƣớng
(B), Bắc
(ĐB), Đông -Bắc
(Đ), Đông
(ĐN), Đông Nam
(N), Nam
(TN), Tây – Nam.
(T), Tây
(TB), Tây- Bắc

2

4

10

26,5
20,7
16,8
16,2
25,1
14,6
44,1
41,8

23,6

18,8
14,3
15,1
21,0
12,9
37,0
33,1

19,8
16,2
11,1
13,5
15,8
10,6
28,0
23,1

Ghi chú


11
- Lượng bốc hơi và tổn thất bốc hơi mặt nước, Z (mm):
Bảng 1. 8: Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche, Zpic (mm)
Tháng
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
Năm
Zpic
68,4 63,4 80,4 81,2 96,2 109,3 117,8 124,8 78,5 67,8 64,8 69,8 1022,3
(mm)

Bảng 1. 9: Lượng bốc hơi mặt nước, Znc (mm)
Tháng 1
2
Kh.c 1,27 1,20
Zn.c 86,8 75,9

3
1,10
88,4

4
5
6
7
8
9
10
11
12

1,08 1,20 1,32 1,28 1,37 1,42 1,34 1,31 1,25
87,9 114,5 143,9 150,3 170,8 111,4 91,0 85,0 87,2

Năm
1,26
1293

- Tình hình gió, bão trong vùng:
* Gió:
Vùng lãnh thổ Bình Định chịu ảnh hƣởng của hai hƣớng gió chính, gió mùa mùa
Đông và gió mùa mùa Hạ có thời gian thịnh hành tƣơng ứng là tháng 1 và tháng 7 hàng
năm.
Vận tốc gió trung bình là 2,1 m/s, trung bình tháng lớn nhất là 2,8 m/s và nhỏ nhất
là 1,5 m/s.
* Bão:
Là một loài hình thời tiết nguy hiểm thƣờng gây ra thiệt hại nghiêm trọng về
ngƣời và tài sản. Thời gian bão xuất hiện tập trung chủ yếu trong 3 tháng, từ tháng 9 đến
tháng 11, trong đó bão trong tháng 10 chiếm đến 40%, tháng 11 chiếm khoảng 20% trong
tổng số các cơn bão đổ bộ vào vùng từ tháng 9 đến tháng 12.
- Lượng mưa:
Lƣợng mƣa trung bình nhiề u năm trong vùng đa ̣t tƣ̀ 1700 ÷ 1800 mm ở vùng đồng
bằ ng có điạ hình không thuâ ̣n lơ ̣i cho viê ̣c đón gió , ở các thung lũng bị che khuất và đạt
2000  2200 mm ở các vùng núi hoă ̣c các sƣờn phía Đông , Đông Nam. Nhƣ̃ng vùng núi
cao lƣơ ̣ng mƣa đa ̣t trên 2200 mm và trong vùng phân bố thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ
tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8. Trong mùa mƣa, cƣờng độ mƣa
lớn thƣờng tập trung vào tháng 10 và tháng 11, chiếm tới 70 75% lƣợng mƣa cả năm,
thƣờng gây lũ lụt. Mùa khô kéo dài khoảng 8 tháng, lƣợng mƣa chỉ chiếm 25 30% cả
năm, bốc hơi lớn, thƣờng gây ra hạn hán thiếu nƣớc nghiêm trọng. Trong mùa khô, tháng
5 đến tháng 6 hàng năm lƣợng mƣa đạt trên 100 mm và thƣờng có mƣa lũ tiểu mãn.



12
Lƣơ ̣ng mƣa nhỏ nhất xảy ra vào hai thời kỳ từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 7 đến
tháng 8 hàng năm.

Hình 1. 2: Bản đồ đẳng trị mưa của tỉnh Bình Định


13
1.3.2. Đặc điểm thủy văn
1.3.2.1. Mạng lưới sông ngòi
Các sông trong tỉnh đều bắt nguồn từ vùng núi cao của sƣờn phía đông dãy
Trƣờng Sơn. Ở thƣợng lƣu có nhiều dãy núi bám sát bờ sông nên độ dốc rất lớn, lũ lên
xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn, Ở đoạn đồng bằng lòng sông rộng và nông có
nhiều luồng lạch, mùa kiệt nguồn nƣớc rất nghèo nàn; nhƣng khi lũ lớn nƣớc tràn ngập
mênh mông vùng hạ lƣu gây ngập úng dài ngày vì các cửa sông nhỏ và các công trình
che chắn nên thoát lũ kém. Mạng lƣới sông ngòi của tỉnh Bình Định bao gồm có 4 con
sông chính là sông Lại Giang, sông Kôn, Sông La Tinh, Sông Hà Thanh. Vùng dự án tập
trung con sông lớn là sông Kôn:
Sông Kôn: là sông lớn nhất trong các sông trong tỉnh, có tổng diện tích lƣu vực là
Flv = 3067km2, dài L = 178km. Sông bắt nguồn từ vùng rừng núi của dãy Trƣờng Sơn.
Sông chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam đến Thanh Quang - Vĩnh Phúc sông chảy
theo hƣớng Bắc Nam về đến Bình Tƣờng sông chảy theo hƣớng Tây Đông và về đến
Bình Thạnh sông chia thành hai nhánh chính: Nhánh Đập Đá chảy ra cửa An Lợi rồi đổ
vào đầm Thị Nại; nhánh Tân An có nhánh sông Gò Chàm cách ngã ba về phía hạ lƣu
khoảng 2km, sau khi chảy trên vùng đồng bằng rồi nhập với sông Tân An cùng đổ vào
đầm Thị Nại tại cửa Tân Giảng. Tất cả các nhánh sông Đập Đá và Tân An sau khi đổ vào
đầm Thị Nại đƣợc thông qua biển qua cửa Quy Nhơn.
Trên sông Kôn về mùa mƣa hầu hết nƣớc sông không bị mặn, độ mặn chỉ vào
khoảng 0,03 đến 0,330/00; Từ thƣợng lƣu về hạ lƣu sông chảy giữa các vách núi cao có độ

dốc lƣu vực lớn nên lũ tập trung nhanh. Đoạn sông Kôn ở vùng đồng bằng có lòng sông
rộng và nông, nhiều chi lƣu nhỏ, ngắn, mùa kiệt nguồn nƣớc rất nghèo nàn, khả năng
điều tiết lƣu vực kém. Ngƣợc lại gặp lũ lớn, nƣớc ngập mênh mông vùng hạ lƣu. Rừng
đầu nguồn sông Kôn còn tƣơng đối tốt, ít bị chặt phá, nguồn nƣớc sông khá dồi dào
nhƣng phân bố không thuận lợi. Thƣợng nguồn sông Kôn có khả năng xây dựng một số
hồ chứa nƣớc lớn, tạo nguồn và làm nhiệm vụ điều tiết khai thác tổng hợp phục vụ phát
triển kinh tế khu vực.


×